Ca dao tục ngữ Việt Nam pptx

7 555 0
Ca dao tục ngữ Việt Nam pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ca dao tục ngữ Việt Nam Việt Nam, tên đầy đủ là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Văn hoá Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước trọng tĩnh, phát triển rất sớm trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, mang đậm bản sắc của cộng đồng cư dân ngôn ngữ hệ Nam Á, gồm nhiều truyền thống và phong tục. Mặc dù về mặt địa lý Việt Nam nằm trải dài trên vùng Đông Nam Á, hiện nay tồn tại hai giả thiết về nguồn gốc dân tộc Việt: từ Bắc xuống Nam, và giả thiết thử nghiệm giả thiết Nam lên Bắc. Đông Á. Các câu ca dao tục ngữ A • Ăn trông nồi ngồi trông hướng • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. B • Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn • Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì Đào xin thưa Vườn hồng có ngõ nhưng chưa ai vào ! • Bánh cả mâm sao gọi bánh ít Trầu cả chợ sao bảo tầu không C • Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa • không ăn muối ươn Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư • Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước hôm sau người cười • Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần • Có bột mới gột nên hồ Tay không làm nổi cơ đồ mới ngoan • Cha mẹ sinh con, trời sinh tính • Chín phương chìa một phương Chưa đi chưa biết Đồ Sơn Đi rồi mới biết chẳng hơn Đồ Nhà Đ • Đàn bà nói có là không Nói yêu là ghét, nói buồn là vui Đề mục G • Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu đời đắng cay H • Hoa thơm ai chẳng muốn đeo Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời • Hoa thơm ai chẳng nâng niu Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề • Hỏi vợ thì cưới liền tay Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha K • Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài da' nhau. khiem ton la von tu kieu M • Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao • Mười năm lưu lạc giang hồ Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên • Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng • Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười N • Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không • Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng • Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng • Muốn sang thi bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy • Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê Ơ • Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi • Ớt nào mà ớt chẳng cay Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng • Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười, ở hẹp người chê P • Phượng hoàng ở chốn cheo leo Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà Bao giờ gió thuận mưa hòa Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng • Phù thủy, thầy bói, lái trâu nghe ba người ấy đầu lâu không còn. R • Rồng thiêng uống nước ao tù Người khôn nói với người ngu bực mình • Rượu lạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm • Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn • Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này? S • Số giàu đem đến dửng dưng Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu • Số giàu tay trắng cũng giàu Số nghèo chín đụm mười trân cũng nghèo T • Trăm năm đành lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ, con đò khác đưa. • Thuyền ai lơ lửng bên sông, Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền. • Trăm năm bia đá cũng mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người. • Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. • Trứng rồng lại nở ra rồng , Liu điu lại nở ra giòng liu điu. • Tay bưng dĩa muối chấm gừng , Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. • Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. • Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi nếm thử mà xem, Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. • Thân em như miếng cau khô, Kẻ thanh chuộng mỏng, kẻ thô chuộng dày. • Thân em như cây quế giữa rừng, Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. • Thân em như chổi đầu hè, Phòng khi mưa gió đi về chùi chân. Chùi rồi lại vứt ra sân, Gọi người hàng xóm có chân thì chùi. • Thôi thà đừng biết cho xong, Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu. • Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền. • Tiếc thay hột gạo trắng ngần, Đã vo nước đục, lại vần than rơm. • Tóc mai sợi vắn sợi dài, Lấy nhau không đặng thương hoài ngàn năm. • Trồng trầu thì phải khai mương, Làm trai hai vợ phải thương cho đồng. • Trách ai tính chuyện đa đoan, Đã hái được mận lại toan bẻ đào. • Trách người quân tử vô danh, Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao. • Trúc xinh trúc mọc đầu đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh. • Thân tui thui thủi một mình, Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang. Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng, Tôi xin được dạo cung đàn tình chung. V • Vỏ quít dày có móng tay nhọn Y • Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng Những bài khác Chim vào lồng Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc, Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay. Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh không hỏi từ ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cắn câu. cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. Mười thương Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua. Năm thương cổ yếm đeo bùa, Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng. Bảy thương nết ở khôn ngoan, Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh. Chín thương cô ở một mình, Mười thương con mắt hữu tình với ai. Tiền trao cháo múc Tiền trao cháo múc, Không tiền cháo trút trở ra. Tin nhau buôn bán cùng nhau, Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời. Thay gì lừa đảo kiếm lời, Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang. Theo chi những thói gian tham, Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau. Của phi nghĩa có giàu đâu, Ở cho ngay thật giàu sau mới bền. . Ca dao tục ngữ Việt Nam Việt Nam, tên đầy đủ là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Văn hoá Việt Nam là một. ngôn ngữ hệ Nam Á, gồm nhiều truyền thống và phong tục. Mặc dù về mặt địa lý Việt Nam nằm trải dài trên vùng Đông Nam Á, hiện nay tồn tại hai giả thiết về nguồn gốc dân tộc Việt: từ Bắc xuống Nam, . nguồn gốc dân tộc Việt: từ Bắc xuống Nam, và giả thiết thử nghiệm giả thiết Nam lên Bắc. Đông Á. Các câu ca dao tục ngữ A • Ăn trông nồi ngồi trông hướng • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan