1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cách điều khiển ra hoa đậu quả ở cam quýt docx

4 906 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,3 KB

Nội dung

Cách điều khiển ra hoa đậu quả ở cam quýt Cho cam ra hoa trái vụ không sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu Hầu hết những nhà làm vườn đều biết kỹ thuật cho cam, quýt, bưởi ra hoa

Trang 1

Cách điều khiển ra hoa đậu quả ở cam quýt Cho cam ra hoa trái vụ không sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu

Hầu hết những nhà làm vườn đều biết kỹ thuật cho cam, quýt, bưởi ra hoa trái vụ;

có nhiều người là triệu phú, tỷ phú, nhưng đa số là sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc BVTV… Tuy nhiên, nếu ta quá lạm dụng các loại thuốc này thì chẳng khác nào con dao hai lưỡi do giá thành cao, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người sử dụng, làm giảm tuổi thọ của cây… Để góp phần khắc phục những yếu kém trên, người viết bài này nêu những bước chủ yếu để tiến hành cho cam ra hoa trái vụ, nhưng không sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao

Sau thu hoạch

- Bón phân khoảng 200g urê + 100g DAP + 10kg phân chuồng + 1kg vôi cho một gốc cây khoảng 5 tuổi, lượng phân này cũng sẽ chống lại hiện tượng cây ra trái cách niên (tức năm có, năm không)

- Phun phân bón lá Biotex hoặc HVP (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì)

Trang 2

Xử lý ra hoa

- Hái bỏ trái vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch

- Lợi dụng hạn bà chằng vào tháng 6 – 7 âm lịch xiết nước trong ao ra và ngưng tưới nước, cho cây có thời gian "ngủ, nghỉ" Đến khi có mưa, "đánh thức" cây dậy bằng cách cho nước vào ao trở lại và tưới thêm vào những ngày nắng

- Bón phân: 200g DAP + 50g KCl hoặc 200g AT2 Nửa tháng sau cây ra hoa khoảng 50%

- Tháng 8 âm lịch bón phân bằng 1/2 đợt vừa rồi cho cam ra hoa đợt hai

- Tháng 9 bón phân liều lượng bằng đợt vừa bón cho cam ra hoa đợt ba

Nuôi trái

- Bón phân: 200g NPK 20-10-15 cho một cây

Trang 3

- Phun phân bón lá: Biotex hoặc Ba lá xanh

- 1 tháng sau bón phân bằng 1/2 đợt bón nuôi trái lần đầu và phun phân bón lá lần hai

- Neo trái, chống hiện tượng rụng trái: Bón thêm 100g NPK 20-10-15 cho mỗi cây Đợt này không nên phun phân bón lá vì trái cam không còn lớn và dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển trái sẽ bị đen

Phòng trừ các loại sâu bệnh

- Nếu có điều kiện, dùng túi chuyên dụng loại 16 x 20cm bao trái lại vào ngày thứ

45 sau đậu trái nhằm bảo vệ trái không bị da lu, da cám do nhện, ngài (bướm), ruồi,

bọ xít, nấm… đeo bám

- Nuôi kiến vàng: Kiến vàng là loài có lợi cho các loại cây có múi vì nó tấn công các loại sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu đục bông, bọ xít, rầy chổng cánh và xua đuổi các loài bướm tới đẻ trứng hoặc ăn ấu trùng của sâu, nhện… Vì vậy nếu

có điều kiện nên hốt ổ kiến vàng thả nuôi hoặc giăng dây dẫn dụ chúng từ các cây khác bò sang vườn cây của mình

Trang 4

- Tưới nước: Tưới bằng mô tơ điện hoặc bơm nước bằng máy dầu ở những nơi không có điện (để đỡ tốn nhiên liệu) Phun trực tiếp vào gốc, lá cây và trái (nếu không bao trái); phun gần sẽ tạo áp lực mạnh làm cho ấu trùng, sâu, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng… hạn chế rất nhiều do không có khả năng đeo bám

Lưu ý

- Thu hoạch cam vụ nghịch vào khoảng tháng 1,2,3 âm lịch là chuyện dễ dàng vì không cần sử dụng phân và thuốc kích thích, cây cam vẫn ra hoa bình thường, nhưng thời điểm này giá thành cam chỉ ở mức trung bình, khoảng 4.000 –

5.000đ/kg

- Điều khiển sao cho thu hoạch cam vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch lúc thị trường cần và khan hiếm sẽ bán được giá cao hơn, khoảng 15.000 – 20.000đ/kg, gấp 6 lần

so với vụ thuận

- Nên tuyển chọn hái bỏ bớt trái xấu, giữ lại những trái đẹp, kích cỡ đồng đều sẽ bán được giá cao, cây sẽ kéo dài thêm tuổi thọ

Ngày đăng: 21/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w