MỤC LỤC
Trước năm 1994, công nghệ sản xuất Vang của Công ty là công nghệ truyền thống nên khá lạc hậu, khả năng cơ giới hoá chỉ chiếm 20% trong khi lao động thủ công chiếm tới 80% khiến cho năng suất lao động thấp và chất lượng sản phẩm không đồng đều. Nhằm đảm bảo đủ vốn đầu tư cho các dây chuyền sản xuất mới để thực hiện các hoạt động đa dạng hóa sản phẩm, xu hướng của Công ty Cổ phần Thăng Long sẽ tập trung chủ yếu bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu, nói cách khác là tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, giúp công ty chủ động hơn về nguồn vốn, từ đó tạo điều kiện để công ty có thể thực hiện được những quyết sách và những chiến lược về đa dạng hóa của công ty.
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng Vang rất lớn cả trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường nội địa dưới sự tác động lớn của sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng cải thiện, dân số tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay. Công ty Cổ phần Thăng Long không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại chính thức với chất lượng cao đáp ứng tầng lớp thu nhập cao mà còn với những sản phẩm sản xuất trong nước với chất lượng vừa phải nhưng giá hợp lý với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Trước thực tế này, Công ty tiếp tục nghiên cứu hướng đa dạng hoá sản phẩm mới và đến năm 2001 đã đưa ra thị trường các sản phẩm Vang chát đầu tiên của Công ty và bước đầu có những phản hồi tốt. Năm 2003, Công ty đã sản xuất Vang Nho chát, Vang Vải mỗi loại 10.000 lít nhưng khả năng tiêu thụ còn hạn chế do có đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Vang Đà Lạt Vang Pháp quốc và các sản phẩm Vang chát nhập ngoại khác.
Những năm thập niên 90, con số nộp ngân sách dừng lại ở các mức khiêm tốn trên dưới 200 triệu đồng, tuy nhiên cho đến những năm gần đây nộp ngân sách nhà nước của Công ty đã tăng đáng kể, khoảng trên 10 tỷ đồng, gấp 50 lần so với những năm thập niên 90. Do đó, mặc dùng đã có gắng tạo ra nhiều sản phẩm Vang khác nhau, nhưng nhìn chung sự đa dạng của chính sản phẩm Vang vẫn còn thấp, nói cách khác sản phẩm Vang Thăng Long vẫn còn đơn điệu. Cụ thể hơn nữa, trong 4 năm nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2004, sản lượng tiêu thụ trong quý I là cao nhất, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng 38% tổng sản lượng tiêu thụ trong cả năm.
Như vậy, sản phẩm Vang và rượu chủ yếu chỉ tiêu thụ được trong quý I và quý IV là mùa rét và đặc biệt là dịp tết, hội hè do truyền thống biếu tặng, thờ cúng, hội họp của nhân dân ta trong mỗi dịp tết, hội. Sự mất cân đối giữa hai mùa vụ này nếu không có hướng giải quyết sẽ dẫn đến quá trình sản xuất - kinh doanh bị ngừng trệ trong thời điểm không phải là mùa vụ, năng lực sản xuất bị dư thừa, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty không cao. Thứ nhất, Chính sách đa dạng hoá của công ty chưa được tính toán toàn diện, chỉ tập trung vào đa dạng hoá dòng sản phẩm Vang, không chú ý đến việc đa dạng hoá các sản phẩm có tính bổ sung để khắc phục tính mùa vụ hiện nay của Công ty.
Do vậy, Công ty chậm nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu trên thị trường, thiếu thông tin cần thiết để có thể tiến hành đa dạng hoá đúng hướng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Mức chi tiêu bình quân cho nước ép trái cây cho mỗi người có tiêu dùng loại sản phẩm này chiếm khoảng 21% trong tổng chi tiêu đồ uống, trong khi đó tổng chi tiêu cho đồ uống chiếm 23% trong tổng chi tiêu nói chung và mức chi tiêu cho loại nước ép trái cây cũng như cho đồ uống tăng lên trong những năm qua. Nguyên nhân cơ bản khiến cho cầu đối với sản phẩm nước ép trái cây tăng trong những năm qua là do: (1) Kinh tế của Việt Nam phát triển nhanh trong những năm qua, thu nhập dân cư tăng cao, mức sống được cải thiện đáng kể, do đó chi tiêu cho đồ uống cũng tăng nhanh; (2) Sản phẩm nước ép trái cây ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã và tiện lợi cho việc tiêu dung, đặc biệt là những sản phẩm nhập ngoại, mà xu hướng tiêu dung hiện nay là đang đi vào những sản phẩm có tính tiện lợi. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm nước ép trái cây Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng: giá cả, sự tiện lợi trong sử dụng và hương vị tự nhiên là những yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm; tiếp theo là những yếu tố như mức độ phân phối rộng rãi và sự hợp khẩu vị; cuối cùng là những yếu tố như tính độc đáo, mới lạ, đa dạng và bao gói của sản phẩm.
Ngược lại, đối với nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng, vị trí quan trọng của các nhóm trên không thay đổi nhưng vị trí của từng yếu tố trong từng nhóm có sự thay đổi khác so với nhóm có thu nhập trên 5 triệu đồng, đặc biệt là vị trí của 3 yếu tố trong nhóm quan trọng đầu tiên, cụ thể giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của họ, sau đó mới đến các yếu tố là hương vị tự nhiên và tính tiện lợi trong sử dụng. Trong đó, hầu hết là các sản phẩm là nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm 65% thị phần, điển hình là các sản phẩm như: Casino (Pháp), Wesergold (Đức), Donsimon (Tây Ban Nha), Just Juice (Australia), Krings (Đức), Queens (Bungaria), Berri (Australia)… Đặc điểm chung của những loại sản phẩm này là chất lượng và giá thành sản phẩm cao, trung bình từ 25 - 50 nghìn đồng/lít. Tổng công ty rau quả, nông sản, Nhà máy đồ hộp rau quả Mỹ Luông Chợ Mới tỉnh An Giang của Antesco, Nhà máy đông lạnh rau quả Duy Hải tại Đồng Nai của Vegetexco - HCM, Xưởng chế biến trái cây ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Mr Drink - khu công nghiệp Phú Diễn, Từ Liêm, Hà nội.
Nghiên cứu chính sách nhà nước liên quan đến nước ép trái cây Hiện nay, Nhà nước đang có các chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển rau, quả như: miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT và các chế độ hỗ trợ tín dụng theo lãi suất ưu.
Nguồn vốn bên trong có thể lấy từ lợi nhuận trích lại cho đầu tư hoặc phát hành thêm cổ phiếu (Đối với công ty cổ phần). Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn hiện có của Công ty Cổ phần Thăng Long cho thấy Công ty không đủ vốn để đầu tư cho dây chuyền mới. Tuy nhiên, trong trường hợp này lượng vốn đầu tư bổ sung không lớn nên Công ty chỉ nên phát hành thêm cổ phiếu là đủ.
Đánh giá hiệu quả chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nước ép trái cây Vấn đề cơ bản không thể thiếu đối với bất kỳ chiến lược, phương án hay giải pháp nào cũng phải đánh giá tính hiệu quả. Để quyết định xem liệu có nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá nước ép trái cây tại Công ty Cổ phần Thăng Long hay không cần phải đánh giá tính hiệu quả của chiến lược này cả vê mặt định lượng lẫn định tính. (1) Không vượt quá công suất tối đa cho phép; (2) Không vượt quá nhu cầu thị trường và (3) Không thấp hơn điểm hoà vốn.
Công suất sản xuất thiết kế của dây chuyền hiện tại là 15 triệu lít / năm, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác được 1/3 công suất, tức là công suất thực tế hiện nay chỉ ở mức là 5 triệu lít / năm; công suất dư thừa hiện tại là 10 triệu lít/ năm, là công suất tối đa cho sản xuất nước ép trái cây.
- Tạo thêm công việc cho người lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long. - Tạo thêm công việc cho người lao động tại các vùng nguyên liệu mà công ty mua.