Cơ sở lý luận về Marketing quốc tế
Môi trường Marketing quốc tế
Trước tiên, khi nghiên cứu về một quốc gia để hoạch định chiến lược thâm nhập, các công ty quốc tế cần tìm hiểu thông tin đại cương về quốc gia đó Đó là các thông tin về diện tích, dân số (tổng số, cấu thành dân cư, mật độ dân số), ngôn ngữ, điều kiện địa lý và khí hậu, các vùng và các trung taâm công nghiệp thương mại quan trọng Bởi vì đó là những yếu tố ảnh hưởng đến chương trình marketing của công ty khi thâm nhập thị trường ở nước ngoài.
Môi trường Marketing quốc tế gồm môi trường kinh tế - tài chính, môi trươứng văn húa xó hội, mụi trường chớnh trị phỏp luật, mụi trường cạnh tranh và môi trường công nghệ.
1.2.1 Môi trường kinh tế - tài chính:
Khi nghiên cứu môi trường kinh tế tài chính, các công ty quốc tế quan tâm đến những yếu tố sau:
Mối quan tâm đầu tiên của các công ty quốc tế khi xem xét một quốc gia nước ngoài đó là quy mô thị trường Vì thế quy mô thị trường bắt đầu bằng cách xem xột dõn số Khoảng ẳ quốc gia trờn thế giới cú dõn số 10 triệu, một thị trường tiềm năng hấp dẫn đối với tất cả các công ty quốc tế.
Bên cạnh những con số trên, có hai khía cạnh khác về dân số đáng chú ý như sự phân bố về lứa tuổi và phân bố về địa lý hoặc mật độ dân số Khách hàng luôn có những nhu cầu và sức mua khác nhau đối với cuộc sống của họ Vì vậy, các nhà marketing quốc tế cần phải phân tích sự phân bố về lứa tuổi của dân số khi nghiên cứu thị trường tiềm naêng Chẳng hạn, quốc gia đang phát triển có 40% hoặc là hơn ẵ số dõn trong độ tuổi từ 0 – 14 tuổi, mà nhúm này thường phụ thuộc vào gia đình và không có những quyết định về chi tiêu Ở Tây Âu thì ngược lại, chỉ khoảng 25% số dân từ 0 - 14 tuổi Còn lại là 65% có nhóm tuổi từ
15 trở lên Các yếu tố này cho thấy rằng hai quốc gia có số dân tương tự nhau không những có sự khác biệt về tiềm năng thị trường mà còn có sự khác nhau về nhu caàu hàng hóa và dịch vụ.
Cần lưu ý rằng đối với một công ty, thị trường tập trung thì dễ thông tin và tiến hành các hoạt động quảng cáo.
Các nhà marketing quốc tế về hàng tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người vì đó là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng.
Một khía cạnh thứ hai của thu nhập chỉ ra quy mô của thị trường là chỉ tiêu GDP Chỉ tiêu này là một sự chỉ dẫn tiềm năng đối với hàng hóa công nghiệp.
- Tình hình sản xuất và sản lượng của quốc gia đó về từng mặt hàng cụ thể:
Khi nghiên cứu để thâm nhập vào một quốc gia nào, các công ty quốc tế cần phải nghiên cứu tình hình sản xuất của quốc gia đó về từng mặt hàng cụ thể có liên quan đến sản phẩm kinh doanh của công ty Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm, xu hướng xuất nhập khẩu của quốc gia.
- Tỷ giá hối đối và sự biến động của nĩ, tình hình lạm phát
Bao gồm các phương tiện thông tin, năng lượng và giao thông vận tải ở một quốc gia Nghiên cứu marketing và hoạt động xúc tiến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng thông tin của một quốc gia Phương tiện truyền thông đại chúng là hệ thống các dịch vụ, điện thoại, truyền thanh và truyền hình, internet… sự sẵn có của các phương tiện này thay đổi từ quốc gia này tới quốc gia khác Mỗi quốc gia có một hệ thống dịch vụ, nhưng mật độ bao phủ, tính thường xuyên và độ tin cậy trong phân phát thư tín cũng khác nhau Nhiều nơi trên thế giới, ở các vùng nông thôn, dịch vụ thư tín đến không thường xuyên hoặc khoâng phải tất cả các quốc gia đều cho phép quảng cáo thương mại Sự bao phủ của phương tiện truyền hình có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia, ngoài ra chúng còn bị giới hạn bởi các chỉ định quảng cáo thương mại.
Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải, khả năng bốc dỡ hàng hóa tại các sân bay, bến cảng, hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh, hệ thống kho bãi, hệ thống bán buôn, bán lẻ… Tất cả đều là những yếu tố rất quan trọng trong việc ra quyết định có nên lựa chọn thị trường quốc gia đó hay không của một công ty quốc tế.
- Mức độ đô thị hóa:
Mức độ đo thị hóa cũng là một nội dung cần được quan tâm Các nhà marketing quốc tế thực hiện nhiệm vụ ở những nơi có mức đô thị hóa cao sẽ dễ dàng hơn so với những nơi có mức đô thị hóa thấp.
- Mức độ hội nhập của quốc gia:
Thường các quốc gia trên thế giới có các hình thức hội nhập sau đây: khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, hội nhập về chớnh trị Mỗi hỡnh thức hội nhập cú đăùc điểm của nú.
Bảng 1.1 - Tóm tắt các hình thức hội nhập và đặc điểm của các hình thức hội nhập
Các đặc điểm Khu vực mậu dịch tự do
- Bỏ hàng rào thuế quan chung giữa các quốc gia thành viên
- Có chính sách thuế quan chung
- Tự do di chuyển vốn, sức lao động
- Hài hòa chính sách kinh tế, thống nhất tiền tệ
Những nhà marketing quốc tế cần xem xét hình thức hội nhập của quốc gia chủ nhà để có chiến lược marketing quốc tế phù hợp Bởi vì đạc điểm của mỗi hình thức hội nhập sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động cụ thể của hoạt động marketing ở thị trường nước ngoài.
Cỏc yếu tố thuộc mụi trươứng văn húa là ngụn ngữ, phong tục tập quỏn, tụn giáo, giá trị, thái độ,giáo dục, quan niệm về gia đình và xã hội.
Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng Vì vậy các chiến lược sản phẩm, quảng cáo, phân phối… phải xem xét yếu tố van hóa của quốc gia mà công ty thâm nhập Con cá ở trên cạn không thể thích nghi được như ở môi trường trong nước Cá trở nên không thoải mái với môi trường khi nó ra khỏi nước Cũng giống như vậy, chúng ta thấy môi trường văn hóa đang tiếp xúc là bình thường mãi đến khi chúng ta rời nó và tham gia vào một nền văn hóa khác mới thấy có sự khác biệt.
Hoạt động nghiên cứu thị trường thế giới và các chiến lược thâm nhập thị trường
1.3.1 Nghiên cứu thị trường thế giới: a) Thị trường thế giới:
Theo quan điểm marketing, thị trường thế giới là tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vuù Khỏi niệm này cho phộp cỏc cụng ty quốc tế có thể dự đoán được dung lượng thị trường một cách tương đối chính xác.
Thị trường một quốc gia ở nước ngoài bao gồm thị trường người tiêu thụ nước ngoài, thị trường cụng nghieọp và thị trường chớnh phủ.
- Thị trường tiêu thụ nước ngoài: Theo Vern Terpstra (1988) cần xem xét các yếu tố sau: Khách hàng mua gì? Tại sao họ mua? Ai quyết định việc mua hàng? Mua như thế nào? Khi nào khách hàng mua? Người ta mua ở đâu? Nhu cầu người tiêu thụ ở các quốc gia khác nhau do chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thu nhập, động lực mua hàng, môi trường văn hóa xã hội…
- Thị trường công nghiệp nước ngoài: Cần xem xét các yếu tố sau: Mua cái gì? Tại sao mua? Ai thực hiện quyết định mua hàng? Thị trường công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố kinh tế hơn là xã hội văn hóa.
- Thị trường chính phủ: Thị trường này chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc về ưu tiên của chính phủ đối với chương trình phát triển kinh tế quốc gia. b) Nghiên cứu thị trường thế giới:
Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng, tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các công ty quốc tế.
Mọi quyết định marketing đến bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quá trình ra quyết định marketing Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp nhà quản trị công ty quốc tế đưa ra quyết định marketing phù hợp và mang lại hiệu quả cao Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thu thập thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí. Đối với các công ty quốc tế, trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông , hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị… họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết. c) Các bước cần nghiên cứu thị trường thế giới:
Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:
_ Một là, xác định thị trường nước nào có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của công ty quốc tế hoặc nước nào đáp ứng được việc nhập khẩu với những điều kiện thuận lợi nhất Để có thể nhận diện thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu, ta có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thu nhập các báo cáo thống kê xuất khẩu để xác định các thị trường xuất khẩu và các loại sản phẩm cho các thị trường đó Các thông tin này thường do các Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu hay hiệp hội cung cấp.
Bước 2: Xác định từ 5 -10 thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm của công ty Dựa trên các tiêu chí về quy mô và tốc độ phát triển của thị trường, xem xột sưù biến động của cỏc thị trường trong 5 năm vừa qua, các chu kỳ biến động của thị trường và dự báo chu kỳ biến động sắp tới, đánh giá ảnh hưởng của biến động đó đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Bước 3: Chọn ra 3 – 5 thị trường mục tiêu có tiềm năng và sản phẩm của công ty có khả năng xâm nhập cao nhất.
_ Hai là, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ Từ năm 2000 trở lại đaây, khi thế giới ngày càng nhỏ lại nhờ các phần mềm, các ứng dụng mới cùng mạng cáp quang toàn cầu, năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty quốc tế.
_ Ba là, áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường Tìm hiểu sản phẩm muốn thâm nhập thị trường cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói…
_ Bốn là, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường _ Năm là, tiến hành tìm ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức độ biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing phù hợp. d) Nguồn thông tin nghiên cứu thị trường thế giới:
Thành phần cơ bản của bất kỳ quá trình ra quyết định nào về thị trường nước ngoài là sự có sẵn của thông tin thị trường Trên thực tế các nguồn thông tin về thị trường nước ngoài rất phong phú và đa dạng Vấn đề đặt ra là phải tìm được thông tin đáng tin cậy và thích hợp nhất cho công ty quốc tế Thu thập thông tin, tổ chức tìm kiếm nguồn tin, phương pháp thu thập và xử lý tin, phổ biến kết quả cho các bộ phận liên quan… là công việc rất quan trọng của người là marketing.
Có hai nguồn thông tin cơ bản nghiên cứu thị trường thế giới: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
Nguồn thông tin thứ cấp:
Nguồn thoâng tin thứ cấp là nguồn dữ liệu có sẵn, đã được công bố Bao gồm thông tin bên trong và thông tin bên ngoài công ty quốc tế.
- Thông tin bên trong: Đó là thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty quốc tế, thông tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường, các thị trường mới, tình hình tồn kho…
- Thông tin bên ngoài: Bao gồm các nguồn thông tin như sau:
+ Thông tin từ mạng internet
+ Thông tin của các tổ chức quốc tế như WTO, ITC, WB, IMF, ADB… và của các tổ chức quốc tế theo ngành như OPEC…
+ Thông tin từ các Bộ như: Bộ thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ kế hoạch và đầu tư…
+ Thông tin từ cơ quan đại diện nước sở tại của công ty quốc tế ở nước ngoài: Đại sứ quán, Tổng lãnh sự…
Chiến lược marketing-mix
Marketing-mix là sự tập hợp các phương tiện (công cụ) marketing có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình.
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing-mix, nhưng theo J.McCarthi, có thể nóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và cổ động (promotion) Các doanh nghiệp thực hiện marketing-mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố đó để tác động làm thay đổi sức cấu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh doanh
- Sản phẩm: Là sự kết hợp “vật phẩm và dịch vụ” mà doanh nghiệp cống hiến cho thị trường mục tiêu gồm có: phẩm chất, đặc điểm, phong cách, nhãn hiệu, bao bì, quy cách (kích cỡ), dịch vụ, bảo hành…
- Giá cả: Là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm.Giá cả phải tương xứng với giá trị được cảm nhận ở vật phẩm cống hiến, bằng không người mua sẽ tìm mua của nhà sản xuất khác Giá cả bao gồm: giá quy định, giá chiết khấu, giá bù lỗ, giá theo thời hạn thanh toán, giá kèm theo điều kiện tín dụng…
- Phân phối: Bao gồm những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà doanh nghiệp muốn hướng đến, như xác định kênh phân phối ,lựa chọn các trung gian, mức độ bao phủ thị trường, bố trớ lực lượng bỏn theo cỏc khu vực thị trường, kieồm kờ, vận chuyển, dự trữ.
- Xúc tiến: Là những hoạt động thông đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu của sản phẩm ấy Cổ động bao gồm các hoạt động quảng cáo, bán trực tiếp,khuyến mại, quan hệ công chúng.
Việc thiết kế marketing-mix có liên quan đến hai quyết định thuộc về ngân sách Thứ nhất, doanh nghiệp phải quyết định tổng số chi tiêu dành cho các nỗ lực marketing (quyết định về chi phí marketing) Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định mức chi tổng ngân sách cho các phương tiện thuộc marketing-mix (quyết định về chi phí marketing-mix).
Thứ tự và cấu trúc của marketing-mix được triển khai tùy thuộc vào phương án chiến lược marketing đã được xác định
Marketing-mix có thể được triển khai thống nhất hoặc khác biệt theo từng đoạn thị trường mục tiêu đã chọn Ngoài ra, những quyết định về marketing-mix chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quyết định định vị thị trường của doanh nghiệp.
Cấu trúc của marketing-mix, sự hỗ trợ và liên kết của các thành phần trong marketing-mix phải thể hiện rõ ràng để tránh gây khó khăn trong quá trình thực hiện Chẳng hạn, một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ phải được sự hỗ trợ của việc phân phối rộng rãi, nếu không khách hàng khó có thể đáp ứng lại chương trình quảng cáo đó.
Cần nhấn mạnh raèng, marketing-mix của một doanh nghiệp tại một thời điểm t nào đó đối với một sản phẩm cụ thể là một sự phối hợp giữa các biến số sản phẩm, giá cả, phân phối và cổ động (P1,P2,P3 và P4) Đó chỉ là một sự lựa chọn trong vô số các khả năng phối hợp giữa các biến số nêu trên.
Có thể thiết kế các nội dung của từng biến số trong marketing-mix bằng các chính sách hoặc các chương trình Nhưng thông thường thì marketing-mix được triển khai bằng các chính sách.
Hình trên đây thể hiện quá trình doanh nghiệp triển khai sự phối hợp từ sản phẩm, giá cả đến cổ động và phân phối.
Các biến số trong marketing-mix không phải tất cả đều điều chỉnh được trong một thời gian ngắn Thường thì doanh nghiệp có thể thay đổi trong ngắn hạn các biến số như giá cả, quy mô lực lượng bán hàng và chi phí quảng cáo Còn khi
Kênh phân phối Khách hàng mục tiêu
MarketingTrực tiếp phát triển sản phẩm mới hay thay đổi kênh phân phối đòi hỏi phải có thời gian dài hơn Vì thế trong ngắn hạn, doanh nghiệp thường không thay đổi phương án marketing-mix đã lựa chọn, mà chỉ điều chỉnh một số biến số mà thôi.
Cần lưu ý rằng 4P thể hiện quan điểm của người bán về các yếu tố marketing có thể sử dụng để tác động đến người mua Còn theo quan điểm người mua thì mỗi yếu tố marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích cho khách hàng. Robert Lauterborn cho rằng 4P tương ứng 4C (Customer needs and wants, Cost to the customer, Convenience, Communication) của khách hàng.
Sản phẩm Nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Giá cả Chi phí đối với khách hàng
Phân phối Sự thuận tiện
Do đó, những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế, thuận tiện và có thông tin hữu hiệu.
Giới thiệu về công ty CBHXK Cầu Tre và tình hình hoạt động
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (Tiền thân là Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre) được xây dựng từ năm 1982, trên diện tích gần 80.000m 2 , trong đó hơn 30.000m 2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị hiện đại Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, chế biến từ các nguyên liệu thủy hải sản và noâng sản được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua các hệ thống siêu thị và đại lý phân phối Ngoài ra sản phẩm của Cầu Tre được xuất đi qua nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Canada,… Công ty đang áp dụng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, áp dụng ISO 9001:2000 được công nhận bởi tổ chức TUV cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Với kinh nghiệm gần 30 năm sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, Cầu Tre chúng tôi có thể sản xuất ra những sản phẩm thích hợp với thị hiếu của từng thị trường, cũng như những yêu cầu của khách hàng Trong những năm qua Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu, chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu được Công ty hết sức coi trọng
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong hơn hai thập kỷ qua, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn nhưng một đặc điểm khá nhất quán là dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Công ty cũng đều thể hiện được tính tự lực, khả năng sáng tạo và cố gắng vượt khó của mình với tinh thần đoàn kết cao của một tập thể luôn gắn bó với nhau và gắn bó với sự nghiệp chung của Công ty Nhờ vậy Cầu Tre đã vượt qua nhiều khó khăn trong trong quãng đường dài phát triển. a) Sơ lược về công ty Direximco, tiền thân của Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre: a.1 Nói đến Cầu Tre không thể không nhắc đến Direximco Công Ty
Direximco ra đơứi trong bối cảnh của những năm 1979 - 1980, sản xuất cụng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thành phố lâm vào tình trạng bán đình đốn do thiếu nguyên liệu, thiếu phụ tùng thay thế, công nhân thiếu việc làm và Nhà nước phải giải quyết những hậu quả tất yếu của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh kéo dài hàng chục năm lại đang phải đương đầu với một cuộc chiến mới ở cả hai phía: biên giới Bắc và Tây Nam.
Sau khi có Nghị quyết 06 cuûa Trung Ương và Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị, trước đòi hỏi bức xúc của tình hình chung, cuối tháng 04 năm 1980, Thành
Uỷ và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho thành lập Ban Xuất Nhập Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố Qua một năm làm thử nghiệm với một số thương vụ xuất nhập khẩu theo cung cách mới chứng tỏ có tác dụng tích cực và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt, Thành phố ra Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 30.05.1981 cho phép thành lập Công Ty Sài gòn Direximco, cùng lúc với 3 Công ty xuất nhập khẩu khác (Cholimex, Ramico, Ficonimex) trên địa bàn Thành phố. a.2 Trong tình hình ngân sách Thành phố còn rất eo hẹp, theo tinh thần chỉ đạo của Thành Uỷ và UBND Thành phố, Direximco hoạt động tự lực cánh sinh với phương châm ''hai được” (được phép huy động vốn trong dân và vốn nước ngoài; được phép đề xuất chính sách cụ thể, được xét duyệt ngay) và ''hai không''(không lấy vốn ngân sách Nhà nước; không vay quỹ ngoại tệ xuất nhập khẩu).Đây là chủ trương đầy tính sáng tạo và dũng cảm trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Với cách làm linh hoạt, đi từ nhỏ đến lớn, lấy ngắn nuôi dài, Direximco đã có những bước phát triển nhảy vọt về kim ngạch xuất nhập khẩu:
B ng 2.1 – Kim ng ch XNK c a Direximco trong giai o n 1980 – 1985ạch XNK của Direximco trong giai đoạn 1980 – 1985 ủa Direximco trong giai đoạn 1980 – 1985 đoạn 1980 – 1985 ạch XNK của Direximco trong giai đoạn 1980 – 1985
STT Năm Kim ngạch xuất khẩu
4 1983 6.786.000 5.086.000 Đồng thời, Direximco đã tạo được khoản lãi và chênh lệch giá 1,6 tỉ đồng. Vào thời điểm đầu thập kỷ 80, đây là một khoản tiền rất lớn. a.3 Trong thời kỳ hoạt động của Direximco, mặc dù kinh doanh là chủ yếu, nhưng Ban lãnh đạo Công Ty đã nhận thức được xu hướng các tỉnh sẽ dần dần tiến lên tự làm xuất nhập khẩu, nhất là xuất thô và sơ chế, giảm daàn phụ thuộc vào Thành phố, từ đó đặt ra yêu cầu Direximco phải tổ chức cho được một số cơ sở sản xuất của chính mình để chủ động có nguồn hàng xuất ổn định lâu đài, có hiệu quả kinh doanh cao trên cơ sở dựa vào tiềm năng và thế mạnh về mặt khoa học kỹ thuật, tay nghề của Thành phố thông qua làm hàng xuất khẩu tinh chế. Quyết định đầu tư xây dựng cơ sở chế biến hàng xuất khẩu là thể hiện ý đồ chiến lược này. b) Chuyển thể từ Direximco sang Doanh nghiệp Cầu Tre:
Sau khi có Nghị quyết 01/NQ-TW ngày 14 tháng 09 năm 1982 của Bộ Chính Trị, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị Ban Thường Vụ Thành Uỷ bàn về công tác xuất nhập khẩu (Thông báo số 12/TB-TU ngày 28 tháng 04 năm 1983), Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố đã ra Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 01 tháng 06 năm
1983 chuyển Công Ty xuất nhập khẩu Trực dụng Công nghiệp Saigon Direximco thành Doanh Nghiệp Quốc Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre (Doanh nghiệp Cầu Tre)
Theo Quyết định nói trên, Doanh Nghiệp là một đơn vị sản xuất chế biến để cung ứng xuất khẩu trực thuộc Sở Ngoại Thương Thành phố Mặt hàng của Doanh Nghiệp gồm một số loại hải sản khô, đông lạnh và một số hàng khác được quy định cụ thể trong kế hoạch hàng năm của Doanh Nghiệp
Sau nhiều đợt tổ chức lại ngành Ngoại thương Thành phố, Doanh Nghiệp lần lượt trực thuộc Tổng Công Ty Xuất nhập khẩu Thành phố (IMEXCO), Ban Kinh tế Đối Ngoại, Sở Kinh tế Đối Ngoại, Sở Thương Mại và Tổng Công Ty Thương Mại Sài gòn
Vào thời điểm chuyển thể, tình hình tài sản của Direximco rất khả quan, gồm nhiều tài sản cố định có giá trị cao, nhất là một quỹ hàng hoá lớn
Direximco đã chuyển giao toàn bộ tài sản cho Sở Ngoại Thương, trong đó riêng hàng hoá nhập (sợi nhựa, hoá chất, vv ) trị giá khoảng 10 triệu USD, 103 triệu đồng hàng hoá xuất khẩu, hơn 45 triệu đồng hàng công nghệ phẩm và 77 triệu đồng vốn bằng tiền.
Sở Ngoại Thương đã cắt giao lại cho Doanh Nghiệp số vốn 218 triệu đồng, để làm vốn kinh doanh ban đầu, trong đó:
- Vốn cố định : 143 triệu đồng
- Vốn lưu động : 75 triệu đồng
Thật ra, các phần vốn '' do Ngân sách cấp'' nói trên thực chất chỉ là một phần trích trong khoản tích luỹ Direximco tạo được từ kết quả kinh doanh của mình. Sau đợt đổi tiền năm 1985, vốn cố định được quy ra thành 14,3 triệu đồng và qua các đợt đánh giá lại theo chủ trương của Bộ Tài Chánh và hàng năm Doanh Nghiệp trích lãi để bảo toàn vốn, phần vốn nói trên là 11,8 tỉ đồng, chiếm khoảng 11,4 % tổng số vốn của Doanh Nghiệp (Quyeát toán năm 1997).
Riêng vốn lưu động (75 triệu đồng) vào cuối năm 1984, Doanh Nghiệp đã hoàn trả lại đầy đủ cho Ngân sách
Bằng nguồn vốn khiêm tốn được giao, với nỗ lực của bản thân, Doanh Nghiệp đã từng bước đi lên, xây dựng được cơ ngơi thuộc loại quy mô tương đối lớn của Thành phố như ngày hôm nay
Quá trình đi lên của Doanh Nghiệp thật ra không đơn giản Qua nhiều giai đoạn khác nhau, thuận lợi nhiều nhưng khó khăn không ít, thậm chí có lúc đòi hỏi Doanh Nghiệp phải có sự chọn lựa một cách thật sáng suốt và phải có quyết tâm cao vượt qua thử thách để khỏi đi vào bế tắc
* Các giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp:
Hơn 20 năm hoạt động của Doanh Nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1983- 1989: Sản xuất khẩu kết hợp kinh doanh hàng nhập khẩu.
Nét đặc trưng hoạt động giai đoạn này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập để đối lưu huy động hàng xuất, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng nhập để hổ trợ làm hàng xuất khẩu.
Giai đoạn này có 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ 1983 -1987: Doanh nghieọp Cầu Tre là chõn hàng cựa
Theo Quyết định 73/QĐ-UB của UB Nhân dân Thành phố, sau khi chuyển thể từ Direximco, Doanh Nghiệp Cầu Tre cũng như nhiều đơn vị làm hàng xuất khẩu khác của Thành phố đã trở thành ''chân hàng'' của IMEXCO, trong đó vai trò của IMEXCO là đầu mối Ở khâu nhập, Doanh Nghiệp thông qua IMEXCO dưới hình thức “hàng đối lưu” và trong phạm vi “quyền sử dụng ngoại tệ” của mình
Ngành nghề, kinh doanh
_ Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt
_ Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản
_ Sản xuất và mua bán trà các loại
_ Sản xuất và mua bán các loại bánh, kẹo, thực phẩm, nước giải khát (không sản xuất nước giải khát tại trụ sở)
_ Mua bán thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nông lâm sản nguyên liệu, động vật sống (trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước Quốc tế và Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ), lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, vật liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành chế biến thực phẩm - ngành xây dựng
_ Cho thuê kho bãi, văn phòng nhà ở
_ Kinh doanh nhà hàng ăn uống (không kinh doanh tại trụ sở)
_ Kinh doanh bất động sản
_ Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt
_ Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
_ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
_ Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính kế toán)
_ Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình, khảo sát xây dựng, giám sát thi công).
* Hàng hóa/dịch vụ chính :
_ Hải sản: nghêu, bạch tuộc, mực, cá, cua, ghẹ,
_ Thực phẩm Chế biến: Chả giò, Há cảo, Xíu mại, Chạo tôm, Bánh xếp,
_ Trà các loại ướp hương tự nhiên, Trà lài, Trà sen, Trà đen, Trà Ôlong, Trà phổ nhĩ, Trà khổ qua,…
Nhân lực
2.4.1 Tình hình lao động qua các năm 2006 – 2008:
B ng 2.4 – Tình hình lao đoạn 1980 – 1985ộng giai đoạn 2006 – 2008ng giai o n 2006 – 2008đoạn 1980 – 1985 ạch XNK của Direximco trong giai đoạn 1980 – 1985
Chỉ tiêu Đvt Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng số lao động bình quân
Người 2.526 2.658 2.500 Đại hội đồng cổ đông
Ph òn g X uấ t n hậ p k hẩ u Ph òn g K in h d oa nh n ội địa Ph òn g T ài ch ìn h – K ếto án Ph òn g T C – H C Ph òn g Q L C L & C N C B Ph òn g C un g ứ ng Ph òn g K ỹ t hu ật – C ơ đ iệ n Ph òn g K ế h oạ ch – Đ ầu tư
X ưở ng H ải sả n X ưở ng T hự c p hẩ m c hế b iế n
X ưở ng T rà X ưở ng T hự c p hẩ m n ội tiê u C hi nh án h B ảo L âm
X ưở ng 7 (D a b án h & B án h t rá ng )
Thu nhập bình quân 1 người/tháng
2.4.2 Tình hình lao động tại thời điểm 31/03/2008: Đến thời điểm 31/03/2008, tổng số cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp là 2.296 người.
* Theo lo i lao đ ngại lao động ộng
Loại lao động Số lượng Tỷ trọng
- Cán bộ quản lý do Nhà nước bổ nhiệm
- Lao động ký hợp đồng
+ Hợp đồng không xác định thời hạn
+ Hợp đồng xác định thời hạn
Trình độ Số lượng Tỷ trọng
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học :
- Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp
91,11% (ĐVT: người) Công ty Cầu Tre có số lượng cán bộ trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ trọng còn quá ít (8,89 %) trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty Có thể nói Cầu Tre đang thiếu một lượng lớn cán bộ công nhân viên có trình độ, có tay nghề Điều này ảnh hưởng đáng kể tới năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của công ty Công ty cần có các biện pháp khắc phục hạn chế này, như đào tạo thêm cho đội ngũ công nhân viên hoặc tuyển dụng thêm lao động có trình độ, có tay nghề Một đội ngũ cơng nhân viên được đào tạo bài bản, cĩ tay nghề cao chính là nền tảng để Cầu Tre đẩy mạnh năng lực sản xuất của mình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.5.1 Tình hình tài sản cố định đang dùng:
Hiện tại, ngoài Chi nhành tại Bảo Lâm (Lâm Đồng) với các nông trường trồng chè (trà) và nhà máy chế biến chè, chủ yếu là chè Ôlong, Doanh nghiệp có
6 xưởng sản xuất và đặt tại địa chỉ 125/208 Lương Thế Vinh, Quận Tân Phú, TP.HCM như sau:
+ Xưởng Hải sản: có 4 phân xưởng
+ Xưởng Thực phẩm chế biến: có 2 phân xưởng
+ Xưởng Sản xuất Trà tinh chế.
+ Xưởng Sản xuất Bánh tráng.
+ Xưởng Thực phẩm nội tiêu
Bên cạnh đó Doanh nghiệp còn có 9 kho lạnh để trữ hàng hải sản đông lạnh và một số thực phẩm chế biến, và 9 kho khô chủ yếu để các phụ tùng của máy móc và các loại trà thành phẩm và bán thành phẩm
Sau khi xem xét nhu cầu và khả năng sản xuất kinh doanh hậu cổ phần hoá, Doanh nghiệp đã phân loại và chọn lọc các tài sản cố định sau để đưa vào giá trị doanh nghiệp:
Bảng 2.5 – Phân loại tài sản cố định của Công ty vt: VN Đvt: VNĐ Đvt: VNĐ
STT Loại tài sản Nguyên giá xác định lại
Giá trị còn lại sau định giá
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 83.074.334.836 53.884.987.751
5 Tài sản cố định vô hình 3.311.254.975 2.998.888.313
6 Tài sản cố định khác 112.230.051 34.641.852
(Nguồn: Báo cáo XĐGTDN Doanh nghiệp Cầu Tre thời điểm 30/06/2008)
Doanh nghiệp Cầu Tre hiện sử dụng đất đai và nhà cửa sau đây trong hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn bộ diện tích đất đai này không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, công ty cổ phần phải ký hợp đồng và trả tiền thuê đất hàng năm. a) Văn phòng, Xưởng sản xuất:
- Địa chỉ: 125/208 Lương Thế Vinh, P Tân Thới Hoà, Quận Tân Phú, TP.HCM
- Hiện trạng sử dụng: Doanh nghiệp hiện đang sử dụng làm văn phòng, xưởng sản xuất thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, trà và nông sản, kho chứa hàng, cửa hàng (cổng 2 đường Tân Hoà Đông – kinh doanh trực tiếp và phụ trách các siêu thị trong TP.HCM, các đại lý ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung),…
Ghi chú: Gần ngay bên trụ sở chính là Khu vận chuyển (địa chỉ: 47/69 Lương Minh Nguyệt) có diện tích khuôn viên 3.206,40 m 2 , diện tích xây dựng 978,50 m 2 Doanh nghiệp đang sử dụng làm xưởng sản xuất bánh tráng. b) Cửa hàng Hải Thượng Lãn Ông:
- Địa chỉ: 280-282 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5, TP.HCM
- Hiện trạng sử dụng: Doanh nghiệp đang sử dụng làm cửa hàng phân phối hàng cho các đại lý trong TP.HCM và bán lẻ. c) Cửa hàng Nguyễn Trãi:
- Địa chỉ: 646X Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
- Hiện trạng sử dụng: Doanh nghiệp đang sử dụng làm cửa hàng phân phối hàng cho các đại lý ở các tỉnh miền Tây và bán lẻ. d) Nông trường Bảo Lâm:
- Địa chỉ: Thôn 4, Xã Lộc Tân, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng.
+ Khuôn viên: 1.247.038,00 m 2 (trong đó Xn đang thuê với dịên tích 884.512 m 2 và giá thuê 28 đồng/m 2 /năm).
- Hiện trạng sử dụng: Doanh nghiệp đang sử dụng làm nông trường trồng trà và đang xây dựng nhà máy sản xuất tinh chế trà Ôlong cao cấp.
Tình hình hoạt động sản xuất – tiêu thụ
Doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre được xây dựng từ năm 1982 với cơ sở hạ tầng lúc ban đầu còn đơn giản và thiếu thốn, chỉ có 1 xưởng chế biến thủy hải sản với diện tích 2.700m 2 và khu chế biến vịt lạp với diện tích 1800m 2 , các trang thiết bị chủ yếu chỉ gồm một số tủ đông tiếp xúc, máy nén,… với tổng giá trị kiến trúc, thiết bị khoảng 70 triệu đồng Sau hơn 25 năm hoạt động phấn đấu không ngừng, đến nay Doanh nghiệp Cầu Tre đã phát triển với diện tích gần 80.000 m 2 , trong đó có gần 30.000m 2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị chuyên dùng, các kho trữ lạnh, kho hàng và các tiện nghi khác.
Hệ thống máy móc trang thiết bị của Doanh nghiệp dần được bổ sung và lắp mới với công nghệ của Châu Âu và Nhật Bản cho phép Doanh nghiệp cung cấp khoảng 8.500 tấn các loại sản phẩm/năm Hệ thống cấp đông có công suất trên 60tấn/ ngàyvà dung lượng của hệ thống kho lạnh là 1.000 tấn sản phẩm.
Quá trình đổi mới trong sản xuất chế biến được tiến hành trên mọi mặt, từ nâng cấp điều kiện sản xuấ; đổi mới thiết bị; thay đổi cách tiếp cận trong quản lý an toàn, chất lượng theo HACCP ( Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm), từ quản lý sản phẩm cuối cùng sang quản lý toàn bộ quá trình sản xuất Người tiêu dùng, với nhận thức ngày càng cao và được cung cấp đầu đủ thông tin liên quan đến các vấn đề vệ sinh an toàn, cáng đòi hỏi cao hơn về các sản phẩm thực phẩm mà họ tiêu dùng Đặc biệt họ chú trọng tới tính an toàn, chất lượng và giá trị bên trong của các sản phẩm này. Để có thể đưa hàng thâm nhập thị trường các nước, từ năm 1999 Doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP Đến năm 2000, Doanh nghiệp đã được phép (code) xuất khẩu hàng thủy hải sản và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào thị trường Châu Âu Cuối năm 2000, Doanh nghiệp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và năm 2003 đã nâng cấp lên ISO 9001- 2000 của tổ chức TUV CERT (Cộng hoà liên bang Đức). Doanh nghiệp cũng nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại 25 nước và đang tiếp tục đăng ký tại 23 nước khác.
Trong kinh doanh, Doanh nghiệp luôn chú trọng cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàn, đáp ứng nhanh các yêu cầu khách hàng, chú trọng công tác xây dựng chiến lược marketing, chủ động tìm đến với khách hàng
Doanh nghiệp Cầu Tre hiện sản xuất 3 nhóm mặt hàng chính là: Thủy hải sản chế biến, thực phẩm chế biến, Trà và Nông sản Sản phẩm của Cầu Tre rất đa dạng và phong phú, chế biến từ các nguyên kiệu thủy hải sản, súc sản và noâng sản, được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaisya, Thụy Sĩ, Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Canada,… Còn tại thị trường nội địa, Doanh nghiệp có đại lý phân phối ở 30 tỉnh thành trong cả nước, sản phẩm có mặt hầu hết tại các siêu thị, chợ tại
2.6.1 Nhóm hàng Thủy hải sản chế biến: a) Sản phẩm:
Thủy hải sản chế biến là mặt hàng truyền thống của Doanh nghiệp Cầu tre. Nhóm hàng thủy hải sản chế biến có 4 loại sản phẩm chính là cá lưỡi trâu, mực và bạch tuộc, cua ghẹ, sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò, ) với năng lực sản xuất khoảng 2500 tấn/ năm. b) Nguyên liệu:
Chủ động nguồn nguyên liệu là chủ trương của Doanh nghiệp Ngoài việc thu mua nghêu, ghẹ, mực,…tại các tỉnh thành phía Nam, Doanh nghiệp còn mở rộng địa bàn và đầu mối hợp tác với các đơn vị trong cả nước để mua nguyên liệu thủy hải sản tại các tỉnh ven biển Bắc Trung bộ.
Với định hướng chiến lược “ tập trung vào tinh chế xuất khẩu”, trong đó có nhiều sản phẩm hàm lượng công nghệ và lao động cao, Doanh nghiệp đã hạn chế phần nào khó khăn về nguồn nguyên liệu Bên cạnh việc nghiên cứu xuất xuất khẩu các sản phẩm từ nguồn nguyên liều Bên cạnh việc nghiên cứu xuất khẩu các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu giá rẻ, có sẵn trong nước và không cạnh tranh trong thu mua ( cá lưỡi trâu, bạch tuộc, nghêu,…) để làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, Doanh nghiệp mạnh dạn nhập một số loại nguyên liệu không có trong nước như: cua tuyết, tôm nước lạnh, rong biển,… tạo ra những sản phẩm tinh chế độc đá, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng và giúp tăng thêm doanh thu. c) Tổ chức sản xuất:
Với các mặt hàng thủy hải sản đa dạng và đặc thù của Doanh nghiệp, hiện nay Xưởng Hải Sản có 4 phân xưởng là: phân xưởng cá, Phân xưởng Mực và bạch tuộc, Phân xưởng Cua ghẹ và phân xưởng Nghêu.
Quy trình sản xuất chung:
Tiếp nhận nguyên liệu Cân Rửa Sơ chế Rửa 2 Tinh chế Phân size, loại Kiểm
Rửa 3 Bao gói Cấp đông Rà kim loại Đóng thùng bảo quản. d) Thị trường tiêu thụ:
Thủy hải sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thị trường thế giới ưa thích sử dụng Trong thương mại thế giới, giá trị buôn bán mặt hàng thủy hải sản chiếm 10% trong tổng giá trị hàng hoá Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ thủy hải sản vẫn tiếp tục gia tăng Mức tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người đã tăng từ 15,5 kg năm 1996 lên 16,2 kg năm 2001, tương đương với nhịp độ tăng bình quân là 1,1% năm. Đây là dòng sản phẩm đem lại kim ngạch xuất khẩu chủ lực cho Doanh nghiệp, kim ngạch trung bình chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Doanh nghiệp Kim ngạch của dòng sản phẩm này khá dao động trong giai đoạn các năm 2006 – 2008, từ 11,3 triệu USD trong năm 2006 lên 14,1 triệu USD trong năm 2007 (tăng 27%) Đến năm 2008,kim ngạch cho nhóm này chỉ còn 13,4 triệu USD.
Hiện tại các thị trường xuất khẩu chính của Doanh nghiệp là Nhật (60%), EU (15%), Mỹ và các thị trường khác (25%).
2.6.2 Nhóm hàng thực phẩm chế biến: a) Sản phẩm:
Doanh nghiệp Cầu Tre được biết đến qua các sản phẩm quen thuộc với người tieâu dùng trong cũng như ngoài nước từ những năm 1990 như là chả giò Cầu tre, há cảo, tôm viên, lạp xưởng mai quế lộ,…Chỉ riêng thực phẩm chế biếnxuất khẩu, Cầu tre đã có đến hơn 120 mặt hàng, bao gồmcác mặt hàng như chả giò, chả lụa, chạo tôm, há cảo, Doanhu mại, xủi cảo, bánh xèo,…Sản phẩm mới của Cầu Tre là chả giò rế ngũ sắc đã đạt giải thưởng “ sản phẩm tót nhất của khối ASEAN” năm 2003 và cúp vàng hội khoa học công nghệ lương thực thực phẩmViệt Nam Đặc biệt, thực phẩm chế biếncủa Doanh nghiệp Cầu Tre đạt danh hiệu “ hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn 9 năm liền.
Năng lực sản xuất nhóm hàng thực phẩm chế biến truyền thoáng với công suất khoảng 3000 tấn/năm, còn năng lực sản xuất bánh tráng và da các loại khoảng 500 tấn/năm. b) Nguyên liệu:
Nguyên liệu của Xưởng Thực phẩm chế biến bao gồm các hàng nông sản,gạo, bột, đường, thủy hải sản và súc sản, hoá chất, phụ gia, phụ liệu,…Tất cả các nguyên liệu này được cung cấp bởi những đơn vị, cá nhân có uy tín, giao dịch lâu năm với Doanh nghiệp, cho nên luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. c) Tổ chức sản xuất:
Xưởng thực phẩm chế biến hiện nay có 2 phân xưởng là:
+ Phân xưởng 1: sản xuất thực phẩm dạng cuốn.
+ Phân xưởng 2: sản xuất thực phẩm dạng viên d) Thị trường tiêu thụ: Đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá cao, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong các năm từ năm 2006 – 2008 là gần 20%/ năm Trên thị trường nội địa, các sản phẩm thực phẩm chế biến của Doanh nghiệp gặp phải sự cạnh trnh gay gắttừ các đơn vị cĩ sản phẩm cùng loại Tuy nhiên, với thương hiệu và uy tín sẵn có, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Doanh thu của dòng sản phẩm này chiếm gần 24% trên tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ trọng 3 naêm từ 2006 – 2008, trong đó tăng dần qua các năm như sau: năm 2006 đạt 5,4 triệu USD, đến năm 2007 tăng lên 6,2 triệu USD và năm 2008 đạt 7,4 triệu USD.
Các thị trường xuất khẩu chính của Doanh nghiệp đối với nhóm hàng thực phaồm chế biến là: Nhật n(50%), EU (15%), Mỹ và cỏc thị trường khỏc (35%).
2.6.3 Nhóm hàng trà và nông sản: a) Sản phẩm:
Tình hình hoạt động kinh doanh
2.7.1 Cơ cấu hàng xuất khẩu:
Bảng 2.6 – Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2008
Loại sản phẩm 2006 2007 2008 Tăng trưởng 2007 so với 2006
Tăng trưởng 2008 so với 2007 Kim ngạch Tỷ trọng
Tuyệt đối Tương đối Hải sản 9.412.738 60,3% 11.154.094 60,3% 14.387.902 63,5% 1.741.356 18,5% 3.233.808 29% Thực phẩm chế biến
Trà và các loại nông sản
Theo bảng trên, ta thấy mặt hàng hải sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, mặt hàng này luôn chiếm hơn 60% tỷ trọng xuất khẩu của công ty và đang có xu hướng tăng với tốc độ ngày càng nhanh Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 2006 – 2008, cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty Cầu Tre không có biến đổi đáng kể Việc mặt hàng hải sản chiếm tỷ trọng lớn như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro vì công ty quá phụ thuộc vào mặt hàng này
Song song với việc gia tăng sản xuất mặt hàng chủ lực hải sản, Cầu Tre nên đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến, trà và các loại nông sản nhằm làm tăng tỷ trọng của hai mặt hàng này trong cơ cấu hàng xuất khẩu Có như vậy,
Doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu được rủi ro khi mặt hàng thủy sản bị mất mùa Mất mùa, nguồn cung hạn chế hàng năm hoàn toàn có thể xảy ra vì ngư dân nước ta vẫn nuôi trồng và đánh bắt thủy hài sản theo kiểu truyền thống, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên Điều này đáng chú ý hơn đối với Cầu Tre vì
Doanh nghiệp có nhà máy sản xuất ở xa và khó tiếp cận nguồn cung hơn so với những đối thủ cạnh tranh ở các tỉnh địa phương.
2.7.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Bảng 2.7 – Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của Doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2008
Thị trường 2006 2007 2008 Tăng trưởng 2007 so với 2006
Tăng trưởng 2008 so với 2007 Kim ngạch Tỷ trọng
Như vậy, Nhật là thị trường chủ lực của công ty trong giai đoạn 2006 – 2008, thị trường này luôn chiếm trên 50% tỷ trọng xuất khẩu của công ty, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của thị trường Nhật không ổn định Trong khi đó, kim ngạch xuất sang thị trường Mỹ trong 3 năm qua cũng có xu hướng tăng đột biến Kim ngạch xuất sang thị trường EU và thị trường khác có những biến đổi không ổn định trong giai đoạn này.
Tuy là thị trường chủ lực của Cầu Tre, nhưng trong giai đoạn 2006 – 2008 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại biến đổi thất thường Điều này có thể giải thích là do sản phẩm của Cầu Tre vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Người Nhật rất ưa chuộng các sản phẩm thủy hải sản và Nhật là một trong những nước có mức tiêu thụ thủy hải sản hàng năm rất lớn Tuy nhiên, để có thể trụ vững được trên thị trường này thì Doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu caàu rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, EU cũng là một thị trường tiềm năng của Cầu Tre Người dân EU rất ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm, thủy hải sản Á Đông nhưng tương tự như Nhật, chế độ kiểm tra an toàn thực phẩm ở thị trường này cũng cực kì nghiêm ngặt. Để có thể trụ vững và phát triển mạnh trên các thị trường trên, Cầu Tre cần cải tiến công nghệ sản xuất theo HACCP, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vài nét về tình hình tài chính của công ty Cầu tre
B ng 2 8 – Tình hình tài chính c a công ty C u Treủa Direximco trong giai đoạn 1980 – 1985 ầu Tre
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 62,03 51,50
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 37,97 48,50
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 45,09 39,73
Nguồn VCSH/ Tổng nguồn vốn 54,91 60,27
3 Khả năng thanh toán (lần)
Khả năng thanh toán hiện hành 2,22 2,52
Khả năng thanh toán nhanh 0,20 0,15
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 4,02 0,70
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 6,64 0,96
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH 12,09 1,60
Đánh giá chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý có chuyên môn và kinh nghiêm lâu năm trong ngành Lực lượng cơng nhân có trình độ dạy nghề, có khả năng sản xuất đồng thời nhiều mặt hàng, do đó thuận tiện cho doanh nghiệp khi thực hiện những đơn đặt hàng lớn và gấp.
Thị trường tiêu thụ, hệ thống phân phối, nguồn nguyên liệu,… của Doanh nghiệp đa dạng và ổn định trong suốt nhiều năm qua đã mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sản phẩm đa dạng, phong phú, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng, khẩu vị,…của khách hàng Thương hiệu “Cầu Tre” vốn đã trở thành một tên gọi quen thuộc thu hút khách hàng, sẽ tiếp tục được sử dụng để phát huy thế mạnh.
Một số thiết bị máy móc như máy cấp đông, kho trữ đông, máy chế biến thực phẩm,… được đầu tư từ lâu đã xuống cấp, cần phải bảo trì, sửa chữa thường xuyên; công suất của một số dây chuyền phục vụ sản xuất lâu năm không còn đảm bảo theo thiết kế và ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất, đang cần được triển khai đầu tư mới.
Khu vực chế biến thuỷ hải sản tại 125/208 Lương Thế Vinh, Quận Tân Phú, TP.HCM chưa được sắp xếp xây dựng hợp lý do Doanh nghiệp tận dụng hạ tầng sẵn có trước đây Do vậy việc vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu và bán thành phẩm giữa các phân xưởng, công đoạn sản xuất tốn nhiều chi phí và thời gian.
Hiện tại doanh thu chủ yếu của Doanh nghiệp là từ việc xuất khẩu, thị trường nội địa chưa được chú trọng và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/6 so với xuất khẩu Việc cán cân doanh thu chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao khi thị trường xuất khẩu biến động mạnh.
Doanh nghiệp chưa có bộ phận marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) chuyên biệt, chưa chú ý đến thương mại điện tử,… Điều này hạn chế khả năng tiếp cận các thị trường mới.
Lực lượng lao động biến động cao vì đặc thù của ngành, do đó gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong việc ổn định sản xuất và đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Định hướng
Mục tiêu chiến lược của công ty cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011 là khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, tiếp tục tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ Để thực hiện tốt mục tiêu trên, dự kiến công ty có những kế hoạch chính như sau:
+ Gia tăng sự ổn định trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển.
+ Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm tích lũy và tạo khả năng huy động vốn.
+ Đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông
+ Tận dụng tốt các ưu đãi và cơ hội để phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp.
+ Xây dựng, hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức có năng lực.
+ Tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới.
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing quốc tế mặt hàng thủy hải sản của công ty Cầu Tre tại thị trường Pháp
Phân tích môi trường kinh doanh
3.1.1 Môi trường vĩ mô: a) Môi trường kinh tế:
Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới theo tỉ giá trao đổi trên thị trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đứng thứ tư trên thế giới theo sức mua tương đương Với tổng sản phẩm quốc dân 1.600 tỉ euro (2005), Pháp là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn, đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu) và dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới Theo các số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh tế lớn thứ ba Liên minh châu Âu, sau Đức và Anh.
Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ. Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990 Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.
Pháp là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8 và là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999 Các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng Franc của Pháp đầu năm 2002.
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Mỹ, Đức, NhậtBản, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Mỹ, Đức, và TrungQuốc, nhưng trước Anh và Nhật Bản) Năm 2003, Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷUSD, xếp sau Luxembourg (nơi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng trước Mỹ (39.9 tỷ USD), Anh (14.6 tỷ USD), Đức (12.9 tỷ USD), hay Nhật Bản (6.3 tỷ USD) Cùng trong năm này, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ USD ra ngoài đất nước khiêé Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Myõ (173.8 tỷ USD), và trước Anh (55.3 tỷ USD), Nhật Bản (28.8 tỷ USD) và Đức (2.6 tỷ USD).
Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc) Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là 47.7 USD, xếp hạng trên Mỹ (46.3 USD), Đức (42.1 USD), Anh (39.6 USD), hay Nhật Bản (32.5 USD).
Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Mỹ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Mỹ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Mỹ Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng suất lao động cao hơn Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh, 77.2% tại Mỹ, và 71.0% tại Đức Hiện tượng này là kết quả của tình trạng thất nghiệp hầu như trong ba mươi năm liền tại Pháp, dẫn tới ba hậu quả làm giảm sút số lượng dân số lao động: khoảng 9% dân số ở độ tuổi lao động không có việc làm; sinh viên phải trì hoãn càng lâu càng tốt thời gian tham gia thị trường lao động của mình; và cuối cùng, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm ngay từ độ tuổi 50, dù những biện pháp này đang được giảm bớt.
Như các nhà kinh tế đã từng nhắc đi nhắc lại trong những năm qua, vấn đề chính của nền kinh tế Pháp không phải là năng suất lao động Theo họ, vấn đề chính là cải cách cơ cấu, nhằm tăng số lượng người lao động trên tổng dân số.Các nhà kinh tế theo lý thuyết Tự do và Keynesian đưa ra những biện pháp khác nhau cho vấn đề này Cánh hữu coi số giờ lao động thấp và việc miễn cưỡng cải cách thị trường lao động là những điểm yếu trong nền kinh tế Pháp, trong khi cánh tả coi việc thiếu những chính sách hỗ trợ công bằng xã hội của chính phủ là điều cần giải quyết Những nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm điều chỉnh thị trường lao động trẻ, chống thất nghiệp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.
Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Mỹ (40.4 triệu). Khả năng thu hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh.
Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng khơng Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân bay vũ trụ (Centre Spatial Guyanais) riêng của mình Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, khoảng 77% nhu cầu năng lượng của Pháp được cung cấp từ các nhà máy điện nguyên tử.
Với những vùng đất rộng rãi và màu mỡ, việc áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng như các biện pháp hỗ trợ của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu Châu Âu Lúa mì, gia cầm, sữa, thịt bò, thịt lợn cũng như các sản phẩm thức ăn và rượu vang Pháp nổi tiếng trên thế giới là các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của nước này Tổng các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU dành cho Pháp lên tới 14 tỷ USD.
Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai chính phủ Pháp đã đưa ra những nỗ lực to lớn nhằm hợp tác ngày càng sâu với Đức, cả về mặt kinh tế và chính trị Hiện nay, hai nước này thường được coi là những quốc gia "trung tâm" trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn nữa trong Liên minh Châu Âu.
B ng 2.9 - M t s thông tin và s li u v n n kinh t Phápộng giai đoạn 2006 – 2008 ố thông tin và số liệu về nền kinh tế Pháp ố thông tin và số liệu về nền kinh tế Pháp ệu về nền kinh tế Pháp ề nền kinh tế Pháp ề nền kinh tế Pháp ế Pháp
Năm tài chính Năm dương lịch
Các tổ chức tài chính EU, WTO và OECD
GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (2,7 %); Công nghiệp (24,4%); Dịch vụ
Lực lượng lao động 27,88 triệu người (2006)
Lực lượng lao động theo ngành
Dịch vụ (71,5%); Công nghiệp (24,4%); Nông nghiệp (4,1%) (1999)
Các nghành công nghiệp chính
Máy móc, hóa chất, ô tô, luyện kim, máy bay, điện tử; dệt sợi, chế biến thực phẩm; du lịch
Xuất khẩu 490 tỉ USD (2006) Đối tác xuất khẩu chính Đức (14.7%), Spain (9.6%), Italy (8.7%), Anh
Các mặt hàng xuất khẩu chính Máy móc, trang thiết bị vận tải, máy bay, chất dẻo, hóa chất, dược phẩm, sắt và thép, đồ uống (2006)
Nhập khẩu 529 tỉ USD (2006) Đối tác nhập khẩu chính Đức (18.9%), Bỉ (10.7%), Italy (8.2%), Spain (7%),
Các mặt hàng nhập khẩu chính
Máy móc và thiết bị, xe cộ, dầu thô, máy bay, chất dẻo, hóa chất (2006)
Nợ công cộng 1.210 tỉ USD (64,7% của GDP) (2006)
Thu ngân sách 1.150 tỉ USD(2006)
Chi ngân sách 1.211 tỉ USD (2006)
Viện trợ kinh tế 10,1 tỉ USD (ODA) (2006)
(Nguồn: wikipedia.com) b) Môi trường chính trị và pháp luật:
Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 28 tháng 9 năm 1958 Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị viện.
Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm) Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia Tổng thống chỉ định thủ tướng, là người cầm đầu nội các, chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.
Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale) và Thượng viện Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được baàu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ Các thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi ba năm, bắt đầu từ tháng 9/2008.
Phân tích chiến lược Marketing mix của công ty đối với thị trường Pháp
- Định giá theo thị trường, từng bước định giá trên cơ sở tâm lý khách hàng thay thế việc định giá theo chi phí.
- Mức giá sẽ thay đổi theo tình hình biến động của nguyên liệu đầu vào.
- Nguyên liệu sử dụng trong nước.
- Chất lượng ổn định, đồng đều.
- Không sử dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mẫu mã sẽ đa dạng tùy theo thị trường nước nhập khẩu.
Cầu Tre hiện không phân phối trực tiếp trên thị trường xuất khẩu, chỉ thực hiện mạng lưới phân phối cho hàng nội địa, thị trường xuất khẩu thì chỉ xuất hàng qua nhà nhập khẩu Xét về phương thức và điều kiện giao hàng, Cầu Tre vẫn chọn giao hàng theo CIF là chủ yếu, một số trường hợp khác, tuỳ theo từng khách hàng mà có thể thoả thuận theo CIF hay FOB.
Theo phương thức kinh doanh của Cầu Tre như hiện nay và cũng như đặc thù của ngành Thực phẩm – thủy sản, doanh nghiệp không phân phối trực tiếp và không mang thương hiệu của nhà sản xuất Do đó không thể thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu hay hoạt động PR tại thị trường nhập khẩu được. Điều này là một hạn chế cho không chỉ cho Cầu Tre mà là đặc thù chung của các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy chiến lược thương hiệu của Cầu Tre hiện nay chủ yếu nhằm vào đối tượng là các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối trung gian,
… qua các hoạt động như: tham gia hội chợ quốc tế, các hội chợ nước ngoài, tạo hình ảnh đẹp với các cơ quan chức năng như: Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở thương mại,… thông qua các cơ quan này bằng nhiều cách hình ảnh công ty sẽ có nhiều cơ hội đế với thương nhân nước ngoài hơn.
Đánh giá chung
Nhìn chung, chiến lược Marketing do Xí nghiệp Cầu tre xây dựng để thực hiện trên thị trường xuất khẩu chưa rõ nét lắm, chưa đủ mạnh để phát triển bền vững trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Pháp Vì vậy, Cầu Tre cần quan tâm đến chiến lược sản phẩm, chiến lược cung ứng, chiến lược đầu tư đối với công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa chủng loại để đáp ứng với nhu cầu khác nhau của khách hàng,… Đồng thời, Xí nghiệp cần đẩy mạnh hơn việc quảng bá thương hiệu để thương hiệu, xúc tiến thương mại từ đó đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tăng doanh thu cho Xí nghiệp.
Xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến của công ty tại thị trường Pháp
Mục tiêu phát triển tại thị trường Pháp của công ty trong thời gian tới
Mục tiêu phát triển tại thị trường Pháp trong thời gian sắp tới của coâng ty là tiếp tục giữ vững mối quan hệ đối tác với hai công ty Prodisal và Exostar, đồng thời tìm kiếm thêm đối tác mới trên thị trường này Pháp là một trong những nước đứng đầu liên minh EU, có vị trí địa lý ở trung tâm các nước Tây Âu, do đó nếu Cầu Tre có thể đứng vững trên thị trường này thì sẽ dễ dàng thâm nhập các thị trường khác trong liên minh này.