1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 7 potx

27 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 397,11 KB

Nội dung

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1, 2 * Tính đặc thù của phương pháp dạy học môn Đạo đức + Kết hợp các phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức, vì : Dạy học môn Đạo đứ

Trang 1

- Nét đặc trưng nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo chương trình tiểu học mới là gì ?

- Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức cần đảm bảo những nguyên tắc nào ?

* Trao đổi kết quả thảo luận giữa các nhóm, tìm ra ý kiến trùng lặp phổ biến

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐÔNG 3, 4

Câu 1 : Theo bạn, vì sao phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học

trong một bài Đạo đức cụ thể ? Nêu ví dụ

Câu 2 : Vận dụng việc lựa chọn các phương pháp dạy học Đạo đức thiết kế một

hoạt động dạy học cụ thể (tự chọn chủ đề) và giải thích vì sao bạn chọn các phương pháp đó

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1, 2

* Tính đặc thù của phương pháp dạy học môn Đạo đức

+ Kết hợp các phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức, vì :

Dạy học môn Đạo đức là một trong hai con đường, đồng thời là con đường cơ bản

và quan trọng nhất để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Nó vừa thực hiện chức năng giáo dục, vừa thực hiện chức năng dạy học

+ Chú trọng phương pháp rèn luyện nhằm liên tục củng cố, hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực cho học sinh

* Những nguyên tắc khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức

- Kết hợp các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại

- Vừa sức : phù hợp sự phát triển tâm - sinh lí học sinh

- Phù hợp chủ đề, loại bài Đạo đức

- Phù hợp thực tế vùng, miền, trường, lớp

- Đa dạng, phong phú

- Phát triển vốn sống (tri thức, kĩ năng sống, kinh nghiệm đạo đức)

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá

Câu 1 : Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện

nay là vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

Trang 2

- Nếu bạn chọn đáp án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

- Nếu bạn chọn đáp án b : Hi vọng bạn sẽ cố gắng hơn

- Nếu bạn chọn đáp án c : Cần xem lại thái độ tiếp thu đổi mới phương pháp dạy học của mình

* Hoạt động 3, 4

Câu 1 : Phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong một bài Đạo đức cụ thể vì

không phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm

Sự tuyệt đối hoá một hoặc một số phương pháp sẽ làm cho bài học nhàm chán, hạn chế hiệu quả

Câu 2 : Sau khi làm xong câu này, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc với

đồng nghiệp để cùng đánh giá bài làm của mình theo gợi ý sau :

- Sử dụng các phương pháp có phù hợp chủ đề bạn chọn không ?

- Có sử dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn không ?

- Các phương pháp đó có thể kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học sinh học tập sôi nổi không ?

- Có phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh không ?

- Có lôi cuốn hầu hết các học sinh trong lớp tham gia vào hoạt động học tập (tính tích cực diện rộng) không ?

3 Hình thức dạy học Đạo đức ở tiểu học

Hoạt động 1 Tìm hiểu các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay

Thời gian : 60 phút

NHIỆM VỤ

* Nghiên cứu thông tin cơ bản

* Đọc các tài liệu sau :

+ TS Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Hữu Hợp Hỏi và đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học NXB Giáo dục, 2001 từ trang 41 đến 47

+ Sách giáo viên Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5

* Liệt kê các hình thức dạy học được sử dụng để dạy Đạo đức ở tiểu học theo chương trình mới, sau đó trao đổi nhóm để bổ sung cho nhau

THÔNG TIN CƠ BẢN

Hình thức dạy học

Nói đến hình thức dạy học là nói đến toàn bộ những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với

Trang 3

những phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học

* Dấu hiệu để phân biệt các hình thức dạy học

- Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân

- Mức độ tính tự lực nhận thức của học sinh

- Sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên đối với hoạt động học tập của học sinh

- Chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm, thời gian học

Hình thức dạy học có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học

và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá - khoa học, chẳng hạn, ngày nay mới xuất hiện hình thức học qua mạng Internet

* Khái niệm

Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian, địa điểm nhất định với những phương pháp, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

Câu 1 : Theo bạn, hình thức dạy học và phương pháp dạy học môn Đạo đức có gì khác nhau ? Câu 2 : Bạn hãy phát hiện và nêu những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo

đức theo chương trình tiểu học mới so với chương trình cũ

Câu 3 : Bạn hãy thể hiện sự vận dụng hình thức dạy học vào một chủ đề cụ thể (chủ

đề bạn đã chọn ở phần đánh giá vận dụng phương pháp dạy học)

Câu 4 : Bạn sẽ vận dụng đổi mới hình thức dạy học môn Đạo đức vào giảng dạy

trong tình hình hiện nay như thế nào ? (Đánh dấu ´ vào trước phương án bạn chọn) a) Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp các hình thức để đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi bài giảng

b) Chọn một số bài dễ dạy, có đủ phương tiện dạy học

c) Tập trung vào các bài được thanh, kiểm tra và hội giảng

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

Các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp)

* Làm việc cá nhân : Tự đọc, tự làm bài tập,

* Hợp tác

- Thầy - trò

- Trò - trò

Trang 4

+ Hoạt động nhóm (thảo luận - đóng vai - tiểu phẩm, )

Ô chữ : Đoán điều kì diệu, ô chữ biết nói,

Đặt lời bình cho tranh

Giải thích một hành động

Tiếp sức (điền nhanh, dán hoa, đặt câu, đọc thơ, )

Ai đúng, ai sai, ai nhanh hơn,

Các trò chơi vận động khác : Về đích, đi tìm bạn tốt, tìm địa chỉ đỏ,

Tổ chức cuộc thi

Kể chuyện đạo đức (bằng lời diễn cảm, kể chuyện theo tranh)

Hái hoa dân chủ : Đọc (giải thích) tục ngữ, ca dao, thành ngữ, thơ, kể về tấm gương đạo đức, hát

Thi vẽ tranh theo chủ đề,

* Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác)

- Bằng lời :

+ Đưa tình huống ngỏ để học sinh nêu cách ứng xử (sẽ làm gì ? sẽ ứng xử thế nào

?, )

+ Nêu cách giải quyết để học sinh nhận xét, giải thích

+ Đưa ra một câu chuyện có kết cục mở để học sinh viết tiếp lời kết

+ Trắc nghiệm : Đưa ra các phương án khác nhau để học sinh lựa chọn bằng nhiều hình thức : điền khuyết (điền từ đúng vào chỗ trống), ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn

- Qua tranh (Đưa tranh có nội dung chính diện hoặc phản diện để học sinh miêu tả nội dung tranh, nhận xét, giải thích)

- Qua hành động (kịch câm) học sinh nhận xét, giải thích

- Hành vi đạo đức lấy từ thực tiễn cuộc sống (học sinh nhận xét, liên hệ)

b) Tự học ở nhà

- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

- Điều tra xã hội

Trang 5

- Lập kế hoạch học tập, hoạt động

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh ảnh,

- Rèn luyện hành vi đạo đức

c) Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tham gia, thực tế xã hội

- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hoá, ở địa phương

- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,

- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện, )

d) Giúp đỡ riêng đối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh khó khăn, trẻ

em thiệt thòi, khuyết tật, )

Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học dạy học Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp :

s Trước, trong, sau giờ học

s Học và hành

s Nhà trường - gia đình - xã hội

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động

Câu 1 : Điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo

Trang 6

- Thống nhất quy trình giáo dục trước, trong, sau bài học ; kết hợp ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Câu 3

- Sau khi thiết kế hình thức dạy học cho một chủ đề cụ thể, bạn hãy đổi bài cho đồng nghiệp đối chiếu với các tiêu chí sau để đánh giá kết quả :

+ Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp chủ đề đạo đức

+ Phù hợp với tâm - sinh lí học sinh, gây hứng thú học tập

+ Tính thống nhất giữa hình thức và phương pháp, phương tiện dạy học

+ Phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của trường, lớp : quỹ thời gian, không gian học, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện vật chất,

+ Phát huy độc lập, tích cực tư duy của học sinh

- Nếu đạt năm tiêu chí trên : bạn đã hiểu và vận dụng tốt

- Nếu đạt 3/5 các tiêu chí : đạt yêu cầu

- Nếu đạt 1 - 2 tiêu chí, yêu cầu bạn thiết kế lại

4 Yêu cầu, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

4.1 Yêu cầu đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Hoạt động 1 Tìm hiểu yêu cầu đánh giá dạy học môn Đạo đức

Thời gian : 15 phút

NHIỆM VỤ

* Đọc thông tin dưới đây

* Phân tích từng yêu cầu khi đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức (có ví dụ)

THÔNG TIN CƠ BẢN

Đánh giá kết quả dạy học Đạo đức, thực chất là đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, vì đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình dạy học, giáo dục đạo đức

Căn cứ để đánh giá

a) Dựa vào mục tiêu (bài học, môn học)

* Mục tiêu : Chuẩn đánh giá

Trang 7

* Cách đánh giá : So sánh mức độ thực hiện mục tiêu với chuẩn đánh giá

- Kiến thức : Học sinh phải nắm vững, phát biểu được 3 nội dung :

+ Yêu cầu của chuẩn mực hành vi

+ Sự cần thiết phải rèn luyện, thực hiện hành vi đó

+ Cách thực hiện (việc làm cụ thể)

- Thái độ : Học sinh phải có những thái độ, tình cảm đúng đắn với đối tượng, hành động (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến chuẩn mực :

+ ủng hộ, học tập cái đúng (tích cực)

+ Không đồng tình, không học tập cái sai (tiêu cực)

- Kĩ năng (thói quen hành vi đúng chuẩn mực) :

+ Chăm chỉ luyện tập, rèn luyện hành vi đúng

+ Có hành vi và thói quen đúng chuẩn mực đã học

b) Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để học sinh bày tỏ thái độ, thực hiện hành

vi Cần xem xét các yếu tố này trong những mức độ khác nhau :

- Thuận lợi

- Khó khăn : Chưa có yếu tố khách quan để thực hiện

Ví dụ : Học sinh không thực hiện được đoàn kết, giúp đỡ thiếu nhi Quốc tế khi các

em không có điều kiện để gặp các bạn đó

- Đặc biệt khó khăn : Trong điều kiện bất khả kháng, muốn thực hiện nhưng hoàn cảnh khách quan bất thuận lợi Ví dụ : Muốn giúp đỡ hàng xóm láng giềng khi kẻ gian định trộm cắp, nhưng đã bị kẻ gian khống chế, đe doạ

Yêu cầu khi đánh giá :

Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc :

- Khách quan (dựa vào các căn cứ trên)

- Công bằng : Đánh giá chính xác, không thiên vị và tôn trọng học sinh

- Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội : gia đình, phụ trách Đội, giáo viên khác, tập thể lớp, cộng đồng dân cư, ; đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể (Đánh giá nhận thức hành vi của học sinh ở trường, trong hoạt động tập thể, ở gia đình

và cộng đồng)

- Có quan điểm phát triển : Xem xét sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của học sinh

- Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1

Câu 1 : Vì sao khi đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức phải dựa vào các tiêu chí

ở mục 1.1 trong thông tin cơ bản trên ?

Câu 2 : Hãy cho biết thái độ của bạn trước hiện tượng định kiến của một số giáo

viên khi gặp học sinh cá biệt

Trang 8

4.2 Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Hoạt động 2 Tìm hiểu các phương pháp,hình thức đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức

Thời gian : 40 phút

NHIỆM VỤ

* Nghiên cứu các tài liệu :

- TS Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Hữu Hợp Hỏi - đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học,

NXB Giáo dục, 2001, trang 51 đến 56

- Sách học sinh Đạo đức từ lớp 1 - 5 (Phần bài tập)

* Thống kê các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả dạy môn Đạo đức đối với học sinh tiểu học

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2

Câu 1 : Theo bạn, sách học sinh môn Đạo đức ở tiểu học đã vận dụng các phương

pháp, hình thức đánh giá nào ? Vì sao ?

Câu 2 : Bạn hãy vận dụng các phương pháp, hình thức đánh giá trên để soạn một đề

kiểm tra học kì (tự chọn lớp, kì)

Câu 3 : Có ý kiến cho rằng cách đánh giá kết quả dạy học không liên quan gì đến

việc thực hiện mục tiêu bài, môn học Xin cho biết quan điểm của bạn

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1

Câu 1 : Việc đưa ra các căn cứ đánh giá nhằm giúp cho khâu đánh giá chính xác,

khách quan, phát huy được tác dụng giáo dục của đánh giá trong rèn luyện đạo đức cho học sinh

- Tiêu chí a : Chuẩn đánh giá, giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan

- Tiêu chí b : Giúp cho việc đánh giá công bằng, khuyến khích học sinh nỗ lực vươn lên trong những điều kiện cụ thể

3.2.1 Đánh giá tri thức (kiến thức đạt được)

Tri thức có vai trò định hướng thái độ, hành vi của học sinh, do đó phải tích cực đánh giá tri thức dưới các hình thức

Trang 9

a) Kiểm tra nói : Thường sử dụng khi kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiến thức cơ bản có

liên quan đến bài mới

Câu hỏi ngắn gọn, tập trung vào sự cần thiết, cách thực hiện chuẩn mực hành vi như : “Vì sao ?”, “như thế nào ?”, “Làm thế nào ?”

Ví dụ : Vì sao phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?

Làm thế nào để giữ gìn được sách vở, đồ dùng học tập ?

b) Kiểm tra viết : Thường dùng trong kiểm tra học kì, năm học

* Tự luận (chủ quan) : Trả lời các câu hỏi về nội dung bài học, sự cần thiết, cách thực hiện chuẩn mực hành vi : “Tại sao ?”, “Như thế nào ?”, “Có lợi gì

?”, “Có hại gì ?”, “Phải làm gì ?”

Ví dụ : Vì sao phải chia sẻ buồn vui cùng bạn ?

Phải làm gì để thực hiện điều đó ?

* Trắc nghiệm (khách quan) : Có nhiều dạng

- Điền khuyết : Điền vào chỗ chấm những từ thích hợp

Ví dụ : Chăm chỉ học hành là đi học (1) và học bài, làm bài (2)

Chăm chỉ học hành sẽ làm cho học tập ngày càng (3)

1 Được điểm 10 a) Giúp hiểu và làm

2 Có chuyện buồn b) Khuyên can

3 Đau chân c) Thăm hỏi, giúp đỡ

4 Làm điều sai d) Chúc mừng

5 Gặp bài khó đ) An ủi, động viên

Trang 10

a) Giúp đỡ bạn con gia đình thương binh là tỏ lòng biết ơn thương binh

b) Chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ là việc làm của người trông coi nghĩa trang

c) Chăm sóc, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng là tỏ lòng biết ơn liệt sĩ

d) Chỉ thương binh nặng mới cần giúp đỡ

- Nhiều lựa chọn : Đưa ra nhiều phương án, trong đó có phương án nhiễu (không đúng hoặc sai) để học sinh lựa chọn

Chú ý : Phương án nhiễu phải ít hơn phương án đúng

Ví dụ : Đánh dấu x vào ô trước những ý kiến em cho là đúng :

Chia sẻ buồn vui cùng bạn là :

a) Động viên khi bạn có chuyện buồn

b) Ghen tị khi bạn được điểm cao

c) Thăm hỏi khi bạn ốm đau

d) Chúc mừng, học tập khi bạn được khen ngợi

đ) Mặc kệ khi bạn định làm điều sai trái

e) Tặng quà khi sinh nhật bạn

g) Rủ bạn cùng vui chơi

h) Mời bạn dự sinh nhật

Đáp án : a, b, c, d, e, g, h

3.2.2 Đánh giá thái độ, tình cảm đạo đức

Thái độ, tình cảm là một trong các mục tiêu của dạy học Đạo đức, nó có tác dụng kích thích, thúc đẩy nhận thức, thực hiện chuẩn mực hành vi Do đó cần được đánh

Trang 11

giá đúng mực

a) Kiểm tra nói : Thường sử dụng dạng câu hỏi để khẳng định thái độ

(Có đồng ý không, vì sao ?)

b) Kiểm tra viết

* Tự luận : Đưa ra cách ứng xử, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ : (Có đồng ý không, vì sao ?,

Cho biết ý kiến của em)

* Phiếu học tập : Đưa ra một số câu dẫn, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ ở các mức

khác nhau (Đồng ý, phân vân, không đồng ý)

* Đánh giá thái độ thông qua quan sát hành vi của học sinh, qua việc làm, ứng xử

hằng ngày phát hiện động cơ tình cảm, thái độ của học sinh Đồng thời qua đó, kịp

thời uốn nắn thái độ, động cơ không đúng

3.2.3 Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh

* Kiểm tra nói : Yêu cầu học sinh liên hệ bản thân, kể lại những việc làm của mình

sau các chủ đề đã học để đủ độ tin cậy, cần làm rõ các thông tin :

- Em làm việc đó với ai, trong trường hợp nào ?

- Vì sao em làm như vậy ?

- Việc làm đó có lợi (hoặc có hại) gì cho mình và người khác ?

b) Kiểm tra viết : Yêu cầu như trên

c) Quan sát hành vi của học sinh thông qua luyện tập trên lớp, tham gia các hoạt

động của lớp, trường, khi ở nhà và sinh hoạt cộng đồng Để đánh giá khách quan

cần kết hợp với phụ huynh, phụ trách Đội, giáo viên khác và tập thể lớp

d) Tiêu chí đánh giá

- Tính chất hành vi

Trang 12

- Động cơ của hành vi

- Tính phổ biến của sự thể hiện hành vi

- Tính bền vững của sự thể hiện hành vi

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá

Câu 1 : Sách học sinh môn Đạo đức ở tiểu học, phần bài tập đã sử dụng các phương

pháp đánh giá :

- Lớp 1, 2, 3 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan

- Lớp 4, 5 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan, một số bài kết hợp với tự luận, dưới hình thức trình bày ngắn

Câu 2 : Sau khi soạn xong đề kiểm tra, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc

đồng nghiệp và cùng rút kinh nghiệm theo các tiêu chí sau :

- Đảm bảo đánh giá cả kiến thức, thái độ, kĩ năng của học sinh

- Độ khó vừa sức học sinh ở địa phương bạn, đồng thời giúp cho phát triển tích cực

tư duy của học sinh

- Phát huy tính sáng tạo của học sinh khá, giỏi

Nếu đạt các tiêu chí đó theo ý kiến khách quan, bạn đã đạt yêu cầu

Câu 3 : Đánh giá kết quả dạy và học là việc làm thường xuyên Mục đích của đánh

giá là điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Do đó ý kiến trên sai Nếu bạn tán thành ý kiến đó, thì cần nhận thức lại

5 Một số đặc điểm của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Do đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh tiểu học, nên việc dạy học môn Đạo đức ở tiểu học được chia thành hai nhóm lớp : 1, 2, 3 và 4, 5

Hoạt động Nghiên cứu, rút ra điểm khác nhau giữa việc dạy học môn Đạo đức ở lớp 1, 2, 3 với lớp 4, 5

Thời gian : 20 phút

NHIỆM VỤ

* Nghiên cứu Sách giáo viên, Vở bài tập Đạo đức của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5

* Thảo luận nhóm, tìm ra những điểm khác nhau cơ bản giữa dạy học Đạo đức lớp

1, 2, 3 và dạy học Đạo đức lớp 4, 5 về nội dung, phuơng pháp, hình thức dạy học

Trang 13

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG

Đặc điểm cơ bản của dạy học Đạo đức lớp 1, 2, 3

- Tâm - sinh lí :

+ Chủ yếu nhận thức trực quan

+ Độ bền của sức chú ý còn ít, dễ thích, dễ chán, chóng thuộc, mau quên

- Nội dung dạy học

+ Cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu

+ Gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh

+ Kênh hình tương ứng với kênh chữ

Đặc điểm cơ bản của dạy học Đạo đức lớp 4, 5

- Tâm - sinh lí học sinh :

+ Bắt đầu phát triển năng lực tư duy

+ Độ bền của sức chú ý cao hơn

- Nội dung dạy học :

+ Được mở rộng, gắn với thực tiễn, xã hội

+ Kênh chữ nhiều hơn kênh hình

+ Có kiến thức khó phát triển năng lực tư duy trừu tượng

- Phương pháp dạy học :

+ Thảo luận

+ Động não

+ Đề án

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình rất hay. Mẹ giục Toàn đi học, - Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 - Phần 7 potx
Hình r ất hay. Mẹ giục Toàn đi học, (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w