Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Những điều không chắc chắn được nhìn nhận như nguy cơ rủi ro và trở ngại lớn đối với việc ra quyết định đúng đắn Chúng ta không thể dự đoán chính xác những yếu tố cản trở này do phần lớn chúng đều liên quan đến tương lai - những điều chưa biết và không có dữ liệu Tóm lại, ta có thể hiểu không chắc chắn là tình trạng mà các kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó không biết trước được để ra một quyết định cho phù hợp Trong ngành Nông nghiệp thì sự không chắc chắn là một vấn đề khó hơn so với những ngành nghề khác và nó được thể hiện trên các dạng chủ yếu sau (Lê Ngọc Hướng và Nguyễn Duy Linh, 2012).
- Sự không chắc chắn về sản lượng
Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải những thiên tai, dịch bệnh,…Đây là những tác động có hại đối với người chăn nuôi lợn mà khó có thể đoán được trước Khả năng chống lại nó phụ thuộc nhiều vào khả năng, tiềm lực của các hộ chăn nuôi lợn, vì vậy mà khả năng chống lại tác động này giữa các hộ và các trang trại là khác nhau (Bùi Thị Gia, 2005).
- Sự không chắc chắn về giá cả
Do chu kỳ sản xuất một đàn lợn tương đối dài nên khi lựa chọn chăn nuôi hay không giá cả cũng có những biến động nhất định Chẳng hạn thời điểm ra quyết định người ta khó có thể đoán trước được giá cả những sản phẩm đầu ra là bao nhiêu Vấn đề này càng trầm trọng hơn đối với các nước nông nghiệp chậm phát triển nơi có thị trường không hoàn thiện và thiếu thông tin Sự dao động của thị trường cũng có thể được hiểu là sự không chắc chắn của giá cả (Bùi Thị Gia, 2005).
+ Sự không chắc chắn về giá đầu vào
Trong chăn nuôi lợn thì những yếu tố đầu vào cho lợn có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng Thị trường giá cả các yếu tố đầu vào luôn biến động nên nhiều khi người ta không thể lường trước được mức độ giá cả, các yếu tố đầu vào biến đổi
5 như thế nào để có những định hướng cho phù hợp cho việc ra quyết định đầu tư sản xuất (Nguyễn Thị Tuyến, 2012).
+ Sự không chắc chắn về giá đầu ra
Những biến động về giá cả của thị trường là điều rất khó có thể lường trước được Sự biến động này xảy ra do rất nhiều lý do, có thời điểm giá rất cao, nhưng có những thời điểm giá cả lại xuống thấp và đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến những hộ chăn nuôi lợn Sự không lường trước được có thể hiểu là sự không chắc chắn trong thị trường đầu ra (Bùi Thị Gia, 2005).
Trong các tình trạng không chắc chắn trên thì các biến cố có thể xảy ra với một xác suất có thể ước đoán chủ quan được gọi là rủi ro Như vậy, chúng ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được (Lê Ngọc Hướng và Nguyễn Duy Linh, 2012). Để đưa ra được một quyết định thì việc gặp phải các rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào, đặc biệt trong chăn nuôi lợn thì xác suất gặp rủi ro lại càng cao Mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát các yếu tố trong giai đoạn quyết định đến kết quả. Trong khi đó, từ quyết định đến kết quả là một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ rủi ro là rất lớn (Lê Ngọc Hướng và Nguyễn Duy Linh, 2012).
Bàn về khái niệm rủi ro: Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì
“rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến
6 nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người” (Lê Ngọc Hướng và Nguyễn Duy Linh, 2012).
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai (Bùi Thị Gia, 2005).
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người không có khái niệm hoặc không liên quan đến thì họ không có rủi ro (Bùi Thị Gia, 2005).
2.1.1.3 Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
- Từ các khái niệm nêu trên ta nhận thấy rằng rủi ro là khách quan và nếu có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra, còn không chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó không biết trước khi quyết định quản lý, có nghĩa là con người có thể tác động để giảm bớt sự thua thiệt cho người sản xuất Đó cũng là nguyên tắc cho việc ra quyết định trong quản lý rủi ro phải dựa vào suy nghĩ chủ quan của từng người (Nguyễn Thị Tuyến, 2012).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được Rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết vùng kết quả có khả năng xảy ra và xác xuất của từng kết quả đó đối với quyết định của anh ta Ngược lại, sự không chắc chắn xảy ra khi các kết quả hoặc sự kiện xảy ra và xác xuất của chúng không biết (Nguyễn Thị Tuyến, 2012).
- Rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó là không biết trước Nhưng sự phân biệt này không có ích lắm vì nhiều trường hợp có biết trước xác suất khách quan (Bùi Thị Gia, 2005).
- Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau. Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa tần suất trung bình xảy ra kết quả đó Trong khi đó không chắc chắn đề cập đến tình trạng có nhiều kết quả có
7 thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng xảy ra của từng kết quả Như vậy, rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau ở việc đánh giá được hay không (Nguyễn Thị Tuyến, 2012).
- Đối với những quyết định hằng ngày thì rủi ro không quan trọng bởi vì tổn thất không lớn hoặc xác suất gánh chịu mất mát được cho là nhỏ không đáng kể. Nhưng đối với những quyết định quan trọng của cuộc đời hoặc những quyết định của sản xuất hay nuôi trồng một con gì hay cây gì, người ta phải cân nhắc đến sự không chắc chắn vì nó sẽ có những cách khác nhau quan trọng giữa hậu quả tốt và xấu Do đó, đối với những quyết định như vậy thì rủi ro có thể được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng Trong chăn nuôi lợn, nhiều quyết định không cần tính đến rủi ro nhưng có nhiều quyết định cũng nên chú ý khi lựa chọn các khả năng sẵn có (Lê Ngọc Hướng và Nguyễn Duy Linh, 2012).
Từ nguồn gốc rủi ro người ta phân loại rủi ro thành các nhóm sau:
Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của một số địa phương ở Việt Nam
Thái Bình là một tỉnh có nền nông nghiệp khá phát triển Nơi đây nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng có khí hậu rất phù hợp để tổ chức chăn nuôi trên quy mô lớn Công tác quản lý rủi ro dịch bệnh tại đây cũng được các cấp chính quyền đôn đốc, triển khai bằng việc ban hành các văn bản, chính sách chỉ đạo kịp thời (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, 2016).
Thực hiện quy định của Luật Thú y năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32/2016/QÐ-UBND ngày 21/2/2016 quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của ban chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn Theo đó, hệ thống tổ chức của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được hình thành và phát triển ổn định trong nhiều năm qua, tạo sự ổn định về mặt tổ chức, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về thú y Hiện nay, hệ thống của Chi cục Chăn nuôi và Thú y được kiện toàn với 5 phòng chuyên môn, 1 Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật và 8 Trạm Chăn nuôi và Thú y ở các huyện,
24 thành phố Mạng lưới thú y cơ sở có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, 2016).
Những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở làm việc của 1 Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và Điều trị động vật Với trang thiết bị hiện có đã thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm nhanh một số dịch bệnh thủy sản Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang tiếp tục đề nghị tỉnh đầu tư bổ sung các thiết bị để tiến tới thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm một số dịch bệnh nguy hiểm khác ở động vật, nâng cao năng lực giám sát và xử lý sớm dịch, không phụ thuộc nhiều thời gian khi gửi mẫu đi lên trung ương (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, 2016).
Luật Thú y năm 2015 đã giúp tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực thú y trên địa bàn tỉnh so với các năm trước đây, trong đó nguồn lực chủ yếu từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và từ công tác xã hội hóa Từ năm 2014 - 2016, kinh phí mua vaccine cấp hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đạt gần 23,7 tỷ đồng trong đó kinh phí của tỉnh gần 21 tỷ đồng, chiếm 88%, kinh phí trung ương gần 2,7 tỷ đồng (12%) Tổng lượng hóa chất đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gồm 55.000 lít Benkocid, 37.000 lít Iodine và 45.000 kg Chloramin (trung ương hỗ trợ 107 tấn, tỉnh hỗ trợ 30.000 kg), tương ứng với nguồn kinh phí khoảng 10,4 tỷ đồng Ngoài ra, căn cứ vào tình hình dịch bệnh phát sinh, UBND tỉnh đã cấp bổ sung kinh phí phục vụ phòng, chống dịch đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa Công tác thú y còn thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư do thụ hưởng các hoạt động hợp tác về thú y, giúp giảm bớt gánh nặng kinh phí Từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng 15 tỷ đồng từ các dự án, đề tài về thú y được đầu tư vào Thái Bình (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, 2016). Ðề án “Tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình” và Quyết định số 04/2016/QÐ-UBND ngày 18/1/2016 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ, tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ðề án đã củng cố, nâng cao chất lượng nguồn lực hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hoạt động giám sát và xử lý dịch, dịch bệnh được chủ động phát hiện sớm, các ổ dịch được xử lý triệt để, không lây ra diện rộng, thời gian khống chế dịch ngắn, thiệt hại kinh tế giảm, không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất chăn nuôi của tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình, 2016).
Chi cục Thú y là đơn vị chỉ đạo chính trong công tác quản lý rủi ro dịch bệnh trên toàn tỉnh, Chi cục Thú y đã chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng dịch với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh và Sở
NN & PTNT; Công bố dịch, ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như:
+ Thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh.
+ Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh ra vào địa phương, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc trên địa bàn tỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
+ Phun thuốc khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường, tiêm vaccine bao vây ổ dịch, tăng cường kiểm tra,
+ Tuyên truyền vận động nhân dân, người chăn nuôi ký cam kết thực hiện
"05 không" không giấu dịch, không mua động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, không bán chạy gia súc bệnh, không vận chuyển động vật mắc bệnh ra khỏi vùng dịch, không vứt bừa bãi xác động vật bệnh ra môi trường; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
- Do tập trung chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trên địa bàn tỉnh sớm ổn định, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Ngoài ra, Chi cục Thú y đã triển khai nhiệm vụ tiêm phòng đến 12 huyện, thành phố, thị xã và tuyên truyền cho người chăn nuôi hiêu rõ hiệu quả của việc tiêm phòng, kết quả như sau:
+ Đối với đàn lợn: Tiêm phòng vaccine dịch tả lợn được: 1.245.022 liều (kể cả các trang trại), đạt tỷ lệ 79,80% Tiêm phòng vaccine Tụ dấu được: 1.065.122 liều (kể cả các trang trại), đạt tỷ lệ 66,98% (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
- Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ:
+ Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong quá trình vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia súc, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Chi cục Thú y còn tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
26 thú y đã kiểm dịch lợn sữa xuất khẩu (tại 03 xí nghiệp giết mổ lợn sữa là Công ty TNHH Thắng Lợi, Công ty TNHH Long Thành và Công ty CP Hương Quỳnh Đăng) được 1.010.334 con Trong đó số lợn đủ tiêu chuẩn giết mổ xuất khẩu 1.003.471 con, số loại thải 6.863 con Kiểm dịch xuất tỉnh được: Lợn thịt 9.890 con, lợn giống 49.6062 con; Kiểm dịch nội tỉnh: Tiến hành kiểm tra sản phẩm thịt lợn, từ các huyện vận chuyển về thành phố Hải Dương phục vụ tiêu dùng hàng ngày được 458.698 kg, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
+ Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, đã được triển khai và duy trì ở một số huyện, thị xã, thành phố như: Thành phố Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang, Chí Linh Kết quả đã kiểm soát được: 42.300 con lợn; Duy trì kiểm soát giết mổ lợn, gia cầm tại cơ sở giết mổ gia súc tập trung Hoàng Long - thành phố Hải Dương, quá trình kiểm tra đã chấn chỉnh, nhắc nhở các chủ hộ chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn dịch bệnh ở gia súc, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
- Kiểm tra vệ sinh thú y:
Chi cục Thú y chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật bán tại chợ ở 97/137 chợ của 9/12 huyện, thành phố được thực hiện kiểm tra thường xuyên, hàng ngày với số lượng sản phẩm được kiểm tra quy ra con là: 27.756 con lợn, quá trình kiểm tra đã phát hiện, xử lý 93 trường hợp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; thẩm định cấp
15 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với trang trại chăn nuôi, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn tỉnh (Chi cục Thú y Hải Dương, 2016).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
Sơ đồ 3.1 Bản đồ huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017)
Huyện Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Huyện Tiên
Du có giáp ranh với các địa phương:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/ NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 9.568,65 ha với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới
Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38; tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như nghề dệt lụa, làm giấy…
Với vị trí như vậy, Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Tiên Du
33 tương đối bằng phẳng Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc < 30 0 Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Độ cao trung bình 2,5 m - 6,0 m so mới mặt nước biển Nhìn chung, địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.
3.1.1.3 Về khí hậu, thủy văn
Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng bình quân 125,2 mm đến 283,3 mm và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa của cả năm.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, mưa rào.
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,4 đến 29,9 0 C, nhiệt độ phân bố theo mùa. Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó có tháng độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88%, thấp nhất khoảng 70%.
Nhìn chung, Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông có thể trồng nhiều loại cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng nóng, lạnh, khô hạn và lượng
34 mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tiên Du
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Do có sự thay đổi địa giới và các đơn vị hành chính dẫn tới tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014 so với năm 2013 giảm 9,28% (1.584,81 ha) Diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng giảm về mặt số lượng.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, về cơ cấu diện tích thay đổi không nhiều Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên giảm nhẹ, bên cạnh đó cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân là do dân số của huyện ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng đất ở và đất chuyên dùng tăng.
Có thể nhận thấy, hệ số sử dụng đất ở huyện Tiên Du là khá cao, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 1% trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Xu hướng đào ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng trũng, hoặc trên các diện tích đất nông nghiệp hàng năm chỉ trồng được 1 vụ lúa đang tăng lên trong những năm gần đây Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 3,66% (khoảng 30,24 ha).
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một huyện lớn với dân số đông và chủ yếu người dân sinh sống nhờ trồng trọt và chăn nuôi. Để phục vụ nghiên cứu, tôi chọn các địa điểm nghiên cứu là các xã: Phú Lâm, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi, Lạc Vệ 5 xã này có quy mô chăn nuôi lớn, số lượng lợn mắc bệnh nhiều nhất trong huyện.
Bảng 3.4 Quy mô chăn nuôi và tỷ lệ lợn mắc bệnh trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017
Tổng đàn Lợn mắc bệnh
STT Xã Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du (2017)
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập từ các sách, giáo trình, bài báo khoa học, luận văn, luận án, các trang web về nông nghiệp có nội dung liên quan tới quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi và chăn nuôi lợn;
Tài liệu thống kê, báo cáo của các phòng, ban của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và các cơ sở có nội dung liên quan đến đề tài.
3.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ chăn nuôi lợn theo tỷ lệ (theo vùng/theo xã trọng điểm về chăn nuôi lợn và trọng điểm về rủi ro trong chăn
44 nuôi lợn), các cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã bằng cách phát phiếu điều tra và phỏng vấn sâu. Đối tượng, công cụ và nội dung cần thu thập được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.5 Đối tượng, công cụ và nội dung cần thu thập Đối tượng Số lượng
1 Hộ chăn nuôi lợn - Chi phí trong chăn nuôi lợn;
- Sản lượng và thu nhập từ nái: - Phiếu điều chăn nuôi lợn;
- Quy mô nhỏ (15 hộ) tra; - Kiến thức trong chăn nuôi và
- Phỏng vấn cách phòng ngừa rủi ro dịch hộ) sâu bệnh;
- Chất lượng thuốc thú y; hộ) - Tổn thất khi rủi ro dịch bệnh như thế nào về: số con, số tiền, cách khắc phục.
2 Hộ chăn nuôi lợn - Chi phí trong chăn nuôi lợn;
- Sản lượng và thu nhập từ thịt:
- Phiếu điều chăn nuôi lợn;
- Quy mô nhỏ (50 hộ) tra; - Kiến thức trong chăn nuôi và
- Phỏng vấn cách phòng ngừa rủi ro dịch hộ) sâu bệnh;
- Tổn thất khi rủi ro dịch bệnh như thế nào về: số con, số tiền, cách khắc phục.
3 Cán bộ quản lý cấp Phỏng vấn - Chính sách tiêm phòng;
5 - Công tác tổ chức quản lý rủi huyện sâu ro dịch bệnh.
4 Cán bộ quản lý cấp
10 Phỏng vấn - Quản lý thuốc thú y; xã sâu - Chất lượng thuốc thú y.
Với các hộ chăn nuôi lợn, tác giả lựa chọn 5 xã (bao gồm: Phú Lâm, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi, Lạc Vệ) trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để điều tra phỏng vấn Mỗi xã tôi lựa chọn điều tra 19 hộ chăn nuôi (trong đó: có
3 hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ, 1 hộ chăn nuôi lợn nái quy mô gia trại, 1 hộ chăn nuôi lợn nái quy mô trang trại; 10 hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ, 2 hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại, 2 hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ: quy mô chăn nuôi dưới 20 con.
- Hộ chăn nuôi lợn nái quy mô gia trại: quy mô chăn nuôi trên 20 con và doanh thu từ chăn nuôi lợn nái dưới 1 tỷ/năm.
- Hộ chăn nuôi lợn nái quy mô trang trại: doanh thu từ chăn nuôi lợn nái hàng nằm đạt từ 1 tỷ trở lên.
- Hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ: quy mô chăn nuôi dưới 50 con.
- Hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại: quy mô chăn nuôi trên 50 con và doanh thu từ chăn nuôi lợn thịt dưới 1 tỷ/năm.
- Hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại: doanh thu từ chăn nuôi lợn thịt hàng nằm đạt từ 1 tỷ trở lên (Nguồn: Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du, 2017).
Với cán bộ quản lý cấp huyện tác giả lựa chọn 5 cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để phỏng vấn sâu.
Với cán bộ quản lý cấp xã tác giả lựa chọn 10 cán bộ thuộc Ban quản lý thú y cơ sở ở các xã, thị trấn.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1 Phương pháp phân tích rủi ro
Rủi ro trong chăn nuôi ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người chăn nuôi Do đó, cần tiến hành phân tích rủi ro, một trong những bước quan trọng
46 trong quá trình quản trị rủi ro.
Phân tích rủi ro là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của người chăn nuôi đối với từng loại rủi ro.
- Xác định các loại rủi ro:
+ Những rủi ro dịch bệnh nào thường phát sinh đối với chăn nuôi lợn;
+ Xác định loại rủi ro nào là chính và nguy cơ xảy ra các loại rủi ro mới; + Thời gian duy trì từng loại rủi ro là bao lâu.
- Đo lường mức độ thiệt hại:
+ Ảnh hưởng của rủi ro dịch bệnh đó đến hộ chăn nuôi là trực tiếp hay gián tiếp;
+ Mức độ thiệt hại là bao nhiêu đối với từng loại rủi ro dịch bệnh;
+ Thiệt hại về rủi ro đó kéo theo thiệt hại về loại rủi ro nào.
- Nguyên nhân xảy ra rủi ro:
+ Nguyên nhân đó đến từ phía người chăn nuôi và đến từ phía tác nhân khác; + Các nguyên nhân này có thể tự khắc phục được hay không.
+ Đối với các hộ nông dân thì thường phòng rủi ro, chống rủi ro, né tránh rủi ro hay là chia sẻ rủi ro;
+ Các biện pháp đó thường được thực hiện như thế nào? Chính thống hay phi chính thống…
3.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào phương thức chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của từng hộ gia đình cũng như đặc điểm ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, chúng tôi phân hộ chăn nuôi lợn ra từng quy mô chăn nuôi khác nhau Từ cách phân chia đó là căn cứ để chúng tôi so sánh mức độ rủi ro xảy ra đối với từng quy mô và nguyên nhân xảy ra rủi ro đối với từng quy mô khác nhau và quản lý rủi ro của hộ ở từng quy mô chăn nuôi khác nhau.
Phương pháp này nhằm so sánh mức độ rủi ro giữa các quy mô với nhau, mức độ rủi ro giữa các năm Ngoài ra, còn so sánh mức tương quan giữa các loại
47 rủi ro dịch bệnh và biến động của các loại rủi ro đó Bên cạnh đó, còn so sánh quản lý với từng loại rủi ro dịch bệnh giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của huyện:
- Các chỉ tiêu về đất đai, dân số, lao động của huyện qua 3 năm (2014,
- Các chỉ tiêu về hình thức sản xuất, cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ quản lý rủi ro:
- Tỷ lệ nông hộ chăn nuôi gặp rủi ro về dịch bệnh là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ gặp rủi ro dịch bệnh so với tổng số nông hộ chăn nuôi lợn (%).
- Tỷ lệ lợn ốm, chết khi có rủi ro về dịch bệnh là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng lợn mắc dịch bệnh so với tổng đàn lợn (%).
- Tỷ lệ nông hộ được hỗ trợ khi có rủi ro về dịch bệnh xảy ra là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ được hỗ trợ so với tổng số nông hộ chăn nuôi lợn (%).
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.1.1 Tổng quan chung về chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du
Tiên Du là một trong số các huyện có tổng số đàn lợn lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, chăn nuôi trên địa bàn huyện đang trên đà phát triển nhanh, tương đối toàn diện, dần trở thành nghề sản xuất chính mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông dân.
Hiện nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi được đặc biệt coi trọng, phổ biến rộng rãi và chuyển giao đến tận người dân Đặc biệt là những tiến bộ về giống, thiết bị chuồng trại, xử lý chất thải bằng hầm biogas và các chất sát trùng đặc hiệu Nhiều địa phương đã tích cực vận động khuyến khích bà con chuyển dần phương thức chăn nuôi tận dụng, truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn Chăn nuôi gia trại, trang trại đang phát triển nhanh và trở thành hướng làm giàu hiệu quả của nhiều hộ nông dân.
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%)
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du (2017) Năm 2015, tổng đàn lợn của toàn huyện là 354.600 (trong đó số lợn nái
49 là 12.994 con, số lợn đực giống là 289 con, số lợn thịt là 26.966 con, số lợn con là 314.351 con) Năm 2016, tổng số đàn lợn là 348.173 con (trong đó số lợn nái là 12.960 con, số lợn đực giống là 328 con, số lợn thịt là 21.357 con, số lợn con là 313.528 con) giảm 1,81% Năm 2017, tổng số đàn lợn là 356.640 con (trong đó số lợn nái là 13.166 con, số lợn đực giống là 389 con, số lợn thịt là 24.573 con, số lợn con là 318.512 con) tăng 2,43% so với năm 2016.
Qua bảng 4.1 ta thấy, tình hình chăn nuôi lợn của huyện Tiên Du qua 3 năm tăng với tốc độ tăng bình quân là 0,31%/năm và sự tăng này chủ yếu là do tăng số lượng lợn nái, đực giống và lợn con Qua 3 năm, số lượng lợn thịt giảm bình quân 2,87%/năm; nguyên nhân là do cuối năm 2016 giá thịt lợn hơi giảm mạnh dẫn đến người chăn nuôi lỗ lớn, vì vậy làm giảm số lượng lợn thịt trên địa bàn năm 2016 so với năm 2015 với tỷ lệ 20,80% Tuy nhiên, đến năm 2017 số lượng lợn thịt lại tăng mạnh với tỷ lệ tăng 15,06% so với năm 2016 Năm 2016 số lượng lợn thịt giảm nên số lượng tổng đàn giảm Năm 2017, do nhu cầu cung ứng sản phẩm thịt lợn trên thị trường tăng cao nên tổng đàn lợn có dấu hiệu tăng trở lại Nguyên nhân số lượng lợn tăng là do công tác quản lý dịch bệnh tốt hơn; quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng Hiện nay, các hộ chăn nuôi tập trung hơn trước, chỉ khoảng 40% số hộ gia đình trong toàn huyện tham gia sản xuất chăn nuôi lợn Bên cạnh đó, tuy vẫn còn có một số hộ chăn nuôi theo hình thức tận dụng, nhưng đang dần có xu hướng quy mô lớn hơn và chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp tăng dần.
4.1.1.2 Thông tin chung về các hộ chăn nuôi lợn
Theo số liệu trong bảng 4.2, qua điều tra 95 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du (hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ: 15 hộ, hộ chăn nuôi lợn nái quy mô gia trại: 5 hộ, hộ chăn nuôi lợn nái quy mô trang trại: 5 hộ, hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ: 50 hộ, hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại: 10 hộ, hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại: 10 hộ) nhận thấy: tuổi, trình độ học vấn, tập huấn chăn nuôi lợn, giới tính… có ảnh hưởng tới quyết định phương hướng sản xuất cũng như khả năng phòng trừ rủi ro dịch bệnh của các hộ chăn nuôi Chủ hộ là nam chiếm 100% ở hộ chăn nuôi quy mô gia trại và trang trại và ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì chủ hộ là nam cũng chiếm đa số Chủ hộ là nam chiếm 86,67% với hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ và chiếm 84% với hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường là chăn nuôi tận dụng, hoạt động sản xuất chính của hộ không phải dựa vào chăn nuôi mà chủ yếu dựa
50 vào các lĩnh vực khác Ở đây, người chăn nuôi lợn chủ yếu là phụ nữ ở nhà ngoài thời gian nông nhàn thì chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cũng là để tận dụng thức ăn thừa và phế phẩm sản xuất Độ tuổi trung bình của chủ hộ được điều tra là khoảng 40,1 tuổi, cao nhất là tuổi trung bình của chủ hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ là 45,28 tuổi, thấp nhất là độ tuổi trung bình của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại là 33,67 tuổi Trình độ văn hóa quyết định khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi Tuy nhiên trình độ học vấn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Tiên Du rất thấp, chỉ có 30% số hộ có chủ hộ đạt trình độ cấp 3 Đa phần số hộ có chủ hộ đạt trình độ cấp 3 thuộc các hộ chăn nuôi quy mô trang trại và một số ít thuộc các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ Những hộ có trình độ học vấn cao sẽ có tư duy đầu tư chăn nuôi hiệu quả hơn, nhanh nhẹn với việc nắm bắt thông tin, thị trường cũng như đưa ra được những phương hướng phù hợp trong phòng chống rủi ro trong chăn nuôi lợn Số nhân khẩu bình quân trên hộ dao động từ 4 đến 5 người, không có sự chênh lệch nhiều giữa các quy mô hộ Số lao động tham gia vào chăn nuôi lợn là từ 1 đến 4 người Ở các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thường chỉ có 1 người tham gia chăn nuôi, còn ở các hộ chăn nuôi quy mô trang trại có từ 3 đến 4 người tham gia chăn nuôi lợn Các hộ đều có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi lợn, đều trên 10 năm Kinh nghiệm trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất của hộ, kinh nghiệm chăn nuôi mang lại cho người chăn nuôi những sự lựa chọn đúng đắn về con giống, thức ăn chăn nuôi, khả năng phòng chống dịch bệnh, lường trước được rủi ro có thể gặp phải để phòng tránh tốt nhất Tập huấn trong chăn nuôi sẽ giúp cho các hộ nâng cao được kiến thức, kỹ năng trong chăn nuôi từ đó có lợi thế hơn về sản xuất và cách ứng xử với rủi ro Số hộ qua tập huấn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ điều tra, chỉ chiếm dưới 55% tổng số hộ điều tra Với các hộ chăn nuôi quy mô trang trại, 100% các hộ đều có người được tập huấn kiến thức chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi lợn Các hộ chăn nuôi quy mô gia trại thì tỷ lệ số hộ có người được tập huấn kiến thức là 80%, còn ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, rất ít hộ có người được tập huấn kiến thức chăn nuôi Với hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ chỉ có 40% số hộ có người được tập huấn, còn ở hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ chỉ có 44% số hộ có người được tập huấn Đa số các hộ chăn nuôi không tham gia tập huấn vì họ không biết thông tin về các buổi tập huấn, một số khác biết thông tin nhưng họ cho rằng bản thân đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn và các buổi tập huấn cũng không mang lại lợi ích nhiều.
Bảng 4.2 Đặc điểm của hộ chăn nuôi lợn được điều tra
Hộ chăn nuôi Hộ chăn nuôi
Diễn giải ĐVT lợn nái lợn thịt
QMN QMGT QMTT QMN QMGT QMTT
1 Tổng số hộ điều tra hộ 15 5 5 50 10 10
3 Tuổi bình quân của chủ hộ
4 Trình độ văn hóa của chủ hộ
5 Số nhân khẩu/hộ người 3,59 4,12 4,55 3,82 4,21 4,78
6 Số lao động/hộ người 2,52 2,82 3,17 3,09 3,24 3,85
8 Số hộ có người được %
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)
Các hộ chăn nuôi ở huyện Tiên Du hiện nay đang có xu hướng quan tâm đầu tư nhiều hơn cho sản xuất chăn nuôi lợn, đặc biệt là đối với lợn thịt Bởi lĩnh vực chăn nuôi lợn đã góp phần khá quan trọng vào việc phát triển kinh tế hộ ở các địa phương trong huyện Nhưng vì đây là sản phẩm nông nghiệp nên đang gặp khá nhiều khó khăn như: thị trường tiêu thụ chưa ổn định; giá cả đầu vào, đầu ra bấp bênh; nhất là rủi ro về dịch bệnh,… đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý, hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi.
Bảng 4.3 Tài sản của hộ phục vụ chăn nuôi lợn
(Tính bình quân/hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi lợn nái Hộ chăn nuôi lợn thịt
QMN QMGT QMTT QMN QMGT QMTT
1 Tổng diện tích chăn nuôi lợn m 2 15,86 110,14 320,6 60,87 196,34 396,54
3 Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Qua bảng 4.3 cho ta thấy hộ chăn nuôi lợn nái có diện tích chuồng trại bình quân nhỏ hơn các hộ chăn nuôi lợn thịt Cụ thể, hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ có diện tích chuồng trại bình quân trên hộ là 15,86 m 2 , còn các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ có diện tích chuồng trại bình quân trên hộ là 60,87 m 2 , các hộ chăn nuôi lợn nái quy mô trang trại có diện tích chuồng trại là 320,6 m 2 /hộ, còn các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại có diện tích chuồng trại lớn hơn là 396,54 m 2 /hộ Hiện nay, các hộ này đang có xu hướng mở rộng chuồng trại thêm và áp dụng công nghệ mới như xây theo hướng khép kín hoặc có hệ thống điện, quạt gió và nước hiện đại Số ngăn chuồng bình quân mỗi hộ chăn nuôi nhỏ lẻ từ
4 đến 6 ngăn Trong đó, hộ chăn nuôi lợn nái quy mô nhỏ có số ngăn chuồng ít nhất, chỉ ở mức dưới 5 ngăn chuồng/hộ Số ngăn chuồng ở các hộ chăn nuôi quy mô gia trại từ 17 đến 20 ngăn và các hộ chăn nuôi quy mô trang trại có số ngăn chuồng lớn từ 30 đến 40 ngăn Trong đó, hộ có số ngăn chuồng lớn nhất là hộ
53 chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại có khoảng 40 ngăn chuồng/hộ và số lượng lợn luôn đủ trong các ngăn chuồng ở các mức tuổi khác nhau Hiện nay, các hộ đã đầu tư quạt điện để phục vụ sản xuất chăn nuôi vào mùa hè Đặc biệt, các hộ chăn nuôi lợn nái và lợn thịt quy mô trang trại và một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lắp hệ thống quạt gió và hệ thống tưới nước tự động trên mái chuồng nhằm giảm nhiệt độ vào thời điểm nắng nóng Đối với các hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng chuồng kín nhiều, nhằm hạn chế dịch bệnh cho lợn Chất thải chăn nuôi lợn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra dịch bệnh và lây lan dịch bệnh từ con này sang con khác trong hộ chăn nuôi, có thể còn xảy ra từ hộ chăn nuôi này sang hộ khác qua đường xử lý chất thải Xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi có quy mô khác nhau thì có cách xử lý khác nhau như: đối với xử lý chất thải bằng hầm Biogas thì hộ chăn nuôi quy mô nhỏ không có hộ nào áp dụng, hộ chăn nuôi lợn nái quy mô gia trại và trang trại đều có 80% số hộ áp dụng và 100% số hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại và trang trại áp dụng Còn lại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và một phần số hộ chăn nuôi lợn nái quy mô trang trại sử dụng phân ủ cho trồng trọt hoặc làm thức ăn cho cá.
Bảng 4.4 Phương thức và địa điểm chăn nuôi lợn ở huyện Tiên Du
Chỉ tiêu QMN QMGT QMTT Tính chung
SL CC SL CC SL CC SL CC (%)
Liền kề khu dân cư 3 4,62 2 13,33 4 26,67 9 9,47
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng 4.4 cho thấy quy mô chăn nuôi ở các hộ càng lớn thì tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp càng cao Trên 85% các hộ chăn nuôi quy mô trang trại theo phương thức công nghiệp; 60% số hộ chăn nuôi quy mô gia trại theo phương thức công nghiệp Với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ có 23,08% số hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp Chủ yếu các hộ
54 chăn nuôi quy mô nhỏ chăn nuôi theo phương thức tận dụng những thức ăn có sẵn như cám, gạo, rau, bèo, tỷ lệ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chăn nuôi theo phương thức tận dụng chiếm tới 55,38%.
Một điểm đáng chú ý trong chăn nuôi của huyện là các hộ chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trong khu dân cư chiếm tới 69,47% số hộ điều tra và liền kề khu dân cư chiếm tới 21,05% số hộ điều tra Chỉ có 9,47% số hộ điều tra chăn nuôi ngoài khu dân cư Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư vẫn chăn nuôi riêng lẻ mà chưa hình thành được khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Điều này ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, ngoài ra khả năng hình thành và lây lan các mầm bệnh sẽ rất cao nếu như các hộ chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư.
4.1.2 Thực trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.1.2.1 Thực trạng rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh a Số lượng và tỷ lệ lợn mắc bệnh trên toàn huyện
Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi là một loại rủi ro do thiên nhiên gây ra. Dịch, bệnh là rủi ro có tính chất thảm họa, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất, nó có thể gây mất trắng, thậm chí phá sản khiến người chăn nuôi dễ rơi vào tình trạng thất bại Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Tiên Du không xảy ra dịch bệnh lớn đối với sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Tuy nhiên, ở các hộ chăn nuôi từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn vẫn xuất hiện một số bệnh thông thường và hiện tượng một số bệnh nguy hiểm nhưng ở mức nhỏ, chẳng hạn đối với bệnh tai xanh, lở mồm long móng,… vẫn xảy ra, nhưng chỉ là hiện tượng lẻ tẻ và phạm vi hẹp, chưa phát thành dịch và đại dịch Như vậy, điều đó chứng tỏ chính quyền các cấp cũng như các hộ chăn nuôi đã cơ bản làm khá tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời có các biện pháp kiểm soát dịch, bệnh trên đàn lợn tốt hơn Đặc biệt, đối với các hộ chăn nuôi nếu trước và sau khi phát hiện có hiện tượng bệnh xảy ra ở những địa phương và hộ chăn nuôi lân cận, xung quanh thì đã tích cực theo dõi, chủ động phòng chống dịch bệnh cho lợn bằng cách tiêm phòng các loại vaccine, kết hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và không cho người khác đến thăm khu chuồng, trại Dưới đây là bảng số liệu về số con bị mắc các loại bệnh ở lợn:
Bảng 4.5 Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn huyện Tiên Du năm 2017 Đơn Lợn Lợn
Nội dung vị Tổng đực Lợn Lợn con nái thịt tính giống
1 Số hộ chăn nuôi Hộ
3 Số con bị bệnh Con
- Số con bị tiêu chảy Con
- Số con bị tụ huyết trùng Con
- Số con bị phó thương hàn Con
- Số con bị đóng dấu lợn Con
- Số con bị xoắn khuẩn Con
- Số con bị phù đầu Con
- Số con bị nhiễm ký sinh trùng Con 2.079 569 24 1.211 275
- Số con bị ỉa phân trắng Con
- Số con bị bệnh khác Con
4 Tỷ lệ lợn mắc bệnh
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.2.1 Kiến thức quản lý và kỹ năng của người chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Nguyên nhân chủ quan vẫn nằm trong chính bản thân những hộ chăn nuôi. Nhiều chủ hộ vẫn chủ quan coi nhẹ công tác phòng và chữa bệnh, không có những chiến lược thích ứng hay không có những cách quản lý, phòng chống nên đã dẫn đến những rủi ro không đáng có Đồng thời, một số chủ hộ do kiến thức quản lý, thậm chí đến những kỹ năng cơ bản để tiếp cận, ứng dụng trong chăn nuôi còn hạn chế nên đã dẫn đến những rủi ro không đáng có của mình.
Bảng 4.23 Nhận thức của hộ về quản lý rủi ro dịch bệnh
Nội dung SL CC SL CC SL CC
(Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%) Ông/bà có quan tâm đến quản lý rủi ro dịch bệnh 65 100,00 15 100,00 15 100,00 khi chăn nuôi lợn không?
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng trên, khi được hỏi về mức độ quan tâm đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn đa phần các hộ quy mô nhỏ không quan tâm, chỉ có 3,08% số hộ quan tâm Còn các hộ chăn nuôi quy mô gia trại có mức độ quan tâm cao hơn, chiếm tỷ lệ 33,33% Cao nhất là nhóm hộ chăn nuôi quy mô trang trại với 60% số hộ quan tâm đến việc quản lý rủi ro dịch bệnh.
Hơn nữa, một số hộ chăn nuôi được k h i đ ư ợ c mời tham dự các buổi tập huấn về kiến thức chăn nuôi và phòng chống rủi ro dịch bệnh do Trạm chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức thì hộ chăn nuôi không đi, bởi họ nghĩ rằng không
84 cần thiết phải đi Chính vì thế khó có thể tiếp thu được những vấn đề mới mang tính thiết thực để có thể áp dụng trong chăn nuôi được một cách dễ dàng hơn hoặc những vấn đề mà nhiều người chăn nuôi lợn đang mắc phải.
Bảng 4.24 Mức độ mắc rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn phân theo mức độ tập huấn của hộ chăn nuôi
Hộ đi tập huấn Hộ không tập huấn
Mức độ mắc rủi ro dịch bệnh 55 100,00 40 100,00
- Lợn mắc bệnh thường xuyên 0 0,00 25 62,50
- Lợn có mắc bệnh nhưng không
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy, những hộ có người được đi tập huấn về kiến thức chăn nuôi và phòng chống rủi ro dịch bệnh có mức độ lợn bị mắc bệnh thấp hơn nhiều so với các hộ không có người được đi tập huấn Với những hộ được đi tập huấn không có hộ nào lợn mắc bệnh thường xuyên, có 34,55% số hộ lợn không mắc bệnh và 61,82% số hộ lợn có mắc bệnh nhưng không thường xuyên Với những hộ không có người được đi tập huấn, có đến 62,5% số hộ lợn bị mắc bệnh thường xuyên, 32,5% số hộ lợn có mắc bệnh nhưng không thường xuyên và chỉ có 5% số hộ lợn không mắc bệnh.
Phần khác là do nhận thức của người chăn nuôi về nơi mua và cách sử dụng thuốc thú y chưa tốt nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi và nguy cơ lây lan dịch bệnh cao Thực tế cho thấy, việc người chăn nuôi hiện nay tự mua thuốc, vaccine thú y về sử dụng cho đàn gia súc, gia cầm là rất phổ biến Nhiều hộ chăn nuôi đã nhiều năm nhưng chưa từng tới hỏi ý kiến phòng, trị bệnh của cán bộ thú y cấp cơ sở, thậm chí đến lịch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm cũng không cho tiêm và tự chủ động trong việc tiêm phòng Việc mua thuốc, vaccine thú y và các chế phẩm liên quan được người chăn nuôi thông qua các cửa hàng kinh doanh, các đại lý thức ăn chăn nuôi, nhiều khi các hãng thuốc thú y tìm đến tận các hộ chăn nuôi để quảng cáo và bán thuốc cho người chăn nuôi mà không thông qua ngành chức năng hay chính quyền địa
85 phương Chất lượng và hiệu quả sử dụng thuốc thú y thì chưa có xác nhận của cơ quan nào Có khi điều trị khỏi cho gia súc, gia cầm, có khi không, một số cửa hàng thì đứng ra “bảo hành” cho người chăn nuôi theo kiểu “không khỏi bệnh thì không lấy tiền” Nhưng thực tế thiệt hại của người chăn nuôi do thiếu hiểu biết trong dùng thuốc, vaccine thú y vẫn xảy ra Và nghiêm trọng hơn, chính việc sử dụng thuốc kém phẩm chất, vaccine không bảo đảm chất lượng hay sử dụng mà không đúng cách chính là con đường làm cho dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng có cơ hội phát sinh, lây lan.
4.2.2 Địa điểm, quy mô và diện tích chuồng trại của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay, chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi của các hộ chủ yếu là chuồng bán kiên cố Chỉ một số hộ chăn nuôi quy mô trang trại mới đầu tư chuồng kiên cố và các hộ quy mô nhỏ vẫn còn chuồng tạm bợ, cho nên việc tu sửa hàng năm cũng tốn khá nhiều chi phí của người chăn nuôi Hơn nữa, các hộ sản xuất chăn nuôi đa số ở trong khu vực dân cư, còn lại số ít hộ chăn nuôi nằm liền kề khu dân cư.
Bảng 4.25 Mức độ mắc rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn theo địa điểm chăn nuôi
Trong khu Liền kề khu Ngoài khu dân Nội dung dân cư dân cư cư
SL CC SL CC SL CC
Mức độ mắc rủi ro dịch bệnh 66 100,00 20 100,00 9 100,00
- Lợn có mắc bệnh nhưng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng những hộ nuôi trong khu dân cư có tỷ lệ lợn mắc bệnh thường xuyên hơn những hộ nuôi ngoài khu dân cư Trong số các hộ chăn nuôi trong khu dân cư có tới 62,12% số hộ mắc bệnh thường xuyên, 33,33% số hộ có lợn mắc bệnh nhưng không thường xuyên và chỉ có 1,52% số hộ có lợn không mắc bệnh Với các hộ chăn nuôi liền kề khu dân cư tỷ lệ số hộ có lợn
86 mắc bệnh thường xuyên giảm xuống chỉ có 25%, 70% số hộ có lợn mắc bệnh nhưng không thường xuyên và có 5% số hộ chăn nuôi có lợn không mắc bệnh. Với các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư, có tới 55,56% số hộ chăn nuôi lợn không bị mắc bệnh, 33,33% số hộ lợn mắc bệnh nhưng không thường xuyên và chỉ có 11,11% số hộ lợn mắc bệnh thường xuyên.
Do đó, việc giải quyết khi gặp dịch bệnh rất khó Chính vì vậy, mong muốn của người sản xuất chăn nuôi là có khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và kiểm soát, khoanh vùng dễ dàng khi có dịch bệnh xảy ra Nhưng với tình hình hiện nay, để thực hiện được điều này thì rất khó khăn, bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là chính sách về đất đai và quỹ đất phục vụ sản xuất hạn hẹp Bên cạnh đó, việc di rời các chuồng, trại chăn nuôi trong khu dân cư cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc mà hộ chăn nuôi cần quan tâm.
4.2.3 Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thú y
Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế Lực lượng quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là thuốc thú y ở cấp cơ sở còn mỏng, nhất là trình độ cán bộ thú y cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu về thú y của người chăn nuôi trong huyện Mặt khác, phụ cấp của nhà nước đối với cán bộ thú y cấp cơ sở còn quá thấp, chưa tạo được cho họ yên tâm trong công tác, làm giảm tâm huyết yêu nghề của cán bộ thú y cơ sở.
Bảng 4.26 Trình độ chuyên môn cán bộ thú y
STT Chỉ tiêu SL CC
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du (2017) Một số bộ phận chuyên môn chưa làm tốt vai trò tham mưu cho chính quyền cơ sở trong lĩnh vực quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, phát hiện, báo cáo tình hình dịch bệnh với cấp có thẩm quyền chưa kịp thời.
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, trình độ của cán bộ thú y trên địa bàn huyện Tiên Du còn rất thấp, có tới 50% số cán bộ thú y chỉ đạt trình độ trung cấp, và vẫn còn tới 12,5% số cán bộ thú ý mới qua đào tạo sơ cấp Số lượng cán bộ thú y đạt trình độ cao đẳng là 16,67%, đại học là 12,5% và sau đại học là 8,33%. Như vậy, đội ngũ cán bộ thú y trên địa bàn huyện Tiên Du có trình độ đào tạo rất thấp, chưa kể tới còn nhiều cán bộ thú y trẻ, số năm kinh nghiệm làm việc chưa cao dẫn đến việc yếu kém trong hướng dẫn chỉ đạo các hộ chăn nuôi phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn Điều này đòi hỏi các cán bộ thú y phải được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian tới.
4.2.4 Chính sách tiêm phòng và quản lý thuốc thú y trên địa bàn huyện Tiên
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện chưa điều tra thường xuyên để nắm tổng đàn lợn trong huyện nên khi các địa phương đăng ký số lượng vaccine tiêm phòng cho đàn lợn trên địa bàn huyện để tỉnh cấp hỗ trợ chưa sát và chưa phù hợp với nhu cầu của hộ chăn nuôi Bên cạnh đó, còn có một số hộ chăn nuôi chưa thực sự đồng thuận phối hợp với cán bộ cấp cơ sở để thực hiện việc quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi lợn cho hộ, cũng như trong vùng Đồng thời, thời gian từ khi đăng ký đến thời điểm cấp vaccine khá xa nhau so với một lứa lợn nuôi nên lượng vaccine cung cấp để tiêm phòng chưa sát với nhu cầu và thời gian, do đó đã xảy ra tình trạng lúc thừa, lúc thiếu vaccine Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt đối với một số hộ chăn nuôi không chấp hành thực hiện theo chủ trương, kế hoạch tiêm phòng của tỉnh, huyện, để gây ra dịch bệnh lây lan không những cho hộ mà còn lây lan cho hộ khác, thậm chí cho cả vùng chăn nuôi xung quanh.
Định hướng và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh
RO DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
Rủi ro bệnh dịch trong ngành chăn nuôi gây thiệt hại rất lớn nhưng công tác quản lý bệnh dịch lại chưa mang lại hiệu quả, hiệu lực pháp lý của các chính sách chưa cao Qua tìm hiểu về thực trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho thấy những vấn đề tồn tại của các chính sách quản lý rủi ro dịch bệnh tập trung vào các vấn đề lớn gồm tiêm phòng, vệ sinh môi trường, quản lý bệnh dịch, quản lý nguồn giống, quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và quy mô đất đai xây dựng chuồng, trại. Định hướng trong việc quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Du những năm tới như sau:
+ Thứ nhất, chính sách cần cụ thể hơn về đối tượng chịu sự tác động và đối tượng thực hiện Cụ thể hiện nay ở Tiên Du chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ lệ cao Nhưng trên thực tế các đối tượng được hưởng lợi và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách lại tập trung vào các đối tượng chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhiều hơn.
+ Thứ hai, cần tăng cường các quy chuẩn, tiêu chuẩn: Công cụ để thực hiện chính sách là các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng còn thiếu Như chất lượng thức ăn cho lợn, giống lợn chưa được cấp chuẩn và phổ biến cụ thể rõ ràng cho người có trách nhiệm ảnh hưởng đến vấn đề kiểm tra chất lượng thức ăn, giống Đặc biệt, các bên kiểm tra hoạt động của các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú ý còn lỏng lẻo Bởi tính cụ thể hóa tại các văn bản, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền chưa cao nên áp dụng phạt đối với trường hợp vi phạm đang gặp nhiều khó khăn.
+ Thứ ba, cần tăng cường cơ sở pháp lý cho hoạt động của các đơn vị triển
89 khai và thực thi chính sách: Hiện nay công tác này còn thiếu và chưa đồng bộ; chưa tạo được sự yên tâm trong công tác cho các cán bộ thú y, nhất là đối với cán bộ thú y cấp cơ sở Trong khi đó mạng lưới thú y xã và thôn còn rất mỏng và năng lực chuyên môn hạn chế.
+ Thứ tư, cần tăng cường các chính sách khuyến khích người dân chăn nuôi: Đối với hộ chăn nuôi là thách thức từ dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch bệnh ở lợn vẫn thường xuyên bùng phát ở nhiều tỉnh, thành và địa phương trên cả nước gây ra không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi ở các vùng không bị dịch, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm ở những vùng không có dịch Rất nhiều người chăn nuôi đã bỏ hẳn chăn nuôi lợn để chuyển sang chăn nuôi loại vật nuôi khác hoặc sang hoạt động ở lĩnh vực khác Chính vì vậy cần có các chính sách khuyến khích người dân chăn nuôi, tập huấn giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và ứng dụng phòng, chống dịch bệnh ở lợn, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi Hỗ trợ người chăn nuôi khi có dịch lớn xảy ra trên địa bàn Đặc biệt, cần có chính sách đất đai phù hợp, chuyển sang vùng chuyên chăn nuôi lợn tách biệt với khu dân cư, khả năng cách ly tốt.
4.3.2.1 Giải pháp cho các hộ chăn nuôi a Nâng cao khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật
Người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng có một vốn quý đó chính là đức tính cần cù chịu thương, chịu khó và cũng rất ham học hỏi những kiến thức mới, cách làm mới Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và có lợi nhuận cao, người nông dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn do Sở NN & PTNT Bắc Ninh và Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Du tổ chức nhằm nâng cao kiến thức về chăn nuôi lợn, đặc biệt là kiến thức về quản lý dịch bệnh ở lợn, chuyển giao công nghệ mới và phải mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới đó. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động chăn nuôi của mình từ nhiều kênh khác nhau, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt về rủi ro và kỹ năng quản lý rủi ro là một điều cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh đó cần phải thực hiện tốt các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển và quản lý, phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi nói
90 chung và chăn nuôi lợn nói riêng Đặc biệt, khi được Nhà nước tạo điều kiện dành quỹ đất để các hộ phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thì cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi, chất lượng đầu vào trong chăn nuôi, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khuyến nông, thú y địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp để góp phần vào việc quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn nhằm đạt hiệu quả cao Đồng thời, cần tìm hiểu và tham gia các loại hình bảo hiểm nông nghiệp để chia sẻ rủi ro. b Tăng cường vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tiêm phòng vaccine cho đàn lợn
Thường xuyên thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, đặc biệt là chuống, trại lợn, đồng thời hạn chế người lạ đến thăm chuồng, trại và không được tiêu thụ lợn thịt bị bệnh; xử lý tiêu hủy lợn bị bệnh đảm bảo đúng kỹ thuật và quy trình Hằng ngày, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong chuồng, trại và xung quanh chuồng, trại, đồng thời khơi thông cống rãnh, đốt rác thải Khi chưa có lợn ốm thì tẩy uế tháng 1 lần, khi có lợn ốm tuần 3 lần. Dùng nước vôi loãng, nước xà phòng khử trùng chuồng trước khi đưa lợn vào nuôi và sau khi xuất lợn Để chuồng 3 - 5 ngày trước khi nuôi lứa mới Khi có lợn trong chuồng nuôi, có thể dùng các loại hoá chất khử trùng Cần có ô chuồng cách ly: lợn ốm phải cách ly để chữa trị Lợn mới mua về nuôi riêng 2 tuần không có biểu hiện bệnh mới cho nhập đàn.
Máng ăn, máng uống, ủng, dụng cụ chăn nuôi, rửa sạch, phơi nắng (có thể dựng nước sôi để khử trùng) Các dụng cụ chăn nuôi khác như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ phải thường xuyên được khử trùng bằng cách rửa sạch, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời Khi vào chuồng lợn phải có quần áo bảo hộ Khi ra khỏi chuồng phải để quần áo lại giặt và sát trùng.
Vệ sinh thức ăn và nước uống: Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho lợn ăn Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc Không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng Không cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua từ chợ về không rõ nguồn gốc Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tụ đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống.
Các hộ chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết cho đàn lợn của mình theo chu kỳ phát triển của đàn lợn như 3 bệnh đỏ: lở mồm long móng, tai xanh và dịch tả, nhất là đối với hộ chăn nuôi quy nhỏ và vừa Tuân thủ
91 theo các chủ trương, chính sách, định hướng và kế hoạch của tỉnh, huyện và cơ sở chỉ đạo, như thực hiện mua con giống phải có xuất sứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tiêm phòng đồng loạt. c Tham gia bảo hiểm nông nghiệp
Tham gia bảo hiểm vật nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với các hộ thường xuyên gặp rủi ro trong sản xuất, đặc biệt là rủi ro dịch bệnh Vì việc này đảm bảo cho hộ chăn nuôi có một khoản tiền đền bù khi bị rủi ro nên họ yên tâm và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất Bảo hiểm cũng sẽ giúp một số hộ hạn chế rủi ro, khi áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ yên tâm hơn trong việc đầu tư. Trong thời gian qua các loại dịch bệnh trên đàn lợn liên tiếp xảy ra tại các vùng trên cả nước nói chung và ở huyện Tiên Du nói riêng như tai xanh, lở mồm long móng gây thiệt hại lớn cho hộ chăn nuôi, như vậy khi có bảo hiểm nó có ý nghĩa rất lớn cho hộ chăn nuôi lợn thịt hiện nay Tuy nhiên, do tư tưởng của người dân và đời sống còn khó khăn nên các Công ty bảo hiểm cần có các chính sách bảo hiểm phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và mức sống của người chăn nuôi, nên mức phí thu phải phù hợp, vận động và giải thích người chăn nuôi hiểu được sự chia sẻ rủi ro trong việc tham gia bảo hiểm Hình thức bảo hiểm phải đơn giản, thiết thực, ít tốn kém, quyền lợi và nghĩa vụ người tham gia phải rõ ràng, thủ tục nhanh chóng, kịp thời Bên cạnh đó các cơ quản chức năng của huyện, xã cần hỗ trợ các Công ty bảo hiểm, khuyến khích các hộ nông dân tham gia bảo hiểm để nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh cho hộ chăn nuôi Tổ chức các lớp tập huấn và học tập giới thiệu về tác dụng của việc tham gia bảo hiểm trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
4.3.2.2 Giải pháp với cơ quan quản lý a Tổ chức thực hiện tiêm phòng bắt buộc và mở rộng trên toàn huyện
Ngoài thực hiện kế hoạch định kỳ tiêm vaccine phòng dịch bệnh cho đàn lợn 2 lần/năm, huyện cần tổ chức tiêm phòng bổ sung thường xuyên cho đàn lợn mới nuôi, những đàn đã tiêm phòng nhưng chưa đủ mũi hoặc tiêm phòng rồi nhưng hết thời gian miễn dịch Các loại vaccine hiện nay cần tiêm phòng cho lợn là phòng bệnh tai xanh, lở mồm long móng, 3 bệnh đỏ (gồm bệnh tả, phó thương hàn, thụ huyết trùng) Trường hợp tiêm phòng vaccine mà gia súc, gia cầm nói chung và lợn nói riêng bị phản ứng chết thì áp dụng chính sách hỗ trợ cho