NhữngbấtcậptrongthịtrườngsảnphẩmquếtạiYênBái Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoahọc Lâm nghiệp Việt Nam Từ lâu, cây quế đã được coi là cây “mũi nhọn” của tỉnh Yên Bái, vì nó là cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho ngành nông nghiệp YênBái nói riêng và cho kinh tế tỉnh YênBái nói chung. Bên cạnh đó, cây quế cũng mang những giá trị môi trường và xã hội đặc biệt, góp phần giải quyết một lực lượng lớn lao động nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm giảm xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Tháng 8 năm 2002, Phòng NCKT LN phối hợp với Viện Nghiêncứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) tiến hành nghiêncứu “Đa dạng hoá thu nhập và xoá đói giảm nghèo tại các tỉnh vùng miền núi phía Bắc”. Nghiêncứu này được thực hiện tại 8 tỉnh: Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Yên Bái. Mục đích của nghiêncứu này là “Nghiên cứu cách thức nông dân nâng cao thu nhập thông qua đa dạng hoá sản xuất hướng vào các cây, con gia súc và thuỷ sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao hơn cũng như thu nhập phi nông nghiệp nhằm xoá đói giảm nghèo”. Kết quả nghiêncứu này đang được tổng hợp và phân tích. Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi chỉ đi sâu thảo luận một vấn đề được phát hiện trongnghiêncứu vừa qua, đó là một vài bấtcập của thịtrườngsảnphẩmquếtại tỉnh Yên Bái. 1. Nhữngsảnphẩm chính từ cây quế. - Quế vỏ (được tách ra từ cây quế đã khai thác) - Quế chi (vỏ quế được tách ra từ cành) - Tinh dầu quế (thông qua chiết xuất). 2. Thịtrườngsảnphẩm quế. Sơ đồ thịtrườngsảnphẩmquếSảnphẩmquế Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Thơng nhân tự do Các trung gian Xuất khẩu Trong nước ở đây, quế sau khi đã được sơ chế hoặc tinh chế được bán theo hai cách: - Bán trực tiếp cho doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và thương nhân tự do để họ có thể bán ở thịtrườngtrong nước và xuất khẩu - Bán qua các trung gian, sau đó các trung gian này mới phân phối lại cho các doanh nghiệp kể trên. 3. Nhữngbấtcậptrongthịtrườngsảnphẩmquế 3.1.Một thịtrường không hoàn hảo - ép cấp, ép giá là đơn cử đầu tiên của việc thịtrườngquế bị “bóp méo”. Giá cả sảnphẩmquế được quyết định từ phía các thương nhân, có một sợi dây vô hình đã liên kết các thương nhân với nhau nên họ kiểm soát hoàn toàn giá cả sảnphẩm quế. Người dân (người sản xuất) hoàn toàn bị động trong việc quyết định giá cả của sảnphẩm mình làm ra. - Một số doanh nghiệp không hề có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng cũng tham gia vào thịtrường quế. Đơn cử, Công ty Xuất Nhập khẩu tổng hợp Tràng Tiền không hề có chức năng trong xuất nhập khẩu nông sản phẩm, nhưng họ cũng tham gia vào thu mua quế để xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan Nguyên nhân của hiện tượng này là một số doanh nghiệp tư nhân không xin đuợc quotar xuất khẩu quế. Vì vậy họ đã “liên kết” với các doanh nghiệp khác kiểu như Công ty XNK Tràng Tiền để có được quotar xuất khẩu. Nguyên nhân này đã làm cho thịtrườngquế có những biến động rất lớn, những doanh nghiệp có chức năng chuyên xuất nhập khẩu nông sản gần như không thể hoạt động nổi do chi phí cho xuất khẩu của các doanh nghiệp này lớn hơn nhiều. 3.2. Người sản xuất không nhận được một sự bảo hộ nào. Một câu hỏi rất đơn giản nhưng chưa có câu trả lời được người sản xuất đặt ra là “Với các sảnphẩm khác như cà phê, mía đường thì họ đều có hiệp hội tại sao quế lại chưa có?”. Hiệp hội cà phê, mía đường đứng ra bảo trợ cho sảnphẩm của họ đảm bảo ổn định giá cả, ổn định sản xuất. Khi cần thiết hiệp hội là người đứng ra trực tiếp khuyến cáo với Nhà nước về các vấn đề liên quan đến sảnphẩm của họ. 3.3. Sảnphẩm khai thác không tập trung. Các kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước và địa phương trong phát triển cây quế đều chưa tính đến khả năng này. Quế được trồng rải rác trong nhiều năm nên khi thu hoạch không tập trung gây khó khăn cho việc thu mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, điều kiện phục vụ cho khai thác vận chuyển rất kém, đường xá không được quy hoạch hoặc đi lại rất khó khăn. Đây là trở ngại rất lớn cho việc gặp nhau trực tiếp giữa người mua và người bán. 3.4. Thủ tục cho khai thác còn phức tạp. Người dân phải mất ít nhất là 2 ngày để có được giấp phép khai thác từ các cơ quan chức năng của huyện và của kiểm lâm, đặc biệt có người dân ở xa phải mất hàng tuần lễ mới có giấp phép. 3.5. Thiếu thông tin thị trường. Chưa có một cơ quan chuyên trách nào tại địa phương cập nhật, phổ biến các thông tin thịtrường như giá cả, sản lượng xuất, nhập khẩu cho người sản xuất. Chính vì vậy người sản xuất luôn bị động khi tham gia vào thị trường. 3.6. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu quế. Thời gian vừa qua đã có một số container quế xuất khẩu sang Mỹ bị bạn hàng trả về với lý do là chất lượng không đảm bảo. Nguyên nhân của vấn đề này là do một vài doanh nghiệp tư nhân trong nước vì muốn cạnh tranh đã giảm giá quế, đồng thời trộn thêm quế kém chất lượng để xuất khẩu. Điều này vô tình đã làm giảm uy tín chung của quế Việt Namtạo điều kiện thuận lợi cho quế của Trung Quốc và một số nước trong khu vực cạnh tranh. 3.7. Thủ tục quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo. Đặc biệt trong khâu xuất khẩu, thủ tục quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến việc xuất khẩu tràn lan, không kiểm soát, không định hướng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sảnphẩmquế Việt Nam. 3.8. Các chính sách của Nhà nước chưa triệt để. Từ trước tới nay, các chính sách mới chỉ tập trung vào quy hoạch và phát triển sảnphẩm chứ chưa chú ý đến định hướng đầu ra cho sảnphẩm dẫn đến người dân khi có sảnphẩm khai thác phải tự tìm thịtrường tiêu thụ nên hiện tượng ép cấp ép giá là điều tất yếu. 4. Một vài khuyến nghị. - Hơn lúc nào hết người sản xuất rất cần có một sự “bảo hộ” từ phía Nhà nước, cần có một tổ chức giống như Hiệp hội mía đường, cà phê đứng ra giúp đỡ người sản xuất trong tiêu thụ sảnphẩm quế. Tổ chức này nếu được hình thành sẽ cơ bản giải quyết được các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và sẽ giúp cho người dân nắm rõ hơn các thông tin thịtrườngsảnphẩm của họ. - Quản lý Nhà nước về xuất khẩu cần chặt chẽ hơn, dứt khoát phải có các cơ quan chuyên trách kiểm tra chất lượng, mẫu mã trước khi xuất khẩu, đồng thời việc cấp quotar đòi hỏi phải đúng đối tượng. Có như vậy mới đảm bảo được uy tín, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. - Các chính sách phải cụ thể với từng địa phương, cần quán triệt tư tưởng “người dân chính là nhà hoạch định chính sách, còn các cơ quan chức năng ở trên giúp cho chính sách đó thi hành được tốt hơn”. Tài liệu tham khảo 1. Phương pháp phân tích và phát triển thịtrường (MA&D) - Dự án LSNG. 2. Báo cáo xoá đói giảm nghèo tỉnh YênBái 2001 - UBND tỉnh Yên Bái. 3. Agricultural price products - Universityof Brisbane- Australia. 4. The theory and aplication of forest economics - Basil Blackwell Ltd - 108 Cowley Road, Oxford– UK Summary From a very long time Cinnamomum cassia was considered a key tree species in Yenbai province as it is an industrial crop bringing about highest economic value for the economy of YenBai in general and for the agriculture in YenBai particular. Besides C.cassia also has special value in environment improvement and social welfare, contributing to employment provision for agricultural labour force, revegetation of bare land and denuded hills, reduction of soil erosion, raising high the forest cover. The investigation and study on the remaining problems in the cinnamon market in YenBai as well as the recommendation made will partly contribute to mitigating the remaining problems and developing a perfect cinnamon market in YenBai and in the country as a whole. . Những bất cập trong thị trường sản phẩm quế tại Yên Bái Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Từ lâu, cây quế đã được coi là cây “mũi nhọn” của tỉnh Yên Bái, vì nó. cập của thị trường sản phẩm quế tại tỉnh Yên Bái. 1. Những sản phẩm chính từ cây quế. - Quế vỏ (được tách ra từ cây quế đã khai thác) - Quế chi (vỏ quế được tách ra từ cành) - Tinh dầu quế (thông. 2. Thị trường sản phẩm quế. Sơ đồ thị trường sản phẩm quế Sản phẩm quế Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Thơng nhân tự do Các trung gian Xuất khẩu Trong nước ở đây, quế