1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Phương pháp dạy và học chương: Phản ứng hóa học (lớp 10 CB) docx

3 2,5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 128,07 KB

Nội dung

Phương pháp dạy và học chương: Phản ứng hóa học lớp 10 CB Chương phản ứng hóa học được khai thác chủ yếu dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có của HS ♥ Mục tiêu của chương HS biết v

Trang 1

Phương pháp dạy và học chương: Phản ứng

hóa học (lớp 10 CB)

Chương phản ứng hóa học được khai thác chủ yếu dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có của HS

♥ Mục tiêu của chương

HS biết và hiểu :

– Bản chất và dấu hiệu của chất khử, chất oxi hoá, sự khử,

sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử

– Phản ứng hoá học được chia thành hai loại : phản ứng oxi hoá – khử và không phải là phản ứng oxi hoá – khử

– Khái niệm phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt ý nghĩa của phương trình nhiệt hoá học

HS có kĩ năng :

– Xác định thành thạo số oxi hoá của các nguyên tố hoá học

Trang 2

– Nhận biết được chất oxi hoá và chất khử, viết được các bán phương trình thể hiện sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá – khử cụ thể

– Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp

thăng bằng electron

– Phân biệt được phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng

không phải oxi hoá khử

– Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng toả

nhiệt hay phản ứng thu nhiệt dựa vào phương trình nhiệt hoá học, biết cách viết phương trình nhiệt hoá học, biết sử dụng giá trị để làm một số phép tính về nhiệt lượng của quá trình hoá học

♥ Một số điểm cần lưu ý

1 Hệ thống kiến thức

– Kiến thức về phản ứng oxi hoá – khử và nhiệt của phản ứng là trọng tâm của chương 4

– ở lớp 8, HS đã nắm được các định nghĩa chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử dựa trên cơ

sở nhường và chiếm oxi Vì thế chương này cần làm cho HS hiểu được bản chất của chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử dựa trên cơ sở những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, LKHH GV cần giúp cho HS hiểu được

nguyên tắc và vận dụng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử

Trang 3

– HS phải vận dụng thành thạo các kiến thức về phản ứng oxi hoá – khử để phân biệt một phản ứng hoá học có phải là oxi hoá – khử hay không từ đó nắm được cách phân loại phản ứng hoá học dựa vào sự thay đổi số oxi hoá

– Khái niệm hiệu ứng nhiệt phản ứng là khái niệm hoàn

toàn mới đối với HS, cần làm cho HS nhớ đối với phản ứng toả nhiệt thì 0, phản ứng thu nhiệt thì 0, không nên đi xa SGK vào việc trình bày khái niệm, cách tính hiệu ứng nhiệt phản ứng Các bài tập chỉ nêu ở mức độ vận dụng giá trị đã cho của phản ứng

để tính nhiệt lượng toả ra, thu vào khi một lượng chất nào đó trong phản ứng bị tiêu hao

2 Phương pháp dạy học

– Các kiến thức của chương 4 được khai thác chủ yếu dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có của HS Kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, số oxi hoá được HS vận dụng để phân tích tìm ra bản chất của chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử sau đó tổng hợp và khái quát hoá

để hình thành kiến thức mới

– Nên dùng nhiều bài tập đa dạng, với mức độ từ dễ đến khó

để HS xác định số oxi hoá, nắm vững các khái niệm, lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử

Tăng cường các hoạt động theo nhóm, HS tự đánh giá kết quả học tập để phát huy tính tích cực, chủ động của HS

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w