Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
2.1.1 Một số khái niệm về quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn a Nước sinh hoạt
Theo UNESCO: Nước sinh hoạt (nước sạch) là nước an toàn cho ăn uống và tắm giặt, bao gồm nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý song không bị ô nhiễm (nước giếng ngầm, nước giếng khoan được bảo vệ).
Nước sinh hoạt: là nước đáp ứng quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường (gồm 14 chỉ tiêu không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt) Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (có thể gọi là nước sạch nông thôn) (Lê Thị Kim Dung, 2014).
Nước sinh hoạt là nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người; đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/06/2009 (Bộ Y tế, 2017). b Quản lý
Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Bùi Lê Thu Phương, 2017).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2017): “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2017): “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và
Lý Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.
Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”.
Như vậy theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng” (Bùi Lê Thu Phương, 2017). c Dịch vụ
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo Philip Kotler (2014): Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.
Hay “Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu”. d Nông thôn
Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập, mức sống của dân cư thấp hơn đô thị (Viện ngôn ngữ học, 1994). e Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt
Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sinh hoạt, bán lẻ nước sinh hoạt.
Nếu xét dưới góc độ là một dịch vụ công, dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt là những hoạt động của bên cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện. Chính vì vậy, dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt có tính xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng của toàn xã hội là chính, tính kinh tế - lợi nhuận không phải là mục tiêu chi phối hoạt động dịch vụ này.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Nhật Bản Ở Nhật Bản, cung cấp nước sinh hoạt nông thôn không chỉ dựa trên số lượng mà khía cạnh chất lượng là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải đặt ra là nước cấp phải có chất lượng phù hợp hơn, đủ áp lực và số lượng. Đường ống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Nhật Bản đóng vai trò thiết yếu trong các công trình cấp nước và cũng là phần đắt tiền nhất Đầu tư vào công trình cấp nước thì phần hệ thống đường ống thoát nước đã chiếm khoảng 60 - 80% tổng chi phí nguồn quỹ xây dựng Do đó, việc duy tu bảo dưỡng sửa chữa đúng đắn các công trình cấp nước, các đường ống là điều cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu. Quan trọng hơn cả khi thực hiện điều đó là sử dụng nước có hiệu quả vì đó là nguồn tài nguyên có giới hạn không chỉ riêng ở Nhật Bản.
Trong giai đoạn đầu tiên mục tiêu cấp nước là cung cấp nước sinh hoạt, an toàn để ngăn chặn các dịch bệnh trong cộng đồng dân cư ở những đô thị lớn như: dịch tả, thương hàn… và vùng cung cấp nước cho phòng cháy chữa cháy (Trương Công Tuân, 2011).
Quản lý cấp nước sinh hoạt tại Nhật Bản có những bước hoàn thiện đáng kể. Ở Nhật Bản, cấp nước được xem là một trong những dịch vụ thiết yếu nhất được giúp đỡ bởi chính quyền các cấp tỉnh, thành phố và vẫn được sự hỗ trợ của Chính phủ Các chính quyền thành phố, thành thị và nông thôn đều có các cơ quan quản lý sản xuất và phân phối nước sinh hoạt Và họ cung cấp nước cho người dân trong vùng của họ từ một cơ quan chính quyền riêng lẻ, cũng như sự kết hợp của các cơ quan chính quyền với nhau (Trương Công Tuân, 2011).
Theo nghiên cứu viên cao cấp Shimomura Masahiro, phòng kỹ thuật đường ống
- Trung tâm nghiên cứu ngành nước Nhật Bản - JWRC (Toranomon Denkinsiru
2F 2-8-1, Toranomon, Minato - Tokyo 105-1001-Japan) cho biết, Nhật Bản đã dựa trên luật ngành nước, các hệ thống cấp nước được phân loại:
Cấp nước công cộng lớn: phục vụ cho dân số lớn hơn 5001 người.
Cấp nước công cộng nhỏ: phục vụ cho dân số từ 101-5000 người.
Cấp nước tư nhân: cấp nước sở hữu tư nhân cho các tổ hợp tư nhân như các ký túc xá, cụm dân cư có số dân hơn 100 người.
Cấp nước tư nhân nhỏ: phục vụ nước bằng sổ nhận nước với dung tích 10m3 trở lên, được lắp đặt ở các tòa nhà lớn, hộ chung cư.
Cấp nước cực lớn: cấp nước cho các cơ sở cấp nước lớn và nhỏ.
Vấn đề cung cấp và phân phối nước sạch ở Nhật Bản đang áp dụng đó là: Nhật Bản rất quan tâm đến việc sử dụng nước hiệu quả, kiểm soát được mức độ sử dụng nước là biện pháp quan trọng nhất của ngành nước nhằm sử dụng hiệu quả từ góc nhìn kinh tế nước là một nguồn tài nguyên có hạn.
Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản đề nghị các cơ quan chức năng cấp nước đều phải lập kế hoạch hàng năm về kiểm soát mức độ sử dụng nước hiệu quả, tất cả các hệ thống cấp nước sẽ đặt ra là trên 90% sử dụng nước hiệu quả trên tổng số lượng nước sẽ đưa vào hệ thống phân phối (Trương Công Tuân, 2011).
2.2.1.2 Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Indonexia
Tại Indonesia, các nhà máy cấp nước cho đến nay được xem là tổ chức duy nhất có thẩm quyền cung cấp Nước sinh hoạt cho cộng đồng Hiện nay có khoảng
290 nhà máy cấp nước ở Indonesia với sản lượng trung bình khoảng 52.000 lít/s,nhưng cộng đồng chỉ có thể sử dụng 52% sản lượng này, số còn lại bị thất thoát.Mật độ thất thoát nước nếu so sánh với số dân được cấp nước là khoảng 11 lít/s cho 1.000 khách hàng thì đã có 24.960.000 người ở thành thị không có nước dùng.Khi phân tích về công tác quản lý để cải thiện tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngành cấp nước tại Indonesia, nhận thấy rằng trong khâu quản lý có sự yếu kém trong kỹ năng của đội ngũ nhân viên ngành cấp nước, trong đó có cả những nhân viên ghi đồng hồ nước người thường xuyên có mặt ngoài hiện trường tiếp xúc khách hàng, thay mặt ngành để quản lý mạng phân phối nước đã không làm tròn trách nhiệm của mình Thậm chí còn có quá nhiều trường hợp đục ống câu trộm nước chưa được phát hiện (Trương CôngTuân, 2011).
Mục tiêu của các nhà máy nước ở Indonesia là cung cấp nước cho cộng đồng hay khách hàng liên tục trong 24 giờ, thỏa mãn nhu cầu về số lượng và chất lượng tốt có thể chấp nhận được Với sản lượng bình quân khai thác sản xuất Nước sinh hoạt từ 290 nhà máy cấp nước ở Indonesia khoảng 4,5triệu m3/ngày đêm trên lý thuyết là có thể cân đối cho nhu cầu Nước sinh hoạt tại các đô thị, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhưng vấn đề đặt ra ở đây là khâu phân phối Nước sinh hoạt chưa đảm nhiệm được vai trò đưa sản phẩm Nước sinh hoạt từ nhà máy đến khách hàng (qua đồng hồ nước để tính tiền) Khi đi sâu vào vấn đề, các chuyên gia ngành nước tại Indonesia đã rút ra được một số nhược điểm trên mạng lưới phân phối của mình làm giảm năng lực phân phối nước sạch Việc quản lý mạng lưới phân phối chưa khoa học, không đánh giá chính xác được hiện trạng hoạt động của ống, van, thiết bị ngầm thậm chí không cập nhật được chính xác trên họa đồ… gây rất nhiều khó khăn trong viêc đảm bảo cấp nước liên tục cho khách hàng, tăng thất thoát nước; làm cho tình trạng cấp nước không đủ áp lực tại các khu vực dịch vụ công nghiệp, sản xuất… thường xuyên xảy ra Khi nhu cầu không đủ thỏa mãn có thể làm cho nhu cầu nước sạch ban đêm tăng cao bằng nhu cầu ban ngày (Trương Công Tuân, 2011).
2.2.1.3 Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Lào Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình đã xây dựng, các cơ quan cấp nước sinh hoạt và nông thôn Lào đã tiến hành điều tra 36 làng thuộc 7 tỉnh Kết quả chi thấy chỉ có 3 xã (khoảng 8%) quan tâm đến hiệu quả công trình xây dựng Các xã này tự đưa ra 4 vấn đề chính cần được quan tâm Chất lượng công trình, năng lực phục vụ, quản lý hiệu quả và đảm bảo về tài chính Khoảng 52% số làng còn đang băn khoăn về 4 vấn đề trên và chỉ tạm chấp nhận về cấp độ dịch vụ, khoảng 40% số xã không hài lòng vì thiếu sự quản lý có hiệu quả và vấn đề tài chính không đảm bảo việc tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ (Trương Công Tuân, 2011).
Chương trình cung cấp nước và sức khỏe môi trường quốc gia đã xây dựng theo hướng của chiến lược cấp nước nông thôn để đạt được mục tiêu cấp nước và vệ sinh cho vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo của Lào, trong đó đưa ra các hệ thống thu hồi vốn và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực cấp nước ở những nơi có khả năng chi trả cho cấp nước và vệ sinh.
Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn Lào đã đạt được những kết quả đáng kể nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các Ban, Ngành có liên quan của Lào và các tổ chức Quốc tế để cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn nhằm góp phần thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Lào (Trương Công Tuân, 2011).
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa phương
2.2.2.1 Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Đến nay tất cả 19/19 xã, thị trấn ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã có nước máy Tuy vậy, vẫn còn 5 xã khu vực phía bắc huyện với trên 21.000 người dân phải sử dụng nước máy sản xuất từ nguồn nước sông Cửu An, thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải đang bị ô nhiễm nặng Nước sông đen đặc từ thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đúng vào dịp nước trên sông Cửu An, thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, toàn bộ dòng sông đen đặc, bốc mùi hôi thối Từng đàn cá nhao nhác tấp vào bờ ngớp lấy ngớp để vì ngộp thở (Trần Tuấn, 2017). Ông Vũ Văn Viễn, một người dân thôn Từ Ô cho hay, gia đình tôi ở gần sông, mỗi năm vài lần có dòng nước đen, hôi thối tràn về Nước bẩn về cá chết trắng sông, dòng nước ô nhiễm từ các nguồn nước thải bên Hưng Yên và thượng nguồn đổ về làm người dân hết sức lo lắng Ban đầu, gia đình tôi mắc được nước máy thì phấn khởi lắm, thấy nước trong, được sát trùng bằng clo rất yên tâm Mấy năm trở lại đây thấy nước sông ngày càng ô nhiễm, nhà máy nước cứ hút nước ấy lên sản xuất nước máy cho dân chúng tôi dùng Lo lắng về sự ảnh hưởng sức khoẻ từ nguồn nước, gia đình tôi đa xây bể 20 m 3 để chứa nước mưa, phục vụ ăn uống quanh năm, nước máy chỉ để rửa ráy, sinh hoạt Năm xã khu vực phía bắc huyện Thanh Miện gồm các xã Lê Hồng, Đoàn Kết, Tân Trào, Hồng Quang và Ngô Quyền có trên 21.000 người dân sử dụng nước máy của 2 trạm sản xuất nước sạch nông thôn Hai Trạm sản xuất nước sạch xã Lê Hồng và Trạm sản xuất nước sạch xã Đoàn Kết (đều lấy nước sông Cửu An) thuộc Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hưng Đạo, có trụ sở công ty tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trần Tuấn, 2017). Ông Phạm Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết: Xã chúng tôi có 3.357 (chiếm gần 50% nhân khẩu) người dân dùng nước máy của Trạm sản xuất nước sạch Từ Ô (xã Tân Trào) Nước sông Cửu An mấy năm gần đây ô nhiễm đổ về khiến cá chết, người dân rất lo bởi đây là nguồn nước để sản xuất nước máy cho xã Tân Trào và các xã lân cận Nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm đã được cử tri phản ánh, kiến nghị qua các kỳ họp HĐND xã và các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND huyện và HĐND tỉnh Hằng tháng Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vẫn gửi cho xã kết quả xét nghiệm mẫu nước máy với
10 chỉ số hoá lý Hầu hết các chỉ số đều đạt Tuy nhiên do nước sông Cửu An quá ô nhiễm nên người dân vẫn băn khoăn, lo lắng không dám dùng nước máy làm nước ăn uống Hầu hết người dân sử dụng nước mưa để ăn uống Một số hộ dùng nước máy để nấu ăn đều phải mua máy lọc nước RO để lọc lại.
Sông Cửu An bị ô nhiễm không chỉ ở đầu nguồn đổ về, hai bên bờ sông có hàng nghìn hộ dân có chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá xả thẳng chất thải chăn nuôi xuống sông Trạm sản xuất nước sạch thôn Hoành Bồ (xã Lê Hồng) có điểm hút nước cách nguồn nước bẩn của vùng chuyển đổi, nơi xả thải từ chăn nuôi lợn khoảng 60 m Rõ ràng sự ô nhiễm dòng sông ảnh hưởng đến an toàn nguồn nước sinh hoạt Nước máy nhìn thì trong nhưng các chất hoà tan, trong đó có nhiều chất độc hại từ các doanh nghiệp thải ra thì các trạm cấp nước nhỏ, công nghệ bình thường trạm Lê Hồng và Tân Trào khó kiểm soát được Cần sớm chuyển đổi nguồn nước vì sức khoẻ người dân, đồng thời đứng trước sự ô nhiễm ngày càng tăng của hệ thống sông thuỷ nông, ngày 24-10- 2014, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định về việc Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương tới năm 2020 và định hướng tới 2025 Theo đó UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo không sử dụng nguồn nước sông thuỷ nông, sông nội đồng để sản xuất nước sạch Việc chuyển nguồn của các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh tới năm 2018 phải được thực hiện Các trạm cấp nước nông thôn đang sử dụng nguồn nước thô thuộc hệ thống thuỷ nông phải chuyển nguồn sản xuất nước sạch lấy từ các sông lớn hặc mua lại nước sạch của các cơ sở có điều kiện, bảo đảm nước sạch đạt Quy chuẩn 01/2009/QĐ-BYT của Bộ Y tế để phục vụ người dân khu vực nông thôn (Trần Tuấn, 2017). Ông Bùi Hữu Tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Miện cho biết, trong những năm qua, thực hiện chủ trương đưa nước sạch về các vùng nông thôn, các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch và các cấp chính quyền huyệnThanh Miện đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai lắp đặt hệ thống cung cấp nước Đến nay, 14 trong tổng số 19 xã, thị trấn của huyện đã có nước sạch đạt Quy chuẩn 01/2009/QC-BYT của Bộ Y tế Tuy nhiên hiện nay, nước máy ở 5 xã Lê Hồng, Đoàn Kết, Tân Trào, Hồng Quang và Ngô Quyền mới đạt Quy chuẩn 02/2009/QC-BYT Huyện phối hợp với Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã tổ chức các đoàn kiểm tra nguồn nước trước và sau các trạm cấp nước; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp chuyển nguồn nước đầu vào nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân. Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hưng Đạo, đơn vị quản lý 2 trạm cấp nước Lê Hồng và Tân Trào đã cũng hứa chậm nhất trong năm 2018 chuyển đổi xong nguồn nước từ nguồn sông lớn (Trần Tuấn, 2017).
2.2.2.2 Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Trạm cấp nước sạch xã Long Hưng (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ hoạt động hơn 20% công suất thiết kế Trong khi đó, người dân vẫn dùng nước mưa, nước giếng khoan…để sinh hoạt trở thành vấn đề bất cập ở địa phương cần tháo gỡ Xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có khoảng 3.700 hộ dân, nguồn nước sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt là giếng khoan Theo đánh giá của UBND xã, nguồn nước ngầm ở xã Long Hưng chất lượng kém, đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng (Tuyết Chinh, 2016).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du
3.1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20 0 05’30’’ đến 21 0 11’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105 0 58’15’’ đến
106 0 06’30’’ độ kinh Đông Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ.
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/ NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm
01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới (UBND huyện Tiên Du, 2018).
Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Tiên Du, 2018).
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ (UBND huyện Tiên Du, 2018).
3.1.1.2 Địa hình, địa chất Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc