85 Trang 7 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCNH - HĐH Công nghiệp hóa Hiện đại hóa- CSHT Cơ sở hạ tầngCSXH Chính sách xã hộiGQVL Giải quyết việc làm GTSX Giá trị sản xuấtHQKT Hiệu quả kinh t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang
NGUYỄN VĂN THẮNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Tiên Phong
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình
thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang
NGUYỄN VĂN THẮNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Tiên Phong
Chữ ký của GVHD
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2020
Trang 4L I C Ờ ẢM ƠN
Trong quá trình nghiên c u và th c hi n luứ ự ệ ận văn, tôi xin chân thành gử ời i l
cảm ơn tới Lãnh đạo trường Đạ ọi h c Bách khoa Hà N i, các th y cô giáo trong ộ ầViện Kinh t và Qu n lý, các thế ả ầy cô giáo đã trực ti p gi ng d y, bế ả ạ ạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều ki n thu n lệ ậ ợi và giúp đỡ tôi trong quá trình h c t p và thọ ậ ực
hi n luệ ận văn
Đặc bi t, tôi xin trân tr ng bày t lòng biệ ọ ỏ ết ơn sâu sắc đối v i gi ng viên ớ ảhướng dẫn TS Nguy n Tiên Phongễ đã định hướng, ch b o, nhiỉ ả ệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình h c tậọ p và nghiên cứu đề tài
Tôi xin trân tr ng cọ ảm ơn Ban thường v Tụ ỉnh Đoàn Bắc Giang, Huyện Đoàn Tân Yên cùng các đoàn viên thanh niên làm kinh t tiêu bi u ế ể trên địa bàn t nh ỉ đã cung c p s ấ ốliệu khách quan, t o mạ ọi điều ki n thu n lệ ậ ợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên c u và thứ ực hiện đề tài
Mặc dù đã hế ứt s c c gố ắng nhưng chắc ch n luắ ận văn không t ểh tránh kh i ỏ
nh ng sai sót, kính mong nhữ ận đượ ực s chỉ ả b o, góp ý c a quý th y cô và b n bè ủ ầ ạ
đồng nghiệp để ận văn đượ lu c hoàn thiện hơn nữa
Hà Nộ i, ngày tháng năm 2020
Tác gi ả luận văn
Nguyễn Văn Thắng
Trang 5i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC T ẾT TẮT iiiỪVI DANH MỤC BẢNG, HÌNH V ivẼ PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do thực hiện đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ: LÝ LU N VÀ TH C TI N VẬ Ự Ễ Ề MÔ HÌNH THANH NIÊN PHÁT TRI N KINH T 8Ể Ế 1.1 Cơ sở lý luận về mô hình thanh niên phát triển kinh tế 8
1.1.1 M t s khái niộ ố ệm cơ bản 8
1.1.2 Vai trò c a mô hình thanh niên phát tri n kinh t 15ủ ể ế 1.1.3 Đặc điểm của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế 17
1.1.4 Hiệu quả kinh tế của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế 18
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình thanh niên phát triển kinh tế 25
1.2 Cơ sở thực tiễn các mô hình thanh niên phát triển kinh tế 27
1.2.1 Kinh nghi m trên th gi i 27ệ ế ớ 1.2.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam 28
1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra 32
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: TH C TR NG MÔ HÌNH THANH NIÊN PHÁT TRI N KINH Ự Ạ Ể T T NH BẾ Ỉ ẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2017 2019 35–
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh- 38
2.1.3 Thực trạng thanh niên tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2019 41
2.1.4 Một số đặc điểm các mô hình thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2019 43
2.2 Hiệu quả hoạt động của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế 47
2.2.1 Hiệu quả kinh tế 47
Trang 6ii
2.2.2 Hiệu quả xã hội 56
2.2.3 Hiệu quả môi trường 64
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 66
2.3.1 Phong tục tập quán 66
2.3.2 Trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của thanh niên 68
2.3.3 Yếu tố về vốn đầu tư 68
2.3.4 Khả năng tiếp cận thông tin của thanh niên 69
2.3.5 Các yếu tố khác 70
2.4 Đánh giá chung 70
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ M T S GI I PHÁP NH M Ộ Ố Ả Ằ NÂNG CAO HI U QU MÔ HÌNH THANH NIÊN PHÁT TRI N KINH T 74Ệ Ả Ể Ế 3.1 Mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ chủ yếu nhằm xây dựng mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 74
3.1.2 Định hướng 74
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 76
3.2.1 Công tác tuyên truyền nhằm nhân rộng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế hiệu quả 76
3.2.2 Nâng cao hiệu quả về kinh tế 78
3.2.3 Nâng cao hiệu quả về xã hội 83
3.2.4 Nâng cao hiệu quả về môi trường 85
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN VÀ KI N NGH 89Ế Ị 1 Kết luận 89
2 Kiến nghị 90 DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 92Ệ Ả Phụ ụ l c 1 PHI U KH O SÁT 94Ế Ả
Trang 7LHTN Liên hiệp thanh niên
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNCS Thanh niên cộng sản
VAC Vườn - Ao Chuồng-
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
B ng 2.1.t ng h p dân s - ả ổ ợ ố lao động - vi c làm t nh bệ ỉ ắc giang giai đoạn 2016 -
2018 39
B ng 2.2.s ả ố lượng thanh niên t nh b c giang chia theo huy n, thành ph ỉ ắ ệ ố giai đoạn 2017 - 2019 41
Bảng 2 3.trình độ văn hóa của thanh niên t nh bỉ ắc giang 42
Bảng 2 4.trình độ chuyên môn c a thanh niên t nh b c giang 43 ủ ỉ ắ B ng 2 5.mả ột số đặc điểm cơ bản v ề các đơn vị điều tra 44
Bảng 2 6.trung bình đấ ảt s n xu t kinh doanh các mô hình thanh niên phát ấ triển kinh tế rên đị t a bàn t nh bỉ ắc giang giai đoạn 2017 2019 45 –
B ng 2 7.doanh thu trung bình cả ủa các mô hình giai đoạn 2017 - 2019 47
B ng 2 8.chi phí s n xuả ả ất trung bình các mô hình giai đoạn 2017 2019 48 –
B ng 2 9.lả ợi nhuận trung bình của các mô hình giai đ ạo n 2017 2019 49 –
B ng 2.10.l i nhu n trung bình trên s ả ợ ậ ố lao động của các mô hình giai đoạn 2017 – 2019 51
B ng 2.11.l i nhu n trên chi phí trung bình cả ợ ậ ủa các mô hình giai đoạn 2017 –
2019 52
B ng 2 12.v n c a các mô hình s n xuả ố ủ ả ất giai đoạn 2017 2019 53 –
B ng 2.13.hi u qu s d ng v n cả ệ ả ử ụ ố ủa các mô hình giai đoạn 2017 2019 54 –
B ng 2.14.s ả ố người lao động trung bình mỗi mô hình giai đoạn 2017 2019 57 –
B ng 2 15.s ả ố lao động chính có tay ngh cao các mô hìề ở nh thanh niên giai đoạn 2017 2019 58 –
B ng 2 16.s ả ố người lao động địa phương đượ ạc t o vi c làm t i ch các mô ệ ạ ỗ ở hình giai đoạn 2017 2019 59 –
B ng 2 17.s ả ố lao động n ữ được tạo việc làm giai đoạn 2017 2019 60 –
B ng 2 18.thu nh p trung bình cả ậ ủa người lao động ở các mô hình giai đoạn 2017 – 2019 61
Bảng 2 19.đóng góp đố ới ngân sách nhà nưới v c và địa phương ở các mô hình giai đoạn 2017 2019 63 – Hình 1.1.mô hình vườn ao chu ng khép kín 14 ồ
Trang 9và lãnh đạo có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên” Nghị quyết Số 04( -NQ/HNTW, 1993) Tại Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ X Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng “Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc Thanh niên có mạnh dân tộc mới mạnh; trong sức mạnh của dân tộc c sức mạnh của thanh niên” (Đoàn ó TNCS Hồ Chí Minh, 2013)
Thanh niên là lực lượng quan trọng giữ vai trò xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội- (KTXH), quốc phòng an ninh Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của thanh niên đố với tương lai của đất nước, Chủ i tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa
là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển củ đất nước, a tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên
Nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tỉnh Bắc Giang đã đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhờ
đó nhiều cơ hội việc làm được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành -
Trang 10tế phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, khó tìm được đầu ra cho sản phẩm… là những nguyên nhân chủ quan khiến nhiều mô hình chưa phát huy hiệu quả Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi trong cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, trên cơ sở những nhận định
trên, tác giả chọn nội dung “Nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình thanh niên
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài báo nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động thanh niên Các công trình mà tác giả đã tiếp cận:
) (1 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Đinh Nguyên
Vũ năm 2016 về “Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Quảng Nam” Luận văn này tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính
lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên
nông thôn tỉnh Quảng Nam hiện nay, đặc biệt nâng cao khả năng nghiên cứu và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước nói chung, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng
(2) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của tác giả Hồ Anh Tuấn năm 2018 về “ Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh ni ên lập nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” Luận văn đã phân tích thực trạng
thực hiện chính sách về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh Xuân, qua đó nêu ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
Trang 113
sách về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh Xuân
(3) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của tác giả Phan
Thị Hồng Nhung năm 2014 về “Nghiên cứu sự tham gia của Đoàn thanh niên
vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hải Phòng” Luận văn này tập trung
nghiên cứu đánh giá thực trạng sự tích cực tham gia, sự hiệu quả của Đoàn thanh niên Hải Phòng trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương
(4) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của tác giả Lại Hữu
Bình năm 2017 về “Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thị
xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” Luận văn này đã tập trung vào việc đánh giá
tình hình thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở thị xã Sơn Tây thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách việc làm cho thanh niên ở nước ta hiện nay
(5) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của ác giả Huỳnh Văn t
Tám năm 2017 về “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải pháp chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đối với thanh niên Qua đó đánh giá những việc làm được, những hạn chế về chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp về chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình thanh niên phát triển kinh tế trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý luận, thực trạng và giải pháp nhằm phát triển các mô hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh làm ăn có kết quả tốt, có khả năng nhân rộng
Đối tượng điều tra nghiên cứu chủ yếu là các mô hình thanh niên phát triểnkinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Trang 124
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của ba mô hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang
Về thời gian: Đề tài sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin trong 03 năm, từ năm
do thanh niên làm chủ, chúng tôi chọn 120 cơ sở, doanh nghiệp để điều tra số mẫu cụ thể cần chọn của từng mô hình tiêu biểu được thể hiện như sau
Trang 13Ghi chú
Sau khi thu thập, đề tài sử dụng phần mềm microsoft excel , word để xử lý
số liệu Những số liệu thu thập từ phiếu điều tra, các bản báo cáo, thống kê chính thức qua chọn lọc được nhập vào bảng tính excel để tính giá trị trung bình, tính tổng, tỉ lệ % giữa các năm, tính các chỉ số, số chênh lệch và được trình bày dưới dạng các bảng biểu
Phải tồn tại ít nhất 02 đại lượng (2 chỉ tiêu)
- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo so sánh được Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
Trang 146
Thứ hai: Xác định gốc để so sánh
Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích Cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc
so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước)
- Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh là giá trị trung bình ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh
5.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này dùng để tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu dùng để phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh sau khi đã thu thập tài liệu, xử lý số liệu trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng Đồng thời dự báo xu hướng phát triển của chúng và đi đến tổng hợp lý thuyết để đề xuất các giải pháp phù hợp
5.2.3 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: thầy cô, các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
5.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Đề tài đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ua ba chỉ tiêu chính là hiệu quả kinh tế, hiệu qquả xã hội và hiệu quả môi trường
Trong chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đề tài đưa ra đầy đủ các chỉ: êu doanh thu, tichi phí, lợi nhuận trung bình, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng chi phí của mỗi mô hình nghiên cứu
Trong chỉ tiêu hiệu quả xã hội đề tài đánh giá sáu tiêu chí: Tạo việc làm : cho người lao động, tăng chất lượng lao động, tạo việc làm cho lao động địa phương, tạo việc làm cho lao động nữ, tạo thu nhập cho người lao động và đóng góp với ngân sách nhà nước, địa phương của mỗi mô hình
Trang 157
Trong chỉ tiêu hiệu quả môi trường đề tài đánh giá các chỉ : tiêu như hệ thống xử lý nước thải, rác thải của cơ sở sản xuất, trang thiết bị bảo hộ cho người lao động Đồng thời đưa ra một số nguyên nhân hạn chế còn tồn tại của cả ba mô hình đối với chỉ tiêu môi trường
Trang 168
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ MÔ HÌNH THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 Cơ sở lý lu n v mô hình thanh niên phát tri n kinh t ậ ề ể ế
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Mô hình
- Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, mô hình là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hoá) vì mục đích khoa học và sản xuất Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng,
sơ đồ, sự mô tả, vv ) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng)
- Tác giả Ngô Thế Bình (2008) mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình… nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người
+ Mô hình là một mô phỏng bằng thực tế một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của đối tượng nào đó gọi là đặc trưng mô hình hóa hoặc nguyên hình với mục đích nhận biết, làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc đối tượng nghiên cứu về nguyên hình
+ Mô hình sản xuất là hoạt động sản xuất có ý thức của con người nhằm tạo
ra của cải vật chất cho xã hội bằng cách sử dụng những tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động Theo Các Mác: Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà chúng sản xuất bằng cách nào Trong sản xuất, ngoài tác động của yếu tố kỹ thuật còn có sự tác động của yếu tố kinh tế trong sản xuất mà mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản xuất Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất, thể hiện sự kết hợp các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế
- Tính chất mô hình
Mô hình có 3 tính chất đặc trưng
+ Tính tương tự: mô hình phản ánh các thuộc tính cần nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu, do đó kết quả nghiên cứu trên mô hình cũng giống như kết quả nghiên cứu nguyên mẫu
Trang 179
+ Tính đơn giản: khi xây dựng mô hình theo một mục đích nghiên cứu nhất định mô hình chỉ mang các thuộc tính và quan hệ đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu, còn các thuộc tính khác không ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu thì đều bị lược bỏ
+ Tính khái quát: mô hình thường mang thuộc tính đặc trưng của một lớp các đối tượng cùng loại do đó có thể dùng mô hình để nghiên cứu những đối tượng khác nhau thuộc lớp đó
- Sự thể hiện của mô hình
+ Bằng sơ đồ, lược đồ: Lược đồ diễn tả một cách sơ bộ, tổng quát về đối tượng trình bày nghiên cứu, sơ đồ mô tả những đặc trưng nhất định về đối tượng
để trình bày nghiên cứu Đồng thời qua sự phân tích trên sơ đồ mà người ta có thể rút ra những kết luận để đi tới những quyết định
+ Bằng đồ thị: Là một dạng ngôn ngữ của mô hình dùng để diễn đạt các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng đường vẽ trên một hệ trục biểu thị sự thay đổi các giá trị của đại lượng này theo đại lượng kia Giúp ta có cách nhìn tổng quát hơn
về đối tượng để trình bày nghiên cứu, dễ nhận biết xu hướng vận động và sự phát triển của chúng Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét giải quyết phù hợp
+ Bằng toán học: Toán học là một dạng để thể hiện mô hình, là khoa học sử dụng những con số được thể hiện bằng các công thức toán học, các dạng phân tích toán học để trình bày và nghiên cứu đồng thời nó cũng thể hiện được bản chất của vấn đề nghiên cứu
+ Bằng bảng tính hoặc dãy số liệu: Một dãy số liệu hoặc bảng tính là một dạng ngôn ngữ của mô hình, gồm hệ thống các chỉ tiêu nhất định được trình bày một cách tổng quát nhằm mô phỏng các hiện tượng kinh tế, xã hội hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật của sự vật, các hiện tượng để trình bày và nghiên cứu
+ Bằng lời: Là một dạng ngôn ngữ mô hình thông qua lời nói hoặc bằng dữ liệu viết để diễn đạt một cách ngắn gọn những nội dung chủ yếu của đối tượng nghiên cứu mà vẫn thể hiện được bản chất của chúng
Ngoài ra còn thể hiện bằng hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng của các ký hiệu riêng khác nhau
- Phân loại mô hình
+ Căn cứ vào góc độ nghiên cứu mô hình để vận dụng vào thực tiễn sản
xuất gồm 2 loại mô hình:
Mô hình lý thuyết: Gồm hệ thống các quan niệm lý luận được phân tích khoa học hoặc được trình bày dưới dạng toán học, các phép tính toán, phương pháp loại
Trang 18+ Căn cứ vào tính chất thể hiện của mô hình gồm 2 loại:
Mô hình trừu tượng: Mô phỏng quá trình tưởng tượng các sự vật hiện tượng trong đời sống kinh tế xã hội bằng các yếu tố trực quan cảm tính
Mô hình vật chất: Là hiện thân của các vật thể nghiên cứu, nó có thể phóng
to hoặc thu nhỏ Thông qua mô hình trừu tượng cho phép ta khái quát những vấn
đề cụ thể và hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu
+ Căn cứ vào góc độ tiếp cận theo quy mô các yếu tố và phạm vi nghiên cứu của kinh tế học gồm 2 loại:
Kinh tế vi mô: Mô phỏng đặc trưng của vấn đề kinh tế xã hội cụ thể trong các tế bào kinh tế, các bộ phận của nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô: Mô phỏng diễn đạt những đối tượng, quan điểm cơ bản nhất
về những vấn đề kinh tế chung, sự phát triển của tổng thể nền kinh tế mô hình kinh tế vĩ mô cùng vi mô thành một hệ thống mô hình thống nhất, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế có căn cứ khoa học
+ Căn cứ vào phạm vi sản xuất của ngành gồm 2 loại:
Sản xuất riêng ngành: Là mô hình mang đặc trưng riêng của ngành sản xuất như mô hình chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, thủy sản,
Sản xuất liên ngành: Kết hợp giữa các ngành sản xuất nhằm phát huy kinh
tế tốt nhất sự hỗ trợ nhau của các ngành sản xuất: nông nghiệp - lâm nghiệp, nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp, VAC, nông nghiệp dịch vụ, thương - mại, nông nghiệp - công nghiệp
+ Căn cứ chức năng: có mô hình hệ thống, mô hình cấu trúc, mô hình lô gic, mô hình toán
Mô hình hệ thống là mô hình phản ánh một hệ thống, trong đó nêu được các phần tử bên trong, bên ngoài và các quan hệ tương tác giữa chúng Hệ thống có một khái niệm rất rộng Thế giới chúng ta đầy rẫy hệ thống: hệ thống chính trị,
hệ thống quản lý, hệ thống pháp luật, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục, hệ thống đường sá, hệ thống phân loại … và sự nghiệp của chúng ta là phát hiện và nghiên cứu các hệ thống Mô hình hệ thống có nhiều hình thức, tùy theo sự lựa chọn để thể hiện Mô hình hệ thống có giá trị như một phát minh khoa học tiêu biểu của thế kỷ 19 chính là ảng tuần hb oàn các nguyên tố hóa học của nhà bác
Trang 1911
học Nga Men đê- - -ép lê
Mô hình cấu trúc là mô hình thể hiện các thành phần bên trong của hiện tượng sự vật Không nhất thiết hiện tượng sự vật đó có là hệ thống hoặc không phải là hệ thống Ví dụ một mô hình cấu trúc về quá trình sản xuất trong doanh nghiệp có thể chứa đựng cả những quá trình làm phá hỏng tính hệ thống, làm lãng phí các nguồn lực
Mô hình lôgic là mô hình thể hiện chủ yếu thứ tự diễn ra các hiện tượng sự vật Mô hình lô gic còn có tên gọi khác là mô hình mạng lưới Mô hình lô gíc rất hữu ích để thể hiện quá trình sản xuất có rất nhiều công việc diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp, thể hiện trình tự nghiên cứu giải quyết vấn đề trong khoa học, thể hiện các bước lập kế hoạch tối ưu v.v…
Mô hình toán là mô hình dựa vào các công cụ toán học như công thức, đồ thị, bảng biểu để thể hiện các mối quan hệ về lượng nằm trong các hiện tượng sự vật được nghiên cứu Mô hình toán là sự phát triển bậc cao của quá trình mô hình hóa
1.1.1.2 Thanh niên
Theo Luật Thanh niên số 53/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu đến ba mươi tuổi” Như vậy, độ tuổi là tiêu chí chính để xác định cá nhân nào được coi là thanh niên Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ
15 hoặc 16 tuổi, còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt
Ở Việt Nam, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí đều xác định phù hợp với Luật Thanh niên, quy định cụ thể “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30”
Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể bao hàm được các nội dung về giải quyết việc làm cho thanh niên, phạm vi đề tài này thanh niên được hiểu là một nhóm xã hội có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi, có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Từ những cơ sở trên, có thể quan niệm thanh niên Việt Nam như sau: Thanh niên Việt Nam là những người
từ đủ 16 đến 30 tuổi Thanh niên bao gồm những người có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao, có năng lực lao động Thanh niên là một lực lượng quan trọng của
xã hội hiện tại cũng như trong tương lai
Khái niệm thanh niên có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng (từ 16 đến 30 tuổi) Vì vậy,
Trang 2012
xét từ góc độ nghề nghiệp của họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau Nhóm trẻ tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối quan tâm lớn nhất của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn, hoặc bước vào nghề; một bộ phận khác đang ngồi trên ghế các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở trình độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, một bộ phận khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp, đang ứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có những cống hiến nhất định cho xã hội
Thứ hai, Thanh niên có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, có tâm tư nguyện vọng; có nhu cầu và hoài bão, khát vọng theo lứa tuổi và giới Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ một lĩnh vực có rất nhiều đặc điểm phù - hợp với tâm lý thanh niên, được thanh niên ưa thích và tích cực vận dụng vào chuyên môn, không ít thanh niên đã sớm đạt được thành tựu lớn, nhanh chóng khẳng định bản thân Với sự nhanh nhạy, nhiệt huyết của tính trẻ, dám nghĩ, dám làm và sức khỏe tốt, thanh niên được xem là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội
Thứ ba, Thanh niên là một lực lượng giữ vai trò trọng yếu trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nướ- c
Trên thực tế, hoạt động của công tác Đoàn Thanh niên tại các cơ sở Đoàn Hội, tính đến tuổi 35, có thể cao hơn tùy thuộc vào từng tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên và nhu cầu thực tế của tổ chức
1.1.1.3 Quan điểm về kinh tế hộ gia đìn h th anh niên
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “Hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung Thống kê Liên hợp uốc cũng có khái niệm về q
“Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ
Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh doanh trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình là các thành viên trong gia đình có chung sở hữu tài sản và kết quả kinh doanh Chủ hộ
là người sở hữu cũng trực tiếp là người lao động khi cần thiết có thể thuê thêm lao động Quy mô kinh tế hộ thường nhỏ, vốn đầu tư ít mang tính chất tự cung tự
Trang 2113
cấp là chủ yếu Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công và công cụ truyền thống Trình độ quản lý và chuyên môn của chủ hộ thường hạn chế, chủ yếu là kinh nghiệm đời trước cho đời sau, nhận thức về pháp luật, kinh doanh, kinh tế thị trường cũng rất hạn chế (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013)
Như vậy cơ sở kinh tế hộ gia đình thanh niên là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình thanh niên, các thành viên trong gia đình thanh niên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kinh doanh dịch vụ do pháp luật quy định
1.1.1.4 Mô hình thanh n iên phát triển kinh tế
Có thể khẳng định, thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần đáng
kể trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội; là lực lượng xung kích trong các phong trào thi đua xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên có trình độ và tay nghề ngày càng cao, được trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi mới Mô hình thanh niên phát triển kinh tế sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình Đó là hình mẫu trong kinh tế tập thể của thanh niên có bản chất đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện
cụ thể nhất định, là sự kết hợp các nguồn lực trong điều kiện cụ thể để phát triển kinh tế
Từ những vấn đề nêu trên, có thể coi: Mô hình thanh niên phát triển kinh tế
là hình thức tổ chức sản xuất mẫu trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch vụ của thanh niên, do thanh niên làm chủ hộ trên địa bàn, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất, dịch vụ thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của thanh niên nông thôn với cách thức
tổ chức quản lý tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao hoạt động hiệu quả và mang lại thu nhập cao, có tổng giá trị tài sản lớn, có thể thực hiện nhân rộng, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế hộ, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế thanh niên nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung Một số mô hình thanh niên phát triển kinh tế:
- Mô hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC): VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo lên một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng
Trang 2214
Hình 1.1.Mô hình vườn ao chu ng khép kín ồ
lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp
V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng
A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba ba v.v
C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò, Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi
và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn,
Phát triển VAC là để thiết lập một phần quan trọng của nông nghiệp sinh học, một nền nông nghiệp sạch và bền vững
- Mô hình kinh tế trang trại: Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông
nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích
tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn
Để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất, Nhà nước đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế trang trại phù hợp gắn với đặc điểm của từng vùng, miền Hiện nay, ở nước ta đã hình thành
Trang 2315
nhiều mô hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại tổng hợp Việc hình thành nhiều mô hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông… để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỉ suất hàng hoá cao Đồng thời, việc hình thành nhiều mô hình trang trại cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mô hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế lớn
- Mô hình p hát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ: Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ, được làm ra bởi những người thợ thủ công, có sự hỗ trợ của máy móc Sản phẩm sản xuất ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu con người Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm: cánh cửa, khuân bao cửa
gỗ tay vịn cầu thang, ốp trần, ốp tường, đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế…
- Mô hì nh phát triển sản xuất sắt thép : Theo quy trình sản xuất, sắt phế liệu được đưa vào lò đúc để nấu ra phôi thép Phôi thép được làm ra với nhiều loại để phù hợp với mỗi dây chuyền cán nóng (nung đỏ thép và cán) trở thành các sản phẩm bao gồm sản phẩm thép cỡ lớn cho ngành xây dựng sử dụng máy móc như , máy dập, máy cán, các dây chuyền rút sắt, đúc phôi để sản xuất dây buộc, nan hoa, đinh, sắt U làm cửa sắt cuộn phi 5, 6, sắt cây (xoắn), thanh U (làm cửa xếp); thanh nẹp (làm xen hoa cửa sổ)…
- Mô hình phát tri ển ngành may mặc: hiện nay là ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam ngành chuyên sâu về lĩnh vực may mặc, thỏa mãn , nhu cầu may mặc, thời trang của con người Ngành may mặc đưa ra những sản phẩm thời trang đa dạng, chất lượng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại đảm bảo về chất lượng sản xuất…
1.1.2 Vai trò của mô hình thanh niên phát triển kinh tế
Thanh niên có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung
và nông thôn nói riêng Thanh niên với tinh thần xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Vì vậy, thanh niên là những người tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động và đưa các chủ trương, chính sách đó vào cuộc sống, đến với các các tầng lớp nhân dân Thanh niên luôn là người xung kích đi đầu vận động thanh niên tham gia học tập, nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong trào thanh niên tại địa phương như: phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên trong công tác bảo vệ môi
Trang 2416
trường, thanh niên trong phong trào văn nghệ, văn hóa của địa phương Là người tuyên truyền viên, vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai trò quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới Gia đình có đoàn viên thanh niên là những gia đình đi đầu trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới như: tích cực tăng gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường tích cực tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; vận động nông dân tham gia các hợp tác xã, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các ngành nghề; vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình hầm biogas, nhà vệ sinh… thực hiện và nhân rộng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Dưới đây là một số vai trò quan trọng của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế
- Vai trò đối với phát triển kinh tế hộ:
Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế góp phần đa dạng nền kinh tế xã hội Tạo cơ hội cho thanh niên phát triển bản thân về trách nhiệm trong tất cả các khía cạnh của công việc từ sản xuất để bán sản phẩm tại thị trường Tạo cơ hội để thanh niên kết nối với công việc thực tế và kết nối với cộng đồng
Thanh niên là các thành viên quan trọng trong hộ gia đình, có lợi thế về điều kiện thể lực, trí tuệ trình độ trong việc phát triển kinh tế Vì vậy, các mô hình thanh niên phát triển kinh tế góp phần to lớn và quan trọng vào phát triển kinh tế hộ Góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của hộ Thông qua các mô hình thanh niên phát triển kinh tế góp phần nâng cao giá trị và vai trò của , thanh niên đối với bản thân, gia đình và cộng đồng
- Vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung- :
Các mô thanh niên phát triển kinh tế đến nay đã có những chuyển bi n t ch ế í
cực, đó ng góp đáng k trong vi c khai th c tiể ệ á ềm năng các ngồn lực, lợi th v ế ề đất đai, lao động, cung c p nhi u lo i s n ph m h ng hấ ề ạ ả ẩ à óa, dịch vụ có á ị gi tr kinh t ếcho x h i v cã ộ à ộng đồng như góp ph n thầ úc đẩy tăng trưởng kinh t cế ủa địa phương
Sự phát triển của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnhtừng bước khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình xây dựng nông thôn mới Đó
là, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo sự
liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm… góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị hàng hóa, dịch vụ, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp thanh niên nông thôn vươn lên làm
Trang 2517
giàu, tăng thu nhập và thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn ngày nay
Các mô hình thanh niên trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, giúp thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho nông dân và thay đổi diện mạo bộ mặt ở các địa phương ngày nay
1.1.3 Đặc điể m ủc a các mô hình thanh niên phát tri n kinh t ể ế
- Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh có kết quả sản xuất kinh doanh lớn ản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo tiền đề cho tích lũy và , stái sản xuất mở rộng
- Thanh niên có trí tuệ và khả năng sáng tạo cao, giàu khát vọng, có lý tưởng, tự tin, hoài bão, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
- Thanh niên có sức khỏe dồi dào cả về thể chất lẫn tinh thần Đó là sự phát triển tốt về thể chất, thể lực Đây là điều kiện cần để thực hiện các mô hình thanh niên Sức khoẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu của con người bên cạnh tài năng và trí tuệ Thanh niên ngày nay do được chăm sóc tốt hơn nên thể lực cũng tăng lên đáng kể, đó là lực lượng lao động đông đảo đáp ứng đòi hỏi của xã hội
- Thanh niên trung thực, thẳng thắn, giữ chữ tín, có ý chí tiến thủ và khiêm tốn Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại những hạn chế Những phẩm chất này tạo ra được sự tin cậy cho khách hàng cũng như các nhà đối tác Thanh niên ngày nay phải thẳng thắn lên án những hành vi, những hiện tượng lệch chuẩn trong kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chẳng hạn, tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả, vi phạm dân chủ Không bao giờ chấp nhận hoàn cảnh hiện tại mà luôn tìm cách cải thiện nó, không chùn bước trước khó khăn, thử thách; không sợ thất bại và luôn tìm cách nhằm cải tạo hoàn cảnh để vững tiến về phía trước
- Thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, họ có khả năng nắm bắt kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, sản lượng đối với cây trồng vật nuôi Có nhận thức tốt về pháp luật, chủ động, sáng tạo, có tinh thần tự giác, tình nguyện, có kỹ năng hội nhập, nhạy bén, thích nghi nhanh với xu thế này Ngày nay, đại bộ phận thanh niên không cam chịu cảnh đói nghèo mà luôn tìm những phương thức chính đáng và hợp pháp để thích ứng với cơ chế thị trường Trước những đòi hỏi rất khắt khe của thị trường lao động, ý thức được điều đó, nhiều thanh niên đã chú ý giỏi một nghề và biết nhiều nghề, chú ý nâng cao những kiến
Trang 2618
thức nghiệp vụ như tin học, ngoại ngữ, kinh nghiệm, giao tiếp để có thể tự tin tham gia vào thị trường lao động Đó là một minh chứng tiêu biểu cho đặc trưng của thanh niên thời kỳ hiện nay
- Thanh niên nông thôn phần lớn chưa được đào tạo nghề, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp hơn so với thanh niên đô thị nên cơ hội tiếp cận việc làm của
họ sau khi bị thu hồi đất là rất hạn chế và chưa bền vững, nhất là khả năng tìm việc làm có thu nhập cao trong khu vực công nghiệp, do vậy cần tập trung vào chính sách đào tạo nghề;
- Thanh niên có quy mô lớn trong lực lượng lao động, chiếm số đông trong toàn bộ thanh niên nói chung, do đó cần phát triển mô hình kinh tế tạo nhiều việc làm tại chỗ như phát triển các doanh nghiệp và làng nghề Cơ cấu việc làm theo giới tính của thanh niên nông thôn vùng b ị thu hồi đất cũng cho thấy nữ giới khó tìm được việc làm hơn nam giới, do vậy cần có một số ưu tiên, hỗ trợ cho lao động nữ để dễ dàng tìm kiếm việc hơn, khuyến khích lao động nữ tham gia vào lớp học nghề với các nghề phù hợp như may mặc, đan lát…
- Thanh niên cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và Đoàn thanh niên để khắc phục vị thế thấp trên thị trường lao động, do vậy cần có các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, hỗ trợ vay vốn để học nghề và phát triển sản xuất trong quá trình tìm và tự tạo việc làm, đồng thời cần xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, chẳng hạn Quỹ việc làm do Đoàn Thanh niên quản lý vận hành, mô hình làng thanh niên, Trung tâm dạy nghề - giới thiệu việc làm thanh niên;
- Nhân rộng, phát triển mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại các địa phương là một giải pháp khả thi tác động tích cực đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ngày nay
1.1.4 Hiệu quả kinh tế ủ c a các mô hình thanh niên phát tri n kinh t ể ế
1.1.4.1 Một số khái niệm
* Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch
vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm
đó Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh
Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả
cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh
tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường
Trang 2719
- Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan
hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận
* Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu lâu dài bao trùm các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh thích hợp Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, vì vậy phải xem xét nó trên nhiều góc độ Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
+ Theo Phạm Thị Gái (2004), hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp
để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.+ Theo P.Samuelsons và W.Nordhaus (1989), hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn của nó Quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao
+ Nhà kinh tế học Adam Smith lại cho rằng: Hiệu quả là kết quả thu được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Theo quan điểm này thìhiệu quả được đánh đồng với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí, mở rộng nguồn lực sản xuất
- Có quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỉ số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình là Manfred Kuhn: Tính
Trang 2820
hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh Quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế, nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là
sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí
- Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra định nghĩa về hiệu quả kinh doanh như sau: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác, các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”
1.1.4.2 Phân loại
- Hiệu quả kinh tế:
Khi nói tới doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận
a, Hiệu quả kinh tế tổng hợp
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
b, Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố
Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó là thước
đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của
Trang 2921
doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn
là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh
tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công
cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả
- Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường Nếu xem xét hiệu quả
xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm ) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Thông
thường các mục tiêu kinh tế xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ -
mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản
lý vĩ mô
- Hiệu quả môi trường:
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá Mà môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất
Trang 3022
khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá Những dạng vật chất trên không phải
gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết hững cái đn ó không gì khác là các yêu tố môi trường
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên kể cả sứ- c lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng
các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải Những chất thải này nếu khôngđược xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế xã hội-
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất -
và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ
xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến - lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các
Trang 31Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn - tài nguyên - đối tượng của sự phát triển kinh tế xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt - động kinh tế xã hội trong khu vực.-
Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển
và bảo vệ môi trường
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh
bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được
Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về số lượng và chất lượng trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng Cũng như vậy, kết quả thu được phải
là kết quả tốt, kết quả có ích Kết quả đó có thế là 1 đại lượng vật chất được tạo
ra do có sự chi phí hay mức độ được thỏa mãn của nhu cầu (số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại, giao tiếp, trao đổi ) và có phạm vi xác định (tổng trị giá sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện )
Từ đó có thể khẳng định, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ và các kỳ kinh doanh tiếp theo
Trang 3224
Về mặt không gian, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể coi là đạt toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung
Về mặt định lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội Đó là đặc trưng riêng có, thế hiện tính
ưu việt của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn
có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định
1.1.4.4 Phương pháp đo lường
Trong quản lý, quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở các loại khác nhau Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K
là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Trang 331.1.5 Các yế u tố ảnh hưở ng đ ến mô hình thanh niên phát tri n kiể nh tế
Các thế hệ thanh niên Việt Nam đã góp phần xây dựng, bảo vệ nền văn minh, tiến bộ của dân tộc bằng sức trẻ, tinh thần xung kích sáng tạo và trí tuệ tuổi trẻ, truyền thống kiên trung bất khuất của cha anh Tuy nhiên đến nay vị trí, vai trò của thanh niên còn nhiều mặt hạn chế do nguyên nhân khách quan và chủ quan
1.1.5.1 Phong tục tập quán
Tồn dư của những hủ tục lạc hậu "trọng nam kinh nữ" phần nào làm kìm hãm tài năng sáng tạo của thanh niên, đặc biệt là thanh niên nữ, thanh niên những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, kìm hãm sự cống hiến của thanh niên cho xã hội và gia đình
Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động thanh niên chưa đổi mớ kịp thời Khuyết điểm của toàn xã hội là thiếu niềm tin và nhận thức sâu i sắc vai trò của thanh niên và nội dung công tác thanh niên trong thời kỳ mới Xử
lý các vấn đề thanh niên không sát đúng với tâm lý và những nhu cầu mới của thanh niên Một số cán ộ, đảng viên lớn tuổi, cha mẹ còn thiếu tôn trọng, thiếu bniềm tin vào thanh niên Tình trạng thoái hoá biến chất cùng với sự hạn chế về năng lực của nhiều đảng viên đã làm cho niềm tin của tuổi trẻ đối với Đảng bị giảm sút Chính những quan điểm và thực tế đó đã làm cho một bộ phân thanh niên gặp nhiều khó khăn về định hướng trong điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập Không ít thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vẫn mang tâm lý thụ động, ỷ lại, tâm lý dao động và khả năng nghề nghiệp chưa chuyể kịp nền kinh n
tế thị trường, tự ti, mặc cảm không mạnh bạo trong việc làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, sáng tạo trong lao động và học tập bị kìm hãm Như vậy những phong tục, tập quán và những quan niệm lạc hậu là nguyên nhân cản trở sự tiến bộ và hạn chế vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội
1.1.5.2 Trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của thanh niên
Hiện nay hàng triệu thanh niên chưa có hoặc thiếu việc làm, thu nhập thấp, mặc dù tình trạ g thất học và mù chữ ở khu vực nông thôn, miền núi đã giảm nđáng kể Nhưng số thanh niên có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo lành
Trang 3426
nghề còn hạn chế Trình độ học vấn về khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn khiêm ốn Thanh niên Việt Nam đang ở giai tđoạn đầu được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu
để hình thành một thế hệ con người mới Nuôi dưỡng hoài bão lớn, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, năng độ g sáng tạo nlàm chủ được khoa học công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới Chưa hình thành vững chắc một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ
nghĩa, tiêu bi u ể cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế hiện đại Còn thiếu những tri thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học, những người lao động có tay nghề cao
Đó là những hạn chế do cơ chế hội nhập của nền kinh tế, thanh niên chưa bắt nhịp kịp thời với sự vận động của đất nước Tình trạng đào tạo tràn lan, chưa đúng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển Khi đào tạo xong lại
không đáp ứng được n u cầu về việc làm, hoặc làm trái với ngành nghề được đào htạo, từ đó dẫn tới hiệu quả công việc thấp
1.1.5 .3 Yếu tố về vốn đầu tư
Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn t ì hầu hết các hộ đều gặp phải hkhó khăn về vốn Nhu cầu về vốn của thanh niên thì lớn trong khi đó vốn tích luỹ thì hạn chế, nhất là những thanh niên mới xây dựng gia đình, tạo lập cuộc sống riêng nên họ thường phải đi vay ngoài Ở nước ta thị trường về vố , đặc biệt là ở nnông thôn còn nhiều hạn chế, thủ tục vay còn rườm rà, cơ chế vay chưa linh hoạt, mức cho vay thấp, lãi suất cao Định kiến xã hội đối với thanh niên còn nặng nề, chưa tin tưởng khả năng hoàn vốn của họ Do đó thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế
1.1.5.4 Khả năng tiếp cận thông tin của thanh niên
Thiếu vắng thông tin đã làm cho nhiều thanh niên gặp phải khó khăn trong việc sản xuất ki h doanh, làm cho thanh niên bị hạn chế về tầm nhìn và hiểu biết n
xã hội Đặc biệt là thanh niên nông thôn vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, họ thu hẹp mình trong không gian gia đình, làng bản không biết xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt Đất nước ta đang chuyển mình một cách nhanh chóng
từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp và hậu công nghiệp, đặc biệt là hiện nay nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
Trang 351.1.5.5 Các yếu tố khác
Một yếu tố chủ quan không thể không nhắc đến ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của thanh niên đó chính là nguyên nhân do chính họ gây ra Đa số thanh niên
tự ti, mặc cảm, cho rằng mình không có khả năng để thực hiện những công việc
có tầm cỡ hay tính chất quy mô, đòi hỏi sự đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu và th ờigian Ý nghĩ đó đã hằn sâu vào tiềm thức của họ Chính vì điều này mà thanh niên tự làm mất đi hay không khẳng định được vai trò của mình trong gia đình và
xã hội, một số trở nên ỷ lại, trông chờ, phụ thuộc vào gia đình và xã hội Cónghĩa là họ tự đánh mất "cái tôi" của mình và tự hạ thấp vai trò quan trọng của mình trong gia đình và trong xã hội
Như vậy ta thấy rằng thanh niên có vai trò rất quan trọng trong gia đình , cũng như trong xã hội Tuy nhiên đến nay vai trò của thanh niên còn bị hạn chế
do những nguyên nhân chủ quan và khách quan; đáng quan tâm nhất là thanh niên nông thôn và vùng xâu, vùng xa, dân tộc ít người
1.2 Cơ sở thực tiễn các mô hình thanh niên phát triển kinh tế
1.2.1 Kinh nghi m trên th gi i ệ ế ớ
Hiện nay, thanh niên sống ở nông thôn chiếm khoảng 55% thanh niên thế giới Nhìn chung, thanh niên nông thôn chưa được đào tạo đầy đủ và cơ bản, nhiều thanh niên nông thôn bỏ học từ sớm Thanh niên trên thế giới phải đối mặt với các xu hướng: sự suy giảm mạnh ở hầu hết các quốc gia trong các cơ hội việc làm ở khu vực chính thức, đô thị hóa và tăng cường các nguồn lực tập trung vào
khu vực đô thị, áp lực tăng dân số tới đất đai và các nguồn lực khác
Ở bất kỳ vùng, miền hay quốc gia nào trên thế giới, nhìn chung thanh niên luôn được quan tâm chú trọng đào tạo, phát triển So với thanh niên thành thị, thanh niên ở địa bàn nông thôn có ít cơ hội và điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, đào tạo, các cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn Nhiều thanh niên nông
Trang 3628
thôn không theo đủ hết các chương trình học tập do nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, gia đình, sức khỏe, Vì vậy, một số lượng lớn thanh niên tại các vùng, miền, quốc gia trên thế giới đi tìm các cơ hội làm việc tốt hơn tại các khu đô thị lớn, tham gia xuất khẩu lao động, Tuy nhiên, vẫn luôn có một bộ phận thanh niên quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương Đến nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn từ nông thôn đến thành thị trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp tiểu - thủ công nghiệp làng nghề, thương mại dịch vụ Bằng ý chí, động lực, niềm tin -
và khát khao làm giàu đã có nhiều triệu phú, tỷ phú thanh niên trên thế giới Trong đó, bao gồm cả nam và nữ giới từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển, nước nghèo Ở một số nước, thanh niên là nữ giới bị hạn chế một phần quyền tham gia làm giàu bởi quan điểm, tư tưởng còn sự phân biệt đối xử đối với nữ giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Châu Phi không chỉ là lục địa nghèo nhất và có tỷ lệ nông thôn nhiều nhất,
nó cũng là lục địa có dân số trẻ nhất thế giới Với một số lượng lớn những ngườitìm việc trẻ sẽ bước vào thị trường lao động trong thập kỷ tiếp theo, vì vậy, thanh niên có vai trò đặc biệt qua trọng trong việc phát triển n kinh tế xã hội nói chung Theo số liệu thống kê, cổ phiếu của các doanh nhân trẻ dưới 35 tuổi trong khu vực doanh nghiệp thuộc nông thôn Châu Phi và sự đóng góp vào tổng thu nhập của hộ gia đình theo độ tuổi của chủ hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao Thấp nhất là Nigeria 34,39%, cao nhất là Ethiopia 57,5% Đối với chủ doanh nghiệp ở
độ tuổi dưới 25 phần trăm luôn luôn nhỏ hơn so với nhóm người cao tuổi Sự khác biệt là đặc biệt rõ rệt ở Tanzania, nơi có ít hơn 5 phần trăm của tất cả các chủ sở hữu doanh nghiệp dưới 25 tuổi so với gần 40 phần trăm trong các nhóm tuổi sau đây Sự khác biệt cũng được thể hiện rõ ở Malawi và Nigeria, Ethiopia trong khi báo cáo một phần cân bằng hơn các nhóm tuổi Trong nhóm 45 tuổi trở lên độ tuổi, tỷ lệ hộ gia đình với một doanh nghiệp giảm trở lại trong bốn trong
số sáu nước Chính sách hỗ trợ doanh nhân trẻ ở vùng nông thôn châu Phi không chỉ nên tập trung vào việc tạo điều kiện thu hút thanh thiếu niên bắt đầu doanh nghiệp, mà còn cho phép các doanh nhân trẻ để nâng cao năng suất trong các doanh nghiệp hiện có
1.2.2 Kinh nghiệ m ở Việt Nam
Hợp tác xã, tổ hợp tác xã thanh niên là phương pháp tập hợp thanh niên kiểu mới, việc ra đời và chính thức đi vào hoạt động của hợp tác xã sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện ổn định đời sống cho đoàn viên thanh niên Mô hình này cũng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây
Trang 37Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 Theo
đó, đến năm 2015, tất cả cơ sở Đoàn có hoạt động hoặc công trình, phần việc xây dựng nông thôn mới hằng năm Phấn đấu đến năm 2020, không có hộ đói do thanh niên làm chủ, giúp 20.000 hộ thanh niên thoát nghèo bền vững
Đặc biệt, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả 5.000 tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, 5.000 tổ tiết kiệm tại các xã Có thể thấy, mô hình kinh tế tập thể đã phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ như tay nghề, vốn đất đai, sở trường của thanh niên Không chỉ làm giàu cho hội viên, các mô hình kinh tế tập thể còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số cả nước là 96.880.645 người, dân số thanh niên là 26.101.354 người, chiếm 26, % dân số cả 9nước Giai đoạn 2015 - 2019 tỷ lệ cân bằng giới tính giữa nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tác động đến sự biến động về cơ cấu dân số thanh niên ở đô thị và nông thôn theo xu hướng: giảm số lượng thanh niên sống ở nông thôn và tăng nhanh số lượng thanh niên sống ở đô thị Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên số thanh niên nông thôn trở thành thanh niên đô thị tăng lên, số thanh niên ở vùng nông thôn di dân vào các khu đô thị tăng lên đáng kể Điều đó dẫn tới những vấn đề bức xúc nổi lên trong thanh niên như: tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, trật tự đô thị, tập hợp thanh niên di dân tự do Xu hướng giải quyết việc làm cho thanh niên được cải thiện tốt hơn,
cơ cấu lao động trẻ phù hợp hơn với cơ cấu kinh tế Vai trò của thanh niên trong lao động, xây dựng đất nước và thực hiện xoá đói, giảm nghèo ngày càng được phát huy tốt hơn
Ngày nay, phát huy vai trò là lực lượng xung kích, tiên phong, sáng tạo của tuổi trẻ thời kỳ mới, cùng với các chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực
Trang 3830
của thanh niên trên các lĩnh vực, những năm qua, phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, làm giàu đã thực sự lan tỏa rộng khắp Nhiều mô hình phát triển kinh tế của thanh niên mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, thu nhập, tạo việc làm cho thanh niên và một bộ phận người lao động trên phạm vi cả nước Thanh niên là lực lượng lao động quan trọng, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước Từ thực tiễn đó, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã triển khai phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp thu hút nhiều thanh niên trong cả nước tham gia tích cực
Nhằm biểu dương, tôn vinh nhằm cổ vũ, động viên tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, nhân rộng các mô - hình, các điển hình thanh niên tiên tiến thành những hạt nhân nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức trao giải Lương Định Của cho thanh niên Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi, đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn Chỉ tính
từ năm 2010 đến năm 201 Trung ương Đoàn đã tặng Giải thưởng Lương Định 8, Của cho 1.500 thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi trên cả nước Năm 2018, Trung ương Đoàn đã trao giải thưởng Lương Định Của cho 150 gương thanh niên tiêu biểu của năm Trong đó, có 24 gương thanh niên là người dân tộc thiểu
số, 01 thanh niên có trình độ tiến sỹ, 22 thanh niên là chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ nhiệm hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp ở nông thôn; 35
mô hình do thanh niên làm chủ đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/1 năm Nhằm phát triển đa dạng các loại hình kinh tế thanh niên các vùng, miền trên cả nước Trong
số không ít những mô hình thanh niên làm giàu, có những mô hình do những người trẻ dám nghĩ, dám làm, xây dựng lên từ hai bàn tay trắng Đặc biệt, trên cả nước có những mô hình của thanh niên đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng mỗi năm, một số mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu:
Mô hình nuôi ong của anh Trần Xuân Phong, tỉnh Tuyên Quang với doanh thu 16 tỷ đồng/1 năm Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, anh Trần Xuân Phong (sinh năm 1984) ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đầu tư vào nuôi ong lấy mật Không chỉ làm giàu cho bản thân, nhằm tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, vươn lên làm giàu, tháng 5/2016, Trần Xuân Phong đứng ra thành lập Hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên, thanh niên, nâng tổng số đàn ong của Hợp tác xã lên trên 4.000 đàn với doanh thu năm đầu tiên là con số hết sức ấn
Trang 3931
tượng: 16 tỷ đồng
Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, Nguyễn Văn Hiệu, sinh năm 1986 ở
xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tập hợp một số đoàn viên, thanh niên trong xã cùng chí hướng quyết định khởi nghiệp bằng cách làm giàu ngay trên chính quê hương mình Vận dụng tối đa sự hỗ trợ từ chính sách của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; với số vốn vay mượn từ bạn bè, người thân ít ỏi và 100 triệu đồng vay từ nguồn vốn giải quyết việc làm thanh niên, Nguyễn Văn Hiệu đã xây dựng mô hình kinh tế thanh niên nuôi, trồng tổng hợp Sau gần 03 năm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn và các lớp tập huấn “Khởi nghiệp” của tổ chức Đoàn địa phương tổ chức, hiện nay Nguyễn Văn Hiệu là chủ mô hình kinh
tế thanh niên với tổng mức đầu tư là 3 tỷ đồng, trên diện tích 1,4ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động, cho lợi nhuận 600 triệu đồng/năm
Thành công từ mô hình chăn nuôi gà đồi, Trần Hữu Đức (sinh năm 1987, quê Đô Lương, Nghệ An) được người dân xứ Nghệ rất ngưỡng mộ Nhắc đến anh, mọi người không chỉ nhớ đến những con số ấn tượng như: trang trại gà rộng
10 ha, doanh thu mỗi năm đạt 4 tỷ đồng, số tiền lãi có được lên tới 700 800 –triệu/ năm… mà còn bị ấn tượng bởi sự kiên trì, cầu tiến, dám nghĩ dám làm của anh chàng nông dân Tốt nghiệp cấp 3 tự lượng sức mình, Trần Hữu Đức đã không đăng ký thi đại học mà gác lại bút nghiên vào Bình Dương làm công nhân giày da Với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu/tháng Trong suốt 5 năm “ăn ngủ” với nhà máy, anh Đức tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng Xác định không thể cứ mãi làm thuê với đồng lương còm cõi, lại phải ly hương nên sau khi kết hôn, anh nảy ra ý tưởng về quê làm trang trại Anh quyết định chọn giống gà địa phương
để làm trang trại Thời điểm đầu ít vốn, anh chỉ mua được 500 con gà giống kết hợp với nuôi lợn và đào ao, thả cá Sau 3 tháng khi xuất ra, vợ chồng anh thu được số tiền lãi là 35 triệu, gấp 4 lần số lương làm công nhân Sau những khó khăn ban đầu như dịch bệnh, nguồn cung con giống cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, tinh thần “Thất bại từ đâu đứng lên từ đó”, chính vì sự quyết tâm này mà chàng trai nông dân Trần Hữu Đức đã có trong tay trang trại gà tiền tỷ 200 con
gà giống sau 3 tháng không chỉ cho anh 15 triệu tiền lãi mà còn cho vợ chồng anh niềm tin để bước tiếp trên con đường làm giàu từ trang trại Ngay năm sau
đó, anh đầu tư vào 3000 con gà giống, chia làm 3 lứa, mỗi lứa nuôi 1000 con Năm tiếp theo, số gà đó tăng lên 6000 con và hiện tại là 12.000 con/năm Nhanh nhạy trong việc tìm đầu ra, hơn nữa, giống gà nuôi lại là gà chạy bộ, thịt săn chắc nên anh không quá khó để tiêu thụ gà Doanh thu mỗi năm anh có được từ trang trại là 3,5 đến 4 tỷ đồng, trừ tất cả chi phí đi, anh vẫn dư 700 đến 800 triệu tiền
Trang 40là gương mặt thanh niên tiêu biểu của tỉnh, vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X, tham dự đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II…
Chủ trương của tổ chức Đoàn là tạo mọi điều kiện tốt nhất để tuổi trẻ phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến nhiều hơn nữa cho gia đình, cộng đồng và xã hội Đặc biệt động viên, khuyến khích và có cơ chế để tạo thêm niềm tin cho thanh niên đua làm kinh tế trên mọi lĩnh vực, nhất là tại những địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế Những mô hình và cách làm kinh tế muôn hình, muôn vẻ của thanh niên trên các lĩnh vực, vùng miền trong toàn tỉnh đã khẳng định thêm tiềm năng thế mạnh của tuổi trẻ Họ là những người có ý chí, dám nghĩ, dám làm, năng động, nhạy bén; biết phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội Những mô hình đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà giúp thanh niên hiểu rõ không phải chỉ có những người được học hành qua các trường Trung cấp, Cao đẳng và đại học mới có thể lập nghiệp, mà hiện nay, với chủ trương, chính sách của các cấp ủy Đảng, chính quyền sát đúng, hỗ trợ đến tận người dân cùng với việc
“Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp
1.2.3 M t s bài h c kinh nghi m rút ra ộ ố ọ ệ
Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của thanh niên trên thế giới
và Việt Nam, để tiếp tục nhân rộng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong thời gian tới cần:
- Tiếp tục phát huy những bản chất là thế mạnh của thanh niên như cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, luôn khao khát làm giàu chính đáng, có khả năng vươn lên làm giau vượt mọi khó khăn
- Tiếp tục phát triển sâu rộng phong trào Đoàn thanh niên, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích phát triển kinh tế
xã hội
- Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế cần xuất phát từ tâm tư, nguyện