Sự dao động lớn của giá cà phê là nét đặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê thế giới trong những năm vừa qua.. Xuất phát từ những vấn đề đó, việc nghiên cứu tác động của quá trình t
Trang 1ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRONG NHỮNG NĂM QUA - SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUI TƯƠNG QUAN PHƯƠNG SAI
KHÔNG ĐỒNG NHẤT CÓ ĐIỀU KIỆN (ARCH)
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế cho thấy rằng kể từ những năm của thập kỷ 90, ngành cà phê nước
ta đã có bước tăng trưởng vượt bậc và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp Cà phê là nông sản xuất khẩu quan trọng đứng hàng thứ hai sau lúa gạo Bên cạnh đó về mặt xã hội, ngành cà phê còn thu hút trực tiếp khoảng 600 ngàn lao động, chiếm xấp xỉ 3% tổng lao động nông nghiệp và cuộc sống của khoảng 1 triệu người chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của ngành cà phê
Tuy vậy quá trình tự do hóa thương mại cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho sản xuất cà phê nước ta
Sự dao động lớn của giá cà phê là nét đặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê thế giới trong những năm vừa qua Trong lúc đó người sản xuất lại mù quáng chạy theo thị trường với một hệ thống thông tin thị trường không đối xứng có thể làm cho thị trường càng dao động lớn hơn Hậu quả là giá cà phê bị sụp
đổ và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến người sản xuất
Trang 2 Xu hướng vận động của thị trường nông sản có thể dẫn đến những bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nước ta Theo một số kết quả nghiên cứu, theo sau quá trình tự do hóa thương mại, giá cả hàng hóa nông sản có xu hướng giảm xuống trong dài hạn, và tình hình này còn tiếp tục trong những năm sắp đến (Mitchell và Ingco)
Hai câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là:
1 Tại sao thị trường cà phê ở nước ta trong những năm qua biến động rất lớn
và giá cả cà phê có xu hướng giảm xuống?
2 Những giải pháp nào có thể thực hiện để ổn định thị trường cà phê nước ta?
Xuất phát từ những vấn đề đó, việc nghiên cứu tác động của quá trình tự
do hóa thương mại đến thị trường cà phê nước ta là một việc làm hết sức cần thiết Từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nông nghiệp nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay
Trang 32 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích giá cà phê trên thị trường trong nghiên cứu này chúng tôi đã
sử dụng số liệu thống kê hàng tháng của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA), Tổng công ty
Cà phê Việt Nam (VINACAFE), bản tin thị trường của Bộ NNPTNT, Bộ Thương mại
Tình hình dao động của giá cà phê được xác định thông qua mô hình hồi quy tự tương quan phương sai không đồng nhất có điều kiện (ARCH), trong đó phương trình giá và phương sai giá cà phê ở nước ta dưới tác động của chính sách tự do hóa thương mại như sau:
Pt = 0 + 1Pw + 4Te + 5Ret + iDi + t (1)
2t = 0 + j2t - j + iDi + t (2)
Trong đó:
Pt, 2t là giá nông sản và phương sai giá có điều kiện tại thời điểm t (tháng t)
Di là các biến giả đại diện cho những thay đổi lớn trong chính sách tự do hóa thương mại ở nước ta trong những năm vừa qua,
Pw là giá cà phê trên thị trường thế giới tại thời điểm t (tháng t),
Te là thuế xuất khẩu đánh vào cà phê xuất khẩu,
Trang 4Ret là tỷ giá hối đoái giữa VND và US$,
i, j, i là các tham số ước lượng
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thị trường cà phê thế giới với quá trình tự do hóa thương mại
Sự dao động lớn của giá là nét đặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê thế giới trong những năm vừa qua Do đặc điểm nội tại của thị trường cà phê, nhìn chung độ co giãn cầu với giá thấp, trong khi đó cà phê là một cây công nghiệp lâu năm, phản ứng cung cà phê với giá thường rất trễ (Nguyễn Đăng Hào, 2002), một sự tăng giá cà phê tạm thời có thể làm cho người sản xuất đổ xô vào sản xuất, kết quả là làm cho cung cà phê ở những năm sau tăng nhanh Hậu quả là giá
cà phê bị sụp đổ và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến ngành sản xuất cà phê Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi mà khả năng điều tiết của chính phủ vào thị trường nông sản còn yếu và chưa có hiệu quả Điều này
có thể được minh chứng qua tình hình sản xuất cà phê ở nước ta trong những năm vừa qua
Hơn thế nữa, xu hướng vận động của thị trường cà phê có thể dẫn đến những bất lợi cho sản xuất cà phê nước ta Theo một số kết quả nghiên cứu, theo sau quá trình tự do hóa thương mại, diện tích cà phê thế giới đã gia tăng nhanh ở các nước sản xuất cà phê Kết quả là cung cà phê tăng nhanh trong thời gian gần đây và giá cà phê giảm xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm gần đây Những xu hướng thay đổi trong cung, cầu, kho đệm và sự dao động lớn của giá
cà phê đang là những mối quan tâm hàng đầu cúa các nước đang phát triển dưới tác động của chính sách tự do hóa thương mại hiện nay
Trang 5Sản lượng cà phê quốc tế không ngừng tăng lên từ mức 90 triệu bao trong những năm 1980 lên 110 triệu bao những năm cuối 1990 và đầu thế kỷ 21 (bảng 1) Trong đó chủ yếu là cà phê chè (arabica) chiếm tỷ trọng trên 60%
Bảng 1: Sản lượng cà phê thế giới trong những năm 1997-2004
(ĐVT: triệu bao, 1 bao=60kg)
1997/98 1998/99 1999/2000 2000/01 2001/02 2002/03 2003/04
Arabica 64,899 74,913 73,697 71,223 67,892 82,431 65,887
Robusta 32,753 33,506 39,706 45,638 42,834 41,720 39,345
Total 97,652 108,419 113,403 116,861 110,726 124,151 105,132
Nguồn: ICO annual statistics
Sản lượng cà phê gia tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê lớn của thế giới, đó là châu Mỹ và châu Á Đặc biệt là trong những năm qua diện tích và sản lượng cà phê của Brazin tăng mạnh Điều này đã gây áp lực tăng nhanh lượng cung cà phê ra thị trường thế giới
Bên cạnh đó khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam cũng có sự gia tăng nhanh diện tích và sản lượng cà phê trong những năm qua Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng phần lớn sự gia tăng sản lượng cà phê trong những năm qua là do hai khu vực nói trên Theo thống kê của ICO trong những niên vụ gần đây lượng
Trang 6cung cà phê từ 3 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazin, Việt Nam và Colombia đã chiếm trên 60% tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế
Cân đối Cung - Cầu
Tình hình sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu cà phê trên thị trường thế giới được thể hiện qua biểu đồ 1 Nhìn chung trong thời kỳ 1997-2004 lượng cung cà phê vượt quá lượng cầu cà phê rất lớn - đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động lớn của giá cà phê
0 20000 40000 60000 80000 100000
120000
140000
1997' 1998' 1999' 2000' 2001' 2002' 2003' 2004'
Nam
Biểu đồ 1: Tình hình sản lượng sản xuất - xuất khẩu và nhập khẩu cà phê
Một phản ứng có tính chất qui luật trên thị trường cà phê quốc tế đó là khi lượng cung vượt quá lượng cầu thì giá cà phê giảm xuống Chẳng hạn tình trạng thiếu hụt lớn cà phê trong những năm 1994-1995 đã làm cho giá cà phê tăng đột biến trong những năm này Ngược lại sự dư thừa lớn cà phê trong những năm 1999/2002 đã kéo theo sự giảm giá xuống mức rất thấp
3.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta
Trang 7Việt Nam lă một trong những nước sản xuất că phí có tốc độ tăng trưởng nhanh Giai đoạn 1994 đến nay diện tích că phí tăng rất nhanh, bình quđn một năm trồng mới trín 43.000 ha Đặc biệt lă những năm 1994, 1995 vă 1996 bình quđn mỗi năm trồng mới trín 70.000 ha, chủ yếu lă ở câc tỉnh Tđy Nguyín Tốc
độ tăng diện tích bình quđn hăng năm thời gian năy lă 24%/năm Văo những năm cao nhất (năm 2001) cả nước có 535.000 ha că phí, tổng sản lượng đạt đến 900.000 tấn (biểu đồ 3)
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000
19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 19 ' 20 ' 20 '
Năm
DT (ha) SL (tấ n)
Biểu đồ 2: Diện tích, sản lượng că phí Việt Nam qua thời kỳ 1980-2004
Cùng với việc tăng sản lượng sản xuất thì sản lượng că phí xuất khẩu cũng tăng lín không ngừng, từ 92 ngăn tấn năm 1990 lín mức trín 700 ngăn tấn trong những năm gần đđy Sản lượng că phí vă khối lượng că phí xuất khẩu đạt cao nhất văo năm 2001 với mức sản lượng 900 ngăn tấn vă khối lượng xuất khẩu
lă 844 ngăn tấn, đưa Việt Nam lín vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu că phí Tuy vậy, có một nghịch lý xẩy ra đó lă khi khối lượng că phí xuất khẩu của nước ta căng lớn thì kim ngạch xuất khẩu că phí căng giảm
Tình hình giâ cả că phí ở nước ta
Trang 8Biểu đồ 4 phản ánh tình hình dao động của giá cà phê bình quân theo tháng trên thị trường quốc tế (Pw) và giá cà phê ở thị trường trong nước (Pd) trong thời kỳ 1990-2005 Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng
xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất
và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập kỷ 90, tiếp theo đó những biến động lớn trên thị trường cà phê quốc tế ngay lập tức tác động đến thị trường cà phê trong nước
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1990
'
1991
'
19921993
'
1994
'
1995
'
1996
'
1997
'
1998
'
1999
'
2000
'
2001
'
2002
'
2003 '
0 100 200 300 400 500 600 700
Biểu đồ 3: Tình hình sản lượng sản xuất, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà
phê
Trang 920
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Pw Pd
Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và thị trường
quốc tế
Trong thời kỳ 1990-2005 giá cả cà phê ở thị trường trong nước cũng dao động rất lớn, mức giá cà phê cao nhất là năm 1994, với mức bình quân 22 ngàn đồng/kg, trong khi đó mức giá thấp nhất là 3,23 ngàn đồng trong năm 2002 Trong thời kỳ 1998-2005 giá cà phê có xu hướng giảm xuống mức kỷ lục trong lịch sử ngành cà phê nước ta, giá bình quân cho cả thời kỳ này chỉ đạt 6,63 ngàn đồng/kg Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất cà phê hiện nay, dẫn đến tình trạng thua lỗ trầm trọng cho người sản xuất cà phê
3.3.Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê và sự dao động của giá cà phê ở nước ta, kết quả mô hình hồi quy tự tương quan phương sai không đồng nhất có điều kiện có kết quả như sau
Bảng 2: Kết quả mô hình ARCH
Trang 10Giá bình quân (Pt)
Các biến giải thích
Phương sai giá ( 2 t )
Trang 11Thuế xuất khẩu (Ti) -0,400 -2,21
Phần lớn các tham số ước lượng cho cả phương trình giá và phương sai giá đều đạt mức ý nghĩa thống kê cao Kết quả mô hình cho thấy rằng khi thị trường cà phê nước ta ngày càng được mở cửa, thì giá cà phê trong nước phụ thuộc lớn vào giá cà phê quốc tế, khi giá cà phê trên thị trường quốc tế tăng sẽ kéo giá cà phê ở thị trường nôi địa tăng theo Một nhân tố giải thích quan trọng cho sự hình thành giá cà phê trong nước là sự thay đổi chính sách thương mại vào năm 1994, khi mà hệ số biến dummy có giá trị ước lượng rất cao và có mức
ý nghĩa thống kê 99% Bên cạnh đó, các biến còn lại không có ảnh hưởng lớn đến giá cà phê trong nước Đúng như giả thiết kinh tế một mức thuế xuất khẩu đánh vào cà phê xuất khẩu đã làm cho giá cà phê giảm xuống Trong khi đó một mức tỷ giá hối đoái theo hướng làm cho VND mất giá so với USD đã làm cho giá
cà phê trong nước tăng lên
Trang 12Kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng phương sai giá cà phê trên thị trường trong nước những năm qua dao động rất lớn là do các nhân tố giá cà phê thế giới, tỷ giá hối đoái, đặc biệt là sự thay đổi chính sách thương mại năm 1994
đã làm cho thị trường cà phê trong nước phụ thuộc lớn hơn vào giá cà phê thế giới Kết quả là sự dao động lớn của giá cà phê ở nước ta phần lớn do nhân tố này tác động
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:
Giá cả cà phê trên thị trường thế giới trong những năm qua dao động rất lớn, đặc biệt giá cà phê có xu hướng giảm xuống mức rất thấp trong những năm qua Tình hình sụp đổ của giá cả cà phê trước hết là do sự gia tăng nhanh của diện tích cà phê ở những nước sản xuất lớn như Brazil, Côlômbia và Việt Nam Diện tích cà phê thế giới tăng nhanh và phản ứng cung cà phê lại rất trễ Điều này dẫn đến một sự thiếu hụt tạm thời cung cà phê làm giá cà phê tăng cao ở một thời điểm nào đó có thể làm cho các nước mở rộng diện tích cà phê Kết quả là khối lượng cung cà phê tăng đột biến sau một số năm nào đó và hậu quả là giá cà phê
sẽ hoàn toàn sụp đổ
Sự phát triển của ngành cà phê nước ta trong những năm qua chịu ảnh hưởng lớn của chính sách tự do hoá thương mại Việc mở rộng quá nhanh diện tích cà phê và xuất khẩu lớn cà phê của nước ta đã có ảnh hưởng lớn đến thị trường cà phê thế giới Kết quả là giá và sự dao động giá cà phê ở thị trường trong nước chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của tình tình dao động của thị trường
cà phê quốc tế
Trang 13Trong khi người sản xuất cà phê ở nước ta có qui mô và năng lực sản xuất
bé nhỏ, đặc biệt là trình độ kinh doanh và khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém, đòi hỏi phải có các chính sách can thiệp của nhà nước Khi tham gia và trở thành một nước sản xuất cà phê lớn trên thị trường quốc tế đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thị trường cà phê một cách cẩn thận làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách cho ngành cà phê mà trước hết là việc qui hoạch, xác định qui mô diện tích cà phê tối ưu Bên cạnh đó việc hoạch định chính sách thị trường, cung cấp thông tin và đa dạng hóa các hình thức giao dịch trên thị trường cà phê cũng như tham gia và thực hiện các cam kết với ICO để giải quyết các vấn đề thị trường cũng rất cần thiết Đặc biệt trong bối cảnh của ngành cà phê nước ta cần
có các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá, tránh tình trạng độc canh phụ thuộc quá lớn vào cà phê Việc áp dụng các biện pháp canh tác cà phê theo hướng bền vững để bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cà phê cũng hết sức quan trọng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Barrett, C.B Liberalization and Food Price Distribution: ARCH-M
Evidence from Madagascar Food Policy 22(2) (1997) 155-173
2 Mamingi, N., The impact of prices and macroeconomic policies on
agricultural supply: A synthesis of available results Agr Econ 16, (1997)
17-34
3 Minot, N., and F Goletti Rice Markets, Agricultural Growth, and Policy
Option in Vietnam MSSD Discussion Paper No.14, IFPRI, April 1997
Trang 144 Nguyễn Đăng Hào Tác động của chính sách tự do hoá thương mại đến
cung cà phê ở Việt Nam - Sự áp dụng mô hình cung Nerlove, Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế, số 13 (2002)
5 Nguyen Trung Que Effects of Trade Liberalization on Agriculture in
Vietnam, Institutional and Structural Aspects The CGPRT center,
working paper No 40, (1998)
6 Thoberke, E Agricultural Market Beyond Liberalization: The Role of the
State, Kluwer Academic Publishers (2000)
ASSESSMENT OF COFFEE MARKET IN THE LAST YEARS - AN APPLICATION OF AUTOREGRESSIVE CONDITIONAL
HETEROSKEDASTICITY (ARCH)
Nguyen Dang Hao College of Economics, Hue University
SUMMARY
The overall impacts of trade liberalization on agricultural market are widely acknowledged with wide fluctuation of prices The study aims to explore the relationship between the coffee prices in the world market and in Vietnam following liberalization of coffee market Using monthly time-series data from
1990 to 2005, the Autoregressive Conditional Heteroskedasticity (ARCH) model
is specifically designed to assess the factors which are affected the coffee price