1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (tái bản lần 1) ts nguyễn minh tuấn

440 6 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 440
Dung lượng 43,39 MB

Nội dung

Trang 1

VNUS TS NGUYEN MINH TUAN sa = a

TUSACH KHOA HOC Ba

Trang 2

TS NGUYỄN MINH TUẤN GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Tái bản lần 1

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần mở đầu

NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Chương I KHÁI LUẬN VỀ MÔN HỌC, KHOA HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC

'VÀ PHÁP LUẬT THÉ GIỚI 1 Đối tượng nghiên cứ

II Phương pháp nụ

Ill Ý nghĩa của môn học

15 „20 „32 , phạm vi nghiên cứi cứu và học tập

Chương II TIÊN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN NHÀ NƯỚC 'VÀ PHÁP LUẬT TRÊN THÉ GIỚI

I Đặc trưng của quyền lực trong xã hội nguyên thủy

II Tiến trình hình thành và phát triển của nhà nước

Ill Tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật

Phần I

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CỔ ĐẠI

Chương I NHÀ NƯỚC VÀ PHAP LUAT

MỘT SÓ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CÔ ĐẠI

I

I Luong H

III Án Độ

Trang 4

Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MỘT SÓ NƯỚC PHƯƠNG TÂY THOI CO DAI

|; Hỹ LẬsecsrseeeeeseiesoieisitssgS611666858566155ã5593ã551169753S4E48S6X5500534586698559535045595989194 88

In ẻ ee 109 Câu hỏi ôn tập Q Q QG Q0 1008898 122

Phần II

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI TRUNG ĐẠI

Chương l NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

I Sự thiết lập nhà nước ở Tây Âu thời trung đại -5<c<<sss++ 126

II Trạng thái phân quyền cát CỨ 5-5-5 < Sen nteerrrrrrrrrsree 129 III Chính quyền tự trị thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp - - 133 IV Thời kỳ suy vong của nhà nước Tây Âu thời trung đại 141 , Phép luật Tấy 'Ấu thời ttllflf ẾS[Lseeensseaensannndnreiidttrerorgairtiooitototresoregren 143 Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC THỜI TRUNG ĐẠI I Sự hình thành và phát triển nhà nước Trung Quốc thời trung đại 149 II Pháp luật Trung Quốc thời trung đại -5- 2 <£+e+seeersesesrsree 462

Cần hối BnT EĨPiaaeeasenninninttrotitioiitiittbtehiotpsalotieponprgtty0erexesveeramimssenessssesrnsia2878/88 172

Phan III

NHA NUGC VA PHAP LUAT THOI CAN VA HIEN DAI Chương I NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MỘT SÓ NƯỚC ÂU MỸ

VÀ NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI

I Nhà nước Anh thời cận đại . - <1 HH0 100015118836 175

II Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thời cận đại .- - -s «55 191 III Nhà nước Pháp thời cận đại -. HH9 HH H1 ke 207

IV Nhà nước Nhật Bản thời cận đại G0 001000355 218

V Pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời cận đại - 225

Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SÓ NƯỚC ÂU MỸ VÀ NHẬT BẢN THỜI HIỆN ĐẠI

| Đặc điểm và những thay đổi cơ bản của một số nhà nước Âu Mỹ

Trang 5

Mục lục 7

II Những thay đỗi cơ bản của pháp luật ở một số nước Âu Mỹ

và Nhật Bản thời hiện đại

IIL Lich sử lập hiến và sự ra đời nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức Câu hỏi ôn tập

269 „283 297 Phần IV

'NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÔNG XÃ PARIS, LIÊN XÔ 'VÀ CÁC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

Chương | CONG XA PARIS NAM 1871

I Nguyên nhân bùng nỗ cuộc Cách mạng vô sản và sự thiết lập

Công xã Paris

II Pháp luật của Công xã Paris „302

1II Nguyên nhãn thất bại và bài học lịch sử của Nhà nước Công xã Paris 303

Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN XÔ

(1917-1991)

300

1 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và sự thành lập Nhà nước Xô viết .305 „308 „309

II Nhà nước Xô viết Nga

III Nhà nước và pháp luật Liên minh xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922-1991

Chương II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC CỘNG HOA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN

I Các nhà nước ở Đông Âu

II Các nhà nước ở châu Á

Ill, Đặc điểm cơ bản của pháp luật dân chủ nhân dân

Phần V

MỘT SỐ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG

'VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRONG THE KY XXI

Chương I NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THÉ KỶ XXI

I Một số đánh giá, dự báo về xu hướng vận động, phát triển

của nhà nước và pháp luật trong thé ky XX

II Sự thay đổi của hình thức nhà nước và xu hướng vận động của nhà nước đương đại

II Nhà nước pháp quyền và xu thế vận động của pháp luật hiện đại

Trang 6

8 - GIAO TRINH LICH SU NHA NUGC VA PHAP LUAT THE GIỚI

Chwrong Il XU HUONG VE CONG BANG XA HOI VA DAN CHU

1 Công bằng, Công bằng xã hội „365

II Dân chủ „368

Câu hỏi ôn tập .374

Phụ lục

Phụ lục 1: Tổng quan về một số cách phân chia niên đại lịch sử thế giới 375

Phụ lục 2: Bộ luật Umammu .378

Phy lục 3: BO luat Hammurabi 381

Phy lục 4: Luật 12 bảng

Phụ lục 5: Tuyên ngôn về quyền của Bang Virginia năm 1776

Phụ lục 6: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

Phụ lục 7: Các quyền cơ bản trong Luật Cơ bản Cộng hòa Đức

Phụ lục 8: Những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử

pháp luật phương Tây

Phụ lục 9: Một số nhân vật có ảnh hưởng lớn đến pháp luật thế giới

410 413

426

Tài liệu tham khảo

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử là những gì đã diễn ra, nhưng lịch sử đem lại kết quả cho

hiện tại Những thành tựu tiến bộ mà chúng ta có được ngày hôm nay

về luật pháp, không phải tự nhiên mà có, đó là một quá trình phát triển rất dài của lịch sử Muốn đưa ra được giải pháp thuyết phục cho những

vấn đề thực tiễn phát sinh trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh

vực pháp lý, người ta cũng tìm về với lịch sử, tìm trong đó những kinh

nghiệm, những bài học nào có thể có ý nghĩa với hiện tại, kể cả những,

thành công và thất bại Trong bồi cảnh hội nhập, toàn câu hóa hiện nay,

việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được quy luật và vận dụng những tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật phục vụ cho hiện tại và kiến

tạo tương lai đang là một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa hơn bao giờ hết

Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và Lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một

cách nhìn tơng quan về q trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như

xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khử đến hiện tại, theo

trục thời gian từ thời cô đại, thời trung đại đến thời cận, hiện đại

Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về lịch sử nhà nước và pháp luật Vì vậy, đây là một môn

học rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngồi cung cấp một lượng

kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người đọc lý giải được những vấn đề đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại Đây là môn học có chức năng khai sáng

Trang 8

a

10 oe GIAO TRINH LICH SU NHA NUGC VA PHAP LUAT THE GIGI

tư duy, khả năng lập luận của người học và chức năng định hướng cho người học trước khi tìm hiểu về các khoa học pháp lý chuyên ngành

'Trên cơ sở kế thừa các giáo trình đã xuất bản, đặc biệt là Giáo /rình:

Lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1997 và Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007 và năm 2013, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thé giới năm 2014 do NXB Chính

trị Quốc gia ấn hành, Giáo trình này đã tiếp tục cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vẫn đề mới theo từng nội dung cụ thể

Các vấn đề được trình bảy trong Giáo trình này được nêu ngắn gọn,

dung lượng vừa phải, đi vào bản chất vẫn đề, để trên cơ sở đó người học

khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tịi và nghiên cứu mở rộng

Giáo trình được phân chia theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống

là thời cỗ đại, thời trung đại và thời cận, hiện đại Nội dung của hằu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật những nội dung mới một cách đầy đủ và toàn diện, ví dụ như: phân tích và bình luận về Bộ luật

Umammu ở Lưỡng Hà cổ đại, pháp luật ở Hy Lạp cổ đại, Lịch sử lập

hiến và sự ra đời Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà nước Nga

và Đông Âu từ năm 1991 đến nay, Nhà nước và pháp luật của Trung

Quốc v.v Đặc biệt tác giả cũng bỏ sung hai phần: đánh giá xu hướng vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật trong thế kỷ XXI, và

phụ lục bao gồm các bản dịch từ tiếng nước ngoài là Bộ luật Umammu; Bộ luật Hammurabi; Luật 12 bảng; Tuyên ngôn về quyền của Bang 'Virginia; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp; Các quyền

cơ bản trong Luật Cơ bản Đức; Các mốc thời gian quan trọng trong lịch

sử pháp luật châu Âu; Một số nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử

pháp luật thế giới

Từng nội dung trong giáo trình được viết theo hướng phản ánh

trung thực lịch sử, bám sát các qui phạm pháp luật và bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung và ý nghĩa Tác giả cũng đã sử dụng nhiều tài liệu, trong đó có cả những tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài

để phản ánh một cách khách quan, trung thực từng nội dung cụ thể của

Trang 9

Lời nói đều 1

Về cơ cấu, Giáo trình này chỉ tập trung giới thiệu về lịch sử nhà

nước và pháp luật của những khu vực điển hình trên thế giới theo từng thời kỳ Những vắn đề về nhà nước và pháp luật của các nước Đông Âu, Bắc Âu, châu Phi, ASEAN và những khu vực khác sẽ được bổ sung, mở

rộng khi có điều kiện

Trong đời, ta nhìn sự vật, hiện tượng có khi thấy, có khi khơng, tủy ở người nhìn, ở điểm nhìn, ở góc nhìn và ở hệ quy chiều khác nhau

nên cuốn giáo trình này chắc chắn vẫn còn những hạn chế và thiếu sót Tác giả mong nhận được những đóng góp chân thành từ phía bạn đọc

để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn

Hy vọng cuốn Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thể giới sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, đáp ứng được một phần nhu cầu giảng

dạy và học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới của giáo

viên và sinh viên, học viên cao học ngành Luật học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp

Trang 10

Phan md dau

NHAP MON LICH SU NHA NUGC

Trang 11

CHƯƠNG I

KHÁI LUẬN VỀ MÔN HỌC, KHOA HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC

VA PHAP LUAT THE GIGI

I ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHAM VI NGHIÊN CỨU

Từ “lịch sử” mả chúng ta dùng ngày nay có ít nhất hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là các sự kiện thực tế đã hoàn thành Phạm vi của lịch sử theo

nghĩa này rất rộng Nghĩa thứ hai được hiểu là các sự kiện quan trọng,

hoặc khía cạnh trong câu chuyện kể của con người mà các nhà sử học lựa chọn và giới thiệu Tuy nhiên, những gì đã xảy ra và những gì được giới thiệu, giảng dạy là hai vấn đề khác nhau Các nhà sử học vẽ lên một

“bức tranh của quá khứ” Bức tranh ấy có thể khai sáng trí tuệ độc giả

nhưng cũng có thể lừa đối họ.! Tương tự, luật pháp do con người làm ra,

có thể cơng bằng hoặc bắt cơng, từ cỗ chí kim đều vậy

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng nhất của ki

trúc thượng tầng, do vậy từ lâu hai hiện tượng này đã trở thành đối

tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, với cách tiếp cận khác nhau, mục đích tiếp cận khác nhau

Cần phân biệt giữa môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

với khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế gị

Trang 12

16 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Phạm vi môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới hẹp hơn so với phạm vì của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thé giới Nội dung môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới chi giới thiệu

những nội dung cơ bản nhất về lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật qua các giai đoạn cụ thể và ở những khu vực điển hình trên thế giới, ở một số nước tiêu biểu

Phạm vi của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật rộng hơn, có

thể bao gồm việc nghiên cứu nhiều vấn đề khác Ví dụ, trong phạm vi thời lượng và có chú ý đến tính vừa sức của người học, môn học

lịch sử nhà nước và pháp luật trong phần nhà nước và pháp luật chiếm

hữu nô lệ thời kỳ cỗ đại chỉ nghiên cứu hai khu vực điển hình là ở

phương Đông và phương Tây Ở phương Đông cũng chỉ nghiên cứu bốn trung tâm văn minh ra đời sớm nhất là Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc Ở phương Tây chỉ nghiên cứu về Hy Lạp và La Mã cổ đại

Nhưng đối với khoa học nhà nước và pháp luật thì khơng dừng lại ở đó,

phạm vi của nó có thể rộng hơn ở các khu vực khác nhau, ở nhiều nhà

nước khác nhau trên thể giới

'Về mặt nội dung, môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

giới thiệu về quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và

pháp luật trong từng thời kỳ lịch sử một cách khách quan, diễn ra tại

các khu vực điền hình trên thế giới

Lịch sử nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều

môn học, khoa học khác Chẳng hạn trong mối liên hệ với Lý luận chung về nhả nước và pháp luật thì điểm chung của hai môn này là đều có đối tượng nghiên cứu là hai hiện tượng nhà nước và pháp luật, nhưng giữa chúng cũng có những điểm riêng Lý luận chung nhà nước và pháp luật cung cắp một hệ thống các khái niệm, các phạm trù cơ bản và tìm ra quy luật vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật Trong khi đó lịch sử nhà nước và pháp luật lại xác định các quy luật mang tính lịch sử, căn cứ vào thực tế lịch sử giúp khoa học lý luận chung nhà nước và pháp luật xây dựng các quy luật, các khái niệm chung

Trang 13

khoa học pháp lý, lý luận chung nhà nước và pháp Mật giữ Vai trị là mơn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận

thức đúng đắn các vấn để có tính bản chất, các quy luật của nhà nước

và pháp luật Tuy nhiên, những khái niệm, những phạm trù của lý luận chung không phải xuất phát từ hư vô, mà phải kế thừa những thành quả nghiên cứu của lịch sử nhà nước và pháp luật Nhờ có lịch sử nhà nước và pháp luật, các khái niệm, phạm trù về nhả nước và pháp luật được làm sáng tỏ, có cơ sở thực tiễn từ lịch sử, do vậy mới đảm bảo được tính đúng đắn, thuyết phục Đồng thời, khi nghiên cứu lịch sử nhà nước và

pháp luật cũng không thể tách rời những vấn đề có tính phương pháp luận của lý luận chung nhà nước và pháp luật Rất nhiều những khái

niệm, phạm trù của lý luận chung nhà nước và pháp luật như kiểu nhà nước, bản chất nhà nước, chức năng nhà nước, bộ máy nhà nước, hình

thức nhà nước; kiểu pháp luật, bản chất pháp luật, nguồn của pháp luật,

thuộc tính của pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật, vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật đều phải dựa trên những thành quả nghiên cứu của lý luận chung nhà nước và pháp luật

Lịch sử nhà nước và pháp luật gồm có lịch sử nhà nước và pháp

luật Việt Nam và lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới Hai khoa học này cùng nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật nhưng cũng khác nhau về không gian và phạm vi nghiên cứu Khác với lịch sử nhả nước và pháp luật Việt Nam, lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nghiên cứu những nét chung nhất lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật ở những khu vực lớn, điển hình trên thể giới

Lịch sử quyền con người và lịch sử nhà nước và pháp luật là hai môn học/khoa học khác nhau, có đối tượng nghiên cứu riêng, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau Phạm vi nghiên cứu của Lịch sử nhà

nước và pháp luật rộng hơn Lịch sử quyền con người Lịch sử quyền

con người chỉ nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, các thế hệ quyền con

Trang 14

—.mnmmm————————— .——=—m

18 Phân mở đầu: NHAP MON LICH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỂ GIỚI

thời đó ra sao, quyền lợi con người có được quan tâm không, phụ nữ

được đối xử ra sao, quyền lợi của các nhóm yếu thể khác có được bảo vệ

không, trách nhiệm của thẩm phản khi xử sai phải từ chức ra sao Tương

tự như vậy, muốn hiểu đầy đủ giá hay

Quốc triều khám tụng điều lệ, ngoài việc phải đặt đúng trong bồi cảnh, không gian xã hội thời đó, cịn phải luận giải xem thời đó người ta bảo

vệ quyền lợi của các nhỏm yếu thể trong xã hội ra sao và đặc biệt là vần

đề trách nhiệm của quan lại thời đó như thé nao dé dam bao cho những quyền lợi của những nhóm đối tượng này Về nội dung, môn học Lịch

sử nhà nước và pháp luật đã có sứ mệnh rắt tự nhiên phải làm sáng tỏ van đề “quyền con người” Sẽ không thể hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị pháp luật của mỗi một giai đoạn lịch sử nếu như không xem xét con người được nhìn nhận ra sao ở thời kỳ đó

Khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử nhà nước và pháp

luật nói riêng được gọi là khoa học có tính chất quan định luận (chỉ

nghiên cứu về quá khứ), bởi lẽ lịch sử hiểu theo nghĩa rộng nhất là tất cä những gì đã diễn ra

Nhiệm vụ của khoa học lich sử nhà nước và pháp luật là làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật theo quan

điểm và phương pháp lịch sử, bám sát từng thời gian, sự kiện lịch sử để

luận giải Đặc biệt là chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt của nhà

nước ở các khu vực lớn, điển hình trên thế giới, làm sáng tỏ nội dung

và giá trị pháp lý của pháp luật ở giai đoạn khác nhau, đồng thời chỉ ra

được quy luật phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật

cũng góp phần quan trong cho việc hoạch định đường lối, chính sách, tìm trong đó những giá trị, bài học kinh nghiệm cho hiện tại

“Trên thế giới hiện nay, trong chương trình đào tạo cử nhân luật học,

môn học Lịch sử pháp luật (history of law) được chú trọng Môn học/

khoa học này nằm trong hệ thống các khoa học pháp lý cơ bản Quan

niệm về các khoa học pháp lý co bin (basic legal sciences) hiện nay

Trang 15

Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 19

cấu thành thứ nhất: Triết học pháp luật (philosophy oƒ law) Trong Triết

học pháp luật lại bao gồm 3 bộ phận cấu thành: Đạo đức học pháp luật,

Các lý thuyết pháp luật, Tư duy pháp lý; Bộ phán cấu thành thứ hai: Xã

hội học pháp luật (sociology of law); B6 phan cdu thanh thit ba: Lich sử pháp ludt (history of law); Bộ phận cấu thành thứ t: Các khoa học

phdp ly co ban bé tr¢ (other basic legal sciences) bao gồm các môn học/

khoa học như: Luật học so sánh; Lịch sử Luật La Mã; Lý luận nhà nước, Lịch sử nhà nước

Khác với cách tiếp cận truyền thống của Việt Nam, thường nghiên

cứu đồng thời lịch sử của cả hai hiện tượng “nhà nước và pháp luật", vì vậy tên gọi truyền thống thường là “lịch sử nhà nước và pháp luật", ở nhiều nước tên gọi của môn học thường được đặt là “lịch sử pháp luật“ (legal history) Nội dung của môn học cũng tập trung giới thiệu về lịch

sử phát triển của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử, giúp người học thấy

rõ được tiến trình phát triển của pháp luật trong lịch sử

Lịch sử pháp luật nằm trong hệ thống các môn khoa học pháp lý cơ

bản, cùng với Triết học pháp quyền, xã hội học pháp luật Mơn học này

có mối liên hệ gần gũi với những môn học khác như Đạo đức học pháp

luật và Tư duy pháp lý

Khoa học lịch sử pháp luật trên thế giới ngày nay cũng phát tri:

theo nhiều hướng khác nhau, theo cả chiều rộng và chiều sâu Ngoài

những hướng truyền thống, nhiều nước trên thế giới đã thành lập các

trung tâm nghiên cứu lịch sử pháp luật theo hướng nghiên cứu lịch sử pháp luật khu vực, ví dụ lịch sử pháp luật châu Âu, lịch sử pháp luật các

nước Tây Âu, Bắc Âu, lịch sử pháp luật châu Á, lịch sử pháp luật của

các nước ASEAN Bên cạnh đó, nhiều trung tâm nghiên cứu mang tính ứng dụng cũng được thành lập Những trung tâm này tập trung nghiên cứu, đánh giá, góp ý, phản biện các chính sách, pháp luật của nhà nước sở tại trên cơ sở tìm hiểu những bài học kinh nghiệm trong lịch sử pháp luật của nước sở tại và nhiều nước trên thế giới, từ đó đưa ra những giải

Trang 16

20 Phần mở đầu: NHAP MON LICH SU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Khoa học pháp lý Các KHPL Các KHPL

Lịch sử pháp luật; Xã hội học pháp luật ) | [ bổ trợ khác |[ chuyên ngành

Tư duy pháp lý 'Đạo đức học Các pháp luật học thuyết pháp luật

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VA HOC TAP

Theo tiếng gốc Hy Lạp, phương pháp là kết hợp của hai chữ

“mesta” có nghĩa là đến và “hodỏs” có nghĩa là con đường Phương pháp là con đường đễ đến một cái đích nào đó

1 Phương pháp luận, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử

pháp luật truyền thống và phi truyền thống

Phương pháp luận của bat kỳ khoa học nào cũng là lập trưởng, xuất

phát điểm để tiếp cận vẫn đề cần nghiên cứu Hay nói cách khác, đó là nguyên tắc xuất phát điểm cho phép quan sát và nhận thức hiện tượng, khám phá ra trì thức trong những lĩnh vực nhất định Phương pháp luận

Trang 17

Chương |: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 21

Trong khoa học pháp lý, phương pháp luận là “các nguyên tắc cơ bản - tức là các quan điểm cơ bản, định hướng, là hệ thông các cách thức, phương pháp, phương tiện để nhận thức các hiện tượng khách

quan, là phương pháp tiếp cận các vấn đề cân nghiên cứu."!

Thực chất, nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung và nghiên cứu

lịch sử pháp luật nói riêng phải dựa trên thành quả nghiên cứu của

những người đi trước Đó là cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu một

cách toàn diện, bằng tắt cả các lý thuyết, các luận điểm, thể hiện sự nhận biết vấn đề cần nghiên cứu.?

Người ta có thể phân biệt phương pháp luận thành phương pháp

luận chung (triết học) và phương pháp luận chuyên ngành khoa học." Điểm riêng của phương pháp luận nghiên cứu luật học là phải tiếp cận

dựa trên các loại nguồn pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật và qua việc xét xử các vụ việc của thấm phán Mỗi một môn trong khoa học

pháp lý có phương pháp luận riêng Đối với môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật cũng vậy Có thể tạm phân chia phương pháp luận nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật thành hai dạng: phương pháp luận

nghiên cứu lịch sử pháp luật truyền thống và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật phi truyền thống

Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật truyền thống là phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý ở nghĩa hẹp, khơng có sự tương tác với các ngành khoa học xã hội khác Lý thuyết của phương pháp luận luật học truyền thống là sự kết hợp lý thuyết pháp luật (legal theory) và luật học (Iurisprudence), với rất nhiều trường phái, quan niệm, cách giải thích “luật khác nhau

* Hoàng Thị Kim Quế, Chọn chủ đả, xáy dựng đẻ cương nghiên cứu khoa học, ìn trong sách: Vũ Cơng Giao - Nguyễn Hồng Anh (Chủ biên), Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận ân ngành luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr 33

3 Nguyễn Đăng Dung, Phương pháp luận nghiên cửu luật học, in trong sách: Vũ Công,

Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Sđg, tr 28

Trang 18

22 Phần mở đầu: NHAP MON LICH SU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật phi truyền thống

có đặc trưng là áp dụng các phương pháp nghiên cứu, thành quả nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác vào nghiên cứu lịch sử pháp luật Hay nói cách khác, đây là sự kết hợp liên ngành nghiên cứu luật học, lịch sử, chính trị học, nhân học, triết học Việc tiếp cận liên ngành

về lịch sử pháp luật cho phép nhìn nhận vẫn đề pháp luật trong lịch sử

được đầy đủ, toàn điện, sâu sắc hơn.!

nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật hiện nay cần phải

kết hợp cả phương pháp luận nghiên cứu lịch sử pháp luật truyền thống

và phi truyền thông, vừa cần phải bám sát các lý thuyết pháp luật truyền thống, vừa có sự tiếp thu, kế thừa các thành quả nghiên cứu của các

khoa học khác như lịch sử, chính trị học, nhân học, triết học có liên quan đến nội dung nghiên cứu Hay nói cách khác, mặc dù với tên gọi săn với hai chữ “lịch sử”, nhưng môn học này sẽ khơng tiếp cận dưới

góc độ phương pháp luận truyền thống của sử học mà vẫn tiếp cận vấn đề dưới góc độ luật học truyền thống, có tham chiếu và kế thừa những

thành quả nghiên cứu của khoa học lịch sử và các khoa học xã hội nhân văn khác

khoa học pháp lý nói chung hay nghiên cứu lịch sử pháp luật nói

1ä đi tìm chân lý thơng qua việc phát triển trỉ thức mới Nhưng chân lý

sẽ khơng được tìm thấy một khi van đề khoa học bị “chính trị hóa” hay

“hanh chính hóa” cao độ Khơng thể có phương pháp luận đúng đắn

nếu như không có tự do học thuật, theo nghĩa là tự do giảng dạy, nghiên cứu và thảo luận khoa học, tự do công bố kết quả nghiên cứu Bởi vậy,

không nên quan niệm chỉ có một phương pháp luận duy nhất, mà cần

hiểu có nhiều phương pháp luận và người nghiên cứu có thể chọn “chỗ

đứng”, thậm chí “thay đổi chỗ đứng” - tức thay đổi phương pháp luận - dé nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu chuẩn xác hơn Tiếp nữa,

có được kết quả nghiên cứu rồi, cẳn phải tiếp tục trao đổi, thảo luận và

Trang 19

'0hương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 23

kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó Khơng thể đi đến chân lý nếu khơng, có sự cọ xát và kiểm định các học thuyết, quan điểm hay các kết quả

nghiên cứu khác nhau Chính tự do học thuật, tự do nghiên cứu “không bị giới hạn bởi những điều cắm ky và kiểm duyệt”" mới là đích đến của khoa học thực thụ

Tóm lại, phương pháp luận của khoa học pháp lý hiện đại dựa trên

quan điểm mở, khách quan, khoa học, dựa trên những thành tựu của

những người di trước, không chỉ của riêng khoa học pháp lý mà còn

ˆˆ của nhiều ngành khoa học khác liên quan, đó là tổng hợp nhiều cách

tiếp cận khác nhau, nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với mục

đích nhận thức tồn diện, đầy đủ, có hệ thống về đối tượng nghiên cứu 2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thẻ

Phương pháp nghiên cứu cụ thể là tắt cả những thủ pháp kỹ thuật,

cách thức để nhận thức về đối tượng nghiên cứu Để làm sáng tỏ vấn đề

cần nghiên cứu cần phải sử dụng tắt cả các thủ pháp kỹ thuật một cách hiệu quả Có nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích - tổng hợp; thống kê; phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp phỏng đoán khoa học

Nghiên cứu lịch sử pháp luật đòi hỏi sự tổng hợp nhiều phương

pháp Chẳng hạn, một phương pháp phổ biến nhất là phương phdp ne

duy tritu tong, theo đó, người nghiên cứu đặt tư duy của mình theo

hướng xác định một đặc điểm cơ bản nhất của vẫn đề đang được nghiên

cứu, tách nó (trừu tượng hóa) ra khỏi các đặc điểm khác để phân tích,

đánh giá nhằm đơn giản hóa q trình tiếp cận với đối tượng nghiên

cứu Chẳng hạn sau khi nghiên cứu các nhà nước cụ thể ở phương

Đông cổ đại vận dụng phương pháp tư duy trừu tượng ta có thể rút ra

được một đặc điểm chung nhất về những nhà nước này đó là tính đại diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cắp yếu

* Vũ Thành Tự Anh, "Kiến tạo một nền đại học thực thụ”, Thời báo Kinh tế Sai Gon, http://www thesaigontimes.vn/135167/Kien-tao-mot-nen-dai-hoc-thuc-thu.ht ml đăng ngày 3/9/2015,

Trang 20

24 Phần mở đâu: NHAP MON LICH SU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Quá trình tư duy trừu tượng gắn liền với phương pháp phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch Phương pháp phân tích là cách

phân chia một vấn đề đang cần nghiên cứu ra thành các nhóm vấn đề nhằm nghiên cứu tồn diện các khía cạnh của vấn đề Phương pháp

tổng hợp là cách sâu chuỗi kết quả phân tích từng bộ phận, nhóm vấn để trong tông thê Phương pháp quy nạp là phương pháp nghiên cứu theo đỏ kết luận chung được xác lập trên cơ sở các phân tích cụ thể Phương, pháp diễn dịch là cách tìm kết quả từ những thông số cụ thể và qua suy

luận lơ gíc đề có được những kết quả cụ thê về đối tượng nghiên cứu

Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử cũng đòi hỏi phải tổng hợp nhiều phương pháp khác Ví dụ như phương pháp mơ hình hóa, phương pháp phân loại Phương pháp mơ hình hỏa là cách nghiên cứu về đối tượng,

thông qua việc tạo ra mơ hình đẻ dễ tiếp cận vấn đẻ, đơn giản hóa vấn để do tính phức tạp, nhiều mặt của vấn đề đó Phương pháp phân loại là

cách chia tắt cả các đối tượng nghiên cứu thành những nhóm riêng biệt dựa trên những dấu hiệu đặc trưng mà người nghiên cứu đặt ra.!

Nghiên cứu lý thuyết đòi hỏi thêm nhiều phương pháp mới

như phương pháp hệ thống, phương pháp giao tiếp, phương pháp so sánh v.v

Phương pháp hệ thẳng thường được sử dụng khi nghiên cứu các

đối tượng phức tạp, đang trong quá trình tiếp diễn, phát triển, chưa thực sự định hình Phương pháp này đỏi hỏi nghiên cứu một tổng thể các yếu

tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau và với môi trường xung quanh để

tạo nên một thực thể toàn vẹn, thống nhất Trong quá trình nghiên cứu,

hệ thống sẽ tìm thấy những tính chất (yếu tố) xuyên suốt, liên hệ chung

của sự vật cũng như những mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau

Phương pháp giao tiếp là phương pháp dựa trên quan hệ tương tác,

hiểu biết về các luỗng thông tin và mối liên hệ trở lại Phương pháp giao

* Đào Tri Úc, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội:

khái niệm, nội dung, kinh nghiệm áp dụng, in trong sách: Vũ Cơng Giao - Nguyễn

Hồng Anh (Chủ biên), S0d, tr 12

Trang 21

hương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 25 tiếp coi trọng nhìn nhận thực chất của vấn đề thông qua việc đánh giá sự giao tiếp của các đối tượng nghiên cứu

Phương pháp so sánh là phương pháp dựa trên những tiêu chí cụ

thể của các đối tượng so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt Điều kiện quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp so sánh

là phải tìm cho được dấu hiệu chung (căn cứ chung) đẻ đưa ra so sánh Phương pháp so sánh - lich sử, hay so sánh các quá trình phát triể

cùng một sự việc (sự vật) để từ đó xác định được quy luật phát triển theo

thời gian của sự vật hiện tượng ngày nay được vận dụng rất phổ biến

trong nghiên cứu lịch sử pháp luật Chẳng hạn vận dụng phương pháp so sánh ta có thể chỉ ra được sự khác biệt về nguồn gốc hình thành, về

nguồn pháp luật, cấu trúc pháp luật của hai hệ thống pháp luật Common

law và Civil law từ góc độ lịch sử pháp luật

Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu về quá khứ, các vấn đề thường ở

rất xa so với thời điểm nghiên cứu, chúng ta đa phần chỉ

qua các tài liệu với độ tin cậy rất khác nhau, do vậy để có kết quả tốt cần

phải kết hợp kết quả nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khác để từ

đó rút ra những phỏng đoán thật sự khách quan, khoa học

'Để có được những nhận định khoa học về lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới, cần tránh:

Thứ nhất, tránh cô lập vấn đề nghiên cứu, để đánh giá đúng bản chất, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu phải đặt nó trong mối liên

hệ các sự vật, hiện tượng khác;

Thứ hai, tránh tách vấn đề nghiên cứu với điều kiện kinh tế - xã hội

cụ thể, Nhà nước và pháp luật không tách rời mà luôn chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế và xã hội

Thứ ba, tránh tách rời vấn đề nghiên cứu với thời điểm xây ra nó Khi nghiên cứu về lịch sử không được lầy quan điểm về nhà nước va pháp luật hiện đại để phán xét chủ quan một chiều theo hướng phê phán và xem

thường những giá trị nhà nước và pháp luật tại thời điểm xảy ra nó

Thứ tr, tránh vội vàng kết luận khi thiếu những luận cứ rõ rằng,

Trang 22

2 Phân mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Thứ năm, tránh tự mâu thuẫn Sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật

học cần phải nắm bắt vẫn đề, trình bảy và lập luận một cách lơgíc, tn

thủ các quy Luật Cơ bản của tư duy như quy luật đồng nhất, quy luật

cắm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ

Bất luận khi nói hay viết, bạn nên học cách lập luận, tiếp cận về những khía cạnh khác nhau của một vấn để, không nên chỉ nhìn một

phía và kết luận Khi nghiên cứu, tranh luận, bạn cần học cách lắng

nghe các lập luận của người khác, tập cách giải quyết các vấn để không

phải bằng cách xóa bỏ hết mâu thuẫn, mà bằng cách hóa giải nó một

cách hữu hiệu và đưa ra một hệ thống các giải pháp để lựa chọn giải

pháp nào là tối ưu Cần suy xét các vấn đề một cách duy lý, thay vì duy

tình hoặc cảm tính, hời hợt Cần tránh trích dẫn nguồn thông tin kể cả

sử liệu chưa được kiểm chứng về độ chính xác và coi đó là chân lý

Ngồi ra cũng cần tránh lối tr duy chủ quan, hàm ý “tắn công cá nhân"

và tránh lấy số đông (viện đến tình cảm của số đông) để lần át tính đúng

đắn của vấn đề

3 Phương pháp học tập, đọc tư liệu hiệu quả

Muốn học tập tốt môn học nảy, trước tiên bạn cần tập cách “giới

han van đề" ịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc,

Cách giết cÍ

khơng cần tư duy, suy nghĩ Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chỉ tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay Trước các vấn đề phức tạp, trước một lượng kiến thức lớn, bạn phải biết cách đơn giản hóa chúng Trong,

số rất nhiều nội dung khác nhau của môn học, muốn nắm được những ý quan trong, ban cần có chiến lược “ít mà là nhiều ” (less is more) Ban

hãy làm theo cách lắng nghe và có gắng rút ra những vấn đề có tính

bản chất nhất, hãy vạch ra khoảng 5 đến 7 cái gạch đầu dòng, nhưng

đó phải là những ÿ chính (những ý khơng thể thiếu, không thể quên) của

bài giảng, bài đọc Sau khí bạn đã hiểu, đã nắm chắc được những vấn đề

đó, bạn hãy tìm hiểu thêm, mở rộng thêm, nêu ví dụ làm sáng tỏ và phát

triển những vấn đề đó theo khả năng và cách hiểu của mình Như vậy,

bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự

kiện mà không biết hoặc biết khơng chính xác thì khơng thể hiểu được

Trang 23

Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 27

những vấn dé khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác Thả ít mà tố biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của

mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh

Cũng tương tự như vậy, khi bạn đọc sách, đừng vội đọc nhiều, đọc

một cách tràn lan Đọc vừa đủ, để dành thời gian “nghĩ”, “hié

“cảm ” được sự thú vị của vấn đề Quan trọng nhất khi đọc tài liệu là

bạn phải biết cách ứóm lược những ý chính từ những vẫn dé mình doc

được, từ đó phát triển vấn đề Thực tế, một cuỗn sách dài vài trăm trang

giấy, nếu muốn bạn vẫn có thể tóm lược thành 5 gạch đầu dòng làm nỗi

bật lên những vấn đề cốt yếu của cuốn sách

Vậy học lịch sử pháp luật có giống với học sử ở phổ thông hoặc thông sử không? Câu trả lời là không Phương pháp học, phong cách học lịch sử pháp luật khác với học sử ở phổ thông Lịch sử pháp luật

là một môn học, khoa học liên ngành nên có sự kế thừa những kết quả

nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhưng khi nghiên cứu, chúng ta không

vội đi sâu vào những vấn đề thông sử Lịch sử pháp luật không phải là “chiếc bóng mờ của thơng sử” Trọng tâm, điểm nhắn, chỗ đứng - điều

làm nên bản sắc của môn học, khoa học này trong khoa học pháp lý và khoa học xã hội nhân văn - là giảng dạy, học tập, nghiên cứu vẻ “lịch sử pháp luật”

Đối với những sinh viên năm đầu khi tiếp cận với các môn học

pháp lý cơ bản, trong đó có lịch sử pháp luật là cần phải phát huy tính tự chủ, năng lực tư duy, năng lực đánh giá, năng lực phản biện của người

học Những năng lực ấy sẽ chết din, chết mòn nếu như người học không

được phép đưa ra quan điểm riêng, sự đánh giá riêng của mình mà ln

bị đóng khung trong một cách tiếp cận, một lý thuyết đã có sẵn nào đó

Thực ra trong khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, chỉ có

những đề mở mới luôn tồn tại, vì bản chất của các khoa học lả nhiều đối

tượng nghiên cứu, luôn trong trạng thái động và mở Chỉ có tư duy theo

cách đó, vấn đề nghiên cứu mới luôn được phát triển, bồi đắp Thực tế

một học thuyết, một quan điểm dù có tiến bộ đến đâu chăng nữa cũng

chưa bao giờ là lời giải đáp cuối cùng hoặc đưa ra được giải pháp cuối

cùng cho tất cả các vấn đề pháp lý Quan trọng, nhất trong học lịch sử

Trang 24

28 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

là bạn có quyền hồi nghỉ, có quyền phân biện, quyền “lật lại vấn đề”

với những gì mình được học, thậm chí phê phán, hồi nghỉ về những

nội dung trình bảy trong cuốn giáo trình này Đơn giản vì giáo trình này cũng khơng phải là “chân lý tuyệt đối”, tìm cách "đóng khung tư

duy” hay nhận thức của bạn về một vấn đề nào đó Thực chất đây chỉ

là một cuốn sách được trình bày một cách hệ thống về một vần đề đó là

nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới dưới nhãn quan của người

viết, và tắt nhiên khơng phải là giáo trình duy nhất Giáo trình này cũng

khơng kì vọng giải quyết đầy đủ, sâu sắc mọi vấn đề liên quan, nhiều

vấn đề chỉ mang tính chất gợi mở, để người đọc tiếp tục suy tư, nghiên

cứu va đưa ra nhận định riêng cho mình

Học luật rất cần có một tư duy phê phán Phê phán có cơ sở, có

căn cứ khơng có gì là xấu, ngược lại chính phê phán, phản biện thậm

chí phản biện chính mình, mới là động lực đễ vấn đề và là cách để

khoa học phát triển Học luật, bạn sẽ thấy từ muôn vàn những vấn đề

phát sinh từ cuộc sống có những nhận định đúng, có những nhận xét không đúng hồn tồn và có những ý kiến hoàn toàn sai lạc Bạn hãy tập cách phát hiện vấn đề, tập tranh luận, tập phê phán và trình bảy theo cách hiểu của mình

tục nghiên cứu khoa học vị sử pháp luật, bạn cần phải

có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng Những điều kiện cẩn thiết bạn cần phải có

đó là: (1) Bạn cần có sự hứng thú, đam mê Nếu khơng có đam mê, bạn

sẽ gặp khó khăn để duy trì động lực; (2) Bạn phải có năng lực nghiên cứu bao gồm cả năng lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn,

trình độ ngoại ngữ đê triển khai đề tài nghiên cứu; (3) Bạn phải biết

thu thập, đánh giá tình hỉnh nghiên cứu, những gì người đi trước đã làm

được, những gì cịn bỏ ngỏ cần tiếp tục ngỉ :

liệu phong phú là một điều kiện quan trọng

Khi chọn bất kỳ đề tài nghiên cứu nào bạn cần phải xác định

cho được những câu hỏi nghién ciru (research questions) va tiép néi khâu này lả xây dựng và chứng minh các luin diém khoa hoc (thesis statements) Cau hoi nghiên cứu là câu hỏi mà người nghiên cứu phải trả lời được trong dé tài của mình sẽ tiến hành, nó sẽ định hướng, dẫn dắt cho toàn bộ cơng trình Câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính là

luận điểm khoa học của tác giả

Trang 25

hương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 2

Điều quan trọng nhất khi nghiên cứu khoa học pháp lý hay lịch sử

pháp luật là bạn cần phải thu thập và phân tích các dữ liệu, thông tin,

sự kiện, để cố tìm đạt được kiến thức mới hoặc hiểu biết mới thông

qua các luận điểm khoa học Hay nói cách khác, bạn phải có luận điểm khoa học mới, có thể là mới cơ bản, làm thay đổi căn bản một cách nghĩ

thông thường, nhưng cũng có thể là luận điểm sửa một nhận thức hoặc 1ý thuyết đang là phổ biến hoặc cũng có thể là để củng cố một lý thuyết

mới nhưng chưa phổ biến

SQ3R (SQRRR) là một từ viết tắt bởi 5 chữ cái đầu của 5 từ tiếng

Anh là Survey, Question, Read, Recite và Review Đây là những từ

dùng để chỉ 5 bước đọc hiệu quả, cụ thể bao gồm: quan sát, hỏi, đọc,

trả bài và xem lại Phương pháp này được tác giả người Mỹ Francis

Pleasant Robinson nêu ra trong cuốn sách Hoc tdp hiéu qua (Effective

Study) nm 1946 và đến nay đã trở thành phương pháp rèn luyện kỹ ất nỗi tié ế giới Dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc nội dung,

cơ bản của phương pháp này

Bước 1: Survey (Quan sát, tìm hiểu tổng quan)

Muốn tìm đường, bạn xem ban dé Muốn hiểu được về một cuốn

tải liệu, trước tiên bạn cần quan sát một cách tống quan về tài liệu đó

Một cuồn sách hay một bài báo khoa học nào cũng thường có phần mục

lục tổng quan, phần tóm tắt, bạn hãy bắt tay ngay vào đọc phần đó, thay

vì đọc ngay từng chương, từng đoạn cụ thể ngay Khi đọc tựa đề, phần giới thiệu, mục lục bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về những điểm chính yếu của tác phẩm

Mục lục cho bạn biết tiêu đề chính, tiêu đề phụ và những nội dung khác của tài liệu Đây là bước quan trọng để xác định các ý chính và

hình thành nên các câu hỏi về nội dung cho phần tiếp theo

Đọc phần tổng quan sẽ giúp bạn định hướng việc đọc được tốt hơn,

cụ thể bạn nắm được: Tác giả cuốn sách hay bài báo đó là ai? Nội dung

cuốn sách/bài đọc đó viết về cái gì? Cầu trúc của cuốn sách được thiết kế ra sao (tên chương, tiểu mục )? Phần nào là phần bắt buộc cần đọc

Trang 26

30 Phần mở đầu: NHAP MON LICH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỂ GIỚI

Bước 2: Question (Hỏi)

Muốn đọc có hiệu quả thì người đọc cần phải đặt trước các câu hỏi

Nêu câu hỏi về nội dung của phần đọc, bằng cách đưa tiêu đề và tiểu mục vào nội dung các câu hỏi, rồi sau đó tìm kiếm câu trả lời theo nội

dung của tài liệu Câu hôi nên tập trung vào những vấn đề chính yếu

như (Cái gì - What, Tại sao - Why, Bằng cách nào - How, Ai - Who, Khi

nào - When và Ở đâu - Where) Chẳng hạn: Chương này nói về vấn gì? Mình đã biết gì trước về vấn để mà cuốn sách đẻ cập? Vấn đề mới

này sẽ bỗ sung thêm những kiến thức gì cho mình? Khái niệm nào được coi là khái niệm chìa khóa?

Bạn hãy viết ra tắt cả các câu hỏi để sau khi đọc xong bạn có thể

kiểm chứng lại xem, liệu nội dung của bài đọc đó có trả lời đúng câu

hỏi đặt ra hay không

So di phải đặt câu hỏi vì như vậy có hai tác dụng: Thứ nhát, những, câu hỏi đó giúp bạn định hướng trước việc đọc, xác định mục đích của việc đọc; Thứ hai, bạn sẽ hiểu và nhớ nội dung sau khi đọc một cách đễ dang va logic hon

Bước 3: Read (Đọc)

Sử dụng những nền tảng đã có của phần khảo sát (S) và câu hỏi (Q)

đầu đọc (R) một cách chủ động

Khi đọc, bạn phải luôn tư duy trong đầu câu hỏi của mình (Q) Bạn

hay doc bang su đam mê, tò mò và chăm chú để tìm ra câu trả lời cho

những câu hỏi đó

để

Nhiều bạn thường mắc lỗi là đọc quá nhiều một lần Như vậy

không tốt, hãy đọc từng phần ngắn và chỉ đọc những gì liên quan đến những câu hỏi đặt ra

Khi đọc, bạn hãy tìm những ý chính Ý chính đó thường được nhận

diện bằng những dâu hiệu như: “Tóm lại có thể kết luận [ ]”, “Thor nhất, [ ]” “Quan trọng lả [ ]” Các ý chính có thể được minh hoa

bằng các ví dụ Khi đọc, bạn hãy có găng tách các vấn đề tiểu tiết ra öi ý chính Đọc đề hiểu nhanh ý chính là một kỹ năng rất cần thiết đối

với một nhả luật học, Đọc một cuốn giáo trình hay một bài báo khoa học

hồn tồn khơng giống với việc đọc một cuốn tiểu thuyết Với một cuốn

Trang 27

'Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhả nước 31 tiểu thuyết, bạn có thể đọc từ chương đầu đến chương cuối, nhưng với

các giáo trình, sách báo khoa học, bạn cần phải nắm bắt được nội dung chính các thông tin Bộ não của chúng ta về nguyên lý khi đọc nhanh

tiếp thu tốt hơn là đọc chậm Bởi lẽ việc hiểu đoạn văn không phụ thuộc

vào từng chữ cái hay từng từ đơn lẻ mà là trong ngữ cảnh với những từ chìa khóa

Bạn chỉ nên đánh dấu phần nào quan trọng bằng các ký hiệu do

mình chọn, mình hiểu một cách thống nhất

Chẳng han: DN - Định nghĩa; VÐ - Có vấn đề; CH - Câu hỏi; ĐK -

Điều kiện; HQPL - Hệ quả pháp lý; S - Tóm lại; ? - Chưa rõ; !?! - Nghỉ ngờ tính xác thực [ ]

Có thể khi đọc bạn sẽ gặp những từ hoặc thuật ngữ không rõ nghĩa,

đặc biệt khi đọc tải liệu tiếng nước ngồi Bạn nên ln có bên mình

một cuốn từ chuyên ngành khi đọc Lúc đầu bạn sẽ thấy bắt tiện

vi ngất quãng việc đọc, nhưng lâu dần sẽ quen và việc tra từ đó sẽ nâng

cao đáng kể khả năng đọc hiểu của bạn Lưu ý rằng việc tra từ điển không nhắt thiết phải thực hiện trong khi đọc, vì có thể làm ngắt mạch suy nghĩ, mà có thể thực hiện sau mỗi phần hoặc sau khi đọc xong một

đoạn ngắn

Bước 4: Recite (Trả bài)

Quan trọng nhất ở phần này là bạn phải liên hệ những điều mình

vừa đọc với những điều đã biết, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời các

câu hỏi Việc làm này sẽ khiến việc đọc của bạn hoàn toàn chủ động và rèn luyện được tư duy tích cực trong việc đọc tài liệu

Chữ “R” tiếp theo liên quan đến vấn đề trả bài (Recite) Mục đích

chính của bước này là bạn nhắc lại được những gì đã đọc được đã được

ghỉ nhớ bằng hình thức tự viết ra hoặc trả lời miệng được câu trả lời bạn

đặt ra ở bước 2

Bước 5: Review (Xem lại)

Trang 28

$2 Phẩn mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Xem lại là một bước quan trọng để đánh giá xem mình đã thu nhận

được gì sau khi đọc Bạn có thể kiểm chứng được việc đó bằng cách

kiểm tra lại đoạn vừa đọc, đối chiếu với câu hỏi và tự bổ sung, thêm những ý còn thiếu

Bạn cũng có thể chỉnh sửa câu hỏi lại một lần nữa cho phù hợp nhất với nội dung mà bạn đã trả lời Nếu bạn nêu câu hỏi chưa phù hợp hoặc tiêu đề của tác giả không sát với nội dung được trình bày thì bạn có thể sửa lại hoặc đưa ra những đánh giá riêng của mình

Phương pháp SQRRR đến nay đã trở thành một phương pháp đọc tài liệu hiệu quả nôi tiếng trên thế giới Phương pháp này đem lại rất

nhiều lợi ích: Trước hế:, đó là một phương pháp tư duy tích cực, tránh

việc học thụ động 7z hai, phương pháp này giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả và thời gian học tập, nghiên cứu 7» ba, quan trọng nhất là phương pháp này giúp bạn khắc sâu những kiến thức học được vào tâm

trí mình và biến nó thành của mình

Tuy nhiên, những lợi ích kể trên khơng tự nhiên có, mà đòi hỏi việc

rèn luyện hàng ngày, nghiêm túc mới có thể có được

III Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC

Ở phương Tây, không ai được coi là một nhà luật học thực thụ, nếu người đó khơng có những hiêu biệt tot về lịch sử pháp luật, tức là hiệu được “tầng sâu” nguồn cội hình thành và phát triển của pháp luật.!

Ý nghĩa của môn học này đối với khoa học pháp lý nằm ở chỗ lịch

sử pháp luật giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về pháp luật hiện

tại Pháp luật phản chiếu trong lịch sử phát triển của chúng giá trị của

một nền văn hóa

Lịch sử pháp luật là một khoa học mang tính liên ngành (interdiscipline science), liên quan đến cả khoa học pháp lý và khoa học lịch sử Lịch sử pháp luật nghiên cứu luật đã phát triển ra sao và tại sao nó đã thay đôi Ngành học này gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của

Trang 29

Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 33

các nền văn minh và đặt trong một bối cảnh rộng hơn về lịch sử xã hội

Chẳng hạn, khi chúng ta nói về hợp đồng, tải sản, tội phạm, hình phạt

v.v , lịch sử cho chúng ta thấy rằng những khái niệm này ngày nay được

sử dụng là kết quả của một quá trình phát triển liên tục và dần được bé

sung, hoan thiện theo thời gian

Đối với mỗi sinh viên Luật học, môn học Lịch sử nhà nước và

pháp luật nói chung và Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tầm quan trọng của môn học xuất phát

từ chính địi hỏi khách quan về mục đích, nội dung, phương pháp tiếp cận và giá trị mà nó đem lại cho một sinh viên Luật học

Lịch sử nhà nước và pháp luật giúp hình thành và phát triển năng

lực phản biện, năng lực đánh giá, năng lực tư duy của người học Khi đã có tư duy lịch sử pháp luật, bạn có thể đối phó, giải quyết được nhiều vấn đề của hiện tại một cách có chiều sâu

'Trong hệ thống giáo dục đại học nói chung và đào tạo về khoa học pháp lý nói riêng, những môn học lịch sử thường được đành cho sinh

viên năm đầu tiên Từ bậc học phổ thông, sinh viên sẽ được tiếp cận với

những vấn đẻ lịch sử nhà nước và pháp luật với một phương pháp mới

Môn học này cũng góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, biết

quý trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử nhà nước và pháp luật của nhân loại, bước đầu hình thành niềm hứng khởi, sự đam mê nghiên cứu kho tàng vô tận trí thức lịch sử nhà nước và pháp luật của nhân loại Học lịch sử hay nghiên cứu về lịch sử không giản đơn chỉ dừng

lại ở việc thuộc hay nắm bắt được các dữ kiện lịch sử, mà còn đi sâu

hơn bằng việc hiểu và rút ra được quy luật, di tồn của lịch sử cũng như những bài học cho hiện tại Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại Quá khứ là một kho kinh nghiệm Muốn tìm những lời giải cho

những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu

những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ Điểm thú vị nhất khi học lịch sử pháp luật là việc liên hệ hiện tại

Nhưng muốn liên hệ được với hiện tại thì khơng chỉ cần nắm chắc nội

dung của pháp luật, mà cần hiểu cơ sở tư tưởng nào, bồi cảnh xã hội nào

Trang 30

34 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

ấy, cũng như sự tác động, ảnh hưởng của những điều luật đó ra sao và

tìm ra được quy luật của lịch sử pháp luật

Ý nghĩa môn học Cung cấp hệ thống tri thức lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

'Cơ sở phương pháp luận

cho các khoa học pháp lý

chuyên ngành

Nghiên cứu cối — phượngphap| Nhậnthứcđược | Rútrz quy luật,

mon hoe Mace? | gténcia ten st | Bhựng bạ học

chuyénnganh lich sử cụ thể Kinh nghiệm

dễ dâng hơn

Ví dụ, đối với môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, về mặt nội dung có thể được chia thành 4 phẩn: nhà nước và pháp luật

thời cổ đại; nha nước và pháp luật thời trung đại; nhà nước và pháp luât thời cận đại; nhà nước và pháp luật thời hiện đại Giữa các nội dung này không phải là sự ngắt quăng hay biệt lập giữa các thời kỳ mà là một sự

phát triển liên tục, có sự kế thừa,

Lịch sử không bao giờ là sự đứt đoạn giữa các giai đoạn Không bao giờ giai đoạn sau chắm dứt sự liên hệ với giai đoạn trước Những

gì đã trải qua đều có ảnh hưởng, tác động đến những giai đoạn kế tiếp,

cả hướng tích cực và tiêu cực Người ta gọi đó là những “di tồn của

lịch sử“ Không thấy được những hạn chế hay những điểm tích cực từ

lich sử, những giải pháp đưa ra có thể gặp những trở ngại, không khả

thi hoặc có thể phải tr gid rat đắt Hiểu được những di tồn của lịch sử chính là thấy được: Thứ nhát, những thành tựu và hạn chế của lịch sử nhà nước và pháp luật ở từng khu vực điển hình trên thế giới qua từng

thời kỳ lich sử, để từ đó có hiểu biết toàn diện về các vấn đề lịch sử nhà

nước và pháp luật thế giới Ti hai, nhận thức được quy luật vận động,

Trang 31

Chương |: Khai luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước 35

phát triển của vấn đề nhà nước và pháp luật thể giới, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực, ý nghĩa cho các vấn đề hiện tại

NHÀ NƯỚC |$

VÀ PHÁP P NƯỘC VÀ

LUAT THO! PHAP

CO ĐẠI LUẠT

A THO! CAN

ĐẠI

Trang 32

CHƯƠNG II

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC

VÀ PHÁP LUẬT TRÊN THẾ Giới

Việc hình thành nha nước và pháp luật là một quá trình rất lâu dài Lịch sử nhà nước và pháp luật thé giới nếu xác định nghiêm ngặt sẽ

không bao gồm giai đoạn tiền nhà nước và tiền pháp luật, song muốn

đánh giá một cách tồn điện, khơng thể tách rời việc đánh giá theo

những chuẩn mực khoa học về lịch sử giai đoạn trước khi nhà nước xuất hiện, đó chính là chế độ công xã nguyên thủy

1 ĐẶC TRƯNG CỦA QUYỀN LỰC TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THUỲ

Theo quan niệm hình thái kinh tế - xã hội, lịch sử cỗ đại sẽ không,

bao gồm chế đi

công xã nguyên thuỷ Theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, chế độ công xã nguyên thuỷ là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Nếu căn cứ từ khi có con người xuất hiện trên trái đắt cho tới khi xã hội bắt đầu phân chia

thành giai cấp và xuất hiện nhà nước, khoa học lịch sử đã khẳng định

rằng khoảng hơn hai triệu năm con người sống khơng có nhà nước và

pháp luật

“Trước khi có sự phân công lao động, xã hội đã từng tồn tại lâu dài

chế độ mẫu hệ và trật tự ngoại hôn Chế độ mẫu hệ thể hiện vai trò chủ

đạo của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế, trong quyền thừa kế, sở hữu tải sản Ai nắm được quyền lực về mặt kinh tế, người đó sẽ nắm

Trang 33

Chương II: Tiến tình hình thành và phát triển nhà nước 37

biệt quan trọng và trong chế độ quản | hôn, tầm quan trọng ấy của người

phụ nữ càng trở nên rõ nét Về kinh tế, khi mà công cụ lao động cỏn thô sơ, việc săn bắt là chủ yếu, thì năng suất lao động của người đàn ông

cũng chưa thực sự rõ rệt, ngược lại việc hái lượm của người phụ nữ tuy

ít ỏi nhưng lại ln ơn định, chính những yếu tố khách quan nay lam

nên cơ sở tồn tại lâu dài của chế độ mẫu hệ Chế độ mẫu hệ chuyển sang

chế độ phụ hệ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quan trọng nhất

và có tính chất quyết định vẫn là nguyên nhân kinh tế Khi lực lượng

sản xuất phát triển, công cụ lao động phát triển, người đàn ông với sức

lực của mình đã tạo ra ngày cảng nhiều của cải và dần giữ được vị trí

thống trị về mặt kinh tế.!

Tổ chức quyển lực trong xã hội nguyên thuỷ là quyễn lực công

cộng Đơn vị cấu thành quyền lực công cộng là thị tộc, bào tộc, bộ lạc,

liên minh bộ lạc tàng vật chất của thị tộc là lao động sản xuất tập

thể, lúc này khơng có sản phẩm dư thừa, khơng có người giàu, người

nghèo, mọi người đều bình đẳng

Giai đoạn tiền nhà nước của chế độ thị tộc - bộ lạc được C Mác và F Ang - ghen gọi là nền "đôn chủ quá» sự” Hội đồng thị tộc là thiết chế

có quyền quyết định cao nhất Thành viên của hội đồng thị tộc có quyền

ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề của thị tộc, các thành viên

bình đẳng với nhau về quyền lực Hội đồng có quyền tuyển chọn các

chức vụ kể cả chức vụ lãnh đạo quân sự (tù trưởng), xét xử mọi vấn đẻ như kiện cáo, các vụ trả thù, vấn đề phản bội lợi ích thị tộc, ma thuật, các hành vi chống tín ngưỡng, các vụ giết người, v.v đều được hội nghị xem xét giải quyết

Thời kỳ này mọi thành viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như

nhau, dựa trên cơ sở tự nguyện hoặc bằng áp lực của dư luận, của cộng,

đồng Quyền hạn của các thủ lĩnh lúc này là mang tính xã hội, chưa mang tính chính trị, chưa đại diện cho một thế lực chính trị cụ thể nào

Trang 34

38 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Chế độ thủ lĩnh với sự tồn tại song song của hội đồng thủ lĩnh và hội nghị nhân dân chính là nền dân chủ quân sự Chế độ dân chủ quân

sự thông nhất ba thành phần quyền lực: thủ lĩnh quân sự (chức năng xét

xử); hội đồng thủ lĩnh và hội nghị nhân dân

hế độ thủ lĩnh quân sự tổn tại dưới nhiều hình thức đa dạng, trong một số trường hợp chế độ đó phụ thuộc vào thiết chế thị quốc (như ở Hy Lạp, Mêdơpơtami, vùng phía tây và tây bắc Án Độ, v.v ) Chế độ thủ

Tĩnh quân sự xuất hiện trong hoàn cảnh của lối sống du mục hoặc bán

du mục như ở dân Xlavơ hay dân Giécmanh

Câu hỏi tiếp tục đặt ra là phải chăng khơng có luật pháp trong trạng,

thái nguyên thủy?

Nếu theo cách tiếp cận của học thuyết Mác Lê-nin về hình thái kinh

tế xã hội thì trong chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có tư hữu, chưa có sự phân chia giai cắp vi thế cũng chưa có nhà nước và pháp luật Tuy nhiên, nếu theo cách tiếp cận của trường phái pháp luật tự nhiên thì

ngay cả trong trạng thái tự nhiên thời nguyên thủy, con người ta vẫn cần

và cũng phải phân biệt được cái gì là sai và cái gì là đúng Hay nói cách khác theo cách tiếp cận của trường phái này thì hé noi nào có các điều cắm các thành viên của cộng đồng thời nguyên thủy vẫn phải tuân theo những quy luật thiên nhiên hoặc những quy luật luân lý Đó cũng được hiểu là “luật” theo trường phái pháp luật tự nhiên vả trong thời cộng sản

nguyên thủy luật cũng tồn tại

II TIEN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CÙA NHÀ NƯỚC

1 Học thuyết Mác - Lê nin về nguồn gốc nhà nước

Trong lịch sử nhân loại, sự hình thành nhà nước ở nhiều khu vực

khác nhau trên thể giới là một quá trình rất lâu dài, đa dạng, phức tạp và

do nhiều yếu tổ tác động

Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước, F Ăng - ghen trong tác phẩm Nguôn gốc của gia đình, của chế

độ tre hữu và của nhà nước và Lê-nin trong tác phẩm Nhà nước và

Trang 35

Chương II: Tiến trình hình thành và phát triển nhà nước 39 sản nguyên thủy, một hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của loài người khơng có giai cáp và nhà nước Đây là xã hội được cấu thành từ các tổ

chức /hj t6c, là kết quả của quá trình cộng cư ơn định của những người

có chung huyết thống

Cơ sở kinh tế của thị tộc là sản xuất tập thể và sở hữu chung đối với tài sản của thị tộc Do việc phân phối bình quân và năng suất lao động

thấp nên trong xã hội cộng sản ngun thủy khơng có sản phẩm dư thừa và cũng đồng thời triệt tiêu khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm

của riêng.! Theo F Ăng - ghen, thực chất trong thị tộc đã có sự phân cơng lao động nhưng đó là sự phân cơng mang tính chất tự nhiên giữa các thành viên khác nhau của thị tộc để thực hiện những công việc thích hợp, đó khơng phải là sự phân công lao động xã hội do địa vị khác nhau

trong sản xuất và đời sống.2

Trong thị tộc cũng tồn tại một hệ thống quản lý thực hiện quyền

lực bao gồm:

Hội đông thị tộc: Đây là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao

gồm những thành viên đã trưởng thành, có quyền bàn bạc dân chủ và

đưa ra những quyết định tập thể ất cả những vấn đề quan trọng có liên quan đến thị tộc, về việc tiến hành các biện pháp cưỡng chế đối với

thành viên không thực hiện theo đúng quyết định của thị tộc

Đứng đâu thị tộc là tù trưởng và thủ lĩnh quân sự do Hội nghị toàn

thể thị tộc bầu ra trong số những người nhiều tuổi, nhiều kinh nghiệm và có uy tín nhất trong cộng đồng Về nguyên tắc, tù trưởng và thủ lĩnh

quân sự khơng có một đặc quyền riêng nảo.*

'Ngoài ra, trong xã hội nguyên thủy đã có những cách tổ chức quyền

lực cao hơn thị tộc như bảo tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, nhưng do bản

chất có chung cơ sở kinh tế, nên những tổ chức này cũng giống thị tộc * E Ăng -ghen, Nguồn gốc của gia định, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB Sự thật,

Hà Nội, 1961, tr 142

2 F Ang - ghen, Sdd tr, 142-143 3E, Ăng - ghen, Sđd, tr 129

* F Ăng - ghen, Sđd, tr 124 - 128

Trang 36

40 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Như vậy, quyền lực trong xã hội thị tộc là quyền lực xã hội, không tách

rời xã hội

Do lực lượng sản xuất phát triển, khả năng lao động của con người

phát triển nhanh chóng, năng xuất lao động không ngừng tăng lên dẫn

đến ba lần phân công lao động: 1) Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2)

Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3) Buôn bán phát triển và

thương nghiệp xuất hiện

Nhờ có phân công lao động nên năng suất lao động và sản phẩm xã

hội tăng lên nhanh chóng, từ đó xuất hiện sản phẩm dư thừa và làm phat

sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó Lợi dụng ưu thế của

mình, những người có địa vị trong cộng đồng thị tộc - bộ lạc đã chiếm

đoạt sản phẩm dư thừa của tập thẻ, dẫn đến hệ quả là # hữu xuất hiện Chính tư hữu xuất hiện đã dẫn đến nguyên tắc bình đẳng bị phá vỡ _Mâu thuẫn giai cắp nảy sinh và dần phát triển tới mức “khơng thể điều hịa được”3 Chính tồn tại xã hội thay đổi dẫn đến sự cần thiết phải có một cách thức tổ chức quyền lực mới thay thế, Tổ chức đó là công cụ quyền lực của giai cắp năm ưu thé về kinh tế và là tổ chức thực hiện sự

thống trị giai cấp Tổ chức đó chính là nhà nước - một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này với giai cấp khác"

Nhu vay, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiền đề kinh

tế cho sự ra đời nhà nước là chế độ tư hữu tài sản Tiền đề xã hội cho sự ra đời nhà nước là sự phân chia xã hội thành các giai cấp (hoặc các tầng, lớp xã hội) mà giữa các giai cắp, tầng lớp đó, những lợi ích cơ bản đối

kháng nhau đến mức khơng thể điều hồ được Tuy nhiên bên cạnh hai

nguyên nhân này, sự xuất hiện nhà nước cũng diễn ra hết sức đa dạng, lâu dài, phức tạp, còn có nhiều nhân tố khác, với mức độ ảnh hưởng

khác nhau, là những nhân tố tác động thúc đẩy nhanh hoặc làm chậm

sự xuất hiện của nhà nước, Trong nhiều trưởng hợp, những nhân tố đó

là yếu tố chính làm nên những nét đặc thù trong sự ra đời nhà nước ở

1 F Ăng - ghen, Sớd, tr 162

? F: Ăng - ghen S60, tr 172,

Trang 37

Chương II: Tiến trình hình thành và phát triển nhà nước 4I

các quốc gia, các khu vực Chính vì vậy, “nhà nước” được hiểu là “hinh

thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cắp, là tổ chức quyền lực

chính trị cơng cơng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ

lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động

nây sinh từ bản chất của xã hội.”

2 Các quan niệm phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước

Các nhà khoa học phương Tây cho rằng học thuyết Mác - Lênin

nặng về mô tả những kết quả của sự hinh thành nhà nước hơn là chỉ ra

các nguyên nhân thực sự Họ phê phán học thuyết Mác đã quá nặng nề

về việc lý giải yếu tố giai cắp, mà yếu tố này ở nhà nước sơ khai khong

phải lúc nào cũng được thể hiện một cách rõ ràng Các nhà khoa học đã phân chia nhà nước thành hai dạng: nhà nước sơ khai hay còn gọi là nhà nước tiền công nghiệp và nhà nước công nghiệp Theo đó nhà

nước sơ khai là một hệ thống chính trị chưa hồn chỉnh, có quyền lực

tập trung, có tính tổ chức, người giữ địa vị cao nhất có quyền chỉ huy

xã hội? Sự hình thành nhà nước dựa trên rất nhiều các yếu tố không chỉ là vấn đề mâu thuẫn giai cấp, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

trong đó có:

1 Yếu tổ bên trong (yếu tổ tự nhiên) như vị tri dia ly, thé nhưỡng,

khí hậu, nguồn cung cấp thức ăn, giao thông đường thuỷ Chính những

yếu tố này là cơ sở để thu hút sự tập trung dân cư, khiến những nơi này

nhà nước ra đời sớm hơn, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá sớm hơn các vùng khác

2 Yếu tổ bên ngoài như sự hợp nhất các cộng đồng dân cư, tạo sự thuận lợi cho phát triển kinh tế, chiến tranh, sự phát triển của các nhà

nước láng giềng, cạnh tranh về sinh thái và chủng tộc, sự phát triển về

vũ khí quân sự,

* Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên), Giáo trình Lý luận chung vẻ nhà nước và pháp luật,

NXB Bai học Quốc gia Hả Nội, Hà Nội, 2005, tr 87

* Nguyễn Minh Tuần, "Một góc nhìn khác về nguồn gốc và xu hướng vận động của nhà

nước", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, sô 8 (304), 2013, tr 3-9

* Ronald Cohen, State Origins: “A Reappraisal’, in the book The Early State, edited by

Trang 38

42 Phần mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

3 Các yếu tổ văn hoá: Sự ra đời của nhà nước thường gắn với sự

ra đời của chữ viết và các thành thị", ngoài ra cịn có sự tiến bộ về kỹ

thuật, tôn giáo, sự hình thành các cộng đồng dân tộc, sự tập trung hố

về chính

Ngày nay trên thế giới, các nhà khoa học lý luận về nhà nước đã

phân chia nhà nước thành hai dạng: nhà nước sơ khai, hay còn gọi là

nhà nước cổ điển, nhà nước tiền công nghiệp và nhà mước hiện đại, hay

còn gọi là nhà nước công nghiệp? Theo đó nhà nước tiền công nghiệp là phương thức tổ chức quyền lực chính trị chưa hồn chỉnh, chưa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một nhà nước) Xét về thời gian,

những nhà nước sơ khai đầu tiên ra đời sớm nhất ở phương Đông cỗ đại

là ở Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Án Độ và ở phương Tây cỗ đại là Hy Lạp, La Mã! Bước sang thời Trung cổ, những nhà nước này do ảnh

hưởng của tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài, quyền lực nhà nước thời Trung cổ bị chia sẽ với các thế lực của giáo hội, yếu tố quyền lực

của những nhà nước này ở phương Tây bị hạn chế” Khác với các nhà

nước sơ khai là các nhà nước hiện đại Các học thuyết, tư tưởng đầu tiên

về nhà nước hiện đại (modern state) chi bat dau tir thoi kỳ khai sáng, với những đại điện tiêu biểu như John Locke (1632-1704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Charles Louis Montesquieu (1689-1775)

* Chữ viết, thành thị, nhà nước là các yếu tố mà nhiều nhà khoa học phương Tây cho rằng đó là biểu hiện của xã hội bước vào thời kỹ văn minh Xem thêm: Anatolil M Khazanov: “Some Theoretical Problems of the Study of the Early State’, in the book: The Early State, Ibid, pp.90-91

? Chẳng hạn trong các tác phẩm: Ronald Cohen, “State Origins: A Reappraisal",

Ibid, pp.32-71; Doehring: Allgemeine Staatslehre, eine systematische Darstellung, 3 Aufl., Heidelberg 2004, Rn, 1-3; Schoebener: Allgemeine Staatslehre, Muenchen, 2009, Rn 131

+ Ronald Cohen, State Origins, “A Reappraisat’, Ibid, pp.32-71 Ngoai ra, & Cong hda liên bang Đức, Giáo sư Schoebener ở Đại học Cologne cũng cho rằng: "Những

phương thức tổ chức quyền lực thời cổ đại và thời trung cổ đã tồn tại chỉ là những nhà nước cổ điển, không phải lả nhà nước theo nghĩa hiện đại do bản chất chỉ là

công cụ của cá nhân hay bộ phận cụ thể cai trị" (Xem: Schoebener: Allgemeine

Staatslehre, Muenchen, 2009, s 25.)

“ Uwe Wesel: Geschichte des Rechts, 3 Aufl., Muenchen, 2006, Rn 32

Trang 39

Chương II: Tiến trình hình thành và phát tiển nhà nước 43 Cụ thể hóa các tư tưởng của các nhà khai sáng về nhà nước, vào

năm 1900, Georg Jellinek (1851-1911)!, một nhà luật học người Đức, đã chỉ ra rằng dưới góc độ pháp lý, một tổ chức được coi là “nhà nước hiện đại“ phải thỏa mãn các tiêu chí cả bên trong và bên ngoài Ở bên trong, phải hội tụ đủ những tiêu chí như: 1) Quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân; 2) Có cơ chế phân công quyền lực, cân bằng, giới hạn và

kiểm soát quyền lực nhà nước; 3) Có một hệ thống các quyền cơ bản

có hiệu lực trực tiếp và có cơ chế bảo vệ Ở bên ngoài, nhà nước được hiệu là quốc gia đặt trong mối quan hệ đối ngoại với các chủ thể khác

của Công pháp quốc tế, được công nhận là một chủ thể cơ bản của Công

pháp quốc tết

I TIEN TRINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA PHÁP LUẬT

1 Các con đường hình thành pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có pháp luật Thời bấy giờ mọi xử sự của con người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, tập quán thể hiện ý chí và lợi ích chung của mọi người Các quy tắc xã hội trên được mọi

người chấp hành một cách tự giác, nếu ai vi phạm thì sẽ bị cộng đồng xử lý Đến khi xã hội nguyên thủy tan rã, các giai cấp đối kháng nhau

* Georg Jellinek (1851-1911) là một nhà luật học người Đức, gốc Áo Ông nỗi tiếng với

cơng trình Lý luận về nhà nước (die Allgemeine Staatslehre) vào năm 1900 và được coi là cha đẻ của lý thuyết nhà nước hiện đại (Xem thêm: Camilla Jellinek: "Georg dellinek: Ein Lebensbild", in: Georg Jellinek: Ausgewaehilte Schriften und Reden, Bd 1, Neudruok Aalen 1970, S.5-140)

# Từ đó đến nay cách tiếp cận của G Jelinek được đông đảo các nhà luật học thừa

nhận và phát triển, vi dụ trong các tác phẩm: Doehring: Aflgemeine Siaatslehre, eine systematische Darstellung, 3 Aufl., Heidelberg, 2004; Schoebener: Allgemeine Staatslehre, Muenchen, 2009; Zippelius: Allgemeine Staatslehre, Politik Wissenschaft,

15 Aufl., Munchen, 2007 Sau nay, luật pháp quốc tế đã cụ thể hóa vấn đề này và

chỉ công nhận nhà nước khi: 1) Đó là thành viên của Liên hợp quốc (thỏa mãn các tiêu chí tại khoản 1 Điều 4 Hiển chương Liên hợp quốc - UN-Charta); 2) Có năng lực

Trang 40

44 Phan mở đầu: NHẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

về quyền lợi xuất hiện, đấu tranh quyết liệt Các quy tắc xã hội đã trở nên bắt lực, khơng cịn phù hợp nữa Giai cắp thống trị đã lập ra nhà

nước để bảo vệ quyền lợi của mình Để quản lý các hoạt động xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước đã ban hành pháp

luật (hoặc thừa nhận một số tập quán và tiền lệ có hiệu lực pháp lý) và

đảm bảo thực hiện pháp luật bằng các biện pháp khác nhau

Tập quản pháp (pháp luật tập quán) là con đường hình thành pháp luật sớm nhất Đó là những thói quen xử sự của cộng đồng, các quy tắc

ứng xử của cộng đồng tồn tại lâu dai được nhà nước thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác nhau của nhà nước Về nguyên tắc, đó là những tập quán không trái với lợi ích của nhà nước Cách thức thừa nhận tập quán cũng khác nhau ở mỗi quốc gia, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau như: tuyên bố thừa nhận các tập quán nhất định, thừa nhận dưới dạng nguyên tắc chung, thừa nhận bằng cách im lặng để tập quán điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định Còn khi đã đưa các tập quán vào trong các văn bản pháp luật thì cách làm có phần phức tạp hơn như chuyển hoá nội dung của các tập quán vào trong các

quy định pháp luật, quy định các chế tài xử lý đối với việc vi phạm tập

quán, v.v Tập quán pháp: hình thành từ những phong tục tập quán có

sẵn và có biến đổi về nội dung cho phủ hợp với mục đích của giai cấp

thống trị, được nhà nước bảo đảm thực hiện

Tiền lệ pháp là con đường hình thành pháp luật thứ hai Đó là những quyết định của các cơ quan hành chính, của cơ quan tư pháp về

những vụ việc cụ thể được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý bắt

buộc để giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau đó Do khả năng

ban hành pháp luật của nhà nước còn hạn chế, trong xã hội lại xuất hiện nhiều quan hệ cần phải điều chỉnh, do vậy cơ quan xét xử hoặc cơ quan

hành chính đã tự phán xét và sau đó áp dụng cho các vụ việc tương tự

Tiền lệ pháp được nhà nước thừa nhận do vậy có hiệu lực bắt buộc đối

với mọi thành viên trong xã hội

Văn bản pháp luật do nhà nước xây dựng và ban hành điều chỉnh

Ngày đăng: 15/11/2023, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN