Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước sinh hoạt
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
2.1.1 Khái niệm, quan điểm bản chất quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
* Khái niệm về quản lý:
Theo Hồ Văn Vĩnh (2003), “Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt đươc mục tiêu đề ra” Theo định nghĩa trên thì hoạt động quản lý có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất: Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu.
Thứ hai: Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lý (cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (bộ phận chịu sự quản lý), đây là mối quan hệ ra lệnh – phục tùng Không đồng cấp và có tính bắt buộc.
Chủ thể qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác dộng vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý.
Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý
- Phương pháp Mục tiêu xác đinh
Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý
* Khái niệm về dịch vụ:
Theo Philip Kotler, etal., (2005) dịch vụ (DV) là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.
Theo luật giá năm 2012 dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2012).
Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng theo tác giả “dịch vụ được hiểu tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất hay là các hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của xã hội, và được trả công”.
* Khái niệm về dịch vụ cung ứng:
Dịch vụ cung ứng là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Luật thương mại, 2005).
* Khái niệm về nước sinh hoạt:
- Nước sinh hoạt (nước sinh hoạt) là nước sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở cung cấp nước cung cấp, bảo đảm chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuậtdo Bộ Y tế ban hành (Bộ Y tế, 2015).
- Nước sinh hoạt: Là nước đáp ứng quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường (gồm 14 chỉ tiêu không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN: 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế) (Bộ Y tế, 2009).
* Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt
Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt được hiểu là các hoạt động của các đơn vị trong lĩnh vực bán buôn nước sinh hoạt, bán lẻ nước sinh hoạt.
Nếu xét dưới góc độ là một dịch vụ công, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt là những hoạt động của bên cung ứng nước sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, do các cơ quan công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện Chính vì vậy, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt có tính xã hội, phục vụ cho lợi ích cộng đồng của toàn xã hội là chính, tính kinh tế, lợi nhuận không phải là mục tiêu chi phối hoạt động dịch vụ này (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
Nếu xét dưới góc độ thương mại, dịch vụ cung ứngnước sinh hoạt là một hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là bên khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận Vì thế, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt phải nhằm mục tiêu lợi nhuận, giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa khách hàng và các nhà cung cấp (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Khái niệm về nông thôn: Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã" (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
* Quan điểm về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn:
Từ các khái niệm nêu trên tác giả đưa ra khái niệm sau: Quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn được hiểu là các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước trong lĩnh vực cung ứng nước sinh hoạt, là hoạt động của bên cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn,nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và các chỉ tiêu cấp nước.
2.1.2 Đặc điểm của quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
Dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân mang nhiều đặc điểm của dịch vụ công ích, sau đây là một số đặc điểm quan trọng của dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn:
2.1.2.1 Mang tính dịch vụ công ích
Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
sự phát triển chung của toàn xã hội (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2013) Để góp phần thay đổi nhận thức của người dân thì công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi lối sống, tập quán của người dân nông thôn, giúp người dân tiếp cận hơn đến lối sống văn minh Chính vì thế, nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền vận động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).
Mặc dù trình độ dân trí và ý thức về sử dụng nước hợp vệ sinh ngày càng được cải thiện thông qua truyền thông, vận động Tuy nhiên, ở một số vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế thì ý thức trong việc sử dụng nước sạch chưa cao, người dân vẫn còn sử dụng các nguồn nước truyền thống (ngoài một số lý do về phải trả tiền nước hay nguồn nước không đảm bảo) Ở các công trình CNTT có thu phí người dân chỉ dùng cho một số nhu cầu thiết yếu như ăn uống, còn lại các nhu cầu khác như tắm giặt, vệ sinh vẫn còn dùng các nguồn nước sẵn có(ao, hồ, sông, giếng, bể lu nước mưa, ). Thực tế ở các vùng nông thôn khó khăn, chi phí cho việc sử dụng nước từ các công trình CNTT (nếu có) là rất thấp, nhiều nơi không thu Việc chi trả của người sử dụng nước mới chỉ đáp ứng được cho công tác quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ (ở các tỉnh đồng bằng và duyên hải), nhiều trường hợp thu không đủ chi Ở những tổ chức quản lý nhiều hệ thống,kinh phí trang trải cho các hoạt động quản lý vận hành được cân đối giữa các công trình với nhau (Nha Đam, 2017).
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt ở một số nước trên thế giới
Tại hội nghị thượng đỉnh Quan hệ đối tác Chính phủ mở năm 2018 ởTbilisi (Gruzia) hồi tháng trước, quản trị nguồn nước bắt đầu nhận được sự chú ý và một vài tổ chức đã cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự của chính phủ trong lĩnh vực nước Hầu hết người dân Indonesia không nhận thức được quyền lợi đối với lĩnh vực nước sinh hoạt Ví dụ như các công ty cung cấp nước có được phép tự ý dừng cung cấp nước cho người dân nếu thấy họ không có khả năng thanh toán Thực tế hiện nay tại Indonesia là hầu hết các giấy phép khai thác nước đều không dựa trên dữ liệu chính xác về nguồn nước sẵn có tại một dòng sông, lưu vực hoặc tầng chứa nước Vì vậy, hạn ngạch khai thác nước sạch có thể không được dựa trên một đánh giá chính xác về lượng nước thực sự có sẵn Xung đột thường xảy ra khi những người sử dụng nước, chẳng hạn như nông dân, cáo buộc những người sử dụng khác, đôi khi là các doanh nghiệp, trong việc khai thác nước quá mức dẫn đến tình trạng hạn hán Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể khai thác nước từ trong lòng đất mà không ảnh hưởng nhiều đến mức nước ở các sông hồ Do vậy cuộc khủng hoảng nước mà nông dân đang trải qua có thể không phải do khai thác công nghiệp Nhưng vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ nên khó để tranh luận và thuyết phục các bên liên quan về nguyên nhân thực sự của vấn đề. OGP là một sáng kiến đa phương được phát động vào năm 2011, trong đó Indonesia nằm trong số các thành viên sáng lập Mỗi quốc gia thành viên dự kiến sẽ tạo ra một kế hoạch hành động hai năm với những sáng kiến khác nhau, từ tiếp cận, thông tin đến sự tham gia của công chúng, trách nhiệm giải trình và đổi mới công nghệ để quản trị tốt hơn(Thông tấn xã Việt Nam, 2018).
Tuy nhiên, vấn đề về nước không phải là trọng tâm chính của kế hoạch hành động OGP Hầu hết các vấn đề OGP xoay quanh các chủ đề quản trị chung như chống tham nhũng, ngân sách mở, dịch vụ công, tự do thông tin…Ngoại trừ các cam kết đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác OGP chưa được biết đến rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến nước. Tương tự như vậy, các tổ chức xã hội dân sự thường làm việc về các chủ đề quản trị chung, họ không nhất thiết phải tham gia vào cuộc đối thoại với chủ đề về nguồn nước Tuy nhiên, OGP có nhiều tiềm năng để thúc đẩy quản trị nguồn nước Các cam kết liên quan đến nước nếu được quan tâm một cách đúng mực sẽ tạo ra kết quả có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện quản trị nước.
Những người đã hoạt động trên cơ sở OGP cần tham gia vào các kế hoạch quản trị tốt nguồn nước để tiếp tục thúc đẩy các cơ chế và tiềm năng của OGP.Đổi lại, những người quan tâm đến dự án sử dụng nước sạch cũng cần biết chương trình nghị sự mà họ có thể tiến hành OGP có thể cung cấp cơ sở để thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu liên ngành giữa các cơ quan và các tổ chức xã hội dân sự trong cùng một khu vực Các cam kết OGP có thể được phát triển thành lộ trình với những hàm ý thực sự về quản trị nguồn nước tốt, cải thiện tính minh bạch, ban hành các mức dịch vụ, công bố mức dịch vụ, cơ chế khiếu nại và cách thức giải quyết (Thông tấn xã Việt Nam, 2018).
Theo báo cáo tổng kết dự án “Chiến lược quảnlý nước tại Singapore”
(2013) của Ủy ban Tiện ích công cộng (PUB), là cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore Chương trình quản lý cầu NSHĐT gồm các giải pháp chính:Cơ cấu lại giá, nâng cấp hệ thống đo lường; Phát triển quyền sở hữu các lưu vực; Chương trình hộ gia đình dùng nước hiệu quả WEH; Lập quỹ tiết kiệm nước cho các công ty Kết quả thu được sau chiến dịch ước tính được mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ 167 lít/ngày năm 2003 xuống còn 152 lít/ngày năm 2013 và dự kiến giảm xuống 147 lít/ngày vào năm 2020 Chương trình phát triển quyền sở hữu các lưu vực, thông qua chương trình phát triển quyền sở hữu nước, đã có hơn 20 lưu vực được địa phương và cộng đồng quản lý, và dự kiến con số này tăng lên là 100 lưu vực vào năm 2017 Chương trình: hộ gia đình dùng nước hiệu quả với cam kết mỗi hộ gia đình tiết kiệm 10% lượng nước sử dụng, và 10 lít nước mỗi ngày Để thực hiện chương trình này PUB đã cấp phát miễn phí bộ điều chỉnh dòng trong vòi nước, túi tiết kiệm nước, tờ rơi với các mẹo bảo tồn Bên cạnh đó, PUB thiết lập một trang web về tiết kiệm nước và các hộ gia đình có thể vào trang web này để đăng ký tham gia chương trình WEH Kết quả chương trình WEH là đã có 68 trong tổng 84 khu dân cư đợt bầu cử năm 2005 đăng ký và tham gia chương trình một cách tích cực hiệu quả; một phần ba các hộ gia đình trong nước đã lắp thiết bị tiết kiệm nước, các hộ gia đình này đã giảm hóa đơn dịch vụ nước hàng tháng 5% do tăng hiệu quả sử dụng Theo Báo cáo tại cuộc họp điều phối thứ 10 của Chương trình trao đổi dịch vụ dân sự Thái Lan-Singapore của cơ quan dịch vụ công ích Singapore SPUB (2005) Ở Singapo, một chính sách về giáo dục thường được cụ thể hóa từ việc xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp và việc phân phát định kỳ các tài liệu nhằm cung cấp thông tin cho người dân Rất nhiều giáo viên được mời tham dự các buổi seminar về công tác tiết kiệm nước để có thể truyền đạt đến học sinh Nhiều chiến dịch tiết kiệm nước đã tiến hành nhằm kêu gọi người dân thay đổi thói quen sử dụng nước Theo điều tra của cơ quan này, chính nhờ chương trình giáo dục mà 86% người dân đã thực hành tiết kiệm nước bằng nhiều hành động cụ thể khác nhau Việc áp dụng giải pháp truyền thông giáo dục trong thực hiện quản lý cầu NSHĐT có ý nghĩa thực tiễn cao, nhưng cần được lên kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, toàn diện và duy trì thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao Singapore đã thực hiện các chiến lược bao gồm mở rộng các vùng lưu vực, các chiến lược cung cầu nước (bao gồm cơ chế giá và phi giá), kiểm soát ô nhiễm nước và đầu tư lớn vào nghiên cứu công nghệ phát triển các nguồn nước không thông thường như nước thải được xử lý chất lượng cao và nước khử muối Ngoài các chương trình giáo dục, thông tin và truyền thông thì sự hợp tác giữa các khu vực nhà nước, tư nhân và người dân là những thành tố mạnh mẽ của các chiến lược nhằm đạt được sự thay đổi thái độ lâu dài trong công chúng và các ngành công nghiệp đối với việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm hiệu quả (Khánh Minh, 2017).
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
2.2.2.1 Tình hình quản lý cung ứng nước sinh hoạt ở Vĩnh Phúc
Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hệ thống mạng cấp nước Bắt kịp cùng với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ cũng như các giao dịch điện tử như ngày nay, Cấp nước Vĩnh Phúc đã chuyển đổi phương thức phát hành hóa đơn giấy truyền thống sang phương thức phát hành hóa đơn điện tử chính thức từ tháng 7/2017 Công ty đã lựa chọn sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử của Viettel và được tích hợp với phần mềm quản lý khách hàng CityWork để có thể sử dụng các nghiệp vụ hóa đơn điện tử tập trung trên giao diện Phần mềm CityWork (Đô Huê, 2017).
Nhằm hướng đến phương thức thanh toán chuyên nghiệp hơn, công ty đã trang bị các máy in nhiệt tại quầy thu, phát hành thẻ khách hàng, gửi tin nhắn thông báo số tiền cần thanh toán đến khách hàng trước thời gian thu tiền nước.Qua đó, đơn giản hóa thanh toán tiền nước, khách hàng biết trước số tiền nước phải trả thông qua tin nhắn SMS để chủ động thanh toán trong thời gian quy định tại các quầy thu Đội ngũ nhân viên thu ngân chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, có đầy đủ trang thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện thanh toán để giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác(Đô Huê, 2017).
Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp như thanh toán qua thẻ ATM, dịch vụ internet banking, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hoặc nộp tiền mặt ngay tại ngân hàng gần nhất có hợp tác với công ty Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán tiền nước qua điện thoại di động thông qua hệ thống Bank plus của mạng Viettel với nhiều ưu điểm vượt trội, tiện lợi cho cho người sử dụng.Việc triển khai hóa đơn điện tử là một sự thay đổi lớn của Công ty nói riêng với các doanh nghiệp khác nói chung với nhiều lợi ích đáng kể Tiết kiệm chi phí tối ưu cho doanh nghiệp: Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, với việc sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều nhân lực và thời gian để phục vụ cho công việc in ấn, phát hành hóa đơn đỏ. Chính bởi số tiền đầu tư cho hoạt động này không nhiều, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được khoảng 90% chi phí phải bỏ ra so với trước đây (tức là số tiền phải bỏ ra chỉ bằng 1/10 so với ban đầu) (Đô Huê, 2017). Đảm bảo độ chính xác, an toàn cao, tránh tình trạng giả hóa đơn: Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp bảo vệ mình một cách tốt nhất mà còn giúp người tiêu dùng, khách hàng yên tâm, tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, tránh tình trạng giả hóa đơn: Với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và khởi tạo mẫu hóa đơn ngay trong ngày mà không cần quá nhiều thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi như trước đây Nhờ quá trình khởi tạo hóa đơn nhanh chóng, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như nhân lực thực hiện Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử xác thựccũng sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng thống kê hồ sơ, đơn giản hóa hệ thống quản lý, kiểm tra, đánh giá trong quá trình làm việc (Đô Huê, 2017). Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng: Khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể xuất – gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các cách thức như: Gửi thông tin hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tin nhắn SMS, Hỗ trợ xuất hóa đơn trực tiếp trên Website chăm sóc khách hàng, In biên lai hóa đơn tiền nước bằng máy in nhiệt tại quầy thu hoặc in biên lai hóa đơn tại nhà khách hàng thông qua máy in nhiệt di động(Đô Huê, 2017).
Với nhiều lơi ích vượt trội, ưu việt, có thể khẳng định, việc sử dụng hóa đơn điện tử và mở rộng các phương thức thanh toán là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, là thể hiện sự “khoa học, văn minh, chủ động, an toàn và hiệu quả”, là xu hướng hiện nay của các công ty cấp nước thực hiện theo dự kiến lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế từ năm 2018 (Đô Huê, 2017). Đặc biệt, với việc áp dụng giải pháp tổng thể mạng cấp nước CityWork mang đến cho các đơn vị cấp nước một giải pháp tổng thể tích hợp liên thông hóa đơn điện tử, SMS, thanh toán vào phần mềm quản lý khách hàng Việc liên kết, tích hợp phát hành hóa đơn điện tử tập trung trên hệ thống CityWork hỗ trợ quản lý được đồng bộ và thuận tiện, tránh những sai lệch không đáng có CityWork quản lý tập trung từ việc phát hành hóa đơn, thanh toán tiền nước đến việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử Website chăm sóc khách hàng trên hệ thống CityWork đảm bảo tính bảo mật thông tin hóa đơn của khách hàng thông qua việc khách hàng muốn tra cứu thông tin cần đăng nhập theo tài khoản đã được cung cấp, hỗ trợ đầy đủ các tiện ích đáp ứng yêu cầu tra cứu của người dùng nước: Tra cứu chỉ số, tra cứu hóa đơn, in ấn hóa đơn,
… Ngoài ra ứng dụng “NUOCSACH” được cài đặt trên thiết bị di động cũng hỗ trợ người dùng nước tra cứu thông tin chỉ số, hóa đơn tiền nước một cách nhanh chóng, dễ dàng (Đô Huê, 2017).
2.2.2.2 Tình hình quản lý cung ứng nước sinh hoạt tại Hà Nam
Là một trong những địa phương có nguồn nước ngầm bị nhiễm asen nặng bởi tình trạng ô nhiễm, do đó để đáp ứng được nhu cầu người dân, vừa đảm bảo được chất lượng nước sạch, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường, mang nước sạch về nông thôn, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung quản lý toàn diện từ thiết kế kỹ thuật, quy trình vận hành sản xuất nước và công tác kiểm định nguồn nước Trước khi triển khai đầu tư, hệ thống xử lý nước sinh hoạt phải được thiết kế đảm bảo phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn; quy trình vận hành, xử lý đúng thiết kế (Chu Lương, 2017).
Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam được triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan Đặc biệt, các ngành và địa phương đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình cấp nước, với công suất 4.500m3/ngày đêm, nhà máy này đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch bấy lâu nay cho 5 xã trong vùng (Chu Lương, 2017).
Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ (Chương trình PforR), trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang phát huy hiệu quả cao, góp phần quan trọng cải thiện đời sống dân sinh và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 92%, có 70% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) và 63% có chuồng trại chăn nuôi HVS, gần 88% trường học có nhà tiêu và nước sạch HVS, Tỷ lệ trạm y tế có nhà tiêu và nước sạch HVS là 92% (Chu Lương, 2017). Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung nhằm giúp người dân tiếp cận với dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay nhận thức thức về sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều hộ dân vẫn còn hạn chế Tình trạng nhiều hộ lắp đồng hồ nước nhưng không phát sinh hóa đơn sử dụng nước, có tình trạng nhiều hộ lắp đồng hồ trong tình trạng “chờ” gần 2 năm liền, bể chứa, đường ống không được vệ sinh, đến lúc sử dụng lại không lau rửa nên xảy ra tình trạng vẩn đục (Chu Lương, 2017).
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên a Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Huyện Quế Võ nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Ninh 10km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Nam Tọa độ địa lý từ 21o04’00” đến 21o11’00” độ vĩ Bắc và từ 106o05’50” đến 106o17’30” độ kinh Đông; có diện tích 155,112 km2; vị trí tiếp giáp với các huyện sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Dũng, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Đông giáp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Huyện Quế Võ có QL 18 từ Nội Bài đến Quảng Ninh chạy qua địa phận Huyện dài 22km, là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa huyện với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc (Ủy ban nhân dân huyện Quế Võ, 2018).
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Võ
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Quế Võ (2018) b Địa hình địa mạo
Do nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình huyện Quế Võ tương đối bằng phẳng Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc