1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam

101 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN (17)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN (17)
      • 1.1.1. Thu ngân sách Nhà nước (17)
        • 1.1.1.1. Ngân sách Nhà nước (17)
        • 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách Nhà nước (18)
        • 1.1.1.3. Các nội dung thu ngân sách Nhà nước (20)
        • 1.1.1.4. Vai trò của thu ngân sách Nhà nước (21)
      • 1.1.2. Các nhân tố tác động đến thu NSNN (0)
        • 1.1.2.1. Thu nhập GDP bình quân đầu người (24)
        • 1.1.2.2. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế (24)
        • 1.1.2.3. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước (24)
        • 1.1.2.4. Tổ chức bộ máy thu nộp (25)
    • 1.2. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (26)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách Nhà nước (26)
      • 1.2.2. Mục đích, yêu cầu, phương thức, công cụ quản lý thu ngân sách Nhà nước (27)
        • 1.2.2.1. Mục đích, yêu cầu quản lý thu ngân sách Nhà nước (27)
        • 1.2.2.2. Phương thức và công cụ quản lý thu ngân sách Nhà nước (30)
      • 1.2.3. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách Nhà nước (33)
        • 1.2.3.1. Quy định phân cấp nguồn thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (0)
        • 1.2.3.2. Nội dung quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (33)
    • 2.1. MỘT SỐ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM (40)
      • 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Kim Bảng (40)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (40)
        • 2.1.1.2. Địa hình (41)
        • 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết (41)
        • 2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên (42)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Kim Bảng (44)
        • 2.1.2.1. Đất đai (44)
        • 2.1.2.2. Dân số và lao động (45)
        • 2.1.2.3. Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội (47)
      • 2.1.3. Đánh giá chung (49)
        • 2.1.3.1. Thuận lợi (49)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG (50)
      • 2.2.2 Quy trình quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Kim Bảng (54)
      • 2.2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước tại huyện Kim Bảng (56)
        • 2.2.3.1. Tình hình thực hiện dự toán chung (56)
        • 2.2.3.2. Tình hình thực hiện dự toán theo từng lĩnh vực (58)
        • 2.2.3.3. Tình hình thực hiện dự toán theo từng sắc thuế (60)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN KIM BẢNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY (70)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách Nhà nước (70)
      • 2.3.2. Những hạn chế trong quản lý thu ngân sách Nhà nước (73)
  • Chương 3. GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG ĐẾN NĂM 2020 (40)
    • 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN KIM BẢNG (79)
      • 3.1.1 Mục tiêu tổng quát (79)
      • 3.1.2 Mục tiêu cụ thể (79)
      • 3.1.3. Quan điểm đối với công tác quản lý và phát triển nguồn thu ngân sách Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng (81)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (82)
      • 3.2.1. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (82)
        • 3.2.1.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn thu (82)
        • 3.2.1.2. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế (84)
        • 3.2.1.3. Nhóm giải pháp khác (90)
      • 3.2.2. Các biện pháp quản lý thu khác tại xã, thị trấn (0)
    • 3.3. KIẾN NGHỊ (95)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính (95)
      • 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Hà Nam (96)
      • 3.3.3. Kiến nghị với các Ban, ngành liên quan (97)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................91 (100)
    • Biểu 2.4. Tình hình thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Kim Bảng (58)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

TỔNG QUAN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1.1 Thu ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một loại kinh tế-lịch sử, thuộc hệ thống tài chính, phản ánh quan hệ kinh tế gắn với việc Nhà nước tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền của mình để thực hiện chức năng dựa trên luật định Thuật ngữ "NSNN" phổ biến trong đời sống nhưng định nghĩa chưa thống nhất tùy theo góc nhìn của từng trường phái, lĩnh vực nghiên cứu.

Theo quan điểm kinh tế cổ điển, ngân sách nhà nước là một văn kiện tài khóa nhằm trình bày các khoản thu, chi của chính phủ, được lập trình hàng năm Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại lại cho rằng ngân sách nhà nước là bảng tổng kê các giao dịch thu chi tiền mặt của nhà nước trong một thời kỳ xác định.

Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002: “Ngân sách

Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”

Thu của NSNN được lấy từ mọi lĩnh vực KT-XH khác nhau bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu Chi tiêu của NSNN nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định pháp luật.

NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp, được phân thành NSTW và NSĐP. NSTW là ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của trung ương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương Quỹ ngân sách các cấp gồm nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau: dùng cho phát triển kinh tế; dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế; dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng

1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm thu ngân sách Nhà nước Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước cần có một khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục đích công cộng khác Do đó, Nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống tài chính quốc gia Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước.

Như vậy: Thu NSNN là việc Nhà nước huy động một phần nguồn lực của xã hội hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước.

Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước, cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước:

Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.

Các khoản thu cho ngân sách gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước, ngược lại đây cũng là tiền đề vật chất quan trọng không thể thiếu để Nhà nước duy trì hoạt động, phát triển bộ máy, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình

Mọi khoản thu đều được thể chế hóa bởi các chính sách, pháp luật và được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.

Trong các nguồn thu ngân sách, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn thu có sự bền vững hơn các nguồn thu từ nước ngoài (vay nợ, nhận viện trợ…), các nguồn thu có liên quan đến các yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên…) Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nó được trích từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và mang tính bắt buộc cao

Chính sách thu NSNN phải dựa trên các căn cứ cụ thể và khoa học, đó là căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP, các định hướng phát triển kinh tế Đây là các yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu và cũng là cơ sở để Nhà nước quyết định mức độ động viên vào NSNN.

1.1.1.3 Các nội dung thu ngân sách Nhà nước

Theo Luật NSNN năm 2002, tại điều 2 chương 1 quy định: “Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định cụ thể của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và Thông tư số 59/2003/TT-BTC thì thu NSNN không bao gồm các khoản mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại.

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) là quá trình tập trung một phần nguồn lực trong nền kinh tế - xã hội vào tay Nhà nước Trong quá trình này, Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ và biện pháp dựa trên quyền lực điều hành của mình để quản lý hình thức, số thu ngân sách, cũng như các nhân tố tác động đến việc thu ngân sách Mục đích của hoạt động thu ngân sách là nhằm đảm bảo các mục đích, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể.

Như vậy: Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước để tập trung các nguồn lực trong nền KT-XH cho Nhà nước theo quy định của pháp luật và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.

Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó, thu từ thuế là nguồn thu chiếm chủ yếu, có tính bền vững cao cũng là một trong các công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế, vì thế công tác quản lý thu NSNN, quản lý về thuế quan trọng và chủ yếu nhất Để có thể phát huy tốt vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ thuế thì hệ thống thuế phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của KT-XH Hệ thống thuế tốt không chỉ đảm bảo vận hành tốt trong hiện tại mà còn phải đi trước và có sự tiên lượng để quản lý các yêu cầu phát sinh trong tương lai, khi đó quản lý về thu mới có thể đạt được hiệu quả cao và hạn chế được thất thu cho ngân sách.

Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan trọng nhất định của nó Quản lý về thu phạt có vai trò trong ổn định môi trường kinh tế- chính trị - xã hội trên tất cả mọi mặt của đời sống Quản lý các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế Quản lý các khoản phí lệ phí góp một phần động viên vào NSNN và quan trọng là khẳng định vai trò và vị trí của Nhà nước trong các hoạt động của xã hội…

1.2.2 Mục đích, yêu cầu, phương thức, công cụ quản lý thu ngân sách Nhà nước

Công tác quản lý thu NSNN nhằm vào việc phát hiện, khai thác, bồi dưỡng, tạo mới và tính toán chính xác các nguồn tài chính đất nước và đồng thời với đó là hoàn thiện các chính sách chế độ về thu cho phù hợp và đây là một trong những nhiệm vụ lớn của Nhà nước trong tổ chức quản lý kinh tế

Trong công tác quản lý thu ngân sách, Nhà nước kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên vào ngân sách một cách công bằng và hợp lý đúng luật pháp, đúng định hướng đề ra.

Quản lý thu ngân sách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Vì vậy, việc xác định mục đích, yêu cầu quản lý và việc sử dụng các phương thức, công cụ quản lý đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả là một trong những nội dung cơ bản về quản lý thu NSNN.

1.2.2.1 Mục đích, yêu cầu quản lý thu ngân sách Nhà nước

Thu NSNN là việc động viên một phần nguồn tài chính của xã hội vào tay của Nhà nước dưới các hình thức thu thuế, phí, lệ phí, bán tài nguyên, tài sản quốc gia, các khoản thu trong các doanh nghiệp Nhà nước…Quản lý thuNSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó Xuất phát từ bản chất của thu NSNN, của quản lý thu ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể:

- Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể theo đúng các quy định pháp luật về thu ngân sách

Việc động viên một phần nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước là yêu cầu không thể thiếu được đối với mọi Nhà nước Động viên vào ngân sách nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận, tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước cũng như khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của nền kinh tế Mức động viên nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó cơ bản là: mức thu nhập GDP bình quân đầu người, tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước, tổ chức bộ máy thu nộp

Do đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được yêu cầu tập trung nguồn lực của nền kinh tế vào trong tay Nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách không đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu mà còn phải tổ chức quản lý các yếu tố có ảnh hưởng đến thu NSNN.

- Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu của NSNN ngày càng lớn hơn

Quản lý thu ngân sách phải căn cứ trên tình hình thực tế của nền kinh tế tránh hiện tượng thu thoát ly thực trạng kinh tế Thu ngân sách không vì yêu cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của Nhà nước mà gia tăng không có cơ sở khoa học, phi thực tế, gây kìm hãm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, trong quản lý thu NSNN từ việc hoạch định chính sách, chế độ thu cho đến tổ chức thực hiện phải luôn luôn phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh để có chính sách,chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp Quản lý thu phải đảm bảo huy động hợp lý các nguồn lực từ xã hội vào tay Nhà nước, có sự hài hòa trong sự phân chia nguồn lực giữa Nhà nước và các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế để khuyến khích được sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các nguồn thu ngày càng lớn hơn cho ngân sách Để đảm bảo được yêu cầu này, quản lý thu ngân sách phải coi bồi dưỡng nguồn thu là mục tiêu có tính chất quyết định đến sự ổn định và phát triển của thu NSNN.

- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Thu NSNN xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nước Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, tuy nhiên sự phân phối đó luôn luôn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn về mặt lợi ích Một sự động viên thiếu công bằng sẽ khoét sâu những mâu thuẫn đó làm phương hại đến tính ổn định và phát triển KT-XH của một quốc gia Vì vậy, trong quá trình quản lý thu NSNN phải luôn luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội

MỘT SỐ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Kim Bảng

Kim Bảng là một trong 6 huyện thị và nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 7km, thành phố Hà Nội khoảng 60km về phía Nam theo quốc lộ 1A

Phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức - Hà Nội

Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm

Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và huyện Phủ Lý

Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy - Hòa Bình

Huyện nằm trên giao lộ của Quốc lộ 1A, 21A, 21B và 38 Toàn huyện có 16 xã và 2 thị trấn Kim Bảng là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh có địa thế rừng núi trải dài tới đồng bằng Huyện Kim Bảng nằm ở vị trí có đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi: đường quốc lộ 1A chạy dọc phía đông, từ Cầu Giẽ - Đồng Văn xuống thành phố Phủ Lý Đến đây có đường đi Nam Định, Thái Bình, đường chính chạy thẳng Ninh Bình và vào các tỉnh,huyện phía Nam Đường quốc lộ liên tỉnh số 21 nối với đường quốc lộ 1A qua sông Đáy đi Chi Nê - Lạc Thủy, Hòa Bình và nối vào trục đường Hồ ChíMinh Về đường sông, sông Đáy là một nhánh của sông Hồng chảy qua HàNội đổ về Kim Bảng chảy xuôi xuống Phủ Lý qua huyện Thanh Liêm đếnNinh Bình rồi đổ ra biển Dòng sông, đường bộ địa thế từ nhiên chia đôi huyện Kim Bảng thành hai phần Phần phía nam gồm các xã Thanh Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Khả Phong, Ba Sao.

- Kim Bảng là huyện có quy mô diện tích lớn nhất trong 6 huyện thị của tỉnh Hà Nam Do nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng

- Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét Địa hình gồm có vùng núi đồi thấp và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm 37% diện tích còn đồng bằng chiếm 63% diện tích toàn huyện.

Khí hậu thủy văn của huyện Kim Bảng mang đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông Hồng: chủ yếu là chế độ nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Nhiệt độ tại huyện Kim Bảng có sự dao động rõ rệt giữa các mùa Mùa đông với nhiệt độ trung bình khá thấp, khoảng 19 độ C, trong đó tháng 1 và tháng 2 là thời điểm lạnh nhất, với nhiệt độ đôi khi chỉ còn 6-8 độ C Ngược lại, mùa hè ở Kim Bảng lại nóng ẩm với nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C, trong đó tháng 6 và tháng 7 là những tháng nóng nhất, nhiệt độ có thể lên tới 36-38 độ C.

*Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình 86% Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch nhau không lớn lắm chỉ khoảng ≤ 12% Các tháng hanh khô nhất là tháng

10 và tháng 11 tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (độ ẩm trung bình tối đa là 92% và tối thiếu là 80% đây là độ ẩm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm).

Lượng mưa trung bình tại khu vực này dao động từ 1800-2200mm, với lượng mưa thấp nhất là 1300mm và cao nhất lên đến 4000mm Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 85-90% lượng mưa cả năm Tháng 7 là thời điểm mưa đạt đỉnh.

8, 9 khi mưa kết hợp với bão làm nước lũ lên cao.

Từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết ít nắng với lượng giờ nắng dưới 40 giờ, thấp nhất vào tháng 12 chỉ 25 giờ Khoảng thời gian nhiều nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, có số giờ nắng luôn trên 200 giờ Trong đó, tháng 7 là tháng cực đại với lượng giờ nắng lên tới 239 giờ.

Gió thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình từ 2 đến 2,3m/s Mùa đông chủ yếu là gió mùa đông bắc với tần suất từ 60-70%.

Theo kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng, đất đai huyện Kim Bảng chủ yếu gồm các loại: phù sa bồi, phù sa không được bồi, phù sa Glây, đất cát Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất và có ý nghĩa kinh tế quan trọng là đất phù sa.

+ Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bố chủ yếu ở các khu vực triền sông Đáy qua các xã Thanh Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Khả Phong, Ba Sao đây là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.

+Đất phù sa: Phân bố ở các khu vực đồng bằng phía đông và phía bắc,thuộc các Nguyễn Úy, Tượng Lĩnh, Lê Hồ, Tân Sơn, Thụy Lôi, Ngọc Sơn, chuyên trồng lúa và rau hoa.

Huyện Kim Bảng có 2 con sông lớn chảy qua địa phận là sông Đáy và sông Nhuệ

+ Sông Đáy: là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa phân tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) xuống Hà Nam, Ninh Bình rồi đổ ra cửa Đáy Sông chảy xuyên qua 10 xã của huyện với chiều dài là gần 18km và chia huyện ra làm 2 phần được gọi là tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy Sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện Kim Bảng và thành phố Phủ Lý, ngoài ra nó còn cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp.

Sông Nhuệ nằm ở phía đông của huyện, chảy qua các xã Hoàng Tây và Nhật Tựu, có chiều dài khoảng 10km và chiều rộng trung bình 80-100m Sông Nhuệ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đóng vai trò là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của hai xã này.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG

2.2 1 Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện Kim Bảng

Theo luật ngân sách và các nghị định hướng dẫn, tùy thuộc vào các khoản thu mà đối tượng quản lý và hưởng lợi sẽ khác nhau Có nguồn thu ngân sách, địa phương được quyền thu và được quản lý sử dụng toàn bộ Có nguồn thu ngân sách, địa phương thực hiện nhiệm vụ thu và chỉ được quản lý sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó Theo luật, các nguồn thu được phân cấp quản lý như sau:

* Các khoản thu ngân sách Nhà nước huyện được hưởng 100%

- Thu khác từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ NQD.

- Thu tiền cho thuê và thanh lý nhà làm việc theo quy định (không bao gồm tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước).

- Các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu khác do các phòng, ban, ngành thuộc huyện nộp Các khoản phí và lệ phí khác nộp ngân sách huyện theo quy định của pháp luật.

- Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nộp ngân sách huyện.

- Thu học phí thuộc các cơ sở giáo dục phân cấp cho huyện.

- Các khoản tiền phạt và tịch thu do các đơn vị thuộc huyện quản lý nộp, kể cả các khoản phạt, tịch thu do các cơ quan trung ương quản lý như: Công an huyện, Chi cục Thuế huyện nộp thay cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân bị phạt.

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách huyện.

- Thu kết dư ngân sách huyện.

- Thu chuyển nguồn ngân sách huyện từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.

- Các khoản thu khác của ngân sách theo quy định do huyện quản lý.

Bảng 2.2: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ:

TT Tên các khoản thu

Ngân sách xã, thị trấn

Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu và thuế GTGT thu từ hoạt động xổ số kiến thiết):

- Thuế GTGT thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần có vốn của Nhà nước

- Thuế GTGT thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã

- Thuế GTGT thu từ cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Riêng thu tại chợ trung tâm

+ Thu trên địa bàn huyện

2 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế

TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế TNDN thu từ hoạt động xổ số kiến thiết:

- Thuế TNDN thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước

-Thuế TNDN thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã Trong đó:

- Thuế TNDN thu từ cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Riêng thu tại các chợ trung tâm

+ Thu trên địa bàn huyện

3 - Thuế TTĐB thu từ hộ cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ 30% 70%

Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí):

- Thuế tài nguyên thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

-Thuế tài nguyên thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã

- Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần có vốn của Nhà nước

- Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã trong đó: +Tỉnh thu

- Thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

+ Riêng thu từ tại các chợ trung tâm

+ Thu trên địa bàn địa phương

6 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 100%

- Lệ phí trước bạ nhà, đất

- Lệ phí trước bạ còn lại 100%

9 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (phần địa phương được hưởng 50%) 50% 50%

- Thuế nhà, đất phát sinh trên địa bàn xã, thị trấn 30% 70%

11 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất (CQSD):

+ Thuế CQSD đất phát sinh trên địa bàn xã, thị trấn

12 Thu tiền sử dụng đất:

- Thu tiền sử dụng đất thuộc quỹ đất do UBND huyện ban hành Quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng làm nhà ở

- Thu tiền sử dụng đất thuộc quỹ đất do UBND tỉnh giao cho các tổ chức kinh tế kinh doanh hạ tầng để xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn các huyện, huyện.

2.2.2 Quy trình quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Kim Bảng

Căn cứ vào nội dung hướng dẫn của tỉnh, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn cho các đơn vị xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán thu ngân sách của đơn vị mình theo nội dung, biểu mẫu và định mức được giao trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của đơn vị, gửi phòng TC-KH phân tích, tổng hợp trình lãnh đạo UBND huyện chỉnh sửa, sau đó đưa ra hội nghị các ngành, các xã, thị trấn thảo luận, góp ý Phòng TC-KH hoàn chỉnh trình báo cáo UBND trình cấp uỷ ra Nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội Sau đó UBND trình HĐND huyện phê duyệt.

Căn cứ chỉ tiêu tỉnh giao, tình hình thực hiện năm trước và thực tế của địa phương, Phòng TC-KH phối hợp với chi cục thuế để tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện giao kế hoạch năm dự toán Với phương châm xây dựng kế hoạch năm sau tăng hơn năm trước từ 15%- 20%.

Về chế độ báo cáo thu ngân sách hàng tháng: Thực hiện Luật NSNN,KBNN gửi báo cáo cho Phòng Tài chính- kế hoạch Phòng tổng hợp, lập biểu theo nội dung quản lý để báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch thu ngân sách cho UBND huyện và Sở tài chính.

Hàng quý, đơn vị dự toán nộp báo cáo quyết toán quý cho Phòng TC-

KH, căn cứ báo cáo quyết toán quý của đơn vị, bộ phận ngân sách lập báo cáo thực hiện kế hoạch NSNN 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng theo nội dung kinh tế thực hiện và so sánh với kế hoạch giao để báo cáo UBND huyện chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch NSNN.

Căn cứ tình hình thực hiện 6 tháng bộ phận ngân sách lập số liệu tham mưu cho trưởng phòng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, những kiến nghị đề xuất, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch 6 tháng cuối năm báo cáo UBND để trình hội HĐND huyện phê duyệt.

Hằng năm, theo Luật NSNN quy định, các đơn vị dự toán và các xã, thị trấn nộp báo cáo quyết toán thu chi ngân sách năm, để bộ phận ngân sách theo dõi, thẩm tra trình trưởng phòng ra thông báo thẩm tra quyết toán NSNN.Căn cứ báo cáo quyết toán của đơn vị, đối chiếu với số liệu báo cáo củaKBNN, bộ phận ngân sách lập báo cáo tổng quyết toán thu chi NSNN toàn huyện trình Chủ tịch UBND huyện ký, gửi Sở Tài chính

2.2.3 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước tại huyện Kim Bảng

2.2.3.1 Tình hình thực hiện dự toán chung

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 201 4

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Bình quân

I Thu cân đối Ngân sách

1 Dự toán HĐND huyện giao tr.đ 133.110 135.710 147.665 138.828

2 Thực hiện thu Ngân sách tr.đ 165.748 160.438 188.223 171.470

3 Tỷ lệ thực hiện so với dự toán

II Thu ngân sách trên địa bàn

1 Dự toán HĐND huyện giao tr.đ 302.159 367.206 391.652 353.672

2 Thực hiện thu Ngân sách tr.đ 540.892 639.353 634.359 604.868

3 Tỷ lệ thực hiện so với dự toán

1 Dự toán thu cân đối NS/DT thu NS trên địa bàn % 44,05 36,95 37,7 39.56

2 Thực hiện thu cân đối NS/ thực hiện thu NS trên địa bàn % 30,64 25,09 29,67 28,46

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế huyện Kim Bảng có sự tăng trưởng đáng kể, chuyển dịch cơ cấu rõ rệt sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng Nhờ đó, nguồn thu NSNN của huyện tăng trưởng mạnh, vượt mức dự toán đề ra Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN bình quân giai đoạn này đạt 171,67%.

Không chỉ hoàn thành kế hoạch được giao, tổng thu NSNN có tốc độ tăng trưởng khá Năm 2012, tổng thu NS trên địa bàn là 540,892 tỷ đồng trong đó thu cân đối NSNN là 182,830 tỷ đồng, đến năm 2014 đã đạt được 634,359 tỷ đồng trong đó thu cân đối NSNN là 188,223 tỷ đồng, tăng 1,13 lần Số thu cân đối ngân sách bình quân tính theo giá hiện hành trong giai đoạn 2012 - 2014 đạt 171,470 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân giai đoạn

2012 - 2014 đạt 7% đây là những năm của thời kỳ ổn định ngân sách phân cấp nguồn thu không có sự thay đổi nên tỷ lệ tăng thu cân đối NSNN hằng năm là không nhiều Thu NS huyện không chỉ đáp ứng được nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn mà còn dành cho chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm cho bộ mặt của huyện khang trang hơn

2.2.3.2 Tình hình thực hiện dự toán theo từng lĩnh vực

Biểu 2.4 Tình hình thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Kim Bảng theo từng lĩnh vực giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ

Tổng thu NSNN trên địa bàn 540.892 639.353 634.359 604.868

1 Thu từ khu vực kinh tế NQD 21.763 36.201 64.587 40.850

3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 214 209 230 217

5 Thuế thu nhập cá nhân 1.922 4.107 1.974 2.668

6 Thu xổ số kiến thiết

7 Thu phí và lệ phí 3.021 6.452 9.172 6.215

8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất

9 Thu tiền sử dụng đất 90.917 70.210 60.777 73.968

10 Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước 5.190 8.175 7.850 7.072

11 Thu bán nhà thuộc SHNN 2.163 721

12 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản 31.883 23.391 14.044 23.106

14 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 20.557 6.852

15 Ghi thu, ghi chi viện trợ

B Thu kết dư ngân sách 1.431 2.945 1.593 1.989

D Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN 36.113 30.126 25.423 30.554

E Thu bổ sung từ NS cấp trên 321.949 432.404 387.606 380.653

Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NS huyện Kim Bảng từ năm 2012 đến 2014

Căn cứ vào kết quả của bảng 2.4 ta thấy:

+ Thu từ khu vực kinh tế NQD: Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa cao và hiện chỉ chiếm 34,3% tổng thu cân đối NS huyện năm 2014 Năm 2012 số thu từ khu vực này là21,76 tỷ thì đến năm 2014 mức thu đã tăng ở mức khá là 64,58 tỷ, tăng 2,96 lần Quy mô và tốc độ tăng của khoản thu này phụ thuộc rất lớn vào sự phân cấp của Tỉnh về số lượng, quy mô doanh nghiệp NQD cho Chi cục thuế huyện thu

+ Nguồn thu lớn nhất của ngân sách huyện qua các năm là nguồn thu cấp quyền sử dụng đất chiếm 54,8% tổng thu cân đối NS huyện năm 2012 nhưng nguồn thu này ngày càng bị thu hẹp do quỹ đất trên địa bàn huyện ngày càng giảm Năm 2012 số thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất là 90,91 tỷ thì đến năm 2014 số thu giảm còn 60,77 tỷ giảm 33,1% so với năm 2012.

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG ĐẾN NĂM 2020

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN KIM BẢNG

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 - 2020 được xác định là: Không ngừng nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực của huyện; bảo đảm cho nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng cao, trở thành địa bàn động lực kinh tế của tỉnh Hà Nam Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại trở thành huyện giàu có về kinh tế, bền vững về môi trường, văn minh, hiện đại, phát triển về mọi mặt xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện:

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 1.035.155 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 17,2% trong giai đoạn 2015-2020 Tổng chi ngân sách năm 2020 khoảng 496.660 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm cùng kỳ đạt mức 17,1%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 16,3%/năm.

- Dân số của huyện đến năm 2015 vào khoảng 120,1 nghìn người và năm 2020 vào khoảng 125,9 nghìn người Tốc độ tăng dân số trung bình của huyện giai đoạn giai đoạn 2011-2015 khoảng 0.9%/năm và giai đoạn 2016 -

- Tỷ lệ dân số ở đô thị đạt 8% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 dưới 3%, đến 2020 còn dưới 1%,

- Giải quyết việc làm cho khoảng 6500 - 7000 người mỗi năm

- Đến năm 2020 có trên 70% lao động được đào tạo nghề Tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến 2020 giảm xuống còn khoảng 3,5%.

Đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; mục tiêu đến hết năm 2020 có 95 - 98% các trường đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hóa cơ sở vật chất.

- Phấn đấu giữ vững tỷ lệ 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt 92-93% gia đình văn hoá, 75-80% thôn xóm, 92-95% cơ quan đơn vị văn hoá.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt trên 97%.

- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao.

Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là hoạt động quan trọng nhằm khai thác tối ưu mà vẫn đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái Tương tự, bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ bảo tồn các loài động thực vật, mà còn các quần xã sinh vật khác nhau Bên cạnh đó, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giúp gìn giữ và quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần nâng cao nhận thức về bản sắc dân tộc.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 97%; Tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn: 95%; Tỷ lệ rác và chất thải rắn được thu gom và xử lý: 85-90%; Tỷ lệ nước bẩn được thu gom và xử lý: 70%; đảm bảo 100% các cơ sở y tế, trên 90% cơ sở sản xuất có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong xử lý nước thải, rác thải và khí thải.

* Về an ninh - quốc phòng

Giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Gắn phát triển kinh tế - xã hội với với củng cố quốc phòng - an ninh, từng bước xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc, sẵn sàng phục vụ địa phương vào thời chiến hoặc khi có tình huống phát sinh.

3.1.3 Quan điểm đối với công tác quản lý và phát triển nguồn thu ngân sách Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của huyện Kim Bảng, việc cải thiện và phát triển nguồn thu, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trở nên vô cùng thiết yếu Điều này đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra nền tảng tài chính vững chắc và mở rộng đầu tư, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.

Thứ nhất, tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh

Hà Nam, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bảng nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH và đặc điểm tình hình của địa phương Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích mở rộng SXKD đối với các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện Để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển SXKD cần phải hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN Hiệu quả của quản lý thu NSNN ngoài việc đảm bảo sự phù hợp trong việc tăng thu, hoàn thành dự toán nhưng quan trọng hơn là phải tạo điều kiện để SXKD trên địa bàn huyện phát triển.

Thứ hai, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng SXKD để đa dạng hóa nguồn thu, làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài, vững chắc Khắc phục tình trạng chỉ tập trung quản lý thu ở lĩnh vực chủ yếu để hoàn thành dự toán được giao mà quên quan tâm nghiên cứu, thực hiện các lĩnh vực liên quan khác Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp Các vấn đề cần quán triệt để thực hiện đó là:

+ Một số lĩnh vực mới nguồn thu còn thấp nhưng quản lý tốt và phát triển thêm đối tượng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.

+ Các khoản thu ngoài thuế theo quy định của Luật và chính sách thu hiện hành cũng cần được coi trọng

Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bên cạnh việc bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, cần tăng chi đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm Chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo cân đối giữa khai thác nguồn thu với việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi để sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển

Thứ tư, hoàn thiện bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách.

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.2.1 Các giải pháp chủ yếu để tăng cường nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

3.2.1.1 Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn thu

Nhà nước hoàn chỉnh chính sách thuế theo hướng phù hợp với phát triển kinh tế, ổn định trong thời hạn để người thu thuế và người nộp thuế dễ hiểu và thực hiện

Ban hành và phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích hỗ trợ khuyến công, khuyến nông nhằm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục trong đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; liên doanh liên kết, hợp tác với các tỉnh, huyện trong nước và nước ngoài, để kêu gọi các dự án đầu tư vào huyện. Tạo bước chuyển biến mang tính đột phá trong việc thu hút vốn FDI; tranh thủ và sử dụng có hiệu quả vốn ODA và NGO Chú trọng cung cấp thông tin, quảng bá những tiềm năng thế mạnh, những cơ hội làm ăn và định hướng phát triển của Tỉnh, của huyện cho những nhà đầu tư.

Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình, dự án phục vụ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, như: các cụm điểm CN - TTCN, hạ tầng du lịch, nâng cấp hệ thống giao thông, điện nước, công trình công cộng, vệ sinh môi trường Thực hiện tốt chính sách xây dựng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi khi thuê đất, giải phóng mặt bằng các công trình, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, quan tâm giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư

Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là mặt bằng, vốn và thông tin

Việc quản lý thu ngân sách Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà phải bằng chính sách nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu đã bị thu hẹp và mở rộng nguồn thu để không ngừng tăng nguồn thu trên địa bàn Muốn vậy trong quá trình SXKD, các doanh nghiệp, hộ cá thể cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nước, chính quyền địa phương Cần tạo môi trường phát triển kinh tế NQD, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mọi công dân là tiền đề cơ bản để định hướng phát triển kinh tế tư nhân Tuy nhiên, để xác định phương hướng, mục tiêu, bước đi và các giải pháp cụ thể phải gắn liền với những điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, địa bàn. Để tạo môi trường phát triển kinh tế NQD trên địa bàn góp phần tăng nguồn thu trước mắt và lâu dài cho ngân sách huyện, theo chúng tôi cần tạo điều kiện để hộ cá thể đầu tư vào SXKD nhiều hơn Cho phép tất cả mọi người có vốn đều có quyền đầu tư phát triển kinh tế ở địa bàn huyện, không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú Môi trường KT-XH trên địa bàn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này do tác động chi phối môi trường tâm lý, môi trường luật pháp và môi trường kinh tế Để tạo môi trường CT-XH trên địa bàn cần có chính sách nhất quán cởi mở, xây dựng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài mà nhất là nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn huyện Xem xét giảm thuế hợp lý đối với các hoạt động kinh tế, cần có sự khuyến khích phát triển như giảm thuế đối với sản xuất CN-TTCN, các ngành sản xuất các mặt hàng truyền thống, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, chế biến nông lâm sản.

3.2.1.2 Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế Để động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, trong những năm tới huyện cần đổi mới chính sách nhằm động viên và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển kinh doanh ở các lĩnh vực được xác định là lĩnh vực cần được đẩy mạnh phát triển như: phát triển lĩnh vực dịch vụ, du lịch,công nghiệp - xây dựng nhằm tăng thu trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Muốn vậy, trước hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận lĩnh vực địa phương cần xúc tiến đầu tư Mặt khác, các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế

Cơ chế quản lý thu thuế đóng vai trò thiết yếu trong quá trình quản lý thu thuế hiệu quả Để nâng cao chất lượng quản lý, cần đổi mới cơ chế này bằng cách cải thiện tính minh bạch, tăng cường trách nhiệm của cán bộ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

- Đề cao nghĩa vụ, chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế Hiện nay huyện đã thực hiện ứng dụng công nghệ kê khai mã vạch hai chiều cho 98% doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế quản lý thu thuế.

- Rà soát, cải tiến, đánh giá bổ sung hoàn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm việc thực hiện luật quản lý thuế mà Quốc hội khóa XI vừa thông qua Các quy trình này phải đơn giản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp thuế, thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế và việc giải quyết các công việc về thuế để giảm chi phí cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế.

- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã hội Công tác cải cách hành chính thuế trước mắt tập trung ở một số nội dung sau:

+ Quy định các thủ tục về thuế cần được đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong một văn bản pháp luật - luật quản lý thuế Trong đó cần quy định rõ hơn về thủ tục cưỡng chế, thu hồi nợ thuế, thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về thuế.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động nộp thuế, giảm thời gian và thủ tục hành chính, các biện pháp sửa đổi đã được đưa ra, bao gồm việc rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, thời gian hoàn thuế so với quy định hiện hành Bên cạnh đó, số lượng hóa đơn được mua mỗi lần sẽ được tăng lên, thủ tục mua hóa đơn lần sau cũng được đơn giản hóa để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp Đặc biệt, khuyến khích tối đa doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời và hiệu quả.

+ Công bố thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế.

+ Tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, từ đó hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; phát hiện những vấn đề bất hợp lý về thủ tục để nghiên cứu sửa đổi Đồng thời qua đối thoại có thể phát hiện các vi phạm của cán bộ thuế như nhũng nhiễu, gây phiền hà để chấn chỉnh, xử lý.

+ Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở các cơ quan thuế.

+ Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế. Hướng mạnh sang hậu kiểm để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

- Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên khu vực kinh tế hộ cá thể sản xuất kinh doanh CTN và dịch vụ ở huyện Kim Bảng phát triển tốt, nguồn thu từ khu vực này chiếm hơn 20% trong tổng thu thuế từ khu vực kinh tế công thương nghiệp NQD hàng năm của huyện, tuy nhiên thất thu thuế từ khu vực này cũng không nhỏ Do vậy đây là đối tượng nộp thuế cần được quan tâm đúng mức và cần có những đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng này Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu Nội dung cải cách tập trung vào một số giải pháp sau:

KIẾN NGHỊ

Để thực thi các giải pháp trên, tác giả luận văn đề xuất những kiến nghị:

3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính

Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính có điều chỉnh về lịch biểu lập dự toán hàng năm trong đó có điều chỉnh dài hơn thời gian lập dự toán dài hơn cho địa phương (hiện nay từ khoảng 10/6 đến 20/7 cho việc lập dự toán của các tỉnh gồm ba cấp ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

Kiến nghị Quốc hội, Bộ tài chính :

Để hoàn thiện chính sách thuế, cần quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, kích thích đầu tư công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi hoàn thiện hệ thống thuế công bằng, hiệu quả, đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và chặt chẽ về mặt pháp lý Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, đồng thời tách bạch chính sách xã hội khỏi chính sách thuế.

- Sửa đổi điều 67 quy định thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, mục

2, Luật quản lý thuế 2007 cụ thể: chuyển thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cho Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo các nội dung thuế mà các ngành quản lý thay vì Bộ trưởng Bộ tài chính hiện nay vì:

+ Các quy định về đối tượng được áp dụng được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đã quy định rõ.

+ Trong số nợ thuế có nhiều khoản nợ thời gian quá lâu và không có khả năng thu hồi nhưng không được xóa nợ gây nên tình trạng quản lý các khoản nợ này tốn kém hơn so với khả năng thu hồi nợ.

+ Tạo được sự chủ động cho ngành Thuế, ngành Hải quan trong quản lý, quyết định xử lý các khoản nợ.

- Sửa đổi Luật quản lý thuế và Bộ tài chính sửa đổi Thông tư 61/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế, nên quy định mức lãi nộp chậm thuế theo lãi suất hiện hành theo công bố của Ngân hàng Nhà nước vì mức tính lãi chậm trả đối với tiền thuế chậm nộp hiện nay được quy định là rất thấp 0,05%/ngày.

- Tổng cục thuế phân chỉ tiêu, tổ chức đào tạo thêm thanh tra viên thuế, chuyên viên chính, kiểm soát viên chính cho ngành thuế Hà Nam nói chung và cho huyện Kim Bảng nói riêng để đảm bảo đủ cán bộ cho tổ chức thanh tra thuế.

- Kiến nghị Chính phủ (qua Bộ Tài chính) sớm giao dự toán thu chi NSNN cho địa phương trước ngày 10 tháng 11 hàng năm Đồng thời, giao cho các cơ quan có liên quan nghiên cứu cải tiến qui trình lập dự toán phù hợp với qui định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương theo hướng HĐND tỉnh quyết định phân bổ NSNN trước ngày 20 tháng 11 hàng năm (sớm hơn 20 ngày) để tạo điều kiện cho HĐND, UBND các huyện, xã, các đơn vị dự toán cấp 1 có nhiều thời gian hơn nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN.

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền tỉnh Hà Nam

Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho huyện, trong đó tăng số lượng các khoản thu huyện hưởng 100% để huyện có điều kiện điều tiết cho ngân sách xã, thị trấn.

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành có liên quan như sở

Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, Sở Công Thương, Công an…phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.

Trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện các dự án để phát triển sản xuất trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh xem xét cải tiến cơ chế quản lý tạo điều kiện cho huyện được quyền chủ động hơn, rộng rãi hơn trong quản lý sử dụng ngân sách cũng như trong quản lý khai thác, sử dụng các nguồn lực (trước hết là đất đai) trên địa bàn nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

3.3.3 Kiến nghị với các Ban, ngành liên quan Đề nghị các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thu NSNN thực hiện tốt quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, cụ thể:

Ngành Thuế phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ ủy nhiệm thu Đồng thời, hợp tác với các Ban quản lý dự án để tiến hành trích thu thuế đối với các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước Hoạt động này bao gồm cả các khoản thuế xây dựng cơ bản phát sinh từ các dự án đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Để ngăn ngừa gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước, Cục Thuế phối hợp chặt chẽ với Đội Quản lý thị trường và các Sở, Ban, Ngành liên quan trên địa bàn góp phần vào mục tiêu chống thất thu thuế, đặc biệt là thuế Nhà thầu độc lập (NQD).

Các cơ quan quản lý thu phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Viện kiểm sát Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm về thuế

Các trường hợp vi phạm về thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế và các cấp chính quyền, cơ quan thuế phải lập ngay hồ sơ gửi qua cơ quan Công an, Viện kiểm sát để thụ lý, giải quyết theo luật định.

Ngày đăng: 21/11/2023, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Kim Bảng - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.1 Dân số và lao động trên địa bàn huyện Kim Bảng (Trang 45)
Bảng 2.2:   Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: (Trang 52)
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 201 4 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 201 4 (Trang 56)
Bảng 2.5. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Bảng theo từng sắc thuế giai đoạn 2012 - 2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.5. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Kim Bảng theo từng sắc thuế giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 60)
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD  của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 -2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 -2014 (Trang 63)
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện thu lệ phí trước bạ  của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện thu lệ phí trước bạ của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 64)
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 65)
Bảng 2.13. Tình hình thực hiện thu khác   của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.13. Tình hình thực hiện thu khác của huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 69)
Bảng 2.14. Tình hình thực hiện khoản thu về cho thuê đất, mặt nước của Huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 - Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam
Bảng 2.14. Tình hình thực hiện khoản thu về cho thuê đất, mặt nước của Huyện Kim Bảng giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w