1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các khu chế xuất ở việt nam

27 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Phương Hướng Và Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Đối Với Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Các Khu Chế Xuất Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế, Quản Lý và Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 1996
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 6,13 MB

Nội dung

Về công tác vận động tiếp nhận đầu tư vào khu chế xuất, các Ban quản lý khu chế xuất kết hợp với các Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đã tổ chức nhiều cuộc hội thả

Trang 1

T BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

| TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

k

NGUYÊN HUY TƯỞNG

J

GIA NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢIPHÁP | NHAM TANG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC |

Trang 2

Chuong 2

THUC TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỀN CÁC KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trang quá trình hình thành và hoạt động của các khu chế xuất ở

Việt Nam

2.1.1 Bối cảnh hình thành, đặc điểm sự hình thành và phát triển các khu chế xuất Việt Nam

- Các khu chế xuất Việt Nam được hình thành và phát triển trong bối cảnh quá - trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra sâu rộng hợp tác kinh tế quốc tế đã

xà đang trở thành nhu cầu khách quan và bức xúc của tất cả các nước phát triển cũng

như các nước chậm phát triển Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đã

Trang 3

Do thiếu vốn đầu tư, việc xây dựng cc :sở hạ tầng của hầu hết các khu chế xuất

Việt Nam đều được thực hiện theo phương thức liên doanh với nước ngoài để xây

dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất

Đầu tư vào các khu chế xuất Việt Na:n được hưởng chế độ ưu đãi hơn so với các khu vực khác của đất nước, các thủ tục hành chính được đặt ra để cải tiến nhằm giảm phiền hà cho các nhà đầu tư

2.1.2 Kết quả bước đầu hình thành và phát triển các khu chế xuất ở nước ta - Từ khi Chính phủ ban hành qui chế khu chế xuất vào ngày 18/10/1991 đến nay về số lượng nước ta đã có 6 khu chế xuất được hình thành ở các địa phương (Xem Bảng 1) Bảng 1 - Các khu chế xuất được thành lập ở Việt Nam

Năm | Diện | Tống vốn đầu

STT | Tên khu chế xuất Địa điểm thành | tích | tư xây dựng hạ

lập (ha) | tầng (Triệu USD)

1 [Tân Thuận T.P Hồ Chí Minh 9/1991 | 300,00 89,00

2 |Linh Trung T.P Hồ Chí Minh 8/1992 | 60,00 14,00}

3 |Hải Phòng IT.P Hai Phong 1/1993 | 300.00 150,00

4, |Can Thơ [Tinh Can Tho 1/1993 | 57,00) 8,10}

5 [Da Nang Tinh Q.Nam - D.Nang} 10/1993] 120,00} 24,00

6 |Nội Bài IT.P Ha Noi 4/1994 | 100,00 30.00

Cộng: 937,00 315,10)

Nguồn: Báo cáo tình hình hoat dong cua cdc KCX & KCN Việt Nam năm 1995 của Vụ quản lý các KCX & KCN (Bộ kế hoạch và đầu tư)

Trang 4

nam 1995 Bốn khu chế xuất còn lại vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa gọi vôn và cấp giấy phép đầu tư kinh doanh trong khu chế xuất đã thu được kết quả đáng kể trong

việc thu hút đầu tư nước ngoài (xem bảng 2) Ngoài ra với các dự án đầu tu vào khu

chế xuất Việt Nam các nhà máy xí nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết được 6.836

lao động I‹hông kể các lao động của các đơn vị vệ tỉnh ở ngoài các khu chế xuất 6

các khu chế xuất Tân Thuận Đà Nẵng Cần Thơ đã có sản phẩm xuất khẩu Đáng kể

nhất là khu chế xuất Tân Thuận trong nam 1995 đã có 27 nhà máy có sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch 35,5 triệu USD, giải quyết 4.752 lao động, nộp thuế và các loại lệ phí đạt 29.5 tỷ đồng Bảng 2 - Số dự án đầu tư nước ngoài vào kinh doanh tại các khu chế xuất

Số giấy phép đầu tư đã được cấp |

STT| Khu chế xuất Số lượng Diện tích đất thuê| Số vốn đầutư |

dự án (ha) Triệu USD ] [Tân Thuận 61 32.48 247.91 2 |Linh Trung 7 5.25 16/73 ˆ 3 |ĐàNãng , 1 6.80 5.90 4 {Can Tho 2 6.50 38.00 Cong: 71 71.03 308.54

Nguồn: Báo cáo hoạt động của các KCX và KCN Việt Nam năm 1995, của Vụ quản lý các KCX và KCN (Bộ kế hoạch và đầu tư)

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các

khu chế xuất trong những nàm qua

3.2.1 Thực trang vé tao lap cơ sở pháp lý để hình thành và phái triển các khu chế xuất

Trang 5

-10 Luận án đã hệ thống các luật, các văn bản đưới luật, liên yuan đến quá trình hình thành và phát triển của khu chế xuất từ việc xác định thế ¡ào là khu chế xuất đến chính sách ưu đãi trong khu chế xuất, các qui định về quản lý cấp giấy phép đầu tư vào khu chế xuất, quản lý xây dựng, lao động, xuất nhập xhẩu, hải quan, tài chính, ngân hàng, đi lại và an ninh trật tự, môi trường trong khu ‹:hế xuất

- Luận án đi sâu giới thiệu và phân tích những kết quả đạt được và những tồn tai trong công tác quản lý nhà nước của Ban quản lý các khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh Từ khi thành lập nâm 1991, Ban quản lý các khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ vào Qui chế khu chế xuất tại Việt Nam, căn cứ vào thông báo của Văn phòng Chính phủ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc quản lý theo chế độ: * Dịch vụ một cửa”, chủ động làm việc với các Bộ ngành trung ương để các bộ ngành Trung ương có văn bản ủy quyền cho Ban quản lý các khu chế xuất giải quyết công việc liên quan tại khu chế xuất Ban quản lý các khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Bản điều l£ của từng «hu ché xuất làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với các khu chế xuất

2.3.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất ở nước ta

Về công tác vận động tiếp nhận đầu tư vào khu chế xuất, các Ban quản lý khu chế xuất kết hợp với các Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng

đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều đợt tuyên truyền ở trong và ngoài nước, để

giới thiệu những ưu đãi về khu chế xuất Việt Nam đón các đoàn khách vào thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu chế xuất Việc xem xét cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư được các Ban quản lý khu chế xuất giải quyết nhanh chóng vừa đảm bảo chế độ chính sách của nhà nước vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư

Về quản lý xây dựng tại các khu chế xuất, các Ban quản lý khu chế xuất căn cứ

vào Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, ban hành kèm theo các nghị định

của Chính phủ, và Thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng, giám sát các chủ đầu tư,

Trang 6

-11-các nhà thâu xây dựng nhằm thực hiện đúng thủ tục, trình tự xây dựng cơ bản, và

dam bảo qui hoạch chỉ tiết, từng khu chế xuất

Công tác quản lý lao động được các Ban quản lý thực hiện tốt công văn ay quyền của Bộ Lac động - Thương binh và Xã hội từ khâu nắm nhu cầu lao động của các nhà đầu tư khảo sát tình hình iao động ở địa phương, kết hợp với các cơ quan đào tạo bồi dưỡng dang ký lao động để cung ứng cho các xí nghiệp khu chế xuất đến việc hướng dẫn các chủ xí nghiệp và người lao động, tập thể lao động thực hiện

ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

Quản lý nhà nước các hoạt động sản xuất kính doanh xuất nhập khẩu, các hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm, an ninh trật tự tại các khu chế xuất cũng được

thực hiện nghiêm túc Trong luận án trình bầy từng mặt cóng tác này đối với các khu

chế xuất trong cả nước và lấy kết quả đạt được ở Ban quản lý các khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh làm tư liệu chứng minh

3.2.3 Thực trạng hệ thông tổ chức Bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất Việt Nam hiện nay

Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất ở Việt Nam được tổ chức

ở cấp trung ương và ở từng khu chế xuất

Ở Trung ương Thủ tướng quyết định thành lập Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung đật tại Văn phòng Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ theo đôi các hoạt động của các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền giải quyết các việc liền quan đến khu chế xuất vượt qúa thẩm quyền của các Bộ, ngành trung ương và chính quyền của tỉnh, thành phố Riêng Bộ kế hoạch và đầu tư có Vụ quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Vụ là cơ quan giúp việc cho Bộ kế hoạch và đầu tư quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp theo chức năng của Bộ kế hoạch và đầu tư

Trang 7

Mô hình hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất của nước ta hiện nay thể hiện trong sơ đồ 2

Sơ đồ 2 Chỉ đạo hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay Thủ tướng Chính phủ Bộ kế hoạch Van phòng Chính phủ Các Bộ ngành T.W va dau tư Van phong quan ly = FR cac UBND Tỉnh Thành các KCN tập trung phố nơi có KCX Vụ Quản lý : các KCX : va KCN : Cac Ban quan ly Le szivrsiniscecesansierels các khu chế xuất

: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

: Quan hệ ủy quyền (Chỉ đạo gián tiếp) : Quan hệ phối hợp

Ở từng Bạn quản lý các khu chế xuất có Trưởng ban, Phó ban, và được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ Ngoài ra các Bộ nganh Trung ương như Bộ nội vụ, Hải quan Thuế, Ngân hàng, đều thành lập những tổ chức chuyên ngành tai khu chế xuất đề phối hợp thực hiện những nhiệm vụ quản lý r và nước tại khu chế xuất

4

Trang 8

-13-2.3 Phản tích những tồn tại chủ yếu của quản lý nhà nước đối với khu chế xuất ở nước ta trong thời gian vừa qua

2.3.1 Những tồn tại trong việc qui hoạch các khu chế xuất

Có thể nói tồn tại trong việc qui hoạch các khu chè xuất thể hiện ở chỗ nhà nước chưa có qui hoạch tổng thể các khu chế xuất rong phạm vi cả nước Do không có qui hoạch tổng thể nên dẫn đến tỉnh trạng sau:

- Có khu chế xuất có quyết định thành lập của Chính phủ hoặc thậm trí đã khởi công đi vào xây dựng cơ sở hạ tầng thì lại phải thay đổi qui mô, diện tích

- Cơ sở hạ tầng bên ngoài khu chế xuất thấp kém không được nhà nước đầu tr

để xây dựng đồng bộ với cơ sở hạ tầng bén trong khu chế xuất

~ Trên thực tế các khu chế xuất Việt Nam my được xây dựng ở những vùng đô thị, song khu chế xuất được xây dựng nhưng các khu dân cư, các khu thương mại, dịch vụ phụ trợ chưa được hình thành

3.3.2 Chính sách khuyến khích đâu tư vào khu chế xuất chưa đồng bộ Tính chất thiếu đồng bộ thể hiện cụ thể ở những điểm chủ yếu sau:

- Trong điểm 2 điều 52 Qui chế khu chế xuất có ghi sẽ có qui định riêng về việc bán phế liệu từ xí nghiệp khu chế xuất vào nội địa và việc cung cấp những hàng hóa thiết yếu từ nội địa vào khu chế xuất nhưng hơn 5 năm qua vẫn chưa có qui

định cụ thể

- Nhà nước chưa có chính sách đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng bên ngoài khu chế xuất để tạo sự đồng bộ với co sở hạ tầng bên trong khu chế xuất nhầm tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

- Các nhà đầu tư trong nước đầu tư xây đựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất phải chịu thiệt thời hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài cùng đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng,

3.3.3 Tuyên truyền vận động dầu tư vào khu chế xuất còn hạn chế:

Trang 9

-14-Hiện nay việc tuyên truyền vận động đầu tư vào các khu chế xuất do các Ban quản lý khu chế xuất và các công ty liên doanh tiến hành, song do không có kinh phí nên việc vận động đầu tư ở nước ngoài chủ yếu do Công ty liên doanh đảm nhận Đồng thời việc vận động đầu tư vào khu chế xuất còn tự phát ở từng khu chế xuất

thiếu một hệ thống tổ chức chung của nhà nước và chưa có chính sách cụ thể đối với mặt công tác này

2.3.4 Việc xem xét lựa chọn các đối tác liên doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất và việc xét cấp giấy phép đầu tư vào khu chế xuất chưa có sự kết hợp chặt chế giữa các cơ quan quan lý nhà nước và có trường hợp chưa được xem xét kỹ

Việc xem xét lựa chọn các đối tác liên đoanh xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ

tầng khu chế xuất thiếu sự kết hợp chật chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy trường hợp khu chế xuất Hải Phòng thất bại là do chọn phía đối tác nước ngoài là doanh nghiệp không có thực lực tài chính (chỉ là công ty môi giới) Trong các khu chế xuất do không xem xét kỹ khả nàng tài chính của chủ đầu tư nén cũng có hiện tượng nhà đầu tư được cấp giấy phép đầu tư, nhưng chậm khởi công, hoặc tiến độ

xây dựng chậm

2.3.5 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cdc khw chế xuất chưa được

hoàn thiện

Gần đây Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung giúp việc trực tiếp Thủ tướng Chính phủ theo đõi, quản lý các khu chế xuất trong phạm vị cả nước nhưng lại đặt trong Văn phòng Chính phủ, bộ máy còn thiếu và mỏng chưa đi vào hoạt động © -

Trong hai năm trở lại đây Chính phủ ban hành qui chế khu công nghiệp tập trung, một số tỉnh, thành phố vừa có khu :hế xuất, vừa có khu công nghiệp, nhiệm vụ quản lý các khu chế xuất và các khu cng nghiệp được giao cho Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp nhưng Ban quản lý chung này hoạt động còn đang rấi lúng túng

Trang 10

-15-Chuong 3

NHŨNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA CÁC KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM

3.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hình thành và

phát triển các khu chế xuất Việt Nam

3.1.1 Gắn việc hình thành và phát triển các khu chế xuất với qui hoạch tổ chức sản xuất công nghiệp trên các vùng lãnh thổ

Luận án trình bây các loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ, đã hình thành ở nước ta từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó có vai trò tác dụng tích cực của nó song có nhiều vấn đề tôn tại trong đó cần phải qui hoạch sắp xếp lại Do vậy việc hình thành và phát triển các khu chế xuất trong phạm vi cả

nước cần gần với qui hoạch phân bỏ các loại hình tổ chức sản xuất, công nghiệp trên các vùng lãnh thổ để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và tạo ra sự phát triển đồng đều trong cả nước

3.1.2 Phát triển khu chế xuất trở thành một khu công nghiệp năng động, linh hoạt hơn thích ứng với cơ chế thị trường

Luận án phân tích trong cạnh tranh thu hút đầu nư nước ngoài, khu chế xuất với những đặc trưng của nó, bên cạnh những ưu điểm, cũng còn bộc lộ những nhược

điểm Xuất phát từ yêu cầu sản phẩm của khu chế xuất phải xuất khẩu 100% làm

cho các nhà đầu tư chạy theo thị trường thế giới, theo lợi nhuận, ở chừng mực nào đó họ chưa chú ý đến đổi mới thiết bị và công nghệ Thêm nữa về lâu dài khi mà những điều kiện kinh doanh bên trong và bên ngồi khu chế xuất khơng còn khác biệt lớn như hiện nay thì việc giữ nguyên mô hình khu chế xuất sẽ là cứng nhắc, cần phải

Trang 11

làm cho khu chế xuất thích ứng với sự vận động của nền kinh tế thi trường và những

xu thé phát triển mới về khoa học kỹ thuật trên thế giới

3.1.3 Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu và phương hướng hình thành và phát triển các khu chế xuất

Mục tiếu trực tiếp của khu chế xuất là lợi nhuận tối đa đối với các nhà đầu tư song mục tiêu cuối cùng có tính toàn diện là hiệu quả kinh tế - xã hội Cần quán triệt phương hướng lấy hiêu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu định hướng mọi hoạt động liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất Thực tế cho thấy có nơi, có lúc vì lợi ích cục bộ địa phương đã buông lỏng quản lý nhà nước nén việc cấp giấy phép xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất bao gồm cả khu đất liên quan đến quốc phòng và an ninh của đất nước Mặt khác nếu khóng có quan điểm đúng chi chạy theo mục tiều đơn thuần của khu chế xuất có thể sẽ dân đến việc cho phép những dự án đầu tư vào khu chế xuất gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hướng đến cân bằng sinh thái Hoặc có hiện tượng cho những dự án đầu tư vào khu chế xuất mà máy móc thiết bị cũ công nghệ lạc hậu khả nàng xuất khẩu và khả năng giải quyết việc làm thấp Mại khác cũng cần hạn chế việc cạnh tranh, chèn ép các mặt hàng sản phẩm trong nước đang có điều kiện phát triển tốt,

3.144 Việc xáy dựng cơ cấu chức nang và cơ cẩu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất thích ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển khu chế xuất trong điều kiện của nền kinh tế thị trường

“Tăng cường quản lý nhà nước tại khu chế xuất không có nghĩa là quản lý chật chê các nhà đầu tư một cách đơn thuần máy móc mà ngược lai trên cơ sở luật pháp hiện hành cần giâm tối đa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Tăng cường quản lý nhà nước các khu chế xuất phải đi liền với hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất Cần phải xác định rõ chức

Trang 12

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NHỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS - PTS: VU PHÁN: Cán bộ giảng day Khoa Quan tri kinh doanh

công nghiệp và xảy dựng cơ bản, Đại học

kinh tế quốc dân

2 P.T.S: NGƠ HỒI LAM: Cán bộ giảng dậy Khoa Quản trị kinh doanh còng nghiệp và xảy dựng cơ bản, Đại học kinh tế quốc dân

Phan bien 1: PGS PTS: BE Woe“ Vam

P Gram dee [Pr “x32 tam ie 4 ¢ When hh ula,

Phan bién 2: VEE, FITS: Buk te Ut

exe Feet 2zJ2 LẠ) gai Krank hind

Phan bién 3: ức 7x uae 4 Phir

That Foie wag BP Kec CAL

Luàn án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại:

Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nói

vào hồi 7F giờ, ngày < Z' tháng 4h nam 1996,

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia

Trang 13

quản lý được các khu chế xuất theo một qui định thống nhất đảm bảo ::tững định hướng của Đáng và nhà nước Ở từng khu chế xuất cần đảm bảo cho các Ean quản lý các khu chế xuất thực hiện nguyên tắc quản lý theo chế độ “Dịch vụ một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đồng thời cũng phù hợp với ' èu cầu cải cách nền hành chính quốc gia

3.2 Những giải pháp chủ yêu nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với

sư hình thành và phát triển của các khu chế xuất ở Việt Nam

3.3.1 Qui hoạch tổng thể các khu chế xuất trong phạm vì cả nước để tạo lập cản cứ và cơ sở cho việc xây dựng các phương án hình thành và phát triển từng khu

chế xuất

Dé xay dựng qui hoạch tổng thẻ các khu chế xuất trong phạm vi cả nước, luận

án đã trình bầy những điều kiện cần thiết để xây dựng khu chế xuất bao gồm điều kiện về địa lý, giao thông, tài nguyên, lao động, điện, nước và các tiện ích công cộng, các công trình phụ trợ thuận lợi cho các nhà đầu tư và với chi phí sản xuất thấp, luận án nêu những kiến nghị về việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu chế xuất, và đề nghị giới hạn số lượng các khu chế xuất như hiện nay là hợp lý

Các khu chế xuất hiện nay tuy không có qui hoạch tổng thể song đã được hình thành ở các vùng trọng điểm của ba miền đất nước, gấn với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước của các vùng trọng điểm, nhà nước cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tăng bên ngoài các khu chế xuất để thúc dẩy nhanh chóng quá trình hình thành

và phát triển các khu chế xuất,

3.2.2 Xác định đúng đắn cơ cấu kinh doanh và dịch vụ trong từng khu chế xuất

nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh để đạt được hiệu quả kinh tế cao :

Xuất phát từ mục tiêu của các khu chế xuất ở nước ta mặc dù phải chấp nhận

tính đa đạng ngành nghè nhầm thỏa mãn các nhà đầu tư hướng vào xuất khẩu song

luận án cũng nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước trong việc định hướng cơ cấu kinh doanh, dịch vụ, cơ cấu ngành nghề trong các khu chế xuất Nhà nước cần có chính

Trang 14

-18-sách ưu tiên đối với các ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật cao, ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động cả ở trong và bên ngoài khu chế xuất những dự án sử dụng ngườn nguyên liệu sẵn có trong nước, tạo mối liên kết kinh tế giữa bên trong khu chế xuất với những xí nghiệp vệ tỉnh bẽn ngoài khu chế xuất

3.2.3 Tăng cường quản lý nhà nước đi với các mặt hoạt động tại các khu chế

xuất

Trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động của các khu chế xuất diễn ra hàng ngày liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao đóng, tài chính ngân

hàng xuất nhập khẩu, an ninh trật tự Để quản lý tốt các hoạt động tại các khu chế

xuất một mặt các Bộ ngành liên quan, chính quyền tỉnh, thành phố nơi có khu chế xúất cần có những qui định hướng dẫn cụ thể kịp thời đáp ứng các yêu cầu đặt ra Ở khu chế xuất Mặt khác ở mỗi khu chế xuất Ban quản lý khu chế xuất phải bám sát chức năng nhiệm vụ và những chính sách qui định của nhà nước để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình đám báo lợi ích quốc gia lợi ích người lao động và tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao

3.2.4 Bổ sung chính sách khuyển khích đầu tư vào khu chế xuất, tạo mói trường kinh doanh thuận lợi đồng thời làm tốt hơn công tác vận động đầu tứ

Luận án phân tích và trình bây hai vấn đề cần bổ sung nhằm khuyến khích đâu tư vào khu chế xuất Một là cần có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong nước bỏ vốn đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất Hai là đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính sách hấp dẫn để họ đầu tư vào

khu chế xuất kể cả đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại bên cạnh những ưu đãi hiện

có nhà nước cần cho phép các xí nghiệp trong khu chế xuất được tiêu thụ một tỷ lệ

nhất định sản phẩm của họ vào thị trường nội địa

Môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm môi trường pháp lý thuận lợi các chính sách ưu đãi, đồng bộ, rõ ràng, ồn định, các thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện kèm theo đó trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới nhà nước không chỉ

Trang 15

-19-có những chính sách liên quan trực tiếp đến khu chế xuất, mà cần -19-có những chính sách và biện pháp nhằm tạo những diều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển như xúc tiến việc hình thành thị trường vốn, thị trường tài chính, tiền tệ,

tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp trong

khu chế xuất

3.2.5 Hoàn thiện cơ cấu chức nẵng, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

đối với các khu chế xuát phù hợp với điều kiện của cơ chế thị trường

Trong điều kiện của cơ chế thị trường và trong khuôn khổ cải cách hành chính và đế phù hợp với thông lệ quốc tế càn xây dựng cơ cấu chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy dam bảo các Ban quản lý các khu chế xuất hoạt động theo chế độ “Dịch vụ một cửa” Quản lý theo chế độ "Dịch vụ một cửa” đòi hỏi các Bộ, ngành và chính quyền các tỉnh, thành phố nơi có khu chế xuất phải có văn bản úy quyền để Ban quản lý khu chế xuất có đủ thẩm quyền và chủ động giải quyết nhanh chóng những vấn đề đặt ra

Về cơ cấu hẻ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất lưận án phân tích cần phải hoàn thiện bộ máy Văn phòng quán lý các khu công nghiệp tập trung và đặt trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, chuyển Vụ quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư về Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung, để cơ quan này đủ sức thực hiên những nhiệm vụ được giao và đảm bảo sự gọn nhẹ tỉnh giản tránh kông kềnh tránh hiện tượng nhiều Bộ, ngành Trung ương đều giải quyết trực tiếp các vấn đề của khu chế xuất

Từ phân tích thực trạng quản lý nhà nước các khu chế xuất luận án đã đưa ra mô hình kiến nghị về hệ thống bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất (xem sơ đồ 3)

3.3 Một số kiến nghị nhăm thực hiện tốt các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với sư hình thành và phát triển các khu chế xuất ở nước ta

3.3.1 Đồng bộ hóa các chính sách của nhà nước

Trang 16

-20-Sơ đồ 3 Kiến nghị Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

các khu chế xuất ở nước ta hiện nay Thủ tướng Chính phủ

Các Bộ, ngành Văn phòng quản lý UBND tinh,

Trung ương k= các Khucôngnghéệp PT thành phố nơi có

tập trung Khu chế xuất Các Ban quản lý các khu chế xuất

: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

¬ : Quan hệ chỉ đạo gián tiếp (thông qua ủy quyền)

: Quan hệ phối hợp

Đến nay các luật và van bản dưới luật liên quan đến sự hình thành và phát triển các khu chế xuất đã tương đối hoàn chỉnh Tuy nhién để thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về quản lý theo chế độ “Dịch vụ một cửa” một số Bộ, ngành trung ương chưa có vàn bản ủy quyền cho các Ban quản lý khu chế xuất thì cần sớm có các văn bàn úy quyền giải quyết các việc lién quan đến hoạt động của khu chế xuất

cho các Ban quản lý Thủ tướng Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể Điểm 2 Điều

52 trong Qui chế khu chế xuất Việt Nam về việc cho phép các xí nghiệp trong khu chế xuất được bán phế liệu vào nội địa và việc cung ứng những hàng hóa thiết yếu từ nội địa vào khu chế xuất Hiện nay vừa có khu chế xuất, vila co khu công nghiệp do hai loại hình này có những đặc điểm giống nhau, hơn nữa trong thực tế Thủ tướng Chính phủ lại thành lập Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp trên một

Trang 17

-21-địa bàn tỉnh thành phố vì vậy nén gộp Qui chế khu chế xuất và Qui chế khu công

nghiệp thành một văn bản chung ưong đó xác định rõ chức năng quản lý của các Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung

3.3.2 Đảo tạo đội ngũ cắn bộ làm công tác quan lý nhà nước và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản trị doanh nghiệp và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các khu chế xuất

Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung cần kết hợp với các Bộ, ngành liên quan đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước các khu chế xuất đảm bảo đủ năng lực, có trình độ chuyên môn khá, có kiến thức pháp lý và ngoại ngữ để làm tốt công việc được giao

Cùng với việc đào tạo cán bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các tinh, thành phố nơi có khu chế xuất cần chủ động có kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cán bộ quan trị doanh nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề để cung ứng cho các xí nghiệp trong khu chế xuất

3.1.3, Tiên hành tổng kết 3 năm thực hiện Qui chế khu chế xuất ở Việt Nam

Tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Qui chế khu chế xuất ở Việt Nam để đánh

giá, tông kết những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc lựa chọn địa điểm, xác định vị trí xây dựng, qui hoạch các khu chế xuất, lựa chọn đối tác liên doanh xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất, thu hút đầu tư và một số vấn đề về chính sách và quản lý nhà nước các khu chế xuất Đồng thời rút ra những vấn đề nhà nước -à các ngành các cấp cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ nhằm đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp theo định hướng cóng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.3.4 Tham gia Hiệp hội các khu chế xuất thế giới của Liên Hợp Quốc Hiện nay khu chế xuất đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới Bên cạnh nhiều khu chế xuất đã thành công cũng có những khu chế xuất không

thành côns Liên Hợp Quốc đã thành lập Hiệp Hội các khu chế xuất thế giới nhằm

Trang 18

-32-phối hợp hoại động giữa các khu chế xuất và đưa ra những kiến nghị với Chính phủ

các nước những vấn đề liên quan đến hình thành và phát triển các khu chế xuất -

Nước ta đã hình thành 6 khu chế xuất, trong xu thế hội nhập với thế giới để tranh thủ kinh nghiệm các nước và thực hiện sự phân công hợp tác quốc tế các khu chế xuất nước ta cần cử đại biểu tham gia tổ chức Hiệp hội các khu chế xuất thế giới của Liên Hợp Quốc

KẾT LUẬN

Càn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 chương

luân án đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

1 Khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khu chế xuất về quản lý nhà nước đối với khu chế xuất như quan niệm thực chất khu chế xuất các đặc trưng khu chế xuất nội.dung hình thành phát triển khu chế xuất và quản lý nhà nước đối với việc hình thành và phát triển các khu chế xuất

2 Qua việc nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành và phát triển các khu

chế xuất của một số nước trén thế giới luận án đâ tiếp thu có chọn lọc va tinh bay tổng quan kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển

các khu chế xuất

3 Phân tích đúng thực trạng sự hình thành phát triển các khu chế xuất ở Việt Nam và quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển đó; đưa ra những kết quả và những tồn tại của quản lý nhà nước các khu chế xuất ở nước ta

4 Luận án đã đề xuất 4 phương hướng một số giải pháp chủ yếu và những kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các khu chế xuất ở nước ta

Trang 19

-23 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát

triển các khu chế xuất ở nước ta trong thời gian tới thể hiện cụ thể là: Gắn việc hình

thành và phát triển các khu chế xuất với quí hoạch tổ chức sản xuất công nghiệp trên

các vùng lãnh thổ; Phát triển các khu chế xuất trở thành một khu công nghiệp năng

động, linh hoạt hơn, thích ứng với cơ chế thị trường; Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội lầm mục tiêu và phương hướng hình thành và phát triển các khu chế xuất; Xây dựng cơ cấu chức nắng và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất thích

ứng với yêu câu xây dựng, phát triển khu chế xuất trong điều kiện của nền kinh tế

thị trường

- Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với sự hình

thành và phát triển các khu chế xuất ở Việt Nam bao gồm: Qui hoạch tổng thể các

khu chế xuất trong phạm vì cả nước để tạo lập căn cứ và cơ sở cho việc xây dựng

các phương án hình thành và phát triển từng khu chế xuất; Xác định đúng đắn cơ cấu

kinh doanh và dịch vụ trong từng khu chế xuất nhằm khai thác triệt để lợi thế so

xánh để dat được hiệu quá kinh tế cao: Tăng cường quản lý nhà nước các mặt hoạt động tại các khu chế xuất: Bổ sung những chính sách khuyến khích đầu tư vào khu chế xuất, tạo mỗi trường kinh doanh thuận lợi đông thời lâm tốt hơn công tác vận động đầu tư và hoàn thiện cơ cấu chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các khu chế xuất phù hợp với điều kiện của cơ chế thị trường

Cùng với những phương hướng và những giải pháp chủ yếu luận án cũng nêu những kiến nghị nhằm thực hiện tốt các phương hướng và giải pháp đã đưa ra

Với việc hoàn thành những nhiệm vụ trên đây, luận án đã góp phần thiết thực kịp thời vào tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát

triển khu chế xuất ở Việt Nam Luận án có thể được coi là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức điều hành và các cơ sở đào tạo

Trang 20

-34-CAC CONG TRINH CUA TAC GIA DA CONG RO LIEN QUAN DEN DE TALLUAN AN

1 Nguyén Huy Tudng: “ Khu ché xuat Hai Phong va nhimg van dé dat ra” Tạp chí Thương nghiệp - Th: trường Việt Nam - Số 11.1994

2 Nguyễn Huy Tưởng: “Can lựa chọn những ngành nghề để ưu tiên đưa vào khu chế xuất” Tạp chí Thương nghiệp - Thị trường Việt Nam - Số 12.1994

3 Nguyễn Huy Tưởng: * Một số vấn đề về quản lý nhà nước ở khu chế xuất Hải Phòng” Tạp chí kinh tế và dự báo - Số 12.1994

4 Nguyễn Huy Tưởng: “ Khu chế xuất Hải Phòng với sự phát triển kinh tế - xã

hội của Thành phố Cảng” Tạp chí tài chính - Số 12.1994

Š Nguyễn Huy Tưởng: “ Thực hiện chế độ quản lý Dịch vụ một cửa ở khu chế xuất Hải Phòng” Tạp chí Thương mại - Số 12.1994

6 Nguyễn Huy Tưởng: * Bàn về chế độ quản lý và dịch vụ một cửa tại các khu

chế xuất và khu công nghiệp" Tạp chí kinh tế và dự báo - Số 3.1995

7 Nguyễn Huy Tưởng: *“ Bàn về mối quan hệ giữa Ban quản lý các khu chế xuất với URND tỉnh thành phố nơi có khu chế xuất" Tạp chí Thong tin công tác tổ chức nhà nước - Số 4 ]994

§ Nguyễn Huy Tưởng: * Tổ chức việc đào tạo bồi dưỡng và cung ứng lao động cho các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung ở Hải Phòng” Tạp chí tài chính -

Trang 21

PHAN MG DAU

Lý do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài

Mấy thập kỷ qua, khu chế xuất đã phát triển và có nhiều tên gọi :hác nhau, ngày nay khu chế xuất được coi như một loại hình tổ chức sản xuất trên lĩnh thổ, có

vai trò quan trọng đối với các nước chậm phát triển trong việc hội nhập nền kính tế

của nước mình với nền kinh tế thế giới Nó cho phép nước chủ nhà tận dụng được cả

lợi thế quốc tế và trong nước nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp

khoảng cách đối với các nước tiền tiến Ở nước ta đến nay, Chính phủ đã có quyết định thành lập 6 khu chế xuất ở một số vùng kinh tế trọng điểm Tuy nhiên để hình thành và tổ chức hoạt động của các khu chế xuất đó một cách có hiệu quả cần phải giải quyết nhiều vấn đề lý luân và thực tiễn, trong đó có vấn đề quản lý nhà nước đối

với các khu chế xuất Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách c4 hệ thống

quan lý nhà nước các khu chế xuất ở Việt Nam Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Vhững phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các khu chế xuát ở Việt Nam” đề viết luận án P.T.S của

mình

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước các khu chế xuất, và được giới hạn phạm vi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát

triển các khu chế xuất đó

AMục đích nghiên cứu

Trang 22

đối với các khu chế xuất Việt Nam, nhằm nâng cao tác dụng tích cực của khu chế xuải đối với nên kinh tế quốc dân

Phương pháp nghiên cứu

“Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình viết luân án, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp cụ thể để nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống phương pháp mô hình kết hợp với

những nội dung cơ bản của khoa học quản lý và kinh tế phát triển để nghiên cứu giải

quyết vấn đề

Đóng góp của luận án

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về khu chế xuất và quản lý nhà nước đối với khu chế xuất

- Tổng quan kinh nghiệm về sự hình thành phát triển và quản lý nhà nước đối với khu chế xuất ở một số nước trén thế giới rút ra những bài học có thể vận dụng vào thực tiên Việt Nam

- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về sự hình thành phát triển và quản lý nhà nước đối với khu chế xuất đâ nêu ra một số kết quả và những tồn tại trong lình vực quản lý nhà nước đối với các khu chế xuất của nước ta trong thời gian vừa

qua

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp và những kiến nghị nhằm tàng cường quân lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các khu chế xuất ở Việt

Nam

Bố cục của luận án

Luận án gồm 142 trang với 10 bảng và 6 sơ đồ (không kể phần phụ lục và tài

liệu tham khác ) được bố cục như sau:

- PHAN M6 DAU

Trang 23

Chưo g 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hình thành và phát triển các khu chế xuc t ở Việt Nam

Chương 3: Những phương hướng và giải pháp nhằm tảng cường quản lý nhà nước đối vi sự hình thành và phát triển của các khu chế xuất ở Việt Nam

- KẾT LUẬN

Chuong 1

KHU CHẾ XUẤT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SƯ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHẾ XUẤT

1.1 Thực chát và nội dung việc hình thành và phát triển các khu chế xuất trên thể giới

1.1.1 Thực chất về khu chế xuất

- Quan niệm về khu chế xuất và những đặc trưng của nó

Cho đến nay có thể phân chia thành hai loại ý kiến khác nhau về khu chế xuất Loại ý kiến thứ nhất theo nghĩa hẹp cho rằng khu chế xuất là một lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế quan của một nước và áp dụng chế độ thương mại tự do Theo quan điểm này, tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã chỉ rõ " Khu chế xuất là một khu vực tương đối nhỏ phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chử nhà Trong đó đặc

biệt là khu chế xuất cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho qua cảng”

(Trang 3 - Các khu chế xuất Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam - NXB Thông

Trang 24

Loại quan điểm thứ hai theo nghĩa rộng cho ràng không chỉ bao gồm khu vực chuyên môn hóa sản xuất hàng xuất khẩu như trên, mà khu chế xuất còn bao gồm cả khu vực được Chính phù cho phép như khu Cảng tự do, khu tự do thuế quan khu mậu dịch tự do, kho qua Cảng Theo quan điểm này, Hiệp hội khu chế xuất thế giới (WEPZA) viết " Khu chế xuất là tất cả các khu vực được Chính phủ cho phép như

Cảng tụ do, khu mậu dịch tự do khu ngoại thương tự do” (Trang 6 - Các khu chế

xuấi Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam NXB Thống kê, Hà Nội năm 1993)

Theo Qui chế khu chế xuất Việt Nam ban hành kèm theo nghị định 322/HĐÐĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đông Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì khu chế xuất được xác định như sau: “Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung sản xuất hàng xuất

khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất và xuất khẩu Khu chế xuất là khu khép kín có ranh giới địa lý được xác lập theo quyết định thành lập khu chế xuất

và biệt lập với các vùng lãnh thố bén ngoài khu chế xuất bàng hệ thống tường rào Khu chế xuất được hưởng một qui chế quản lý riêng qui định tại Qui chế khu chế xuất”

Luận án đã phân tích các quan niệm khác nhau về khu chế xuất và cho rằng việc xác định khu chế xuất như Qui chế khu chế xuất Việt Nam là đầy đủ cụ thể và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta

Từ phân tích các khái niệm về khu chế xuất luận án đâ rút ra những đặc trưng

cơ bản của khu chế xuất Khu chế xuất thực chất là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ, tập trung các doanh nghiệp công nghiệp vào phạm vị không gian nhất định thành một khu công nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng chung và có ranh giới địa lý Các doanh nghiệp phân bồ trong khu chế xuất không nhất thiết phải có các mối liên hệ mật thiết với nhau, phương hướng sản xuất kinh doanh đa dạng,

sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu Các doanh nghiệp khu chế xuất được hưởng qui

chế đặc biệt đối với sản xuất và xuất khẩu và do vậy có cơ quan làm nhiệm vụ quản

Trang 25

~ sau khi trình bầy quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất ở một số nước tr:n thế giới luận án đã rút ra một số vấn đề có tính xu hướng của sự hình

thành và phát triển các khu chế xuất

- [rên cơ sở nhận thức về thực chất khu chế xuất và những tác dụng của nó, luận án đã néu lên sự cần thiết và vai trò của khu chế xuất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

1.1.3 Những nội dụng chủ yếu của việc hình thành và phát triển các khu chế xuất

Hình thành và phát triển khu chế xuất có nội dung khá toàn diện luận án đã khái quát và hệ thống thành một số nội dung chủ yếu sau:

- Chính phủ ban hành hoặc chuẩn bị cho nhà nước ban hành những đao luật, những văn bản dưới luật tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển các khu chế xuất trong đó xác định những mục tiêu của khu chế xuất, những chính sách ưu

đãi liê quan đến đầu tư vào khu chế xuất 5

- Chính phủ phải xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế của đất nước, gần với

điều kiện địa lý thuận lợi khả năng cũng cấp tài nguyên, lao động, điều kiện thuận

lợi về cơ sở hạ tầng để lựa chọn vị trí xây dựng từng khu chế xuất và xây dựng qui hoạch tổng thể các khu chế xuất trên phạm vi cả nước

~ Trên cơ sở vị trí đã được lựa chọn việc hình thành và phát triển các khu chế

xuất có thể chia ra hai giai đoạn: giai đoạn I: xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất,

giai đoạn 2: vận động và tiếp nhận các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy xí nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở những chính sách ưu đãi của nhà nước giành cho khu chế xuất

Trang 26

- Phan tich danh gid lựa chọn dự án đâu tư vào khu chế xuất trên các mặt mục tiêu của khu chế xuất, khả nàng tài chính của nhà đầu tư, tính khả thi của dự án, và hiệu quả kinh tế xã hội của di: an

1.2, Quan lý nhà nước đổi với sự hình thành và phát triển các khu chế xuất

1.2.1 Mục tiêu, véu cầu và chức nàng của quản lý nhà nước đối với các khu chế xuất

- Yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nước các khu chế xuất là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của khu chế xuất, góp phân nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất đồng thời đảm bảo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh

- Về chức năng quản lý nhà nước đối với các khu chế xuất luận án đã trình bày

tập trung vào các chức năng chủ yêu như: chức nàng định hướng, chức năng tạo môi

trường thuận lợi cho thu hút đâu tư nước ngoài chức năng điều tiết và hỗ trợ các hoạt động cho các khu chế xuất và chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của

khu chế xuíi

1.3.2 Những nội dung chủ vếu của quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phái triển các khu chế xuất

Luận án làm rô nội dung quản lý nhà nước đối với khu chế xuất trên một số các khía cạnh chủ yếu như: xây dựng cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các khu chế xuất, qui hoạch xây dựng khu chế xuất quân lý các mặt hoạt động xây

dựng tài chính ngán hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, lao động, an toàn, và tổ

chức hệ thống cung ứng, dịch vụ cho các xí nghiệp trong khu chế xuất :

1.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy quản IN nhà nước đối với các khu chế xudt Quản lý nhà nước đối với khu chế xuất xét trên góc độ hệ thống bao gồm ba bộ phận cơ bản: Hệ thống các khu chế xuất, hệ thống cơ chế tác động quân lý nhà nước đối với các khu chế xuất đó và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Hệ thống đó

Trang 27

Sơ đồ 1 Mô hình hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các khu chế xuất Chính phủ r~-T-¬-—>~ Cơ quan quản lý 1 các khu chế xuất ! Tác động

i Thong qua Van Kế hoạch hóa

1 hé thong ban định hướng ¡_ chính sách hành 1 vimd chinh + dưới P luật cầu cung Các Ban quản lý các khu chế xuất Q Các xí nghiệp khu chế xuất

1.3 Một số kinh nghiệm vé quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất ở một sở nước trên thế giới

Luận án đã phân tích và trình bầy 4 kinh nghiệm về quản lý nhà nước các khu chế xuất của một số nước trên thế giới Những kinh nghiệm đó là:

1.3.1 Kinh nghiệm về xác định mục tiêu của các khu chế xuất

1.3.2 Kinh nghiệm về lựa chọn địa điểm và vị trí xây dựng khu chế xuất

1.3.3 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước với những chính sách ưu đãi hấp dân

các nhà đầu tư

Ngày đăng: 04/11/2023, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w