Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bưởi đỏ
Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Malcom (1983), phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Khái niệm về phát triển trong phép biện chứng duy vật, dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp Mặt khác phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Nguyễn Công Tiệp, 2011).
Phát triển là một quá trình tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn, không có bạo lực (Lê Văn Diễn, 1991).
Theo Gerard (1993), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản Ở đây, phát triển được xem là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn các nhu cầu cơ bản Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn có nội dung xã hội Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản.
Raman Weitz (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị con người, phát triển là : “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…”.
Khi nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mức sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005) Ngoài ra, việc đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển.
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.
Các quá trình phát triển đã thể hiện một dấu hiệu tốt là sự tăng thu nhập, tăng vốn, tăng năng suất; tuy nhiên phải trả giá cao cho sự phát triển, tăng trưởng trong quá trình thay đổi cơ cấu, hiện đại hoá, quốc tế hoá và phát triển rộng khắp do có xung đột giữa các khu vực Ví dụ, nông nghiệp phải mất đất cho công nghiệp và dịch vụ; xung đột giai cấp công nhân, nông dân và các chủ đất với các nhà kinh doanh tư bản, các chủ sở hữu các công ty công nghiệp và dịch vụ Năng suất này có được là do những biến đổi cơ bản về công nghệ nhưng chỉ đưa lại lợi cho những người này và mất mát cho những người khác (Nugent, 1991).
Tóm lại, phát triển là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2 Sản xuất và phát triển sản xuất
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống, tích lũy và xuất khẩu).
Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là chủ yếu (dẫn theo Nguyễn Công Tiệp, 2011).
Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn đầu vào được kết hợp theo các cách thức nhất định nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích (đầu ra) theo nhu cầu của xã hội Trong phạm vi nền kinh tế, sản lượng đầu ra đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Phát triển sản xuất cây có múi, cây bưởi trên thế giới
Cây ăn quả có múi là loại cây ăn quả quan trọng nhất, tổng diện tích trồng quả có múi toàn thế giới trên 7 triệu ha (Bảng 2.2), tập trung nhiều ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới như Tây Ban Nha, Brazin, Mỹ, Trung Quốc và các nước ven Địa Trung hải Tức là được trồng nhiều từ vĩ tuyến 30 đến 35 o Hiện nay sản xuất cây ăn quả có múi từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng các nước cận nhiệt đới. Nguyên nhân là điều kiện tự nhiên, kỹ thuật khai thác có tiến bộ, những trở ngại do nhiệt độ ở vùng ôn đới đã hạ thấp hơn ảnh hưởng đến sản lượng cây ăn quả có múi Điều quan trọng hơn là dân số các nước nhiệt đới tăng nhanh, điều kiện kinh tế khá hơn nên nhu cầu tiêu thụ quả có múi tăng, kéo theo sản xuất tăng Hàng năm, sản lượng cây có múi toàn thế giới là trên 100 triệu tấn, trong đó sản lượng cam quýt sản xuất tới 65 triệu tấn hoặc cao hơn, chiếm 27% so với tổng số các loại trái cây khác (Nguyễn Công Tiệp, 2011).
Cam quýt có nhiều loại, trong đó quan trọng nhất là cam, chiếm tới 82% tổng sản lượng quả có múi Quýt, chanh vỏ mỏng, bưởi chùm tăng nhanh hơn, 3 loại quả này đều là cây của vùng nhiệt đới, nên sản xuất cam quýt nhiệt đới tăng nhanh.
Hàng năm, diện tích bưởi toàn thế giới trên 250 ngàn ha, sản lượng từ 3,6 đến 5 triệu tấn, chiếm khoảng 3,5 % tổng diện tích cây có múi và 4,8% sản lượng cây có múi Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi nói chung và bưởi nói riêng chưa ổn định (Nguyễn Công Tiệp, 2011).
Trong tiêu thụ, cam quýt dùng ăn tươi một phần còn đa số (2/3 sản lượng) qua chế biến Các nước ôn đới tỷ lệ cam quýt chế biến 80- 90% trong khi đó các nước nhiệt đới chủ yếu ăn tươi, nên tỷ lệ chế biến rất thấp Một số quả như cam, bưởi chùm chế biến dễ dàng nhất, đảm bảo chất lượng tốt nên được nhiều người yêu thích Quýt, bưởi, bưởi chùm tiêu thụ chủ yếu ở các nước nhiệt đới.
Năm 2004, diện tích và sản lượng cam chanh đứng đầu thế giới là Brazin với diện tích cam 820.267 ha, sản lượng đạt trên 18 triệu tấn, diện tích trồng chanh là 52.000 ha, sản lượng 1 triệu tấn Thứ đến là Mêxicô và Mỹ Cả Mỹ và Mêxicô đều có diện tích trồng cam là 330.000 ha Tuy nhiên sản lượng cam của Mỹ rất cao đạt hơn 11 triệu tấn cao hơn nhiều so với Mêxicô có hơn 3 triệu tấn Hiện nay, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu bưởi chính trên thế giới với 4 vùng sản xuất chính làFlorida, Texas, Arizona và California Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng bưởi của bang Florida đạt 25 triệu thùng (2004) Đứng sau Braxin, diện tích trồng chanh của Ấn Độ là 55.000 ha với sản lượng hơn 1,4 triệu tấn Ngoài ra còn phải kể đến một số nước khác cũng có diện tích trồng cam lớn như Trung Quốc 298.734.739 ha, Tây ban Nha 140.000 ha, Pakistan 130.000 ha tương ứng với sản lượng là khoảng xấp xỉ 2 triệu tấn, 2,9 triệu tấn, 1,2 triệu tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Tại Ấn Độ, bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tương với bưởi chùm Bưởi có thể trồng được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm Ngoài 26 nước có diện tích trồng cam chanh với diện tích tương đối lớn còn 51 nước khác cũng được FAO thống kê. Tuy nhiên diện tích và sản lượng còn thấp Các nước xuất khẩu cam chanh chủ yếu là Tây Ban Nha, Thái Lan,… các giống cam chanh được ưa chuộng trên thị trường là Wasingtơn, Navel, Samouti của Israsel, các giống quýt Địa Trung Hải như Clementin, quýt đỏ Danxuy và Unshin (Lương Thị Kim Oanh, 2011).
2.2.2 Tình hình sản xuất bưởi ở nước ta Ở Việt Nam nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực Hiện nay bưởi ở nước ta được trồng 3 vùng chủ yếu là:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các loại bưởi ưa chuộng và trồng hiện nay là bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền Theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long là 41.267ha bằng 61,16% diện tích cây ăn quả có múi cả nước Năng suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 7,4 tấn/ha.
Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi toàn vùng là 7.743 ha với sản lượng 22.661 tấn Trong vùng này có hai vùng bưởi dặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê Với ưu việt của mình, diện tích bươi Phúc Trạch ngày được mở rộng Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600ha, trong đó có khoảng 950ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng (Lương Thị Kim Oanh, 2011).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến năm 2009 cả nước có 776,2 nghìn ha cây ăn quả, trong đó diện tích bưởi, bòng là 45,2 nghìn ha Cũng dễ dàng nhận thấy rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm hecta bưởi là: vùng bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ (khoảng 300 ha), bưởi Diễn - Hà Nội (riêng xã Phú Diễn có khoảng 53 ha với 600 hộ trồng, xã Thượng Mỗ huyện Hoài Đức - Hà Nội diện tích bưởi Diễn khoảng 125 ha), Phúc Trạch - Hà Tĩnh (1.250 ha), Thanh Trà - Thừa Thiên Huế (165,2 ha), Biên Hòa - Đồng Nai… đặc biệt là vùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, chỉ riêng bưởi Năm roi ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đã khoảng 10.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn/năm, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long với diện tích 4,5 nghìn ha cho sản lượng 31,3 nghìn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng Năm roi của cả nước, trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 nghìn ha với sản lượng gần 30 nghìn tấn Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang: 1,3 nghìn ha Giống bưởi Da xanh mới chọn lọc cách đây khoảng chục năm nhưng diện tích trồng giống bưởi này ở Bến Tre đã có 1.544 ha (Lương Thị Kim Oanh, 2011).
Trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao Ở Thượng Mỗ Hà Nội người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 -5 lần so với trồng lúa Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên khoảng trên 10 triệu đồng Còn đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu được mỗi năm 15 - 20 triệu đồng/năm Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả của trồng bưởi Năm Roi không có gì phải bàn cãi vì giá mỗi chục bưởi (14 quả) loại 1 thấp nhất cũng 68 ngàn đồng và lên đến 120 ngàn đồng trong thời điểm từ tết nguyên đán đến tháng 5 âm lịch, tính ra 1 công bưởi (1000 m 2 ) thu được vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm Các hộ trồng bưởi Da Xanh ở tỉnh Bến Tre đều thu nhập trên 150 triệu đồng/ ha.Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi của nước ta chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước Một vài năm gần đây đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký thương hiệu một số giống bưởi ngon ở nước ta như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Hiện nay mặt hàng bưởi da xanh là đặc sản của tỉnh Bến Tre, đã được xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới(Lương Thị Kim Oanh, 2011).
2.2.3 Tình hình sản xuất bưởi đỏ ở tỉnh Hòa Bình
Cây ăn quả có múi được xác định là 1 trong 3 loại cây chủ lực trong quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình Diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh gần 5.000 ha Diện tích trồng bưởi gần 2.000 ha, trong đó diện tích bưởi đỏ khoảng 900 ha và được trồng khá tập trung Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu sản phẩm Qua tìm hiểu được biết, cây bưởi đỏ già nhất hiện nay có tuổi đời 34 năm Đến nay có nhiều cơ sở để chứng minh giống bưởi này dù hoàn toàn không có chủ đích nhưng nó là sản phẩm lai hữu tính có nguồn gốc từ vùng Tân Lạc và là loài cây bản địa của địa phương Đây là lợi thế quan trọng để phát triển thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình so với các giống bưởi khác (Đinh Thắng, 2016).
Trong giai đoạn trước năm 2011, sản xuất cây bưởi đỏ rất manh mún, chủ yếu ở quy mô vườn hộ gia đình tại một số xã Đông Lai, Thanh Hối của huyện Tân Lạc Từ năm 2012 trở lại đây, diện tích bưởi đỏ tăng rất nhanh, không chỉ trong địa bàn huyện Tân Lạc mà phát triển mạnh sang huyện Lạc Sơn, Kim Bôi Bưởi đỏ được trồng phổ biến trên diện rộng do dễ trồng, dễ chăm sóc, trung bình mỗi ha trồng được 300-350 cây Sau thời gian kiến thiết 3 - 4 năm, bước vào thời kỳ kinh doanh, trung bình mỗi cây có thể thu 200 - 300 quả thương phẩm, giá bán trung bình 25.000 đồng/quả, giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/ năm Mặc dù diện tích bưởi đỏ phát triển nhanh trong 3 năm lại đây nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn phải giải quyết, từ kỹ thuật nhân giống đến canh tác, phòng trừ dịch hại đến khâu thu hoạch, bảo quản và thị trường tiêu thụ Đặc biệt, khâu sản xuất và cung ứng giống bưởi hiện nay chưa được kiểm soát Việc sản xuất và phân phối giống hoàn toàn do các hộ có bưởi trồng từ những năm trước tự nhân giống rồi bán cho các hộ dân trồng sau Do đó chất lượng không đảm bảo vì hầu hết nhân giống theo phương pháp chiết cành Hàng năm lượng giống bưởi đỏ cần cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 25 vạn cây, nhưng năng lực xuất giống của một số cơ sở chỉ đủ cung ứng được khoảng 2-2,5 vạn cây Số giống còn lại do người dân tự ghép trồng và từ cành chiết do các nhà vườn cung cấp (Đinh Thắng, 2016). Đề án phát triển bưởi đỏ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020 mở ra cơ hội phát triển một nền nông nghiệp ổn định bền vững, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm Khu vực trồng bưởi tập trung sẽ là nơi thu hút khách đến thăm quan học tập, thu hút khách du lịch, đồng thời tạo cảnh quan đẹp góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ nhân dân Mục tiêu của đề án phát triển cây bưởi đỏ có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hiệu quả kinh doanh cao; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chọn giống, nhân giống, bảo quản, chế biến tiến tới xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh Mục tiêu đến năm
2020 xây dựng vùng bưởi đỏ ổn định tập trung quy mô khoảng 2.000 ha, trọng điểm tại các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, trong đó, trồng mới 1.150 ha, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm Trên 50% diện tích trồng bưởi đỏ thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm kết hợp với xây dựng nhãn hiệu hàng hoá Theo đó, kinh phí thực hiện đề án khoảng 762 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 93,25 tỷ đồng, chia ra trong 5 năm: năm 2016 trên 13,8 tỷ đồng; năm 2017 là 21,2 tỷ đồng; năm 2018 trên 23,2 tỷ đồng; năm 2019 trên 21,1 tỷ đồng; năm 2020 là 13,8 tỷ đồng (Đinh Thắng, 2016).
2.2.4 Các chủ trương chính sách của tỉnh Hòa Bình về phát triển cây bưởi
Ngày 10/7/2013, Huyện uỷ Tân Lạc ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về
“phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huyện Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách thành phố Hoà Bình 30 km về phía Tây Nam của tỉnh Hoà Bình, huyện có 23 xã và 01 thị trấn Toạ độ địa lý ở vào khoảng 20 0 27 ’ 35 ’ -20 0 35 ’ 95’’ vĩ độ bắc, 105 0 6 ’ 25 ’’ -105 0 23 ’ 23 ’’ kinh độ đông (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).
- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc,
- Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn,
- Phía Đông giáp huyện Cao Phong,
- Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hoá.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc (2017)
Trên địa bàn huyện có tuyến 6 và 12b chạy qua, là cửa ngõ đi lên các tỉnh
Tây bắc và phía Bắc nước nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã tạo nên những thuận lợi quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong tương lai khi nền kinh tế cả nước hội nhập với khu vực và Thế giới, hứa hẹn một tiềm năng tốt đẹp cho việc phát triển các ngành thương mại và dịch vụ nếu được đầu tư đúng hướng.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 523 Km 2 , chiếm 11,28% tổng diện tích toàn tỉnh Địa hình chủ yếu là đồi núi, tạo điều kiện phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây ăn quả mang lại giá trị cao đặc biệt là cây Bưởi.
Bảng 3.1 Các loại đất trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2014-2016
STT Các loại đất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
03 Đất sản suất nông nghiệp 8.768,56 11.165,4 11.104,18
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp không ổn định năm 2015 là 11.165,4 ha, năm 2016 diện tích đã giảm còn 11.104,18 ha Nguyên nhân của việc giảm đi này là do đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống cho thấy nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo hướng có lợi, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 1.049,71 ha chủ yếu là đất gò đồi, những diện tích đất không có khả năng tưới tiêu. Địa hình huyện Tân Lạc khá phức tạp Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m, nơi cao nhất là 1.200m Địa hình thấp dần về phía Đông Nam và được chia thành 3 vùng:
Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông Độ cao trung bình từ 600-800m Địa hình chia cắt bỡi các dãy núi đá vôi có độ dốc lớn xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác theo các dòng suối nhỏ.
Vùng thượng gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Trung Hoà, Phú Vinh, Phú Cường Độ cao trung bình từ 200-300m Địa hình chia cắt bởi các núi đá, đồi dốc và khe suối, xen giữa các đồi thoải là các bãi bằng
Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị trấn Mường Khến nằm dọc theo đường 12B và 12C, với 2 thung lũng hẹp chạy dọc theo 2 hệ thống suối chính (suối Chù và suối Cái) tạo thành 2 vùng lúa chủ yếu của huyện.(Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc, 2017).
Tân Lạc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm phân thành 2 mùa khá rõ, mùa mưa nóng ẩm, mùa khô mát lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9 0 c, nhiệt độ cao nhất trung bình 27,8 0 c, nhiệt độ thấp nhất trung bình 19,8 0 c Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 2-3 0 c và mùa đông đến sớm, kết thúc muộn.
Lượng mưa trung bình hàng năm cao (2000 mm), mưa tập trung vào các tháng từ 7-9 Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm Các xã vùng cao, vùng thượng lượng mưa cao hơn vùng thấp. Độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29%. Độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân đầu hè Sương mù thường xuất hiện vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau Sương muối trung bình có từ 5-7 ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).
3.1.2.1 Tài nguyên đất Đất đồi núi chiếm 80,3%, trong đó đất đỏ pheralit gần 1.000 ha, đất đỏ mùn trên núi đá vôi gần 6.000 ha, đất mầu phát triển trên đá phiến thạch tím 559 ha, đất đỏ vàng phát triển trên phiến đá sét 7.069 ha, đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch gần 5.000 ha Đất ruộng 9,4% trong đó có gần 3.500 ha đất lúa, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).
Là huyện có nhiều suối và hồ chứa, cả nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm khá dồi dào.
Nguồn nước mặt được hình thành bởi hệ thống sông suối và các hồ đập phân bố không đều, chủ yếu được tập trung theo 3 hệ thống suối lớn như suối Cái, suối Chù, suối Hoa và 1 số hồ lớn như hồ Bông Canh, hồ Chù Bụa, hồ Phoi, hồ Vưng, hồ sông Đà Hiện nay đang triển khai xây dựng hồ Trọng có dung tích: 40 triệu (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Lạc, 2017).
Nguồn nước ngầm: Qua hệ thống giếng khơi, mạch lộ (mó nước) thấy nước ngầm tương đối nhiều, như nước mạch Mương Khời, Mương Lò
3.1.3.1 Dân số và lao động
Tổng số hộ 20.735 hộ, số nhân khẩu 83.258 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2013 - 2016 là 1,2 %/năm, mật độ dân số 157 người/km 2 Dân tộc Mường chiếm đại đa số 84,5%, dân tộc Kinh chiếm 15%, các dân tộc khác 0,5% Số hộ nghèo: 5.621 hộ, chiếm 27,1% tổng số hộ; hộ cận nghèo: 3.778 hộ, chiếm 18,22% tổng số hộ (UBND huyện Tân Lạc, 2017).
Thu nhập bình quân đầu người đạt: 30,15 triệu đồng/người/năm.
Dân số trong độ tuổi lao động 55.000 người = 66,05% dân số toàn huyện, lao động đang có việc làm 33.560 người = 67,12%, Lao động qua đào tạo: 25.025 người = 45,5% Lao động qua đào tạo có việc làm: 23.773 người = 94,99% ((UBND huyện Tân Lạc, 2017).
Nhìn chung nguồn lao động của huyện có sức khoẻ, cần cù, sáng tạo, có trình độ học vấn đảm bảo, trình độ tay nghề chủ yếu qua đào tạo Đây là tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua ( đường 6 và đường 12B). 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã Đường liên xã dài 238,9 km, số km được rải cấp phối và rải nhựa 144 km, đạt 60,27%; Đường liên trục xóm, liên xóm dài trên 275,4km, được cứng hoá 146,1 km, đạt 53,05%, ô tô có thể đi lại được.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống là khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ liên hệ trong trạng thái vận động và phát triển.
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ giúp chúng tôi đánh giá được thực trạng sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc một cách chính xác và toàn diện, từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bưởi đỏ và đề ra các giải pháp phát triển bưởi đỏ cả về chiều rộng và chiều sâu.
3.2.1.2 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia Để có thể phân tích xem cái gì đang diễn ra xung quanh quá trình sản xuất bưởi đỏ, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia Đây là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân (những người trực tiếp trồng cây bưởi đỏ), cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cán bộ các xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê, thương lái thu mua sản phẩm của người dân từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Nguồn số liệu và phương pháp điều tra chọn mẫu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ 2 nguồn thông tin đã công bố và thông tin mới (thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).
* Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Bảng 3.2 Thu thập thông tin thứ cấp
STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập
1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Sách báo, tạp chí, mạng internet, các nghiên cứu khoa học UBND huyện, các Phòng:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - hạ tầng, lao động, thương binh và xã hội, Chi cục thống kê, trạm Khuyến nông huyện; các cán bộ chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thị trấn
Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch
Các thông tin về thực
3 trạng và các giải pháp phát triển sản xuất cây bưởi đã được áp dụng.
Chi cục thống kê huyện, các Phòng Ban liên quan, Viện nghiên cứu rau quả
Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban
* Thu thập dữ liệu sơ cấp
Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, để đảm bào tính khoa học, thông tin có tính đại diện cao, phản ánh được thực trạng và yêu cầu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điều tra sản xuất bưởi đỏ tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê Đây là 3 xã sau khi Nghị quyết số 10 - NQ/HU của Huyện ủy Tân Lạc ban hành có diện tích trồng bưởi đỏ phát triển nhanh và có nhiều hộ sản xuất bưởi đỏ với quy mô tập trung nhất trên địa bàn huyện.
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp trọng điểm Thông tin được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với số lượng mẫu dự kiến như sau:
Bảng 3.3 Thu thập thông tin sơ cấp
STT Nhóm đối tượng Đông Lai Thanh Hối Tử Nê Tổng
3 Hộ sản xuất bưởi đỏ 40 50 30 120
4 Tư thương thu mua bưởi 13
Căn cứ vào vào diện tích trồng bưởi của các hộ gia đình và tổng số hộ gia đình trồng bưởi theo ban thống kê của các xã có thể phân tổ theo quy mô như sau:
- Tại xã Thanh Hối, là xã có số hộ trồng bưởi nhiều, diện tích trồng bưởi cao nhất trong toàn huyện, đây là nơi có số hộ trồng bưởi đỏ lâu năm nhất của huyện Do đó, tôi chọn điều tra 15 hộ có quy mô lớn, 20 hộ có quy mô vừa, 25 hộ có quy mô nhỏ.
- Tại xã Đông Lai, tôi chọn điều tra 10 hộ có quy mô lớn, 15 hộ có quy mô vừa, và 15 hộ có quy mô nhỏ.
- Tại xã Tử Nê, tôi chọn điều tra 5 hộ có quy mô lớn, 10 hộ có quy mô vừa và
15 hộ có quy mô nhỏ.
* Phân tổ thống kê: Để thuận lợi cho quá trình điều tra, chùng tôi tiến hành phân tổ các hộ thành quy mô, các nhóm khác nhau giai đoạn và khả năng đầu tư cho hoạt động trồng bưởi đỏ, qua đó đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của từng nhóm hộ gia đình.
- Căn cứ vào giai đoạn của cây bưởi đỏ:
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1 – 3 năm Giai đoạn cho thu hoạch: 4 – 6 năm
Giai đoạn ổn đinh và già cỗi > 7 năm - Căn cứ vào quy mô các hộ điều tra: Quy mô lớn: diện tích > 2ha Quy mô vừa: diện tích từ 1ha – 2 ha Quy mô nhỏ: diện tích < 1 ha.
3.1.2.2 Về nội dung điều tra
* Đối với cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, xã và các cơ quan liên quan:
- Thông tin về phát triển theo chiều rộng: Điều tra về quy hoạch, định hướng phát triển, mở rộng quy mô và số lượng vùng chuyên canh bưởi đỏ, bưởi da xanh trong giai đoạn tới.
- Thông tin về phát triển theo chiều sâu: Điều tra về cơ chế, chính sách, các giải pháp hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, xúc tiến thương mại và tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất bưởi đỏ.
* Đối với hộ sản xuất bưởi đỏ:
- Thông tin về phát triển theo chiều rộng: quy mô diện tích đất đai trồng bưởi đỏ của hộ, khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
- Thông tin về phát triển theo chiều sâu: cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật, quy trình sản xuất, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, kết quả, hiệu quả sản xuất (năng suất, sản lượng), chi phí, thu nhập của hộ và thông tin về tình hình tiêu thụ như: hình thức tiêu thụ, các kênh tiêu thụ, tiềm năng tiêu thụ, giá cả tiêu thụ
* Đối với tư thương thu mua bưởi: Điều tra tình hình giá cả, quy mô thị trường, các kênh tiêu thụ chính của bưởi đỏ Tân Lạc.
3.1.2.3 Phương pháp điều tra (phỏng vấn trực tiếp)
Từ những nội dung nghiên cứu trên, tôi xây dựng phiếu hỏi và tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Đối với các hộ gia đình và các cá nhân điều tra thông qua 1 loại phiếu; các cơ quan ban ngành, cán bộ huyện, xã liên quan
1 loại phiếu qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu.
3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê mô tả là phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô diện tích: Diện tích BQ/hộ, Diện tích thu hoạch BQ/hộ, Diện tích bưởi đỏ được trồng mới hàng năm
- Chỉ tiêu năng suất, sản lượng bưởi đỏ
- Chi phí sản xuất bưởi đỏ theo giai đoạn, chi phí sản xuất bưởi đỏ theo nhóm hộ.
- Sản lượng tiêu thụ theo kênh tiêu thụ, giá bưởi đỏ qua các năm
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả - hiệu quả:
+ Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra ở một chu kỳ sản xuất.
+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA) là một chỉ tiêu phản ánh kết quả VA = GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) được xác định bằng cách lấy giá trị tăng thêm trừ đi thuế sản xuất và khấu hao tài sản cố định.
+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi đỏ được tính cho 1 đơn vị diện tích bao gồm:
Giá trị sản xuất/1 đồng chi phí trung gian: TGO (GO/IC);
Giá trị gia tăng/1 đồng chi phí trung gian: TVA (VA/IC);
Thu nhập hỗn hợp/1 đồng chi phí trung gian: TMI (MI/IC);
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng:
+ Lượng vốn có khả năng huy động cho trồng bưởi đỏ.
+ Trình độ lao động trồng bưởi đỏ.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 38 1 Quy mô diện tích
HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có diện tích trồng bưởi đỏ lớn, xong chủ yếu tập trung ở các xã được quy hoạch Cây bưởi đỏ chủ yếu được trồng ở các xã Ngọc
Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Phong Phú, Tuân Lộ…. Đây là các xã có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây bưởi đỏ phát triển, diện tích trồng bưởi đỏ lớn và chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp Tại đây, bưởi đỏ là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ gia đình.
Trong 3 năm qua, diên tích trồng bưởi đỏ của huyện có sự tăng lên với tốc độ tăng bình quân là 32,07%; trong đó tăng nhanh nhất là xã Tử Nê với tốc độ tăng là 43,43% Đặc biệt là diện tích bưởi đỏ cho thu hoạch quả tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân 3 nâm đạt 62,05% Nguyên nhân là do sau khi Nghị quyết số 10 -
NQ/HU của Huyện ủy Tân Lạc ban hành, nhờ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển và diện tích sản xuất cây ăn quả nói chung, cây bưởi đỏ nói riêng đã bắt đầu có sự phát triển và ngày càng tăng về diện tích.
Bảng 4.1 Diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm
Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Trong cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, chủ yếu tập trung tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê Cụ thể năm 2017 xã Đông Lai chiếm 27%, xã Thanh Hối chiếm 28%, xã Tử Nê chiếm 22% tổng diện tích toàn huyện Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2015
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2016
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2017
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
4.1.2 Năng suất và sản lượng bưởi đỏ
Trong những năm qua, tình hình sâu bệnh hại và thời tiết làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng thu hoạch của bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc Tuy nhiên, do bưởi là cây ăn quả lâu năm, nhiều hộ gia đình trồng bưởi nay đến giai đoạn thu hoạch vì vậy sản lượng bưởi đỏ thu được qua 3 năm 2015-2017 không ngừng tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2 Sản lượng và năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân
Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017) Qua bảng ta thấy rằng sản lượng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc đều tăng trong 3 năm 2015-2017 với tốc độ tăng bình quân là 68,05% Nguyên nhân
40 với tốc độ tăng bình quân là 3,71% (năm 2015 là 33,96 tấn/ha; năm 2016 là 36,02 tấn/ha; năm 2017 là 36,52 tấn/ha).
Biểu đồ 4.4 Sản lượng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Biểu đồ 4.5 Năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Cây bưởi đỏ là loại cây trồng có thời gian đầu tư dài, khi bưởi đỏ bắt đầu cho quả ở giai đoạn 3 tuổi – 4 tuổi Vì vậy mỗi độ tuổi khác nhau cây sẽ cho năng suất khác nhau:
Bảng 4.3 Năng suất bưởi đỏ ở các độ tuổi khác nhau (tính BQ hộ) ĐVT: kg/cây
BQ Đông Lai Thanh Hối Tử Nê
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Số liệu thu được cho thấy: Cây bưởi đỏ bắt đầu cho bói quả ở thời điểm 3-4 năm sau trồng, song bắt đầu cho năng suất cao và hiệu quả phải từ năm thứ 5 và thứ 6 Những cây ở độ tuổi 7-9 năm tuổi là những cây cho quả ổn định, thường đạt năng suất cao nhất trong giai đoạn này Năng suất trung bình trên cây của các độ tuổi: 4-6 năm đạt 38,92 – 40,35 kg, 7-9 năm đạt 50,23 – 59,32 kg Sau đó giảm dần khi cây trên 9 năm tuổi, bình quân năng suất thu được trên 1 cây ở độ này tại các xã điều tra đạt 47,28 – 50,07 kg/cây Như vậy các vườn bưởi đỏ thu hoạch trong khoảng 6 năm sau đó năng suất bắt giảm sút rất lớn, điều này thể hiện mức độ tàn lụi nhanh chóng của các vườn bưở i đ ỏ hiện nay Nguyên nhân dẫn đến suy giảm năng suất nhanh chóng, một phần do người trồng bưởi chưa biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, đặc biệt sâu bệnh gây hại là nguyên nhân chính làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng và chu kỳ kinh doanh của các vườn bưởi.
Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất bưởi đỏ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện 42 1 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ của các hộ gia đình
CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ của các hộ gia đình
Qua bảng trên thấy rằng, năm 2017 diện tích trồng bưởi đỏ bình quân của các hộ là 1,8ha/hộ với sản lượng bình quân là 65.730 tấn/hộ Trong đó xã Thanh
Hối có diện tích trồng, sản lượng bưởi đỏ là cao nhất với diện tích trồng bình quân của hộ là 2,1ha và sản lượng là 76.690 tấn/hộ; xã Tử Nê có diện tích trồng, sản lượng là thấp nhất với diện tích trồng là 1,5 ha/hộ và sản lượng là 54.780 tấn/hộ.
Bảng 4.4 Quy mô sản xuất bưởi đỏ của các hộ tại 3 xã điều tra
Xã điều tra Đông Lai Thanh Hối Tử Nê BQ
1 Diện tích BQ/hộ Ha 1,80 2,10 1,50 1,80
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Đối với từng nhóm hộ khác nhau thì diện tích, năng suất và sản lượng cây bưởi đỏ cũng khác nhau Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ của các nhóm hộ
Chỉ tiêu ĐVT Hộ quy mô lớn Hộ quy mô Hộ quy mô vừa nhỏ
2 Diện tích cho thu Ha 1,56 1,34 0,70 hoạch/hộ
4 Sản lượng Tấn/hộ/năm 59,64 49,30 25,17
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
Nhìn chung, quy mô về diện tích trồng bưởi của mỗi nhóm hộ rất khác nhau; diện tích của hộ quy mô lớn gấp 1,22 lần hộ quy mô vừa và gấp 2,44 lần hộ quy mô nhỏ Đa số các hộ trồng bưởi trong vườn nhà, những hộ có quy mô lớn là do hộ thầu khoán, thuê thêm diện tích đất đồi để mở rộng diện tích trồng.
Năng suất và sản lượng bưởi đỏ của các nhóm hộ là khá cao Tuy nhiên,
Qua điều tra nhận thấy hộ có quy mô lớn có năng suất và sản lượng cao hơn so với 2 nhóm hộ còn lại Nguyên nhân là do các hộ quy mô lớn đã tập trung thực hiện cơ giới hoá, chú trọng áp dụng các biện pháp KHKT vào trong sản xuất bưởi đỏ Các hộ ở quy mô nhỏ đạt năng suất kém, bởi các hộ chưa tập trung vào sản xuất bưởi đỏ, chưa chú ý tới kỹ thuật trong quá trình phát triển sản xuất bưởi.
4.2.2 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất bưởi đỏ
4.2.2.1 Chi phí sản xuất của các nhóm tuổi bưởi đỏ
Bưởi đỏ là cây trồng trải qua 2 giai đoạn là thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh Sau khi trồng mới cây bước vào thời kỳ kiến thiết cơ bản trong khoảng 3 năm Qua 3 năm kiến thiết cơ bản cây bước vào thời kỳ kinh doanh trong khoảng 10 năm tiếp theo.
Bưởi đỏ cũng như các cây trồng có múi khác quá trình sản sản đều phải tính tới các khoản chi phí vật tư như: Phân hữu cơ, vôi bột, phân đạm Urê, kali, lân, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí dịch vụ khác như hệ thống nước tưới, cột, sà để chống cành, dây treo quả, túi bọc quả và nhân công lao động.
Kết quả điều tra tại các hộ trồng bưởi đỏ cho thấy chu kỳ phát triển, sản xuất, kinh doanh của cây bưởi được chia làm 03 giai đoạn: Giai đoạn kiến thiết từ
1 đến 3 năm tuổi; giai đoạn bắt đầu kinh doanh từ 4 đến 10 năm tuổi, trong đó giai đoạn 4 đến 6 tuổi là giai đoạn bưởi cho nhiều quả, quả to với chất lượng quả ngon và giai đoạn 6 đến 10 tuổi giai đoạn cây bắt đầu già cỗi, đây là thời điểm cho quả nhỏ hơn, số lượng quả ít hơn, tuy nhiên chất lượng quả ngon hơn.
Qua tổng hợp bảng 4.6, ta thấy mức đầu tư chi phí sản xuất của các hộ ở các nhóm tuổi là có sự chênh lệch.
So sánh mức chi phí đầu tư ở các nhóm tuổi cho thấy giai đoạn cho năng xuất ổn định nhóm từ 6 năm tuổi – 10 năm tuổi có mức đầu tư cao nhất với65.157.000 đồng, cao hơn nhóm 4 năm tuổi – 5 năm tuổi là 54,23% Lý do chi phí đầu tư tăng ở giai đoạn này đó là cây bưởi bắt đầu cho thu ổn định, chất lượng quả ngon hơn, cây bắt đầu khép kín tán cần mất nhiều công chăm sóc cho cây sạch sâu bệnh, xới gốc, làm sạch cỏ và đầu tư thêm cột để chống, dây để treo các chùm quả nặng, tưới nước và phun thuốc bảo vệ thực vật theo định kỳ.
Bảng 4.6 Chi phí đầu tư cho sản xuất 1 ha bưởi đỏ qua các giai đoạn (BQ hộ)
Khoản mục ĐVT 1 – 3 tuổi (1) 4 – 5 tuổi (2) 6 – 10 tuổi (3)
Số lượng Thành (2)/(1) (3)/(1) tiền tiền tiền (%) (%)
3 Chi phí khác Nghìn đồng 8.572 8.572
II Công lao động Công 150 18.000 250 30.000 320 38.400 166,70 213,30
45 Đối với giai đoạn kiến thiết nhóm 1 năm tuổi – 3 năm tuổi có mức chi phí thấp hơn với 34.712.500 đồng Nguyên nhân chi phí thấp là do thời kỳ này cây còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng thấp Mặt khác đây là giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh nên hầu như cây chưa xuất hiện sâu bệnh, sâu hại quả nên chưa cần nhiều thuốc bảo vệ thực vật và chưa cần đầu tư nhiều công lao động Giai đoạn này các hộ dân rất quan tâm đến việc bón phân đạm để cây sinh trưởng nhanh, thúc cây ra lộc và tỉa cành, tạo tán cho cây. Đối với giai đoạn bắt đầu kinh doanh nhóm 4 năm tuổi – 5 năm tuổi với mức chi phí là 53.537.000 đồng Đây là thời kỳ cây bắt đầu cho thu hoạch nên cần đầu tư nhiều vào các loại phân bón và công lao động chăm sóc để bưởi đỏ đạt chất lượng cao, tạo đà phát triển cho giai đoạn sau Giai đoạn này cần bón nhiều lượng lân và kali, có tác dụng làm cho quả mọng nước và ngọt hơn, tức là làm cho quả bưởi có chất lượng cao hơn, bán được giá hơn.
Giai đoạn kinh doan ổn định nhóm 6 năm tuổi – 10 năm tuổi là giai đoạn tỷ lệ cho cây cho năng suất ổn định, khối lượng sản phẩm trên 1 cây tăng, Bưởi bắt đầu già và chất lượng ngon hơn nên giá bán cao hơn các giai đoạn trước Đây là thời kỳ quan trọng của chu kỳ kinh doanh của các hộ sản xuất Ở giai đoạn này hộ sản xuất phải bón nhiều loại phân, đạm, sử dụng nhiều thuốc BVTV tránh sâu bệnh hại cây, quả và sử dụng thêm lao động thuê ngoài Chi phí cho giai đoạn này cao hơn các giai đoạn trước (65.157.000 đồng) và giá bán của loại quả ở nhóm tuổi này thường là 25.000 đồng – 30.000 đồng/quả.
Chi phí đầu tư sản xuất cây bưởi đỏ ở giai đoạn bắt đầu kinh doanh nhóm 4 năm tuổi – 5 năm tuổi nhiều hơn giai đoạn kiến thiết nhóm 1 năm tuổi
– 3 năm tuổi là 54,23% và thấp hơn giai đoạn kinh doanh ổn định nhóm 6 năm tuổi – 10 năm tuổi, chỉ bằng 82,17%; tương tự đối với chi phí trung gian cũng cao dần theo độ tuổi Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi khi cây bắt đầu cho quả và tiếp tục phát triển nên chi phí các loại vật tư và đặc biệt là chi phí về thuốc bảo vệ thực vật và công lao động cao hơn rất nhiều Bước vào giai đoạn kinh doanh trên cây bưởi xuất hiện các loại sâu bệnh hại cây, quả và cần chăm sóc và bảo vệ bưởi yêu cầu phải chính xác và tỉ mỉ về khâu kỹ thuật do đó phát sinh thêm các khâu như luôn luôn xới xáo và làm sạch cỏ; tạo hình cho cây để cây cân đối có tán đẹp, thông thoáng; tỉa bỏ những cành khô, cành bệnh, cành có hiệu quả thấp, chống cành …nên cần phải mất nhiều công lao động. Ngoài công lao động thì lượng phân bón cho cây cũng phải tăng dần theo độ tuổi để giúp tăng độ bền cho cây, phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định; và đặc biệt nâng cao chất lượng cho quả. Đối với cây bưởi đỏ ở các độ tuổi các hộ dân đều chú trọng bón đầy đủ các loại phân hữu cơ như phân trâu, phân lợn, phân gà để cải tạo đất, tăng dinh dưỡng cho đất nên nó được bón thường xuyên trong chu kỳ sống của cây bưởi và bón phân vô cơ như phân đạm, phân lân, kali, vôi, thuốc bảo vệ thực vật…
Ngoài ra các hộ bón thêm Vôi bột sau khi thu hoạch quả, nó có tác dụng cải tạo đất, khử chất chua cho đất và chống các sâu bệnh hại cây Những tác động của kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đến các loại giá cả, trong đó chi phí nhân công tăng, giá các loại phân hữu cơ, vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật tăng đã phần nào gây khó khăn cho các hộ trong quá trình sản xuất bưởi đỏ.
4.2.2.2 Chi phí sản xuất bưởi đỏ của các nhóm hộ gia đình
Với cây bưởi đỏ những chi phí vật tư đầu tư cho quá trình sản xuất là chi phí đạm, urê, lân, kali, vôi bột, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật Ngoài ra còn một số chi phí vật tư, dịch vụ khác như vôi, chi phí cho tưới nước, các chi phí khác như tiền điện, tiền xăng dầu, lãi suất ngân hàng… và chi phí thuê lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triền sản xuất cây bưởi đỏ
4.3.1 Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 523 km 2 , chiếm 11,28% tổng diện tích toàn tỉnh Địa hình chủ yếu là đồi và núi đất thấp, tạo điều kiện trồng các loại cây ăn quả mang lại giá trị cao đặc biệt là cây Bưởi Hiện nay, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp của huyện hơn 11.000 ha, đây là nguồn đất cho đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ.
Bảng 4.10 Tiềm năng mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc
STT Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017)
Qua bảng trên thấy rằng: Diện tích trồng bưởi đỏ của huyện có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp Năm 2015 chiếm 5%, năm 2016 chiếm 7,02% và năm 2017 chiếm 8,79% Điều này cho thấy người dân huyện Tân Lạc đã nhận thấy được hiệu quả kinh tế mà cây bưởi đỏ mang lại và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu sang trồng bưởi đỏ.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của huyện rất thuận lợi, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây bưởi đỏ; Huyện có nhiều suối và hồ chứa, cả nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm khá dồi dào, phục vụ tốt cho công tác tưới
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên thì nó cũng có một số trở ngại về điều kiện thời tiết đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của việc trồng bưởi đỏ, một số xã trồng bưởi đỏ ở vùng trũng mùa lũ thường bị ngập gây thối gốc cây Chính điều này làm cho điều kiện mở rộng diện tích trồng bưởi ở một số xã gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, do chịu thời tiết khí hậu của miền Bắc, lúc thì nắng nóng, lúc thì rét đậm, rét hại nên cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây bưởi đỏ.
4.3.2 Tác động của chính sách phát triển sản xuất bưởi đỏ
Trong thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có những hoạt động đầu tư công và dịch vụ công với mục tiêu xác định bưởi Đỏ là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp Cụ thể đó là:
- Ngày 10/7/2013, Huyện uỷ Tân Lạc ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về
“phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020”
Sau khi Nghị quyết số 10-NQ/HU của Huyện ủy được ban hành, diện tích trồng bưởi trong huyện đã tăng lên rất nhanh Năm 2013 diện tích bưởi đỏ toàn huyện là 109,7ha Đến năm 2015 diện tích bưởi đã tăng lên là 558,4ha, tăng 509,2% so với năm 2013, trong đó: diện tích trồng mới đạt trên 300 ha Đến năm
2017 diện tích trồng bưởi đã tăng lên là 974ha, tăng 174,43% so với năm 2015. Diện tích trồng bưởi tập trung trồng nhiều nhất ở các xã vùng dọc đường quốc lộ 12B và quốc lộ 6; một số xã phát triển nhanh diện tích trồng bưởi như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức, Phong Phú
- UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch phát triển bưởi Đỏ là cây trồng chủ lực của địa phương và giao phòng NN và PTNT huyện tham mưu tổ chức thực hiện Từ năm
2013 đến nay huyện đã đầu tư 3,179 tỷ đồng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất bưởi Đỏ.
- Huyện Tân Lạc đã hỗ trơn ngân sách, xây dựng kế hoạch và cử đội ngũ cán bộ Khuyến nông, khuyến lâm, mời chuyên gia trực tiếp chuyển giao khoa học kỹ, tập huấn về kỹ thuật cơ bản trong trồng, chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh cho các hộ trồng bưởi Đỏ trên địa bàn huyện. Để đáp ứng nhu cầu giống bưởi có chất lượng cao, UBND huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm giống cây trồng - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai cung cấp chuyển giao giống bưởi có chất lượng tốt cho nhân dân.
Về áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh bưởi cho nhân dân, đã tổ chức các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất bưởi, trong đó có 30 nông dân tham gia hội thảo về cây có múi do Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức tại huyện Cao Phong, đón tiếp nhiều đoàn cán bộ và nông dân đến từ các huyện, tỉnh bạn thăm quan học tập kinh nghiệm.
Việc áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: giai đoạn 2013 - 2017, đã tổ chức
43 lớp tập huấn kỹ thuật; xây dựng và nhân rộng 6 mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và mở một số lớp học hiện trường cho trên 2.114 lượt người tham gia Năm 2017 hỗ trợ cho 30 hộ dân trồng bưởi xã Đông Lai sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) với diện tích là 25ha.
- Huyện Tân Lạc đã đầu tư xây dựng vườn ươm cây giống bưởi Đỏ, giúp người dân có nơi mua cây bưởi giống chất lượng, xây dựng mô hình thâm canh, phòng trừ sâu bênh
- Huyện Tân Lạc đã hỗ trợ nhân dân xây dựng nhãn hiệu tập thể bưởi Đỏ Tân Lạc do cục Sở hữu trí tuệ Bộ KHCN Việt Nam cấp, hiện nay đang làm hồ sơ xây dựng chỉ dẫn địa lý bưởi Đỏ Tân Lạc.
Như vậy, các chính sách phát triển sản xuất cây bưởi đỏ đã góp phần phát triển kinh tế cho nhân dân nhất là những hộ trồng bưởi đỏ; từ những khu vườn tạp, đất đai khô cằn, nhiều hộ gia đình đã biết phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, lựa chọn để sản xuất cây bưởi đỏ Qua đầu tư, cải tạo, trồng bưởi theo hướng thâm canh đã tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
4.3.3 Nguồn lực của hộ trồng bưởi đỏ
4.3.3.1 Tập quán sản xuất của hộ
Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến giá thành sản xuất cao.Mặt khác, hệ thống thu mua qua nhiều trung gian làm cho giá bưởi đỏ tại nhà vườn rất thấp nhưng ra đến chợ lại quá cao, từ đó làm mất tính cạnh tranh so với các loại sản phẩm khác Hình thức trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa áp dụng nhiều quy trình kỹ thuật cụ thể.
Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc
4.4.1 Tổng hợp, phân tích ma trận SWOT
Bảng 4.16 Ma trận phân tích SWOT
- Bưởi đỏ được trồng ở - Chưa áp dụng các biện pháp Tân Lạc từ lâu, có thể KHKT vào trong quá trình chăm xem là đặc sản sóc cây bưởi đỏ.
- Điều kiện TN – KT – XH - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa thuận lợi, phù hợp cho sản tập trung vùng chuyên trồng. xuất và tiêu thụ sản phẩm - Thiếu thông tin thị trường,
- Người sản xuất có kinh hoạt động xúc tiến thương mại nghiệm, yêu nghề trồng còn ít. bưởi đỏ - Chất lượng quả chưa đồng đều, thị trường tiêu thụ còn hẹp.
- Đối mặt với sâu bệnh hại
- Chưa có cơ sở chế biến, bảo quản.
- Các chính sách của - Mở rộng quy mô sản - Nâng cao chất lượng đồng đều ở tỉnh Hòa Bình, xuất, mở rộng thị trường sản phẩm bưởi đỏ. huyện Tân Lạc tạo tiêu thụ - Quy hoạch vùng sản xuất chuyên điều kiện cho phát - Thành lập các hội, tổ canh. triển cây bưởi đỏ chức cho các hộ có nghề - Chủ động huy động vốn và tìm
- Thị trường tiêu thụ trồng bưởi giao lưu, trao hiểu thông tin thị trường. trong nước và quốc đổi kinh nghiệm chăm - Thường xuyên mở các lớp tập tế càng được mở sóc huấn về các tiến bộ KHKT. rộng - Tranh thủ sự ủng hộ về
- Tiếp cận và ứng mặt chính sách, vay vốn dụng các tiến bộ khoa của các cơ quan nhà nước. học kỹ thuật mới.
- Cạnh tranh với các Tăng cường hỗ trợ, tập- Đầu tư phát triển đội ngũ chuyên giống bưởi khác huấn cho hộ nông dân cáchgia tại địa phương.
- Yêu cầu về sản phẩm sử dụng thuốc BVTV an - Kết hợp với các trường, các viện sạch toàn, hiệu quả Ưu tiên sử nghiên cứu về nông nghiệp trong
- Sự biến đổi về khí dụng thuốc có nguồn gốc nghiên cứu, chăm sóc giống cây hậu sinh học bưởi đỏ đạt năng suất cao hơn.
- Đối mặt với sâu bệnh hại.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Sản xuất bưởi đỏ đòi hỏi mức chi phí đầu tư không lớn Nhưng trong những năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản lại chỉ có đầu tư mà không có thu nhập Vì vậy các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc nhu cầu về vốn cho sản xuất, trồng cây bưởi đỏ là rất lớn Nhưng có một thực trạng là nguồn vốn cho vay lại chỉ tập trung vào 30 – 35% số hộ có nhu cầu vay (mà chủ yếu là hộ giàu, hộ khá) Nhóm hộ nghèo có nhu cầu cao trong vay vốn nhưng lại không thể đáp ứng được các điều kiện thể chấp của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng Các hộ nghèo muốn tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, mở rộng vườn bưởi đỏ nhưng không đủ khả năng.
Vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ về vốn cho người dân trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc Cần phải có biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn Cụ thể các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau: Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn phù hợp với trình độ dân trí. Áp dụng chính sách cho vay vốn ưu đãi về lãi suất có thời hạn trả nợ.
Hỗ trợ và ưu tiên các nguồn vay phát triển sản xuất bưởi đỏ theo mô hình trang trại, có chính sách khuyến khích phát triển.
Kết hợp tiêu thụ bưởi đỏ cho nông dân với việc đầu tư vốn cho nông dân, sau đó sẽ trả sau khi sản phẩm được thu.
4.4.3 Giải pháp về phía các hộ gia đình
Các hộ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trồng bưởi đỏ và đưa ra các quyết định sản xuất trên mảnh đất của mình nên các hộ đóng vai trò quan trọng Người trồng bưởi đỏ cần luôn luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt và thực hiện tốt quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, là sản phẩm sạch, không bán sản phẩm dập, hỏng gây mất uy tín sản phẩm với khách hàng.
4.4.3.1 Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho người trồng bưởi đỏ
Nhìn chung, các chủ vườn bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc là những người có trình độ chuyên hun còn hạn chế, kém năngđộng và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh luôn có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh Để nâng cao trình độ cho người trồng bưởi đỏ, giúp họ tiếp cận với những kỹ thuật trồng bưởi đỏ tiên tiến, chính quyền huyện Tân Lạc cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Liên hệ với Viện nghiên cứu rau quả trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình mở các khóa đào tạo cho người sản xuất về kiến thức quản lý, nắm bắt thông tin thị trường hoặc có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, khuyến khích các chủ trang trại học tập thực tế
Các cơ quan về ngành nông nghiệp của huyện, xã như phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông, hội nông dân… cần xây dựng các chương trình tập huấn về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây bưởi đỏ và kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
4.4.3.2 Tăng cường các mối liên kết kinh tế
Qua điều tra, chúng tôi thấy những hộ trồng bưởi đỏ gặp khá nhiều rủi ro trong cung ứng đầu vào, giá của đầu vào rất bấp bênh, hơn nữa việc cung cấp các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc BVTV chủ yếu là các cửa hàng, đại lý tư nhân nên khi khó khăn thì rất bị ép giá Do đó, các hộ trồng bưởi đỏ cần liên kết với trung tâm cung ứng vật tư nông nghiệp huyện để mua được các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng cũng như giá cả.
Bên cạnh đó, các hộ nông dân tham gia liên kết “Hội những người trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc” Các hộ là thành viên chia sẻ với nhau về kinh nghiệm trồng, chia sẻ về vốn và kỹ thuật Qua điều tra các hộ ở nhóm quy mô sản xuất nhỏ là những hộ thiếu vốn, do đó khi tham gia vào hội thì các hộ vay của ngân hàng sẽ được đơn giản các hồ sơ chứng từ, lãi suất thấp, do có sự hỗ trợ từ huyện Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc chưa có cơ sở cung cấp giống bưởi đỏ sạch bệnh, vì vậy các hộ thành viên trong hội giúp đỡ, chia sẻ nguồn giống bưởi sạch bệnh cho nhau.