ảnh hởng củacắttỉavàphânbónlápomiorđếnsinh trởng, ra
hoa, đậuquảởxoàiGL1vàGL6trồngtạigialâm,hànội
Impact of prunning and Pomior on growth, flowering and fruit set of GL1 and GL6 mangoes
grown in GiaLam,HaNoi
Phạm Thị Hơng
Summary
High - density growing nowadays has become the most effective measure for raising productivity of
fruit orchards in many countries. It is especially important for the fruit trees having vigorous growth
like mango. Pruning is one of the key cultural practices that effectively helps fruit growers control
canopy size and maintain the balance between vegetative growth and fruiting of mango. Heavy and
moderate post-harvest pruning of GL1 and GL6 had positive effect on flush growth, delay flowering
for 3-4 weeks, alleviated anthracnose, which finally led to significant improvement of the yields of
the both mango varieties in the experiment. Spraying of Pomior, a chelated foliar fertilizer, at 10-day
interval with 0,4 percent - concentration caused significant increase of yields of these varieties
compared with the controls.
Key words: mango, GL1, GL6, pruning, Pomior.
1. Đặt vấn đề
Sinh trởng khỏe, một năm có nhiều đợt lộc nên cây xoàitrởng thành có một bộ tán lớn, cành
rậm rạp gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hái và bị sâu bệnh hại nhiều, đặc biệt là bệnh thán th
và phấn trắng. Việc tạo hình vàcắttỉa hàng năm để duy trì vờn cây thấp, tăng mật độ, thâm canh
dễ dàng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh xoài quan trọngở các nớc sản xuất xoài
lớn trên thế giới nh ấn độ, Thái Lan, úc, Trung Quốc vv
Nhiều tác giả cho rằng cắttỉa sau khi thu hoạch có tác dụng tích cực trong việc điều hòa sự ra
quả hàng năm và duy trì chế độ chiếu sáng thích hợp cho vờn xoàitrồng mật độ cao, đặc biệt cho
hiệu quả cao trên các giống xoài có tính raquả cách năm (S. Ram et al, 1997; Fivaz, J. và Stassen,
1997). Cắttỉa còn có tác dụng điều khiển cây ra hoa theo ý muốn. Kết quả nghiên cứu của
Oosthuyse và Jacobs (1997) trên giống xoài Sensation trồngở úc cho thấy việc cắt bỏ đỉnh sinh
trởng vào mùa đông đã làm cho hoa ra muộn hơn. ở nớc ta, theo Ngô Hồng Bình (1999) bónphân
kết hợp với cắttỉa đã làm cho năng suất xoài Hôi Yên Châu tăng đáng kể (48,3 % so với đối chứng).
Bùi Quang Đãng và Nguyễn Thị Tuyết (2000) cũng cho thấy cắttỉa cành làm tăng tỉ lệ đậu quả, dẫn
đến tăng năng suất xoài. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn cha có các nghiên cứu sâu về phơng pháp
tạo hình, cắttỉa trên cây xoài để hớng dẫn cho ngời trồng xoài.
Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hởng của biện pháp cắttỉavà
phân bónlá Pomior, một loại phức hữu cơ do bộ môn Rau - hoa - quả pha chế đợc thử nghiệm trên
một số loại cây trồngvà đã thu đợc kết quả khả quan trong việc tăng năng suất (Hoàng Ngọc
Thuận, 2005), trên hai giống xoàiGL1vàGL6 để tìm hiểu phản ứng của hai giống này đối với các
biện pháp kỹ thuật nghiên cứu.
2. Vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đợc tiến hành trong thời gian 7/2003-7/2004 tại vờn trờng ĐHNNI trên hai
giống xoàiGL1và GL6. Các thí nghiệm đợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
Thí nghiệm 1 tiến hành trên cây xoài 7 tuổi với các công thức trên từng giống nh sau:
CT1 : không cắt tỉa, phun nớc lã 10 ngày/lần. CT2: không cắt tỉa, phun Pomior 20 ngày/lần
CT3 : cắt vừa, phun Pomior 20 ngày lần. CT4: Cắt đau, phun Pomior 20 ngày/lần
Thí nghiệm 2 tiến hành trên cây xoài 4 tuổi đợc tạo hình, cắttỉa hàng năm. Các công thức:
CT1: đối chứng, phun nớc lã 10 ngày/lần; CT2: đối chứng, phun nớc lã 20 ngày/lần
1
CT3: phun Pomior 10 ngày/lần; CT4: phun Pomior 20 ngày/lần.
Pomior phun ở nồng độ 0,4%, bắt đầu phun sau khi tàn hoa và kết thúc phun khi quả ngừng lớn.
Các chỉ tiêu theo dõi về sinhtrởngvà năng suất xoài đợc tiến hành theo phơng pháp nghiên cứu
thông dụng áp dụng trên cây ăn quả, các chỉ tiêu về sâu bệnh hại đợc tiến hành theo hớng dẫn của
Cục BVTV năm 1995 và Viện BVTV năm 1997. Các số liệu đợc xử lý theo Collins C.A & Seeney
F.M (1999) và trên phần mềm IRRISTAT.
3. Kết quảvà thảo luận
3.1. ảnh hởng của việc cắttỉavàPomiorđếnsinh trởng, ra hoa và năng suất củaxoàiGL1
và GL6
Kích thớc tán: Cắttỉaxoài đợc tiến hành sau khi thu hoạch quả (2/7) và sau đó 1 tuần bắt đầu
phun Pomior. Mục đích của việc cắttỉaởxoàilà làm cho tán cây thấp, thông thoáng, loại bỏ các
cành lá bị sâu, bệnh sinhtrởng yếu, tạo điều kiện cho cây ra lộc hữu hiệu nhiều hơn và thuận tiện
cho việc chăm sóc. Việc phun Pomior bổ sung lên lálà để cung cấp thêm dinh dỡng cho các đợt
lộc phát triển. Số liệu ở bảng 1 cho thấy cây xoàiGL1vàGL6ở CT3 và CT4 có tán gọn, cây thấp
hơn so với CT1 (đối chứng) và CT2 không cắt tỉa. ở CT4 chiều cao cây ở cả hai giống chỉ còn 176,3
cm (GL6) và 200 cm (GL1). Đờng kính tán cũng giảm đáng kể, trong khi đó chiều dài cành cấp 1
vẫn giữ nguyên.
Bảng 1. Đặc điểm hình thái cây xoài trớc, sau cắttỉavà khi kết thúc sinhtrởng (tháng 12)
Chiều cao cây (cm) Đờng kính tán (cm) Chiều dài cành cấp 1 (cm) Giống Công thức
TN
trớc sau k.thúc trớc sau k.thúc trớc sau k.thúc
CT1ĐC 368,3 368,3 391,0 309,7 309,7 333,3 38,1 38,1 38,3
CT2 315,3 315,3 366,7 276,3 276,3 352,7 32,9 32,9 33,1
CT3 362,5 295,3 350,3 381,2 268,0 320,7 42,1 42,1 42,2
GL1
CT4 338,5 200,0 280,3 328,8 244,7 253,3 36,5 36,5 36,5
CT1ĐC 298,5 298,5 327,0 166,3 166,3 190,0 26,3 26,3 26,6
CT2 276,3 276,3 302,8 162,8 162,8 168,3 29,4 29,4 30,9
CT3 288,7 186,3 264,2 170,2 143,0 160,0 30,5 30,5 29,8
GL6
CT4 285,3 176,3 262,0 168,7 113,3 150,3 25,6 25,6 25,8
Sau khi cắttỉa 5 tháng chiều cao cây và đờng kính tán ở các cây cắttỉa có phun Pomior đều
tăng mạnh hơn so với không cắt tỉa, đặc biệt là công thức cắt đau, nhng về chiều cao tuyệt đối thì
vẫn thấp hơn. Các cây đợc cắttỉa (CT3, CT4) có tán gọn, cây thấp, lộc khỏe và to hơn những cây
không cắttỉa (CT1ĐC, CT2). So sánh các chỉ tiêu sinhtrởngcủa 2 giống xoàiở các công thức thí
nghiệm ta thấy giống GL1sinhtrởng khỏe hơn GL6.
Về sự ra lộc: có thể thấy ở các công thức cắttỉaở cả 2 giống xoài nghiên cứu số đợt lộc ra nhiều hơn
và tập trung hơn không cắttỉa (bảng 2). Cụ thể, ở công thức cắtđau có phun Pomiorra lộc nhiều
nhất (4 đợt), cắt vừa ra 3 đợt lộc ởGL1và 4 đợt ở GL6, không cắttỉara 2 đợt lộc (GL1) và 3 đợt
(GL6).
Cắt tỉa kết hợp với Pomior đặc biệt có tác động tốt đến tăng trởngcủa lá. Có sự sai khác có ý
nghĩa thống kê về chỉ tiêu diện tích láở tất cả các công thức thí nghiệm ở cả hai giống, trong đó
diện tích láở công thức cắtđaulà lớn nhất (51 cm
2
ở GL1, 45 cm
2
ở GL6). ở cả GL1vàGL6 diện
tích lá/cây cắttỉađauvàcắttỉa vừa cao hơn rất nhiều so với cây không cắt tỉa.
Cắt tỉa có tác dụng phá ngủ mầm, làm tăng số lợng mầm sinhtrởng trên các đoạn cành bị cắt
ngắn. ởGL1 nếu không cắt thì chỉ có 1 mầm, có cắttỉa thì số mầm là 3,4-4,6/cành. Trên thực tế, số
lợng mầm ra nhiều hơn, đặc biệt ở CT4, nhng một số mầm đã bị tỉa bỏ khi vừa mới nhú để tập
trung dinh dỡng cho các mầm còn lại. Trên GL6 cũng tơng tự nh vậy.
2
Bảng 2. Sự ra lộc và diện tích láxoàiGL1vàGL6ở thí nghiệm cắttỉavà phun Pomior
Diện tích lá/cây (m
2
) Giống Công
thức TN
Số đợt
lộc
Thời gian ra
lộc/đợt (ngày)
Diện tích trung
bình/lá (cm
2
)
Trớc cắttỉa Kết thúc ST lộc
CT1 2 10 20,4 a
*
9,18 b 12,1 a
CT2 2 9 24,6 b 6,94 a 15,3 b
CT3 3 5 30,1 c 7,65 a 18,1 c
GL1
CT4 4 4 51,0 d 7,82 a 20,2 d
CT1 3 9 22,8 a 1,63 a 3,07 a
CT2 3 8 30,4 b 1,82 a 4,25 b
CT3 4 5 42,1 c 1,79 a 5,84 b
GL6
CT4 4 4 45,1 c 2,05 a 6,48 bc
Ghi chú: *: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau theo cột dọc theo từng giống thì khác nhau có ý
nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Bảng 3. ảnh hởng củacắttỉavà phun Pomiorđếnsinhtrởng các đợt lộc xoàiGL1vàGL6
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Công
thức
thí
nghiệm
Số
lộc/đỉnh
ST
Chiều
dài lộc
(cm)
Đờng
kính lộc
(cm)
Số
lộc/đỉnh
ST
Chiều
dài lộc
(cm)
Đờng
kính lộc
(cm)
Số
lộc/đỉnh
ST
Chiều
dài lộc
(cm)
Đờng
kính lộc
(cm)
GL1
CT1 1 13,2 0,50 1 7,35 0,45 0 0 0
CT2 1 15,7 0,56 1 8,56 0,52 0 0 0
CT3 3,4 18,9 0,69 1 9,35 0,62 1 16,2 0,59
CT4 4,6 30,2 0,72 1 11,38 0,97 1 18,1 0,81
GL6
CT1 2,3 19,1 0,55 1 7,60 0,50 1 17,2 0,42
CT2 2,5 20,2 0,63 1 8,13 0,61 1 18,7 0,57
CT3 5,1 21,3 0,98 1 8,62 0,78 1 22,3 0,69
CT4 5,4 23,5 1,03 1 9,38 0,91 1 19,6 0,83
Về sinhtrởngcủa lộc, số liệu ở bảng 3 cho thấy lộc sinhtrởng khỏe hơn ở tất cả các công
thức cắttỉavà phun Pomiorở cả hai giống xoài nghiên cứu. Chiều dài và đờng kính lộc ở CT3 và
CT4 đều tăng đáng kể, đặc biệt làở CT4 lộc dài và mập nhất.
Tình hình nhiễm bệnh thán th: Thán th là một bệnh nấm nguy hiểm hại lá, hoa vàquả quanh năm.
Cắt tỉa sau thu hoạch giúp loại bỏ bớt cành, lá bị bệnh để giảm bớt nguồn lây lan sang các lộc mới ra
và kết quả thí nghiệm đã khẳng định điều đó. Kết quả bảng 4 cho thấy các công thức không cắttỉaở
cả hai giống đều bị nhiễm thán th nặng hơn ở các công thức cắt tỉa, đặc biệt trong thời gian tháng 8
và 9 khi nhiệt độ và ẩm độ cao, ma nhiều.
Sự ra hoa: Thời gian ra hoa củaxoàitrong điều kiện miền bắc đóng vai trò quyết định trong việc
đậu quả xoài. Kết quả nghiên cứu trớc đây của chúng tôi (Phạm Thị Hơng, 2001) và các tác giả
khác (Ngô Hồng Bình, 2000; Bùi Quang Đãng, 1998) cho thấy các đợt hoa xoài nở từ giữa tháng 3
đến tháng 4 có tỉ lệ đậuquả cao nhất. Kết quả thu đợc từ bảng 5 cho thấy:
- Các đợt lộc trên các cây xoàicắttỉa sau thu hoạch ở 2 giống GL1vàGL6 đã kịp thuần thục và
ra hoa nh các cây xoài không cắt tỉa.
- Chùm hoa ở cây cắttỉara muộn hơn, do vậy hoa nở muộn hơn. ở công thức cắtđau (CT4) hoa
xoài nở muộn hơn đối chứng 28-31 ngày, cắt vừa (CT3) muộn 22-24 ngày.
- Pomior không ảnh hởng đến thời gian ra hoa của cả hai giống xoài (chênh lệch không đáng
kể: -1 đến +1 ngày).
3
Bảng 4. Tình hình nhiễm bệnh thán th (Colletotrichum gloeosporiodes) trên lộc
Tháng
8 10 12
Giống
Công thức
thí nghiệm
Tỉ lệ (%) Cấp Tỉ lệ (%) Cấp Tỉ lệ (%) Cấp
CT1 14,2 2 3,9 1 0 0
CT2 13,5 2 2,9 1 0 0
CT3 2,0 1 1,9 1 0 0
GL1
CT4 0 0 0 0 0 0
CT1 18,2 2 2,9 1 0 0
CT2 15,5 2 1,5 1 0 0
CT3 6,2 1 1,0 1 0 0
GL6
CT4 1,3 1 1,2 1 0 0
Bảng 5. Thời gian ra hoa ở các công thức thí nghiệm
Giống Công thức
TN
Ra chùm
hoa rộ
Bắt đầu
nở hoa
Nở hoa
rộ
Kết thúc
nở hoa
Thời gian rộ hoa so
với CT1ĐC (ngày)
CT1ĐC 3/1 6/2 18/2 27/2 0
CT2 4/1 8/2 17/2 28/2 - 1
CT3 7/2 4/3 13/3 23/3 + 24
GL1
CT4 12/2 11/3 20/3 28/3 +31
CT1ĐC 2/1 9/2 17/2 26/2 0
CT2 3/1 11/2 18/2 29/2 +1
CT3 24/1 29/2 10/3 18/3 + 22
GL6
CT4 8/2 9/3 15/3 22/3 + 28
Số lợng chùm hoa, số lợng hoa lỡng tính và tỉ lệ hoa lỡng tính là những tiền đề quan trọng
cho việc đậuquảvà năng suất của xoài. Số lộc mang chùm hoa và số lợng hoa lỡng tính/chùm ở
CT3, CT4 ít hơn đáng kể so với đối chứng ở cả GL1và GL6. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai mức cắt tỉa: cắttỉa vừa cho số lợng chùm hoa/cây và số lợng hoa lỡng tính/chùm cao
hơn so với cắttỉa đau. Pomior không có ảnh hởng đáng kể đến các chỉ tiêu này.
Bảng 6. Sự ra hoa và giới tính hoa xoàiở các công thức thí nghiệm
Giống Công thức
TN
Tổng số
lộc/cây
(lộc)
Số lộc có
hoa/cây
(lộc)
% lộc
có hoa
Tổng số
hoa/chùm
(hoa)
Số hoa lỡng
tính/chùm
(hoa)
% hoa
lỡng
tính
CT1ĐC 129,7 b 106,7 c 82,3 2052,6 b 473,3 c 23,0
CT2 127,7 b 108,0 c 84,6 1947,3 b 450,2 c 23,1
CT3 88,7 a 61,0 b 68,8 1525,8 b 339,8 b 26,2
GL1
CT4 69,3 a 34,0 a 49,5 1478,6 a 379,8 a 25,7
CT1ĐC 79,3 b 66,0 b 83,2 1169,3 c 280,2 b 24,0
CT2 81,0 b 65,0 b 80,3 1215,0 c 286,6 b 23,6
CT3 57,7 a 46,7 a 63,6 1027,7 b 271,7 b 26,4
GL6
CT4 59,0 a 37,0 a 62,3 963,3 a 252,0 a 26,2
Tình hình nhiễm bệnh, sự đậuquảvà năng su
ất
Bệnh thán th vàphấn trắng là hai bệnh hại chủ yếu trên hoa, còn trên quả bệnh thán th là bệnh
hại chính ảnh hởng đến sự đậuquảvà mã quả. Do tán thông thoáng, chế độ chiếu sáng trong tán
4
đợc cải thiện, nguồn lây lan bệnh trên cây cũng ít hơn nên các công thức cắttỉa đều bị nhiễm bệnh
ít hơn và mức độ bệnh hại cũng thấp hơn các công thức đối chứng (bảng 7).
Bảng 7. Tình hình nhiễm bệnh trên hoa,quảvà năng suất xoàiở các công thức thí nghiệm
Bệnh hại trên hoa
Bệnh hại trên quả
Năng suất lý
thuyết/cây (kg)
Giống Công thức TN
% bệnh Cấp % bệnh Cấp
CT1ĐC 32,6 4 - - 0
CT2 42,5 4 - - 0
CT3 8,2 1 10,5 1 24,5 a
GL1
CT4 9,1 1 8,6 1 14,6 b
CT1ĐC 24,1 3 - - 0
CT2 28,5 3 - - 0
CT3 8,7 1 5,8 1 15,6 a
GL6
CT4 9,8 1 7,8 1 10,5 b
Về năng suất, năm 2004 là năm nhuận vào tháng 2 âm lịch, thời tiết ẩm và ma, lạnh kéo dài,
gây ảnh hởng xấu đến sự thụ phấn, thụ tinh ở xoài. ở các công thức đối chứng trên cả hai giống
GL1, GL6 hoa ravà nở gặp thời tiết xấu nên không đậu quả, trong khi đó ở các công thức cắttỉa hoa
ra muộn hơn, nhng chỉ đợt hoa nở muộn vào cuối tháng 3 đầu tháng t mới đậu quả, do vậy năng
suất không cao nh những năm trớc. CT3 (cắt tỉa vừa) ở cả hai giống đều cho năng suất cao hơn
hẳn CT4 do số chùm hoa trên cây nhiều hơn. CT4 năm 2004 cho năng suất thấp hơn nhng có thể sẽ
cho năng suất cao hơn vào năm tiếp theo khi số lợng lộc tăng lên.
3.2. ảnh hởng củaPomiorđến khả năng cải thiện năng suất xoàiGL1vàGL6
Pomior - một loại phânbónlá chứa các nguyên tố đa lợng, vi lợng, một số axit amin cùng với
các chất kích thích sinhtrởngở dới dạng phức hữu cơ giúp cho cây hấp thụ dinh dỡng nhanh,
hiệu quảvà cân đối dinh dỡng cho cây.
Bảng 8. Tình hình đậuquảvà năng suất xoàiở các công thức thí nghiệm
Đậu quả chắc
Giống
Công thức TN
Quả/chùm tỉ lệ đậu (%)
Trong lợng
quả (g)
Năng suất lý
thuyết (kg/cây)*
CT1ĐC 3,5 0,65 231,8 a 40,1 a
CT2 3,6 0,68 220,7 a 44,2 ab
CT3 4,5 0,88 263,6 c 54,4 c
GL1
CT4 3,8 0,71 249,5 b 48,0 b
CT1ĐC 0,89 032 432,5 a 6,2 a
CT2 0,95 0,35 429,5 a 5,2 a
CT3 1,22 0,49 580,2 c 13,1 c
GL6
CT4 1,00 0,40 564,7 b 10,6 b
Ghi chú: * Do phần lớn quảở các cây thí nghiệm bị mất trộm nên năng suất thực thu không có
Kết quả thu đợc (bảng 8) cho thấy ở các công thức phun Pomior tỉ lệ quả rụng giảm nên tỉ lệ
đậu quả chắc cao hơn đối chứng. Thêm vào đó, trọng lợng quảvà năng suất cũng đợc cải thiện,
trong đó phun 10 ngày/lần cho kết quả về cả 3 chỉ tiêu (tỉ lệ đậu quả, trọng lợng quả, năng suất)
đều sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và so với phun 20 ngày/lần ở cả hai giống xoài thí
nghiệm. ở thí nghiệm này chúng ta cũng thấy khả năng cho năng suất củaGL1 cao hơn hẳn GL6ở
tất cả các công thức thí nghiệm mặc dù Gl6 có u thế hơn GL1 về trọng lợng quả.
4. Kết luận
Cắt tỉa sau thu hoạch kết hợp với phun Pomior làm cho tán thấp và thoáng, giảm bớt nguy cơ
nhiễm bệnh, tăng cờng sinhtrởng lộc, cây ra hoa muộn hơn đáng kể so với không cắt tỉa, nhờ đó
5
cải thiện khả năng đậuquảvà năng suất củaxoàiGL1và GL6. Cắttỉa vừa cho năng suất cao hơn cắt
tỉa đau nhờ có số cành mang hoa nhiều hơn.
Pomior có tác dụng cải thiện khả năng đậuquảvàsinhtrởngcủaquảxoàiGL1và GL6. Phun
10 ngày/lần ở nồng độ 0,4 % cho năng suất cao hơn đáng kể so với phun 20 ngày/lần.
Giống GL1 có khả năng cho năng suất cao hơn hẳn giống GL6trong điều kiện GiaLâm,Hà
Nội.
Tài liệu tham khảo
Ngô Hồng Bình, Nghiên cứu những đặc điểm chủ yếu liên quan đến khả năng đậuquảvà thăm dò
một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất một số giống xoàitrồngở miền bắc Việt Nam. Luận
án tiến sỹ nông nghiệp, 1999.
Bùi Quang Đãng, Nguyễn Thị Tuyết, ảnh hởng của biện pháp cắttỉađếnrahoa,đậuquảvà năng
suất của giống xoài GL1trồng ở miền bắc. Kết quả nghiên cứu khoa học về Rau-Quả (1998-
2000). Viện nghiên cứu Rau-Quả. Nxb nông nghiệp, 2000, tr. 67-69.
Phạm Thị Hơng, Nghiên cứu đặc điểm rahoa,đậuquảvà một số biện pháp điều khiển rahoa,đậu
quả ở cây xoài (Mangifera indica L) tại một số vùng ở miền bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông
nghiệp, 2001.
Hoàng Ngọc Thuận (2005). Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm phânbónlá phức hữu cơ Pomiortrong
kỹ thuật sản xuất rau-hoa-quả. Báo cáo tổng kết đề tài.
Fivaz, J; Stassen P.J.C. The role of training system in maintaining higher density mango orchards.
ISHS Acta Horticulturae 445: 5th International mango Symposium.
Ram, S., Singh, C.P., Kumar, S. A success story of high density orcharding in mango. ISHS Acta
Horticulturae 445: 5th International mango Symposium.
Oosthuyse,S.A., Jacobs, G. Flowering synchnization of Sensation Mango trees by winter pruning.
ISHS Acta Horticulturae 445: 5th International mango Symposium.
6
. ảnh hởng của cắt tỉa và phân bón lá pomior đến sinh trởng, ra hoa, đậu quả ở xoài GL1 và GL6 trồng tại gia lâm, hà nội Impact of prunning and Pomior on growth, flowering and fruit set of GL1. Kết quả và thảo luận 3.1. ảnh hởng của việc cắt tỉa và Pomior đến sinh trởng, ra hoa và năng suất của xoài GL1 và GL6 Kích thớc tán: Cắt tỉa xoài đợc tiến hành sau khi thu hoạch quả (2/7) và. diện tích lá ở công thức cắt đau là lớn nhất (51 cm 2 ở GL1, 45 cm 2 ở GL6) . ở cả GL1 và GL6 diện tích lá/ cây cắt tỉa đau và cắt tỉa vừa cao hơn rất nhiều so với cây không cắt tỉa. Cắt tỉa có