BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PGS PTS LE LUGNG TE (chi bién) THẠC SĨ HÀ HUY NIÊN
TRỒNG TRỌT TẬP HAI
BẢO VỆ THỰC VẬT
(Giáo trình dùng cho sinh viên các tường CĐSP)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 1998
Trang 3Mở đầu
CÁC LOẠI DỊCH HẠI CÂY TRONG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I- ĐỊNH NGHĨA
Khoa học Bảo vệ thực vật là một ngành khoa học nghiên cứu về các nguyên nhân gây hại (dich hại), quy luật tự vệ của cây và các biện pháp phòng trừ dịch hai, dam bao nang suat cây
trồng, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường
Các nguyên nhân gây hại bao pồm sâu (côn trùng), bệnh, cỏ dại nhện chuột, và các sinh vật khác chúng làm hại tài nguyên thực vật và được gọi chung là "dịch hại” trong sản xuât nông nghiệp Đây là những đối tượng nghiên cứu của khoa học Bảo vệ thực vật là những yếu tố hạn chế lớn nhất đối với nền sản xuất nông nghiệp hiện nay
II - TÁC HẠI CỦA DỊCH HẠI CÂY TRONG TRONG SAN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
Các loại dịch hại, nhất là sâu, bệnh có tác hại lớn, gây ra các tác động xấu đối với đời sống sinh trưởng, phát dục và giá trị của tài nguyên thực vật :
Làm đảo lộn, rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây, hủy hoại các bộ phận của cây, gây độc cho cây và sản phẩm Làm thối hóa giống cây trồng, mất hoặc giảm năng suất, chất lượng nông sản
Các loại dịch hại gây ra những thiệt hại kinh tẾ to lớn : giảm thu hoạch, làm mất hoặc giảm giá trị chất lượng, giá trị thẩm mỹ thương phẩm chế biến bảo quản làm tăng chi phi sản xuất, chỉ phí phịng trừ và các hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái và đời sống xã hội
Đánh giá thiệt hại ở mức độ thật chính xác rất khó khăn Tuy nhiên những thống kê có căn cứ của tổ chức FAO cho thấy mức thiệt hại do sầu, bệnh, cỏ dại gây ra trên phạm vi toàn
thế giới có thể tới 34.9% tổng sản lượng, trong đó 12,4% do sâu hại, 11,6% do bệnh hại và
10,9% do cỏ dai
Riêng đối với sản xuất lúa, mức thiệt hại trung bình hàng năm trên tồn thế giới có thể tới 46.4% trong đó sâu hại 26,7%, bệnh hại 8,9% và cỏ dại 10,8%
Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, trong những thập kỷ qua, mức dau tu chi phi cho công
tác bảo vệ thực vật, phòng chống dịch hại đã không ngừng tăng, lên trên phạm vi toàn thế giới tính theo đồng đơla Mỹ năm 1970 là 5 tỷ, năm 1980 là 20 ty dén nim 2000 sé 1a 80 ty Song, công tác bảo vệ thực vật thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế quan trọng Ở nước ta, thiệt hại
Trang 4trung bình hàng năm có thể tới 20% tổng sản lượng trồng trọt Nói riêng, bằng biện phấp hóa học hàng năm đã phải dùng tới 25000 tấn thuốc trừ sâu bệnh (năm 1995),
II - KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI DỊCH HẠI CÂY TRONG
1I.1 - Côn trùng và bệnh cây là nhóm sâu bệnh hại cây trồng được coi là loại dịch hại gây tắc hại nghiêm trọng nhất Thành phần sâu bệnh rất đa dạng phong phú, phổ biến rộng
khắp thường xuyên xuất hiện với các kiểu gây hại phức tạp pây tổn thất lớn trên hầu hết các
loài cây trồng
1.2 - Cỏ dại
Những thực vật mọc lẫn với cây trồng ngoài ý muốn của con người gây tác hại cho cây
trồng và đất canh tắc được gọi là cỏ dại, đây cũng là một loại dịch hại trong bảo vệ thực vật
Những loài cây cỏ khi được gieo trồng làm thức ăn gia súc, trồng làm cảnh dẹp trong công
viên thì khơng coi là cỏ dại là dịch hại
Cỏ dại làm hỏng kiệt đất đai tranh chấp ánh sáng nước chất dinh dưỡng với cây trồng
lấn at cay trồng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển, làm giảm sút đắng kể năng suất,
sản lượng và phẩm chất của cây trồng nông sản đồng thời cơ dại cịn là ký chủ mang truyền nhiều loại bệnh cây là nơi sinh sống trú ẩn, qua đông của nhiều lồi cơn trùng hại cây Cỏ dại làm tăng chỉ phí sản xuất và lao dộng
Ruộng mía nhiều cỏ dại mọc có thể làm giảm năng suất mía cây từ 1.6 - 77.9% : hàm lượng đường giảm 4.4 - 79.8% Trên 1 m? c6 1-5 cây cỏ lồng vực làm năng suất lúa có thể giảm 36%
Tùy theo hình thái và đặc điểm sinh vật học, cỏ dại phân thành các nhóm như cơ đơn tử
diệp cỏ song tử diệp cỏ lá rộng, cỏ lá hẹp cỏ một năm cô lâu năm cỏ ưa nước, cổ ưa cạn
cỏ sinh sản hữu tính (bằng hạU cơ sinh sản vơ tính cổ thân ngầm, cỏ thân bò cỏ thân hành
cỏ thân rễ v.v Một sỐ cỏ dại chủ yếu rất phổ biến ở nhiều nơi như các loại cô ruộng nước :
cỏ lồng vực cỏ năn cỏ lác mỡ, cỏ môi cỗ bợ, cô rẻ quạt Các loại cỏ ruộng cạn như cỏ tranh,
cỏ gà cỏ mần trầu cô gấu cỏ mật cô trinh nữ, cỏ bạc hà đại v.v
Những loại cỏ sinh sản bằng phương pháp vơ tính rất khó trừ diệt phải kết hợp nhiều biện pháp thủ công cơ giới canh tác và hóa học
III.3 - Nhện hại cây
Là nhóm động vật chân đốt thuộc lớp Nhện (Arachnida) Các loài nhện hại thực vật thường
ở bộ Nhện nhỏ (Acarina) hình trịn hoặc ơ van khơng phân đốt thân khơng có râu đầu và có 4 đôi chân phân đốt (nhện trưởng thành) Ở một số lồi nhện, trứng có thể phát triển không cần thụ tinh nhện cái sinh sản không cần đực Trứng hình trịn, nở ra nhện non trải qua các giai đoạn lột xác thành nhện trưởng thành để lại có khả năng sinh sản ra trứng Khả năng chủ
động lan truyền của nhện rất hạn chế nên phần lớn các loài nhện hại có những bộ phận đặc
biệt để lan truyền một cách thụ động bằng cách nhờ gió đưa di xa, nh tơ hoặc bám dính chặt
vào cơ thể côn trùng, động vật khác để được lan truyền đi xa
Trang 5
Nhện
u lôi nhỏ,
Ống 6 trên cây, trên lá chích hút dịch cây tạo ra các triệu chứng bên ngoài như các
vết mầu nâu vàng lốm đốm mầu tím đồng, lá biến dạng cong lên lá rụng như
các loài nhện đỏ hại chè, cam quýt, bông đậu đỗ v.v
Một số loài nhện ăn hạt và bột (Acarus siro L.) làm hồng mầm hạt và bột mầu xám Thực
phẩm do nhện hại có thể gây bệnh đường ruột nguy hiểm cho người và gia súc Ngoài ra cũng
can phan biệt với các loại nhện lớn bắt mỗi trong bộ Nhén 16n (Araneae) nhu nhện linh miêu
nhện kiến v.v sống ở trên cây để săn đuổi bắt mỗi ăn thịL các loại côn trùng hại cây Đó là
những lồi nhện có ích cần được bảo vệ để phòng chống sâu hại
1I.4 - Chuột
Chuột là loài gặm nhấm thuộc họ chuột Muridae Đối với các loài chuột phá hại cây trồng
nông sản vật liệu đồ dùng v.v có thể phân chia thành 3 nhóm chính :
- Chuột nhà
- Chuột đồng
- Chuột rừng
Ở nước ta có một số loài chủ yếu :
Chuột đồng lớn (Rattus hosaensis) chuột đồng nhồ (R losca), ch nhà (R flavipectus) chuột nhắt (R exulars) v.v Chuột là lồi vật có khả năng sinh sản rất cao, mỗi lứa đẻ nhiều con nhỏ, một năm đề nhiều lứa (7 - 8 lứa) Một đôi chuột cống trong I năm có thể sinh ra 800
con chấu, chắt và sau 3 năm có thể thành 20 triệu con Theo dự tính của các chuyên gia đến năm 2000 trên tồn thế giới có thể có tới 11 tỷ con chuột Đối với mùa màng số lương thực bị mất mát tổn thất do chuột gây ra trung bình có thể nuôi sống 200 triệu người hàng năm
Đặc điểm sống của chuột là đào hang hốc sống chui rúc trong kho tàng, bờ cây bụi cỏ
ngồi vườn ngồi đơng ruộng
Một số loài chuột bơi rất giỏi, nhẩy cao, chạy nhanh Một số loài chuột ngủ đông một 86
không ngủ đông nhưng biêt dự trữ thức ăn trong hang trong thời gian dài Một sơ lồi chuột
như chuột nhà chuột nhất thì hoạt động gây hại quanh năm di chuyển khắp nơi
ILLS - Các loại sinh vật gây hại khác
Các loài nhuyễn thể như ốc sên đắng quan tâm hơn cả trone những năm gần đây ở nước ta là Ốc bượu vàng (Pomacca canaliculata) Đây là những loài ăn rất tạp nhiều loài thực vật nhất là Ốc bươu vàng ăn liên tục neày đêm tất cả các loài cây trồng như lúa rau khoai lang, v.v và cây cỏ ở dưới nước, trên cạn Khả năng sinh sản rất cao và nhanh, đẻ nhiều ổ trứng lớn, nở ra Ốc con, lớn lên thành Ốc trưởng thành Đây là một dối tượng kiểm dịch thực vật của
nước ta cần được thanh toán tiêu diệt triệt để
IV - CÔNG TÁC B.V.T.V VÀ SẲN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Với điều kiện khí hậu: nhiệt, đới nền nông nghiệp hiện đại phát triển theo hướng thâm canh,
tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đã tạo ra một hệ sinh thai nông nghiệp mdi, tac động mạnh dến thành phần và số lượng quần thể các loài dịch hại vốn rất đa dạng và phức
Trang 6
tạp ở nước ta Nhiều loại sâu bệnh trong điều kiện địa lý nhiệt đới, gió mùa với nguồn dinh
dưỡng phong phú quanh năm đã trở thành những dối tượng Bây hại chủ yếu, với sức sinh sản cao, phát triển nhanh, tạo ra nhiều lứa, nhiều thế hệ gối tiếp nhau phá hại mù: màng như rầy
nâu và bệnh đạo ôn hại lúa, sâu tơ hại rau, bệnh virut hại cà chua, khoai tây, rầy xanh và bọ
xít muỗi hại chè sâu vẽ bùa, đục thân và bệnh vàng lá greening hại cam quýt v.V
Song thành phần số lượng quần thể sâu, bệnh luôn ln có thể biến động mang tính chất
theo vùng địa lý, mùa vụ giai đoan sinh trưởng của cây trồng và các nhân tố khác Đó là sự
thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa “địch hại — cây trồng và ngoại cảnh môi trường" Ban chat
của mối quan hệ này chính là nội dung nghiên cứu cơ bản của công tác Bảo vệ thực vật về
ø như thực tiễn phục vụ sản xuất phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng Các
biện pháp phòng trừ tổng hợp chỉ có thể được xây dựng phát huy hiệu quả cao trên cơ sở
những hiểu biết đầy đủ , toàn diện về những mối quan hệ tương hỗ này Vì vậy trong những
năm qua và hiện nay ở nước ta tác Bảo vệ thực vật được triển khai nghiên cứu ứng dụng
về quần thể ký sinh, quy luật phất triển, tồn tại của dịch hại, dự đoán dịch sâu bệnh trên từng loại cây trồng trong từng vùng sinh thái nông nghiệp cụ thể và cải tiến các phương pháp phòng chống như kỹ thuật canh tắc sử dụng chọn tạo các giống kháng với việc áp dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, công nghệ gen công nghệ vi sinh, cơng nghệ hóa học v.v Mặt khắc cơ sở vật chất kỹ thuật Bảo vệ thực vật ngày càng dược tăng cường Trình độ khoa học kỹ thuật BVTV dược nâng cao và phổ cập rộng rãi trong quần chúng nông dân, tổ chức hệ thống chỉ đạo hướng dẫn về BVTV được kiện toàn hơn Nhờ vậy, cơng tác BVTV ngày
càng có vai trò quyết định và thực sự trở thành kỹ thuật thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
Với sự phát triển không ngừng khoa học BVTV đã trở thành một ngành khoa học tổng hợp bao gồm nhiều môn khoa học hẹp tùy theo đối tượng dịch hại và phương pháp nghiên cứu ứng
dụng riêng biệt như Côn trùng học Bệnh cây học Cỏ dại học, Tuyến trùng học, Hóa học
BVTV Miễn dịch thực vật Kiểm dịch thực vật v.v
Trang 7
Chương I
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRÔNG
1 - KHÁI NIỆM VỀ CƠN TRÙNG
Cơn trùng thuộc ngành động vật chân đốt, là một lớp động vật có những đặc điểm chung
về hình thái như sau :
- Cơ thể được bao bọc bằng một lớp da có cấu tạo phức tạp như một lớp vỏ cứng (còn gọi là bộ xương bên ngoài)
- Cơ thể có nhiều đốt và được chia ra làm ba phần rõ rệt : đầu, ngực và bụng (h I.])
Đầu : có râu đầu, mắt
(đơn, kép) và miệng
Ngực : được chia làm 3
đốt (ngực trước, ngực giữa
và ngực sau) mỗi đốt mang
mang l đơi chân, chân có
chia đốt Cơn trùng trưởng
thành có 2 đơi cánh (có lồi
chỉ có một đơi cánh hoặc
hồn tồn bị thối hóa) Đây
là đặc điểm nổi bật của côn
trùng và là lớp có cánh duy
nhất trong động vật không
xương sống Nhờ đặc trưng
hình thái này mà cơn trùng Hình I.1 Cấu tạo cơ thể chau chau
có sự phân bố rất rộng lớn 1 Đầu 2 Ngực, 3 Bụng
Bụng : có nhiều đốt (không quá 11 - 12 đốt), khơng có chân
Nghiên cứu về mặt tiến hóa của ngành chân đốt (tiết túc) thì lớp cơn trùng là lớp tiến hóa nhât
Lớp cơn trùng (Insecta) gồm có nhiều lồi Số lồi cơn trùng đã biết chiếm 2/3 - 3/4 toàn bộ số loài của giới động vật Theo các nhà côn trùng học cho biết số lượng loài của cơn trùng
có từ 60 vạn đến 150 vạn loài Số lượng lồi cơn trùng chưa xác định, chưa phát hiện cịn có thể vượt xa con số trên Hàng năm người ta còn tiệp tục ghi thêm hàng trăm loài côn trùng
mới Số lượng cá thể của mỗi lồi cơn trùng cũng rất lớn Thí dụ : như đàn châu chấu Chris- tocerka nặng tới 44 triệu tấn khi bay che phủ 3 triệu ha đất
Một tổ kiến giống Atlas có tới 50 vạn con, hay một tổ ong lớn có từ 6 đến 8 vạn con v.v
Côn tring không những đông về số lượng loài và số lượng cá thể mà chúng còn có khả
năng sống được ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ dưới lòng đất cho tới không trung, từ biển cả
Trang 8
sồi, ao hỗ cho đến sa mạc, núi rừng Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như nhiệt độ S0°C hoặc nhiệt độ cao +40°C vẫn có cơn trùng phân bố và sinh số ng
thap
Sở dĩ cơn trùng có số lượng loài và cá thể nhiều lại phân bố rộng như vậy là do chúng có những khả năng ưu thế hơn so với các loài động vật khắc, như :
+ Cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ đặc biệt, thích nghi với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh để sinh sản và duy trì nịi giơng
+ Cơn trùng có thể bay được nhờ đó mà phân bố rộng Kiếm ăn, giao phối, trốn tránh kẻ thù thuận lợi
+ Cơ thể nhỏ bê dễ ẩn nâu và chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ cũng đủ để tin tại sang thé
hệ sau
+ Sức sinh sản nhanh và mạnh — theo tính tốn của giáo sư Ghi-a thì đến thế hệ thứ 4 của một đôi vợ chỗng muỗi đã có thể lên tới 1 tỷ con hay nhiêu hơn nữa
+ Sức s
ng va tính thích nghỉ tương đối mạnh nên dễ tồn tại
Tuy số lượng lồi cơn trùng nhiều như vậy nhưng tổng số các lồi cơn trùng gây hại cây trông nghiêm trọng không chiêm qua 1%
II - ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÔN TRÙNG HAI CÂY 11.1 - Vòng đời và q trình biến thái
Vịng đời là I chu kỳ hoàn thành các pha sinh trưởng phát dục của côn trùng kể từ lúc pha
' trứng xuất hiện cho tới lúc
hình thành cơn trùng trưởng
thành bắt đầu lại để trứng
Biến thái của côn trùng
là quá trình thay đổi về cấu
tạo các cơ quan bên trong và hình thái bên ngoài của các pha phat duc trong 1 vòng đời côn trùng Căn cứ
vào đặc điểm của sự biến
thái có thể chia thành hai nhóm sau đây :
a) Biến thái hồn tồn (cịn gọi là biến thái đủ)
Đặc điểm của kiểu biến
thái này là trong quá trình sinh trưởng phát dục côn trùng phải trải qua 4 pha phát dục : “Trứng — Sâu non — Nhộng — Trưởng thành"
Hình I2 Biến thái hồn toan ở côn trùng (h L2)
1 Trứng ; 2 Sâu non : 3 Nhộng : 4 Trưởng thành
Trang 9Sâu non của loại biến thái hồn tồn có hình thái rất khác biệt so với hình thái của trưởng thành Sâu non có những cơ quan mà ở trưởng thành khơng có Khi sâu non chuyển sang pha trưởng thành thì râu dầu, miệng cánh chân v.v đều bị thay thế bởi các cấu tạo của sâu trưởng thành Chính vì thế mà sâu non muốn chuyển sang pha trưởng thành phải qua pha nhộng đế hoàn thành sự thay đổi mạnh mẽ đó Ngồi sự thay đổi về hình thái giữa sâu non và trưởng thành thì tập quần sinh sống của chúng cũng khác nhau rõ rệt Thí dụ : Sâu non của bọ hung chủ yếu cắn phá phần dưới mặt đất của cây cịn trưởng thành thì cắn phá phần trên mặt dat của cây Một số loại sâu như sâu đục thân lúa, sâu cuôn lá lúa âu tơ, sâu xanh hại rau v.v thì sâu non trực tiếp phá hại cây, còn sâu trưởng thành chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sản hầu như không phá hại cây trồng Một số loài ong, ruồi kí sinh thì pha sâu non sống trong cơ thể ký chủ, lấy cơ thể ký chủ làm thức ăn nhưng ở pha trưởng thành thì lại sống ngồi cơ thế kỹ chủ Loại biến thái này thường gặp ở những loài sâu thuộc bộ cánh cứng (Coleoptcra) bộ cánh vấy (Lepidoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ hai cánh (Diptera)
b) Biến thái khơng hồn tồn (cịn gọi là biến thái thiếu)
Biến thái không hoàn
toàn là một dạng của biến thái côn trùng chỉ trải qua ba giải đoạn (3 pha) "“Irứng - Sâu non - Trưởng thành" (h 1.3)
Ở loại biến thái này nói
chung về hình thái bên
ngồi của sâu non gần giống
với trưởng thành, chỉ khác
nhau về kích thước lớn nhỗ
và mức độ phát dục của cơ quan sinh dục Ở loại hình
này cánh của sâu non xuất hiện dưới dạng nếp gấp của
da Ở hai bên đốt ngực Sau một số lần lột xác ở pha sâu
Hình 1.3 Biến thái khơng hồn tồn ở côn trừng
non ncp gap đó phát triên a: Trứng : b c, d, e g : Chau chấu non tuổi 1 2 3 4 5 : dân lên và cuỗi cùng trở h : Châu chấu trưởng thành
thành cánh Đặc điểm của
loại biến thái này là sâu non và trưởng thành đều giống nhau về tập quán sống, nơi cư trú và
thức ăn Kiểu biến thái này thường gặp ở côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoptcra) bộ cánh nửa
(Hemiptcra) Tuy nhiên trong nhóm biến thái khơng hồn tồn cịn có trường hợp gọi là biến thái một nửa Đặc điểm của kiểu biến thái một nửa là hình thái sâu non và trưởng thành khác
nhau, sâu non sống dưới nước trưởng thành sống trên cạn Kiểu biến thái này thường gặp ở
côn trùng bộ chuồn chuồn (Odonata) bộ cánh úp (Plecoptera) Ngồi ra cịn có trường hợp gọi là kiểu biến thái quá độ Đặc điểm của biến thái quá độ là trước khi sâu non chuyển thành
trưởng thành có một giai đoạn "nhộng giả" không ăn, không hoạt động Kiểu biến thái này có
thê là dạng quá độ từ biến thái không hoàn toàn sang biến thái hoàn toàn, thường gặp ở một lồi cơn trùng họ rệp Diaspididae, Aleurodidae, bộ cánh đều (Homoptera) và một số loài của bộ cánh tơ (Thysanoptcra)
Trang 10
II.2 - Đặc tính sinh học của các pha phất dục trong vòng dời 11.2.1 - Pha tritng
Pha trứng được tính từ khi trứng xuất hiện đến khi nở thành sâu non Thời gian của pha được tính bã sày SỐ ngày của pha trứng dài, ngắn phụ thuộc vào các lồi cơn trùng và điều kiện ngoại cảnh chủ yêu là điều kiện nhiệt độ
Trứng là một tế bào lớn phía ngồi có vỏ bọc tương đối cứng cấu tạo bởi chất prôtcin và sáp Vỏ trứng có tính khơng thẩm thấu có tắc dụng bảo vệ rất tốt
Trứng của mỗi loài cơn trùng có hình dạng kích thước, màu sắc khác nhau Trứng của các loài ong ki sinh có kích thước rât nhỏ trứng sâu đục thân lúa thường 0.04 - 0.06mm trong khi dó trứng của sắt sành Saga lại rât lớn : 11mm
Hình dạng của trứng cũng rất khác nhau : có hình dài hơi cong như quả dưa chuột (châu chấu rầy nâu rầy xanh ) Trứng có hình bầu dục (sâu gai sâu cuốn lá lúa loại nhỏ sâu đục thân 5 vạch đầu nâu ) Trứng có hình bánh bao (sâu khoang sâu cuốn lá lớn hại lúa, sâu đục thân lúa bướm cú mèo) Ngồi ra cịn có những lồi trứng có hình bầu dục dẹp hình lọ, hình
chiếc giô bắt cua trứng có cuống dài v.v
Phương thức đẻ trứng của các loài côn trùng cũng rất khác nhau :
Trứng có thể đẻ rải rác lộ thiên từng quả một (trứng bướm phượng bướm phấn sâu xanh thuốc lá ) hoặc có thể đẻ rời rạc từng quả hay thành từng cụm 2 - 3 quả ở nơi kín đáo như 6 trong mơ lá (sâu gai dịi đục lá đỗ) hoặc trong mô gân lá búp non (bọ xít muỗi hại chè) Trứng có thể đẻ thành ổ lộ thiên trên mặt lá, bẹ lá có lớp lơng bao phủ (trứng sâu dục thân
lúa bướm hai chấm ổ trứng sâu khoang) v.v
Có loài lại để trứng vào cơ thể của một loại côn trùng khác như : onp ký sinh (ong đen kén Apanteles sp.) để trứng vào trong cơ thể sâu non cắn lá ngô (Leucania separata) hoặc ong mắt đỏ Trichogramma saponicum đẻ trứng vào trứng của sâu đục thân lúa bướm hai chấm v.v
Trứng của côn trùng sau khi đẻ phải trải qua một thời gian để phôi thai phát dục đầy đủ thì mới nở thành sâu non Sâu non nở ra có thể cắn vỡ vỏ trứng hoặc có thể dùng gai cứng phá vỡ vỏ trứng để chui ra ngồi
Có lồi trực tiếp đẻ ra con như rệp muội (Myzus persicae và Aphis gossypii)
11.2.2 - Pha sâu non (du trùng)
Pha sâu non là giai đoạn tích lũy dinh dưỡng và sinh trưởng lớn lên Pha này được tính từ khi sâu non Ở trứng chui ra cho đến khi sâu non In day sức [(lột xác lần cuối cùng hóa nhộng (4 pha) hoặc hóa trưởng thành (3 pha)] Thời gian của pha này được nh bằng ngày và dài ngắn khác nhau tùy theo từng loài côn trùng, tùy điều kiện môi trường sinh sống (thức ăn, nhiệt
độ ẩm độ)
Thí dụ : Thời gian sâu non của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm là 28 - 41 ngày trong khi
đó ở rây nâu hại lúa chỉ có 12 - 13 ngày
Sâu non khi mới nở ra hoạt động và chống đỡ với điều kiện ngoại cảnh rất yếu Qua một thời gian từ vài phút đến vài giờ thì da sẫm lại miệng cứng và bắt đầu hoạt động bị đi tìm
10
Trang 11
nơi ẩn nâu phá hại Mỗi loại sâu ở pha sâu non có những tập quán sinh sống rất khác nhau :
sâu non của sâu xám sâu cắn gié thường chỉ bò lên cây phá hại vào buổi chiều và ban đêm còn ban ngày lại ẩn náu dưới mặt đất, trong bụi cây v.v
- Ở nhóm biến thái hồn tồn thì hầu hết pha sâu non phá hại cây trồng, còn ở pha trưởng
thành chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sẵn
- Ở nhóm biến thái khơng hồn tồn thì cả pha sâu non và pha trưởng thành đều phá hại cây trồng Phương thức gây hại đối với cây trồng ở các loại sâu cũng rất khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào câu tạo các kiểu miệng khác nhau của chúng
- Sâu có kiểu miệng chích hút dùng vịi chích vào tế bào thực vật để hút dịch cây làm
thức ăn Ở những chỗ bị chích hút thường để lại những vết đổi màu (màu vàng, thâm đen) Nếu số lượng sâu chích hút nhiều có thể làm cho tồn bộ cây bị héo lá úa vàng và rụng di thí dụ như : các loại rệp muội bọ rây, bọ xít v.v
- Sâu kiểu miệng nhai nghiến thường có thể là : cắn ăn toàn bộ lá, cắn khuyết lá ở viền
mép lá cắn thủng lá thành từng lỗ (sâu xanh hại rau sâu cắn lá ngô, sâu khoang sâu xanh hại
thuốc lá) v.v Cũng có những loài chỉ gặm chất xanh của lá để lại biểu bì mau trắng như sâu
cuốn lá lúa loại nhỏ sâu tơ hại rau cải v.v Có những loại chui vào mô lá ăn thịt lá để lại
lớp biểu bì rộp trắng cả mảng như doi đục lá đỗ tương hoặc để lại những đường ngoằn ngoèo
như sâu vẽ bùa hại lá cam quýt v.v
Ngồi ra cịn một số trường hợp sâu non (kể cả miệng nhai và kiểu chích hút) chui vào tổ chức cây tiết ra độc tố và tạo thành các u bướu nơi sâu phá hại
Một số cắn gay sốc thân cây con làm chết cả cây như sâu xám, bọ hung đục pốc mía Một số sâu hại khác lại đục vào trong thân cây (cả cây cỏ và cây gõ) hoặc cành cây làm cho thân cành bị trống rỗng dẫn đến hiện tượng cây bị héo bị gãy đố như sâu đục thân lúa sâu dục thân ngô sâu dục thân cà phê, mọt đục cành cà phê v.v Một số loài sâu Chuyên phá hại rễ và các bộ phận dưới đất như sâu non bọ hung sâu non bọ nhảy hai rau gdm phá rễ làm cho cây héo rũ
Một số loài phá hại nụ, hoa, quả, hạt, làm cho hoa không nở quả bị rụng thối như sâu xanh hại thuốc lá sâu xanh hại bông, sâu loang, ruồi đục quả, sâu đục đỗ tương mot théc, mot ĐẠO V.V
Ở pha sâu non có một đặc điểm nổi bật là kích thước và trọng lượng của sâu khi mới nở đến lúc đẫy sức có sự tăng trưởng rất lớn Nhưng sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì bị sự hạn chế của da Vì vậy sâu phải qua nhiều lần lột xác để lột bỏ những lớp da cũ và thay bằng những lớp da mới phù hợp với sự tăng trưởng của cơ thể Đó là hiện tượng lội xác tăng trưởng Ở pha sâu non Lần lột xác cuối cùng ở pha sâu non để hóa nhộng (đối với sâu biến
thái hoàn toàn) hoặc hóa trưởng thành (đối với sâu biến thái khơng hồn toàn) gọi là lộ: xác
biên thái
HI2.3 - Pha nhộng
Sâu non của nhóm biến thái hoàn toàn đến tuổi cuối cùng thường không ăn, không hoạt động, cơ thể co ngắn, mầu sắc thay đổi, bên trong cơ thể xây ra một hiện tượng mới đó là biể bì và tẾ bào nội bì phân li Cánh và các chi phụ của nhộng được cấu tạo từ bên trong chuyển
Trang 12
ra ngồi song vẫn cịn bị lớp
biểu bì cũ che phủ Đó là giải
đoạn trước nhộng Sau lần lột xác cuối cùng thì hóa nhộng
(lột xác biến thái)
Dựa vào đặc điểm hình
thai của nhộng, có thể chia
thành 3 loại hình : (h I.4) - Nhộng trần :
Thường thây ở côn trùng
bộ cánh màng và một số ở bộ
cánh cứng Đặc điểm của
nhộng trần là các chỉ phụ và
cánh khơng dính sat cơ thể
đồng thời giữa các đốt bụng có thể cử động được Hình 1-4 Các kiểu nhộng ở côn trùng 1 Nhộng màng : 2 Nhộng tần : 3 Nhộng bọc - Nhộng màng :
“Thường thấy ở sâu bộ cánh
vấy Đặc điểm của nhộng này là các chỉ phụ và cánh dính sát cơ thể và được bao bọc bằng
một lớp màng có thể thấy các chi phụ phía trong Số đốt cuối bụng có thể cử động được
- Nhộng bọc :
Loại hình nhộng này thường thấy ở các loại ruồi (bộ hai cánh) Đặc điểm của loại hình
này là trước khi hóa nhộng sâu non nhả tơ làm kén, hoặc dùng nước bọt dính các vật chất quanh nó làm tổ rồi chui vào trong hóa nhộng Thực chất trong kén là nhộng trần
Thời gian pha nhộng kể từ khi hình thành nhộng đến khi trưởng thành cắn vỏ nhộng chui
ra Thời gian của pha nhộng được tính bằng ngày và tùy thuộc từng loài sâu và điềú kiện ngoại
cảnh mà có thời gian dài ngắn khác nhau Ở pha nhộng sâu thường nằm im, không ăn và tiếp
tục biến hóa các bộ phận để chuyển thành sâu trưởng thành
Do pha nhộng có điểm nằm im không hoạt động nên trước khi hóa nhộng sâu non thường tìm đến chỗ kín đáo, bảo đảm an toàn mới tiến hành hóa nhộng có lồi làm kén ở dưới
đất có lồi ở kẽ lá v.v
Dựa vào đặc tính đó mà con người có những biện pháp diệt nhộng thích hợp với từng loài sâu hại
II2.4 - Pha trưởng thành
Pha trưởng thành là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát dục cá thể của côn trùng Thời gian của pha này được tính bằng ngày và tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của chúng Ở pha trưởng thành của biến thái hồn tồn thường khơng phá hại cây trồng mà chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sản Ở biến thái không hồn tồn thì pha trưởng thành tiếp tục gây hại cho cây trồng và làm cả nhiệm vụ sinh sản
12
Trang 13Đối với nhiều lồi cơn trùng, tính trưởng thành về hình thái và sinh dục đi đôi với nhau
Do đó khi hóa trưởng thành và bắt đầu hoạt động thì bộ máy sinh dục chứa tỉnh trùng và trứng
đã phát dục chín muỗi cho nên con đực và con cái có thể tiến hành giao phối ngay và để trứng Với những lồi này khơng có hiện tượng ăn thêm và thời gian của pha trưởng thành at ngắn chỉ vài ba ngày, Ở một số loài khác thuộc bộ cánh thẳng cánh nửa cánh đều và một số lồi có biến thái hoàn toàn như bộ cánh cứng thì tính trưởng - thành về sinh dục chậm hơn tính trưởng thành về hình thái, do đó sau khi hóa trưởng thành cần có thời gian ăn thêm, bổ sung dinh dưỡng để trứng va tinh trùng phát dục dầy đủ sau đó mới tiến hành giao phối và đẻ trứng Ở pha trưởng thành côn trùng có những tập quán sinh sống và xu tính rất khác nhau Hiểu biết được tập quấn và xu tính này chúng ta sẽ có biện pháp phịng trừ thích hợp diệt trưởng thành
trước khi đẻ trứng =
“Tóm lại tồn bộ thời gian cần thiết để hoàn thành các pha trong 1 chu kỳ, kể từ khi trứng
mới đẻ ra cho đến khi côn trùng trưởng thành từ trứng đó bắt đầu đề trứng được gọi là vịng
đời của cơn trùng Vòng đời dài hay ngắn phụ thuộc vào từng lồi và điều kiện mơi trường
sống nhất là điều kiện nhiệt độ và thức ăn Nếu điều kiệ nhiệt độ và thức ăn thuận lợi thì
vịng đời của cơn trùng sẽ ngắn và ngược lại Khái niệm về vòng đời cho ta biết được thời gian phát dục tốc nh trưởng của một lồi cơn trùng Trên cơ sở đó kết hợp với biến đổi thời tiết và thức ăn mà ta có thể dự tính dự báo khả năng xuất hiện của sâu hại trong thời gian tới
Do điều kiện môi trường sống (nhiệt độ và thức ăn) mà các lứa sâu xuất hiện trên đồng ruộng
i nhau rat phức tạp Muốn phòng trừ sâu hại có hiệu quả phải nắm được các lứa sâu xuất hiện trên đồng ruộng Biết được thời gian xuất hiện lứa sâu gây hại nghiêm trọng để có biện pháp phịng trừ thích hợp
1I.3 - Hiện tượng lột xác của côn trùng
Để hồn thành một vịng đời côn trùng phải biến thái qua 3 pha (biến thái không hoàn toàn) hoặc 4 pha (biến thái hoàn toàn) đặc biệt Ở pha sâu non quá trình sinh trưởng phát dục rất nhanh Sâu non sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì bị sự hạn chế của da do đó din phải lột bỏ lớp da cũ thay bằng lớp da mới rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng trưởng kích thước và trọng lượng của cơ thể Hiện tượng này được gọi là hiện tượng lột xác
- Số lần lột xác ở pha sâu non được pọi là “lột xác tăng trưởng”
- Lần lột xác Ởở pha sâu non sang nhộng, hoặc nhộng sang trưởng thành (ở biến thái hoàn toàn) và ở pha sâu non sang pha trưởng thành (ở biên thái khơng hồn tồn) gọi là : “lội xác biến thái”
Như vậy lột xác trong một pha gọi là lột xác tăng trưởng, còn lột xác chuyển pha gọi là lột xác biên thái
113.1 - Cau tạo da của côn tràng
Da côn trùng do tầng phơi ngồi hình thành tương đối cứng nên đã trở thành bộ xương ngoài bảo vệ côn trùng
Da côn trùng được chia làm 3 lớp : - Lớp biểu bì
- Lớp tẾ bào nội bì
- Lớp màng đáy
Trang 14a) Lớp biểu bì (tang biểu bì) :
Là lớp ngoài cùng của cơ thể cơn trùng được hình thành bởi các chất tiết ra của tế bào
nội bì khơng có cấu tạo tế bào, Độ dày của lớp biểu bì khác nhau ty theo lồi cơn trùng Độ
dày của biểu bì ở giai đoạn sâu non được tăng dần theo tuổi
"Tầng biểu bì gdm có : biểu bì trên, biểu bì ngồi và biểu bì trong
- Biểu bì trên : là một lớp sắp mỏng, dày nhất là 44L như biểu bì trên của đồi Sarcophaga
mồng nhất là 0.03H như non của muỗi Biểu bì trên mồng nhất nhưng có cấu tạo phức tạp nhât gôm có :
nzim chứa lipít và prơtêin biến tính để bảo vệ lớp sáp và làm cho thân côn trùng không
dễ thấm nước
+ LỚP sắp rất mỏng không cho thẩm thấu nước vào và thoát ra, là tầng giữ nước cho
côn trùng
+ Lớp pôliphênon va cuticutin
- Biểu bì ngồi và biểu bì trong : có thành phần cấu tạo cơ bản là chất kiin và prơtein
biến tính hai chất này không phải tồn tại với trạng thái hỗn hợp giản đơn mà liên kết nhau
bằng những chuỗi phân tử
Kitin là chất quan trọng trong biểu bì của cơn trùng, thể rắn, không màu, không hòa tan trone nước cồn ête axít và kiềm lỗng và một số dung môi khác nhưng có thể hịa tan trong aXiL VÔ cơ và thủy phân thành plucosamin axit axêức và polysacarit
Kiún có độ dẻo mềm, không thấm nước, gồm những hạt kết tỉnh nhỏ Thành phần gồm chủ yếu là polysacarit có đạm cơng thức hóa học : (CsH13O5N)n
Kiúin ở da côn trùng có khả năng chống phóng xạ ngang bằng một lớp xi măng cốt sắt day 8 - 10m Con người đã nghiên cứu đề ứng dụng nó chồng phóng xạ trong sinh hoạt
b) Lớp tế bào nội bì : Là tầng quan trọng nhất đối với sự sống của da Tế bào nội bì có
thể tiết các chất tạo thành lớp biểu bì có thể tiết ra các dịch tiêu hóa lớp biểu bì cũ và hấp thụ trở lại những chất đã tiêu hóa để tạo ra lớp biểu bì mới, đồng thời có khả năng hàn gắn
các vết thương Mặt khác tế bào nội bì đã có một số tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan
cảm giác và các tuyến
c) Lớp màng đáy : Là một màng mỏng dính sát ngay dưới đấy lớp tẾ bào nội bì có tác
dụng bảo vệ cơ thể
Ngoài ra cịn có các vật phụ của da và các tuyến như : lông, những vật lôi, vật lõm, những vân những ngắn v.v Tất cả những đặc trưng về cấu tạo của da có ý nghĩa lớn đối với sự sống của côn trùng
L3.2 - Quá trình lột xác của côn trùng
Côn trùng phải trải qua lột xác tăng trưởng và lột xác biến thái để hồn thành q trình biến thái các pha trong một vịng đời
Do biểu bì da côn trùng là sản phẩm của tế bào nội bì, một chất phi tẾ bào không thể phát
triển lớn lên theo cơ thể côn trùng nên đã trở thành vật trở ngại cho sự sinh trưởng của côn
trùng Vì vậy ở giai đoạn sâu non bắt buộc phải lột xác tăng trưởng
14
Trang 15Quá trình lột xác ở pha sâu non diễn ra như sau :
Khi sắp lột xác sâu non thường tìm đến nơi kín đáo để ẩn nâu không ăn, không hoạt dộng Về mặt hoạt động sinh lí, khi sắp lột xác các tuyến nội tiết hoạt động mạnh tạo ra nội tiết tố (hormon) đi vào máu kích thích các bì phát triển, tao ra lớp biểu bì mới Đồng thời Ở giữa tầng biểu bì cũ và biểu bì mới tuyến lột xác cũng tiết ra dịch lột xác có enzim phân giải prôtein tiêu biến phần lớn biểu bì cũ Trong quá trình lột xác khi đã có lớp biểu bì mới
thì những phần của biểu bì cũ chưa được phân giải hòa tan như biểu bì trên và biểu bì ngoài
sẽ được lột bỏ
Khi lột xác sâu non co rút bụng lại dồn dịch cơ thể từ phía sau lên phía đầu và ngực đồng thời miệng hút thêm khơng khí hoặc hút thêm một ít nước (đối với côn trùng sống trong nước) để tạo ra một ấp lực làm vỡ nứt biểu bì cũ từ ngấn lột xác kéo dài từ đầu đến đường dọc Ở
mặt lưng của phần ngực và bụng, sau đó sâu chui ra khỏi lớp biểu bì cũ Khi mới lột xác da
của sâu non còn mềm, màu nhạt do lớp biểu bì ngồi chưa hình thành hoàn chỉnh Sau một thời pian các chất prôtein biến tính kết hợp với octhoquinon tao thanh sclerotin lam cho biểu bì mới trở nên cứng và màu sắc đậm hơn
Quá trình lột xác ở pha sâu non xây ra theo một trình tự nhất định SỐ lần lột xác ở các
loài sâu khắc nhau rất nhiều, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống và thức ăn
Những cơng trình nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng quá trình lột xác của cơn trùng có liên quan chặt chẽ với sự tiết ra một vài hormon nhất định của tuyến nội tiết như : hormon trẻ juvenin có tác dụng xúc tiến quá trình lột xác của sâu non và ức chế phát triển những mầm cơ quan của trưởng thành Cịn hormon ecdizon kích thích q trình lột xác biến thái Nhờ những nghiên cứu này hiện nay người ta đã nghiên cứu sản xuất các thuốc trừ sâu có khả năng ức chế tuyến nội tiết sản sinh ra hormon juvenin va hormon ecdizon lam cho côn trùng không có khả năng lột xác tăng trưởng và lột xác biến thái
II.4 - Khái niệm về tuổi sâu và lứa sâu 114.1 - Khái niệm về tuổi sâu
Pha sâu non là một quá trình sinh trưởng, phát dục từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn để lớn lên cả về kích thước và khôi lượng Do câu tạo của da côn trùng nên muốn thay đổi kích thước và trọng lượng cơn trùng phải lột bỏ lớp da chật hẹp cũ thay bằng lớp da rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng trưởng của nó Mỗi lần lột xác như vậy sâu lớn lên một tuổi Sâu non mới nở được gọi là tuôi 1 Người ta nh tuổi sâu như sau :
Tuổi sâu = Số lần lột xác + 1 =n + 1 (n là số lần lột xác)
Như vậy sau 1 lần lột xác sâu non có tuổi 2, sau 2 lần lột xác sâu 6 tuổi 3 v v
Tùy từng loại côn trùng và điều kiện môi trường sống mà số lần lột xác nhiều hay ít, thời gian lột xác giữa 2 lần ngắn hay dài
Nếu điều kiện nhiệt độ và thức ăn thuận lợi thì thời gian lột xác giữa 2 lần ngắn hơn và ngược lại Ngoài ra cũng có một số lồi khi nhiệt độ tăng cao có thể tăng số lần lột xác như bọ ngựa (Sphodromantis), mot da (Derimestes) Có lồi thì ngược lại, khi nhiệt độ tăng cao số lần lột xác giảm xuống như : (bướm phấn Pieris rapac, châu chấu Mêhicơ Melanolus mexicanus) Có lồi lột xác từ 45 - 60 lần như Thermobia bộ Thysanura Sâu non phù du lột xác trên 20 lần
Trang 16Sâu non hộ cánh vậy (I.epidoptera) lột xắc 2 - 9 lần, sâu non bộ cánh nữa (Hemiptera) lột xác 5 lần v.v Nói chung côn trùng nguyên thủy lột xác nhiều
ân hơn các loài khác Sâu non sau mỗi lần lột xác sinh trưởng lớn lên rất mạnh, đặc biệt đối với
côn trùng biến thái hồn tồn Thí dụ như sâu non ngài dục gỗ (Co
p 12.000 lần so với khối lượng lúc mới nở ra
10500 lần so với lúc mới nở v.v
du non loại šU§ cossus) có khơi lượng
ằm có thể tăng từ 9100 -
Thời gian sinh trưởng ở pha sâu non cũng khắc nhau rõ tùy từng loài và điều kiện ai cảnh mà có thời gian sơng khác nhau Thí dụ : có lồi thời gian sinh trưởng phat duc của cả pha sâu non chỉ vài ba ngày (các loài ruồi), có lồi từ 20 dến trên 30 ngày (một số lồi
ngài bướm) có lồi tới 1 - 2 nim (mot số lồi xén tóc, bọ hung) Có lồi cá biệt thời gian
sống ở pha sâu non lên tới 17 năm như ve sầu (Magricicada septemdecim)
114.2 - Khái niệm về lứa sâu
Mỗi lồi cơn trùng có vịng đời dài ngắn khắc nhau nó cịn tùy thuộc vào môi trường sống Ở nước ta rệp muội mỗi năm có tới 20 - 30 vòng đời Mùa hè có thể hồn thành một vòng ố năm chỉ hồn thành một vịng đời như bọ hung hại mía xén tóc đốm trắng hại cam có lồi 2 - 4 năm mới hoàn thành một vòng đời như một số
loài bổ củi giả một số bọ hung
Đo dặc điểm sinh vật học của từng lồi cơn trùng đặc biệt là pha trưởng thành có nhiều
lồi pha trưởng thành chỉ sống vài y thời gian đẻ tập trung nên SỐ lứa trên đồng ruộng khá ro rang trong khi đó có những lồi pha trưởng thành có thời gian sống dài để trứng rải rác
đẻ nhiều vì thế trứng nở không đồng đều rộ trong cùng một thời gian Điều tra trên đồng ruộng trone một ngày ta có thể phát hiện thấy đủ các pha của loài sâu hại có mặt Như vậy để nắm
được quy luật phát sinh của sâu người ta xây dựng lịch phát sinh của sâu đặt cơ sở cho công tác dự tính dự báo Lịch phát $inh biểu thị thời gian phát sinh, phát triển của các giai đoạn sinh trưởng phát dục của sâu hại xảy ra trong năm ở cắc mùa vụ Như thế trong lúc xây dựng lịch phát sinh đã sử dụng khái niệm về lứa của côn trùng
Vậy khái niệm lứa sâu là một thế hệ sâu hình thành ở một thời gian nào đó trong năm Một lứa sâu thường được tính từ lúc có trứng xuất hiện trải qua các pha phát dục đến khi con
trưởng thành chết Lứa sâu được sắp xếp theo thứ tự trong I năm Nhưng trong thực tế các lứa
sâu thường gối lên nhau Do đó các lứa được xác định trên cơ sở pha trưởng thành hiện diện
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các cá thể ở các pha đang có mặt trong thời điểm đó trên
đồng ruộng của một lồi sâu hại đó Nói chung cùng một loài phân bố trên cùng một vùng địa lý khí hậu có lứa tương đối ổn định Nhưng thơng thường thì cơn trùng ở những vùng có nhiệt độ ấm hoặc tương đối cao thì số lứa nhiều hơn ở những vùng có nhiệt độ tương đối thấp hoặc lạnh Thí dụ : cùng một loài sâu dục thân lúa bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas) ở miền bắc Việt Nam có từ 6 - 7 lứa, nhưng ở Trung Quốc từ phía bắc sơng Trường Giang trở lên chỉ có 3 lứa trong I năm Trong khi đó có lồi dù địa lý khí hậu khác nhau nhưng cũng chỉ có một lứa trong I năm như bọ xít vải (Tessaratoma papillosa Drurg) xén tóc đen đốm tring (Anoptophora chinensis Forster)
Do tình hình diễn biến của các cá thể sâu trên đồng ruộng nên các lứa sâu thường gối tiếp
nhau rất phức tạp Vì thế cần phải nắm được số lứa phát sinh trên đồng ruộng theo dõi lứa sâu gây hại nghiêm trọng đề xây dựng lịch phát sinh của một loài sâu hại ở một vùng nhât định để có biện pháp phịng trừ đạt hiệu quả nhất vào đúng thời điểm,
Trang 17
II.5 - Xu tính của cơn trùng
Xu tính của cơn trùng là đặc tính sinh học riêng biệt phản ứng lại một cách bắt buộc theo
một chiều hướng nhất định đối với một tác nhân nào đó của môi trường
1.5.1 - Tinh chon lọc
Khi có những kích thích của mơi trường bên ngồi hoặc những kích thích sinh lí bên trong
cơn trùng sẽ có những phản ứng nhất định Trong những phản ứng đó cơn trùng có sự chọn
lọc, có thể lại gần với kích thích đó hoặc tránh xa Hướng chuyển động của sâu rất phức tạp
và đa dạng Người ta cố gắng phân loại các hướng chuyển động nhưng cũng chưa nắm được đầy đủ cơ sở sinh lí của chúng Đây là những hành vi bắt buộc, máy móc khơng thể cưỡng
dược không thể kiềm chế được của côn trùng khi bắt nguồn từ một kích thích bên ngồi
1I.5.2 - Xu tính dương
Khi có một kích thích của mơi trường cơn trùng thường có tính chọn lọc nếu chuyển động của côn trùng lại gần với nguồn kích thích đó được gọi là xw tính đương (hay hướng động dương)
‘Thi du : Xu tinh dương ánh sáng : nhiều loài thuộc họ ngài sáng như bướm sâu đục thân lúa 2 chấm bướm sâu đục thân lúa 5 vạch, bướm sâu cuốn lá lúa loại nhỏ v.v khi có nguồn
ánh sáng thường thường tiến lại gần (ứng dụng làm bẫy đèn bắt bướm diệt sâu hại)
Xu tính dương hóa học : Đặc tính này liên quan đến tính mẫn cảm vị giác khứu giác của
từng loài sâu Mỗi loài sâu hại thường ưa thích một loại mùi vị thức ăn nhất định do đó người
ta có thể dùng bả độc có mùi vị mà sâu ưa thích để tiêu diệt, nhự ; dùng bả chua ngọt để một số sâu thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) như ngài sâu xám, sẩu”Rẻơ +: 'tính dưỡn
phêrơmơn con cái tiết ra chất dẫn dụ những con đực tìm đến v|V.1RU
1I.5.3 - Xu tính âm Avo 2 2 /N) /3440
Khi có một kích thích của mơi trường bên ngồi nếu cơn trùng chuyển động tránh xa nguồn
kích thích đó gọi là xư tính âm (hướng động âm)
Thí dụ : gián mối thấy ánh sáng là lẩn tránh Một số mùi vị có thể xua đuổi sâu hại như long não băng phiến Ở vùng gần biển người ta dùng cây giá (cây mù mắt) cắm xuống ruộng lúa hoa màu để xua đuổi sâu hại hay dùng lá xoan xua đuổi mọt đỗ v.v Ở Việt Nam đã sử
dụng chất dẫn dụ mêtylơgenol để phòng trừ ruồi đục quả cam (Dacus dorsalis) có hiệu quả Chất này rất giống với phêrômôn của con ruồi vàng cái hại cam tiết ra và có tác dụng dẫn dụ
những con ruồi vàng đực tìm dến
Đến nay người ta đã phát hiện được trên 350 lồi cơn trùng thuộc 12 bộ khác nhau có phêrơmơn sinh dục Trên thế giới đang bán gần 200 sản phẩm phêrômôn sinh dục để phòng trừ sâu Đây là phương hướng nghiên cứu có ý nghĩa kinh tẾ cao đồng thời không làm ô nhiễm môi trường sống
II.6 - Hiện tượng ngừng phát dục (Điapô) của côn trùng
Trong quá trình sinh trưởng, phát dục của côn trùng hàng năm cứ đến lúc thời tiết có nhiệt độ thập dưới nhiệt độ khởi điểm phát dục, hoặc khi nhiệt độ quá cao khô hạn thì cơn trùng
Trang 18có hiện tượng ngừng phất dục Hiện tượng này xay ra trong mùa đồng được goi 1a qua đông
nêu ra trong mùa hè gọi là qua hè
Trong suốt thời gian ngừng phất dục côn trùng khô
được chuân bị trước không hoạt động chỉ nằm im tại vị trí đã
ăn quá trình trao đổi chất chỉ tiến hành Ở mức rất thấp năng lượng tiêu hao rất ít vì thế cơn trùng có thể tồn tại 3 - 4 thắng không cần ăn, mà chỉ sử dụng nguồn
dinh dưỡng dự trữ sẵn trong co thể,
Nhờ khả năng đó mà cơn trùng thích nghỉ ch
chẽ với môi trường sống và có thể chống
chịu tốt với điều kiện nhiệt độ thấp hoặc cao có khả năng chống chịu tình trạng ngâm nước
thuốc hóa học rất mạnh Khi chấm dứt trạng thái ngừng phát dục thì mọi hoạt động sinh lí và
sinh dục trở lại bình thường và lúc đó khả năng chống cự với diều kí
hắn so với giai đoạn ngừng phát dục
n bất thuận lại giảm hơn
Cơn trùng có thể ngừng phất dục ở giai đoạn trứng sâu non, nhộng, hoặc trưởng thành tùy
từng loại và thậm chí cùng một lồi có thể ngừng phát dục ở giai đoạn nào đó biến động theo
khu vực địa lí và khí hậu khác nhau Về cơ chế sinh lí của ngừng phát dục, những năm gan
đây đã chứng minh rằng có liên quan với kết quả của sự hoạt động hệ thống nội tiết
Sự ngừng phát dục ở sâu non nhộng được chứng mỉnh là đo thiếu đi chất "kích thích gi
chất này do tuyến ngực trước tiết ra dưới tác động kích thích của não Khi côn trùng chuẩn bị
ngừng phát dục thì chất "kích thích già" ngừng tiết ra
Sự ngừng phát dục của trứng tằm (phôi thai ngừng phát dục) là do có chất kích thích được
hạch thần kinh dưới hầu tiết ra của cơ thể mẹ Hoạt động của hạch này cũng chịu sự chỉ phối
của não
Sự ngừng phát,dục của trưởng thành cũng là sự ngừng phát dục của tuyến sinh dục Có một số côn trùne qua nghiên cứu bước đâu cho thấy sự ngừng phát dục này có liên quan trực
tiếp với hoạt động của tuyến bên hầu Tuyến này có thể tiết ra chất kích thích sinh dục Nếu
thiếu chất này cơn trùng có thể ngừng phát dục
Hiện tượng ngừng phát dục thường được thể hiện ở 2 trạng thái chính sau đây :
a) Ngừng phát dục tự do (còn gọi là ngừng phát dục tự chọn) là trạng thái côn trùng ngừng
mọi hoạt động có tính chất chu kì do sự biến đổi chu kì của thời tiết Hiện tượng này diễn ra
trong những mùa nhất định dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương Khi điều kiện thời
tiết (nhiệt độ) trở lại bình thường thì cơn trùng lại trở lại hoạt động
b) Ngừng phát dục bắt buộc là trạng thái ngừng mọi hoạt động sinh lí một cách sâu sắc hơn so với ngừng phát dục tự do Nó khơng những được hình thành trong quá trình lịch sử, sinh trưởng phát dục mà là một đặc tính nội tại của cơn trùng mang tính chất di truyền và tương đối bèn vững Trước thời kì ngừng phát dục bắt buộc, cơ thể được chuẩn bị đầy đủ về mặt sinh lí như : tích lũy gluxít, lipít lượng nước tự do m và tỉ lệ nước kết hợp tăng cao cường độ hô hâp giảm và sự trao đổi chất cũng piâm Đến thời kì ngừng phát dục thì mọi sự sinh trưởng phát dục đều ngừng lại, côn trùng nằm im mức độ trao đổi chất giảm xuống đến mức thấp nhất để cơn trùng có thể tồn tại (sống) Trong trường hợp này cho dù điều kiện ngoại
cảnh có quay trở lại thích hợp cho cơn trùng sinh trưởng phát dục thì trạng thái ngừng phát
dục này vẫn tiếp tục một thời gian nhất định mới chấm dứt
Trang 19Những yếu tố ảnh hưởng đến ngừng phát dục của côn trùng là : ánh sáng, nhiệt độ độ
ầm thức ăn v,v trong đó ánh sáng và nhiệt độ có tác dụng rõ nhất
Như vậy hiện tượng ngừng phát dục là một đặc điểm tự nhiên của côn trùng Nhiều nhà
khoa học nghiên cứu nó đê ứng dụng vào dự tính, dự báo và có biện pháp phịng trừ sâu hại
có hiệu quả hơn
HH - ĐẶC ĐIỂM SINH THAI HOC CUA CÔN TRÙNG HAI CAY
Mọi sinh vật sống đều có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh
Sinh thái học cơn trùng có nhiệm vụ tìm hiểu sự hình thành các đặc điểm hình thái sinh
lí và các đặc tính của phương thức sinh sống của chúng trong mối quan hệ với điều kiện môi trường Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng cá thể của từng loài đến nh chất phân bố và sự hình thành các quần xã sinh vật trong các lãnh thổ khác nhau, tìm hiểu ảnh
hưởng của các nhân 6 ngoai canh dén quy luật phân bố quy luật phát sinh phát triển của các loài sâu hại trên dồng ruộng trong kho tàng đặt cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo vệ cây trồng phòng chống sâu hại
HI.1 - Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh phí sinh vật đến đời sống, sinh sản và truyền lan của côn trùng hại cây
HILL - Yếu tô nhiệt độ
Côn trùng là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc chặt chế vào
điều kiện nhiệt độ môi trường Vì thế nhiệt độ quyết định xu hướng và q trình sống của cơn trùng Khả năng tự điều tid nhiệt độ của cơ thể côn trùng không mạnh nên khi nhiệt độ xung quanh biến đổi cao hay thâp thì ảnh hưởng trực tiệp tới sự biến đổi nhiệt độ cơ thể Nói chung khi nhiệt độ xung quanh thấp thì nhiệt độ cơ thể cũng thấp nhưng vẫn cao hơn nhiệt độ xung quanh 2 - 3°C và ngược lại khi nhiệt độ xung quanh cao thì nhiệt độ cơ thể cũng cao nhưng
thấp hơn nhiệt độ xung quanh một vài độ Khi đưa ra nắng tiếp xúc với ánh sáng mặ
nhiệt độ cơ thể côn trùng lên cao nhưng khi đưa vào bóng râm thì nhiệt độ cơ thể côn trùng trở lại bình thường So với động vật máu nóng (đẳng nhiệt) thì khả năng điều hịa nhiệt ỡ côn trùng thấp hơn nhiều : sự điều hòa thân nhiệt ở côn trùng chủ yếu thực hiện bằng sự điều tiết
cường độ hô hấp Sự điều tiết này đã hạn chế được sự hạ thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường
thấp và kìm hãm sự tăng thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao Ngoài ra khả năng điều hòa
thân nhiệt còn phụ thuộc vào khả năng thoát hơi nước và thông qua sự hoạt động của hệ cơ
của côn trùng
Nhìn chung nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng sống còn trone đời sống của cơn trùng Nhiệt độ có thể làm tăng cường khống chế hoặc làm ngừng sự trao đổi chất do đó nhiệt độ có tắc dụng quyêt định thời gian sinh trưởng, phất dục và sự tơn tại của một lồi cơn trùng
Ở mỗi lồi cơn trùng đều có một khoảng nhiệt độ tối thích ở nhiệt độ nầy cơ thể tiêu hao
năng lượng ít nhất, tuổi thọ cao và sinh sản mạnh nhất
Tùy theo phương thức và khả năng trao đổi chất, mỗi một loại cơn trùng chỉ có thể bắt
dầu phat duc 6 mot gidi hạn nhiệt độ nhất định được gọi là "ngưỡng sinh học" hay "khởi điểm phát dục” và dừng lại ở một điểm nhiệt độ cao được gọi là "giới hạn trên" hoặc "ngưỡng trên” Vùng nhiệt độ giới hạn bởi 2 ngưỡng đó gọi là : khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động Nếu
Trang 20
nhiệt độ môi trường cao hơn ngưỡng trên hoặc thấp hơn khởi điểm phat duc sé lam cho côn
trùng ngừng hoạt động (ngất lim) néu thdi gian nay kéo đài cơn trùng có thể chết
Mỗi một loài cơn trùng muốn hồn thành một pha phát triển hay một vòng đời đều đòi :
hỏi phải có một tổng nhiệt lượng nhất định Tổng nhiệt lượng này là một hã Ố nhiệt độ có = hiệu quả cho sự phát dục của mỗi loài côn trùng được gọi là : tổng tích ơn hữu hiệu (hay gọi
là nhiệt lượng hiệu quả) được tính theo công thức sau :
C=n(T-v
C : tổng tích ôn hữu hiệu n: là thời gian phat duc (ngày)
: nhiệt độ môi trường (nhiệt độ trung bình ngày và đêm)
t: nhiệt độ khởi điểm phát dục
'Từ công thức trên ta có thể xác định được n (thời gian phát dục của một pha hay của một vòng đời)
C được xem là hằng số
Dựa vào công thức trên và một số yếu tố khác của môi trường người ta có thể lập bảng dự tính dự báo khả năng xuất hiện các lứa sâu tạo thành dịch để có biện pháp phịng trừ thích
hợp nhất
HII.1.2 - Yêu tơ ẩm độ khơng khí và lượng mưa
Khác với động vật bậc cao lượng nước trong cơ thể côn trùng dễ bị biến động do độ ẩm
và lượng mưa Nước trong cơ thể côn trùng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống của
chúng Nếu lượng nước trong cơ thể sâu bị giảm sút đến một mức nào đấy thì sẽ làm cho chất
nguyên sinh của tế bào bị phá hoại hoạt tính của nhiều hệ enzim bị giảm thậm chí có thể bị
mất hoạt tính và nhiều chức năng sinh lí như : dinh dưỡng bài tiết v.v bị đình trệ và đến
một mức độ nhất định thì có thể bị chết Nước trong co thé t6n tai dưới dạng nước tự do hoặc
nước kết hợp Khi ở ngồi mơi trường thiếu nước thì cơn trùng sử dụng nước tổng hợp do quá
trình oxy hóa thể mỡ tạo thành
Trong quá trình sinh trưởng phát dục lượng nước trong cơ thể côn trùng bị mất đi một phần
do bốc hơi nước qua bề mặt qua hệ thống khí quản, qua hoạt động bài Ud viv Lượng nước
mất đi côn trùng được bổ sung nhờ vào lượng nước có trong thức ăn hay hấp thụ hơi nước có trong khơng khí Nhìn chung hàm lượng nước trong cơ thể côn trùng tỉ lệ thuận với hàm lượng nước có trong thức ăn
Thí dụ : Con mọt thóc ăn hạt thóc trong kho thì hàm lượng nudc trong co thể thường là
48 nhưng sâu cắn giế ăn lá ngơ ở ngồi đồng thì lượng nước trong cơ thể lên tới 80% Mỗi lồi cơn trùng đều có một giới hạn độ ẩm thích hợp Yêu cầu này được hình thành
trong quá trình phát triển lịch sử của mỗi lồi, nó thể hiện ở kích thước, hình dạng, cấu tạo bề
mặt cơ thể và cả một vài đặc điểm giải phẫu của chúng Vì thế người ta thấy cơn trùng có 3 nhóm chính :
Trang 21
- Nhóm ưa ẩm : thích độ ẩm từ 85 - 100% như : nhóm sâu đục thân nhóm sâu sống trong
các chât mục nất, trong đất
- Nhóm trung tính : thích độ ẩm từ 55 - 85% như một số loài ong, mot hại gỗ
- Nhóm ưa khơ : thích độ ẩm dưới 55%, điển hình là nhóm cơn trùng sa mạc “Trong thiên nhiên nhiệt độ và ấm độ là hai yếu tố vật lí chính của môi trường song song tỒn tại có quan
hệ với nhau và tác động đồng thời lên cơ thể côn trùng Tác động tổng hợp của nhiệt độ và
ẩm độ của môi trường lên đời sống côn trùng vô cùng phức tạp song nó lại có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn để ứng dụng trong việc xác lập các khí hậu đồ của một vùng trong nhiều năm hoặc
nhiều vùng trong một năm nhất định để nghiên cứu sự phát sinh sâu hại, từ đó xác định các
biện pháp phịng trừ có hiệu quả
11.1.3 - Yêu tô ánh sáng é
Khác với nhiệt độ và ẩm độ tác động của ánh sáng với côn trùng không có giới hạn Hầu như tất cả các côn trùng có thể sống được trong bóng tối và ngồi ánh sáng Tuy vậy yếu tố ánh sáng có những ảnh hưởng quan trọng và sâu sắc đối với đời sống côn trùng Sự hấp thụ
năng lượng tia sáng mặt trời (và cả su phan xa các tia sáng này) có ảnh hưởng lớn đên nhiệt
độ cơ thể côn trùng đến q trình điều hịa nhiệt độ và trao đổi nước Ánh sáng mặt trời còn là nhân tố quyết định sự sinh trưởng và phát triển của thực vật (là mắt xích đầu tiên của các
chuỗi thức ăn) nên có ảnh hưởng gián tiếp đến cơn trùng nhất là nhóm côn trùng ăn thực vật
Nhìn chung cơn trùng chỉ có khả năng cảm thụ những tia sáng có bước sóng ngắn từ 6500 đến 2700Ä (vàng, lục, lam, chàm và tử ngoại) Tuy vậy xu tính của chúng đối với ánh sắng rất khác nhau tùy theo lồi Trong thực tẾ có một số lồi cơn trùng chỉ hoạt động vào ban ngày (pha trưởng thành của chuồn chuỗn, bướm phượng bướm trắng) một số loài khác lại hoạt động
mạnh vào bạn đêm (gián họ ngài đêm, họ dế mèn) có lồi lại chỉ hoạt động vào lúc hồng
hơn như pha trưởng thành của nhiều loài bọ hung ăn lá và một số loài họ thién nga (Sphingidae)
Ngay cả trong nhóm côn trùng hoạt động ban đêm có những lồi có xu tính dương với ánh sáng đèn rất mạnh như họ ngài sang ngài đèn họ phù du Một số loài ngài hoạt động ban đêm giảm và ngay cả xu tính vào đèn cũng giảm khi có ánh sáng trắng Trên cơ sở dẫn liệu của nhiều tác giả thấy rằng phân ứng quang chu kì của cơn trùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển sự phát triển theo mùa, kích thích điapơ và thốt khỏi điapơ của chúng
HI.1.4 - Yêu tô gió
Gió có tác động lớn đến đời sống côn trùng ảnh hưởng rõ rệt đến sự trao đổi nước của côn trùng với môi trường Gió làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường ảnh hưởng gián tiếp đến côn trùng Ảnh hưởng lớn nhất của gió đối với côn trùng là sự phát tán và phân bố
địa lí của chúng
Ngài sâu hồng hại bơng được gió thổi giat từ Mêhicô đến Mỹ Một SỐ tác gia cho biết gió
có thể mang các lồi cơn trùng nhỏ như rệp muội đi rất xa từ 200 đến 1.440km Quan sat
trong tự nhiên chúng ta có thể thấy một số côn trùng bay ngược chiều gió (xu tính dương) có một SỐ lại bay cùng chiều giĨ (xu tính âm) Việc tìm hiểu xu tính đối với gió của các lồi cơn trùng có ý nphĩa thực tiễn trong, việc tìm hiệu khả năng và hướng phát tán của chúng trong tự
nhiên, trên đồng ruộng
Trang 22111.2 - Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật Ngoài các yêu 16 ng
ại cảnh phi sinh vậ
ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của cơn trùng thì yếu 16 sinh Vật của môi trường cũng có mối quan hệ hết ức chặt chế với hoạt động sông của côn trùng Như trình bày ở phần trên, ảnh hưởng của yếu tố phi sinh vật của mơi
trường có tắc động một cách tương đối đồng đều dến tắt c chủng quần côn trùng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh vật lại có sự khác biệt nhất định đối với từng nhóm cá thể của chủng quần Ảnh hưởng của các nhân tỐ sinh vật diễn ra phức tạp nó mang tính thích nghi tương hỗ thích nghỉ hai chiều của các sinh vật với nhau Ngoài quan hệ trực tiếp piữa các cá thể cịn có
mỗi quan hệ gián tiếp khá phức tạp Các yếu tố ngoại cảnh có tính chất sinh vật bao gồm các
yêu tô như : thức ăn thiên địch hoạt động của con người v.v
1.2.1 - Yêu tô thức ăn
Thành phần thức ăn của côn trùng rất phone phú đa dạng bao gồm thực vật dong va
chất hữu cơ đang phân giải Những loài ăn thực vật, ăn thịt có liên quan nhiều dén nông nghiệp Nhóm cơn trùng ăn thực vật có thể ăn tat ca cic bộ phận của cây kể cả trên và dưới mặt
“Trong nhóm tùy theo từng lồi mà có thể phá hại các bộ phận của cây trồng khác
nhau ; có lồi chỉ phá hại lá như : sâu cuốn lá lúa loại nhỏ loại lớn, châu châu sâu keo v.v
Có lồi hại thân như : sâu đục thân lúa sâu đục thân cà phê Có lồi hại củ rễ và các bộ phận ở dưới đất như : bọ hung hại mía sâu hà hại khoai lang Có loài hại nụ hoa hạt quả như : sâu xanh hại nụ hoa và quả bông sâu hồng đục và ăn rỗng hạt bơng mọt thóc Có loại chích hút nhựa cây như các loại rệp bọ rầy Có lồi ăn trên tất cả các bộ phận của cây như : các loài ve sầu bọ hune hại sỐc mía, xến tóc hại cam quýt, mối mọt hai gd
Nhóm cơn trùng ăn thịt bắt mỗi phần lớn là cơn trùng có ích như : bọ rùa bọ ngựa, chuồn chuồn ong kí sinh ruồi kí sinh v.v
Ngồi ra cịn có một số lồi cơn trùng ăn phân (Corprophaga), ăn xác chết (Necrophaga) dn chat muc nat (Detritophaga)
Do mức độ chun hóa khơng giống nhau nên phạm vi thức ăn của mỗi lồi cơn trùng
cũng có sự khác nhau rõ rệt Có lồi có tính ăn rất hẹp (đơn thực) như sâu dục thân lúa bướm
hai chấm chỉ phá hại cây lúa, không thấy phá hại ở cây trồng khác Bọ rùa châu Úc (Rodolia cardinalis Muls) chỉ ăn thịt loài rệp sáp xơ (Icerya purchasi Mask) hại cam qt Một số lồi
khắc có nh ăn hẹp chỉ ăn một số loài cây thuộc một giống hoặc một số họ nào đó như sâu tơ Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapac) chỉ ăn những cây trong họ hoa thập tự như các loại su hào, súp lơ v.v Ngược lại có một số lồi có tính ăn rộng (đa thực), có thể ăn được nhiều
loài cây như sâu xám Dựa vào tính ăn này mà người ta có thể luân canh để phòng trừ sâu hại Bởi vì thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của côn
trùng đến tốc độ phát dục đến hoạt tính, sức sinh sản hiện tượng ngừng phát dục tỉ lệ chết
'Từ đó dẫn dến sự thay đổi quy luật phát sinh và gây hại của một loài ở từng vùng nhất định
Nói chung đối với côn trùng hại nông nghiệp thì thức ăn là cây trồng có vai trị rất quan trọng và tùy loại côn trùng khác nhau có những yêu cầu riêng biệt Tìm hiểu những yêu cầu riêng biệt này của từng loài và của từng pha phát dục sẽ có ý nghĩa rất lớn tronp công tác phòng trừ sâu hại
22
nan
Trang 231IL2.2 - Yêu tô thiên địch
Trong thiên nhiên có rất nhiều loài sinh vai ệt sâu hại bằng cách kí sinh ăn thịt Những lồi côn trùng và vi sinh vật có khả năng tiêu diệt các loài sâu hại nông nghiệp ta gọi chúng là thiên địch (hay là bạn của nhà nông)
Yếu tố thiên địch ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của sâu hại Bởi
vì trong tự nhiên các chủng quân sinh vật sông trong một khu vực nhất định đều có liên hệ
thích ứng với nhau, tác động lên nhau một cách thường xuyên thông qua những mối quan hệ dinh dưỡng và sự tác động của mối quan hệ này đã kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của một số loài Các loài thiên địch được chia làm hai nhóm :
a) Nhóm cơn trùng :
Nhóm này có tác động đến rất nhiều loài sâu hại Trong nhóm này gồm 2 nhóm nhỏ là nhóm cơn trùng kí sinh và nhóm cơn trùng bắt mỗi ăn thịt
- Nhóm cơn trùng kí sinh : Nhóm này có lồi bám bên ngồi cơ thể vật chủ để sống (gọi là kí sinh ngồi) có lồi sống bên trong cơ thể vật chủ (kí sinh trong) Nhóm kí sinh này có khả năng kí sinh trên tất câ các pha của sâu
hại Có ý nghĩa nhiều trong công tác bảo vệ cây trồng là nhóm kí sinh trong như : ong mắt đỏ (h.l.5) kí sinh trên trứng một số loài ong khác phần lớn thuộc các họ : Braconidae, I:ncyrtidac Ichneumonidae
- Nhóm cơn trùng ăn thịt (bắt mỗi) : Chúng thường săn bắt con mơi nhanh và mạnh Điễn hình cho nhóm này là một số loài bọ rùa (Coc- cinellidac) (h I.6) chuyên ăn rệp : Ngồi ra
cịn một số loài khác chuyên bắt mỗi như : bọ
ngựa, chuồn chuỗồn hổ trùng v.v
Hình 1.5 Ong mắt đỏ b) Nhóm ví xinh vật
Nhóm này thường kí sinh trên hoặc trong cơ thể côn trùng làm cho côn trùng mắc bệnh rồi chết Nhóm này gồm có các lồi vi sinh vật như nấm vì khuẩn, vi rút và nguyên sinh động vật Một số vi sinh vật có ý nghĩa lớn trong công tắc bảo vệ cây trồng đó là : nấm Beauveria bassiana ; vi khuẩn : Bacillus thurïngiensis : vi rút nhân đa diện : N.P.V (Nuclear polyhedrosis virus)
Từ những loài vi sinh vật trên người ta đã sản xuất ra các chế phẩm sinh học để phịng trừ sâu hại
Ngồi hai nhóm trên cịn có một số lồi động vật có xương sống ăn côn trùng như dơi êch, nhấi cá chim v.v
Trang 24
Chương II
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CÂY
1 - ĐỊNH NGHĨA BỆNH CÂY
Ngành "khoa học Bệnh cây” nghiên cứu về các loại dịch hại cây trồng chủ yếu do các
nhóm vi sinh vật kí sinh hoặc các yếu tố phi sinh vật gây ra và hệ thống các biện pháp phòng
trừ tổng hợp có hiệu quả kinh tẾ cao, an tồn mơi trường nhằm bảo vệ nâng cao năng suất
cây trồng và phẩm chất nông sản
Nội dung và đối tượng nghiên cứu của khoa học bệnh cây bao gồm các lĩnh vực chủ yếu
sau đây :
- Nghiên cứu các q trình bệnh lí các triệu chứng đặc trưng của cây bệnh và chẩn
đoán bệnh
- Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và các đặc điểm của chúng
- Nghiên cứu về sinh thái bệnh cây, các mối quan hệ giữa cây trồng kí sinh gay bệnh và điều kiện ngoại cảnh
- Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ các loại bệnh hại cây trồng trong những điều kiện thiên nhiên và kinh tế nhất định hạn chế tới mức thấp nhất tác hại do dịch bệnh gây ra cho sản xuất nông nghiệp cho đời sống con người và môi trường
Một cây khỏe là cây sinh trưởng phát triển bình thường theo bản tính di truyền vốn có tronp những điều kiện sống phù hợp được thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu cần thiết Khi thể thống nhất này bị phá vỡ cây trồng không thể sinh trưởng phát triển tốt biểu hiện triệu chứng bên ngoài và bên trone các hiện tượng suy siẩm hoạt động sinh lí, ngừng trệ sinh trưởng cần cọc, giảm sút năng suất, thậm chí cây bị chết lui Tất cả những sự biến đổi không phù hợp
của mô tế bào dẫn đến sự phá hủy các chức năng sinh lí cấu tạo của cây dưới ảnh hưởng tác
động của điều kiện ngoại cảnh hoặc kí sinh vật gọi là quá trình bệnh lí Điều cơ bản để xét tình trạng cây bị bệnh là phải căn cứ vào q trình bệnh lí có tính chất biến động liên tục
diễn ra Ở trong cây
Trên cơ sở những quan niệm nói trên, có thể định nghĩa "bệnh cây" như sau : “Bệnh cây là trạng thái khơng bình thường có q trình bệnh lí biến động liên tục xảy ra ở trong cây do các yếu tô ngoại cảnh khơng phù hợp hoặc kí sinh vật gây ra, dẫn đến sự phá hủy các chức năng xinh lí, câu lạo, giảm sút năng suất, phẩm chất của cây trồng trong một thời gian và
không gian nhất định nào đó”
Trang 25lÍ - BIẾN ĐỐI SINH LÍ, CẤU TẠO CỦA CÂY BỆNH VÀ TÁC HẠI CỦA QUÁ
TRÌNH BỆNH LÍ
Tùy theo loại bệnh và mức độ bị bệnh mà cây có những biến đổi bên ngoài thể hiện bằng các triệu chứng bệnh và bên trong biểu hiện bằng sự thay đổi hoạt động trao đổi chất trước hết là các chức năng sinh lí
IL.1 - Biến dổi tinh chất lí - hóa của tế bào
- Ap lực thẩm thấu, tính chất thẩm thấu của màng nguyên sinh biến đổi Tăng ngoại thẩm
thấu hàng loạt các chất hữu cơ, vô cơ từ trong tế bào thoát ra ngoài phá hủy áp lực thẩm thấu
và tính trương của tế bào cây Hiện tượng này phần lớn là do sự tác động của các loại độc tố
của vi sinh vật gây bệnh như nấm Fusarium oxysporum - bệnh héo rũ cà chua nhờ các độc tố axit fusarinic và licomarasmin đã làm biến đổi độ thẩm thấu bình thường của màng bào
- Độ keo chất nguyên sinh thay đổi giảm sút
- Phá hủy hoặc làm biến đổi số lượng kích thích các lạp thể ty thể nhân tế bào v.v dẫn
tới làm biến đổi quá trình tổng hợp protein và trao đổi năng lượng của cây 11.2 - Biến đổi cường độ quang hợp
Cường độ quang hợp giảm sút khi cây bị bệnh do diện tích quang hợp bị thu hẹp (bệnh
phấn trắng) do hàm lượng chất diệp lục giâm sút (bệnh bạc lá lúa bệnh khảm lá virut v.v )
11.3 - Biến đổi hơ hấp
Nói chung ở thời kì ban đầu bị bệnh, cường độ hô hấp của cây tăng nhanh, cao hơn trước rồi về sau giảm xuống đột ngột Sự biến đổi này phụ thuộc vào đặc tính kí sinh của vi sinh vật gây
bệnh vào đặc điểm mô tế bào cây, vào giống chống bệnh hay cảm nhiễm bệnh vào sự tăng
cường hoạt tính của các enzim oxy hóa (oxydaza, polyphenol oxydaza v v ) dẫn tới sinh tổng
hợp ra những vật chất có tác dụng chống lại bệnh như các hợp chất phytoalexin, phenon v.v
11.4 - Biến dổi trong quá trình tổng hợp, vận chuyển các chất đồng hóa (đạm, gluxít, chất khống v.v )
Hầu hết các trường hợp bị bệnh làm số lượng đạm tổng số giảm sút Sự mất đạm xẩy ra là do quá trình dị hóa được đẩy mạnh hơn Tỉ số các dạng đạm trone cây cũng thay đổi Tỉ số dam protein/dam phi protein piâm thấp (bệnh lúa vàng lùn virut, bệnh rỉ sắt đậu tương) Thay
đổi thành phần các axit amin, axit amin tự do có thể tăng lên rõ rệt
Tong số gluxit (đường glucô saccarô, tỉnh bột) tăng giâm thất thường cuối cùng bị giảm
Sút rõ rệt
Sự vận chuyển, phân bố các chất đạm, gluxit trong cây bị rối loạn các chất này có xu hướng được vận chuyển tập trung nhiều ở các mô chung quanh vết bệnh ;
Trang 26Sự hình thành và tích lũy các chất điều hòa sinh trưởng cũng bị rối loạn, tăng lên hoặc -
giảm di một cách thấi quá tùy theo loại bệnh Một số bệnh nấm và vì khuẩn như bệnh rỉ sắt, là các bệnh nốt sưng (bệnh sưng rễ cải bắp, bệnh u sưng vỉ khuẩn Agrobacterium F
tumefaciens) đều xẩy ra hiện tượng tích lũy quá nhiều những chất điều hòa sinh trưởng như axit indol aceúc (AIA), cyt(okinin giberelin Một số bệnh như bệnh vàng lùn lúa, bệnh khảm lá dưa chuột thuốc lá bệnh cuốn lâ Khoai tây v v lại làm giảm sút quá lớn số lượng các
phan trang nha
chat AIA, giberelin Ay va Az Đối với 1 số bệnh héo cây xẩy ra hiện tượng tích lũy quá
nhiều các chảt ức chế sinh trưởng trong các bộ phận bị héo như axit absissic (ABA), axit
cinnamic étìylen v.v
H.5 - Biến đổi chế độ cân bằng nước
Nhìn chung mọi q trình bệnh lí đều dẫn tới hiện tượng mất nước của mô bệnh Sự cân 10 lộn về phương diện hấp thụ nước và vận chuyển nước trong cây bệnh Nguyên
nhân chủ yếu là do các cơ quan hấp thụ nước và cơ quan vận chuyển nước của cây bị tổn '
thương hoặc do cường độ thoát hơi nước bị biến đổi mạnh mẽ Cường độ thoát hơi nước của
cây bệnh có thể tăng lên quá cao do hậu quả của sự phá vỡ độ thẩm thấu của màng tế bào, sự
tổn thương của lớp mô bảo vệ bề mặt cuún sự hoạt động bất bình thường của lỗ khí khổng 'Tuy nhiên đối với ! số loại bệnh khác như bệnh héo rũ bệnh hại ở bó mạch dẫn thì cường độ
thoát hơi nước sự vận chuyển nước bị piảm sút rõ rệt
Khi cây bị bệnh sự biến đổi về mặt sinh lí trao đổi chất thường dẫn đến những biến đổi
bên ngoài về hình thái cấu tạo mơ cây bệnh Những biến đổi cấu tạo đó thường thể hiện ra theo các loại điển hình như sau : hiện tượng sưng tế bào (kích thước tẾ bào sưng to tăng lên) ,
C khối u tẾ bào sinh sin quá độ (tăng số lượng tế bào một cách rối loạn) hiện tượng
tế bào biến chất thối hóa cịi cọc hiệ :
tượng hoại tử
Tóm lại do q trình bệnh lí tiến hành lâu dài ở trong cây bệnh đã gây ra những tác hại
sâu sắc đối với đời sống năng suất phẩm chất của cây trồng Tác hại đó thể hiện Ở cắc mặt
sau đây :
- Phá hủy và làm mất đi một số lượng nhất định các chất dinh dưỡng của cây trồng
~ Phá hủy quá trình trao đổi chất ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ các hoạt động đồng hóa,
dị hóa sự lớn và phát triển cũng như sự tích lũy tạo ra sân phẩm của cây - Làm thay đổi chất lượng gây độc cho san phẩm
- Làm thay đổi hình dạng cấu trúc mô thực vật, tạo ra các dị hình hoặc phá hủy tồn bộ mô và cơ quan sinh trưởng, sinh thực của cây
II TRIỆU CHỨNG BỆNH CÂY
Một số bệnh gây hại có tính khuếch tán với triệu chứng phá hủy toàn cây gọi là "bệnh hệ
thống" Ngược lại có nhiêu loại bệnh phá hại ỡ những cơ quan mô nhất định với triệu chứng
cục bộ, giới hạn gọi là "bệnh cục bộ” Dù là nhóm bệnh nào thì bệnh cây dều có những triệu
Trang 27chứng bên ngoài đặc trưng có thể quan “sát nhận biết được Tuy nhiên số lượng các loại bệnh hại không tương ứng bằng số lượng các loại hình triệu chứng bên ngồi Có bệnh có những triệu chứng bệnh riêng biệt rất dễ chẩn đoán như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh móc sương cà chua
V.V song cũng có trường hợp một triệu chứng bệnh lại do nhiều loại nguyên nhân gay ra khắc
nhau như bệnh chết héo hoặc có trường hợp một loại nguyên nhân gây bệnh có thế tạo ra nhiều
kiểu triệu chứng bên ngoài khác nhau trên các cây trồng và cơ quan khác nhau Điều đó làm cho việc nhận biết chẩn đoán bệnh trở nên phức tạp và dễ nhầm lẫn
Các loại hình cơ bản của triệu chứng bệnh cây được phân biệt thành các loại như sau :
III.1 - Vết đếm th.lL1 trang 29) : Vết đốm là 1 loại triệu chứng chung có đặc điểm từng
đám mô cục bộ (trên lá thân quả) bị chết tạo ra những vết bệnh có kích thước nhỏ bé nằm
rải rác riêng biệt trên bộ phận cây bị bệnh có hình dạng, mẫu sắc khác nhau (trắng nâu đen xâm đỏ v.v ) như bệnh đốm đen lá lạc bệnh đạo ôn lá lúa v.v (h.H.7 trang 30)
cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn nát nhão hoặc khô cứng thối hỏng mốc có mùi và có mầu sắc khác nhau (đen, nâu trắng nhằy v.v ) (h II.3 trang 29) Các bộ phận bị bệnh thường là mô củ, rễ, quả hạt chứa nhiều nước và chất dự trữ (khoai tây cam lạc)
IIL.2 - Thối hỏng : Hiện tượng mô tẾ bào bị các enzim phân giải (pecunaza
IHI.3 - Hếo rũ : Hiện tượng cây chết, lá héo rũ mầu xanh vàng các bó mạch dẫn bị phá hại mầu nâu den rễ có thể bị thối hỏng v.v dẫn dén tình trạng cây thiếu hụt nước tế bào mất sức trương
1II.4 - Biến dạng : các bộ phận bị bệnh trở nên dị hình thay đổi hình dạng kích thước, có dạng xoăn cuốn lá rin ram, cay lin thấp cần cọc hoặc cao vống đâm nhánh chùm v.v Thi du: 1 số bệnh virut, bệnh nấm (h 11.4 trang 29)
III.5 - Biến mẫu : cây bệnh mất mầu xanh bình thường (h II.2 trang 29) bac mau, trang
xanh nhạt, loang 16, vàng lá như bệnh sinh lí do thiếu chất đỉnh dưỡng vi lượng hoặc bệnh kham 14 virut
111.6 - U sưng : Hiện tượng mô tẾ bào lớn và sinh sản quá độ rối loạn tạo thành các nốt u sin, mun coc, 6 trên các bộ phận bị bệnh như ở rễ, thân cành, củ v.v như các loại bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ bệnh sưng rễ cải bắp, bệnh ung thư khoai tây (h.IHL.§ 10 trang 30)
HI.7 - Lở loét : Bộ phận bị bệnh nứt vỡ, loét thối lõm sâu chẩy pôm nhựa dính (h.I.5 6) Căn cứ vào triệu chứng bệnh bên ngoài và giấm định, kiểm tra vi sinh vật sây bệnh bằng kính hiển vi quang học, điện tử v.v là những phương pháp chẩn đoán bệnh thường dùng
Ngoài ra tùy theo tính chất đặc thù riêng biệt của các loại bệnh khác nhau còn phải dùng
những phương phấp riêng để chẩn đoán bệnh như phương pháp giải phẫu phương pháp vật li - hóa học phương pháp huyết thanh, phương pháp cây chỉ thị, phương pháp liên Kết men miễn dịch I:LISA và phương phấp P.C.R (phản ứng chuối enzim polymeraza) để chẩn đoán 1 số bệnh
vi khuẩn virutL v.v :
Trang 28
IV - NGUYÊN NHÂN BỆNH CÂY
Bat kì loại bệnh nào cũng đều do một nguyên nhân nhất định nào đó gây ra Tất cả các nguyên nhân bệnh cây có thể chia ra làm hai nhóm : nguyên nhân phi sinh vật và nguyên nhân
sinh vật
- Nguyên nhân phi sinh vật gây bệnh cây là những yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố ngoại cảnh, không phù hợp (bất lợi) gây ra các loại bệnh gọi là bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lí)
- Nguyên nhân sinh vật gây bệnh cây là các loại cơ thể sống kí sinh thuộc các loại vi sinh
vật nhỏ bé như vi khuẩn và các thể tương tự vi khuẩn (B.L O), xạ khuẩn nấm dịch khuẩn
bào (Mycoplasma) và các thể tương tự MLO, viroit, virut (siêu vi trùng) cũng như các loại tảo thực vật thượng đẳng kí sinh và tuyến trùng Các loại bệnh do chúng gây ra được gọi là bệnh truyền nhiễm Đây là nhóm bệnh hại rất phổ biến rất quan trong trong san xuất nông lâm nghiệp và phòng trừ khá phức tạp
IV.I - Nguyên nhân phi sinh vật gây bệnh không truyền nhiễm
Cây trồng sinh trưởng phát triển tốt địi hỏi phâi có những điều kiện ngoại cảnh, môi trường
sống thích hợp đáp ứng đầy đủ các nhu cầu Nếu những diều kiện sống không phù hợp, không đấp ứng một cách thích đáng đối với nhu cầu phat triển của cây dù trong một thời gian ngắn đã có thể làm phát sinh ra những biến đổi về cấu tạo hình thái và sinh lí của cây phá vỡ quá trình trao đổi chất bình thường gây ra những hiện tượng bộnh lí có tính chất bệnh khơng truyền
nhiễm (bệnh sinh lí) Do đó đặc điểm cơ bản của bệnh không truyền nhiễm khác hẳn các bệnh
truyền nhiễm ở chỗ nó khơng có nh chất truyền lan bệnh từ cây này sang cây khác từ vùng này sang vùng khác và không có nguồn bệnh, mầm bệnh tích lũy bảo tồn trên cây hạt giống hoặc tàn dư cây bệnh Chúng có thể tạo tiền đề cho các bệnh truyền nhiễm khác phát triển
kèm theo Dưới đây chỉ nêu lên một số yếu tố chủ yếu là những nguyên nhân gây ra 1 số bệnh
không truyền nhiễm của cây trồng
1V.1.1 - Yéu tô đất dai bat lợi
Đất trồng là môi trường tự nhiên cung cấp chủ yếu các chất dinh dưỡng và nước cho cây Vì vậy nếu đất thiếu hoặc quá thừa các chất dinh dưỡng và nước sẽ gây tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cây, làm phát sinh bệnh với những triệu chứng bên ngoài đặc trưng
- Bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng trong đất : Ở những vùng đất bạc mầu đất cát
pha chua mặn mùn hẩu lầy thụt với kĩ thuật trồng trọt kém, bón phân khơng hợp lí khiến
cho cây trồng dễ bị thiếu dinh dưỡng
Thiếu đạm làm cây biểu hiện triệu chứng bệnh như cây cần cọc biến mầu lá ở những lá
phía dưới chót lá biến vàng phiến lá dần dần khô chết
Thiếu lân làm chậm sự phát triển của cây đặc biệt trong quá trình hình thành cơ quan sinh
thực Triệu chứng tiêu biểu là nhánh rễ kém phát triển, lá nhỏ lá có mầu huyết dụ (ngơ) chót
lá khơ đồ (lúa) 28
Trang 29Hình H-4 Bệnh biển dang ở lá
Hình II.5 Bệnh thối gốc lở cổ rễ
Trang 3030
Hình V.10 Bệnh loét cam quýt
Ốc
Hình 11.8 lệnh nốt ú sưng rễ cà chưa
Hình V.11, Bénh Greening tren cum, quyt
(vàng lá gân xanh)
Trang 31Thiếu sắt làm mất mầu lá Mô lá ở giữa các gân lá có mầu vàng trắng nhợt về sau toàn
phiên lá mât mâu khô rụng
Các hợp chất kali, lưu huỳnh rất ít hòa tan trong dung dịch nước đất nên ở điều kiện khô
hạn cây thường dễ bị bệnh thiếu kali Ngược lại các hợp chất manhê, mănggan dễ hòa tan bị
rửa trôi nên trong điêu kiện mưa âm nhiêu, cây dễ bị bệnh thiếu Mg và Mn
"Thiếu các nguyên tố vi lượng cũng có thể gây ra bệnh Thiếu Bo làm điểm sinh trưởng
của cây bị thối chết Trên đất kiềm cacbonat, đất lầy thụt cây trồng thường dễ thiếu Bo
'Trong một số trường hợp do bón quá thừa các nguyên tỐ mất cân đối dinh dưỡng của cây
cũng có thể dẫn tới làm cho cây bị bệnh sinh lí với các triệu chứng mọc vống lốp đố, thân lá
quá ram rap xanh lướt, lép hạt cháy lá Những triệu chứng do chất dinh dưỡng gây ra biến
mẫu, biến dạng cằn cọc nói trên dễ nhằm lẫn với triệu chứng do virut gây ra
- Bệnh do chế độ nước bất thường
“Thiếu nước đất khô hạn làm cây héo úa khô chết, rụng hoa rụng quả Ngược lại khi đất quá thừa nước úng ngập gây tình trạng thiếu oxy trong đất cản trở sự hoạt động và hô hấp của bộ rễ ảnh hưởng lớn tới tập đoàn vi sinh vật yếm khí và tích lũy các khí độc (HaS, CHa CO) gây ra hiện tượng thối đen rễ, cây cần cọc, khô vàng héo lụi nứt vỡ quả củ
IV.1.2 - Các yêu tô thời tiết bắt lợi
- Bệnh do nhiệt độ không phù hợp : nhiệt độ quá thấp quá cao hay thay đổi đột ngột đều
có thể gây hại cho cây làm thay đổi 4p lực thẩm thấu của tẾ bào chế độ cân bằng nước và
trao đổi chất bị rối loạn ngừng trệ Cây Ở giai đoạn còn non thì sự chống chịu nhiệt độ km
hơn ở giai đoạn già và ở giai đoạn tĩnh Mô tế bào chứa nhiều nước chống chịu nhiệt độ km
hơn mơ ít nước
ìy bệnh do yếu tố nhiệt độ quá thấp (5 - 10°C) hoặc quá cao so với mức
nhiệt độ thích hợp của cây thường biểu hiện ra ngoài rất khúc nhau phụ thuộc vào mức nhiệt
độ giai đoạn sinh trưởng của cây đặc tính chống chịu của giống hàm lượng nước trong cây và các yếu tố ngoại cảnh khác Nói chung triệu chứng thường gặp là cây ngừng sinh trưởng lá mất màu (hóa vàng, trắng lá) rin ram, chay bia 14, sưng u tách lõi bong vỏ nứt kẽ héo nâu, khô chết, rụng hoa quả thui đen búp, hạt lép v.v
chứng
- Bệnh do tác động của ánh sáng tia phóng xạ : Trong điều kiện thiếu ánh sáng do thời
tiết âm u kéo dài, trồng mật độ cây quá dầy, bón phân đạm nhiều mưa nhiều v.v làm cản trở sự sinh trưởng của cây, giảm cường độ quang hợp của lá vách tẾ bão mỏng
cây biến mầu xanh nhợt, sọc trắng lá thân và lá vươn quá dài, mảnh yếu lướt đổ
âm cây lá
Tác động của tia phóng xạ tia rơnghen, œ, Ð y với lượng cao cũng có thể gây ra những biên đổi bệnh lí làm lá biên mâu, rụng lá căn cọc và lụi chết
1V.1.3 - Các chất độc, khí độc
Trong khơng khí ơ nhiễm, khói bụi nhà máy có chứa nhiều khí độc SOa H2S CO2 v.v dược gió đưa đi xa bao trùm lên cây cối gây ra tình trạng phá hủy chế độ trao đổi khí gây đầu độc mơ thực vật làm lá khô chết, tấp cháy lá, trắng lá, rụng hoa v.v Các hóa chất trừ
cỏ, các chất độc xử lí đất khơng hợp lí đều có thể gây ra các hiện tượng kìm hãm sinh trưởng
dị hình các cơ quan rễ, thân, lá, mầm
Trang 321V.2 Nguyên nhân sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
Các cơ thê dị dưỡng sơng kí sinh trên cây làm cho cây bị bệnh gọi chung là “vi sinh vat: gây bệnh" hay "kí sinh vật"
Lồi cây dùng làm nguồn cung cấp chất ăn sẵn có cho vi sinh vật gây bệnh sống và phát
triên gọi là loại "cây kí chủ"
Tùy theo đặc tính và phương thức sử dụng chất ăn mà vì sinh vật pây bệnh có tính kí sinh
ở mức độ khắc nhau được phân chia một cách tương đối thành bốn nhóm :
- Kí sinh chuyên tính - Bán kí sinh
Bán hoại sinh
- Hoai sinh
Các loại kí sinh chuyên tính chỉ có khả năng sử dụng các chất hữu cơ sẵn có trong té bào sống sinh trưởng mạnh của cây Ngược lại bán kí sinh bán hoại sinh sử dụng các chất hữu co © sẵn có trong các tế bào cây đã suy yếu, già cỗi hoặc đã chết
Dù ở mức độ kí sinh nào thì vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho cây dều có 3 đặc tính
cơ bản là tính xâm nhập tính gây bệnh và tính độc
Khả năng chọn lọc thích ứng trên một phạm vì kí chủ (phổ kí chủ) gọi là tính chuyên hóa -
của vi sinh vật gây bệnh Tính chuyên hóa rộng hay hẹp là do phổ kí chủ rộng hay hẹp nghĩa là loài kí sinh vật bệnh trên nhiều lồi cây kí chủ khác nhau hay chỉ gây bệnh trên một : loài một vài giơng cây kí chủ mà thôi
Do sự khác biệt về tính chun hóa tính gây bệnh tính độc đối với một loài cây, các giống của lồi cây kí chủ mà một loài vi sinh vật gây bệnh luôn phát sinh hình thành ra các "dạng", các "chủng" và các nòi sinh học trong quan thể cá thé của lồi đó như trường hợp loài Pyricularia :
oryzae (nấm bệnh đạo ôn hại Ita), loai Xanthomonas oryzae p.v oryzac (vi khuẩn bạc lá lúa) '
ở nước ta và trên thê giới
Như phần trên đã nêu lên toàn bộ các loại nguyên nhân sinh vật gây bệnh cây song chủ
yếu nhất phổ biến nhất là các loại virut, vi khuẩn, nấm kí sinh và I vài loại khác sẽ được
trình bầy khái quất dưới đây
1V.2.1 Virut (Virus) a) Đặc diém chung
Virut thực vật là loại kí sinh chuyên tính trên cây trong La co thé sống đặc biệt không có
cấu tạo tẾ bào chỉ là một phân tử lớn nucleoprotein gồm 2 thành phần chính axit nucleic (ARN hoặc ADN) ở bên trong và vô protein bao bọc ở bên ngoài (h II.11)
AxiL nucleic có vai trị quyết định toàn bộ đặc tính di truyền đặc tính lây nhiễm tính gây
bệnh tính độc v.v của viruL Khối lượng phân tử virut rất lớn (49.800.000 đối với virus
nicotiana I thuộc lá)
Trong tế bào cây một số loại virut có thể kết tỉnh thành dạng tính thể hoặc dạng vấn gọi
Trang 33tử Ba loại hình dạng phổ biến của virut thực vật là virut hình cầu đa diện (35
nanomét - virus cucumis 1 - dưa chuột)
virut hình gậy (15 x 300 nanomet - Virus _ Nicotiana 1 kham thuốc lá) và virut hình sợi (10 x 500 nanomét - Virus X -
khoai tây)
Virut có phương thức sinh sản tái
tạo, sinh tổng hợp các phân tử ARN và
protein của virut thông qua hoạt động của nhân và ribôxôm của tế bào cây chủ
b) Xam nhiém va truyén lan : hoạt (b) (a)
tính và khả năng lây bệnh của virut trên Hình II.11 Virus T.M.V, (Khâm lá thuốc lá)
cây phụ thuộc vào hàm lượng virut trong (a) Virus hình gậy
wens a 5 + na vê ae b) Cấu trúc vô protein của virus
dịch, vào ảnh hưởng của nhiệt độ (nhiệt CN ‘i
độ cao có thể làm virut mất hoạt tính), vào ánh sáng, vào tuổi mô, tuổi cây, v.v
Muốn xâm nhiễm vào tế bào cây, virut phải được chuyển vận vào bên trong nhờ các yếu tố bên ngoài hỗ trợ Sau khi đã sinh sản tích lũy ở trong tế bào các hạt virut sẽ di chuyển lan rộng từ tẾ bào này sang tế bào khác qua cầu nối nguyên sinh và qua các mạch dẫn libe theo dòng nhựa của cây tới các bộ phận toàn cây
Bệnh virut truyền lan trên đồng ruộng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo loại virut - Truyền bệnh cơ giới : virut truyền lan bằng dịch cây bệnh qua con đường tiếp xúc, cọ
xát va chạm gây vết thương giữa cây bệnh với cây khỏe Trong quá trình chăm sóc vun xới, tỉa cành lá, gây vết thương hoặc làm nhựa cây bệnh có virut bám dính vào các dụng cụ mà lan
truyền bệnh trên đồng ruộng Thí dụ : bệnh khảm lá thuốc lá T.M.V bệnh khẩm lá virut - X
khoai tây
- Truyền bệnh qua côn trùng môi giới và các sinh vật khác Phần lớn các bệnh virut truyền
bệnh theo phương thức này, thông qua các loại côn trùng và 1 số loại sinh vật khác như nhện
hại cây, tuyến trùng, nấm, tơ hồng, cổ dại v.v (gọi là các vectơ truyền bệnh)
Phần lớn các bệnh virut truyền lan bằng các loại cơn trùng miệng chích hút như bọ rầy, bọ phấn, bọ trĩ, rệp v.v Các loai bo ray (rầy xanh đuôi đen, rầy nâu ) là môi giới truyền virut thuộc nhóm virut tuần hoàn bền vững phải được nhân lên và tuần hoàn di chuyển trong cơ thể côn trùng một thời gian nhất định (3 - 5 ngày) sau đó mới có khả năng truyền bệnh
trong một thời gian lâu dài
Các loài rệp (rệp đào, rệp muội ) là môi giới truyền nhóm virut khơng tuần hồn (khơng
bền vững) chỉ có thể gây bệnh được ngay sau khi rệp chích hút dịch cây bệnh tiếp xúc truyền
ngay sang cây khỏe trong một thời gian rất ngắn Rệp có tính chun hóa rộng đối với sự
truyền bênh viruL nghĩa là một lồi rệp có khi có thể là mơi giới truyền nhiều loại virut khác
nhau Thí dụ rệp đào (Myzus persicae) có thể truyền 21 loại virut khác nhau trong đó có virut Y- khoai tây, virut khâm lá dưa chuột, virut khẩm lá đậu đỗ Đồng thời có khi một loại virut
có thể do nhiều loài rệp khác nhau là môi giới truyền bệnh
Trang 34- Các phương thức truyền lan khác :
Một số loại virut còn có thể truyền lan qua chiết ghép vơ tính Gốc phép truyền virut cho: mắt ghép mầm ghép và ngược lại (bệnh virut hại cam quýU
Một số bệnh virut có thể truyền qua hạt gidng (virut kham 14 dau d6, dau tuong, dua chudt) ' truyền qua củ giống (khoai tây) hom giống (mía)
IV.2.2 Mycoplasma (Dịch khuẩn bào)
Mycoplasma 18 vi sinh vật gắn liền với vi khuẩn Chúng là cơ thể đơn bào kích thước rất
nhỏ biến động từ 100 - 1000 nanomet, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi điện tử Cơ thể đơn bào bên trong có cả hai loại axit nucleic (ADN và ARN) được bao bọc bởi màng rất mỏng : và mềm cho nên mycoplasma có thể dễ dàng thay đổi hình thể (thơng thường là dạng hình ơvan hình trịn v.v ) và có thể lọt qua màng lưới mạch tẾ bào libe, cho nên hầu hết trường hợp tìm thấy chúng ở trong bó mạch dẫn nhựa của cây Bệnh Mycoplasma có các loại triệu chứng tương tự như bệnh virut vàng lá (biến vàng) biến dạng lá sưng u thân cành,
Lùn thấp cây sinh trưởng thân, cành cần cọc Phương thức truyền lan chủ yếu qua chiết ghép cây và qua I sơ lồi cơn trùng môi giới nhât là các loại bọ rầy Thí dụ bệnh héo vàng lá lúa
do Mycoplasma gây ra ở vùng Lạng Sơn (1982) có thể truyền lan qua bọ rầy xanh đuôi den |
Bệnh quăn lá cây dâu do rầy Eutettix disciguttus truyén bệnh :
hai chấm lớn và hai chấm nhỏ
trên đông ruộng Mycoplasma rât nhậy cảm với chât kháng sinh thuộc nhóm tetraxyline
IV.2.3 Vi khuẩn (Bacteria)
a) Đặc điểm chung : vi khuẩn là vi sinh vật có cơ thể đơn bào khơng có nhân thật mà ; hoa +
nhân ở dạng khuếch tán (tiền nhân procaryotae) cấu tạo từ các chuỗi ADN nằm trong tế bào { chất, bên ngồi có màng ngun sinh và vách tế bào tạo ra hình thể cố dịnh của vi khuẩn Nói ° chung vi khuẩn có hình cau, hình sậy, hình xoắn song tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh cây chỉ là loại vi khuẩn hình gậy ngắn hoặc dài có kích thước nhỏ trung bình 0.4 - 4.5 x 0.3 - 0.7 pm ï Vi khuẩn có loại khơng có lơng roi có loại có một, hai hoặc rất nhiều (5 - 7) lông roi (h II.12) : Vì thế có loại khơng chuyển động có loại chuyển động được ở trong môi trường lỏng Vi khuẩn
có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học khi được nhuộm gram Phần lớn vi khuẩn bệnh
cây nhuộm gram âm trừ một vài loại nhuộm gram dương Vị khuẩn sinh sản chủ yếu bằng phương pháp phân đôi té bào với tốc độ rất nhanh Khi sinh trưởng vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc nhỏ, có sắc tố, có mầu khác nhau : mầu trắng kem, mầu vàng, mầu xanh lục v.v nhờ đó có khả năng chống chịu ánh sáng trực xạ mặt trời hoặc đối kháng với các loài vi sinh vật khác Vi khuẩn bệnh cây là những loại bán kí sinh bán hoại sinh điển hình, có hệ thống
enzim và độc tố rất phong phú sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm độ cao
và nhiệt độ tương đối cao 20 - 30°C Phần lớn chết ở nhiệt độ 50 - 52°C
b) Đặc điểm xâm nhiễm truyền lan bệnh vi khuẩn : vi khuẩn lây nhiễm vào cây qua các
vết thương xây xát, hoặc các lỗ hở tự nhiên, mắt cũ y v.v khí khổng, thủy khổng v.v
Sau khi xâm nhập vào trong mô, vi khuẩn sinh sôi nẩy nở rất nhanh di chuyển lan rộng
trong các gian bào, các mạch dẫn, phân giải phá hủy cấu trúc mô, tạo ra các triệu chứng bệnh khác nhau tùy theo loại : dạng vết đốm trong xanh giọt dầu gọi là các vết đốm dầu, dạng thâm nâu bó mạch dẫn (héo rũ), dạng u sưng, đạng thối mềm (củ, quả v.v )
34
Trang 35Bệnh vi khuẩn truyền lan trên đồng ruộng từ cây này sang cây khác, từ vùng này qua vùng khác bằng nhiều con đường khác nhau :
- Gió, khơng khí :
khuẩn đi xa luồng gió cuốn đưa vi
- Nước, mưa : vi khuẩn rất dễ dàng truyền
lan theo nước tưới, nước mương rãnh, nước mưa, dông bão, làm ẩm ướt và gây vết thương xây xát trên cây, mang truyền vi khuẩn trong giot nude di xa
- Côn trùng và các động vật khác :
Một số lồi cơn trùng như ong, sâu miệng
nhai, pặm lá, đục quả, một số loài tuyến trùng ở đất v.v có thể là vật mang vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền lan xâm nhiễm gây bệnh
- Đất, hạt giống, cây giống, tàn dư cây trồng
mang piữ nguồn bệnh vi khuẩn đồng thời cũng là các phương tiện truyền lan vi khuẩn trong một phạm vi địa lí, khơng gian rộng lớn
Hinh 11.12 Agrobacterium tumefaciens trên la Phong dai 20.000 lan (Corbaz R 1990)
dy Metered T i
ante ait tA
- Hoạt động sản xuất của con người : vi khuẩn có thể lây lan nhờ các biện pháp trồng trọt do con người tiến hành như a cành, ngắt ngọn, vun xới, không cẩn thận, hoặc vận chuyển
trao đổi sản phẩm, giống má nhiễm bệnh
CÁC LOẠI VI KHUẨN CHỦ YẾU GÂY BỆNH CÂY
| 1 Loại vi khuẩn |
Ị Lông roi, chuyển động Gram Triệu chứng bệnh
min Không lông roi dương Héo mạch dẫn
1 Không chuyển động
a =e si
| Agrobacterium 1 lông roi chuyển động âm Nốtu sưng
| HS =
\ Xanthomonas 1 lông roi chuyển động âm Vết đốm đầu
| Đen gân
Pseudomonas Vài ba lông roi chuyển động âm Vết đốm (nhu mô)
' Héo xanh (mach dan)
¡ Ervinia Rất nhiều lông roi bao quanh âm
Trang 361V.2.4 - Nắm (Fungi)
a) Đặc điểm chưng : trên 80% số bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra Nấm là loại vi sinh vật có những đặc điểm cơ bản sau :
- TẾ bào có nhân thật (hạch nhân và màng nhân)
- Cơ quan sinh trưởng là tân nấm cổ cấu tạo dạng sợi (sợi đa bào hoặc đơn bào) chi tir một vài loại cổ sinh có dạng nguyên bào plasmodium
- Khơng có diệp lục, cơ thể dị dưỡng
- Sinh sản bằng bào tử
Tế bào sợi nấm có vách tế bào, nhân, tế bào chất có khơng bào và những cơ quan riboxom, - ty thê, v.v
Sợi nấm là cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng, cơ quan bám giữ, cơ quan bảo tồn và từ đó ` sinh ra các cơ quan sinh sản riêng biệt Trong những điều kiện nhất định sợi nấm có các hình , thức biến thái thành các cấu trúc đặc biệt có khả năng chống chịu cao bảo tồn lâu dài trong ¡ các điều kiện bất lợi Đó là các dạng bó sợi, các dạng hạch nấm v.v Nấm sinh sân chủ yếu : theo phương thức sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính tạo ra các loại bào tử khác nhau là : những dạng "mầm bệnh" có vai trị phát tán lây lan bệnh hoặc bảo tồn lâu dài
Các loại bào tử vô tính chủ yếu của nấm là bào tử bọc (Sporansiospore) bào tử động (zoospore, có lơng roi) và bào tử phân sinh (conidium) được sinh ra từ các cơ quan sinh sản i vơ tính tương ứng là bọc bào tử (sporangium) va "canh bao ti phan sinh" (conidiophore) Nhitng = loại bào tử này là mầm bệnh xâm nhiễm, lây lan trên đồng ruộng (bệnh nấm mốc, bệnh sung | rễ cải bắp, bệnh mốc sương khoai tây, bệnh đạo ôn lúa v.v ) i Các loại bào tử hữu tính chủ yếu của nấm là các loại bào tử trứng (oospore), bào tử tiếp | hợp (zygospore) bào tử túi (Ascospore), bào tử đảm (Basidiospore) được sinh ra do cic co | quan sinh sản hữu tính có các giao tử đực và cái phối giao với nhau
Các loại bào tử hữu tính có sức sống cao, là dạng bảo tồn lâu dài của nấm từ năm trước
tới năm sau
Ở một số loại nấm từ sợi nấm một nhân hoặc sợi nấm hai nhân có khả năng trực tiếp hình
thành các loại bào tử hậu, bào tử xuân, bào tử hạ, bào tử đông (nấm dỉ sắt)
Sinh sản vơ tính sinh ra các cơ quan sinh sản vơ tính và các bào tử vơ tính với số lượng
rất nhiều có thể lộ thiên, có thể được bảo vệ bao bọc trong các cấu trúc đặc biệt khác nhau
tùy loại nấm gọi là "bó cành bào tử" (Coremium), "đĩa tành bào tử" (Acervulus) và "quả cành
bào tử" (Pycnidium) Đây cũng là một trong những cơ sở để phân loại nấm
Sinh sản hữu tính của nấm Túi hoặc nấm Đâm cũng sinh ra các cấu trúc đặc biệt gọi là
"quả thể" khác nhau như quả thể hình cầu (cleistocarp), quả thể hình bầu nậm (perithecium) quả thể đĩa (apotet) (Apothecium) (đối với nấm Túi) hoặc quả nấm (nấm mũ) đối với nấm Đảm Căn cứ vào những đặc điểm chung về hình thái, sinh trưởng, sinh sản nói trên người ta phân loại toàn bộ các loại nấm thành những lớp nấm khác nhau để giám định chẩn đoán bệnh nấm
36
Trang 37PHAN LOAI NAM GAY BENH CAY
lim hình thái của cơ quan sinh trưởng và sinh sản, một inh lý và cấu trúc gen di truyền được sắp xếp phân chia theo một Hệ thống phân loại nấm dựa vào đặc
số đặc điểm riêng biệt
hệ thống thứ bậc bao gồm :
Ngành nấm (Fungi - Mycota)
Lớp (Classis - Mycetes = Mycotina)
B6 (Ordo - ales) Ho (Familia - aceac) Loại (Giống) (Genus)
(Species)
Đối với nấm ký sinh còn sử dụng phạm trù phân loại dưới mức loài (Specics) đó là :
- Dang chuyén hoa (Forma specialis)
- Ching (nhóm nồi) : (Races)
- Nồi sinh học : (Biotypes)
"Dạng chun hóa" của một lồi nấm có đặc điểm khơng khác biệt về hình thái chỉ phân biệt về tính chun hóa lồi cây ký chủ
“Ching; nấm là một nhóm nồi không khác biệt nhau về hình thai về lồi cây ký chủ chuyên hóa mà chỉ phân biệt về đặc tính sinh lý gây bệnh trên những giống trong một loài cây ký chủ “Nồi sinh học" là những cá thể đồng nhất về genotip
Phân loại nấm là vấn đề khoa học rất phức tạp có nhiều hệ thống phân loại khác nhau về
một số điểm như hệ thống phân loại Saccardo, hệ thống phân loại Alexopolus v.v cần được
tiếp tục hoàn chỉnh, song để khái quất hóa có thể tóm tắt sơ lược phân loại nấm gây bệnh cây như sau :
1 Thể sinh trưởng là Plasmodium (nguyên bào)
- Sinh sân vơ tính : Bào tử động (zoospore) có 2 roi # Lớp Myxomycetes (nấm cổ sinh) 2 Thể sinh trưởng là Plasmodium hoặc sợi nguyên thủy đơn giản
- Sinh sản vơ tính : Bào tử động (zoospore) có 1 roi, nhăn Lớp Chytridiomycetes (nấm
Cổ sinh)
3 Thể sinh trưởng là dạng sợi nấm phát triển, đơn bào
- Sinh sản vơ tính : Bào tử động - Bào tử bọc, hoặc phân sinh (conidium) Lớp Phycomycetes (Oomycetes) (nấm Tảo)
4 Thể sinh trưởng là dạng sợi nấm phát triển đơn bào
- Sinh sản vô tính : Bào tử bọc (Sporangiospore)
- Sinh sản hữu tính : Bào tử tiếp hợp (Zygospore) Lớp Zygomycetes (nấm Tiếp hợp)
5 Thể sinh trưởng là dạng sợi nấm phát triển, đa bào - Sinh sản võ tính : Bào tử phân sinh (conidium)
- Sinh sản hữu tính : Bào tử túi (Ascospo) Lớp Ascomycetes (nấm Túi)
6 Thể sinh trưởng là dạng sợi nấm hai nhân, đa bào
- Sinh sân bằng cơ quan Đảm (Basadium) và bào tử dam (basidiospore) Lớp Basidiomycetes
(nam Dam)
7 Thể sinh trưởng là dạng sợi nấm phat đa bào
- Chỉ thấy sinh sản vơ tính : Bào tử phân sinh (conidium) Lớp Deuteromycetes nấm Bất toàn) 8 Thể sinh trưởng dang sợi nấm phát triển, đa bào,
- Tạo hạch nấm Lớp Mycelia sterilia (nấm Trơ)
Trang 38Các loài nâm gây bệnh cây thuộc hệ thông phân loại chung nói trên có thể tóm tắt minh
họa theo bảng sau :
T senate 3 Lớp | Bộ | Họ Loại e rs \ 4 oi Loài ị i | re a | | 1 | 2 3 4 5 | ~ : + HH mê
| Myxomycetes ¡Plasmodiophorales Plasmodiophoraceae Plasmodiophora P brassicae Wor
! (sưng rễ cải bắp)
| Spongospora S subterranea Lag
} | | Bệnh ghẻ sao khoai tây
is 1 1
Í ; “iết Ắ& =
| Chytridiomycctes | Chyưidiales | Synchitriaceae Synchytrium S endobioticum Pers
| Ung thư củ khoai tay
‡
{ Physoderma P maydis Miyabe
| Vết nâu bẹ, lá ngô
t ZI
| Phycomycetes Saprolegniales Saprolegniaceae Achlya A oryzae
\ Thối mầm, rễ mạ (lúa)
|
| | Peronosporales Pythiaceae Pythium P debaryanum
| | Chết rạp thối rễ
| Phytophthora P infestans D.B
Mốc sương cà chua
| P parasiúca Đen thân thuốc lá Peronosporaceae Peronospora P manshurica
Sương mai đậu tương
Pseudoperonospora |P cubensis
Sương mai dưa chuột
Plasmopara P viticola
Sương mai cây nho Sclerospora S maydis
Bach tang ngô Bremia B lactucae
Sương mai sà lách
Albuginaceae Albugo A candida
Gỉ trắng rau cải xanh
Zygomycetes | Mucorales Mucoraceae Rhizopus R nigricans
Mốc đen, xám
Mucor
Trang 39
i ASCOMYCETES, ! 2 Taphrinales 2 : Taphrinaceae 3 ~ Taphrina 4 ae T deformans 5 A |
1 Protoascomycetes Bệnh phồng lá đào mận
Không có quả thể |
trần |
L ; — TH
2 Euascomycetes Plectascales Aspcrgillaceae Aspergillus A niger
Có quả thể Mốc đen gốc cây lạc
——
Penicillium P digitatum |
Méc xanh qua cam - Nhóm Erysiphales Erysiphaceae Erysiphe E cichoracearum
Cleistomycetes Bệnh phấn trắng thuốc lá v.v (quả thể cầu kín) P moricola
Phyllactinia Bac thau 1a dau tim
S pannosa
Sphaerotheca Phấn trắng lá hoa hồng
Sphaeriales Sphaeriaceae Glomerella G glycines
Than thu dau tuong
- Nhóm Hypocreales Hypocreaceae Ustilaginoidea U virens
Pyrenomycetes Bệnh hoa cúc hạt lúa
(quả thể bầu) peritet
Nectriaceae Gibberella G fujikuroi Bệnh lúa von Myriangiales Myriangiaceae Elsinoe E faweetti
Bệnh sẹo cam Dothideales Dothideaceae Mycosphaerella | M musicola
Đếm lá chuối - Nhóm Pezizales Helothiaceae Monilia M fructigena
Discomycetes Sclerotinia S sclerotiorum
(qua thé dia) Bệnh thối hạch cãi bắp
BASIDIOMYCETES | Ustilaginales Ustilaginaceae Ustilago U maydis
Ủng thư ngô
Tilletiaceae Tilletia T horrida
Than đen hạt lúa
Uredinales Pucciniaceae Puccinia P arachidis
Hemileia Gi sắt cây lạc
H vastatrix
Gi sit cà phe Melampsoraceae Melampsora M lini (day)
Phakopsora P pachyrhizi
(đậu tương) '
Trang 401 2 3 4 5
Exobasidiales Exobasidiaceae Exobasidium E vexans
Phdng lá chè
Thelephorales Thelephoraceae Corticium C sasaki | Agaricales Agaricaceae Armillaria A mellea
| Nấm mũ hại rễ, thối gốc
DEUTEROMYCETES | Sphaeropsidales Sphaeropsidaceae Phyllosticta P oryzae Bạc má (lúa)
Ascochyta A pisi Đốm nâu đậu
Septoria S lycopersici Vết xám cà chua Melanconiales Melanconiaceae Colletotrichum C gossypii
Thán thư bông
Pestalozzia P theae Chấm xám chè
Moniliales Moniliaceae Piricularia P oryzae
Đạo ôn lúa
Botrytis Botrytis cinerea
Mốc xám Verticillium v dahliae Héo vàng Trichoderma T viridis
Nấm đối kháng Dematiaceae Cercospora C nicotianae
Đốm mắt cua thuốc lá Helminthosporium H turcicum Đốm lá lớn ngô Alternaria A.brassicAe ` Đốm vòng cải bắp Stemphylium S botryosum Đốm khô lá hành tây Tuberculariaceae Fusarium F oxysporum
Héo vang
MYCELIA Rhizoctonia R solani