1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng nhà nước việt nam

154 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Trang 1

KIEM TOAN NHA NUGC

DE TAI KHOA HOC CAD BO

CƠ SỞ LÚ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

XÂV DỰNG QUV TRÌNH HIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HãNG NHÀ NƯỚC VIỆT NâM

Chủ nhiệm: CN Phan Văn Bích Phó chủ nhiệm: Th.S Trần Nhật Thành Thư ký: CN Nguyễn Đình Tuấn

Thành viên — Th.S Đỗ Vũ Vân Kim

Trang 2

STT Bo NY Bì NY LH NH KH HNO mm — ee — — Re mm mm NARUAR BSNS SS HSNAARANHES So PNA MF YP > DANH MUC CAC TU VIET TAT VIET DAY DU Báo cáo tài chính Bộ Tài chính Cộng hòa liên bang Công cụ lao động

Doanh nghiệp Nhà nước

Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân sách Nhà nước Tài sản cố định Tổ chức tín dụng Trung ương _ Tổ chức tài chính Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao ._ Tín dụng nhân dân Việt Nam đồng

Kiểm toán Nhà nước quốc gia ._ Kiểm toán Nhà nước

Trang 3

MUC LUC

Trang

MO DAU 1

Chuong I 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH

KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHNN 5

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của NHNN 5

1.1.1.1 Trong việc thực hiện chic ndéng quan ly Nha nước 5 1.1.1.2 Trong việc thực hiện chức năng Ngân hàng Trung uong 6

1.12 Tổ chức của NHNN 6

1.1.3 Những hoạt động chủ yếu và các rủi ro của NHNN 7

1.1.3.1 Sản xuất và phát hành tiễn giấy 8

1.1.3.2 Quản lý dự trữ ngoại tệ 9

1.1.3.3 Thanh toán Quốc tế (SWIFT) 10

1.1.3.4 Mua bán chứng khoán trong nHóc 10

1.1.3.5 Quản lý vàng và đá quí 10

1.1.3.6 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng 11

1.1.3.7 Các hoạt động cho vay il

1.1.4 Hệ thống tài khoản kế toán NHNN 12

1.1.5 Báo cáo tài chính của NHNN 13

1.1.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định rủi ro kiểm toán 18

1.16.L Hệ thống kiểm soái nội bộ của NHNN 18 1.1.6.2 Xác định các loại rủi ro trong kiểm toán BCTC NHNN 23 1.1.7 Sự cần thiết khách quan thực hiện kiểm toán BCTC của NHNN 26 1.2 NỘI ĐUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN BCTC CỦA NHNN 28

1.2.1 Khái niệm về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN 28

Trang 4

1.2.3 Phạm vì của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

1.2.4 Nội dung của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN 1.2.5 Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính NHNN 1.2.6 Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

1.2.7 Những điểm đặc thù của một cuộc kiểm toán BCTCngân hàng

1.2.7.1 Những điểm chung khi thực hiện kiểm toán BCTC của ngân hàng 1.2.7.2 Những điểm riêng của một cuộc kiểm toán BCTC NHNN

1.2.8 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán BCTC của

NHNN

1.2.8.1 Những nhân tố trong lĩnh vục hoạt động kiểm toán ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán

1.2.8.2 Những nhân tế riêng có của hoạt động NHNN ảnh hưởng đến việc xây dựng quy trình kiểm toán BCTC của NHNN

Chương 1I

THỰC TRẠNG CÁC CUỘC KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN

2.1 Tình hình triển khai kiểm toán BCTC của NHNN thời gian qua 2.2 Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN thời gian qua

2.2.1 Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN 2.2.1.1 Xác nhận số liệu trên báo cáo tài chính

2.2.1.2 Kiểm tra việc tuân thi các chế độ, chính sách và pháp luật của nhà nước 2.2.2 Các kết luận và kiến nghị 2.2.2.1 Các kết luận 2.2.2.2 Các kiến nghị 2.3 Những hạn chế, tồn tại qua 5 năm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN

Trang 5

2.3.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ của NHNN 2.3.2.3 Xác định các rủi ro trong kiểm toán BCTC NHNN 2.3.3 Về đào tạo cán bộ và kinh nghiệm nghề nghiệp

2.4 Thực tiễn kiếm toán báo cáo tài chính Ngân hàng Trung ương của các nước 2.4.1 Mô hình hoạt động và kiểm toán Ngân hang Trung ương

2.4.1.1 Mô hình quốc gia CHLB Đức 2.4.1.2 Mô hình quốc gia Allen (Ireland)

2.4.2 Những vấn đề rút ra từ mô hình hoạt động và kiểm toán Ngân hàng Trung ương của 2 nước để áp dụng vào việc xảy

dựng quy trình kiểm toán NHNN Việt Nam

2.4.2.1 Những vấn đề rút ra từ hoạt động của Ngân hàng TW 2.4.2.2 Những vấn đề rút ra từ hoạt động kiểm toán Ngân hàng TW

Chương IH

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 3.1 Những định hướng để xây dựng quy trình kiểm toán BCTC NHNN 3.1.1 Những nguyên tắc xây dựng quy trình kiếm toán BCTC NHNN 3.1.2 Cần phải xác định mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN 3.1.3 Định hướng xây dựng nội dung quy trình kiểm toán BCTC NHNN 3.2 Những điều kiện và giải pháp có tính chất định hướng để thực hiện

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc, căn bản và toàn diện về tổ chức, nghiệp vụ, quản lý Kết quả đổi mới hoạt động ngân hàng đã tác động tích cực đến hoạt động của nên kinh tế, nét nổi bật nhất là đã góp phần kiểm chế, đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chúng ta đều thấy rõ mức độ nguy hiểm của sự đổ vỡ ngân hàng, có tác động rất nhạy cảm đối với hoạt động kinh tế - xã hội - chính trị của đất nước Chính vì vậy, tháng 12-1997 Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực thị hành từ ngày 01-10-1998 Trong Luật Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ chức năng của Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Trung ương, là ngân hàng phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng và làm nhiệm vụ

dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Trong Luật Ngân hàng Nhà nước, một trong

những nội dung quản lý nhà nước quan trọng của Ngân hàng Nhà nước là: ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng; quản lý hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng bạc; áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục rủi ro, ngăn ngừa các hành vi hủy hoại đồng tiền và các hoạt động tiền tệ có nguồn gốc bất hợp pháp Điều 48 của Luật Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được kiểm toán và chứng nhận bởi tổ chức Kiểm toán Nhà nước Do đó, đòi hỏi Kiểm toán Nhà nước phải sớm hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực về nghiệp vụ kiểm toán, trong đó có việc xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước

Thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước từ năm 1999, đến nay đã kiểm toán được 5 năm Trong 5 năm qua, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước chỉ vận dụng các chuẩn

Trang 7

trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do Kiểm toán Nhà nước ban hành, chưa có chuẩn mực và quy trình kiểm toán riêng cho Ngân hàng Nhà nước để phù hợp với nội dung và tính chất hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

Việc nghiên cứu để xây dựng quy trình kiểm toán ngân hàng nói chung và quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong các hoạt động kiểm toán là một vấn đề rất rộng và phức tạp, là sự cần thiết khách quan, là vấn đề mang tính cấp bách của thực tiễn trong việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của hệ thống Ngân hàng Nhà nước và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Đây là cơ sở, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển và đảm bảo chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Do đó, đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” đã được chọn nghiên cứu trong thời điểm hiện nay là một vấn đề thời sự, một yêu cầu cấp bách có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục dích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận tạo ra cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước tiến hành, nhằm: phục vụ yêu cầu hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong các lĩnh vực; là cơ sở pháp lý cho việc quản lý, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán; là cẩm nang giúp kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán tự nghiên cứu để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm toán; là tài liệu cần thiết, quan trọng trong việc biên soạn giáo trình đào tạo và bồi dưỡng kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước Mục đích cuối cùng của đề tài là nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị về các điều kiện và giải pháp cơ bản trong việc tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, khơng nghiên cứu tồn

diện về tất cả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước mà chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu các hoạt động liên quan trực tiếp đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính có kết hợp các loại hình kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Về phương pháp nghiên cứu, tập thể tác giả áp dụng chủ yếu các phương pháp phù hợp để tiếp cận mục tiêu của đẻ tài là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp truyền thống như thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa, đánh giá, phân tích

5 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về những hoạt động chủ yếu, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN!)

Xây dựng được quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở cho việc kiểm toán hàng năm báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước theo Luật Ngân hàng Nhà nước quy định

Đề xuất những giải pháp và điều kiện để Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương I, Cơ sở lý luận để xáy dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài

chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chương HH Thực trạng các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước thực hiện

Trang 9

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nắm vững những quan điểm định hướng cơ bản , tập thể tác giả đề tài gồm:

Cử nhân Phan Văn Bích - Kiển toán trưởng Kiểm toán Doanh nghiệp Nhà nước - Chủ nhiệm; Thạc sỹ Trần Nhật Thành - Trưởng phòng Kiểm toán các Tổ chức tài chính - Ngân hàng; Cử nhân Nguyễn Đình Tuấn - Phó phòng Kiếm toán các Tổ chức tài chính - Ngân hàng;

Trang 10

Chuong I

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH

KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1.1 KHÁI QUÁT VE HOAT DONG VA BAO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHNN 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ cia NHNN

Tháng 12/1997, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998 Luật Ngân hàng Nhà nước đã quy định chức năng, nhiệm vụ của NHNN như sau:

1.1.1.1 Trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nưóc

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng,

Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ:

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam

- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoại động ngân hàng theo thẩm quyền

- Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sát nhập các TCTD theo quy định của pháp luật

Trang 11

- Quản lý hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng

- Áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và khắc phục rủi ro; ngăn ngừa các hành vi hủy hoại đồng tiền và các hoạt động tiền tệ có nguồn gốc bất hợp pháp

- Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật

- Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ

chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy quyền

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng

1.I!.1.2 Trong việc thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương

Thực hiện chức năng là Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền

- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế

- Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở - Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán

- Lam đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước

- Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng

1.1.2 TỔ chức của NHNN

Trang 12

- Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành NHNN

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo sự ủy quyền của Thống đốc

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc NHNN, có nhiệm vụ đại điện theo sự ủy quyền của Thống đốc Văn phòng đại diện không được tiến hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng

- Các đơn vị trực thuộc:

+ NHNN có các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dich vu tin học, thông tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng

+ Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc NHNN để cung cấp các sản phẩm chuyên dùng phục vụ hoạt động ngân hàng

1.1.3 Những hoạt động chủ yếu và các rủi ro của NHNN

Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, NHNN tiến hành nhiều hoạt động và có những rủi ro liên quan đến việc thực hiện các hoạt động này Dưới đây trình bày khái quát những hoạt động cơ bản của NHNN chứa đựng khả năng rủi ro cao Điều quan trọng là các kiểm toán viên phải hiểu rõ những hoạt động cũng như rủi ro này; đồng thời công tác kiểm soát được thiết lập trong hệ thống ngân hàng và các quy trình thực hiện cần phải đầy đủ để đảm bảo những rủi ro này đã được quản lý Trong khi đánh giá hệ thống kiểm soát kế toán của ngân hàng, các kiểm toán viên cần phải làm quen với bản chất của những loại rủi ro này, đảm bảo công tác kiểm soát được thiết kế phù hợp trong các hệ thống

Trang 13

1.1.3.1 Sdn xudt va phat hanh tién gidy

NHNN có trách nhiệm thiết kế, sản xuất và phát hành tiền đồng Việt nam Nhà máy in tiền là một bộ phận cấu thành tổ chức của NHNN nhưng dường như nó hoạt động như một tổ chức độc lập NHNN ra lệnh cho Nhà máy in tiền tiến hành sản xuất và thanh toán tiền, nhận, lưu giữ trong các kho tiền của Trung ương (tiền chưa phát hành), sau đó phân phối tiền cho các ngân: hàng và các chi nhánh NHNN trong cả nước (tiền đã qua phát hành) Do đó tiền mặt được cất giữ tại nhiều địa điểm trong cả nước (bao gồm tiền chưa phát hành và tiền đã phát hành)

Tiển giấy được phát hành có giá trị được xem là những đồng tiền trong lưu thông và chúng phải được hạch toán trong tài khoản tiền tệ lưu thông của số cái tổng hợp Tiền quay trở lại NHNN sẽ được phân loại va rút khỏi lưu thông đối với những đồng tiền bị rách nát hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông; Lượng tiền dư thừa so với cân đối tiền - hàng cũng sẽ được rút khỏi lưu thông Số tiền không được lưu thông, bao gồm tiền mới sẽ phát hành đang trong kho, được xem là không có giá trị đối với mục đích hạch toán Do đó chúng không hình thành một phần tài sản của ngân hàng và không được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của NHNN, hoặc không được thể hiện là loại tiền tệ trong tài khoản lưu thông

Những tờ tiền bị rách nát và không thể đưa ra phân phối trở lại sẽ bị

NHNN hủy bỏ

Như vậy, việc sử dụng tiền mặt trong xã hội rất rộng lớn và mối quan hệ trực tiếp của nó với nhận thức về ngân hàng thì rủi ro về uy tín đối với giấy bạc là rất cao Rủi ro này có thể dẫn đến:

- Mất lòng tin vào tiền tệ qua việc có tiền giả, thiếu cung và nói chung là sự không sẵn có của tiền tệ

- Chất lượng kém của tiền giấy trong lưu thông

Trang 14

+ Mất mát về tiền mặt do bị trộm cắp trong nội bộ hoặc từ bên ngoài + Rách nát hoặc bị mất tiền mặt và bị cháy hoặc thiên tai, địch họa + Hành động biển thủ tiền được che dấu bởi việc hạch toán sai hoặc kiểm soát kém hiệu quả

1.1.3.2 Quản lý dự trữ ngoại lệ

NHNN quản lý dự trữ ngoại tệ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam và thực hiện các giao dịch bằng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước có

các tài khoản tiền gửi có hạn, trái phiếu và chứng khoán bằng ngoại tệ tại một số ngân hàng ở nước ngoài

Hoạt động ngoại hối có những rủi ro nhất định cần được kiểm soát: - Rủi ro tín dụng khi bên đối tác trong giao dịch không có khả năng thực hiện cam kết

- Rủi ro thanh khoản khi không có đủ tài sản “lỏng” hoặc khi kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ không khớp nhau

- Rủi ro thị trường, bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro của các loại tiền tệ khi những thay đổi về tỷ giá hoặc về lãi suất ảnh hưởng tiêu cực tới danh mục và giá trị đầu tư của ngân hàng

- Rủi ro thanh toán khi lỗi vận hành tại thời điểm thanh toán có thể gây

ra tình trạng chậm thanh tốn hoặc một bên khơng nhận được hoặc khơng thanh tốn được

Trang 15

1.1.3.3 Thanh toán Quéc té (SWIFT)

NHNN có sử dụng mạng Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế (SWIFT) để chuyển tiền Đây là một hệ thống mạng thông tin điện tử được một số ngân hàng sử dụng để chuyển vốn sang các ngân hàng đại lý của mình Mội số lượng tiền lớn chuyển qua hệ thống này dưới dạng gửi và nhận các giao dich cé gia tri

Rủi ro chính liên quan đến SWIFT là sự mất mát tài chính, hoặc là do lỗi giao dịch (gửi số lượng tiền sai hoặc gửi đến tài khoản sai) hoặc là do lừa đảo (ví dụ: thông qua sự truy nhập không đúng, công tác kiểm sốt tách biệt hoặc cơng tác bảo vệ không chặt chế) Những rủi ro khác có liên quan bao gồm rủi ro mất mát tài chính thông qua việc giao chậm do lỗi của hệ thống hoặc do một thảm họa nào đó

1.1.3.4 Mua bán chứng khoán trong nước

Trong khi thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước mua và bán

các chứng khoán trong nước Những loại chứng khoán này hình thành một

phần bảng TKTS của NHNN NHNN còn tham gia vào việc quản lý các hoạt động huy động vốn của Chính phủ thông qua đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc NHNN hoạt động với tư cách là một đại lý cho các giao dịch này Trách nhiệm đối với những khoản vay này là thuộc về Bộ Tài chính cho nên nó không được đưa vào bảng cân đối kế toán của NHNN như là một tài sản Nợ

Những rủi ro đối với hoạt động ngoại hối của NHNN được đề cập trên đây cũng liên quan đến hoạt động và rủi ro các chứng khoán trong nước

1.1.3.5 Quan lý vàng và đá quí

Ngân hàng nắm giữ và quản lý vàng và đá quý như một phần dự trữ quốc tế của mình Giữ vàng đi liền với những rủi ro nhất định Rủi ro mất mát là phổ biến nhất Vàng là loại hàng hoá quý cần được bảo vệ đúng cách Mất mát có thể xảy ra do:

- Quy trình kiểm đếm hàng khi khập kho không thực hiện đúng

Trang 16

- Vàng không bảo vệ nghiêm ngặt

- Không thường xuyên kiểm tra tính xác thực và sự tồn tại thực của vàng Ngoài ra còn có rủi ro thị trường liên quan đến việc cầm giữ vàng Sự biến động của giá vàng có thể dẫn đến sự mất mát về giá trị được giữ Các chứng từ kế tốn khơng hợp lệ và việc đối chiếu tài khoản sai để che dấu sự lừa đảo cũng là những loại rủi ro có thể xẩy ra

1.1.3.6 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dịch vụ ngân hàng Các nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện tại bất cứ chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước nào để phục vụ các khách hàng đến rút tiền mặt và gửi tiền vào ngân hàng Việc cung cấp những dịch vụ ngân hàng này đòi hỏi phải thiết lập và duy trì một hệ thống thanh toán séc và các hệ thống thanh toán và trả tiền do NHNN thực hiện

Mất uy tín và rủi ro thua lỗ trong kinh doanh là những rủi ro xuất hiện trong môi trường này Rủi ro mất mát tài chính cũng xuất hiện vì ngân hàng có nguy cơ bị đe dọa từ cả bên trong và bên ngoài Một số sự thua lỗ có thể nảy sinh do lừa đảo, do mắc lỗi, sự cẩu thả, chấp nhận các khoản gửi không được phép, chậm trễ trong xử lý, các chứng từ kế toán không chính xác hoặc không đây đủ, chuyển tiền và thanh toán sai

1.1.3.7 Các hoạt động cho vay

NHấNN cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng và các ngân hàng trong nước Hoạt động cho vay đi kèm với một số rủi ro mà rủi ro chủ yếu là người vay không có khả năng trả nợ và giá trị của tài sản đảm bảo do ngân hàng giữ không đủ để hoàn lại khoản cho vay Do đó, cần có các quy chế nghiêm ngặt việc chấp thuận tín dụng và nắm chắc các thông tin kế toán chính xác và giám sát chặt chế tình hình tài chính của người đi vay Ngân hàng kiểm soát rủi ro cho vay bằng một số biện pháp sau:

Trang 17

- Thường xuyên đánh giá điều kiện và hoạt động tài chính của khách hàng vay vốn

- Đưa ra các mức giới hạn về rủi ro đối với các ngành nghề cụ thể - Uy tin tín dụng là tiêu chí cơ bản để cấp các khoản vay

NHNN cần tiến hành ngay các hoạt động cần thiết để bảo vệ khoản cho vay khi phát hiện các dấu hiệu không bình thường, hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn

Khi xuất hiện các khoản vay khó đòi, thì không được cộng dồn lãi của các khoản vay trở thành nợ khó đòi mà phải hạch toán riêng trong khi hạch toán thu thập Cần lập quỹ dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi do cho vay để xác định giá trị thực của dư nợ cho vay

1.1.4 Hệ thống tài khoản kế toán NHNN Hệ thống tài khoản kế toán NHNN gồm 2 phần: - Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán có 8 loại - Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại

Các tài khoản kế tốn trong và ngồi bảng cân đối kế toán được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp

Đối với tài khoản trong bảng cân đối kế toán được bố trí 8 loại (từ 1 đến 8) và trong mỗi loại có tối đa 3 cấp tài khoản: tài khoản cấp J, II va Ill

+ Tài khoản cấp I: Mỗi loại tài khoản có tối đa 10 tài khoản cấp I Tài khoản cấp I có 2 chữ số (từ 10 đến 89), trong đó chữ số đầu là ký hiệu của loại, chữ số thứ 2 là số thứ tự của tài khoản cấp I trong loai

+ Tài khoản cấp II: Mỗi tài khoản cấp I có tối đa 10 tài khoản cấp ïI Tài khoản cấp ll có 3 chữ số, trong đó 2 chữ số đầu là ký hiệu của tài khoản cấp I, chữ số thứ 3 là số thứ tự tủa tài khoản cấp IÏ trong tài khoản cấp I

Trang 18

Đối với tài khoản ngoai bang dugc bé tri 1 loai (loại 9) và cũng bố trí thành 3 tài khoản: tài khoản cấp I, II, và II Tài khoản cấp I có 2 chữ số từ 90 đến 99 Việc đánh số các cấp tài khoản ngoài bảng cũng được tiến hành như đối với các tài khoản trong bảng

Các tài khoản cấp I, II, II trong và ngoài bảng cân đối kế toán là những tài khoản tổng hợp dùng để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và lập bảng cân đối tài khoản kế toán thống nhất trong tất cả các đơn vị NHNN

Các tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi, phản ánh chỉ tiết

các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp Số hiệu tài khoản chỉ tiết gồm có 2 phần: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ gồm 6 chữ số; số thứ tự tài khoản chỉ tiết trong tài khoản tổng hợp Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tài khoản chỉ tiết, số thứ tự tài khoản ch: tiết được ký hiệu bằng một chữ số từ I đến 9 Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tài khoản chỉ tiết, số thứ tự tài khoản tổng hợp có dưới 1.000 tài khoản chỉ tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng 3 chữ số từ 001 đến 999

Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng cân đối kế toán được tiến hành theo phương pháp ghi số kép; hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi số đơn

1.1.5 Báo cáo tài chính của NHNN

Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước là báo cáo kế toán tổng hợp được lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ và nguyên tắc lập BCTC

- BCTC được lập trên cơ sở số liệu các tài khoản trong và ngoài Bảng cân đối kế toán theo đúng tính chất, nội dung tài khoản được quy định tại hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước hiện hành

Trang 19

một số biểu mẫu BCTC có kèm thuyết minh thì phải giải trình rõ ràng, đầy đủ vấn để cần thuyết minh

- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực trong nội dung BCTC của đơn vị mình

Nội dung của hệ thống BCTC của NHNN Hệ thống BCTC gồm 04 biểu mẫu sau đây: a Bảng cân đối tài khoản kế toán:

- Bảng cân đối tài khoản kế toán là BCTC tổng hợp phân ánh doanh số hoạt động và số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản từ cấp III đến tài khoản cấp I trong một kỳ báo cáo Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập theo tháng, năm; số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên số kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu trên các BCTC khác

- Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán chi tiết tháng (hoặc năm) để lập bảng cân đối tài khoản kế toán dén cap I

- Khi lập bang cân đối tài khoản kế toán cần thực hiện đúng các quy

định sau:

e® Những tài khoản cấp IIT có 2 số dư (dư nợ và dư có) thì trên bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ cho nhau e Tổng doanh số Nợ trong kỳ phải bằng tổng doanh số Có trong kỳ; tổng

dư Nợ đầu kỳ phải bằng tổng dư Có đầu kỳ; tổng dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng dư Có cuối kỳ

ø- Đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán năm: cột doanh số trong kỳ phải

Trang 20

b Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản biện có và nguồn hình thành tài sản đó của Ngân hàng Nhà nước tại một thời điểm nhất định Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước theo cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Qua đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình

hình tài chính của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo Như vậy, bảng

cân đối kế toán chính là bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Nhà nước Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn - Phần tài sản Có: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Nội dung phần tài sản Có bao gồm các chỉ tiêu sau:

+ Hoạt động ngân quỹ (tiền mặt ở các đơn vị phụ thuộc; ngoại tệ, vàng,

kim loại quý)

+ Hoạt động đầu tư và tín dụng:

e Tiền gửi, cho vay, đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài (tiền gửi ngoại tệ nước ngoài, cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ, đầu tư và quyền đồi nợ nước ngoài)

e Cho các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam vay (tái cấp vốn bằng VND; cho vay bằng ngoại tệ, nợ quá hạn cho vay)

e© Nghiệp vụ tín dụng khác

+ Thanh toán với Nhà nước và NSNN + Tài sản (tài sản cố định, tài sản khác)

Trang 21

- Phần tài sản Nợ: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo Nội dung phần tài sản Nợ bao gồm các chỉ tiêu sau:

+ Tiền mặt và ngân phiếu thanh tốn ngồi hệ thống NHNN (tiền đã phát hành ngoài NHNN, ngân phiếu thanh toán đã phát hành ngoài NHNN)

+ Các khoản nợ của NHNN (các cam kết trả nợ của NHNN, các khoản nợ nước ngoài, tiền gửi các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động tại Việt Nam)

+ Thanh toán với Bộ Tài chính và Chính phủ

+ Vốn và các quỹ của NHNN (vốn của NHNN, vốn được cấp theo các mục đích chỉ định, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ, quỹ dự phòng rủi ro )

+ Tài sản Nợ khác (các khoản phải trả khách hàng, trả khách hàng, trả nội bộ, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch thu lớn hơn chỉ > phải nộp NSNN )

+ Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:

* Căn cứ vào số liệu trên các số kế toán chỉ tiết và kế toán tổng hợp * Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này c Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập, chỉ phí và chênh lệch thu, chỉ Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và chênh lệch thu, chi là BCTC phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động và kinh doanh trong một kỳ kế toán, là cơ sở để kiểm tra theo đõi việc thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính của đơn vị báo cáo

Kết cấu của Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập, chị phí và chênh lệch

thu, chi:

Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập và chỉ phí của NHNN gồm 3 phần: Phần thu, phần chi và chênh lệch thu, chỉ

- Phần thu: Báo cáo phản ánh số dư của kỳ báo cáo về các chỉ tiêu: + Thu vẻ nghiệp vụ tín dụng (thu lãi tiền gửi, lãi cho vay, thu về nghiệp vụ chứng khoán, giấy tờ có giá ngắn han, thu khác về hoạt động tín dụng)

+ Thu về thị trường mở

Trang 22

+ Thu về dịch vụ (địch vụ thanh toán, dịch vụ khác)

+ Thu phí và lệ phí + Các khoản thu khác

- Phần chỉ: Báo cáo phản ánh các số dư cuối kỳ của các khoản chi: + Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng (trả lãi tiền gửi, tiền vay; chi vé tin phiếu, trái phiếu, ngoại hối, thanh toán )

+ Chỉ phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền (chi phi in đúc tiền, giấy tờ có giá; bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy tiền )

+ Chi cho cán bộ, nhân viên hoạt động (lương, ăn trưa, trang phục, khen thưởng )

+ Chi cho hoạt động quản lý, công vụ (vật liệu, giấy tờ, công tác phí, đào tạo, nghiên cứu, hoạt động đoàn thể )

+ Chi về tài sản (khấu hao, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, xây dựng nhỏ, công cụ, thuê tài sản )

+ Chi lập quỹ dự phòng + Các khoản chi khác

- Phần 3: Chênh lệch thu, chỉ: Nếu kết quả thu lớn hơn chỉ thì phải nộp NSNN, nếu kết quả thu nhỏ hơn chi thì NSNN phải cấp bù cho hoạt động của NHNN

- Các khoản ngoài bảng cân đối kế toán: bao gồm tiền giấy, kim loại đã in, đúc đang dự trữ chưa được phép lưu hành; số tiền đã công bố lưu hành nhưng chưa được phát hành vào lưu thông; số tiền giao cho Hội đồng tiêu hủy để tiêu hủy; số tiền rách, nát, hư hỏng đã tiêu hủy

d Thuyết mình báo cáo tài chính

Trang 23

1.1.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ và xác định rủi ro kiểm toán 1.1.6.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNN

Lịch sử phát triển của hệ thống tài chính đã chứng minh một thực tế rằng các ngân hàng luôn đối diện với các rủi ro Sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với bản thân của NHNN mà còn đối với cả hệ thống tài chính quốc gia Chính vì vậy, việc phải thiết lập chức năng phát hiện và phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động của NHNN là nhu cầu cần thiết, quan trọng không chỉ của riêng NHNN mà của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng giám sát ngân hàng như Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước

Cơ cấu hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) của NHNN có thể phân chia

thành 2 nhóm cấu thành sau đây:

Thứ nhất, môi trường kiểm sốt: là tồn bộ mô hình tổ chức, các chủ

trương, cơ chế chính sách, biện pháp và các quy định về các quy trình nghiệp vụ của NHNN, thường bao gồm: Luật NHNN; mô hình tổ chức và hoạt động

NHNN; các cơ chế, chính sách, các quy định nghiệp vụ về tiền tệ, ngân hàng,

tài chính, kế toán

Thứ hai, hệ thống tổ chức và hoạt động KSNB của NHNN, gồm: Hệ thống kiểm soát hoại động nội bộ và kiểm toán nội bộ

a Hệ thống kiểm soát hoạt động nội bộ của NHNN

- Về mục tiêu của việc xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước:

+ Mục tiêu hoạt động: phải đạt được hiệu quả trong hoạt động

+ Mục tiêu thông tin: phải có được một hệ thống số sách, hồ sơ, báo cáo

tài chính và báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời để cung cấp cho các cấp quản lý, điều hành, các bộ phận, cá nhân có liên quan trong NHNN

Trang 24

phát triển và quy trình nghiệp vụ của nhà nước và các cấp lãnh đạo quản lý, điều hành của NHNN ban hành

- Về tiêu chí để xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước:

+ Ban lãnh đạo NHNN chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xây dựng

và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển và các chính sách lớn của ngành ngân hàng; chịu trách nhiệm nấm bắt những rủi ro chủ yếu của ngân hàng; thiết lập các giới hạn rủi ro; thiết lập và duy trì một cơ cấu tổ chức trong đó phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và mối quan hệ thông tin; quy định các chính sách kiểm soát phù hợp và thường xuyên giám sát hệ thống KSNB để đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả

+ Thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm tăng cường kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên nghiệp vụ đều phải tự kiểm soát và chịu sự kiểm soát của người khác

+ Một hệ thống KSNB phải có đủ khả năng để phát hiện kịp thời và đánh giá chính xác các rủi ro trọng yếu và rủi ro có thể phát sinh có thể gây ra tiêu cực tới kết quả hoạt động của NHNN

+ Các hoạt động kiểm soát là một bộ phận nội tại của các hoạt động

ngân hàng Hệ thống này phải có cơ cấu phù hợp và phải phân định rõ các hoạt

động kiểm soát tại các cấp trong hệ thống NHNN

+ Hệ thống KSNB có hiệu quả, đòi hỏi có hệ thống thông tin về tài chính, cơ chế điều hành và tính tuân thủ phải đầy đủ, chính xác; thông tin về diễn biến và điều kiện thị trường bên ngoài có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời

b Hệ thống kiểm toán nội bộ của NHNN

Vai trò của bộ phận kiểm toán nội bộ (KTNB) của NHNN là:

Trang 25

+ Đánh giá sự phù hợp của công tác kiểm soát nội bộ

+ Kiểm tra sự tuân thủ các chính sách, quy trình và quy định của ngân hàng + Đánh giá hiệu suất, tính kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực Việc đánh giá KTNB thường là một phần trong quá trình kiểm toán của một tổ chức kiểm toán độc lập (ở Việt Nam là Kiểm toán Nhà nước) để đảm bảo hiệu quả của hệ thống KTNB của Ngân hàng Nhà nước

Để đánh giá chức năng kiểm toán bội bộ của NHNN, KTNN cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Năng lực của những kiểm toán viên nội bộ Nhân viên làm trong bộ phận KTNB cần có:

+ Bằng cấp về chuyên ngành ngân hàng, tài chính, và có kiến thức về kế toán ngân hàng

+ Kinh nghiệm về kiểm toán

+ Kỹ năng về kỹ thuật phù hợp với các trách nhiệm được giao + Khả năng giao tiếp bao gồm cả khả năng nói và viết

Kỹ năng về kỹ thuật có thể được thể hiện thông qua việc sử dụng các câu hỏi về kiểm soát nội bộ và các bảng câu hỏi khác nhằm mục đích thu thập thông tin, và các kỹ thuật khác như kiểm tra, theo dõi các hoạt động, và lập chương trình máy tính

Các kiểm toán viên của KTNN cần đánh giá trình độ học vấn và kinh nghiệm mà một ngân hàng yêu cầu đối với các cán bộ kiểm toán của mình và chương trình đào tạo hiện tại KTNN cần phải được đánh giá các cán bộ làm công việc KTNB về hiểu rõ mục tiêu kiểm toán và các quy trình do cán bộ kiểm toán thực hiện KTNN cũng cần đánh giá sự đầy đủ của chương trình và báo cáo KTNB (chất lượng của kiểm toán) và của việc thông tin các kết quả kiểm toán lên Ban lãnh đạo

- Sự độc lập của những kiểm toán viên nội bộ

Trang 26

trong hệ thống kiểm toán nội bộ và vị trí của những người được nhận báo cáo là phải biết và thừa nhận sự độc lập của cán bộ kiểm tốn Cơng tác KTNB cần được độc lập với ban điều hành ngân hàng và phải được báo cáo trực tiếp với Ban lãnh đạo NHNN hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc, trực thuộc NHNN; giải pháp lý tưởng thứ hai là báo cáo trực tiếp lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Các cán bộ kiểm toán nội bộ có đủ thẩm quyền cần thiết để thực hiện công việc của mình, bao gồm việc truy cập tự do và không hạn chế vào các báo cáo của các thông tin cần thiết

- Su day du cia chương trình KTNB

Sự đầy đủ của chương trình kiểm toán nội bộ có thể được đánh giá từ: + Quy mô và tần số của công việc kiểm toán

+ Tài liệu về công việc đã được thực hiện

+ Nội dung của chương trình kiểm toán

+ Các kết luận đạt được và các báo cáo được ban hành

Quy mô của chương trình KTNB cần được xây dựng nội dung kiểm toán đầy đủ để đạt được các mục tiêu kiểm toán Tần suất phải phụ thuộc vào rủi ro có liên quan đến các lĩnh vực kiểm toán, nghĩa là bản chất của hoạt động cụ thể phản ánh trên tài sản Có, tài sản Nợ liên quan; sự tồn tại của các tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ và các chính sách phù hợp; hiệu quả của các quy trình hoạt động; và khả năng phát sinh lỗi và những trường hợp không hợp lệ đốt với các hoạt động cụ thể

Công việc kiểm toán đã thực hiện có thể lưu lại tốt nhất dưới dạng các tài

Trang 27

e Kiểm tra đột xuất những nơi cần thiết

e Duy trì việc kiểm soát các báo cáo được lựa chọn để kiểm toán

e Xem xét và đánh giá các chính sách của ngân hàng, các quy trình và hệ thống kiểm soát nội bộ

e Kiểm chứng các chỉ tiết liên quan đến các báo cáo kiểm soát

e Thẩm tra các giao dịch và các số dư trên cơ sở lựa chọn

Các báo cáo kiểm toán cần rõ ràng và ngắn gọn trong việc xác định các vấn đề nổi cộm, và đưa ra các giải pháp đối với các lĩnh vực hoạt động cần điều chỉnh

- Hiệu quả của chương trình KTNB

Công tác KTNB hiệu quả đòi hỏi có một chương trình kiểm toán đầy đủ, lập kế hoạch cẩn thận cho chương trình và đánh giá, giám sát chặt chế cơng việc kiểm tốn Nó cũng đòi hỏi các cán bộ kiểm toán phải trình càng sớm càng tốt các báo cáo kiểm toán và Ban điều hành cần đưa ra câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả đối với các kiến nghị của cán bộ kiểm toán

Trước khi bắt đầu cơng việc kiểm tốn, KTNN cần xem xét và đánh giá công tác KTNB của NHNN trong phần phân tích đánh giá trước khi kiểm tra Những bản đánh giá này giúp các KTV của KTNN xác định công tác KTNB có chấp nhận được không, chấp nhận được một phần hay không chấp nhận được

Nếu KTNN kết luận là công tác KTNB đủ mạnh và mang tính chuyên nghiệp thì có thể tin tưởng vào công việc đo KTNB thực biện để đưa ra ý kiến về sự đầy đủ của hệ thống kiểm soát nhưng KTNN có thể thực hiện một số phần để kiểm tra tối thiểu các giao dịch trong chương trình kiểm tốn của KTNB, vì cơng việc do KTNB thực hiện mà KTNN có thể chấp nhận được

Trang 28

tạo về kiểm toán, thì KTV có thể kết luận rằng chức năng kiểm toán có thể chấp nhận được một phần

Khi KTNN kết luận rằng công việc do KTNB tiến hành không chấp nhận được thì KTNN cần phải mở rộng phạm vi kiểm tra cần được thực hiện trong chương trình kiểm toán chỉ tiết

KTNN cần thảo luận về những khiếm khuyết trong KTNB với Ban lãnh đạo NHN và cần đưa phần nhận xét vào trong Báo cáo kiểm toán gửi NHNN KTNN cần thuyết phục Ban lãnh đạo NHNN ưu tiên cho công tác kiểm soát và KTNB của mình và khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực này

1.1.6.2 Xác định các loại rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính NHNN Trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính NHNN thường có các rủi ro sau:

a Rủi ro tiêm tàng: là khả năng trong báo cáo tài chính có những sai sót nghiêm trọng, hay những điều không bình thường trước khi xem xét, đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB của NHNN

Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng được tiến hành từ việc thu

thập và phân tích các thông tin: Ban chat cdc hoạt động; bản chất các tài

khoản, các khoản mục cần được kiểm toán; bản chất hệ thống kế toán và các

thông tin trong đơn vị (chú ý đến các phương pháp kế toán đang áp dụng) Kiểm toán viên phải lý giải được những vấn để về bản chất các hoạt động của NHNN để từ đó xác định được những lĩnh vực có rủi ro quan trọng (trong phần 1.1.3 của chương này đã nêu lên những hoạt động chủ yếu và các rủi ro của NHNN)

Trang 29

b Rải ro kiểm soát: là các khả năng mà bệ thống KSNB của NHNN không phát hiện và ngăn chặn được các gian lận và sai sót

Trên thực tế, các rủi ro kiểm soát vẫn xuất hiện và khó tránh khỏi vì các hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB Kiểm toán viên của KTNN cần có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp - kĩ thuật kiểm toán cho phù hợp, xác định được các thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trong báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro kiểm soát thực chất là quy trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai phạm nghiêm trọng trong báo cáo tài chính của NHNN Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB, kiểm toán viên của KTNN cần đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát là: Tính chất phức tạp và mới của các loại giao dịch; khối lượng và cường độ giao dịch; nhân lực làm công tác KSNB; các trình tự và thủ tục KSNB; tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống KSNB

c ủi ro phát hiện: là các khả năng mà các bước kiểm tốn khơng phát hiện được các sai sót nghiêm trọng hiện có trong các số dư tài khoản hoặc các hoạt động nghiệp vụ

Mức độ rủi ro phát hiện có quan hệ trực tiếp đến phạm vi kiểm toán và các phương pháp - kĩ thuật kiểm toán đã thực hiện trong quy trình kiểm toán Nói chung, phạm vi kiểm toán càng rộng, các phương pháp - Kĩ thuật kiểm toán càng thích hợp và chặt chẽ, cơng việc kiểm tốn tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán thì mức độ rủi ro phát hiện càng thấp và ngược lại

d Rủi ro kiểm toán: Nếu trong báo cáo tài chính của NHNN còn tổn tại những gian lận và sai sót nghiêm trọng mà kiểm toán viên của NHNN không phát hiện ra, từ đó đưa ra các ý kiến nhận xét không phù hợp về báo cáo tài

Trang 30

Hoạt động của NHNN trong môi trường chứa đựng nhiều rủi ro Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên của KTNN cần nắm sâu một số rủi ro thường gặp:

- Các rủi ro về tài chính:

+ Rủi ro về lãi suất: tương ứng với rủi ro về khoản lỗ hay không thu được vì sự biến động của các lãi suất khác nhau

+ Rủi ro về hối đoái: tương ứng với khoản lỗ vì sự thay đổi của tỷ giá các loại ngoại tệ so với đồng ngoại tệ quy đổi của NHNN có các giấy nhận nợ và các khoản nợ tính theo các đồng ngoại tệ này

+ Rủi ro về khả năng thanh toán: tương ứng với rủi ro ngừng chỉ tiêu, gắn liên với việc không thể tái đầu tư, hay lỗ lớn liên quan đến khó khăn của NHNN trong việc tìm vốn theo những điều kiện bình thường của thị trường

+ Rủi ro chứng khoán: tương ứng với rủi ro thua lỗ hay không thu hồi được liên quan đến sự thay đổi giá trị của các chứng khoán mà Ngân hàng Nhà nước nắm giữ

- Các rủi ro tín dụng:

+ Rủi ro khách hàng tương ứng với sự suy yếu của một tổ chức, một

công ty hay cá nhân là khách hàng của NHNN

+ Rủi ro liên ngân hàng tương ứng với rủi ro mà NHNN phải chịu do sự suy yếu của một tổ chức tín dụng

- Các rủi ro về nghiệp vụ và kỹ thuật:

+ Rủi ro về xử lý nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến việc xử lý nghiệp vụ hành chính và kế toán

Trang 31

- Các rủi ro về quản lý nội bộ:

+ Rủi ro về pháp chế: là các rủi ro liên quan đến việc không áp dụng các điều kiện pháp luật hay pháp lý

+ Rủi ro về quy chế hành nghề (còn gọi là rủi ro kiểm soát nội bộ) là các rủi ro liên quan do không áp dụng các nguyên tắc trong quy chế hoạt động của NHNN

Ngoài ra, còn có hàng loạt rủi ro khác như: rủi ro chiến lược, rủi ro chức năng (thiếu tổ chức hay tổ chức không tốt các bộ phận quản lý quan trọng của NHNN), rủi ro quản lý nhân sư

1.1.7 Sự cần thiết khách quan thực hiện kiếm toán BCTC của NHNN Ở nước ta, sự hình thành và phát triển của hoạt động Kiểm toán nhà nước xuất phát từ yêu cầu khách quan, từ đòi hỏi của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN Kiểm toán nhà nước đã trở thành một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, có vai trò quan trọng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu Ngan sách nhà nước, tăng cường việc sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài nguyên, công sản quốc gia tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước, các đoàn thể, tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách

Báo cáo tài chính của NHNN là các số liệu, các thông tin tổng hợp về thực trạng tài sản, nguồn hình thành và kết quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ tại một thời kỳ hoạt động, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Trang 32

hành cuộc kiểm toán, hoặc chỉ đạo các kiểm toán viên nội bộ của ngân hàng tiến hành cuộc kiểm toán Tuy nhiên, Ban lãnh đạo ngân hàng không thể trút bỏ hoàn toàn trách nhiệm cho các kiểm toán viên Trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng là lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về báo cáo đó

Mục tiêu trước tiên của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của

NHNN, do một cơ quan kiểm tốn từ bên ngồi tiến hành là: để các kiểm toán viên đưa ra được ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính của Ngân hàng đó; việc tuân thủ các nguyên tắc chung về trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính; xác định hoạt động của ngân hàng đó có tuân thủ đúng theo các quy định pháp lý không (việc tuân thủ các đạo luật về ngân hàng; các quy chế, quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính ; các nguyên tắc kế toán cơ bản )

Trong quá trình kiểm toán, điều quan tâm chính là việc xác định số liệu kế toán, liệu những thông tin ghi số có phản ánh một cách ding dan cdc nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hay không Các nguyên tắc kế toán là chuẩn mực để đánh giá xem: thông tin kế toán có được vào số một cách đúng đắn hay khơng Trong kiểm tốn báo cáo tài chính thì sự tuân thủ thể hiện qua các số liệu, các nguyên tắc kế toán, chính là các nguyên tắc kế toán đã được

thừa nhận

Báo cáo kiểm toán cần thiết phải được thông tin tới các đối tượng khác như: người gửi tiền, các chủ nợ khác, các cơ quan giấm sát, các cơ quan của Chính phủ theo dõi những thông tin trong báo cáo tài chính đó Các cơ quan chức năng của Nhà nước rất cần các thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng đã được kiểm toán, để có thể chỉ đạo và kiểm soát trực tiếp hoạt động của NHNN, đồng thời cũng là cơ sở để tổng hợp thông tin phục vụ cho quản lý vĩ mô Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ quyết định sự chính xác của các quyết định quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô

Trang 33

1998, có quy định: Báo cáo tài chính hàng năm cua Ngan hang Nhà nước phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hàng năm (điều 48- Luật NHNN) Vì vậy, kiểm toán báo cáo tài chính NHNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện hàng năm là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn hoạt động NHNN cũng như đồi hỏi của Kiểm toán Nhà nước, là sự cần thiết khách quan trong việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của hệ thống NHNN Việt Nam để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, của Chính phủ

1.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA NHNN

1.2.1 Khái niệm về quy trùnh kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN chính là /rình tự và

nội dung các bước công việc mà kiểm tốn viên (Đồn kiểm toán) phải thực hiện trong mội cuộc kiểm toán để hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình đã được cụ thể hóa trong kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

Theo khái niệm này thì quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của

NHNN phải thể hiện được các nội dung sau:

- Thể hiện rõ các bước công việc của một cuộc kiểm toán được sắp xếp theo một trật tự nhất định Số lượng, nội dung và trình tự các bước là cơ sở đảm bảo tính pháp lý của báo cáo kiểm toán và có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng một cuộc kiểm toán Ví dụ: Nếu như quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán không tuân thủ các quy định của pháp luật, thì các kết luận đưa ra

trong báo cáo kiểm toán sẽ không có tính hiệu lực; không tập hợp các bằng

chứng kiểm tốn thì khơng thể viết được báo cáo kiểm toán Vì vậy, việc xác định số lượng, nội dung và trình tự các bước phải chuẩn xác, đầy đủ, có trật tự

Trang 34

của cuộc kiểm toán đã đề ra, giúp kiểm tốn viên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, với chất lượng cao; đồng thời, quy trình cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên

- Việc xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN phải được căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các loại hình hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; mục tiêu của các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước tiến hành; đặc trưng, đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHNN có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán; tính kế thừa kinh nghiệm kiểm toán; các ảnh hưởng của môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị; cơ sở pháp lý của

quy trình kiểm toán sẽ được ban hành

1.2.2 Nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính NHNN: Các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN được tiến hành theo Luật NHNN và Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch hàng năm cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trên cơ sở đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước ra quyết định kiểm toán Quyết định này chỉ rõ mục tiêu của cuộc kiểm toán phải đạt được; nó mang tính pháp lý cao và bắt buộc phải thực hiện

Thông thường, mục tiêu của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước tiến hành là:

- Xác nhận sự trung thực, đúng đắn, tính hợp pháp của báo cáo tài chính và đánh giá tính hiệu quả trong một thời kỳ hoạt động của NHNN

- Nhận xét việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về hoạt động tiền tệ, tín dụng, tài chính và kế toán của Nhà nước

- Góp ý kiến về việc cải tiến quy trình nghiệp vụ; yêu cầu đơn vị sửa chữa các sai sốt, các vi phạm trong việc chấp hành các quy định về quản lý kinh tế - tài chính, tiền tệ và kế toán của Nhà nước; chấn chỉnh công tác quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động

Trang 35

1.2.3 Phạm vì của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

Phạm vi được xác định đồng thời với mục tiêu và nội dung của một cuộc

kiểm toán, nhằm cụ thể hóa mục tiêu của cuộc kiểm toán Để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định giới hạn về không gian và thời gian đối với đối tượng kiểm toán là báo cáo tài chính của NHNN Tùy yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, và qua khảo sát thực tế, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán để có thể xác định mức độ thực hiện kiểm toán của các kiểm toán viên Có thể tiến hành kiểm toán đối với toàn bộ các chỉ nhánh, hay chỉ tập trung vào kiểm toán đối với một số đơn vị có mức độ hoạt động lớn, có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn đến

toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; trong từng đơn vị thì nên thực ,

hiện kiểm toán ở mức độ nào? Kiểm tốn tồn bộ các tài khoản hay chỉ lựa

chọn một số tài khoản (một số chuyên đề quan trọng) Việc cụ thể hóa các

đối tượng kiểm tốn ln gắn liên với khoảng thời gian cần kiểm toán Vì thế, phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN chủ yếu đựa vào các đối tượng kiểm toán là bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản kế toán và doanh số quyết toán, báo cáo thu nhập, chi phí, chênh lệch thu chi và các khoản nộp NSNN

Mặc dù lựa chọn như thế nào, xác định phạm vi như thế nào, nhưng phải đâm bảo rằng kết quả kiểm toán của những đối tượng đã chọn, mang tính

đại diện cao cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

Phạm vi kiểm toán còn phụ thuộc vào việc thực hiện kiểm toán lần đầu hay liên tục trong các năm Nội dung và kế hoạch kiểm toán của lần đầu tiên sẽ được thay đổi cho các lần tiếp theo, tức là với lần kiểm toán đầu tiên thì khối lượng công việc sẽ nhiều hơn, thời gian cũng sẽ dài hơn và chi phí cũng có thể tốn kém hơn

1.2.4 Nội dung của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

Trang 36

thể Nội dung cụ thể của một cuộc kiểm toán phải được xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cuộc kiểm toán đó Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cuộc kiểm toán mà lựa chọn loại hình kiểm toán cho thích hợp: kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính Trong kiểm toán Ngân hàng Nhà nước thì thường áp dụng loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, có kết hợp với kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động tiến hành kiểm toán theo 4 nội dung chính sau:

+ Kiểm toán tài sản và nguồn vốn

+ Kiểm toán thu nhập, chi phí và chênh lệch thu, chi + Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN

+ Kiểm toán việc chấp hành luật, chế độ tài chính, kế toán, tín dụng của

nhà nước

1.2.5 Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

Căn cứ các nội dung kiểm toán để xác định phương pháp kiểm toán thích hợp Trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN thì các phương pháp kiểm toán thường được sử dụng là:

- Phương pháp chuẩn kế toán - Phương pháp quan sát, kiểm kê - Phương pháp đốt chiếu, xác nhận

- Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư: là việc kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh Tùy theo mục đích muốn đánh giá mà kiểm toán viên chọn nghiệp vụ kiểm tra, hoặc kiểm soát số dư cho phù hợp Kiểm tra chỉ tiết nghiệp vụ để xác định nghiệp vụ đó có được vận hành theo đúng quy định không? Kiểm tra số dư nhằm xác định số liệu kết dư của một tài khoản nào đó có bị sai lệch nghiêm trọng hay không?

Trang 37

+ Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu như: kỳ này với kỳ trước, giữa các kỳ với nhau để đánh giá mức độ tăng trưởng, mức độ hoàn thành kế hoạch

+ Phân tích tỷ suất: so sánh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục để các nhận xét, đánh giá về trình độ trang bị cơ sở vật chất, năng lực quản lý và kinh doanh, chỉ số an toàn tài sản, chất lượng tài sản, rủi ro trong kinh doanh, kết quả tài chính

- Phuong pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu rất có lợi trong trường hợp: các hoạt động rộng,

các giao dịch lớn cần được kiểm tra nhưng không kiểm tra hết các hoạt động,

các giao dịch, nên cần chọn mẫu đại diện để đạt được mục đích kiểm toán Phương pháp chọn mẫu đặc biệt hữu dụng trong kiểm toán ngân hàng, khi mà đại bộ phận các khoản mục đều liên quan đến các giao dịch và số dư tài khoản Việc chọn mẫu gồm các nội dung:

+ Xác định quy mô thích hợp của mẫu + Chọn mẫu để kiểm tra chỉ tiết

+ Đánh giá kết quả của việc chọn mẫu

Trong khi xác định quy mô thích hợp của mẫu, kiểm toán viên cần phải xem xét tầm quan trọng của lĩnh vực kiểm tốn đối với tồn bộ báo cáo tài chính Tầm quan trọng của lĩnh vực kiểm toán đó càng lớn bao nhiêu thì quy mô mẫu phải lớn bấy nhiêu Trong nhiều trường hợp, tầm quan trọng không chỉ giới hạn ở giá trị tiền tệ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng Nhà nước

1.2.6 Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính NHNN

Đoàn kiểm toán và kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực

Trang 38

báo cáo kiểm toán Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính NHNN chủ yếu phải dựa vào kế hoạch kiểm toán đã được duyệt để phân công, bố trí lực lượng kiểm toán viên trong Đoàn thực hiện kiểm toán các nội dung và các trọng tâm, trọng điểm đã được xác định trong giới hạn, phạm vi của cuộc kiểm toán Trên cơ sở tiến hành kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán trung thực, chính xác, đầy đủ để phân loại phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, kết luận và đưa ra những kiến nghị cho việc lập báo cáo kiểm toán

1.2.7 Những điểm đặc thù của một cuộc kiểm toán BCTC ngân hàng 1.2.7.1 Những điển chung khi thực hiện kiểm toán BCTC của ngân hàng - Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất của một cuộc kiểm toán mà có thể áp dụng riêng biệt hay kết hợp ba loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

- Cuộc kiểm toán phải mang tính độc lập, trung thực, khách quan

- Nội dung kiểm toán gồm: kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn và nguồn vốn; xác định thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động; xác định các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước; việc chấp hành pháp luật, các chính sách, chế độ của nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính, kế toán và tín dụng

- Kiểm toán để xem xét, giải quyết các mối quan hệ tài chính trong quá trình hoạt động của ngân hàng, chủ yếu là các mối quan hệ sau:

+ Mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và ngân hàng trong việc giao nhận vốn; cấp vốn; các khoản trợ cấp, tài trợ; nộp các loại thuế, các khoản phí và lệ phí, các khoản nộp khác

+ Mối quan hệ giữa ngân hàng với tập thể người lao động trong việc

thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ phúc lợi, khen thưởng và các khoản thanh toán nội

bộ khác

_ + Quan hé tai chính giữa ngân hàng với khách hàng, với khách nợ, chủ nợ (chủ yếu là quan hệ huy động vốn và cho vay vốn)

Trang 39

1.2.7.2 Những điểm riêng của một cuộc kiểm toán BCTC NHNN

- Những đặc thù hoạt động của NHNN chi phối đến cuộc kiểm toán BCTC NHNN:

+ Đối tượng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

+ Một đặc thù trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo các luật lệ riêng, các quy định riêng (chẳng hạn như Luật NHNN, chế độ tài chính, kế toán riêng )

+ Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp và trải đài theo địa dư hành chính trên lãnh thổ và có một số đại điện ở nước ngoài; gắn chặt với nó là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, ngân hàng, tài chính, kế toán trong lĩnh vực ngân hàng Vì vậy, phạm vi, quy mô và mối quan hệ trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước rất rộng, rất phức tạp, đa đạng; khối lượng giao dịch rất nhiều

- Kiểm toán báo cáo tài chính NHNN phải thực hiện theo Luật NHNN và Luật KTNN:

+ Tháng 12-1997 Quốc hội thông qua Luật NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-1998, Điều 48 của Luật NHNN yêu cầu các báo cáo tài chính của NHNN phải được kiểm toán và chứng nhận bởi tổ chức Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Điều đó, đòi hỏi KTNN phải xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN và thực hiện kiểm toán thường xuyên, liên tục

hàng năm Do vậy, đặc thù nổi bật của các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

của NHNN thực hiện kiểm toán theo quy trình kiểm toán bốn bước được sắp

xếp theo trình tự vòng tròn khép kín và liên tiếp nhau Hay nói một cách khác,

bước kiểm toán thứ tư (kiểm tra thực hiện kiến nghị của Đồn KTNN) của cuộc kiểm tốn năm trước đồng thời thực hiện với bước một (chuẩn bị kiểm toán) hoặc bước hai (thực hiện kiểm toán) của cuộc kiểm toán năm sau; cuộc kiểm toán năm sau, không nhất thiết phải đợi kết thúc niên độ kế toán và lập

Trang 40

toán báo cáo tài chính của từng quý trong năm; cũng có thể cử một nhóm KTV theo dõi tại sàn giao dịch ngoại tệ ở Trung ương, chứng kiến kiểm kê tiền theo định kỳ hoặc đột xuất Đặc điểm này dẫn đến các cuộc kiểm tốn tiếp theo khơng phải kiểm toán số dư đầu kỳ; khảo sát để lập kế hoạch kiểm toán năm sau chỉ thu thập thông tin những vấn đẻ có sự bổ sung, sửa đổi, đổi mới

+ Tháng 6/2005 Quốc hội thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 Điểm 1, Điều 9 Luật KTNN quy định báo cáo kiểm toán của KTNN xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kính tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Từ đó, chúng ta thấy đặc điểm của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của NHNN phải kiểm toán báo cáo tài chính là chủ yếu, đồng thời phải kết hợp có mức độ nội dung của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

- Chế độ kế toán (chứng từ, số sách, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính): + Ngân hàng Nhà nước áp dụng một chế độ kế toán riêng biệt, phù hợp với yêu cầu hoạt động của mình Hệ thống tài khoản kế toán được bố trí thành từng loại Trong từng loại, các tài khoản được bố trí thành nhiều cấp, theo hệ thống số thập phân từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp III, và mở các tài khoản chỉ tiết (tiểu khoản) để đáp ứng yêu cầu hạch toán, phản ánh từng hoạt động nghiệp vụ, phục vụ cho công tác quản lý Hình thức kế toán áp dụng chủ yếu là chứng từ ghi số

+ Trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán, bắt buộc nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm túc các quy định cụ thể về nguyên tắc hạch toán, chế độ lập, luân chuyển chứng từ, xử lý

chênh lệch, thừa, thiếu, (tức là, mỗi loại nghiệp vụ vừa có quy chế nghiệp vụ,

vừa có quy định thủ tục về nghiệp vụ kế toán) Ví dụ: tài khoản tiền mặt đồng Việt Nam: khi nhập, xuất tiền mặt phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, séc lĩnh tiền mặt, phiếu thu, phiếu chi và đầy đủ chữ ký của người nhận, người giao và lãnh đạo phê duyệt; hàng ngày, thủ quï phải kiểm kê tiền mãi thực tế và đối chiếu

Ngày đăng: 04/11/2023, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w