Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay đã đưa xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quốc gia Các mục tiêu cụ thể từ Đại hội XI là “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”. Đến Đại hội XII, Đảng đưa ra chỉ tiêu quan trọng về xã hội là “Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTAG-GNBV) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó có thể kể đến: cải thiện tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế lên tới hơn 80% dân số, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,0 - 1,5%/năm Những thành quả này đã phần nào giúp nâng cao đời sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các vùng miền, nhóm dân cư, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Nguồn ngân sách trung ương chi cho chương trình MTQG- GNBV được chú trọng ngày một nhiều tới các địa phương vùng sâu vùng xa Nhằm đảm bảo nguồn NSNN được chi đúng mục tiêu, đúng quy định và đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý và kiểm soát nguồn NSNN chi cho chương trình MTQG-GNBV là hết sức quan trọng Mặc dù qua các đợt triển khai chương trình công tác quản lý chi đã thu được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế tại các khâu lập dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi về các thủ tục, chứng từ cùng các nội dung các khoản chi đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và tuân thủ pháp luật và quyết toán kinh phí. Đối với kho bạc nhà nước nói chung KBNN huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nói riêng, thực hiện vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước nói chung và cho các chương trình MTQG-GNBV nói riêng trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực của nhà nước dành cho chương trình MTQG nói chung một cách đúng mục đích, có hiệu quả để thực hiện thành công các mục tiêu mà chính phủ đã lựa chọn Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-KNBV KBNN huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn vướng mắc, cụ thể: Công tác chi trả còn chưa đạt hiệu quả cao còn chậm chễ trong công tác thanh toán, nhiều hồ sơ bị từ chối thanh toán, hệ thống kiểm soát hoạt động nhiều khi chưa hiệu quả bởi hệ thống các trang thiết bị hỗ trợ còn hạn chế,
Xuất phát trừ vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong việc kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực của nhà nước và từ thực trạng kiểm soát chi cũng như yêu cầu trong thực hiện chương trình MTQG-GNBV trong giai đoạn mới, là một công chức đang công tác tại Kho bạc nhà nước huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp Kho bạc huyện, UBND huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, các xã thuộc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai hoàn thiện, đổi mới cơ chế kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV có cơ sở khoa học cho các giai đoạn tiếp theo.
Luận văn đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân cụ thể trong công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Tiếp đến, luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG- GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, có ý nghĩa thiết thực cho việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại các địa phương khác Cụ thể các giải pháp về: Quy trình kiểm soát, nội dung kiểm soát, phương pháp kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, các nhà nghiên cứu có liên quan.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
Chương 4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
1.1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm giảm nghèo bền vững
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok – Thái Lan năm 1993, các quốc gia đã thống nhất cho rằng “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập của quản từng địa phương” Nói cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người. Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp,
Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong những năm gần đây được đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô về công tác xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này Do vậy, để tìm hiểu về khái niệm “giảm nghèo bền bững” cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững Trước khi bàn về giảm nghèo bền vững cần tìm hiệu một số thuật ngữ hay sử dụng như nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo và thoát nghèo bền vững.
- Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa bao giờ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau.
- Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được coi là hộ thoát nghèo.
Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhưng vì nguyên nhân nào đó đã không đủ khả năng ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn.
Thoát nghèo bền vững: Một hộ được coi là thoát nghèo bền vững nếu đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ nang, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi xảy ra (Thái Phúc Thành, 2014). Để tiếp cận khái niệm giảm nghèo bền vững, trước hết “Bền vững” là không lay chuyển được, là vững chắc (Viện ngôn ngữ, 2007) Như vậy nên hiểu “Giảm nghèo bền vững” là một tiêu chuẩn hay yêu cầu về sự chắc chắn đối với kết quả giảm nghèo Mục đích rất rõ ràng của giảm nghèo bền vững chính là đảm bảo hay duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững Nếu hiểu “bền vững” với nghĩa là duy trì, là vững chắc thì giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn (nghèo) và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải những cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo nền vững có thể được hiểu theo nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo.
1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chương trình MTQG-GNBV
Theo Điều 4 Luật Đầu tư công 2014: “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.”
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2406/QĐ-TTg ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện Chương trình.
Theo đó, 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 gồm:
Bảng 1 1 Danh sách 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
1 Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề
2 Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững
3 Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
5 Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
6 Chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm
7 Chương trình MTQG về Văn hóa
8 Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo
9 Chương trình MTQG Phòng, chống ma túy
10 Chương trình MTQG Phòng, chống tội phạm
11 Chương trình MTQG Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
12 Chương trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu
13 Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới
14 Chương trình MTQG Phòng, chống HIV/AIDS
15 Chương trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo
16 Chương trình MTQG Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
(Nguồn: Phụ lục 2 Kèm theo Báo cáo số 507/BC-CP ngày 13 tháng 10 năm
Tại Nghị quyết Số: 100/2015/QH13 phê duyệt chủ chương đầu từ chương trình mục tiêu quốc gia 2016-2020 Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm: (1) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
(2) Chương trình MTQG-GNBV Như vậy, so với giai đoạn 2011-2015 thì giai đoạn
2016-2020 từ 16 chương trình giảm xuống còn 2 chương trình MTQG.
Mục tiêu tổng quát: Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu cụ thể: Góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1,0%-1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Phạm vi, thời gian thực hiện:
+ Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên tập trung các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo); các huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135).
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020:
Tổng mức vốn thực hiện từ NSNN tối thiểu là 46.161 tỷ đồng, trong đó: a) Ngân sách trung ương: 41.449 tỷ đồng; b) Ngân sách địa phương: 4.712 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài NSNN để thực hiện.
- Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình:
+ Hỗ trợ theo định mức cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo); các huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); các xã khác.
Các địa phương cần chủ động bố trí các nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình Ngoài ra, các địa phương cần huy động thêm nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Giao Chính phủ quy định định mức hỗ trợ cho từng huyện, xã, thôn.
Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV
1.2.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Nông
Lê Thị Thu Hà - Đại học Hồng Đức (2019), hiện nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đắk Nông đang quản lý Quỹ Ngân sách nhà nước (NSNN) của các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Tỉnh, ngân sách của 8 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 7 huyện và thị xã Gia Nghĩa) và ngân sách của 71 xã, phường, thị trấn trong toàn Tỉnh.
Giai đoạn 2014 - 2018, công tác chi thường xuyên ở tỉnh Đắk Nông đạt 1.131.037 triệu đồng, tăng 34,51% (tỷ lệ tăng bình quân là 6,9%/năm Những năm qua (2014-2018), tổng số chi thường xuyên NSNN ở tỉnh Đăk Nông năm sau đều tăng cao hơn so với năm trước Số chi NSNN tăng chủ yếu là do điều chỉnh mức lương cơ sở, chế độ tiền lương tăng thêm và nâng lương thường xuyên cho cán bộ, công chức trong các đơn vị Điều này cho thấy, tỉnh Đắk Nông đã cơ bản thực hiện nghiêm túc chính sách về tinh giảm biên chế trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp; thực hiện tốt việc thắt chặt chi tiêu công, đặc biệt là chi thường xuyên theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Các dự án cho Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) tỉnh Đăk Nông đều do địa phương quản lý Nguồn chi có xu hướng giảm dần về giá trị Năm 2018,tổng chi là 27.192 triệu đồng giảm 55,7% so với 2017, thấp nhất trong 5 năm do năm 2018 không còn các khoản chi ngân sách để thực hiện một số CTMTQG như:Chương trình việc làm và dạy nghề; Chương trình nước sạch môi trường; Chương trình văn hóa; Chương trình phòng chống tội phạm…
Trong công tác kiểm soát chi, KBNN Đắk Nông luôn chủ động nghiên cứu vận dụng cơ chế, chính sách và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, ngân hàng để tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán, chi trả; Các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định trước khi xuất Quỹ NSNN thanh toán theo đề nghị của các đơn vị sử dụng NSNN; Đôn đốc thu hồi các khoản chi tạm ứng cho các đơn vị sử dụng NSNN, giảm thiểu số dư tạm ứng chi thường xuyên góp phần làm lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN Thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Đắk Nông đã thanh toán các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, từ năm 2012, KBNN Đắk Nông triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động, trong đó có quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức đánh giá nội bộ hàng năm đã có thể định lượng, đo lường được số lượng và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đến từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể để có biện pháp khắc phục, cải tiến cho phù hợp.
Kết quả đánh giá nội bộ cho thấy, số lượng hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên hàng năm đều tăng, nhưng tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá thời hạn quy định giảm dần. Trung bình tỷ lệ hồ sơ giải ngân trước thời hạn, đúng thời hạn của 5 năm (2014 -
2018) đạt tỷ lệ tương đối cao (99,04%), điều đó cho thấy việc giải quyết thủ tục hành chính đã được KBNN Đắk Nông rất quan tâm thực hiện, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm công vụ của công chức, thời gian giải quyết hồ sơ kiểm soát chi nhanh hơn, giảm bớt chi phí về thời gian, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi trả, thanh toán các khoản chi từ NSNN.
Thông qua kiểm soát chi, KBNN Đắk Nông đã góp phần tích cực vào công tác quản lý tiền mặt, phương tiện thanh toán thông qua việc hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đúng quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KNNN, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
KBNN Đắk Nông tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán kịp thời, chính xác theo đúng mục lục ngân sách quy định, qua đó giúp cho công tác tổng hợp số liệu báo cáo, phân tích hoạt động thu, chi NSNN trên địa bàn Tỉnh luôn đảm bảo tính trung thực, giúp cho cấp ủy và chính quyền địa phương quản lý và điều hành hiệu quả quỹ NSNN.
Công tác thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN tại đơn vị luôn được lãnh đạo quan tâm, coi trọng và thường xuyên đôn đốc, theo dõi để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót.
Trong thời gian từ 2017 đến 2018, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đã được nghiêm túc thực hiện Qua hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước, 208 đơn vị sử dụng NSNN đã bị xử phạt (phạt cảnh cáo 175 trường hợp; phạt tiền 190 trường hợp).
181 trường hợp với tổng số tiền là 183.850.000 đồng).
Trong các trường hợp vị phạm, chủ yếu là vi phạm về thực hiện cam kết chi do nộp cam kết chi đến KBNN quá thời hạn (quy định tại Điều 50, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP); có một số trường hợp vi phạm về thời hạn thanh toán tạm ứng (quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 51, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP); chỉ có 02 trường hợp có hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi NSNN Việc thực hiện xử phạt của KBNN đã góp phần răn đe, chấn chỉnh những hành vi vi phạm; nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về chi tiêu công của các đơn vị sử dụng NSNN, từ đó hiệu quả quản lý chi NSNN được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Đắk Nông vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế sau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị chưa chuyên nghiệp, đầu mối còn bị phân tán ở 2 bộ phận trong cùng 1 đơn vị nên chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch thanh toán với kho bạc (tại KBNN tỉnh là Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Kiểm soát chi NSNN; tại KBNN huyện là Tổ Kế toán và
Tổ Tổng hợp - Hành chính).
Hai là, việc công khai các quy trình, thủ tục hành chính chưa kịp thời, đầy đủ; chưa được ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ khách hàng trong việc tra cứu thủ tục hành chính Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên còn rất hạn chế.
Ba là, công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên còn chưa thật hợp lý; trình độ chuyên môn của một số cán bộ kiểm soát chi chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Bốn là, vẫn còn một số sai sót có liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên được phát hiện qua hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra tại đơn vị (những lỗi thường gặp là: Lưu thiếu hồ sơ chứng từ theo quy định; nội dung của hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố…).
Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian qua như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai?
Giải pháp nào hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
Giải pháp nào cần được thực thi nhằm hoàn thiện kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
Làm thế nào đề nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp kiểm soát chi trong gia đoạn tới
Có cần nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN trong việc kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si MaCai tỉnh Lào?
Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu thông qua quá trình tích lũy, tổng hợp và phân tích dữ liệu;
Các dữ liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp của Tác giả với các cán bô tại Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai; từ những đánh giá của cán bộ phụ trách đối với công tác kiểm soát sử dụng vốn đầu tư XDCB hiện nay và những đề xuất của cán bộ phụ trách nhằm tăng cường công tác kiểm soát. Đối tượng khảo sát: Cán bộ phụ trách thuộc các Phòng TCKH, Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Công cụ thực hiện chủ yếu là nghiên cứu định tính qua phỏng vấn cá nhân các cán bộ phụ trách, Trưởng- Phó Phòng, Phó Giám đốc- Giám đốc Các dữ liệu định tính sẽ được thu thập từ các cuộc phỏng vấn cá nhân Các băng ghi âm nội dung phỏng vấn được chuyển sang dạng văn bản.
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp nhằm thu thập những thông tin đã có sẵn liên quan đến đề tài bao gồm:
Các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Các tài liệu công bố về kết quả kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Báo cáo tổng kết và đánh giá về công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai của UBND huyện
Si Ma Cai tỉnh Lào Cai; của Ban quản lý dự án chương trình MTQG-GNBV tại các xã thuộc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai; Báo cáo tổng kết công tác chương trình MTQG-GNBV của Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website UBND tỉnh Lào Cai.
Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định của Nhà nước/Chính Phủ/UBND tỉnh Lào Cai/ UBND huyện Si Ma Cai liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. Các công trình nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Xác định mục đích và đối tượng điều tra:
Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp gồm 2 mục đích:
Nhằm góp phần đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi ngân sách chương trình MTQG-GNBV, qua KBNN huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, bài viết này xin giới thiệu một số nội dung chính sau: Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách; Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách.
Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là chủ đầu tư đối với công tác kiểm soát chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Tương ứng với hai mục đích điều tra thì đối tượng điều tra bao gồm hai nhóm đối tượng cụ thể:
Cán bộ tại KBNN huyện Si Ma Cai.
Khách hàng là chủ đầu tư trong chương trình MTQG-GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Xác định nội dung điều tra
Nhằm đánh giá thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, cụ thể như trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách, điều kiện làm việc, cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác kiểm soát chi ngân sách và những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát chi ngân sách.
: (1) Trình độ chuyên môn CBKB, (2) Cơ cấu tổ chứ,
(3) Quy trình nghiệp vụ, (4) Trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật, (5) Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
(2) Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng (chủ đầu tư) đến công tác kiểm soát chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV qua KBNN huyện Si
Ma Cai tỉnh Lào Cai, cụ thể[Phụ lục 1B]
: (1) Nguồn nhân lực, (2) Quy trình thủ tục, (3) Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn chương trình MTQG GNBV.
(1) Cán bộ tại KBNN huyện Si Ma Cai tính đến thời điểm hiện nay là 10 người.
Hiện nay Cán bộ tại KBNN huyện Si Ma Cai tính là 10 người Do số lượng cán bộ ít nên tác giả chọn điều tra toàn bộ số lượng cán bộ trên.
(2) Đối tượng Khách hàng là chủ đầu tư trong chương trình MTQG-GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai Tính đến thời điểm tháng 12/2018 có 40 dự án, chính vì thế tác giả chọn điều tra 40 chủ đầu tư của 40 dự án trên.
Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý;
(2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Nội dung phiếu điều tra và kết quả điều tra được thể hiện ở Phụ lục 1A, 1B, 1C, 1D. Ý nghĩa từng thang đo tương ứng: Đối tượng điều tra là Đối tượng điều tra là khách hàng
Cán bộ KBNN (chủ đầu tư)
Khoảng trung Ý nghĩa Khoảng trung Ý nghĩa bình ý kiến bình ý kiến
1.0 – 1.80 Rất yếu 1.0 – 1.80 Rất không hài lòng
4.21 – 5.00 Rất tốt 4.21 – 5.00 Rất hài lòng
Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
- Đối với đối tượng điều tra là cán bộ KBNN huyện, tác giả gửi email phiếu điều tra đến từng CB, CNV.
Đối với đối tượng điều tra là khách hàng, tác giả thực hiện theo ba phương thức chính, bao gồm: gửi email khảo sát cho những cá nhân có địa chỉ email đã cung cấp (10 người); nhờ cán bộ KBNN thu thập thông tin từ những khách hàng được tiếp xúc trong quá trình công tác (25 người); trực tiếp tiến hành phỏng vấn với một số khách hàng (5 người).
Với tổng số phiếu phát ra của hai đối tượng điều tra là 50 phiếu, tác giả thu về 50 phiếu, trong đó dùng để phân tích có 50 phiếu hợp lệ, 0 phiếu không hợp lệ.
Kết quả phiếu điều tra được thể hiện ở phụ lục 1C và 1D.
Phương pháp tổng hợp thông tin
2.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm:
- Phương pháp phân tổ phân loại: Nguồn vốn; Dự án; Tỷ lệ giải ngân;
- Phương pháp phân tổ kết cấu: Nguồn nhân lực kiểm soát chi tỉnh về giới tính, tuổi tác, trình độ, ;
- Phương pháp phân tổ liên hệ: Liên hệ giữa khoản chi và tỷ lệ chi,
2.3.2 Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình
MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Bảng thống kê là dạng trình bày dữ liệu có cấu trúc hàng dọc và hàng ngang Nó thường bao gồm các tiêu đề và số liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu hoặc quan sát Trong ngữ cảnh này, đồ thị thống kê được sử dụng để trình bày các chỉ số liên quan đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tại Kho bạc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Các loại bảng thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm: Bảng giản đơn,bảng phân tổ và bảng kết hợp.
Phương pháp phân tích thông tin
Thông qua các số liệu tổng hợp được bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phân tổ thống kê tác giả so sánh các dữ liệu, nhóm dữ liệu theo thời gian dựa trên kết quả của hai loại chỉ số: Chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối.
Chỉ số tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Chỉ số này biểu thị sự biến động rõ ràng giữa hai kỳ, cung cấp cơ sở để đánh giá và xác định nguyên nhân gây ra biến động, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Chỉ số tương đối: Dùng để đánh giá tỷ lệ % biến động giữa hai kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua các số liệu thu thập được tác giả tiến hành mô tả thực trạng cụ thể công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, dựa trên các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số liệu phân tích tập trung vào chương trình MTQG-GNBV.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội huyện
- Tốc độ tăng trưởng GRDP của huyện;
- Dân số và lao động;
- Tỷ lệ lao động có việc làm;
- Tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người, diện tích đất chưa sử dụng, ;
- Thu nhập bình quân của hộ; thu nhập bình quân đầu người;
2.5.2 Chỉ tiêu phản ánh kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV
- Quản lý việc lập dự toán chi ngân sách:
+ Định mức chi: Là các con số thể hiện định mức chi cụ thể cho từng chương trình, hoạt động, dự án theo từng giai đoạn cụ thể;
+ Dự toán chi: Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dự toán chi ngân sách cho chương trình MTQG-GNBV, cơ cấu chi càng lớn thể hiện mức độ quan tâm, ưu tiên cho chương trình này như thế nào.
+ Mức độ biến động chỉ tiêu dự toán năm sau so với năm trước
Mức biến động số tiền Tổng mức chi trả dự Tổng mức chi trả chi trả kỳ dự toán toán kỳ nghiên cứu - dự toán kỳ trước Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng giảm về con số dự toán giữa các năm.
+ Cơ cấu dự toán chi chi tiết các khoản, mục trong Tổng số dự toán chi: Số dự toán chi chi tiết các khoản, mục trong năm 100
Tổng số dự toán chi cho từng % chương trình/dự án Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dự toán chi chi tiết các khoản, mục chiếm bao nhiêu % trong Tổng số dự toán chi cho từng chương trình/dự án.
Nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý chi, trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán hữu hiệu thì yêu cầu lập dự toán phải khai thác triệt để khả năng của địa phương, lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định, tình hình cụ thể của địa phương.
+ Mức độ thực hiện thừa/thiếu so với dự toán chi Thừa dự toán
Số dự toán được giao
(Trường hợp số dự toán lớn = - Số chi trong năm đầu năm hơn thực tế chi)
Số dự toán được (Trường hợp số dự toán nhỏ = Số chi trong năm - giao đầu năm hơn thực tế chi)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chi thừa/thiếu là bao nhiêu tiền.
Số dự toán được giao đầu năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện sự chấp hành dự toán được giao đầu năm của
Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Cơ cấu thực hiện chi chi tiết khoản mục chi chương trình MTQG-GNBV trong Tổng số chi NS:
Số thực hiện chi chương trình
Cơ cấu % = MTQG-GNBV trong năm x 100
Tổng số thực hiện chi NS %
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu thực hiện chi chi tiết các khoản, mục chiếm bao nhiêu % trong Tổng số thực hiện chi NS.
Dự toán chi ngân sách được xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ NSNN do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án quan trọng, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.
+ Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn chương trình MTQG GNBV sau kiểm soát chi:
Tỷ lệ giải ngân sau kiểm soát chi là chỉ tiêu giúp đánh giá kết quả kiểm soát chi, đồng thời phân tích, đánh gái năng lực của chủ đầu tư trong việc triển khai chương trình MTQG GNBV, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các chính sách nhà nước Đối với góc độ KBNN chỉ tiêu này giúp xác định các nội dung cần chú trọng để nâng cao chất lượng công tác KSC.
Tỷ lệ giải ngân Tổng số vốn được giải ngân cho nguồn vốn chương trình MTQG GNBV chương trình x100%
MTQG GNBV = Tổng số dự toán cho chương trình sau kiểm soát MTQG GNBV chi
+ Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia GNBV.
Trong công tác kiểm soát chi ngoài việc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình thì cũng phải đảm bảo sự thông thoáng, rút ngắn thời gian, kiểm soát chi, do vậy KBNN phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị giao dịch kịp thời, theo đúng thời hạn quy định Nếu tỷ lệ hồ sơ bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử lý kiểm soát chi để tìm biện pháp khắc phục.
Tỷ lệ hồ sơ giải Số hồ sơ giải quyết trước hạn quyếttrước= Tổng số hồ sơ giải vốn chương x 100 hạn trình MTQG-GNBV %
Tỷ lệ hồ sơ giải Số hồ sơ giải quyết đúng hạn
= Tổng số hồ sơ giải vốn chương x 100 quyết đúng hạn trình MTQG-GNBV %
Tỷ lệ hồ sơ giải Số hồ sơ giải quyết quá hạn
= Tổng số hồ sơ giải vốn chương x 100 quyết quá hạn trình MTQG-GNBV %
- Tỷ lệ từ chối thanh toán qua công tác KSC:
Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc thực hiện việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ của nhà nước. Đồng thời phản ánh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của chủ dự án trong việc sử dụng kinh phí NSNN.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát chi của KBNN thông qua tiêu chí số lượng thanh toán bị từ chối, cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng như tính đầy đủ, rõ ràng của quy trình, trình độ cán bộ kiểm soát, cũng như các chế tài xử lý vi phạm Tránh đánh giá máy móc dựa chỉ dựa vào kết quả từ chối thanh toán để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát của KBNN.
Tỷ lệ từ chối Tổng số tiền từ chối thanh toán thanh toán
Tổng số hồ sơ giải vốn chươngx100% qua công tác trình MTQG-GNBV
Lãnh đạo KBNN xác định nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công các hoạt động của hệ thống KBNN Do đó, lãnh đạo KBNN đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Hàng năm, KBNN luôn chú trọng công tác nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể đội ngũ công chức của Ngành Đến nay, đội ngũ nhân sự KSC cơ bản đáp ứng yêu cần nhiệm vụ KBNN trên địa bàn đến năm 20256.
+ Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế;
+ Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể trong công tác kế toán;
+ Hệ thống chứng từ kế toán tại đơn vị đầy đủ, đúng quy định;
+ Hệ thống báo cáo tài chính tại các đơn vị đầy đủ, đúng quy định;
+ Công tác quyết toán chi thực hiện theo đúng quy định;
+ Cán bộ thực hiện công tác kế toán, quyết toán có năng lực tốt.
CHƯƠNG 3THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONGCHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
- Địa chỉ: Thôn Phố Cũ, xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai Số điện thoại: 020.3796.115 Số fax: 020.3796.115
- Quá trình thành lập và phát triển: Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai được thành lập theo Quyết định số 157/2000/QĐ-BTC ngày 26/9/2000 của Bộ Tài chính và đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2000 theo Quyết định số 781/KB/QĐ/TCCB ngày 09/10/2000 của Tổng Giám đốc KBNN.
Kho bạc Nhà nước Si Ma Cai hiện hành theo mô hình chuyên viên, gồm 10 cán bộ công chức và viên chức Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, với 9 cán bộ có trình độ Đại học trở lên và 1 cán bộ có trình độ Cao đẳng trở xuống.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ
Sơ đồ 3 1 Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai
(Nguồn: Phòng tổng hợp hành chính, KBNN huyện Si Ma Cai)
- Phân công nhiệm vụ trong Ban lãnh đạo
+ Ông: Trần Đoàn Nguyễn – Giám đốc
Phụ trách chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của cơ quan KBNN Si Ma Cai,Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Lào Cai, Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện Si Ma Cai về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan.
Trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm soát chi; bảo vệ chính trị nội bộ; Công tác thi đua khen thưởng; công tác quản trị tài sản cơ quan, công tác tài vụ nội bộ; Trưởng ban quản lý kho tiền; công tác tiếp công dân, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, phụ trách công tác tin học. Trực tiếp phụ trách ký duuyệt chứng từ kiểm soát chi đối với giao dịch viên: Ông: Đoàn Tuấn Vũ, Ông Phạm Quang Huy, bà: Nguyễn Thị Ngoan.
+ Ông: Đỗ Hải Châu- Phó giám đốc
Chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNN Si Ma Cai các công việc phụ trách được giao, các công việc được ủy quyền của Giám đốc khi đi vắng và báo cáo lại Giám đốc kế quả công việc trong thời gian được ủy quyền.
Tham gia cùng với Giám đốc kiểm tra, nắm bắt tình hình tài chính, tài sản cơ quan, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu lại tố cáo. Được ủy quyền phụ trách ký kiểm soát chi đối với chuyên viên kiểm soát chi: ông Nguyễn Anh Tuấn, bà La Thị Hoà, bà Nguyễn Nhật Linh.
- Phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, giao dịch viên và kế toán
+ Ông: Lâm Ngọc Thanh Vĩ – Kế toán trưởng (KTT)
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Si Ma Cai và Kế toán trưởng KBNN cấp trên về công tác kế toán, công tác kho quỹ, và kiểm soát thu, chi NSNN theo quy định của pháp luật, quy trình hướng dẫn của Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước cấp trên.
Thành viên Ban quản lý kho tiền.
Trực tiếp ký và kiểm soát chứng từ thu, chi;
Quản lý, Xét duyệt hồ sơ đăng ký mở và sử dụng tài khoản của tổ chức, đơn vị có giao dịch với Kho Bạc;
Chủ trì tổ chức quản lý, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ giao dịch; Làm nhiệm vụ khác khi được phân công;
+ Bà: La Thị Hòa – Giao dịch viên, uỷ quyền KTT
Nhận ủy quyền công việc của kế toán trưởng khi được kế toán trưởng phân công;
Kế toán Tài vụ nội bộ cơ quan, công tác quản trị Thực hiện chấm công Kế toán thu NSNN, hoàn trả các khoản thu NSNN
Kế toán chi chuyển giao ngân sách có nhiệm vụ kiểm soát chi đối với các đơn vị được liệt kê trong danh sách đính kèm Họ cũng phải tuân thủ chế độ báo cáo công tác kế toán theo quy định hiện hành để đảm bảo minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
+ Ông: Đoàn Tuấn vũ – Giao dịch viên
Chịu trách nhiệm Kiểm soát chi các đơn vị theo danh sách đính kèm Thực hiện nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB)
Thực hiện công tác quản trị, quản lý tài sản, công cụ dụng cụ và phân công công tác trực bảo vệ cơ quan
Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công kiểm soát chi.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
+ Ông: Phạm Quang Huy- Giao dịch viên
Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB).
Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công thuộc kiểm soát chi.
Thực hiện công tác báo cáo tuần và đột xuất công tác kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo quy định.
Phụ trách công tác quản lý tin học.
Quản lý con dấu “KHO BẠC NHÀ NƯỚC”.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
+ Bà: Nguyễn Nhật Linh- Giao dịch viên (Nghỉ chế độ thai sản từ 01/5/2018) Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công kiểm soát chi.
Làm nhiện vụ khác khi được phân công.
+ Ông: Nguyễn Anh Tuấn – Giao dịch viên
Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Nhập kịp thời số liệu kiểm soát chi đầu tư, vốn CTMT quốc gia vào chương trình tổng hợp báo cáo đầu tư (THBC-ĐTKB).
Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự toán NS các cấp trên địa bàn.
Quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ các đơn vị được phân công thuộc kiểm soát chi.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
+ Bà: Nguyễn Thị Ngoan – Giao dịch viên
Chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các đơn vị theo danh sách đính kèm; Quản lý con dấu KẾ TOÁN.
Kế toán lệnh chi tiền.
Kế toán Thanh toán liên kho bạc.
Kế toán Thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT).
Hạch toán chuyển số thu hộ trên tài khoản bảo hiểm xã hội.
Hạch toán chi trả nợ gốc, lãi vay công trái, trái phiếu
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
Thực hiện Quản lý, đóng và lưu trữ hồ sơ tài liệu, chứng từ giao dịch.
+ Ông: Nguyễn Công Đoàn – Thủ kho, thủ quỹ
Thành viên Ban quản lý kho tiền.
Thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ nhiệm vụ của công tác kho quỹ.
Tham gia công tác lưu trữ thuộc lĩnh vực được phân công.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công;
+ Ông : Mai Đức Đào – Nhân viên bảo vệ
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn tiền, tài sản của cơ quan, duy trì trực bảo vệ theo lịch được phân công Có trách nhiệm giữ, sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ được giao theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp quản lý, quản lý hệ thống điện, máy phát điện cơ quan, hệ thống phòng cháy, chữa cháy của cơ quan, hệ thống camera an ninh cơ quan đảm bảo an toàn.
Kiêm nhiệm các nhiệm vụ: hành chính cơ quan; chăm sóc cây xanh cơ quan; Lập lịch trực cơ quan, thực hiện chấm công công tác bảo vệ cơ quan.
Phối hợp với ông Nguyễn Hồng Chuyên trong thực hiện nhiệm vụ.
Làm nhiệm vụ khác khi được phân công.
+ Ông: Nguyễn Hồng Chuyên- Nhân viên bảo vệ, lái xe
Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
3.2.1 Chương trình MTQG-GNBV tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-
2020 a Về số lượng dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG-GNBV
1 Vay dự án chăn nuôi bò 83 hộ, kinh phí 6.675 triệu đồng; Vay dự án nuôi trâu 74 hộ, kinh phí 3.700 triệu đồng; Vay dự án Ngựa bạch 8 hộ, kinh phí 800 triệu đồng; Vay dự án nuôi lợn 30 hộ, kinh phí 2.432 triệu đồng; Vay dự án gà địa phương 22 hộ, kinh phí 2.000 triệu đồng; Vay thực hiện dự án cây dược liệu 01 hộ, kinh phí 100 triệu đồng; Vay thực hiện dự án cây ăn quả ôn đới 152 hộ, kinh phí 11.395 triệu đồng
Bảng 3 2 Thống kê số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG
GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018
Tiêu chí ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số dự án Dự án 57 68 40
Số vốn thanh toán chương trình đồng 16.126.792.009 15.390.410.857 13.700.545.300 MTQG GNBV qua KBNN
Tổng chi CTMTQG và các mục tiêu đồng 43.139.259.009 49.255.280.382 40.861.484.480 khác
Tỷ lệ vốn thanh toán về
CTMTQGGNBV và So với tổng chi % 37,38 31,25 33,53 các chương trình mục tiêu
(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai)
Bảng 3 3 Phân tích số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG
GNBV qua KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018
Tiêu chí ĐVT So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 phát triển bình quân
Số dự án Dự án 11 19,30 -28 -41,18 0,89
Tổng số vốn thanh toán chương trình
6.116.021.373 14,18 -8.393.795.902 -17,04 0,99 và các mục tiêu khác đồng
(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai)
Như vậy, cả quy mô và số lượng dự án nguồn vốn CTMTQG-GNBV giảm
Si Ma Cai theo đúng mục tiêu chung của chương trình MTQG. b Nguồn vốn huy động cho chương trình MTQG GNBV
Bảng 3 4 Bảng đánh giá nguồn vốn huy động chương trình MTQT-GNBV tại huyện Si Ma Cai năm 2016-2018
Năm Năm Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 ĐVT 2016 2017 2018
(Trđ) (Trđ) (Trđ) Nguồn vốn từ NSNN
(Nguồn: UBND huyện Si Ma Cai) c Kết quả thực hiện chương trình MTQG-GNBV
Thực hiện Quyết định số 2115/QĐ-TTg, ngày 07/11/2016 của Thủ tướng
Chính phủ, Về việc ban hành tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017-
2020; UBND huyện Si Ma Cai báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại huyện nghèo đến hết năm 2018, đối với huyện Si Ma Cai như sau:
Thang điểm nhóm I (Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020): Đạt 10 điểm.
- Tổng số hộ trên địa bàn huyện: 7.234 hộ (theo kết quả điều tra đói nghèo tháng 10/2018).
- Số hộ nghèo 1.661 hộ chiếm 22,96%.
- Số hộ cận nghèo 1.126 hộ chiếm 15,6%.
- Tổng tỷ lệ nghèo và cận nghèo là 38,56%. Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo dưới 50% hoặc tỷ lệ hộ nghèo dưới 40%), huyện đạt 10 điểm.
Thang điểm nhóm II: Đạt 20 điểm.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện:
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 25,2 triệu đồng/người/năm. Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 20 triệu đồng/người/năm), huyện đạt 05 điểm.
Tỷ lệ số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong tổng số xã trên địa bàn huyện:
Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách thôn dặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện có 12/13 xã, thuộc diện đặc biệt khó khăn (gồm: Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Cấu, Sán Chải, Cán Hồ, Quan Thần Sán, Nàn Sán, Bản Mế, Mản Thẩn, Sín Chéng, Thào Chư Phìn, Nàn Sín) chiếm 92,3%. Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 80% số xã trong huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn), huyện đạt 15 điểm.
Thang điểm nhóm III: Đạt 20 điểm.
Huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao: Huyện Si Ma Cai có 13/13 xã thuộc xã miền núi, vùng cao (tất cả 13/13 xã đều có độ cao trên 600m so với mực nước biển); Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá thì Si
Ma Cai là huyện vùng cao và đạt 10 điểm.
Tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân cư:
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2019:
+ Tổng số hộ trên địa bàn huyện 7.743 hộ.
+ Tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện 6.690 hộ chiếm 86,4% so với tổng số hộ trên địa bàn. Đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đánh giá (trên 80%) thì huyện đạt 10 điểm.
Tổng điểm các nhóm (I+II+III): 50 điểm Đánh giá kết quả: Căn cứ vào khoản a, điểm 2, điều 2 của Quyết định số
2115/QĐ-TTg ngày 07/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, huyện thoát nghèo phải có số điểm dưới 40 điểm trên tổng số 100 điểm; huyện Si Ma Cai có số điểm theo đánh giá hết năm 2018 là 50 điểm > 40 điểm, vì vậy huyện chưa thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giai đoạn 2017-2020.
Kết quả, hiệu quả đạt được so với mục tiêu đề ra, khẳng định những chính sách hiệu quả, phù hợp:
Sau 10 năm thực hiện các chính sách Nghị quyết 30a của Chính phủ mặc dù gặp không ít khó khăn như thời tiết bất lợi, giá cả hàng hóa tăng cao ; song với chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện, với sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, đồng thời bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã phát triển mạnh, diện mạo nông thôn miền núi thay đổi rõ nét, các lĩnh vực đều đạt và vượt so với mục tiêu của huyện đề ra, đến nay đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu Nghị quyết huyện đề ra có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Cỏc chớnh sỏch của Nghị quyết 30ê khi đi vào triển khai thực hiện bước đầu đó được những kết quả to lớn, tác động mạnh đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 8,25% /năm, sản lượng lương thực, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu khác đều có chuyển biến tích cực đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. + Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhiều tuyến đường giao thông đạt tiêu chuẩn, xây dựng mới các trạm y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân thôn bản, đầu tư xây dựng nhà ở giáo viên + nhà ở bán trú học sinh phục vụ nhu cầu dạy và học của học sinh, giáo viên toàn huyện, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, công trình cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội nhân dân toàn huyện được cải thiện đáng kể.
+ Về sản xuất: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác đang chuyển dịch theo hướng hàng hóa; năng suất, sản lượng đều đạt và vượt so với kế hoạch giao, năm sau cao hơn năm trước; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác năm 2009 là 14 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 28,4 triệu đồng, năm 2018 đạt 35 triệu đồng Giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp bình quân tăng gần 16% năm (theo giá thực tế) Việc áp dụng khoa học, công nghệ, đưa các loại giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh thực hiện thâm canh tăng vụ đã trồng thử nghiệm và nhân rộng thành công một số mô hình sản xuất có hiệu quả, giá trị kinh tế cao như mô hình trồng lúa giống mới; ngô giống mới;đậu tương giống mới; hỗ trợ giống ngô tăng vụ hè thu cho nhân dân, hỗ trợ giống cá thả ruộng đã mở ra cho nông dân hướng đi mới, trong phát triển kinh tế trên cánh đồng mà trước đây chỉ đơn thuần trồng 1 vụ lúa trong năm; hỗ trợ trồng đao riềng hướng cho nhân dân sản xuất hàng hóa cung cấp ra thị trường
+ Về chăn nuôi: Đã có bước phát triển tích cực, đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm đã có tiếng trên thị trường như: vịt Sín Chéng, gà đen, lợn địa phương, trâu, bò đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định Đến năm 2018, đàn đại gia súc toàn huyện đạt 42.117 con, tăng trưởng đàn đạt 19,51%, đạt 97,53% so với MTNQ huyện đề ra; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuổng năm 2018 đạt là 2.140 tấn tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%.
Ngành chăn nuôi của huyện đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo và có các chính sách khuyến khích phát triển, chăn nuôi đang có chuyển biến tích cực theo phương thức quảng canh mang tính chất phục vụ sức kéo là chính và lấy sản phẩm phụ phục vụ cho trồng trọt sang chăn nuôi bán chăn thả có trồng cây thức ăn chăn nuôi tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ hộ gia đình.
+ Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: Có nhiều chuyển biến tích cực, không còn hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy, số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng giảm qua từng năm; Đã tiến hành trồng 3.300 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ (năm 2016: 300 ha; năm 2017: 350 ha; năm 2018: 330), góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện đến hết năm 2018 đạt 37,5 %.
Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
- Vẫn còn nhiều chính sách đặc thù chưa được triển khai thực hiện, cụ thể như: + Về chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, bao gồm: Lĩnh vực xây dựng quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến năm 2015, định hướng đến 2020; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh; chính sách thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
+ Về chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, gồm: Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách đào tạo theo hệ thống cử tuyển chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
Định hướng và mục tiêu kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-
KBNN đa dạng hóa các phương thức thu nộp NSNN phù hợp với sự phát triển công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng để giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí cho người nộp NSNN; đồng thời, tổ chức phối hợp với các trung tâm hành chính công, các cơ quan quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đặc biệt là cơ quan công an) để trao đổi/cung cấp thông tin về số thu phí, lệ phí, thu phạm vi phạm hành chính theo mã giao dịch (mã ID) của từng khoản thu Từ đó, tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan xử lý hồ sơ, giấy tờ cho người dân theo thời gian thực nộp NSNN, giúp các cơ quan, đơn vị đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu, trao đổi dữ liệu giữa cơ quan, đơn vị.
Về lâu dài, để việc kết nối trao đổi, đối chiếu thông tin, dữ liệu thu NSNN được thuận lợi và phù hợp với thông lệ chung cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới (như nộp NSNN qua mobile banking…), KBNN sẽ nghiên cứu cải cách mô hình trao đổi thông tin thu NSNN hiện nay theo hướng: Các cơ quan thu (thuế, hải quan, cơ quan ra quyết định xử phạt) xây dựng cơ sở dữ liệu về khoản thu (trong đó xác định rõ mã ID của từng khoản); các NHTM thực hiện thu theo mã ID và chuyển tiền về KBNN; KBNN căn cứ mã ID để hạch toán thu và phản hồi thông tin về số đã thu cho các cơ quan liên quan để đáp ứng các yêu cầu quản lý và xử lý hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị đó.Đối với công tác kiểm soát chi NSNN, trước mắt KBNN tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và tổ chức phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đến hết 2020, 100% các đơn vị sử dụng NSNN tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 với kho bạc.
KBNN hiện đại hóa phương thức thanh toán đối với một số khoản chi NSNN như: Mở rộng phương thức chi tiêu NSNN qua thẻ tín dụng phù hợp với sự phát triển hạ tầng thanh toán của hệ thống ngân hàng; triển khai các chương trình thanh toán tự động theo lô đối với những khoản chi NSNN có tính ổn định cao (lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội)… Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với những nội dung chi hoặc địa bàn có thể sử dụng phương thức này, đồng thời từng bước giảm dẫn hạn mức được phép chi tiền mặt tại trụ sở KBNN, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt.
Mở rộng phương thức thanh toán trước, kiểm soát sau (kể cả cho chi thường xuyên và chi đầu tư), đặc biệt là đối với các khoản chi có hợp đồng giữa đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trong lộ trình số hóa hệ thống quản lý ngân sách và kế toán nhà nước, KBNN sẽ đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN Theo đó, KBNN sẽ hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi phù hợp với hệ thống công nghệ số Bên cạnh đó, KBNN sẽ tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành và phân cấp quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chi tiêu cho các đơn vị sử dụng NSNN Đồng thời, nghiên cứu và triển khai cơ chế kiểm soát chi NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kiểm soát các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài.
Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý mua sắm công có kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước công nghệ số để gắn kết tất cả các khâu từ phân bổ ngân sách, ký kết hợp đồng điện tử, quản lý cam kết chi, thực hiện thanh toán và quyết toán, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN.
Về thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ,mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
Cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực có phong cách giao tiếp, văn minh, lịch sự.
Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin, đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính 3 thời đại, không bị lạc hậu Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu và nhanh chóng. Đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý, chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
4.1.2 Mục tiêu kiểm soát chi Để nâng cao hiệu quả của công tác KSC chương trình MTQG-GNBV trong giai đoạn 2016-2020, KBNN huyện Si Ma Cai, Lào đề xuất các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nỗ lực tăng tỷ lệ giải ngân của chương trình MTQG-GNBV lên đến 98% trong giai đoạn còn lại 2019-2020.
- Tăng tổng tỷ lệ hồ sơ trước hạn và đúng hạn lên 100%, không còn hồ sơ giải quyết quá hạn hay hồ sơ tồn đọng không giải quyết.
- Tích cực cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác KSC chương trình MTQG-GNBV, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu giảm 30% thời gian thanh toán NANN cho các hồ sơ thuộc chương trình MTQG-GNBV tại các xã thuộc huyện năn 2020.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thay đổi bổ sung của pháp luật liên quan đến hoạt động KSC tại KBNN huyện Si Ma Cai cho đội ngũ CBVC tổi thiểu mỗi năm 1 lần.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng các phần mềm kiểm soát chi đang sử dụng tại KBNN tối thiểu mỗi năm 1 lần.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
4.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG- GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
- Ban hành thống nhất Quy trình kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN
Ban hành thống nhất Quy trình kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN Nội dung Quy trình quy định rõ đối tượng kiểm soát chi là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN, cụ thể đối với từng loại vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư; nội dung Quy trình phải quy định cụ thể được các vấn đề như kiểm soát chi khối lượng phát sinh, kiểm soát chi đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, kiểm soát chi đối với các loại công việc ký kết với cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân Như vậy, sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một Quy trình kiểm soát chi đầu tư cho NSNN đồng thời đễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch.
- Hoàn thiện các khâu trong Quy trình kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN qua KBNN.
Một là: hoàn thiện các khâu phân bổ kế hoạch vốn.
Hiện nay trong công tác kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN, do nhu cầu vốn không đáp ứng đủ, mặt khác việc tính toán xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật khách quan và khoa học nên khâu phân bổ vốn đầu tư XDCB rất nhạy cảm, và dễ mang tính chủ quan Để khắc phục hạn chế này yêu cầu đặt ra với khâu này trong chế độ khá chặt chẽ song chưa thực sự hiệu lực Từ những phân tích ở trên thì khâu này cần bảo đảm yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch và công bằng, hiệu quả, do vậy phải tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí và định mức theo Quyết định 210/206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Mặt khác phải kết hợp lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để không trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân tán, và khắc phục chuyển kế hoạch tràn lan Kiên quyết xóa cơ chế bao cấp xin cho và bao cấp trá hình Xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách Làm tốt khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong tiền đề mở đường cho sự phát triển bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo sức hút đầu tư từ các nguồn vốn khác.
Hai là: Phối hợp 3 khâu chính trong kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV là phân bổ kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán và tất toán thành một hệ thống trong quá trình quản lý vốn Để khắc phục yếu kém hiện nay, đó là: kỷ luật về thông tin báo cáo, kỷ luật thanh toán, kỷ luật hoàn tạm ứng, kỷ luật sử dụng vốn, kỷ luật quyết toán, tất toán tài khoản đều chấp hành kém cần xem xét tác động qua lại của 3 khâu phân bổ kế hoạch - kiểm soát chi đầu tư - quyết toán, tất toán, như sau: phân bổ kế hoạch đúng tạo ra chi đầu tư nhanh, chi đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tiền đề cho quyết toán thanh toán nhanh gọn và ngược lại (tương tự như vậy để thống kê và phân tích các quy trình chi tiết trong các khâu lại có: việc nào trước việc nào sau, bao nhiêu hồ sơ thủ tục, bao nhiêu thời gian thụ lý, qua những bộ phận chuyên môn nào…) Đối với các dự án công trình cần có sự gắn kết của 3 khâu trên (do 3 cơ quan kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Tài chính thực hiện) sẽ khắc phục được yếu kém hiện tại Đó là nếu dự án công trình thưc hiện chi chậm, thừa vốn cần có sự thông tin qua lại với khâu phân bổ vốn để điều chỉnh kịp thời, nếu thực hiện chậm, nếu kém ở khâu quyết toán, sẽ không bố trí kế hoạch vốn cả năm tiếp theo, nhất là những dự án vi phạm cần có một quy chế phối hợp đề ra những yêu cầu thông tin báo cáo thường xuyên Yêu cầu, tiêu chí và chế tài nhất định dưới sự chủ chì của ủy ban nhân dân cùng cấp để tìm nguyên nhân quy trách nhiệm kịp thời xử lý, từng vướng mắc, khó khăn, vi phạm phát sinh trong mỗi khâu cũng như cả quy trình. Không để tồn đọng quá nhiều (hoàn thành kế hoạch thấp hơn thực lực và khả năng, không quyết toán và tất toán sau hoàn thành…) sẽ khó đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB dưới nhiều giác độ.
Để hoàn thiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB), hội đồng bồi thường GPMB được phép tạm ứng không hạn chế sau khi có phương án GPMB được duyệt Tuy nhiên, tình trạng dư tạm ứng quá nhiều, việc chi trả cho đối tượng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư chưa cao, quy định quản lý còn thiếu nên cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về nội dung quản lý.
Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng (tập hồ sơ chứng từ làm thủ tục thanh toán hoàn tạm ứng).
Nếu quá thời hạn quy định phải báo cáo người quyết định đầu tư xin ý kiến xử lý Giao KBNN kiểm tra nếu sử dụng sai mục đích thì thu hồi nộp NSNN.
Kinh phí thực hiện của hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cần có cơ chế quản lý như những kinh phí khác có nguồn gốc từ NSNN. Đổi mới việc tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị: Số dư tạm ứng tại KBNN chiếm khá cao so với trước đây do tỷ lệ tạm ứng được phép của chủ đầu tư (ban quản lý) dự án không bị giới hạn trên Do vậy cần bổ sung, hoàn thiện như sau: Phải yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng vì ứng nhiều tiền của NSNN mà không có bảo đảm, đề phòng rủi ro cá nhân và tổ chức có thể xảy ra (yêu cầu đưa vào hợp đồng A-B) Hết hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi tạm ứng hoặc gia hạn bảo lãnh tạm ứng.
Quá hạn hoàn thành ghi trong hợp đồng mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dư tạm ứng để đôn đốc, thu hồi số đã tạm ứng cho dự án. Nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn ứng thì KBNN phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng Sau 3 lần (3 tháng) thì chủ đầu tư và KBNN có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.
Bốn là: Hoàn thiện khâu quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán tài khoản.
Để tránh nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ bất hợp pháp và tình trạng thất thoát, cần tăng cường quản lý chặt chẽ hơn KBNN và chủ đầu tư có nhiệm vụ cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm theo từng tháng cho cơ quan Tài chính và Kế hoạch đầu tư Cơ quan này theo dõi thời gian hoàn thành quyết toán theo quy định của Nhà nước, nếu quá hạn sẽ gửi công văn nhắc nhở hàng tháng.
Sau 3 lần nhắc nhở mà chủ đầu tư không hoàn thành thì chủ đầu tư (ban quản lý dự án) và cơ quan Tài chính phải báo cáo cấp quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đạo.
Cả ba trường hợp trên sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau: Được gia hạn thêm thời gian cụ thể nếu có khó khăn khách quan.
Yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình bao gồm: hoàn trả tạm ứng, nộp tiền sử dụng đất sai mục đích vào NSNN và hoàn thành quyết toán dự án Các trách nhiệm này cần được thực hiện triệt để trước khi tiến hành giao việc tiếp theo để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án Việc phê bình nghiêm khắc và yêu cầu này nhằm thúc đẩy chủ đầu tư tuân thủ quy định pháp luật, sử dụng nguồn lực nhà nước đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ.
4.2.2 Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình MTQG GNBV từ NSNN của KBNN huyện Si Ma Cai Để kiểm soát chi kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gia quy định, kiến nghị cải tiến mô hình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi đầu tư của KBNN cụ thể như sau:
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Quy trình “một cửa” nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính Đó là, tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch chấp hành đúng chính sách, chế độ, phòng ngừa và ngăn chặn các hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách giao dịch; thực hiện công khai, minh bạch và phát huy dân chủ, giám sát của người dân, khách hàng với hoạt động của KBNN. Để đáp ứng mục tiêu đó có thể quy định lại phương thức giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi đầu tư theo hướng: khách hàng đến giao dịch trực tiếp với một cán bộ Kho bạc, đó là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và kiểm soát chi cho dự án Cán bộ nghiệp vụ có trách nhiệm trực tiếp nhận hồ sơ, xử lý nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ trong nội bộ Kho bạc, trả kết quả cho khách Mô hình này sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên, khách đến giao dịch sẽ được biết ngay kết quả: hồ sơ đủ chưa, có hợp lệ, hợp pháp không, có đủ điều kiện giải ngân không? Thời gian giao dịch, số lần giao dịch, thời gian giải ngân sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Về phân cấp nhiệm vụ kiểm soát chi CTMTQG, thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã) sẽ phân cấp theo nguyên tắc: Dự án do cấp nào quyết định đầu tư thì KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát; nguồn vốn của cấp nào tham gia vào dự án thì KBNN cấp đó thực hiện thanh toán, đồng thời tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo cảu KBNN tỉnh với KBNN huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện kiểm soát chi cho dự án Hoàn thiện cơ chế giao dịch “một cửa” theo hướng, một chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng, khách hàng đến giao dịch chỉ phải giao dịch với một cá bộ duy nhất của kho bạc, đó là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân Hoàn thiện cơ chế phân bổ kế hoạch vốn, từ thực tiễn hạn chế về cơ chế quản lý có thể kiến nghị việc thanh toán, kiểm soát chi vốn đầu tư không nên theo niên độ ngân sách mà theo tiến độ thực hiện dự án.
Dự kiến mô hình giao dịch một cửa sẽ được sửa đổi như sau:
Hình 4 1 Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình
MTQG GNBV từ NSNN huyện Si Ma Cai
(Nguồn: Theo nghiên cứu và đề xuất của tác giả) Ghi chú: chứng từ thanh toán cho cán bộ được phân công kiểm soát chi cho dự án kiểm tra hồ sơ, nhận hồ sơ, viết phiếu giao nhận hồ sơ và hẹn ngày trả hồ sơ; Sau đó toàn bộ quá trình luân chuyển chứng từ nội bộ trong hệ thống KBNN như sơ đồ trên sẽ do cán bộ được phân công kiểm soát chi cho dự án thực hiện.
4.2.3 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp kiểm soát chi
Kiến nghị
Chính phủ cần sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn về việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới đã được Chính phủ ban hành Các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn tiêu chí đánh giá chỉ nên mang tính hướng dẫn, có tính linh hoạt, phù hợp với từng vùng miền.
Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quy hoạch khu dân cư nông thôn, nhà ở nông thôn phù hợp với từng vùng miền.
Bổ sung qui định: Khi nghiệm thu các đề án, tư vấn xây dựng phải coi trọng tính khả thi của đề án và đề án đó có phát huy được sự tham gia của nhân dân trong huy động đóng góp, trong tổ chức triển khai thực hiện, kết quả công tác giám sát, kiểm tra, hiệu quả sử dụng và công tác quản lý của nhân dân trong quá trình GNBV Bổ sung các tiêu chí thể hiện hướng tiếp cận mới như nghiên cứu đã phân tích và các tiêu chí đánh giá quá trình thụ hưởng của hộ nghèo với công cuộc GNBV. Cần chú trọng tiêu chí đánh giá “phần mềm” trong phát triển nông thôn như cơ chế, các vấn đề xã hội, phát triển con người
Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc chương trình MTQG GNVBV giai đoạn 2016 – 2020 trong đó quy định đơn giản về hồ sơ thủ tục như: Hồ sơ xây dựng công trình thay cho Báo cáo kinh tế kỹ thuật, không thông qua đấu thầu mà chỉ ký kết hợp đồng đối với đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm, thợ Đối với chi phí QLDA cũng cần có văn bản quy định đơn giản về hồ sơ thanh toán, để các Ban Quản lý xã dễ thực hiện.
Như theo quy định hiện nay, để được thanh toán chi phí QLDA, các Ban Quản lý xã thường hay lập hồ sơ chứng từ “khống” để đối phó, làm sao để thanh toán được hết chi phí QLDA đã được phê duyệt trong quyết định phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình, điều này vô hình trung tạo kẽ hở cho các Ban Quản lý xã làm sai nguyên tắc trong quản lý tài chính, dẫn đến Kho bạc cũng phải chịu liên đới trách nhiệm.
Tại khoản 1, Điều 11, Thông tư 349 quy định: “Việc quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, BQLDA sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP”.
Theo quy định này, các Ban Quản lý xã phải thực hiện chi phí quản lý dự án theo BQLDA nhóm 1, thực hiện việc lập dự toán, quyết toán thu chi theo quy định tại Mục 1, Chương II Thông tư 72, khả năng của Ban Quản lý xã để thực hiện các quy định này là nhiệm vụ bất khả thi Vì vậy, đối Ban Quản lý xã, cần có quy định đơn giản hơn Cụ thể là giảm bớt khâu lập dự toán thu, chi QLDA, bổ sung BanQuản lý xã có thể thanh toán trực tiếp chi phí QLDA từ tài khoản thanh toán vốn.Theo quy định hiện hành, căn cứ vào hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định Thông tư 72, Kho bạc kiểm soát thanh toán chi phí QLDA cho Ban Quản lý xã,đến khi dự án hoàn thành, Ban Quản lý xã lập hồ sơ trình cơ quan tài chính thẩm tra quyết toán Điều này dẫn đến một khoản chi NSNN mà có hai cơ quan kiểm soát chi Do vậy, nếu theo quy định cơ quan tài chính thẩm tra quyết toán, thì cơ quan
Kho bạc có thể không kiểm soát hồ sơ chứng từ liên quan mà chỉ thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý xã Đến khi cơ quan tài chính thẩm tra quyết toán, trường hợp Ban Quản lý xã thanh toán vượt tiêu chuẩn, định mức, Ban Quản lý xã có trách nhiệm nộp trả cho NSNN. Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo được tiền và tài sản của Nhà nước, kiểm soát chi ngân sách đúng luật, đúng chế độ chính sách của Nhà nước, cần tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp tốt hơn để công tác kiểm soát chi NSNN vừa thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách, vừa đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, người làm nhiệm vụ kiểm soát chi thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất, hạn chế áp lực vì công việc, tiềm ẩn rủi ro dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bản thân.
4.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
Cần kiểm soát chặt chẽ chi phí xây dựng cơ bản, đặc biệt là giá vật liệu, đồng thời thanh toán đúng tiến độ thực hiện Các văn bản pháp lý, quy chế và quy trình kiểm soát chi cần được tích hợp, cập nhật và hoàn thiện theo hướng gộp chung thông tư hướng dẫn Cụ thể, cần rà soát, cập nhật Thông tư 79/2003 về quản lý chi NSNN, Thông tư 27/2007 về quản lý thanh toán vốn đầu tư, Thông tư 130/2007 sửa đổi Thông tư 27/2007, Thông tư 107/2007 về quản lý thanh toán vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư, Thông tư 88/2009 về quản lý tài chính cho chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/TT-BTC và
Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài Chính Công văn số 978/BTC-KHTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thuộc Bộ Tài chính thực hiện theo Thông tư 113/2008/TT-BTC về thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN Bộ Tài chính cần sớm ban hành công văn hướng dẫn KBNN về việc tổ 20 chức thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN theo thông tư 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.
4.3.3 Kiến nghị đối với KBNN tỉnh Lào Cai
-Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên ngành, tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, gắn các nội dung đào tạo với yêu cầu về nguồn nhân lực trên thực tế của lĩnh vực công, trang bị cho cán bộ các kiến thức về pháp luật, kinh tế…Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ tham gia trực tiếp quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
-Thực hiện chế độ thi đua khen thưởng nghiêm minh, tăng cường động viên, khuyến khích cán bộ tâm huyết với công việc và hoạt động có hiệu quả Thực hiện thi tuyển công chức; thực hiện tốt cơ chế luân chuyển, điều động cán bộ trẻ.
Xây dựng chế độ lương và chính sách thu nhập hấp dẫn để thu hút và giữ chân cán bộ trẻ tài năng, đồng thời tổ chức các hoạt động học tập, thảo luận thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ công chức.
Về nghiệp vụ tập trung đi sâu hướng dẫn phương pháp kiểm soát, nội dung kiểm soát và các vấn đề liên quan đến khía cạnh kinh tế đầu tư Về trách nhiệm, tập trung quán triệt và kiên quyết chống các hiện tượng sách nhiễu, gây phiền hà đối với khách hàng giao dịch, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ KBNN nhằm mục đích kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ phục vụ kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, giảm thất thoát, tiêu cực trong sử dụng ngân sách Định kỳ hoặc theo tiến trình sửa đổi các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng tập hợp các văn bản chế độ về quản lý đầu tư, kiểm soát chi vốn đầu tư, in thành các cuốn sách để dễ tra cứu, sử dụng, thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư nhằm cập nhật kiến thức mới cũng như trao đổi kinh nghiệm và tháo gỡ khó khăn trong quá kiểm soát chi đầu tư.
4.3.4 Đối với UBND huyện Si Ma Cai
Tham mưu, đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn như: Quy định về chứng từ thanh toán chi ngân sách theo giá trị; Hướng dẫn về hóa đơn thanh toán chi ngân sách từ hoạt động dịch vụ, đầu tư, xây dựng cơ bản; Hướng dẫn về hồ sơ, chứng từ quyết toán Các văn bản này sẽ tuân thủ chế độ, chính sách của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của huyện Si Ma Cai Sau khi được trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, các văn bản sẽ trở thành cơ sở chỉ đạo thực hiện thống nhất trên toàn huyện.
Tăng cường kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách chính quyền địa phương các cấp, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với những khoản chi NS cho chương trình mục tiêu quốc gia GNBV chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.