5 CAY CHE
5.1 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CHÈ
5.1.1 Nguồn gốc và phân loại
5.1.1.1 Nguồn gốc
Nguồn gốc cây chè là vấn để phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là:
+ Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc
Nhiều cơng trình nghiên cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây
chè là ở Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm Theo các tài liệu Trung Quốc thì cách đây trên 4000 năm người Trung Quốc đã biết dùng chè làm
được liệu và sau đó là để uống
Theo Daraselia (Grudia) 1989 thì các nhà khoa học Trung Quốc như: Schenpen,
Jaiding đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân
Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn đổ về những con sông ở Việt Nam,
Lào, Campuchia, Mianma Đầu tiên cây chè được mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè
di chuyển theo dòng nước đến các nước nói trên và sau đó lan dần đến các nơi khác Cũng theo Daraselia thì một luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa theo học thuyết
"Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavinơp thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc nó phân bố ở các khu vực phía đơng, phía nam, phía đơng nam men theo cao
nguyên Tây Tạng
+ Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxan (Ấn Độ)
Năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxan (Ấn Đ@), từ đó các học giả người Anh cho rằng: nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxan
chứ không phải ở Vân Nam Trung Quốc
+ Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Những cơng trình nghiên cứu của Djemukhatde (1961 - 1976) về phức Catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất Catechin giữa
Trang 2luận rằng những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) -
Epicatechin và (-) - Epicatechin galat Ở chúng khả năng tổng hợp (-) - Epigalo
catechin và các galat của nó để tạo (+) chậm hơn Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt
Nam cho thấy chúng chủ yếu tổng hợp (-) - Epicatechin và (-) - Epicatechin galat (chiếm 70 % tổng số các loại catechin) Khi di thực các cây chè dại này lên phía Bắc
với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, chúng sẽ thích hợp dần với các điều kiện
sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với tạo thành (-)
epigalocatechin và các galat của nó Điều đó có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường hydroxin hoá và galin hoá Từ những biến đổi sinh hoá này của lá
các cây chè dại và các cây chè được trồng trọt, chăm sóc cho phép đi tới một kết luận mới là "nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam"
Tuy có sự khác nhau nhưng những quan điểm trên đều có sự thống nhất rằng: cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm
5.1.1.2 Phan loại cây chè
Phân loại cây chè trong hệ thống phân loại thực vật sau đây:
Ngành Hạt kín Anggiopermae
Lớp Song tử điệp Dicotyledonae
Bộ Chè ï Theales
Họ Chè Theaceae
Chi Chè Camelia (thea)
Loài Camellia (Thea) Sinensis
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia Sinensis (L)O Kuntze và có tên đồng nghĩa là Thea Sinensis - L
5.1.1.2.1 Cơ sở của việc phân loại chè Việc phân loại chè thường được dựa vào:
- Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, lá, kích
thước lá, đầu lá, số đôi gân chính : :
- Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đài nhụy, số lượng hoa quả
- Đặc tính sinh hoá: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin Mỗi giống chè đều có
hàm lượng tanin biến động trong một phạm vi nhất định
5.1.1.2.2 Bảng phân loại chè của Cohen Stuart ( 191 9)
Trang 3* Chè Trung Quốc.lá nhỏ (Camellia Sinensis - Var Bohea) Đặc điểm:
- Thân bụi, cây thấp, phân cành nhiều
- Lá nhỏ, dày, nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, dài từ 3,5 - 6,5 cm, lá có 6 - 7
đôi gân, gân lá không rõ, răng cưa nhỏ không đều, đầu lá tròn
- Búp nhỏ, nhanh mù xoè, năng xuất không cao
- Phẩm chất bình thường
- Nhiều hoa, quả
- Có khả năng chịu rét (- 12C đến - 15°C), Chè Trung Quốc lá nhỏ phân bố
chủ yếu “ở Miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản Ở Việt Nam chè Trung
Quốc lá nhỏ có thể tìm thấy ở Lạng Sơn, Phú Hộ (Phú Thọ) (dưới dạng thí nghiêm,
tập đồn)
* Chè Trung Quốc lá to: (Camellia Sinensis Var Marcophylla) Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5 m tróng điều kiện sinh trưởng tự nhiên
“ Lá to trúng bình, chiều: đài từ 12'- 15 cm, chiều rọng từ 5 -7 cm màu xanh nhạt, bóng, făng' cưa sâu không đều, đầu lá nhọn, lá chè Trung Quốc lá to có từ 8 -9
đơi gân chính
- Búp to trung bình, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho cả việc chế biến chè đen và chè xanh
- Khả năng chịu rét kém, chịu đất xấu, hay bị bệnh phồng lá, rày xanh hại nặng Nguyên sản chè của Trung Quốc lá to ở Van Nam, Tit Xuyên (Trung Quốc) Ở Việt Nam chè: Trung Quốc lá to phân bố nhiều ở vùng trung du: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bác Giang, Tuyên Quang và phía nam Yên Bái Do được trồng phổ biến ở
vùng trung du, chè Trung Quốc lá to cồn gọi là chè trung du * Chè Shan (Camellia Sinensis Var Shan) |
Đặc điểm:
- Thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 6 - 10m
- Lá to, dài (dài 15 - 18 cm), màu lá xanh nhạt, đầu lá dai, rang cưa nhỏ, dày và
đều, có khoảng 10 đơi gân chính
- Búpfo trung bình, tờm chè có nhiều lông tơ trắng mịn, trông như tuyết cho
Trang 4- Ché Shan ít hoa quả hơn chè Trung Quốc lá to, Trung Quốc lá nhỏ
- Chè Shan có khả nang thích ứng trong điều kiện nóng ẩm, ấm, địa hình cao
Nguyên sản của chè Shan là Vân Nam (Trung Quốc), Mianma Ở Việt Nam chè Shan được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng) Mỗi địa phương có các giống khác nhau như Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Chấn Ninh déu cho nang suất khá từ 7 - 8 tấn /ha
* Chè Ấn DO: (Camellia Sinensis Var At xamica)
Dac diém:
- Thân gỗ, cao to Trong điều kiện tự nhiên có thể cao tới 16 - 17 m, phân cánh
thưa
- Lá to, dài tới 20 - 30 cm, lá mỏng đều, thường có màu xanh đậm, mặt lá gồ
ghê, nhiều gợn sóng, đầu lá dài, dạng lá hình bầu dục có từ 12 -15 đôi gân chính
- Búp to, chè Ấn Độ có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp
cho cả chế biến chè đen và chè xanh
- Rất ít hoa quả, có khi khơng có quả (giống 1A)
Chè Ấn Độ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân Nam và một số vùng
khác Ở Việt Nam, đại biểu của nó là giống PHI, giống chè có năng suất cao nhất
Việt Nam hiện nay
5.1.2 Đặc điểm hình thái cây chè
5.1.2.1 Rể chè
Hệ rễ chè gồm rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu Rễ trụ có thể dài tới 2 m
nhưng thường chỉ đài Im Rễ trụ dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất đất, chế độ
làm đất, bón phân, tuổi chè và giống Đất tốt sâu, thoát nước thì bộ rễ ăn sâu rộng hơn Giống chè thuộc dạng thân gỗ có rễ trụ ăn sâu hơn dạng thân bụi
Rễ bên và rễ hấp thu phân bố ở tầng canh tác, ở lớp đất từ 5- 50 cm phân bố theo chiều ngang thường gấp từ 1,2 đến 2 lần tán chè Trong điều kiện sản xuất rễ
hấp thu tập trung chủ yếu ở khoảng cách giữa 2 hàng chè 3.1.2.2 Thân chè
Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là cây đơn trực, thân thẳng, phân
nhánh liên tục tạo thành hệ thống cành chồi trên cây và hình thành lên tán cây Tuỳ
theo chiều cao phân cành, kích thước thân chính và các cành chè mà người ta chia
Trang 5- Thân bụi: cây chè khơng có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành thấp, sát với cổ rễ Cành nhỏ, tán chè có dạng bụi, điển hình là các thứ chè Trung Quốc lá nhỏ, chè Nhật Bản, chè Grudia
- Than gỗ nhỏ (Thân bán gỗ: là loại hình trung gian có thân chính tương đối rõ, :
vị trí phân cành thường cách mặt đất từ 20 - 30 cm Điển hình là chè Trung Quốc lá to, ở Việt Nam là chè trung du
- Thân gỗ: là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao
Điển hình là các thứ chè Ấn Độ, chè Shan
Cây chè trong điều kiện tự nhiên khơng đốn có dạng tán lá đều, căn cứ vào góc
độ giữa thân chính và các cành cấp 1 người ta chia làm các dạng tán chè như sau: + Dạng hình suốt chỉ, cây cao nhưng hẹp tán
+ Dạng hình cầu, nửa câu: là loại hình trung gian thấp hơn đạng suốt chỉ, tán to
hơn
+ Dạng hình mâm xơi: to ngang, mặt tán to, rộng
5.1.2.3 Cành chè
Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành Trên cành chia ra nhiều đốt, chiều dài đốt cành biến đổi từ I - 10 cm tuỳ theo giống, điều kiện sinh trưởng Đót cành chè dài là một trong những biểu hiện của giống chè có khã năng cho năng suất cao Tuỳ theo tuổi của cành chè mà màu sắc cành chè biến đổi từ màu xanh thẫm, xanh nhạt, màu đỏ, màu nâu và khi cành già có màu xám
Tuỳ theo vị trí tương đối của cành chè với thân chính mà người ta chia các cấp cành: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 Cũng như đối với các cây lâu năm khác, cành cấp l
được mọc từ thân chính, cành cấp 2 được mọc ra từ cành cấp I, tương tự cành cấp 3
được mọc ra từ cành cấp 2
Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán rất khác nhau Theo lý luận phát triển giai đoạn thì những mầm chè nằm càng sát phía gốc của cây càng có tuổi
phát dục giai đoạn non, sức sinh trưởng mạnh Những cành chè càng ở phía trên
ngọn (mặt tán) thì càng có tuổi phát dục giai đoạn già, sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh hơn Những cành chè ở giữa tán thì có sức sinh trưởng mạnh hơn những cành ở rìa tán
Thân và cành chè tạo nên bộ khung tán của cây chè Với lượng cành chè thích
hợp và cân đối trên tán chè cây chè sẽ cho sản lượng cao, vượt qua giới hạn đó sản lượng chè không tăng mà phẩm chất búp giảm do có nhiều búp mù xoè Tương quan
Trang 6Trong sản xuất cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành chè để áp dung
các biện pháp kỹ thuật đốn, hái chè hợp lý, tạo cây chè có bộ khung tán to, khoẻ, nhiều búp, có khả năng cho năng suất búp cao
5.1.2.4 Các loại mầm chè
Người ta phân chè thành 2 loại mầm chính: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực + Mầm dinh dưỡng:
Mầm dinh dưỡng là mầm từ đó phát triển thành cành và lá chè Căn cứ vào vị trí của mầm dinh dưỡng trên cành chè người ta lại chia mâm dinh dưỡng thành mầm
đỉnh, mầm nách, mầm ngủ và mầm bất định
- Mầm đỉnh là mầm dinh dưỡng nằm ở vị trí tận cùng của cành chè Mầm đỉnh thường sinh trưởng mạnh (gọi là ưu thế sinh trưởng đỉnh) thường lấn át sinh trưởng của các mầm khác ở phía dưới Mầm đỉnh khơng phát sinh liên tục quanh năm, do
đặc tính di truyền hay khi gặp điều kiện không thuận lợi như rét, hạn, dinh dưỡng kém thì mầm đỉnh cũng ngừng sinh trưởng chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ gọi là búp mù xoè
- Mầm nách là mầm dinh dưỡng nằm ở các nách lá Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên đa số các mầm nách ở trong trạng thái ngủ nghỉ do sự kìm hãm của mầm
đỉnh Mầm nách chỉ thực sự phát triển khi mầm đỉnh được hái đi Tuỳ theo vị trí của mầm nách trên cành chè mà chúng có ưu thế sinh trưởng khác nhau Những mầm nách ở phía trên chiếm ưu thế sinh trưởng mạnh hơn mầm nách ở phía dưới
- Mầm ngủ là những mầm dinh dưỡng nằm ở các bộ phận đã hoá gỗ của các cành một năm hoặc già hơn Mầm ngủ thường ở trạng thái ngủ nghỉ, chúng chỉ thực
sự được hoạt động trở lại khi có tác nhân hố học (chất kích thích sinh trưởng) hay
tác nhân cơ giới (đốn, uốn cành ) Những mầm ngủ ở phía dưới có tuổi phát dục
giai đoạn non, khi được phát động trở lại thường sức sinh trưởng mạnh Đây là cơ sở để tiến hành biện pháp đốn lửng, đốn đau
- Mầm bất định là mầm dinh dưỡng thường nằm ở phía gốc, cổ rễ của chè Nó chỉ được phát triển thành các cành mới khi cây chè được đốn trẻ lại Trong trường
hợp đốn trẻ lại cành chè như mọc từ dưới đất lên, có sức sinh trưởng mạnh (do tuổi , phat duc giai doan non)
+Maém sinh thực là mầm từ đó phát triển thành hoa, quả chè Mầm sinh thực
Trang 7Mầm sinh thực và mầm dinh dưỡng cùng nằm ở nách lá chè Mâm sinh thực ở hai bên mầm dinh dưỡng nằm ở giữa vì thế quá trình sinh trưởng của 2 loại mâm này thường mâu thuẫn nhau Khi mầm dinh dưỡng phát triển mạnh thì mầm sinh
thực phát triển yếu đi và ngược lại Đối với chè thu hoạch búp người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực - Trong khi tiến hành giâm cành chè, người ta tiến hành loại bỏ 2 nụ chè ở nách lá chè của hom chè giâm tạo điều kiện cho mầm dinh dưỡng phát triển thành cây chè mới
5.1.2.5 Búp chè
Búp chè là một giai đoạn non của cành chè được hình thành từ các mầm dinh dưỡng Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố ngoại cảnh và nội tại Kích thước búp chè thay đổi theo giống, chế độ bón phân, các biện pháp kỹ thuật canh tác và điều kiện tự nhiêni-(đất đai, khí hậu)
Búp chè là nguyên liệu chế biến các loại chè,do vậy nó có quan hệ trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè Nghiên cứu của Bakhotatde (1947) cho thấy tương
quan giữa số lượng búp chè trên một đơn vị diện tích đến năng suất là tương quan
rất chặt r = 0,956 + 0,004
Búp chè được chia làm 2 loại: búp mù xoè và búp bình thường
- Búp bình thường là búp gồm 1 tôm và 2 hay 3 lá thật non Búp bình thường có khối lượng biến dong tir 0,8 - 1,2 gam đối với chè Shan và từ 0,5 - 0,6 gam đối với
chè trung du, búp chè càng non phẩm chất chè càng tốt '
- Búp mù xoè là búp phát triển khơng bình thường, khơng có tơm mà chỉ có 2,3
lá non Khối lượng búp mù xoè chỉ bằng 1/2 búp bình thường, tỉ lệ búp mù xoè càng
cao chất lượng chè càng kém, có nhiều nguyên nhân làm cho búp mù xoè: do đặc tính sinh vật học, do thời tiết khơng thích hợp (nắng, hạn, rét), do đất đai (đất xấu), do canh tác không hợp lý
5.1.2.6 Lá chè
Lá chè mọc cách, mỗi đốt có 1 lá, lá chè thường thay đổi vẻ hình dạng, màu sắc, kích thước tuỳ theo giống, điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác
Trang 8Trên cành chè có các loại lá sau:
* Ld vay ốc
La vay 6c 1a nhitng 14 hinh vay rat nhỏ, có màu nâu cứng, lá vầy ốc là bộ phận
bảo vệ điểm sinh trưởng của mầm chè khi nó ở trạng thái ngủ nghỉ Số lượng lá vay
ốc thường là 3 -4 cái trên một điểm sinh trưởng ở vụ đông và 1 -2 cái ở vụ hè
* Lá cá
Lá cá là lá thứ nhất nhưng phát triển khơng hồn tồn, thường dị hình hay có dang hơi trịn, khơng có hoặc có rất Ít răng cưa mép lá
Về cấu tạo giải phẫu lá có lớp mơ dậu và mơ khuyết ít hơn lá thật, số diệp lục ít hơn, hàm lượng tanin ít hơn từ 1 - 2%
* Lá thật
Lá thật là lá phát triển bình thường gồm cả đầu lá, gân lá và răng cưa thường là lá thứ 2, thứ 3 trở đi
Cấu tạo giải phẫu của lá thật gồm có:
- Lớp biểu bì: Gồm những tế bào nhỏ, dây cứng, xếp thành một lớp có tác dụng
bảo vệ lá
- Lớp mô đậu: gồm từ 1 - 3 lớp tế bào sắp xếp đều nhau, chứa nhiều diệp lục - Lớp tế bao mô khuyết: gồm các tế bào sắp xếp không đều nhau ở trong đó có
nhiều tế bào đá và các tinh thể oxalat canxi
Lá chè có tỉ lệ giữa mô đậu và mô khuyết càng lớn thì cây chè có khả năng
chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh
Lá chè mọc trên cành chè theo các thế lá khác nhau, thế lá rủ, thế lá ngang, thế
lá xiên và thế lá úp Thế lá ngang và thế lá rủ là đặc trưng của giống chè có năng suat cao
Lá chè có tuổi thọ trung binh 14 1 nam
5.1.2.7 Hoa va qud ché
Hoa chè là hoa lưỡng tính trong hoa có 5 - 9 cánh màu trắng, có khi phớt hồng, bộ nhị đực gồm từ 100 - 400 cái, thường thì 200 - 300 cái Chỉ nhị ở phía gốc dính
Trang 9một vòng tròn gọi là đĩa Khi hoa nở tiết ra mật ngọt và mùi thơm để dẫn dụ côn
trùng
Quả chè thuộc loại quả nang có từ 1 - 4 hạt Quả chè có dạng hình trịn, tam `
giác vuông tuỳ theo số hạt Khi còn non quả chè có màu xanh, khi chín chuyển sang màu xanh thẫm hoặc màu nâu Khi chín, vỏ quả nứt ra
Hạt chè có vỏ sành bên ngoài màu nâu cứng Kích thước hạt chè to, nhỏ phụ
thuộc và giống và kỹ thuật chăm sóc Hạt chè có khối lượng từ 0,6 - 2 gam, thường
là từ 1- 1,6 gam Kết quả nghiên cứu trên một số giống chè ở Thái Nguyên cho thấy
khối lượng hạt của các giống như sau:
Giống PHI: 2,05 gam/hat
Giống TRI 777: 1,57 gam/ hat Giống trung du: 1,60 gam/ hạt
(Lê Tất Khương - 1997)
Vỏ hạt chè gồm 6 - 7 lớp tế bào đá tạo thành lớp vỏ cứng, phía trong là lớp vỏ
lụa mỏng, có màu nâu, có nhiều gân, có tác dụng vận chuyển nước và dinh dưỡng
Nhân chè có 2 lá mầm và phôi (mầm) chè Lá mâm chiếm 3/4 khối lượng hạt chè, là
nơi dự trữ dinh dưỡng gồm 10% protit, 32% lipit, 31% gluxit, dưới tác dụng của ánh sáng lá mầm hình thành diệp lục Hạt chè có hiện tượng đa phôi
5.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Chè là cây lâu năm có 2 chu kỳ phát triển (chu kỳ phát dục): Chu kỳ phát triển
lớn và chu kỳ phát triển nhỏ
5.L.3.1 Chu kỳ phát triển lớn
Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây chè bao
gồm cả đời sống của cây chè, kể từ khi tế bào trứng được thụ tinh bat dau phân chia
cho đến khi cây già cỗi và chết Cây chè là cây lâu năm có chu kỳ sinh trưởng rất
đài có thể đạt từ 50 - 60 năm, có khi đạt tới 100 năm hoặc lâu hơn Chè là cây có
khả năng ra hoa kết quả nhiều lần trong chu kỳ sống của mình
Theo tài liệu của Trung Quốc chu kỳ lớn của của chè được chia thành 5 giai
đoạn
5.1.3.1.1 Giai đoạn phôi thai
Trang 10+ Giai đoạn phôi hạt: (còn được gọi là giai đoạn hạt giống) được tính từ khi tế
bào trứng được thụ tỉnh bắt đầu phân chia hình thành hạt, đến khi hạt chín Giai đoạn này kéo dài khoảng 15 tháng, đặc điểm của giai đoạn này là hạt chè được vỏ sành bao bọc, cách ly với môi trường bên ngoài, chỉ quan hệ với mơi trường bên
ngồi qua rốn hạt Vỏ quả bên ngồi có tác dụng giữ độ ẩm của hạt chè không giảm
xuống tới dưới 30% Khi hạt chín, vỏ quả nứt ra, muốn bảo đảm sự nảy mầm của hạt chè ta phải bảo quản để hạt chè có hàm lượng nước 30 - 40%
+ Giai đoạn phôi mầm dinh dưỡng: được tính từ khi phôi mầm bắt đầu phân hố
đến khi hình thành một cành mới có khả năng đem nhân giống vô tính, giai đoạn này khoảng 60 đến 80 ngày
Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần chú ý trong giai đoạn phôi thai là cần có chế độ canh tác hợp lý tạo điều kiện tốt cho quá trình hình thành hạt, hình thành cành giống để có giống tốt, chất lượng cao cung cấp cho sản xuất Ngoài ra cần chú ý tới các biện pháp bảo quản giống (hạt, hom) gieo hạt, giâm cành đúng kỹ thuật, đúng thời vụ để đảm bảo hiệu quả nhân giống cao
5.1.3.1.2 Giai doạn cây con
Giai đoạn cây con được tính từ khi hạt chè bắt đầu nảy mầm cho đến khi cây
chè ra hoa kết quả lần đầu Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 2 năm Ở Việt Nam cây chè
1 tuổi đã có khả năng ra hoa, kết quả lần đầu
Đặc điểm của giai đoạn cây con là: khi cây chè mới mọc chưa có là thật, nó chủ yếu dựa vào các chất dinh dưỡng có trong lá mầm, khi có lá thật xuất hiện lá mầm teo đi, cây chè sống nhờ các sản phẩm quang hợp
Ở giai đoạn cây con, sinh trưởng đinh dưỡng phát triển mạnh, tán cây, bộ rễ
chủ yếu phát triển theo chiều cao, chiều sâu hơn chiều ngang gọi là ưu thế sinh
trưởng hai đầu
Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần chú ý là:
- Chọn giống có chất lượng cao, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt ngay từ đầu
- Gieo hạt đúng thời vụ, làm đất, bón phân đúng yêu cầu
- Chăm sóc chè con đúng kỹ thuật, làm cỏ, phòng trừ sâu hại, ngăn chặn sự xâm nhập của trâu, bò và bát đầu tiến hành trồng dặm
5.1.3.1.3 Giai doạn cây non
Trang 11năm Trong điều kiện Việt Nam giai đoạn này được tính từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 Đặc điểm của giai đoạn này là tuy cây chè đã có hoa, quả nhưng sinh trưởng dinh
dưỡng vẫn chiếm ưu thế, cùng với sư vươn cao của thân và sự đâm sâu của rễ thì tế cành bên, rễ cũng bắt đầu phát triển (tuy nhiên ưu thế đỉnh vấn 15)
Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần chú ý là:
- Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè non, trồng dặm, làm cỏ, bón phân, bảo vệ thực vật (thâm canh ngay từ đầu)
- Tiến hành đốn tạo hình nhằm hạn chế sinh trưởng đỉnh, kích thích mầm nách, cành ngang phát triển, tạo cho cây chè có bộ khung tán to, khoẻ, vững chắc
- Hái chè chủ yếu hái tạo tán, không tận thu làm kiệt sức chè
3.1.3.1.4 Giai đoạn chè lớn
Giai đoạn chè lớn được tính từ khi cây chè có bộ khung tán ổn định, bước vào
giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp đến khi cây chè có biểu hiện thay tán mới, phía
gốc mọc lên những cành vượt thay thế lớp cũ đã già cỗi Giai đoạn này thường kéo đài 20 - 30 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, chế độ quản lý, chăm
sóc và khai khác
Giai đoạn chè lớn là giai đoạn dài nhất và là giai đoạn kinh doanh sản xuất, thu
hoạch búp nhiều nhất Trong giai đoạn này hai quá trình sinh trưởng đinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực diễn ra song song Ở giai đoạn này các biểu hiện về bản chất của giống biểu hiện rõ rệt nhất
Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần chú ý là:
- Cần cung cấp đây đủ chất dinh đưỡng: nước, phân bón, nhằm giúp cây sinh
trưởng tốt bù đắp phần chúng ta đã lấy đi qua thu hái, đốn
- Bảo vệ tốt cây chè: phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
- Đốn, hái đúng kỹ thuật nhằm thu được nhiều búp với chất tướng cao nhưng vẫn bảo đảm cây chè không bị kiệt sức
5.1.3.1.5 Giai đoạn già cỗi
Giai đoạn già cỗi bắt đầu được tính từ khi nương chè có biểu hiện thay tán đến khi cây chè già và chết
Ở giai đoạn này cây chè suy yếu dần, cây ra hoa, kết quả nhiều, cành tăm
hương nhiều, các mầm chè có nhiều mọc lên nhanh chóng bị mù xoè, lá chè nhỏ,
tuổi thọ lá giảm, tán mỏng, cành chè có nhiều mấu, dưới gốc xuất hiện nhiều cành
Trang 12Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần chú ý là: - Tiến hành đốn đau, đốn trẻ lại nhằm tạo tán mới
- Bón phân, chăm sóc tốt nhằm kéo thời gian kinh doanh thu hoạch búp
5.1.3.2 Chu kỳ phát triển nhỏ
Chu kỳ phát triển nhỏ hay còn gọi là chu kỳ phát triển hàng năm được tính từ khi mầm chè bắt đầu phân hoá sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng vào
thời kỳ cuối năm Ở Việt Nam thời kỳ này thường kéo dài một năm, từ tháng 1 đến tháng 12 hàng năm
Chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè bao gồm 2 quá trình phát triển song
song: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè có ảnh hưởng qua lại với nhau và đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai .), giống và chế độ
canh tác
5.1.3.2.1 Quá trình sinh trưởng đỉnh dưỡng
Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của cây hè bao gồm sinh trưởng búp, sinh trưởng cành và sinh trưởng rễ
+ Sinh trưởng búp chè:
Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy trình nhất định và hình thành trên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian Thời gian hình thành lên một đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống diều kiện khí hậu và chế độ canh tác
Trong điều kiện tự nhiên (không đốn, không hái búp) cây chè có từ 3 -5 đợt sinh trưởng Trong điều kiện có đốn và hái búp 1 năm cây chè có từ 6 - 8 đợt sinh
trưởng Số đợt sinh trưởng càng nhiều thì số lứa hái, sản lượng nương chè càng cao
+ Sinh trưởng cành chè:
Khi cịn nhỏ cây chè có đặc tính phân cành một trục, theo kiểu phân đơn, có thân chính rõ rệt, tán cây không to Cây chè lớn tuổi và chè già có đặc tính phân cành hợp trục và thân chính không rõ Sau khi hái búp hay đốn thì cành chè phân nhánh theo kiểu hợp trục nhiều ngả Dựa vào đặc tính này người ta sử dụng biện
pháp đốn, hái để tạo tán cho cây chè (đặc biệt là ở thời kỳ kiến thiết cơ bản), làm tăng mật độ cành chè, mật độ búp chè (thời kỳ kinh doanh sản xuất) tạo điều kiện cho cây chè có khả năng cho năng suất cao, chất lượng nguyên liệu tốt
5.1.3.2.2 Sinh trưởng sinh thực của cây chè
Quá trình sinh trưởng sinh thực của cây chè bao gồm các quá trình: hình thành
Trang 13Chè là cây thân gỗ ra hoa hàng năm Ở Liên Xô, Trung Quốc, cây chè 3- 4 tuổi
ra hoa, kết quả lần đầu Ở Việt Nam, thời kỳ này ngắn hơn: cây chè 1 -3 tuổi đã nở hoa, kết quả lần đầu Từ khi mầm hoa bắt đầu phân hố đến khi quả chín là 15 tháng Ở Việt Nam sự phân hoá mầm hoa bắt đầu từ tháng 6,7 quả chín vào tháng 10, tháng 11 Như vậy trên cây chè luôn tồn tại 2 quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực Đây là một đặc điểm riêng của cây chè
5.1.4 Đặc tính sinh hố chè
Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu và kỹ
thuật chế biến chè Chất lượng chè nguyên liệu phụ thuộc vào thành phần sinh hoá của chè nguyên liệu Thành phần sinh hoá chủ yếu của chè bao gồm: nước, hợp chất
tanin, ankaloit, protein, axit amin, gluxit, dầu thơm, vitamin và các men 5.1.4.1 Nước
Nước là thành phần quan trọng và chủ yếu trong búp chè, nước có quan hệ trực tiếp đến các q trình sinh hố diễn ra trong búp chè, có ảnh hưởng đến sự hoạt
động của các men, là thành phần không thể thiếu nhằm duy trì sự sống của cây
Trong chế biến, nước có vai trị quan trọng trong các quá trình biến đổi, tạo nên mùi vị và ngoại hình của búp chè, nó có liên quan trực tiếp đến chất lượng chè nguyên
liệu và từ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm
Hàm lượng nước trong cây chè biến đổi tuỳ theo từng bộ phận, giống và kỹ
thuật chăm sóc Trong búp chè 1 tôm và 3 lá hàm lượng nước là 75 - 82% 5.1.4.2 Hợp chát tanin
Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất chè Tanin còn được gọi chung là hợp chất Fenol trong đó 90% là các dạng catechin
Tác dụng của Tanin chè:
+ Đối với cây chè: tanin có tác dụng điều tiết, tham gia vào các q trình oxy
hố khử trong cây, nâng cao tính đề kháng của cây
+ Đối với chất lượng và tính chất chè: khi chế biến tanin không bị oxy hố thì sản phẩm thu được sẽ là chè xanh, nếu tanin bị oxy hoá dưới tác dụng của men thì sản phẩm thu được là chè đen, chè vàng Hàm lượng tanin trong búp chè cao sẽ thích hợp cho chế biến chè đen, hàm lượng tanin thấp sẽ thích hợp cho chế biến chè
xanh
+ Đối với con người: tanin giúp cho cơ thể tăng cường sức để kháng của thành
Trang 14Hàm lượng tanin trong chè biến động lớn, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
(khí hậu, đất đai, vị trí địa lý ), kỹ thuật canh tác (bón phân, đốn hái ) và phụ thuộc vào giống
Bảng 5.1 Động thái Tanin trong giống chè PHI và Trung du ở Phú Hộ (% chất khô) "Giống , Tháng | Tháng | Tháng | Tháng | Tháng | Tháng | Tháng | Tháng | Trung chè 4 5 6 7 8 9 10 11 bình 33,4 34,4 36,1 36,29 38,5 37,8 33,72 31,50 35,21 28,6 33,2 34,8 34,77 35.89 35,9 32,72 28,30 33,03
Ngoài ra hàm lượng tanin còn thay đổi tuỳ theo từng bộ phân của búp chè:
2
5.1.4.3 Hợp chất ankaloit
Trong chè có nhiều loại ankaloit nhưng nhiều nhất vẫn là loại cafein
Hàm lượng cafein trong chè chiếm từ 3 - 5 % chất khô, hàm lượng cafein trong chè thay đổi phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, mùa vụ thu hái và thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cây
Ví dụ: thay đổi theo giống:
Chè Trung Quốc cafein chiếm 2,29 - 2,32%
Chè Ấn Độ cafein chiếm 4,05 - 4,30% Chè Grudia cafein chiếm 2,47 - 2,66%
Hoặc thay đổi theo vị trí của lá:
Lá 1: 3,39% Lá 4: 2,10% Lá 2: 4,20% Lá già: 2,10% Lá 3: 3,40% Cuộng chè: 0,36%
+ Đối với con người cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích khả năng hoạt động của tim, có tác dụng lợi tiểu
+ Đối với chất lượng chè: trong chế biến cafein ít biến đổi, nó kết hợp với tanin tạo thành hợp chất tanat cafein có hương vị dễ chịu
5.1.4.4 Protein và các axit amin
Trang 15Trong quá trình chế biến protein kết hợp với tanin tạo nên hợp chất không tan
có ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men trong chế biến chè đen Đối với quá trình chế biến chè xanh, protein có tác dụng điều hoà vị chè bởi vì khi chế biến chè xanh
do quá trình diệt men ngay từ đầu hàm lượng tanin trong chè ít bị biến đổi còn quá
cao làm cho chè có vị đắng Protein kết hợp với một phần tanin làm cho vị đắng chát
giảm đi Búp chè chứa hàm lượng protein cao sẽ non, hình thức chè khô đẹp
Trong chè có chứa 17 loại axit amin có ảnh hưởng tốt đến màu sắc, hương vị
của nước chè Trong đó 3 loại axit amin quan trọng nhất là: Teanin, axit glutamic và axit asparagic có tác dụng sinh lý tốt đối với con người Các loại axit amin khác như xistein, metionin, tham dự vào quá trình hình thành hương thơm của chè
5.1.4.5 Gluxit va pectin
Trong chè chứa rất ít gluxit hoà tan, trong khi đó lượng gluxit khơng tan lại chiếm tỉ lệ lớn
Hàm lượng đường hoà tan trong búp chè tuy thấp nhưng rất quan trọng đối với hương vị chè Đường tác dụng với protein hoặc các axit amin tạo nên chất thơm
Xenlulo và hemixenlulo thường tăng lên theo tuổi của lá, vì vậy nguyên liệu càng giá chất lượng càng kém
Pectin là hỗn hợp các polysacarit khác nhau và những chất tương tự chúng Trong chè pectin thường ở dạng hoà tan trong nước, tan trong axit oxalic, tan trong
amon oxalat Pectin tham gia vào việc tạo nên hương vị chè làm cho chè có mùi táo
chín trong q trình làm héo Ở mức độ nhất định pectin lam cho chè xoăn lại khi
chế biến, tuy nhiên do pectin dễ hút ẩm, có ảnh hưởng xấu cho quá trình bảo quản Trong búp chè hàm lượng pectin chiếm từ 2,5 - 3%
5.1.4.6 Dầu thơm
Dầu thơm là hỗn hợp các chất dễ bay hơi có trong búp chè và lá chè Dầu thơm
trong chè được hình thành trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè, ngồi ra nó cịn được hình thành cả trong quá trình chế biến Hàm lượng dầu thơm trong
chè rất thấp chỉ có 0,007 - 0,009% đối với chè tươi và từ 0,024 - 0,025% đối với chè thành phẩm Hàm lượng dầu thơm trong chè tăng dần theo độ cao của địa hình, ở
những nơi có biên độ nhiệt độ ngày đêm cao hàm lượng dầu thơm trong chè càng
cao
Dầu thơm có ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị của chè, tạo nên hương thơm tự
nhiên và hương thơm được tạo thành trong quá trình chế biến
Do tính dễ bay hơi, lỏng của dầu thơm nên nó có tác dụng điều tiết sinh lý của
cây thích hợp với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh Ngoài ra dầu thơm còn
Trang 16Đối với con người dầu thơm có tác dụng làm cho thân kinh minh mẫn thoải mái, dễ chịu nâng cao hiệu suất làm việc của các cơ năng trong cơ thể
5.1.4.7 Các loại vitamin trong chè
Trong chè có chứa nhiều loại vitamin, vì vậy chè có giá trị được liệu và giá trị dinh dưỡng cao
Các loại vitamin trong chè đáng kể nhất là vitamin A, B1, B2, PP, K và đặc biệt là vitamin C Trong quá trình chế biến hàm lượng vitamin C giảm đáng kể, đặc biệt là chế biến chè đen
Kết quả nghiên cứu tại Phú Hộ cho thấy hàm lượng vitamin C trong chè như
sau:
Tôm chè: 7,03 mg/ 100g chat khé
Lá I: 9,99 mg/ 100g chất khô
Lá 2: 10,44 mg/ 100g chất khô
Lá 3: 7,88 mẹ/ 100g chất khô
Lá già: 3,83 mg/ 100 g chat kho
5.1.4.8 Cac men
Các loại men trong chè có vai trị rất lớn đối với sinh trưởng, phát triển của cây
chè, nó quyết định tới chiều hướng phát triển của mọi quá trình sinh học trong chè Ngoài ra các men còn giữa vai trò quan trọng trong quá trình chế biến, đặc biệt là
chế biến chè đen
Trong búp chè có hầu hết các loại men nhưng chủ yếu là nhóm men thuỷ phân
và nhóm men oxy hoá khử
5.1.5 Điều kiện đất đai, địa hình
So với một số cây công nghiệp dài ngày khác thì cây chè là cây không yêu cầu
khát khe lắm vẻ đất Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng tốt, nương chè có nhiệm kỳ '
kinh tế dài, có khả năng cho năng suất cao, ồn định thì chè phải được trồng ở nơi đất tốt
Trên thế giới chè được trồng ở nhiều loại đất khác nhau:
- Đất ở miền Cận nhiệt đới: đất đỏ, đất vàng, đất Potzon ở phía Nam Liên Xô cũ, đất đỏ, đất vàng, đất tím, đất bồi tụ ở Trung Quốc
- Đất miền Nhiệt đới: Đất đỏ, đất vàng phát triển ở trên đá nai, đá hoa cương
Trang 17Những nghiên cứu, so sánh và phân tích đất ở các vùng trồng chè khác nhau trên thế giới cho thấy; đất trồng chè tốt phải đạt những yêu cầu sau đây: đất tốt, sâu, có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước và có độ dốc thoải
Trong các chỉ tiêu trên về đất thì các chỉ tiêu lý tính có ảnh hưởng nhiều hơn
đến đời sống cây chè
5.1.5.1 Độ chua
Độ chua là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến đời sống cây chè Ở đất kiểm
hoặc đất trung tính chè gieo có thể mọc nhưng có thể chết dân, khơng phát triển
được Chè là cây tích luỹ nhiều nhơm Trong cây chè, Nhơm có tác dụng điều tiết cân bằng dinh dưỡng của cây, nhất là giúp cây không bị ngộ độc Mangan Qua
nghiên cứu người ta thấy rằng ở điều kiện pH (KCI) > 6,5, cây chè khó hút nhôm
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: độ pH (KCl) thích hợp nhất cho cây chè từ
4,5 - 5,5, trong điều kiện pH (KCI)> 7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết Các nhà khoa
học cũng xác định rằng giới hạn dưới về pH (KCI) của đất trồng chè là 4,0 và giới
hạn trên là 6,5
Thực tế ở Việt Nam, chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên đa số đất có phản ứng từ hơi chua đến chua Khi chọn đất trồng
chè người ta thường căn cứ vào các cây chỉ thị độ chua như cây sim, mua, cỏ tế,
guột và tiến hành phân tích đất ,
5.1.5.2 Tang dày, kết cấu đất, thành phần cơ giới và chế độ nước
Để cây chè sinh trưởng tốt, tuổi thọ dài thì bộ rễ chè phải ăn sâu, rộng thì mới
cung cấp đủ nước cho cây chè Chè trồng ở nơi có tầng đất dày ngoài sinh trưởng
tốt, tuổi thọ kéo dài cịn có khả năng chống chịu tốt; chống hạn, chống sâu bệnh Trái lại ở những nơi có tầng đất mỏng, cây chè cần cỗi, tuổi thọ thấp, chống chịu kém đặc biệt là chống hạn, chống rét và chống sâu bệnh (rày xanh, nhện đỏ )
Nói chung cây chè sinh trưởng tốt ở đất có tầng dày > Im Giới hạn cuối cùng
về tầng dày đất trồng chè là 0,5 m Về thành phần cơ giới, chè ưa các loại đất từ pha
cát đến thịt nặng Chè được trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ sẽ cho
sản phẩm chè xanh có màu nước đẹp, hương thơm tự nhiên, vị đượm Ngược lại chè
được trồng trên đất thịt nặng sản phẩm chè xanh sẽ có màu nước vàng, vị đắng Chè
được trồng trên đất xấu, nghèo kiệt dinh dưỡng thì sản phẩm chè xanh có vị nhạt,
hàm lượng chất hoà tan thấp
* Thực tiễn ở Thái Nguyên cho thấy: Thái Nguyên có 6 loại đất có khả năng trồng chè, trong đó chè được trồng trên 2 loại đất; đất màu vàng nhạt trên đá cát, đất
Trang 18đượm và màu nước đẹp hơn chè trống ở trên các loại đất có thành phần cơ giới nặng hơn Các vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên như: Tân Cương, Trại Cài, Phúc Xuân
đều là những vùng mà đất trồng chè có thành phần cơ giới nhẹ
Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có kết cấu viên, tơi xốp Trên các loại đất này có bộ rễ chè phát triển tốt, hệ vi sinh vật hoạt động mạnh, cây chè có tuổi thọ cao
Chè là cây cần nước, tuy nhiên không có khả năng chịu úng nên chỉ trồng chè ở những nơi có mực nước ngầm ở dưới độ sâu 1m
5.1.5.3 Mùn và các chất dinh dưỡng
* Man:
Mùn là chỉ tiêu quan trọng đối với trồng đất chè Mùn vừa là nơi dự trử các chất dinh dưỡng cho cây ăn vừa có tác dụng cải thiện kết cấu đất, làm tăng khả năng giữ
ẩm của đất Ngoài ra mùn cịn có khả năng hấp thụ tăng tính đệm của đất và làm tăng hoạt động của hệ vi sinh vật đất
Đất trồng chè của Liên Xô (cũ) rất giàu mùn 3 - 5%, trái lại đất trồng chè của Trung Quốc, Srilanca đa số đều nghèo mùn từ 1- 2% Ở Việt Nam phần lớn đất trồng chè cũng nghèo mùn, hàm lượng mùn biến động từ 1 -3 %
Trong quá trình thiết kế trồng chè cần có biện pháp bảo vệ, bổ sung hàm lượng mùn cho đất trồng chè như trồng cây phân xanh, cây họ đậu, bón phân hữu cơ, tỉa
bớt cành lá già, hạn chế rửa trơi, xói mịn
* Các chất dinh dưỡng
Trong chè có tới 17 nguyên tố hoá học, song quan trọng nhất vẫn là N.P.K các nguyên tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất chè
Trong thực tế khi khảo sát đất trồng chè ngoài các đặc tính lý học và độ chua
người ta còn chú ý đến hàm lượng nguyên tố N.P.K trong đất Tuy nhiên các nguyên
tố này con người có thể bổ sung dễ dàng qua con đường bón phân 5.1.5.4 Độ cao và địa hình
Độ cao so với mực nước biển của đất trồng chè có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất
chè Thực tế ở các nước trồng chè trên thế giới cho thấy: chè được trồng trên núi cao
thường có chất lượng tốt
Ở Trung Quốc các nương cÈ^ trên núi cao như Hồng Sơn, An Huy, Sư Tứ
Phong, Hồng Châu đều có chất lượng cao Người Trung Quốc thường nói "Vân lộ tra", “Cao son xuất hảo trà”để chỉ các loại chè tốt Cao Nguyên Dacjiling của Ấn Độ
nằm trên c2 2000 m so với mực nước biển là vùng chè nổi tiếng thế giới Điều này
Trang 19Ở Việt Nam chè được trồng ở các vùng núi cao như: Hà Giang, Sơn La, Nghĩa Lộ thường có chất lượng tốt hơn ở vùng thấp
Ở những vùng núi cao do nhiệt độ ẩm thấp, ẩm độ khơng khí cao, nhiều sương
mù, có nhiều ánh sáng tán xạ, có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm làm cho hàm lượng chất thơm, tanin trong chè tăng Hơn nữa ở những nơi có độ cao lớn so với mực nước biển giống chè Shan phân bố nhiều cũng là nguyên nhân
làm cho chất lượng chè ở đây cao hơn vùng thấp 5.1.6 Điều kiện khí hậu
Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển của cây chè là: nhiệt độ và ẩm độ Theo số liệu của các nước trồng chè trên thế giới thì:
- Nhiệt độ bình qn thích hợp nhất cho chè là từ 15 - 25°C
- Tổng nhiệt độ hàng năm là 8.000°C
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.500 - 2.000mm
- Độ ẩm khơng khí là 80 - 85% - Độ ẩm đất 70 - 80%
Tuy nhiên, với tính thích nghỉ rộng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay có nhiều giống chè chịu rét, chịu hạn được tạo ra Cây chè có thể sinh trưởng và
phát triển cả ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn những điều kiện tối ưu trên
5.1.6.1 Lượng mưa và độ ẩm không khí
Búp chè dùng để chế biến chè khô gồm 1 tôm và 2 -3 lá non, hàm lượng nước
trong búp chè thường biến động từ 75 - 80%
Cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.000 — 4.000mm
và trung bình là 1.500 - 2.000mm Lượng mưa trung bình trong 1 năm của một số nước trồng chè chủ yếu trên thế giới như sau:
Việt Nam (Phú Hộ) 1.750mm
Trung Quốc (Chiết Giang) 1.500mm
Grudia (Batumi) 2.404mm
Srilanca (Talaoakélé) 1.595mm
Ấn Độ (Tocklai) 2.050mm
Trang 20Trong một năm sản lượng chè thu hoạch hàng tháng cũng biến đổi theo lượng
mưa mỗi tháng
Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở Phú Hộ cho thấy
- Các tháng có lượng mưa trên 100mm thì thu hoạch chè đạt trên 10% sản
lượng chè cả năm (tháng 5 đến tháng 10) Các tháng có lượng mưa từ 50 - 100mm
thì thu hoạch chè đạt từ 5 - 10% sản lượng chè cả năm (tháng 3,4) Các tháng có lượng mưa dưới 50mm thì thu hoạch chè chỉ đạt dưới 5% sản lượng chè cả năm
(tháng 1, tháng 12) :
- Trong diéu kién mua trén 100 mm/ tháng, chè sinh trưởng tốt, phiến lá to, mềm, búp nhiều, tỷ lệ búp có tơm cao Trong điều kiện lượng mưa dưới 50 mm/ tháng chè mọc cần cỗi, búp nhỏ, cứng, ít búp, tỉ lệ mù xoè cao, nhện đỏ phá hoại nặng
Bảng 5.2 Quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè hàng tháng tại
Phú Hộ (Phú Thọ) Tháng 1+|Ị2z |3 |4 |s |6 |7 |» | 9 |10 | 11 | 12 -|Cảnăm TƯ 31 | 46 | 53 | 97 | 186 | 228 | 333 | 334 | 237 | 128 | 36 | 35 | 1747 Sản lượng chè (%) - |0,39 | 7,2 | 5,34 |10,35 | 14,47 | 16,66 | 13,22| 16,5 | 10,6 | 4,06 | 0,95 | 100
Ảnh hưởng của lượng mưa khác nhau giữa các tháng trong năm đã tạo nên các vụ thu hoạch chè khác nhau như: vụ xuân tháng 2 - 4, vụ thu hè tháng 5 - 10, vụ chè đông tháng 11 - 1
Lượng mưa phân phối đều, xen kẽ ngày mưa ngày nắng, rất phù hợp cho cây
chè sinh trưởng và phát triển Lượng mưa tập trung phân phối khơng đều có ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng của cây chè, gây xói mịn đất trồng chè
Ở nước ta lượng mưa chỉ tập trung vào từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, cây chè trường gặp hạn vào thời gian từ tháng 11 - 3 năm sau Cân có biện pháp giữ ẩm (cuốc chín, tủ, tưới nước ) cho chè, đặc biệt là chè mới trồng
Ẩm độ khơng khí cần thiết cho cây chè là 70 - 90%, thích hợp nhất là từ 80%
a ` “+ Z +, `
Âm độ khơng khí thấp chè cần cỗi, búp chóng già, tỉ lệ mù xoè cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm (đặc biệt là với nhện đỏ)
- Ở những vùng cao nguyên, ẩm độ không khí cao, nhiều Sương mù, nhiệt độ
Trang 213.1.6.2 Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng, phát triển của cây chè,
từ đó ảnh hưởng tới thời vụ thu hoạch chè
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Liên Xô, cây chè ngừng sinh trưởng ở
10, từ 15 - 18°C cây chè sinh trưởng chậm, từ 22 - 25°C cây chè sinh trưởng
mạnh, trên 30C cây chè sinh trưởng chậm lại, ở nhiệt độ 40°C các bộ phận non của
chè bị cháy
Các giống chè khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ, chè Shan chịu rét tốt hơn chè Trung du, chè Trung Quốc (lá nhỏ) chịu rét tốt hơn chè Ấn Độ
Các giống chè chịu rét tốt ở phương bắc lá nhỏ, phiến lá dày có từ 2 - 3 lớp mô
đậu trong khi các giống chè ở phía nam chỉ có một lớp mô đậu Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và tích luỹ tanin
Cùng với lượng mưa, độ ẩm và không khí, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới
mùa vụ thu hoạch chè Từ 16 vĩ độ Nam đến 19 vĩ độ Bắc khơng có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, chè có khả năng sinh trưởng quanh năm, thời gian thu hoạch chè dài Từ
20 vĩ độ Bắc đến 45 vĩ độ Bắc có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, thời gian thu hoạch búp chè ngắn
Biên độ nhiệt độ các mùa thấp thì thời gian thu hoạch búp chè càng dài và
ngược lại i
5.1.6.3 Ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sống dưới tán rừng rậm cho nên có tính chịu bóng cao, cây chè quang hợp tốt trong điều kiện ánh sáng tán xạ Ánh sáng trực xạ và nhiệt độ khơng khí cao khơng có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè
Thực tế các nước trồng chè trên thế giới như Ấn Độ, Srilanca thường áp dụng trồng cây che bóng để hạn chế ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao
._ Tuy nhiên quá trình trồng trọt đã hình thành tính ưa sáng của cây chè như ở
Trung Quốc, Liên Xô và Việt Nam Ở đây cây che bóng chỉ có tác dụng tốt với chè
con Trên các nương chè lớn tuổi cây che bóng ít có tác dụng
Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau giữa các tuổi chè, giống chè
Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn các giống chè lá nhỏ Do vậy ở các nương chè kiến thiết cơ bản người ta thường trồng
cây che bóng cho chè bằng các loại cây họ đậu Cây trồng xen che bóng cho chè con
thích hợp nhất là cây cốt khí `
Trang 22Chè được che bóng hàm lượng chất chứa đạm như cafein, protein, axit amin trong búp và lá chè tăng lên và tích luỹ nhiều hơn Các chất không có đạm như tanin, gluxit có chiều hướng giảm thấp Sự giảm thấp tanin, gluxit và sự tăng lên của các vật chất chứa đạm trong lá chè ở mức độ nhất định có lợi cho chất lượng chè xanh, khơng có lợi cho chất lượng chè đen Do vậy ở những vùng chè mà nguyên
liệu (búp và lá non) thường dùng để chế biến chè xanh người ta thường dùng cây che
bóng cho chè nhằm giảm bớt hàm lượng tanin và làm tăng hàm lượng các hợp chất
chứa đạm
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và chất lượng cho nên việc
điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm tăng năng suất, chất lượng chè rõ rệt Những -
kết quả nghiên cứu ở trại thí nghiệm chè Tocklai cho thấy nếu giảm cường độ ánh
sáng 30% thì tăng năng suất chè 34% và giảm cường độ ánh sáng 50% thì năng suất chè đạt cao nhất Tuy nhiên khi giảm cường độ ánh sáng trên 50% thì năng suất chè bất đầu giảm Ở Sông Cầu (Thái Nguyên) các chuyên gia Nhật Bản đã sử dụng phương pháp che sáng cho chè kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng chè xanh
thành phẩm
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát dục của chè, ví dụ các giống chè Ấn Độ
và chè lai giữa chè Trung Quốc và chè Ấn Độ nguyên sản có ánh sáng ngày ngắn, trong điều kiện ánh sáng ngày dài của Grudia đã không ra hoa kết quả
5.1.6.4, Khong khí
Cũng như các thực vật khác, khơng khí rất cần đối với đời sống cây chè, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về hàm lượng CO; cũng có ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây
chè
Sự lưu thông không khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây chè Gió nhẹ làm cho CO; phân bố đều, có lợi cho quá trình quang hợp, gió nhẹ có tác dụng điểu hoà cân bằng nước trong cây Gió to, bão không những làm tổn thương cơ giới cho cây chè mà cịn làm cho khí khổng đóng, quang hợp giảm
Để giảm tác hại của gió bão người ta tiến hành trồng các đai rừng chắn gió cho
chè
5.2 KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
5.2.1 Kỹ thuật trông chè
$Š.2.1.1 Đặc điểm chung của kỹ thuật trồng chè
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài được trồng phổ biến ở
Trang 23- Chè là cây nông nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài từ 20 - 30 năm, có
khi tới hàng trăm năm, do vậy khi trồng chè phải có kế hoạch, qui trình dài hạn, có
tư tưởng làm ăn lâu dài Phải xây dựng cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, xây dựng
đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu trồng, chăm sóc, chế biến cây chè
- Chè là cây trồng mà sản phẩm thu hoạch là búp và lá non dùng làm nguyên
liệu, chế biến thành các loại chè thương phẩm Ngoài yếu tố giống, địa hình, đất đai
thì các biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất chè đều
có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm :
- Chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du, miền núi Đất chè thường có độ dốc
cao, do vậy các biện pháp chống xói mịn, rửa trơi bảo vệ đất có ý nghĩa rất lớn, làm tăng tuổi thọ, kéo dài nhiệm kỳ kinh tế của cây chè Các biện pháp chống xói mịn, bảo vệ đất cần được chú ý ngay từ khi qui hoạch, thiết kế và khai hoang
Mặt khác chè được trồng ở trung du, miền núi có địa hình phức tạp, việc cơ giới hoá sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, cần nghiên cứu các loại hình cơ khí nhỏ, phù hợp với loại địa hình phức tạp đó
- Cây chè tương đối khoẻ, chống chịu tương đối với các điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, cho thu hoạch tương đối chắc chắn Tuy nhiên, muốn nương chè cho năng suất cao, có hiệu quả kinh tế lớn cần tiến hành thâm canh ngay từ đầu
- Sản phẩm cuối cùng của chè mang tính hàng hoá cao Do vậy, cần phải căn cứ vào thị trường tiêu thụ chè để thiết kế qui hoạch vùng chè
Trên thế giới có thị trường tiêu thụ chè đen, chè xanh do vậy tuỳ theo thị trường mà sử dụng giống chè thích hợp, xây dựng nhà máy chế biến chè thích hợp
5.2.1.2 Kỹ thuật trồng chè bằng hạt
Hiện nay có nhiều phương pháp trồng chè song trồng chè bằng hạt là phương
pháp phổ biến và đơn giản hơn cả Trồng chè bằng hạt có thể được tiến hành theo
những hình thức sau:
- Gieo hạt trong vườn ươm sau đó bưng cây con trồng ra ngoài nương Ưu điểm của hình thức này là: tiết kiệm được giống, tiện cho việc chăm sóc, quản lý cây con,
có điều kiện để sản xuất được cây con to, khoẻ, đồng đều Tuy nhiên hình thức này yêu cầu kỹ thuật cao (giai đoạn vườn ươm), công vận chuyển cây con lớn, giá thành
1 ha trồng mới cao -
Trang 24- Gieo hat thang ra nuong
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dé làm và đỡ tốn công, giá thành hạ nhưng không áp dụng được với những nơi có thời vụ trồng chè khác xa với thời vụ thu hoạch quả Sau đây là nội dung của hình thức gieo thẳng hạt chè ra nương
5.2.1.2.1 Chon dat và thiết kế khai hoang + Chọn đất:
Chọn được đất phù hợp với yêu cầu của cây chè có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, có khả năng cho năng suất cao, ổn định, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, cây chè có khả năng chống chịu tốt, đặc biệt là chịu
hạn, chịu sâu, bệnh hại 5
Căn cứ vào yêu cầu về đất của cây chè để chọn đất trồng chè:
- Chọn đất có độ dốc dưới 259, tầng day > Im, đất có độ pH (KCl) tir 4,5 - 5,5
(nhiều cây chỉ thị độ chua như sim, mua, cỏ tế guột ) và có mực nước ngầm dưới
1m
+ Thiết kế khai hoang:
- Việc đầu tiên là phải xác định rõ phạm vi, ranh giới khai hoang, không xâm phạm rừng đầu nguồn, rừng gỗ quí
- Thiết kế khai hoang phải phù hợp với qui mô sản xuất, phù hợp với các yêu
cầu về quan hệ dân sinh, kinh tế
- Việc khai hoang phải được tiến hành đúng thời vụ, không khai hoang vào mùa mưa, khai hoang phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp chống xói mịn
5.2.1.2.2 Thiết kế khu vực sản xuất chè + Bố trí mặt bằng khu sản xuất chè:
Là thể hiện việc bố trí tổng thể vị trí các cơng trình và các mối liên hệ tương
quan giữa chúng, nhằm thoả mãn các yêu cầu thâm canh, chuyên canh Vì vậy khi bố trí mặt bằng khu sản xuất chè cần phải thể hiện đầy đủ các mặt qui hoạch của
toàn khu, các yếu tố cần thể hiện là:
- Hệ thống đồi, nương chè
- Phương thức canh tác
- Hệ thống các cơng trình phục vụ: nhà kho, chuồng trại, nhà làm việc, hệ thống
đường
- Hệ thống các cơng trình khác như: hệ thống chống xói mịn, hệ thống đai rừng
Trang 25Bố trí mặt bằng tổng thể phải thể hiện được đây đủ mối tương quan, liên hệ giữa
các yếu tố với nhau Phải chọn được phương án tối ưu trên cở sở lợi dụng các điều kiện tự nhiên sẩn có nhằm giảm vốn đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
+ Thiết kế đồi chè: (nương chè)
Đồi chè được thiết kế sao cho tiện việc quản lý, chăm sóc và thu hoạch, tận dụng được đất đai
Những đồi độc lập được bố trí thành một đồi chè, nương chè sau khi thiết kế
xong đặt tên cho đồi chè, ví dụ như: 1 - 97, 2 - 97, 3 - 97
Trong một đồi chè có thể được chia thành các lô chè khác nhau + Thiết kế lô chè:
Lơ chè có thể có diện tích từ 0,5 - 1 ha tuỳ theo địa hình phức tạp hay bằng phẳng Ranh giới giữa các lô chè là một lối đi nhỏ để người ta vác các loại máy công
cụ có thể đi lại được dễ dàng Lơ chè có thể dài từ 50 - 100m và gồm từ 20 - 50 hàng
chè tuỳ theo địa hình + Thiết kế hàng chè:
Hàng chè là đơn vị nhỏ nhất trong nương chè Hàng chè có thể là hàng đơn hay hàng kép tuỳ theo điều kiện canh tác Ở các nước như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Kênia, Srilanka Hàng chè thường được bố trí là hàng đơn, dễ chăm sóc, đô tốn giống Ở Việt Nam chè ở khu vực quốc doanh thường được thiết kế hàng đơn Khu
vực gia đình thường bố trí hàng kép Nói chung trong điều kiện đất tốt, bằng phẳng,
có nhiều điều kiện thâm canh cao nên bố trí hàng đơn và ngược lại đất xấu khơng có
điều kiện thâm canh, độ đốc lớn, có thể bố trí hàng kép
Khơng nên bố trí hàng chè quá dài, thường hàng chè dài từ 50 - 75m là hợp lý, tối đa là 100m
Tuỳ theo độ đốc mà hàng chè được bố trí như sau:
Ở dốc độ < 6° hàng chè được bố trí tharig hàng, hàng xép đưa ra rìa lơ
Ở đốc độ 6 - 20° hàng chè được bố trí theo đường đồng mức, hàng xép được bố
trí xen kẽ giữa các hàng chè
Ở dốc độ 20 - 25° hàng chè được bố trí theo kiểu bậc thang hẹp
Dụng cụ để thiết kế hàng chè là thước chữ A Dùng thước chữ A cắm một hàng
chuẩn, sau đó dựa vào.hàng chuẩn đó để cắm tiếp 5 - I0 hàng tiếp theo Cắm hàng
chè đặc biệt là cắm hàng xép phải tiến hành cẩn thận, chính xác để có nương chè
Trang 263.2.1.2.3 Thiết kế hệ thống đường
Hệ thống đường là một trong những hệ thống cơng trình phục vụ nhằm tăng năng suất lao động, thực hiện thâm canh đồi chè Hệ thống đường cần được thiết kế
thủ công ngay từ đầu Hệ thống đường có nhiệm vụ là:
Nối liền khu vực trồng chè với các khu vực sản xuất khác và nối liền các khu vực sản xuất với trụ sở, nhà máy của cơ sở sản xuất chè
` Đảm bảo thuận tiện cho sự đi lại của người và các phương tiện phục vụ sản xuất khác
Kết hợp với các cơng trình thuỷ lợi chống xói mịn bảo vệ đất
+ Đường trục: Là đường nối liền các khu vực sản xuất với nhau, với khu trung tâm và với khu vực bên ngoài (với đường quốc lộ, thị trấn, nhà ga )
Mặt đường trục thường rộng từ 5 - 6m để các loại ô tô, xe máy có thể đi lại thuận lợi, hai bên đường có rãnh thốt nước, có trồng cây, đổ cấp phối
+ Đường liên đồi (lô)
Là đường nối đường trục với các đồi chè, lô chè và nối các đồi chè, lô chè với
nhau
Đường liên đồi, liên lô thường được thiết kế rộng 4 -5m Nếu đường liên đồi được bố trí ở sườn đồi thì đường phải nghiêng về phía trong đồi, mép ngồi có trồng
cây bóng mát, có độ dốc dưới 6°
+ Đường lên đồi:
Là đường nối chân đồi với đỉnh đồi, dùng để đi lại, vận chuyển phân bón, nước,
búp chè Đường liên đồi thường rộng 2 -3m, nghiêng vào phía trong đồi có độ dốc 6
- 7 Đường lên đồi được bố trí theo đường xốy trôn ốc nhằm hạn chế dịng chảy,
chồng xói mịn và thuận tiện cho đi lại + Đường quanh đồi:
Là đường vành đai được bố trí theo đường bình độ vịng quanh đồi, khép kín Mặt đường rộng 2,5 - 3m, nghiêng vào phía trong đồi Theo sườn dốc cứ 30 - 50m lại bố trí một đường quanh đồi, tuỳ theo độ dốc cao hay thấp
+ Đường lô:
Là đường ranh giới giữa các lô chè với nhau Đường lô thường được cắt thẳng góc (nếu độ dốc nhỏ) và cắt chéo (nếu độ dốc lớn) với các hàng chè Đường lô
thường rộng l - l,5m :
Trang 27Trong trường hợp đồi dốc, có sườn đổi dài, nên bố trí đường viễn ở chân đổi
nhằm hạn chế cát xô xuống ruộng dưới chân đồi, thuận thiện cho việc đi lại Đường viên chân đồi có thể rộng 2,5 - 3m
Ngồi 6 đường chính trên, ở những lô chè lớn có thể bố trí thêm các đường
chăm sóc phụ để cho người lao động đi vào chăm sóc, thu hái dễ dàng
5.2.1.2.4 Làm đất trồng chè và bón phân
+ Mục đích của làm đất trồng chè là cải thiện lý, hố tính chất chè, làm tăng
tính thấm, giữ nước, giữ phân của đất, làm đất cịn có tác dụng cải thiện chế độ nước, chế độ khơng khí và làm cải thiện hệ vi sinh vật đất Ngoài ra làm đất cịn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại
+ Yêu câu của kỹ thuật làm đất:
- Cân làm đất sớm, làm đất đúng thời vụ
- Làm đất sạch: sạch cỏ dại, sạch các loại gốc cây trồng cũ, đá ngầm
- Làm đất sâu: Chè là cây trồng lâu năm, bộ rễ ăn sâu, rộng, làm đất sâu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt Thông thường dùng cày máy cày sâu 40 - 45cm
Nếu khơng có điều kiện cày máy thì phải đào rãnh sâu 40 - 45cm
- Làm đất "thuộc": Làm đất thuộc nhằm cải thiện lý, hoá tính của đất, đất có lý
hố tính ổn định; khơng có chất độc hại Thơng thường sau khi khai hoang trồng từ
1 - 2 vụ cây phân xanh, cây họ đậu trước khi trồng chè + Thời vụ làm đất: — ˆ
Lam đất trong mùa khô Ở miên Bắc nên làm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sau đó gieo cây phân xanh, tháng 10 năm sau tiến hành trồng chè (gieo hạt)
ˆ_ Nếu làm đất vào mùa mưa sẽ phá vỡ kết cấu đất, gây nên hiện tượng rửa trơi,
xói mịn đất đ
+ Bón phân:
Sau khi làm đất tiến hành rạch hàng sâu 15 - 20cm, rộng 20 - 25cm
Bón lót từ 20 - 30 tấn phân hữu cơ + 100kg P;O; cho lha, lấp một lớp đất dày
2- 5cm
Việc bón phân phải được tiến hành trước khi gieo hạt từ 4 - 5 tháng Trường hợp đặc biệt không làm đất sớm được thì phải làm đất, bón phân trước khi gieo hạt 1
Trang 285.2.1.2.5 Chudn bi hat giống và kỹ thuật gieo hạt chè
+ Chuẩn bị hạt giống:
Hạt chè khó bảo quản và dễ mất sức nảy mầm do vậy việc chuẩn bị hạt giống cần được chú ý
Chỉ nên thu hoạch quả chè ở những nương chè từ 5 tuổi trở lên, sinh trưởng
khoẻ, có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh
- Tiêu chuẩn hạt giống tốt là: hạt có đường kính > 12mm, có hàm lượng nước từ
25 - 38%, tỷ lệ nảy mầm > 75%
- Trong điều kiện có thể xử lý hạt trước khi gieo nhằm rút ngắn thời gian từ khi
gieo đến khi nảy mầm và làm cho hạt chè nảy mầm đều hơn Cách xử lý như sau:
Ngâm hạt chè vào nước từ 12 — 24 giờ, loại bỏ hạt nổi, sau đó xếp hạt chè thành lớp dày 7 - 10cm phủ lên trên đó một lớp cát dày 5cm, tưới ẩm, khi có > 50% hạt chè nứt nanh thì đem gieo
- Lượng hạt gieo trung bình từ 200 - 300kg hạt/ha (tương đương với 400 - 600kg quả chè)
Cách chọn hạt đơn giản nhất là: quả chè thu về đem bóc vỏ, ngâm nước từ 6 - 12 giờ, loại bỏ hạt nổi, lấy hạt chìm đem gieo
+ Thời vụ gieo hạt chè:
Thời vụ hạt chè phụ thuộc vào thời kỳ thu hoạch quả chè và điều kiện khí hậu
(ẩm độ đất, ẩm độ khơng khí)
Miền Bắc thời vụ thích hợp là tháng 10 - 11, vùng Tây Nguyên tháng 5 - 6 để khi chè mọc không bị chết qua vụ đông rét, hạn (do hạt chè chín vào thời vự khơng trùng nhau, cần phải bảo quản hạt chè)
+ Mật độ gieo hạt và kỹ thuật gieo hạt chè:
Mật độ gieo hạt chè thuộc vào độ dốc, tính chất đất và phương thức canh tác
Đất dốc, xấu, trình độ canh tác thấp thì gieo dày Đất bằng, đất tốt và trình độ canh tác cao thì gieo thưa Một số mật độ thường được áp dụng là:
1,75m x 0,4 - 0,5m đối với dất bằng, trình độ canh tác cao hay đối với nương
chè giống
1,50 x 0,4 - 0,5m đối với đất có độ đốc > 201 1,25 x 0,4 - 0,5m
Trang 29Hai mật độ sau cùng thường được sử dụng trong điều kiện đất xấu và trong các hộ gia đình ít có điều kiện thâm canh cao
Hạt chè được gieo thành từng cụm, mỗi cụm từ 5 - 6 hạt, gieo sâu 3 - 5cm, lấp đất nhỏ lên mặt, giẫm giúp làm cho hạt chè tiếp xúc tốt với đất, phủ lên trên mặt lớp
rom, rạ, cỏ tế guột để giữ ẩm, khi hạt chè bất đầu mọc thì gỡ lớp rơm, rạ cho chè
mọc
Gieo dự phòng 10 - 15% hạt chè cùng với thời kỳ gieo hạt để lấy cây trồng dặm khi mất khoảng
Sau khi gieo hạt chè xong cần làm lý lịch đồi chè, nội dung lý lịch đồi chè gồm: - Tên đồi chè - Ngày tháng năm trồng - Diện tích trồng - Giống sử dụng - Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng :$.2.1.3 Kỹ thuật trồng chè bằng cành
Ngoài phương pháp trồng chè bằng hạt truyền thống, chè còn được trồng bằng
phương pháp nhân giống vơ tính, tức là từ một cơ quan dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp có thể phát triển thành một cây chè con hồn chỉnh
- Có thể nhân giống vơ tính chè bằng giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô
tế bào Trong thực tế phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp giâm cành
Giâm cành chè được nghiên cứu đầu tiên ở Srilanka vào năm 1938 Đến nay
giam cành chè đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Grudia, Nhật Bản Giâm cành chè là tiến bộ kỹ thuật quan trọng góp phần nhân nhanh các giống tốt và nâng cao năng suất và chất lượng chè trên thế giới
Ở Việt Nam, giâm cành chè bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1960 Đến
nay nó đã được sử dụng rộng rãi ở khu vực quốc doanh, tập thể và cả ở các hộ gia đình
5.2.1.3.1 Ưu, nhược điển của việc trồng chè bằng hình thức giâm cành
Trang 30Nghiên cứu vẻ nhân giống chè ở Phú Hộ (Phú Thọ) cho thấy: 1 ha chè 4 tuổi thu được 3 triệu hom, đem giâm cành có thể trồng được từ 50 - 70 ha chè Trong khi đó
1ha chè thu hoạch quả chỉ đem trồng được 4 -5 ha chè
Những nghiên cứu về khả năng nhân giống của các giống chè: PHI, 1A,
TRI777 và TH; ở Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng cho thấy: trung bình mỗi
cây chè của các giống có thể thu hoạch từ 68,4 hom đến 129,6 hom với tỷ lệ xuất vườn khi giâm cành đạt từ 50,7 - 72,0% Như vậy, từ 1ha chè để giống, đem giâm
cành có thể trồng được từ 30 - 70 ha chè
- Cây chè con được trồng bằng hình thức giâm cành giữ nguyên được đặc tính
tốt của cây mẹ (giống), nương chè đồng đều về hình thái tiện lợi cho canh tác, thu
hoạch và chế biến
Ở những nương chè trồng bằng hạt, nương chè có sự phân ly rất lớn về hình thái, về đặc tính sinh trưởng và khả năng cho thu hoạch búp Nương chè trồng bằng
hạt thường không giữ được đặc tính tốt của giống Nguyên nhân của sự phân ly đó là do hoa chè tự thụ phấn thấp, quả chè được hình thành chủ yếu là do kết quả của sự thụ phấn khác hoa
Giống chè dùng để giâm cành thường là giống đã qua chọn lọc, có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt Do vậy nương chè trồng bằng cành chè giâm cũng có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt của giống mẹ
- Chè trồng bằng phương pháp giâm cành có khả năng phân cành thấp, nương chè mau khép tán, mau cho thu hoạch và năng suất cao hơn chè trồng bằng hạt
Tuy nhiên việc trồng cành chè bằng phương pháp giâm cành cũng có một số
nhược điểm yêu cầu kỹ thuật cao, tốn công vận chuyển, chỉ phí lớn dẫn đến giá
thành lha trồng mới cao Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho tốc độ mở rộng diện tích chè bằng phươg pháp giâm cành còn chậm
5.2.1.3.2 Kỹ thuật sản xuất cây chè con bằng phương pháp giâm cành
* Vườn sản xuất hoin giống
Là vườn chè (nương chè) mà từ đó người ta thu hoạch hom chè đem giâm cành
- Địa điểm: nơi đặt vườn sản xuất hom giống phải thoả mãn các yêu cầu về đất đai, khí hậu đối với cây chè Nên đặt vườn sản xuất hom giống ở trung tâm khu vực
trồng chè và gần đầu mối giao thơng, tránh nơi đầu gió bão
Trang 31- Mat độ trồng: 1,75 x 0,6 x 1 cây (có thể trồng 2 cây một hốc)
- Phân bón: bón lót 30 -40 tấn phân hữu cơ/ ha Những năm sau cứ 2 năm bón một lần 20 - 30 tấn phân hữu cơ/ha
Phân vô cơ khác: 200 kg N sunphát + 200 kg supelân + 200 kg Kaliclorua / ha
Chè dưới 2 tuổi bón một năm 2 lần vào tháng 2, tháng 8; chè trên 3 tuổi bón một
năm 4 lần vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 10
Ngoài ra quản lý vườn sản xuất hom giống cần chý ý các biện pháp sau:
+ Đốn tạo hình: cuối năm thứ nhất cắt tỉa một số hom không đốn để nuôi cây
Cuối năm thứ 2 (không kể thời gian ở vườn ươm đốn cao 25 cm.) Cuối năm thứ 3
đốn cao 30 - 35 cm
Các năm sau mỗi năm đốn cao hơn hơn năm trước 5 cm Đốn sau khi cắt hom vụ đông xuân
+ Tỉa cành bấm ngọn:
Vụ Đông xuân: sau đợt cắt hom tháng 11 đến tháng 1 tiến hành đốn bằng, khi
đợt mầm đầu mọc lên, hái tỉa một hai lần những búp to, cao giữa tán chè để lại một
hai là chừa, búp rìa tán khơng hái, tiến hành thu hoạch hom vào tháng 7 -8
Vụ Hè thu: sau đợt cắt hom tháng 7 thì đốn bằng vào tháng 8, khi đợt mầm đầu
tiên mọc lên cũng tỉa từ một đến hai lần búp một tôm hai lá, chừa 2 lá thật Hom có
thẻ thu vào tháng 11 - 1
- Hom chè là một đoạn cành chè dài từ 3 - 4em có một lá thật nguyên vẹn là
một chồi nách :
- Môi trường của hom là đất tơi x6p, cé dé pH (KCl) tir 4,5 - 5,5 không có cỏ dại sâu bệnh và các chất hữu cơ khác
- Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thích hợp, đầu tiên ở vết cắt của
hom chè hình thành lên một lớp mô sẹo (Calus), và từ lớp mơ sẹo phía dưới của hom
chè xuất hiện các mầm rễ, sau đó phát triển thành rễ Từ mầm nách sẽ phát triển
thành thân và cành chè non
- Lá chè (trên hom chè) là cơ quan dự trữ dinh dưỡng quan trọng nhất, có khả
năng quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi hom chè tồn tại khi mới cắm hom Vai trò này sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của bộ rễ và mầm nách
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tỷ lệ ra
rễ của hom chè:
Trang 32Nhóm yếu tố này:bao gồm: bản chất của giống, tuổi cha hom chè và tuổi phát
dục giai đoạn của hom chè, kích thước hom, lá chè trên hom
Các giống khác nhau tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ và tỷ lệ nảy mầm rất khác nhau: Bảng 5.3: Tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ, nảy mầm và tỷ lệ xuất vườn của một số
giống chè khi giâm cành ở ĐHNL Thái Nguyên
Tỷ lệ sống % Tỷ lệ ra mô Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ nảy mầm |_ Tỷ lệ xuất vườn Tên giống | (sau cắm hom | sẹo (sau cắm | (sau cắm hom | (sau cắm hom | (sau cắm hom
60 ngày) hom 30 ngày) 90 ngày) 90 ngày) 300 ngày)
Trung du 87,3 86,7 56,7 60,7 61,7 PH1 95,7 93,3 70,0 72,3 72,0 TRI777 97,0 ˆ 93,3 70,0 76,0 69,7 1A 76,3 66,7 26,7 38,7 50,7 TH3 94,3 90,0 66,7 69,7 71,3 Lé Tat Khuong, 1995 - 1996
Nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí hom chè trên cành chè đến tỷ lệ sống, ra mô
sẹo, nảy mầm của hom chè, các tác giả Nguyễn Công Hiéu, Dé Ngoc Qui và
Nguyễn Văn Niệm (1997) cho rằng: các hom ở giữa cành chè cho tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ, nảy mầm cao nhất
Tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994) cho rằng: lá chè to quá cũng ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, khả năng hình thành mô sẹo, ra rễ, nảy mầm của hom chè
* Nhóm các yếu tố thứ 2: các yếu tố môi trường
Các yếu tố này bao gồm thời vụ cắm hom (nhiệt độ, ẩm độ đất, ẩm độ khơng
khí và ánh sáng ), lý hố tính đất, cỏ dại, sâu bệnh
* Nhóm yếu tố thứ 3: là các biện pháp kỹ thuật bao gồm giàn che, kỹ thuật để
giống, cắt, cắm hom và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác như điều chỉnh ánh
sáng, tưới nước, phòng trừ sâu hại có ý nghĩa rất quan trọng
Cũng như đối với chè sản xuất, nương chè sản xuất hom giống có các loại sâu
như: Bọ xít muỗi, nhện đỏ, rây xanh, bọ cánh tơ Cần được phát hiện sớm và sử
dụng thuốc như đối với chè sản xuất Về bệnh: trong vườn chè sản xuất hom giống
thường có bệnh thối búp (những năm gần đây ít thấy xuất hiện bệnh phồng lá) Khi
Trang 33* Vườn giâm cành
Hom chè có thể giâm trực tiếp xuống luống đất, phương pháp này tỉ lệ sống
và xuất vườn cao, tuy vậy chỉ nên dùng với những nơi khơng có và nương chè cần
trồng gần với vườn ươm
, Hoặc có thể giâm vào túi đất Polietylen (PE), phương pháp này có ưu điểm là: Có thể vận chuyển cây con đi xa nhưng yêu cầu kỹ thuật cao hơn, giá thành cao hơn
Khi xây dựng vườn ươm cần chú ý một số vấn đề sau: + Địa điểm:
- Có những điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với yêu cầu của cây chè
- Nằm ở trung tâm khu vực trồng chè, gần nguồn tưới nước, gần đường giao thông, thuận tiện cho vận chuyển
- Tránh nơi đầu gió, đầu bão + Thời vụ:
Ở miễn Bắc nước ta có 2 vụ giâm cành chính
- Vụ đông xuân (để hom từ tháng 8) tiến hành giâm cành từ 15/11 - 15/2 Vụ
này ít có những trận mưa to, bão lớn, nhiệt độ thấp, ít nắng to, tỉ lệ sống cao
Vụ hè thu (để hom tháng 2) giâm cành 15/6 - 30/7, vụ này ti lệ sống thấp vì hay
có những trận mưa to, bão lớn, nắng to
+ Làm đất - Thiết kế hệ thống tưới tiêu:
Vườn ươm cần chia lô để tiện quản lý, chăm sóc, xung quanh thiết kế hệ thống mương dẫn nước (tưới, tiêu) Trung bình cứ 2-3 vạn hom nên bố trí một hố dự trữ nước
Nếu cắm trực tiếp (khơng có túi PE) thì tiến hành làm đất theo qui trình sau:
- Cày bừa sâu 20-25cm, làm đất nhỏ, sạch rễ cây, đá sỏi, san bằng, chỗ cao lấp
chỗ trũng, lên luống cao 15 - 20cm Chiều rộng luống 1,1 - 1,2m, luống dai tir 15-
20m, rãnh luống hình thang rộng 35- 40cm, luống thiết kế theo sườn đông - tây để
tránh nắng hai sườn luống, phủ lên trên sườn luống một lớp đất dày 5cm, dùng cào
san phẳng mặt luống sau đó dùng con lăn hoặc cây để nén (đập) (đất cái thường là
đỏ vàng có pH(KCI) 4,5 -5,Š lấy đất ở tâng dưới 40cm khơng có cỏ đại, khơng có
tuyến trùng) -
- Nếu sử dụng bầu PE thì làm theo quy trình sau: Dùng túi PE có đường kính
8cm, đóng 2/3 phía dưới là mặt đất và 1/3 phía trên mặt đất là cái (có thể đóng bầu hoàn toàn bằng đất cái) Sau đó xếp thành luống với chiều rộng từ I,1-I,2m Xếp
Trang 34khi xếp luống xong vun đất cao bằng 2/3 chiều cao bầu chè và có thể bỏ cọc định hình luống Việc vun đất xung quanh luống khơng những có ý nghĩa giữ cho bầu
khỏi đổ mà cịn có tác dụng giữa ẩm, giữ nhiệt cho bầu chè
+ Làm giàn:
Giàn có tác dụng che mưa, che nắng và chăn gió, giữ ẩm, giữ nhiệt cho vườn ươm Giàn làm một năm có thể sử dụng được vài năm Những năm sau chỉ cần sửa chữa và lợp lại
Ở nước ta giàn thông dụng là giàn cao, 1,6 - 1,7m, khung giàn làm bằng tre, vật
liệu lợp giàn bằng cỏ tế guột, phên nứa là tốt nhất Ngồi ra có thể lợp giàn bằng các
loại cỏ gianh, lá cọ Các loại vật lợp liệu trên được cặp thành phên sau: - Phên che luống dài 2m rộng 1,1 - 1,2 m
- Phên che rãnh dài 2m, rộng 0,3 - 0,4m - Phên che xung quanh 2m x 1,8m
+ Chọn cành, cắt hom và cắm hom:
- Chọn cành: chọn cành khoẻ, không sâu bệnh, đường kính 0,4 - 0,6mm Lá màu xanh, phía gốc đỏ nâu, giâm cành ngày nào cắt ngày đó là tốt nhất, dùng dao hoặc kéo sắc để cắt cành, không làm dập nát cành, bó thành bó nhỏ chuyển về chỗ râm mát để cắt thành hom, không làm dập lá, không để cành dưới ánh nắng Trên nương chè chọn cành tốt cắt trước
- Cát hom: Dùng kéo sắc cắt hom, hom dài 3- 4cm, có 1 mầm nách và một lá nguyên, vết cát hình thang, khơng làm dập thân hom, lá và mầm chè
Hom màu xanh nhạt tỉ lệ sống cao hơn hom có gốc màu nâu, xám Hom gốc thường ra rễ, nảy mầm kém '
Mầm nách có thể như hạt gạo hoặc dài hơn, nếu mầm nách dài 5cm thì dùng
kéo cắt bỏ phần ngọn
Lá chè yêu cầu không dập nát, nếu lá to quá có thể cắt bỏ 1/3 lá
Trong quá trình cắt cần phân loại hom đem cắm riêng từng loại để tiện cho việc
chăm sóc sau này, có thể chia làm 3 loại hom như sau: - Hom loại A: Hom cánh tẻ, | 14, 1 mầm dài < 5cm - Hom loại B: hom bánh tẻ, 1 lá, 1 mam > 5cm - Hom loại C: hom chớm nâu, 1 lá, 1 mầm + Bảo quản, vận chuyển hom:
Hom chè cắt xong đem cắm ngay là tốt nhất, nếu số lượng hom lớn cần bảo
Trang 353000 hom dé ở nơi ram mát Thời gian bảo quản không quá 5 ngày, nếu vận chuyển đi xa cần che nắng và gió
- Xử lý: Nói chung hom chè khơng xử lý nếu chăm sóc tốt có thể đạt tỉ lệ sống
> 90% song nếu điều kiện cho phép có thể xử lý các hoá chất sau đây nhằm tăng tỉ
lệ sống và tỉ lệ xuất vườn:
- Humat amôn 75 ppm xử lý vào đất 10mm dung dịch/bầu, xử lý trước khi cắm
- Ngồi ra có thể dùng 2,4D, NAA, NOA, xử lý làm rút ngắn thời gian ra rễ và
thời gian nảy mầm ,
- Cam hom:
Trước khi cắm hom cần tưới toàn bộ trong vườn ươm trước 4 giờ Cắm ở luống đất theo mật độ 10 x 6cm (160hom/1m”) Cắm xi theo chiều gió, cắm đứng hom, cắm xong mỗi luống cần tưới nhẹ ngay Nếu cắm vào túi PE thì mỗi bầu cắm một hom Trong điều kiện sắn hom có thể cắm hai hom trong một bầu
+ Quản lý và chăm sóc vườn ươm:
Thời giam hom chè mọc trong vườn từ 8-12 tháng Yêu cầu tỉ lệ sống trên 80% Tỉ lệ cây xuất vườn > 60%, việc quản lý và chăm sóc vườn ươm cần chú ý các biện
pháp sau: /
- Tưới nước: Đảm bảo ẩm độ đất thường xuyên 75 - 80%, ẩm độ khơng khí 80 -
85% `
Thời gian đầu sau cắm hom từ 1 - 15 ngày, mỗi ngày tưới 2 lần bằng bình phun
con gà và tưới bằng thùng tưới ô doa
Thời gian sau: Khi hom bắt đầu ra mô sẹo có thể tưới mỗi ngày 1 lần hoặc 2
ngày 1 lần, tuỳ theo điều kiện thời tiết sao cho ẩm độ đất thường xuyên 75 -85% Khi hom chè đã có rễ (số lần tưới có thể giảm hơn) Trong suốt thời gian từ khi cắm hom đến khi xuất vườn trung bình cứ 7-10 ngày tưới rãnh một lần
- Điều chỉnh ánh sáng:
Việc điều chỉnh ánh sáng có ý nghĩa rất lớn đến tỉ lệ sống và xuất vườn của chè giâm cành, đặc biệt là đối với tỉ lệ nảy mầm Do vậy phải chú ý ngay từ khi thiết kế giàn che và luống chè Khi làm giàn không nên làm giàn che dày quá làm giàn bị
tối Khi làm luống chè phải làm luống chè theo hướng đông tây để ánh nắng khơng
chiếu thẳng góc vào hai sườn luống chè
Thời gian 60 ngày đầu che cả rãnh luống và xung quanh, chỉ mở vào buổi sáng
Trang 36Những này sau đó mở giàn che từ ít đến nhiều tạo điều kiện đủ ánh sáng cho
chè quang hợp và quen dần với ánh sáng trực xạ Cần chú ý rằng khi chè chưa ra rễ và khi rễ chưa phát triển cần rất thận trọng khi điều chỉnh ánh sáng, chỉ mở lúc râm
mát, nhất thiết phải che giàn khi trời nắng gắt
Khi chè con đã được 5 — 6 tháng có thể mở 1/2 giàn và dân dân mở hoàn toàn khi chè con 6-7 tháng tuổi
- Bón phân: Nếu tưới nước và điều chỉnh ánh sáng là 2 biện pháp quyết định
đến tỉ lệ sống và tỉ lệ nảy mầm của hom chè trong giai đoạn vườn ươm thì bón phân
là biện pháp quyết định đến tỉ lệ xuất vườn và chất lượng cành xuất vườn
Nguyên tắc bón phân là bón từ ít đến nhiều, cụ thể theo qui trình sau:
Bảng 5.4: Qui trình bón phân cho chè giâm cành (cho Im?)
Thời gian bón | Dam Sun phat (g) Supelan (g) _ Cloruakali (g)
Sau cắm 2 tháng Ị 9 | 4 : 7
Sau cắm 4 tháng —_ | 14 | 6 10
Sau cắm 6 tháng | 18 8 14
Theo nghiên cứu của Bộ môn cây công nghiệp Trường ĐHNN III (1982-1989): tăng lượng phân bón trên 1,5 lần và tăng số lần bón gấp 2 lần (bón hàng tháng 3, 4,
5, , 8) sé lam tang tỉ lệ xuất vườn từ 5- 6%
Phương pháp bón: hoà phân vào thùng tưới để tưới, sau đó dùng nước lã để tưới rửa
lá
_ Ngồi bón trực tiếp có thể phun phân urê 2% kết hợp khi phun thuốc trừ sâu Phòng trừ sâu hại: Cũng như đối với chè kinh doanh sản xuất trong vườn ươm
thường có các loại sâu như: bọ nẹt, sâu cuốn lá, rây xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi
các loại sâu này có thể phun thuốc diệt trừ như với chè kinh doanh sản xuất
Về bệnh: Bệnh thường gặp là bệnh thối búp Để phòng bệnh này cần làm vườn thoáng, sạch, vườn không bị đọng nước Nếu bệnh xuất hiện ngắt bỏ hết búp bị bệnh, phun thuốc trừ cục bộ và toàn bộ vườn ươm (thường phun Booc đo 1%)
Phịng trừ có dại: Phịng trừ cỏ dại bằng cách khơng dùng đất có lẫn hạt cỏ, thân cỏ để đóng bầu, diệt trừ cỏ dại thường xuyên bằng tay và xới đất ở mặt luống hoặc
bầu chè
Trang 37Việc dặm hom có thể tiến hành ngay trong 10 - 15 ngày đầu sau cắm, ngồi ra
có thể dự trữ hom bằng cách cắm nhiều hom ngoài luống đất sau dé dam vao bau
Hom ché gồm l lá, 1 đoạn cành Mầm nụ và mầm dinh dưỡng cùng mọc ở nách
lá, mầm nụ phát triển sẽ lấn át mầm dinh dưỡng Do vậy, khi giâm cành cần chú ý
vặt bỏ mầm nụ tạo điều kiện cho mầm dinh dưỡng phát triển
Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày bấm ngọn ở độ cao >20 cm nhằm làm cho cây con cứng cáp, phân cành mạnh và phân cành thấp
1 Kỹ thuật trồng cành chè ra nương
+ Tiêu chuẩn xuất vườn:
- Cây từ 8 - 12 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn, nếu cây non quá trồng ra nương sẽ bị
chết, ngược lại nếu cây già quá sẽ bị đứt nhiều rễ khi đánh cây đem ra trồng
- Cây có 6 lá thật, lá to dày, láng bóng
- Cao > 20cm
- Đường kính gốc 4-5mm, phỉa gốc có màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm + Đánh cây:
Nếu giâm cành trong bầu thì có thể vận chuyển trực tiếp ra trồng, tránh vỡ bầu Nếu giâm cành trực tiếp vào luống đất thì cân đánh bầu với kích thước bầu đất
4x8x10cm Tốt nhất là đánh xong đem trồng ngay
+ Thời vụ trồng: Có thể trồng tháng 2 đến tháng 3 (vụ xuân) hoặc tháng 8 đến
tháng 9 (vụ thu)
+ Trồng cây con:
Đất được chuẩn bị sẵn như trồng chè hạt, rạch hàng sâu 20 - 25cm hoặc bổ hố
rộng 20cm, sâu 25cm, bón lót 20-30 tấn phân chuồng + 100kg P;O¿/ ha
Cây chè con được đặt theo một hướng, xi theo chiều gió, dọc theo hàng chè, lấp ngang đến vết cắt của hom, nén chặt đất Nếu trồng bầu PE thì nhất thiết phải xé
bỏ túi PE trước khi trồng
+ Tủ gốc - tưới nước
Sau khi trồng cần tủ gốc ngay, vật liệu tủ gốc thường là rơm, rạ, cỏ tranh, de, tế
guột và các cây họ đậu khác
Trang 38Sau khi trồng xong cần thiết có một thao tác gọi- là: “Hoàn chỉnh sau trồng” Tiến hành kiểm tra các đầu hàng, đầu lô, trồng bổ sung những đầu hàng đầu lô bị
khuyết thiếu để các đầu hàng, đầu lô thẳng hàng `
5.2.2 Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản
Thời kỳ chè con: (còn gọi là thời kỳ chè kiến thiết cơ bản) là thời kỳ sau khi chè được trồng xong qua chăm sóc, đốn tạo hình bắt đầu bước vào thu hoạch Thời kỳ
này kéo đài 4 năm với chè trồng bằng hạt và 3 năm với chè trồng cành Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm thu hoạch búp và lá non, sản lượng chè có tỉ lệ
thuận với diện tích tán, với mật độ nương chè Do vậy mọi biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản đều có ảnh hưởng quyết định tới khả năng cho
năng xuất và tuổi thọ của nương chè
Qui trình kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản gồm 5 biện pháp kỹ thuật liên
hoàn chủ yếu sau:
5.2.2.1 Dăm chè
- Ý nghĩa: Mật độ của nương chè là cơ sở để nương chè đạt năng suất cao, là biện pháp chống xói mòn lý tưởng, là biện pháp hữu hiệu để nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, là biện pháp có ý nghĩa giảm công đầu tư diệt trừ cỏ dại sau này, hạn chế sự xâm nhập của trâu bò lên đồi chè
Do vậy đồi chè đông đặc và đồng đều là mục tiêu phấn đấu của người trồng chè Nếu để nương chè mất khoảng thì hậu quả xấu người trồng chè phải gánh chịu
suốt cả 25 - 30 năm
Nguyên nhân nương chè bị mất khoảng là: - Do hạt chè xấu, tỉ lệ nảy mầm thấp
- Do cây con không đủ tiêu chuẩn, sức sống kém khi trồng ra nương - Gieo trồng vào thời vụ khơng thích hợp, hạn, úng
- Sau khi trồng bị trâu bò giãm đạp và bị dế phá hoặc bị cỏ dai lan at
* Kỹ thuật dặm chè
Phương châm là đặm sớm, dặm ngay từ khi trồng xong, dặm nhiều lần với cây
con cùng tuổi, dặm đúng thời vụ và chăm sóc đặc biệt
+ Cây con dặm: - Với nương chè hạt có thể dặm bằng hạt Tuy nhiên dặm bằng
Trang 39chọn một vị trí thuận lợi ở nương chè gieo dự trữ cùng với lúc trồng chè để có cây
chè con cùng tuổi đem trồng dặm
- Với chè trồng bằng cành: khi chuẩn bị giống nên dành 10% cây con để dặm Những năm sau dùng cây con ở vườn ươm đem dặm
+ Thời vụ: dặm khi có mưa, đất ẩm, thường dặm vào thời vụ trồng chè
+ Kỹ thuật dặm: chọn ngày râm mát, mưa phùn, đất ẩm đánh cây con đem trồng Hố đào 30 x 30 x 25cm, bỏ phân chuồng mục trộn đều với đất, đặt cây ngay
ngắn, nén chặt đất quanh gốc chè Nếu cây chè con có búp non nên bấm bỏ búp non
đó để giảm bớt sự thoát hơi nước, tủ gốc bằng cỏ rác
+ Chăm sóc sau dặm: cần tiến hành chu đáo hơn, đặc biệt là làm cỏ và bón phân
Việc dặm chè nên tiến hành ngay trong một, hai năm đầu và cố gắng kết
thúc vào năm thứ 3
Một nương chè đạt yêu cầu là nương chè khi đưa vào kinh đoanh đảm bảo 95% mật
độ
Chú ý: Những năm sau nếu nương chè vẫn không đạt yêu cầu mật độ vẫn có thể dùng cây con để dặm Tuy nhiên cần phải có cây lớn, khoẻ, có biện pháp kỹ thuật chăm sóc đặc biệt mới đạt hiệu quả cao
` 8.2.2.2 Phịng trừ có đại * Tác hại của có dại
Nước ta là nước có khí hậu ấm và ẩm, cỏ dại phát triển nhanh mạnh và có nhiều chủng loại khác nhau, gây nhiều tác hại đối với cây chè như:
- Tranh chấp dinh dưỡng nước và ánh sáng đối với chè con, thậm chí đối với cả chè lớn, gây ra nạn cỏ chụp
- Là nơi trú ngụ của nhiều loại sâu, bệnh hại chè
- Tạo điều kiện cho trâu, bò, các động vật ăn cỏ khác vào phá hoại nương chè - Gây trở ngại cho các thao tác canh tác như: đốn, hái, bón phân, phòng trừ sâu
bệnh hại
* Biện pháp phòng trừ
- Phòng: làm đất kỹ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi trồng chè, dùng giống
chè sạch, trồng đúng đảm bảo mật độ
Trang 40- Ngồi ra có thể trồng cây phân xanh, cây họ đậu kết hợp che bóng và trừ cỏ dại cho chè, phương pháp che tủ gốc cho chè con cũng là biện pháp hữu hiệu để hạn chế sinh trưởng và phát triển của cỏ dại trong nương chè
+ Trừ: Với nương chè non làm cỏ từ 4 lần/năm Dùng cuốc để xới cỏ và dùng
tay để nhổ cỏ trong gốc chè, có thể làm cỏ vào các tháng 2, 5, 8 và 12
Có thể sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như 2,4D, Simajin, Dalapon, Lyphoxim
để trừ cỏ, lượng dùng từ 6 - 8 kg hoà trong 600 - 800 lít nước phun cho 1 ha
(Dalapon cho cỏ 1 lá mầm)
5.2.2.3 Bón phân
* Ý nghĩa: Bón phân là biện pháp có ý nghĩa lớn đối với cây chè kiến thiết cơ bản, nó
quyết định đến khả năng đưa nương chè từ giai đoạn kiến thiết cơ bản vào giai đoạn kinh
doanh sản xuất
Bón phân làm tăng nhanh lượng sinh trưởng của cây, làm cơ sở cho việc hình thành bộ khung tán, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu
với các điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh
* Lượng bón, kỹ thuật bón
Bảng 5.4 Quy trình bón phân cho chè thiết kế cơ bản
¬ ” Lượng Thời gian Số lần
Loai che | Phân Bee loại phan M bon bón/năm EHƯỢg Pháp ĐÓ 4
Chè hạt N 30kg tháng 6 - 7 a Trộn đều, bón sâu 6 - 8cm,
4 tuổi K,0 40kg cách gốc 20 - 30 cm
Chè hạt Hữu cơ 20 tấn tháng 3 - 4 1 Bón sâu 20 — 30 cm (trộn đều
2 tuổi N 60kg và 8-9 2 bón như chè 1 tuổi - Bón kali
lần đầu)
K,O 50 kg 1
¡_ Chè hạt N | 70kg tháng 3 - 4 2 Trộn đều, bón kali lần đầu
3u KịO 70 kg và 8-9 1
seen ane ond Secs eel seo mem : |
Che N 60kg thang 3 2 Trộn đều, bón kali lần đầu
cảnh 1 K,O 40 kg và tháng 7 1
| tudi
| Che N 70kg tháng 3 -4 2 -Trộn đều, bón kali, bón sâu 20
| ^
b£ nh 2 | K,O | 75 kg -: | và tháng 8,9, 1 acne
» tudi | - | 7 :
| Hữucơ | 20tấn Í 1