1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum

72 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Từ Thị Trường Pháp Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Dược Phẩm SUM
Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Đạt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 878,04 KB

Cấu trúc

  • 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu..........................................................1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu......................................................................2 1.3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................4 1.4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................5 1.5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................5 1.6. Phương pháp nghiên cứu (8)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................5 1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu..........................................................................5 1.7. Kết cấu khóa luận ........................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ....7 2.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................7 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động nhập khẩu..............................7 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh (13)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp (26)
  • iv 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt (0)
    • 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ thị trường Pháp (64)
    • 4.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. .....................................................................54 KẾT LUẬN (65)

Nội dung

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 1.3 Mục đích nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng nghiên cứu 5 1.5 Phạm vi nghiên cứu 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế từ lâu đã là vấn đề chung của toàn cầu không ngoại trừ quốc gia nào Quá trình này giúp các quốc gia có cơ hội tranh thủ tận dụng nguồn lực bên ngoài kết hợp với nội lực mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.Tính đến năm 2022, khối lượng và giá trị thương mại thế giới ước tính tăng trung bình lần lượt là 4% và 6% kể từ năm 1995, khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập Trong đó, nhập khẩu là một phần của cán cân thương mại quốc tế tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả phù hợp

Trong những năm gần đây, thị trường dược phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh. Thị trường dược phẩm Việt Nam đang được định giá khoảng 6,2 - 6,4 tỷ USD/năm, còn theo thống kê của Bộ Y tế, giá trị thị trường được dự báo đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2023, tăng 10,6% so với năm 2018 Về sức mua, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chi nhiều tiền hơn cho tiền thuốc, dược phẩm Đây là diễn biến tất yếu khi thu nhập người dân cải thiện qua các năm, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng Theo tính toán của hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, bình quân, năm 2021, một người dân chi 73 USD cho tiền thuốc (cao gấp 11 lần so với năm 2002) Nhận thấy triển vọng và động lực của thị trường dược phẩm Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến hành việc nhập khẩu các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng từ các quốc gia phát triển, có nền công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại như Mỹ, EU,…

Thị trường dược phẩm Pháp có vị trí dẫn đầu trong việc xuất khẩu thuốc sang Việt Nam bởi các sản phẩm dược phẩm sản xuất tại Pháp chủ yếu là thuốc biệt dược khó thay thế và thuốc có bản quyền phát minh Theo Tổng cục thống kê, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 3,5 tỷ USD dược phẩm, trong đó, nhập khẩu từ Pháp đạt 424 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%.

1 Hiện tại, sau 9 năm tham gia vào ngành nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM đã có những đóng góp nhất định trong kim ngạch nhập khẩu dược phẩm cho thị trường Việt Nam thời gian qua Nhập khẩu dược phẩm từ Pháp luôn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của công ty Cụ thể, nhập khẩu từ thị trường Pháp chiếm tỉ trọng 36%, đạt 11,122 tỷ đồng, tuy nhiên, sang đến năm 2022, nhập khẩu từ thị trường Pháp giảm đáng kể, chỉ đạt 8,135 tỷ Điều này cho thấy bên cạnh những những thành công đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc nhập khẩu hàng hóa, khiến doanh nghiệp vẫn chưa thật sự tận dụng được nguồn cung chất lượng từ Pháp Nếu Công ty không cải thiện hiệu quả nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này sẽ là một sự phí phạm lớn đối với nguồn lực, vốn và thời gian, chưa kể điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động

Do đó, việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu từ thị trường Pháp là vấn đề cấp thiết đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM Chính vì vậy, em xin đề xuất nghiên cứu đều tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM”

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên cứu và đề tài luận văn đã đề cập đến vấn đề này, ví dụ: Luận văn tốt nghiệp của Từ Công Minh (2001) tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu thiết bị của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần

Techno Việt Nam Corporation” Luận văn tốt nghiệp, 2020, Nguyễn Hoàng Kim Chi, Đại học Thương mại Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong lĩnh vực máy móc, thiết bị cầm tay,… cho các doanh nghiệp tư nhân và các khu công nghiệp Từ đó, chỉ ra các hạn chế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty

- “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần ổng thủy khí Việt

Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu”

Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Đại học Kinh tế Quốc dân Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu, EVFTA Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

- “Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty TNHH thực phẩm thịt đỏ” Luận văn Thạc Sỹ, 2014, Đỗ Thuý Dung, Đại học Kinh tế Quốc dân Thông qua việc đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty TNHH thực phẩm thịt đỏ, tác giả phân tích những nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đó đề suất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty

Luận văn thạc sĩ "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minexport" của Trịnh Quốc Oai năm 2020 nghiên cứu hoạt động nhập khẩu trong lĩnh vực khoáng sản, tập trung vào sản phẩm thép Luận văn đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, thực trạng hoạt động kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.

- “Tác động của Hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào

Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 2021, Nguyễn Tiến Hoàng, Trần

Thuế quan của EVFTA ảnh hưởng đến nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ thị trường EU Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Thụy Vân thuộc Đại học Ngoại thương, thuế quan giảm theo lộ trình của EVFTA sẽ làm giảm giá thuốc nhập khẩu, tăng nguồn cung và cải thiện khả năng tiếp cận các sản phẩm thuốc thiết yếu Đồng thời, thuế nhập khẩu giảm sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh trong thị trường dược phẩm trong nước, khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp EU, từ đó giúp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung dược phẩm cho người dân Việt Nam.

3 trường EU, bao gồm bốn nhóm tác động: tác động tạo lập thương mại, tác động chuyển hướng thương mại, tác động doanh thu thuế và tác động về phúc lợi thông qua việc sử dụng song song phân tích định tính và mô hình SMART Từ những kết quả đạt được, nhóm tác giả đưa ra những khuyến nghị đối với nhập khẩu dược phẩm cho chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan

Nhìn chung, các nghiên cứu trên về cơ bản đã đề cập được đến các vấn đề liên quan đến nhập khẩu, phân tích và nêu ra thực trạng của các hoạt động nhập khẩu trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng, đặc biệt là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đó

So với các đề tài nghiên cứu trước đó, hiện vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong lĩnh vực dược phẩm, liên quan đến các vấn đề nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến dược phẩm, thiết bị y tế đối với một doanh nghiệp cụ thể tại một thị trường nhất định Do đó, đề tài của em tập trung nghiên cứu, phân tích các hoạt động trong quá trình nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM từ thị trường Pháp, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, tìm hiểu và chỉ rõ các hạn chế còn tồn tại trong quá trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần, qua đó tìm các giải pháp giải quyết các hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu một cách tối đa

1.3 Mục đích nghiên cứu Để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, mục đích nghiên cứu của khóa luận là: - Khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động nhập khẩu cùng với những lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp - Tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu và phân tích các chỉ số, số liệu liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM từ thị trường Pháp, từ đó chỉ ra các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ thị trường Pháp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

2.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong doanh nghiệp chính là các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Bộ máy quản lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp với một bộ máy quản lý gọn nhẹ, phương thức quản lý nhanh gọn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quản lý, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có phương thức quản lý hợp lý và đồng bộ trong các khâu của quá trình vận hành trong doanh nghiệp như nhập khẩu hàng hóa và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, các đại lý bán buôn, bán lẻ,… giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí quản lý và vận hàng, tiết kiệm thời gian, do đó, giảm thiểu thời gian tiêu thụ hàng hóa, giảm thời gian thu hồi vốn, tăng vòng quay vốn nhập khẩu nên giúp tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp - Nguồn nhân lực Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, đồng thời nghiên cứu sử dụng vật liệu mới thay thế các vật liệu truyền thống đang ngày càng đắt đỏ do khan hiếm Lao động của con người còn có thể sáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu sử dụng nguồn lực…, lực lượng lao động tác động trực tiếp năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp, quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực giỏi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian giao dịch và tiêu thụ hàng hóa, giảm thiểu rủ ro không đáng cho trong quá trình nhập khẩu Ngược lại, một đội ngũ nhân sự thiếu kinh nghiệm, non nớt và không kịp phản ứng với những tình huống bất ngờ sảy ra sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian trong quá trình nhập khẩu, xuất hiện thêm nhiều khoản chi phí không đáng có

- Khả năng huy động vốn

Trong xuyên suốt quá trình mua, bán hàng hóa, yếu tố cốt lõi của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế là vấn đề về giá cả, chi phí và khả năng đảm bảo thanh toán Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là một nguồn tài chính, tài sản, được coi là

18 tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, huy động vốn giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thanh toán nhanh hơn, tăng uy tín trong quan hệ mua bán đối với đối tác nước ngoài và có thể được hưởng các ưu đãi như chiết khấu thương mại, giảm giá khi mua hàng số lượng lớn, xây dựng mối quan hệ mật thiết với người bán,…

- Hệ thống thông tin của doanh nghiệp

Trong thời đại thông tin và kỹ thuật ngày nay, việc nắm bắt những thay đổi trong thông tin chiếm vị trí và vai trò rất quan trọng Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và là nền kinh tế thông tin hóa Một doanh nghiệp có khả năng cập nhật, xử lý thông tin tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, tìm hiểu được những nhu cầu thị trường trong nước để đáp ứng và nắm bắt thị trường một cách tối ưu nhất; tìm hiểu được những cơ hội, biến động trên thị trường quốc tế để có kế hoạt ứng phó kịp thời; đổi mới và tìm kiếm các nhà cung cấp mới để phù hợp với xu hướng của thị trường, với những điều kiện hợp đồng thuận lợi hơn,…

Ngoài ra, thông tin về kinh nghiệm thành công và thất bại của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước rất cần thiết đối với doanh nghiệp Đồng thời, doanh nghiệp cần nắm bắt những thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước và các quốc gia liên quan, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của chính doanh nghiệp.

Cơ cở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có thể là nhà xưởng, kho bãi,… Việc các cơ sở vận chất này đáp ứng và đảm bảo được những yêu cầu kinh doanh trong quá trình nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa, doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình vận hàng và phân phối hàng hóa,…

Ngoài ra, mức độ hiện đại của các trang thiết bị văn phòng của Công ty cũng ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất lao động của cán bộ nhân viên Mức độ công nghệ của hệ thống thu thập, xử lý thông tin ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt thông tin nhanh, nhạy và chính xác của đội ngũ nhân sự

- Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày

19 càng hiện đại hơn Doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới…, làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Môi trường chính trị pháp luật

Môi trường pháp lý được hiểu là “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng Môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một các lành mạnh Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật, nhất là khi hoạt động trên thị trường quốc tế Họ cần nắm vững pháp luật của quốc gia sở tại và tiến hành hoạt động kinh doanh dựa trên sự tôn trọng pháp luật nước đó.

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến văn bản dưới luật Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Trong đó, có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chính sách thuế và các rào cản phi thuế quan đến các mặt hàng nhập khẩu

Thuế quan bao gồm thuế quan nhập khẩu và thuế quan xuất khẩu, là loại thuế phải trả cho hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nhận được Thuế bên cạnh vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nàh nước, nó còn giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm.

20 Khi tự do hoá thương mại ngày càng được ủng hộ thì thuế quan đang bị giảm vai trò của nó, một công cụ khác được các nước áp dụng phổ biến và hợp pháp để bảo hộ cho nền sản xuất nước mình, đó là các hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm,…không tác động một cách trực tiếp đến giá hàng hoá như thuế quan nhưng nó làm gia tăng chi phí để được thông quan hàng hoá Do nó làm tăng chi phí nên giá bán hàng hoá nhập khẩu trong nước cũng tăng lên và đến đây, nó lại giống như trường hợp hàng rào thuế quan ở trên – làm giảm hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, những biến động chính trị, những thay đổi trong chính sách,… rấtcó thể gây nên những rủi ro cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, vì vậy nó cũngảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ thị trường Pháp

Nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty, vì vậy công ty phải luôn chú trọng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý sẽ quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Muốn vậy Công ty phải thực hiện các hoạt động sau:

- Thực trạng người lao động được sắp xếp làm việc tại những bộ phận chuyên môn không phù hợp với khả năng của họ đang là tình trạng phổ biến của nhiều doanh nghiệp, đối với Công ty cũng không phải ngoại lệ chính vì vậy công ty cần tiến hành bố trí, sắp xếp công tác cho người lao động một cách hợp lý, đúng trình độ, đúng chuyên môn, năng lực sở trường Không sử dụng người lao động không đúng với chuyên môn của họ.

- Hiện nay công ty đang rất chú trọng về vấn đề đầu vào, ưu tiên tuyển chọn những người có kinh nghiệm, bằng cấp để phù hợp với vị trí cần tuyển dụng Tuy nhiên, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lại không được công ty chú trọng Do vậy, công ty cần phải có chính sách bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ Thường xuyên có các cuộc kiểm tra trình độ để có thể bổ sung những kiến thức kịp thời cho người lao động giúp họ hoàn thành tốt công tác và nhiệm vụ của mình

Để xây dựng sự gắn kết mạnh mẽ giữa người lao động và công ty, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau: tạo ra các chính sách gắn kết lợi ích; đưa ra chỉ tiêu, mục tiêu rõ ràng cho mọi nhân viên cùng phấn đấu; triển khai các phong trào thi đua trong công việc; thực hiện chính sách khen thưởng hấp dẫn (tăng lương, thưởng theo doanh thu, tăng trợ cấp); quan tâm, chăm sóc đời sống của cán bộ công nhân viên; xây dựng môi trường làm việc thân thiện.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay dài hạn theo từng ngiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp làm tham gia để củng cố kiến thức, nâng cao hiệu quả Mặc dù đây là biện pháp cần thiết, góp phần quan trọng vào việc thành công của công ty nhưng lại chưa được công ty đầu tư thực hiện Do vậy, công ty muốn nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động thì phải chú trọng đến biện pháp này.

Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu 54 KẾT LUẬN

Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều toàn quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân theo pháp luật Vai trò của nhà nước là định hướng và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy được khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng phát sinh không ít các khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mô từ phía nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và đóng góp chung vào hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Xuất phát từ thực tế đó, dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước như sau:

❖ Tăng cường và mở rộng mối quan hệ với các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng

54 Nhà nước cần duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá Trên cơ sở đó xác định đúng đắn thị trường trọng điểm, có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Nhà nước phải là người dẫn dắt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trực tiếp làm ăn với các doanh nghiệp trong khu vực đó

Việc củng cố quan hệ gắn bó và thường xuyên hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các bên tiến hành trao đổi thương mại thuận lợi, phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để cùng nhau phát triển

❖ Hoàn thiện cơ chế hoạt động nhập khẩu

- Đơn giản hoá, giảm bớt một số khâu không cần thiết gây phiền hà trong thủ tục nhập khẩu Nhà nước cần xây dựng một mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh Đồng thời nhà nước cần bổ sung vào cơ quan hải quan những cán bộ có trình độ chuyên môn về kỹ thuật và máy móc hiện đại để rút ngắn thời gian kiểm hàng hoá, thiết bị nhập khẩu Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề làm trong sạch đội ngũ cán bộ hải quan

- Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu như đơn giản mức thuế, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động

❖ Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu

- Nhà nước có thể nới lỏng quan hệ trao đổi ngoại tệ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Điều này giúp họ tận dụng được ngoại tệ nhàn rỗi của nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Bên cạnh đó, nhà nước cần giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định ở mức hợp lý, tránh những xáo động bất thường và không kiểm soát được của tỷ giá Việc bình ổn tỷ giá của nhà nước sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu

❖ Nhà nước cần hỗ trợ thông tin kinh tế cho doanh nghiệp

- Phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ tiếp cận thông tin thị trường là còn hạn chế, cho nên Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các diễn đàn chia sẻ thông tin thị trường cho những doanh nghiệp khác cần Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có hệ thống thông tin thị trường chính thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thị trường, dự đoán tình hình biến động nhu cầu thị trường.

Có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là phần tất yếu không thể thiếu đối với hoạt động ngoại thương Nhập khẩu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Việc ký kết hiệp định Thương mại tự do đã mở lối đi cho ngành nhâp khẩu Việt Nam Được biết lượng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm trong những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là thị trường EU Mà trong số đó, Pháp là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dược phẩm vào Việt Nam chiếm tỉ trong lớn nhất từ năm 2014 đến nay

Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm, thực phẩm chức năng từ thị trường Pháp, phân phối và bán đến các nhà thuốc trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty ta có thể thấy trong giai đoạn 2020 – 2022 tuy doanh thu và lợi nhuận của công ty từ thị trường Pháp qua các năm tăng nhẹ nhưng tỷ trọng tăng không đồng đều Hiệu quả kinh doanh chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và lợi nhuận trên doanh thu còn thấp, nhưng bên cạnh đó có thể thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Bằng việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh hiện tại, trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như phương hướng mục tiêu trong tương lai của công ty, hy vọng rằng các giải pháp đưa ra trên đây có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung.

1 Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM trong giai đoạn 2020 - 2022

2 “Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty TNHH thực phẩm thịt đỏ” (2014) của tác giả Đỗ Thuý Dung, Đại học Kinh tế Quốc dân 3 “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần ống thủy khí Việt Nam khi tham gia hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đại học Kinh tế Quốc dân 4 “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật” Luận văn tốt nghiệp, Từ Công Minh, 2001, Đại học Thương Mại

5 “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Techno Việt Nam Corporation” (2020) của tác giả Nguyễn Hoàng Kim Chi, Đại học Thương mại

6 “Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty TNHH thực phẩm thịt đỏ” (2014) của tác giả Đỗ Thuý Dung, Đại học Kinh tế Quốc dân 7 “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minexport” (2020) của tác giả Trịnh Quốc Oai, Đại học Kinh tế Quốc dân

8 “Tác động của Hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam” (2021) của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thị Vân, Đại học Ngoại thương

9 “Báo cáo ngành dược phẩm” (2022) của tác giả Hoàng Thu Thủy 10 “Báo cáo ngành nhựa” (2020) của các tác giả Nguyễn Vũ Cương – FPT Securities

Ngày đăng: 23/11/2023, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. 1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Dược Phẩm SUM - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Dược Phẩm SUM (Trang 33)
Bảng 3. 2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 36)
Bảng 3. 3. Cơ cấu Thị trường nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 3. Cơ cấu Thị trường nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 38)
Bảng 3. 4. Giá trị nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 4. Giá trị nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 41)
Bảng 3. 5. Cơ cấu các mặt hàng dược phẩm và thực phẩm chức năng nhập khẩu  từ Pháp của công ty giai đoạn 2020 - 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 5. Cơ cấu các mặt hàng dược phẩm và thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Pháp của công ty giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 42)
Bảng 3. 7. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu từ thị trường Pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 – 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 7. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu từ thị trường Pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 50)
Bảng 3. 8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua số vòng quay vốn lưu động  và kỳ lưu chuyển bình quân vốn lưu động trong hoạt động KDNK giai đoạn 2020 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 8. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua số vòng quay vốn lưu động và kỳ lưu chuyển bình quân vốn lưu động trong hoạt động KDNK giai đoạn 2020 (Trang 51)
Bảng 3. 9. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 – 2022 - Nâng cao hiệu quả nhập khẩu dược phẩm từ thị trường pháp của công ty cpđt dược phẩm sum
Bảng 3. 9. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Dược phẩm SUM giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w