1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế

112 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 10,07 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HÒ CHÍ MINH LE UC HIEN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁNLẺ _ TAI NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM

LUAN VAN THAC SY KINH TE CHUYEN NGANH : KINH TE TAI CHINH , NGAN HANG

MA SO: 60.31.12

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC : NGND., TS NGUYEN VAN HA

Trang 2

Tôi xin cam đoan đề tài “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Dau tw

và Phát triển Việt nam” dưới sự hướng dẫn khoa học của NGND., TS Nguyễn

Văn Hà là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Những số liệu, kết quả nêu trong

luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu,

tạp chí, công trình nghiên cứu đã được công bô

Tác giả Luận văn

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT

TU VIET TAT NGUYEN VAN

ACB Ngân hàng Côphân Thương mại Á Châu

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM Máy rút tiên tự động

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BSMSCAR (BIDV Short Message Services) Dichvu tin nhan ngan cia

BIDV (Capital Adequacy Ratio) Hésé an toanvén CBCNV Cán bộ công nhân viên

CMR (Customer Relationship Management) Hệ thông quản lý quan

hệ khách hàng |

CNTT Công nghệ thông tin |

CPI (Consumer Price Index) Chi sé gia tiéu ding |

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước |

FTP GDP Fund Transfer Pricing) Dinh gia diéu chuyên vốn nội bộ HSC (Gross Domestic Product) Téng san pham n6i địa)

HDV Huy động vôn

NHBL Ngân hàng bán lẻ

NHNN Ngân hàng Nhà nước |

NHTM Ngân hàng Thương mại |

NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước |

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cô phần |

NHNNg Ngân hàng nước ngoài |

PGD Phòng Giao địch 5

POS (Point of Sale) Điểm bán hàng hay Điểm chấp nhận thẻ |

Trang 4

QTK Quy tiét kiém

Sacombank Ngan hang TMCP Saigon Thuong tin

TA2 (Technical Assistance 2) Dy an hé tro k¥ thuat, giai đoạn 2 TDBL Tin dung ban lé

TCTC Tổ chức tài chính

TCTD Tô chức tín dụng

USD Đô la Mỹ

VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

VND Việt Nam đồng

WB (World Bank) Ngân hàng Thế giới)

WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại Thê giới

Western Union

WU Western Union

24/7 24 giờ / 7 ngày trong tuân

Trang 5

DANH MUC BANG, BIEU, PHU LUC

DANH MUC CAC BANG

Bang 2.1 - KET QUA HUY DONG VON DAN CU’

Bang 2.2 - CG CAU TIN DUNG BAN LE THEO SAN PHAM Bang 2.3 - TONG HGP CHi TIEU TIN DUNG BAN LE

Bang 2.4 - TINH HINH DICH VU THE CUA BIDV

Bang 2.5 - TINH HINH CHI TRA KIEU HOI WESTERN UNION

DANH MUC CAC BIEU

Biểu 2.1 - TĂNG TRƯỞNG GDP QUA CÁC QUÝ (%) Biểu 2.2— THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐÀU NGƯỜI Biéu 2.3- TOC DO TANG CPI QUA CAC NAM (%) Biéu 2.4- VON DAU TU XA HOI

Biéu 2.5- KIM NGACH XUAT NHAP KHAU HANG HOA DICH VU Biéu 2.6 - VON CHU SO HUU CỦA BIDV

Biéu 2.7 - TONG TAI SAN

Biéu 2.8- DU NG TIN DUNG (DA TRICH LAP DPRR) Biểu2.9 -DƯ NỢ TÍN DỤNG (TRƯỚCTRÍCH DPRR) Biểu 2.10 — TIỀN GỬI VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ Biểu 2.11 ~ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUÊ

Biểu 2.12- SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Biểu 2.13 ~ CƠ CÂU HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ THEO CỤM Biểu 2.14 - SO SÁNH HĐV DÂN CƯ CỦA BIDV VỚI MỘT

SỐ NGÂN HÀNG

Biểu 2.15 - TỶ TRỌNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CÓ KỲ HẠN > 12 THÁNG/TÔNG SÓ DƯ TIỀN GỬI DÂN CƯ

Trang 6

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CO BAN VE DICH VU

NGAN HANG BAN LE CUA NGAN HANG THUONG MAI 1.1 TONG QUAN VE NGAN HANG THUONG MAI

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.3 Các loại hình ngân hàng thương mại

1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.1.4.1 Hoạt động huy động vẫn

1.1.4.2 Hoạt động cấp tín dụng

1.1.4.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngan quy 1.1.4.4 Các hoạt động khác

1.1.5 Phân loại nghiệp vụ của NHTM theo đối tượng khách hàng 1.1.5.1 Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp

1.1.5.2 Các nghiệp vụ đối với khách hàng cú nhân

1.2 DICH VU NGAN HANG BAN LẺ CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.2.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trang 7

1.2.6 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu thế tất yếu của NHTM Việt

nam trong thời kỳ hội nhập 19

1.3 KINH NGHIEM PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG BAN LE CỦA MOT SO NƯỚC TRÊN THÉ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO BIDV 20

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok - Thái Lan 20

1.3.2 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Sinhgapore 21

1.3.3 Kinh nghiệm của Citibank tai Nhat ban 22

1.3.4 Bai hoc kinh nghiém phat trién dich vụ ngân hàng bán lẻ cho BIDV 23

Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG 2

THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG

DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM 26

2.1 TONG QUAN TINH HINH KINH TE - XA HOI VA HOAT DONG NGAN

HANG (GIAI DOAN NAM 2007-2009) 26

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội 26

2.1.2 Tổng quan về hoạt động ngành ngân hang 28

2.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VIỆT NAM

HIỆN NAY 29

2.2.1 Nhu cau san pham dich vu ngân hàng bán lẻ 29

2.2.2 Năng lực đáp ứng nhu cầu của các chủ thể cung dịch vụ NHBL 30 2.2.3 Xu hướng của thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt nam 31

2.3 THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG

DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM 34

2.3.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam 34

2.3.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển 34

2.3.1.2 Thông tin về Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt nam 35

2.3.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của BIDV 35

Trang 8

2.3.2.4 Chính sách khách hàng bản lẻ 38 2.3.2.5 Cong tic marketing hé tro phát triển hoạt động ngân hàng bản lẻ 38 2.3.2.6 Xây dựng nên tẳng công nghệ thông tin đáp ứng hoạt động kinh doanh

NHBL 39

2.3.2.7 Thực trạng một số mặt hoạt động NHEBL chủ yếu của BIDV 39

2.3.2.7.1 Hoạt động huy động vốn dân cư 40 2.3.2.7.2 Hoạt động Tín dụng bán lẻ 43 2.3.2.7.3 Dich vu Thé 45 2.3.2.7.4 Cac sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 46 2.3.2.7.5 Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác 47 2.3.3 Nhimmg ton tai han ché va nguyên nhân trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV 49

2.3.3.1 Những mặt tôn tại hạn chế boạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV 49

2.3.3.2 Nguyên nhân tôn tại hạn chế 53

Kết luận chương 2 58

CHƯƠNG 3

MOT SO GIAI PHAP CHU YEU PHAT TRIEN HOAT ĐỘNG KINH DOANH NGAN HANG BAN LE DOI VOI NGAN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN

VIET NAM 59

3.1 DANH GIA TRIEN VONG PHAT TRIEN HOAT DONG NHBL CUA

BIDV QUA MO HiNH PHAN TICH SWOT 59

3.2 DINH HUONG VA MUC TI£U PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG

BAN LE CUA BIDV 61

3.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV 61

Trang 9

3.2.3 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu 63

3.3 GIAI PHAP CHU YEU NHAM DAY MANH HOAT DONG KINH DOAN

NGAN HANG BAN LE DOI VOI NGAN HANG DAU TƯ VÀ PHÁT

TRIEN VIET NAM 64

3.3.1 Nhóm các giải pháp về hoạt động của hệ thống 64

3.3.1.1 Chiến lược phái triển kinh doanh NHBI 64

3.3.1.2 Về nhận thức và quan điểm chỉ dao trong hoạt động

kinh doanh NHBL 65

3.3.1.3 Hồn thiện cơng tác kế hoạch hóa nhằm tăng cường

năng lực quản trị điều hành trong hoạt động kinh doanh NHI 65 3.3.1.4 Hồn thiện mơ hình tổ chức quan ly và kinh doanh NHPL 6Š 3.3.1.5 Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới kênh phân phối 66 3.3.1.6 Chủ trọng công tác nghiên cứu và phát triển

sản phẩm dịch vụ NHBL 67

3.3.1.7 Tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong

hoạt động kinh doanh NHPBL 68

3.3.1.8 Thong tin quan tri điều hành hoat déng kinh doanh NHBL 68 3.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh NHBL 69

3.3.2.1 Huy động vẫn dân cư 69

3.3.2.2 Tín dụng bán lẻ 70

3.3.2.3 Dich vu thé 7Í

3.3.2.4 Dich vụ ngân hàng điện tử 72

3.3.2.5 Dịch vụ chuyển tiền, kiều hối 74

3.3.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ T4

3.3.3.1 Xây dựng và triển khai đẳng bộ, thông nhất trong tồn hệ thơng chính sách khách hàng và hệ thống quản lý quan hệ

khách hàng cá nhân 74

3.3.3.2 Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn

Trang 10

3.3.3.5 Nâng cấp cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn và nhận diện thương hiệu

3.3.3.6 Xây dựng chính sách động lực tài chính

3.3.4 Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô

3.3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam

3.3.4.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan hữu quan

Kết luận chương 3

Trang 11

MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng nhất cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tầng lớp dân cư và nền kinh tế Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, nền kinh tế tăng trưởng đều đặn qua nhiều năm, nhiều đoanh nghiệp được hình thành và phát triển, thu nhập và đời sống dân cư không ngừng được cải thiện vì thế nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng tăng cao, đa dạng, phức tap va tinh vi hơn

Trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học ngân hàng, gần đây xuất hiện thuật ngữ “địch vụ ngân hàng bán iẻ¿ "ngày càng nhiều, nhằm dé cập đến một phương thức phân phối chủ động các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến từng đối tượng khách hàng Trong cuộc trao đổi với tạp chí The Banker, Jean-Paul Votron, một cán bộ cao cấp của Ngân hàng Foties đã phát biểu “Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối ” Nhận thức được điều này, các ngân hàng thương mại ngày nay ra sức đây mạnh triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm

phát hiện và phát triển những kênh phân phối hiện đại kết hợp với truyền thống

nhăm giới thiệu và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người tiêu dùng Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Xét trên giác độ kinh tế-xã hội, nó thúc đây nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế Ngoài ra phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn giúp cho ngân hàng có nguồn thu ổn định, hạn chế rủi ro, mở rộng nên khách

hàng, qua đó mở rộng và thâm nhập sâu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo

lập nguồn vốn kinh doanh, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng Ngân hàng bán lẻ còn mang lại sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng

Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, đến nay nhiều cam kết bình đãng về đối

Trang 12

khốc liệt Dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới Gần đây, khi hiện diện thương mại tại Việt nam, các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard Chatered hay ANZ tuy có chiến lược khác nhau, nhưng tất cả cũng đều bắt đầu và chủ yếu là hướng đến dịch vụ bán lẻ trên thị trường Việt nam Bên cạnh đó,trong chiến lược phát triển của mình, các ngân hàng thương mại trong nước đều đặt mục tiêu trở thành “ngân hàng

bán lẻ hàng đầu, ngân hàng bán lẻ tốt nhất ” , từ đó họ đã có những hành động,

những bước đi cụ thể nhằm thực hiện bang duoc muc tiéu dé ra

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một trong những định chế tài chính lớn nhất nước, với quy mô lớn và bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Tuy nhiên về kết quả hoạt động bán lẻ đến nay vẫn còn rất khiêm tốn, chưa xứng tầm với một NHTM lớn Việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, tìm nguyên nhân hạn chế tồn tại và đề ra các giải pháp

để thực hiện mục tiêu đưa “BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đâu Việt

Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tâm với các ngân hàng thương mại tiên tiễn trong khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL đồng bộ, da dang, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.” đã được Hội đồng Quản trị BIDV đề ra là vấn đề hết sức cấp thiết

Với ý nghĩa thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp

2 TINH HINH NGHIEN CUU CUA BE TAI

Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển

Trang 13

Đ2

bàn tỉnh Gia Lai; Đề tài Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân

hàng Thuong mai Cé phan Sai gon

Dé tai ctia tac giả “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hang Đầu tư và phát triển Việt nam”, cũng như giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 đến 2010 và giải pháp

cho giai đoạn 2010-2012 và đến năm 2015 không trùng lắp với bất cứ đề tài nào 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐẺ TÀI

Nghiên cứu sự cần thiết khách quan của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và qua đó đây mạnh hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV nhằm đạt được mục

tiêu trở thành NHTM có hoạt động NHBL hàng đầu

Nghiên cứu thực trạng, rút ra những thành tựu và nguyên nhân của những tồn

tại, hạn chế của hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV

Đề xuất những giải pháp quan trọng, thiết thực góp phần phát triển hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV và đạt được những mục tiêu cụ thể mà HĐQT của

BIDV đẻ ra đến năm 2012 và tầm nhìn đến 2015

4 DOI TUGNG VA PHAM VI NGHIEN CUU CUA DE TAI

Nghiên cứu thực trạng và khả năng phát triển dịch vụ NHBL của BIDV thời gian qua và những năm tiếp theo

Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV từ năm 2007

đến nay và phát triển đến năm 2012, 2015

Những vấn đề khác đề cập trong đề tài chỉ nhằm mục đích làm rõ mục tiêu tiêu

nghiên cứu của đề tài

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả dựa trên quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như : thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn

Trang 14

Ngoài ra tác giả tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo

cáo thông kê, báo cáo hoạt động của các tô chức kinh tế, xã hội có liên quan, sách

tham khảo và các bài viết chuyên khảo trên các tạp chí

6 KET CAU CUA DE TAI

Ngoai phan mé dau va két luận,nội dung của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vẫn đề cơ bản về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt nam

- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động kinh doanh ngân

Trang 15

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CO BAN VE DICH VU

NGAN HANG BAN LE CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 TONG QUAN VE NGAN HANG THUONG MAI

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại :

Ngân hàng là một loại hình tô chức kinh doanh ra đời từ lâu và có vai trò quan trọng đối với nên kinh tế và cộng đồng dân cư Có nhiều quan điểm trong việc định nghĩa ngân hàng, sau đây là một số định nghĩa điển hình :

- Định nghĩa của Pháp (1941) : Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh thường xuyên nhận tiền của công chúng đưới hình thức ký thác hay hình thức khác và dùng số tiền này cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính

- Định nghĩa của Eed : Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một ngân hàng

- Theo Peter S.Rose : Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp

một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và

dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Tại Việt nam, ngân hàng được định nghĩa như sau :

- Theo Pháp lệnh Ngân hàng (1990) :Ngân hàng thương mại là một tổ chức

kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện

nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

- Theo Luật các Tổ chức tín dụng (1997): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín

dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh

Trang 16

mục tiêu kinh tê của nhà nước”

Tuy có nhiều khái niệm về NHTM, nhưng chúng đều thống nhất với nhau ở

một sô điêm sau :

- _ Ngân hàng trong những định nghĩa trên đề cập đến là loại hình NHTM

- _ Vậy, Ngân hàng hay NHTM là một loại hình doanh nghiệp, hơn thế nó còn là doanh nghiệp đặc biệt, vì thế mục tiêu hoạt động của nó là lợi nhuận - NHTM là một trung gian tài chính Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh

tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại :[1,tr 10],[6,tr 17]

- Trung gian tin dụng trong nên kinh tế NHTM là trung gian kết nối nguồn cung và nhu cầu về vốn bằng tiền, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong

nên kinh tế phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của xã hội

- _ Trung gian thanh toán trong nên kinh tế Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và các nhu cầu thanh toán khác cho khách hàng bằng những hình thức khác nhau, như chuyển khoản, thu hộ, séc thanh toán, thẻ ngân hàng

- _ Chức năng tạo tiền Là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối

tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế

Ngoài các chức năng cơ bản trên, ngân hàng hiện đại ngày nay có thêm các chức năng khác như quản lý tiền mặt, lập kế hoạch đầu tư, ngân hàng đầu tư và bảo lãnh, môi giới, chức năng bảo hiểm và chức năng uỷ thác

1.1.3 Các loại hình ngân hàng thương mại [4, tr 3,4]

Tuỳ theo góc độ tiếp cận, NHTM có thể phân loại như sau :

Trang 17

NHTM quốc doanh, là các ngân hàng kinh doanh bằng vốn do Ngân sách

nhà nước cấp và thường được gọi là NHTM Nhà nước

NHTM cé phan, là các ngân hàng hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp

NHTM liên doanh, có vốn được góp bởi một bên là ngân hàng Việt nam, và bên còn lại là ngân hàng nước ngoài, có trụ sở đặt tại Việt nam và hoạt động theo pháp luật của Việt nam

NHIM nước ngoài, là ngân hàng được thành lập tại Việt nam bằng 100% vốn của các chủ thể nước ngoài và hoạt động theo pháp luật của Việt nam Chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam, là ngân hàng được thành lập theo vốn và luật pháp nước ngoài, được phép mở chỉ nhánh tại Việt nam và chí nhánh này hoạt động theo pháp luật của Việt nam

“Cain cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng:

Ngân hàng bán buôn: số lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng không nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn Khách hàng chủ yếu của ngân hàng này là các công ty, xí nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty

Ngân hàng bán lẻ: số lượng sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm thường không lớn, phần lớn ngân hàng này cho vay để giải quyết vần đề tiêu dùng hoặc sản xuất với quy mô nhỏ, hộ gia đình Vì vậy khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại ngân hàng mà hoạt động kinh doanh kết hợp cả hai loại trên, chúng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân

“Can ct vào lĩnh vực hoạt động :

Ngân hàng chuyên doanh : chỉ hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa trong

Trang 18

lĩnh vực kinh tế và thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào được phép của một NHTM

Do nhu câu của khách hàng ngày càng đa dạng nên nhiêu ngân hàng có xu hướng chuyển sang kinh doanh đa năng, tổng hợp để đáp ứng nhu cầu và thu hút khách hàng

1.1.4 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mai [6, tr 29-36]

Hoạt động của NHTM được nêu ra và quy định chỉ tiết trong Luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm :

1.1.4.1Hoạt động huy động vốn

NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau :

Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền

gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khácđể huy động

vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước

Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt nam và của các TCTD nước ngoài

Vay vốn ngăn hạn của NHNN

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN

1.1.4.2Hoạt động cấp tín dụng

NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình

thức khác theo quy định của NHNN, như bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ

Trang 19

Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất

1.1.4.3Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm :

Cung cấp các phương tiện thanh toán

Thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Thực hiện thu hộ và chi hộ

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên

ngân hàng trong nước

Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép 1.1.4.4Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động truyền thống bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịnh vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm :

1.1.5

Góp vốn và mua cổ phan Tham gia thị trường tiền tệ Kinh doanh ngoại hối Uỷ thác và nhận uỷ thác Cung ứng dịch vụ bảo hiểm

Tư vấn tài chính

Bao quan vật quý giá

Trang 20

thể chia các nghiệp vụ của NHTM thành các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệpvà nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân

1.1.5.1Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp

So với khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về mặt số lượng nhưng doanh số giao dịch thì lớn hơn Với

đối tượng khách hàng này, ngân hàng có thể tiết kiệm chỉ phí giao địch do dựa vào

lợi thế về quy mô giao dịch NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ trên tài khoản

tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp mở tại ngân hàng, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, kinh doanh ngoại hối, cho vay, bảo lãnh, môi giới chứng khoán, tư vấn

tài chính và các nghiệp vụ khác

1.1.5.2Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân

Ngược lại với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng doanh số giao địchnhỏ hơn Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của khách hàng cá nhân ngày càng tăng thì nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân cũng đáng chú ý hơn

Đối với khách hàng cá nhân, NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ trên tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thẻ thanh toán, thanh toán qua ngân hàng, cho vay tiêu dùng, cho vay hỗ trợ mua sắm, xây dựng, sữa chữa nhà, cho vay

trả góp, thấu chỉ tài khoản, cho vay kinh tế hộ gia đình, chỉ trả kiều hối, mua bán

ngoại tệ và các nghiệp vụ tư vấn tài chính

1.2 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ :

Hiện nay có nhiều quan điểm khái niệm về địch vụ NHBL tuỳ thuộc các cách

tiếp cận khác nhau Dưới đây là một số khái niệm điển hình :

Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghé Chau A — AIT, “Dich vụ ngân hàng bản lẻ là cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân

Trang 21

Hit |

có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin” Với cách tiếp cận này, các chuyên gia của AIT muốn nhắn mạnh vai trò của công nghệ thông tin và điện tử, viễn thông trong việc tạo ra các kênh phân phối hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng cung ứng

các sản phâm dịch vụ đên khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tạp chí Economic Policy của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (Mỹ) khi nói về vai trò của ngân hàng bán lẻ trong ngành ngân hàng đã định nghĩa như sau “Retail banking is the cluster of products and services that banks provide to

consumers and small businesses through branches, the Internet, and other

channels” (tac giả tạm dịch : Ngân hàng bán lẻ là chuỗi các sản phẩm va dich vu mà các ngân hàng cung cấp đến người tiêu dùng và những cơ sở kinh doanh nhỏ thông qua mạng lưới chỉ nhánh, Internet và những kênh phân phối khác) [31]

Một cách tiếp cận khác về dịch vụ NHBL khi xem xét nó trong mối liên hệ

vớt ngân hàng bán buôn : [7, tr 179]

Thứ nhất, người ta cho rằng, ngân hàng bán buôn là ngân hàng chuyên cung

cấp các dịch vụ tài chính, các khoản vốn lớn thông qua một định chế tài chính trung

gian khác trước khi đến được với đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính đó Còn

NHBL, đó là ngân hàng cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu sử

dụng dịch vụ tài chính đó

Thứ hai, người ta cho răng địch vụ ngân hàng bán buôn là các khoản dịch vụ tài chính cung cấp trực tiếp cho khách hàng là doanh nghiệp, công ty, các tổ chức hay còn gọi là pháp nhân Còn dịch vụ NHBL là các loại dịch vụ ngân hàng cung cấp trực tiếp cho khách hàng cá nhân

Trang 22

là phát triển thị trường; các kênh phân phối; dịch vụ và đáp ứng dịch vụ

Trong luận văn, tác giả dùng cụm từ “khách hàng cá nhân” là muốn viết gọn

dành cho đối tượng “khách hàng là cá nhân và hộ gia đình” 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ :

- Đối tượng phục vụ chủ yếu của dịch vụ NHBL là các khách hàng cá nhân với số lượng lớn, trải rộng và đa dạng

- Hoạt động NHBL thường có quy mô số lượng giao dịch lớn, tuy nhiên gia tri

từng món giao dịch thường nhỏ, doanh thu và lợi nhuận nhỏ

- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, mạng lưới và nguồn nhân lực bán

lẻ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển dịch vụ NHBL

- Tổ chức, quần lý và triển khai cung cấp dịch vụ NHBL khác so với dịch vụ ngân hàng bán buôn

- Do số lượng khách hàng lớn, giá trị từng giao dịch nhỏ, vì thế rủi ro trong hoạt động NHBL được phân tán Rủi ro có thể xảy ra với tần suất lớn hơn nhưng hậu quả của rủi ro, gây tổn thất về tài sản ít hơn so với hoạt động ngân hàng bán buôn

1.2.3 Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ [7, tr 180]

- Xét trên góc độ kinh tế xã hội, NHBL đây nhanh quá trình luân chuyển tiền

tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế; đồng thời giúp cải thiện

đời sống dân cư; hạn chế thanh toán băng tiền mặt trong nền kinh tẾ, trực tiếp tác

động đến quá trình chuyển hoá thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả

quản lý của Nhà nước, góp phần giảm chỉ phí xã hội qua việc tiết kiệm chỉ phí của

thanh toán và lưu thông tiền mặt, tiết kiệm chỉ phí và thời gian cho cả ngân hàng và

Trang 23

13

- Trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, NHBL mang lại nguồn thu ôn

định, chắc chắn, hạn chế rủi ro do bởi tác nhân bên ngoài, vì đây là lĩnh vực ít chịu

ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế: bên cạnh đó NHBL git vai tro quan trong trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mở rộng thị trường, mở rộng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo nguồn vốn chủ đạo cho ngân hàng, nhất là nguồn vốn trung dài hạn; góp phần đa dạng hoá hoạt động, tận dụng và khai thác mọi tiềm năng của ngân hàng

- Đối với khách hàng, các dịch vụ NHBL của NHTM đem đến cho khách hàng

cá nhân sự thỏa mãn nhu cầu dịch vụ ngân hàng, sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình

1.2.4 Một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiêu biếu [6, tr 744-775]

Trong những năm gần đây, đưới áp lực cạnh tranh cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các NHTM đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển rất nhiều sản phẩm dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân Kết quả là, ngày càngcó nhiều sản

phẩm và dịch vụ NHBL được tạo ra với nhiều hình thức phong phú đa dạng Sản

phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể liệt kê thành các nhóm sau : 1.2.4.1Nhóm sản phẩm huy động vốn

- Tài khoản tiền gửi thanh toán : dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng tài khoản như là phương tiện thanh toán cũng như hưởng những tiện ích ngân hàng khác kèm theo như phát hành séc, ủy nhiệm chỉ, ủy nhiệm thu, chuyển khoản, phát hành thẻ, SMS banking

- Tiền gửi không kỳ hạn : dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền

nhằm mục đích an toàn và sinh lợi nhưng không kế hoạch hóa được việc sử dụng số

dư trên tài khoản tiền gửi Khác với tài khoản tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ

hạn không được sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và ít tiện ích

hơn

Trang 24

đích chính của hình thức này là khuyến khích khách hàng tập trung tiền gửi vào một tài khoản tại một ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn, đồng thời giúp cho ngân hàng dễ dàng và tiết kiệm chỉ phí quản lý tài khoản cho khách hàng

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn :dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi

tiền nhằm mục đích an toàn, sinh lợi và kế hoạch hóa đượcviệc sử dụng số dư trên

tài khoản tiền gửi Khi chọn loại hình này, khách hàng nhằm mục đích sinh lợi hơn là sử dụng tiện ích của tài khoản

- Tiết kiệm tích ¿ấy : dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu và khả năng góp một số tiền nhất định theo kỳ hạn nhất định trong một thời gian tương đối dài để có

được một số tiền trong tương lai như dự định

- Tiết kiệm bậc thang : là loại tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó khách hàng gửi tiền

sẽ được hưởng một mức lãi suất tương ứng theo quy tắc tiền gửi càng nhiều, kỳ hạn càng đài thì lãi suất càng cao Mục tiêu của tiền gửi loại này là khuyến khích khách

hàng tập trungtiết kiệm vào một tài khoản đồng thời kéo dài thời hạn gửi hơn để

được hưởng lãi cao Nhờ vậy ngân hàng có thể tiết kiệm được chỉ phí giao dịch và quản lý tài khoản của khách hàng

- Tiết kiệm rút gốc linh hoạt : là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng

khách hàng có thể rút trước một phần gốc khi thỏa mãn một phân kỳ hạn nào đó Phần đúng phân kỳ trước được nhận lãi theo lãi suất kỳ hạn đó, ngân hàng vẫn bảo lưu phần gốc còn lại theo kỳ hạn gửi

- Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành các loại giấy tờ có giá khác như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi huy động vốn có kỳ hạn từ khách hàng cá nhân nham mục dich cu thé

1.2.4.2Nh6m sản phẩm cho vay

Trang 25

- Cho vay tiểu đùng : nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư Khách hàng vay là thường là một bộ phận dân cư có thu nhập không cao nhưng ôn định Đối tượng khách hàng này thường rất đông

- Cho vay sản xuất kinh doanh : nhằm bỗ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân Đặc điểm của loại cho vay này là số lượng khách hàng có nhu cầu vay thường rất lớn nhưng doanh số cho vay không cao, do vay chi phi cho vay thường cao Đề thuận tiện trong quản lý, một số NHTM chia cho vay sản xuất kinh doanh thành cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh,

cho vay tiểu thương hoặc cho vay nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thủy sản )

- Cho vay cẩm cỗ chứng từ có giá : là hình thức cho vay khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng tiền nhưng chứng từ có giá (số tiết kiện, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ) chưa đến hạn Ngân hàng phát triển loại sản phẩm cho vay này đáp ứng được nhu cầu chỉ tiêu nhưng bảo toàn được lãi tiền gửi cho khách hàng

- Ngoài ra, các NHTM ngày nay còn phát triển đa đạng các hình thức cho vay khác như sản phẩm cho vay du học, hỗ trợ xuất khẩu lao động

1.2.4.3Nhóm sản phẩm dich vụ thẻ dành cho khách hàng cá nhân

Thẻ được xem là một sản phẩm ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân bên cạnh những sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, các NHTM cạnh tranh đưa ra nhiều loại thẻ khác nhan Tùy thuộc vào mục đích, phương thức và phạm vi sử dụng, sản phẩm thẻ ngân hàng được phân loại như sau :

- _ Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa và thẻ quốc tế - _ Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ,

thẻ tín dụng, thẻ trả trước

Thẻ ngân hàng được dùng vào những mục đích như rút tiền mặt, chuyển

Trang 26

Đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ được thấu chi, khách hàng có thể được Vay ứng trước từ ngân hàng và hoàn trả sau Ngoài ra thẻ còn dùng vào những mục đích phi tài chính như sao kê giao dịch, số dư tài khoản, vấn tin thông tin tỷ giá, lãi suất hoặc nhận những thông tin do ngân hàng cung cấp

Sản phẩm thẻ được coi là một dịch vụ bán lẻ hiện đại điển hình của ngân hàng ngày nay Hiện nay, các NHTM trên thế giới đều quan tâm phát triển sản phẩm dịch vụ này và nó được đưa vào chiến lược phát triển NHBL Trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ mã hóa, viễn thông sẽ hễ trợ cho việc nghiên cứu, phát hiện thêm nhiều tiện ích gia tang của thẻ và giúp việc sử dụng thẻ an toàn hơn Vì vậy phát triển thẻ là một biện pháp để tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước cũng như quốc tế

1.2.4.4Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân Trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng dần dần được hiện đại hóa, từ đó cho ra đời các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một nhanh chóng và tiện lợi hơn so với các sản phẩm và dịch vụ truyền thống Các sản phẩm và dịch vụ NHBL hiện đại bao gồm :

- Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại để kiểm tra số dư tài khoản, các giao dịch gần nhất, biết các thông tin về tỷ giá, lãi suất, các chương trình khuyến mãi hiện hành, yêu cầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Dich vy ngan hang qua internet (internet banking), khach hàng có thể tìm hiéu thong tin vé san phẩm dịch vụ của ngân hàng, truy cập thông tin về tài khoản cá nhân như số dư, các giao dịch trong kỳ Một số ngân hàng đã ứng dụng internet banking trong cơng tác thanh tốn cho khách hàng

- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile banking, SMS banking),

khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dich, thông báo số dư, tỷ

Trang 27

- Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), khách hàng có thé thuc hién

được hầu hết các giao dịch ngân hàng ở nhà hoặc tại văn phòng làm việc mà không cần phải tới ngân hàng

1.2.4.5Nhóm các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác :

- _ Dịch vụ chuyển tiền bao gồm chuyên tiền trong nước, chuyển tiền đi và đến từ nước ngoài

- - Dịch vụ thanh toán, bao gồm séc, uý nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán hoá đơn điện, nước, điện thoại

- Dich vụ ngoại hối bao gồm mua bản ngoại tệ và vàng

- _ Các dịch vụ phái sinh bao gồm quyền chọn vàng, quyền chọn và hợp đồng

kỳ hạn ngoại tệ

-_ Các dịch vụ khác bao gồm cho thuê sét sắt, g1ữ hộ tài sản quý

Các sản phâm và dich vu bán lẻ trên đây đã góp phần thoả mãn nhu cầu giao

dịch của khách hàng cá nhân, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường ngân hàng bán lẻ

1.2.5 Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTM

Nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến hoạt động NHBL, bao gồm cả yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các yếu tố cạnh tranh trên thị trường, bản thân ngân hàng Xét một cách tổng thể, một số nhân tố trọng tâm sau đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động NHBL của NHTM :

- - Mục tiêu, chiến lượcvà chính sách cơ bản của ngân hàng

- $6 lượng, tính đa dạng, đa tiện ích, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

- _ Mạng lưới, vị trí, địa điểm hoạt động kính doanh của ngân hàng - - Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng

- Dac điểm, tính hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ nhân sự của ngân hàng

Trang 28

- Lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền Vay, cỗ tức, sự biến động trên các thị trường liên quan như thị trường bất động sản, thị trường vàng, chứng khoán cũng như chính sách lãi suất và lợi tức của bản thân ngân hàng

- _ Công tác marketing, truyền thông sản phẩm đến công chúng

- _ Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng Tính chất nhân khẩu học của khách hàng

ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng

-_ Khả năng phân tích và đánh giá thông tin cá nhân ma ngân hàng thu thập được từ khách hàng sẽ quyết định đến việc cho vay của ngân hàng

- _ Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hoặc bằng bảo lãnh bên thứ ba đủ gia tri va đầy đủ pháp lý sẽ thúc đầy mở rộng cung tín dụng bán lẻ

- _ Chu kỳ kinh doanh, tập quán, thói quen và khuynh hướng tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng

- Trinh độ ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin vào trong việc sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới và phát triển những sản phẩm đó trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa kênh bán hàng

- - Sự đồng bộ và phù hợp tiêu chuẩn đối với các thiết bị công nghệ thông tin như máy ATM, POS/EDC sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đây nhu cầu dịch vụ ngân hàng phát triển

- _ Khả năng bảo mật cao đối với những sản phẩm ứng dụng trên nền công nghệ thông tin, viễn thông để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng cũng như cho bản thân ngân hàng

- _ Khả năng quản lý rủi ro đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng - _ Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước

- Môi trường pháp lý, chính trị và những yếu tố kinh tế xã hội khác

Trang 29

19

1.2.6 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu thế tất yếu của NHTM Việt

nam trong thời kỳ hội nhập

Tap chí Stephen Timewell đã nhận dinh “Xu hướng ngày nay thể hiện rõ rằng ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng

bán lẻ cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các

nước có nên kinh tế mới nồi, sẽ trở thành những gã kơng lỗ tồn cẩu rong tương

2 ys

lai”

Hoạt động NHBL ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới Các NHBL toàn cầu được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 ngân hàng toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2015 Ngày nay, các NHTM trên thế giới đã đưa dịch vụ NHBL vươn ra toàn cầu chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng Việt nam ngày càng gay gắt, nhất là trong lĩnh vực NHBL, Ngoài những TCTD là các NHTM, còn có sự tham gia cua nhiéu TCTC phi ngân hàng, tổ chức phi tài chính.Bên cạnh các định chế tài chính trong nước còn có sự tham gia thị trường của các định chế tài chính nước ngoài có tiêm lực và tham vọng

Nước ta là một nước đông dân, với hơn 86 triệu dân phân bố đều khắp các vùng miền, cơ cấu dân số lao động trẻ, trình độ dân trí ngày một được nâng cao, thu

nhập và đời sống đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện, kinh tế tăng trưởng

đều đặn qua từng năm, các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.Tuy nhiên mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn ở mức thấp, thị trường còn sơ khai, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn vì vậy đây là một thị trường còn nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ NHBL

Trang 30

trợ cấp gia đình Từ nhu cầu tiêu dùng đã nảy sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính tương ứng như vay mua sắm tiêu dùng, du học, vay trả góp, chuyển tiền trong và ngoài nước của công chúng

Hoạt động bán buôn của các NHTMI hiện nay chủ yếu là tín dụng là lĩnh vực

chịu rủi ro cao, do vậy hiện nay các NHTM dần dần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng của mình, nhất là mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ bán lẻ nhăm phân tán rủi ro và đảm bảo được lợi nhuận ôn định hon

Bên cạnh đó, trình độ khoa học công nghệ ngày nay phát triển vượt bậc, cho

phép các ngân hàng ứng dụng để hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, đa dạng hoá sản phâm dịch vụ ngân hàng, tiện ích hơn thoả mãn nhu cầu của khách hàng

1.3 KINH NGHIEM PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG BAN LE CUA MOT SO NUOC TREN THE GIOI VA BAI HOC CHO BIDV

1.3.1 Kinh nghiém cia Ngan hang Bangkok — Thai Lan

Ngân hang Bangkok 1a mét trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok.Mặc dù ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chỉ nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước Chi nhánh nhỏ của Ngân hàng Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok va hon 18 tháng sau đó, Ngân hàng này đã mở thêm 36 chỉ nhánh mới ở các siêu thị lớn, các trường đại học và mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng khách hàng đến giao dịch Kết quả của việc mở rộng mạng lưới và gia tăng thời gian phục vụ, các chỉ nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng

thêm 60% khách hàng so với ban đầu

Không dừng lại ở việc phát triển mạng lưới, Ngân hàng Bangkok còn tiếp tục

khôi phục lại các chỉ nhánh ở các khu đô thị lớn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, Ngân hàng Bangkok cũng mở thêm 32 trung tâm kinh doanh

Trang 31

21

trong chiến lược của ngân hàng này nhằm tiếp cận khách hàng bằng các dịch vụ ngân hàng hấp dẫn

Ngân hàng Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc tiên tiến nhất ở Thái Lan, mở rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực

tiếp cho các chỉ nhánh ở cấp tỉnh và đô thị chính Đồng thời với triển khai dịch VỤ

thanh toán séc, Ngân hàng Bangkok cũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát

hành thẻ ghỉ nợ, kết quả ngân hàng này chiếm 22% thị phần thẻ ghỉ nợ nội địa Để tiếp tục phát triển địch vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng địch vụ khách

hàng cũng được nâng cao khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các địch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/7

1.3.2 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Sinhgapore

Ngân hang Standard Chartered Singapore 1a mot trong những NHBL hang đầu tại Châu Á với mức phát triển đạt trên 56% trong tông thu nhập của ngân hàng này Hiện nay, Ngân hàng Standard Chartered (trụ sở tại Vương quốc Anh) đã có

các chỉ nhánh ở khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia ở Châu Á Quy mô lớn đã

giúp ngân hàng có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các

sản phẩm dịch vụ mới, đã đem lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phân SO

với ngân hàng cùng quy mơ

Ngồi thành công trong phát triển dịch vụ NHBL với khả năng liên kết với bên thứ ba của Ngân hàng Standard Chartered Singapore, ngân hàng này còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ NHBL Đó là việc xây dựng kênh phân phối dịch vụ như Internet, chương trình tự động các kênh cung cấp dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, cung cấp một trung tâm liên lạc, các

máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh Ngoài ra, ngân hàng này còn sử dụng công

nghệ với mong muốn các chi nhánh trở thành điểm yêu thích của khách hàng do đa

số các dịch vụ ngân hàng của chỉ nhánh đều sử dụng công nghệ Theo thống kê đến

Trang 32

1.3.3 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật bản

Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được đánh giá là bảo thủ, cồng kềnh và lệ

thuộc nhiều vào chính trị Nó tạo nên môi trường hết sức khó khăn cho ngân hàng nội địa và khơng hồn tồn thân thiện với ngân hàng và công ty tài chính ở nước ngoài Trong một thời gian đài, các ngân hàng lớn ở khu vực như Ngân hàng HongKong Thượng Hải (HSBC), ABN Amro và Standard Chartered tránh không tham gia vào các dịch vụ NHBL ở Nhật Bản

Riêng Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt địch vụ NHBL ở Nhật

Bản Chiến lược tiếp thị năng nỗ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh và có

một chút may mắn đã mang thành công về doanh thu, lợi nhuận và khách hàng cho

Citibank tại thị trường này Citibank da thúc giục Nhật Bản cho phép kết nối mạng

lưới tài chính của Nhật bản với hệ thống máy ATM của các NHTM nước này Tuy

nhiên để nghị này đã bị Chính phủ Nhật Bản từ chối, nhưng họ cũng đã cho phép kết nối với hệ thống ATM của ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện cũ của Chính phủ

Citibank đã không bỏ lỡ cơ hội để quan hệ và khai thác các đối tượng khách hàng này trong khi ngân hàng nội địa không thể với tới do Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện không còn kết nối với mạng lưới ATM nữa Kết quả là trong vòng thời gian ngắn, số lượng khách hàng cá nhân quan hệ với Citibank tăng lên nhanh chóng Với một

số lượng khoảng hơn một ngàn tỷ USD tiết kiệm bưu điện đáo hạn hàng năm,

Citibank ở vị trí cực kỳ thuận lợi để bán các sản phẩm đầu tư cho những người tiêu dùng, đang không ngừng tìm kiếm lợi tức cao hơn so với mức lợi tức hiện hành

Trước xu hướng người Nhật Bản đã và đang đòi hỏi các phương tiện đầu tư và quyền chọn tài chính ngày càng đa dạng hơn so với các nhà cho vay truyền

thống, với lợi thế là tập đoàn tài chính giàu mạnh, Citibank đã không bỏ qua cơ hội

này, họ đã đưa ra nhiều loại hình dịch vụ như: Cho phép thanh toán qua mạng điện

thoại thông thường hay trao đổi tiền tệ 24 giờ cho các khách hàng cá nhân, duy trì

Trang 33

hr Qo

được Khi người Nhật tỏ ra lo lăng về ngân hàng nội địa, mong muôn tìm nơi đầu tư có hiệu quả hơn thì Citibank là địa chỉ dang tin cay

Một chiến lược khác được coi là thành công tiếp theo của Citibank trên thị trường bán lẻ Nhật Bản, đó là họ đã rất khôn ngoan xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào hơn 15 triệu hộ gia đình có thu nhập cao tại đất nước này Trong một điều tra gần đây đối với các đối tượng khách hàng thu nhập cao về ngân hàng nào

họ tin cậy nhất thì Citibank đã đánh bại cả tập đoàn tài chính không lồ Bank of

Tokyo — Mitsubishi để trở thành ngân hàng đáng tin cậy nhất của nhóm khách hàng

này Đề thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các chi nhánh của minh tai Tokyo

theo hướng giảm số chi nhánh để giảm chi phí nhưng đồng thời nâng cao chất lượng

để phục vụ tốt nhất các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra

Một điểm thành công tiếp theo của Citibank trên thị trường Nhật Bản đó là việc mua lại 25% cổ phần của Công ty chứng khoán Nikko của ngân hàng lớn thứ

hai tại Nhật Bản và góp 51% cổ phần tại Công ty môi giới Nikko Salomon Smith

Barney Hai vụ đầu tư này tiêu tốn khoảng 1,6 tỷ USD nhưng đã tạo ra hiện giá 6 tỷ

USD Với các chiến lược phát triển kinh doanh địch vụ NHBL thành công của

Citibank tại Nhật Bản đã thu hút khách hàng cá nhân đến với họ để mong muốn tìm

kiếm được lợi tức cao

1.3.5 Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho BIDV Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông

Nam Á và Citibank tại Nhật Bản trong phát triển dịch vụ NHBL, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý giá cho BIDV :

- Đề phát triển thành công dịch vụ NHBL trên thị trường, NHTM cần nghiên

Trang 34

- Muốn phát triển được dịch vụ NHBL cần có hệ thống mạng lưới chỉ nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường Thực tế có những ngân hàng thành công trong phát triển dịch vụ NHBL đo phát triển mạng lưới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ NHBLL thông qua mạng lưới của bên thứ ba nhưng cũng có nhưng ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lưới hay giảm mạng lưới để tập trung cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra

- Cùng với việc phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, cần đa dạng hóa các kênh phân phối khác, kéo đài giờ giao dịch, trung tâm giải đáp và giúp đỡ chăm sóc khách hàng để tạo điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng mua lẻ tiếp cận với các sản phâm dịch vụ, và cảm nhận được sự chăm sóc tôt nhât từ ngân hàng

- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chỉ phí cho ngân hàng Mẫu chốt thành công trong phát triển địch vụ NHBL là nền tảng khách

hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng

lớn nên phải tận dụng công nghệ

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng Nếu BIDV chỉ dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống thì khó có thê thành công trong phát triển dịch vụ NHBL được

- Muốn phát triển được dịch vụ NHBL, đòi hỏi BIDV phải xây dựng chiến lược truyền thông và marketting phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu

mạnh trên thị trường Chiến lược marketting có thể được thực hiện theo định kỳ

Trang 35

25

Kết luận chương 1

Trong chương 1, đề tài tổng hợp và trình bày tổng quan về lý luận ngân hàng

thương mại: khái niệm, chức năng, các loại hình ngân hàng thương mại theo các

cách tiếp cận khác nhau, và các mặt hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mái

Tác giả cũng đúc kết từ nhiều khái niệm về ngân hàng bán lẻ, thống nhất những

điểm chung nhất về khái niệm “ngân hàng bán lẻ” và một số sản phẩm dịch vụ ngân

hàng bán lẻ tiêu biểu để làm cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu của đề tài Đề

tài đã phân tích được những đặc điểm, vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTM

Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng đề cập đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu thế tất yếu của NHM Việt nam trong thời kỳ hội

nhập.Nêu lên những kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng trên thé giới, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển dịch

vụ ngân hàng bán lẻ đối với BIDV

Trang 36

CHƯƠNG 2

THỤC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HANG DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM

2.1 TONG QUAN TINH HiNH KINH TE - XA HOI VA HOAT DONG NGAN HANG (GIAI BOAN NAM 2007-2009)

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ Mỹ và đã tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt nam.Tuy vậy, nước ta đã không rơi vào khủng hoảng, không xảy ra tình trạng đỗ vỡ các tổ chức tài chính, tín dụng hoặc phá sản hàng loạt Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm khoảng 6,7%

năm Năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 suy giảm chỉ còn 6,31% và đạt 5,32% trong

năm 2009, là mức tăng trưởng cao nhất trong các nước Đông Nam Á (biểu 2.1) Tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt mức khá ở cả ba nhóm ngành : ngành nông lâm thủy hải sản tăng 1,83%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 5,52% và nhóm ngành

dịch vụ tăng 6,63% Thống kê mới đây, đến tháng 9/2010 GDP đạt mức 6,52%,

vượt kế hoạch cả năm 2010 Năm 2009, GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng

1.000 USD, đạt 1.064 USD và bình quân trong 3 năm là 986,3 USD, là năm đầu

tiên Việt nam vượt qua mức của nhóm nước có thu nhập thấp và trở thành nước có

thu nhập trung bình thấp (biểu 2.2)

Vốn đầu tư xã hội vẫn tăng đều đặn, bình quân đạt 619,2 tỷ đồng/năm chiếm

tỷ trọng bình quân là 43% so với GDP, góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua (biểu 2.4) Mức tiêu thu trong nước năm 2009 gấp 2,07 lần so với năm 2008 và bằng 72,2% GDP [9, tr 23]

Tốc độ lạm phát bình quân trong giai đoạn này hơn 13%/năm Năm 2009 là

năm chỉ số CPI thấp nhất, chỉ có 6,52% - bằng một nữa năm 2007 và bằng một phần

Trang 37

Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 đạt 62,9 tỉ USD, giảm hơn 10% so với

năm 2008, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng sụt giảm (năm 2009 là 658 USD/người so với năm 2008 là 736 USD và năm 2007 đạt khoảng 577 USD) và còn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực, Châu Á và trên thế giới Sự sụt

giảm diễn ra ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như cà phê, dầu thô, cao su,

san pham giay dép, dét may, gốm sứ, đây cáp điện, phương tiện vận tải và phụ tùng Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cả năm 2009 dat 76,8 ti USD, giảm gần 15% so với năm trước Tuy nhiên nhập siêu vẫn ở mức gần 14 tỷ USD Nhìn chung, tình hình nhập siêu từ nhiều năm qua và ở hầu hết các thị trường, lớn nhất vẫn là Trung quốc, Hàn quốc và các nước trong khu vực ASEAN (biểu 2.5)

Theo Báo cáo về Di trú và kiều hối vừa được WB công bố, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 16 thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á trong số các quốc gia nhận kiều

hối nhiều nhất năm 2010 Với lượng ngoại tệ ước khoảng 7.2 tỷ USD được kiều bào

gửi về trong năm, kiều hối của Việt Nam đã tăng khoảng 600 triệu USD so với năm 2009 và tương đương với lượng chuyên về trong năm 2008 WB dự báo con số này có thể tiếp tục tăng trong những năm tới nếu kinh tế toàn cầu giữ được đà phục hồi như hiện nay Với 2,2 triệu người Việt đang sinh sống tại nước ngoài, mức kiều hối được gửi về được WB đánh giá là rất đáng kể, nếu so sánh với những dòng vốn khác như FDI (9,6 tỷ USD) hay ODA (2,6 tỷ USD) trong năm nay [27]

Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ từ cuối năm 2006, nhưng dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ cuối năm 2008 tình hình suy giảm, và gần đây đã khởi sắc trở lại Đến năm 2009, số lượng công ty niêm yết tăng khá nhanh, đưa tổng số cổ phiếu trên hai sàn HOSE và HNX là 455 cổ phiếu (năm 2008

chỉ có 388) với tổng mức vốn hóa thị trường đạt 48% GDP, tăng 2,4 lần so với năm

Trang 38

Dân số hơn 86 triệu người, trong đó gần 30% dân số thành thị và hơn 70%

tập trung vùng nông thôn, dân số trong độ tuổi lao động là 47,74 triệu người, chiếm 55,5% tổng số dân Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm tương đương 4,6% trong khu

vực thành thị (1.316,6 nghìn người, trong đó thành thị chiếm 580,1 nghìn người,

nông thôn trên 736,4 nghìn người) Cơ cấu dân số trẻ (65% dân số Việt nam dưới

30 tuổi), 29,6 % đân số sống ở vùng thành thị và 70,4% nông thôn Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và thành thị cũng rất thấp (97% ở thành thị và 92%

ở nông thôn) Chất lượng nguồn lao động không cao làm cho năng suất lao động xã

hội nhìn chung còn khá thấp [ 9, tr 45]

2.1.2 Tông quan về hoạt động ngành ngân hàng

Chủ trương điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, chặn đà suy giảm kinh tế và ngăn

ngừa lạm phát cao, ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ

thống ngân hàng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, ốn định kinh tế vĩ mô Tín dụng tăng trưởng bình quân trong 3 năm lên tới gần 38%, trong đó cao nhất là năm

2007, tăng tới 53%, năm 2009 là 37,73%, vượt giới hạn kỳ vọng ban đầu tới gần

8% Năm 2010, NHNN đề ra mức tăng trưởng tín dụng 25%, nhưng mới đến tháng

10 đã đạt 22,5%

Môi trường pháp lý hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện, tạo động lực mạnh mẽ để ngành ngân hàng thực hiện thành công những nhiệm vụ được giao, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.Tại kỳ họp thứ 7, khóa XI ngày 16/6/2010, Quốc hội đã thông qua hai luật quan trọng,

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ

ngày 1/1/2011 Các TCTD đang nỗ lực thực hiện lộ trình tăng vốn theo nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ và quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTTD theo Thông tư 13 và Thông tư 19 năm 2010 của NHNN

Trang 39

29

định hướng đến năm 2020”, yêu cầu chỉ trả lương qua tài khoản tại ngân hàng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách từ ngày 01/01/2008

NHNN đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động NHBL, như ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc và Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng

Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất theo cơ chế lãi suất thỏa thuận từ đầu năm 2010 đã góp phần khơi thông dòng vốn trong xã hội, tập trung vốn cho phát triển kinh tế và thúc đây phát triển thị trường tiền tệ

2.2 TINH HINH THI TRUONG DICH VU NGAN HANG BAN LE VIET NAM HIEN NAY

2.2.1 Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Nhiều năm trước đây, khi Việt nam chưa hội nhập kinh tế quốc tế, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, thị trường tài chính còn sơ khai, hệ thống ngân hàng chưa phát triển thì nhu cầu về các địch vụ tài chính, ngân hàng cá nhân còn khá đơn giản Ngày nay, nhu cầu đó thay đổi cả về quy mô cũng như về tính chất, đó là do những nguyên nhân sau :

- Tăng trưởng kinh tế liên tục tạo điều kiện gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tích lũy và tiêu dùng Dân số đông và cơ cấu trẻ đã hình thành nhu cầu về

dịch vụ lớn và đa dạng

- Môi trường chính trị xã hội ôn định, hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện đã tạo sự an tâm, tin tưởng của công chúng

- Chính sách bình đãng đã kích thích phát triển mọi thành phần kinh tế, kích

thích nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình

- Mở cửa hội nhập thế giới đã tạo điều kiện thu hút khách du lịch, trao đổi

Trang 40

- Các thị trường bộ phận đã hình thành và ngày càng phát triển như thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng làm nảy sinh nhu cầu dịch vụ như đầu tư và tư

van dau tư, tư vấn tài chính và những dịch vụ tài chính cá nhân khác

- Đầu tư xã hội tăng cao đã tạo ra nguồn cung nhiều loại sản phẩm hàng hóa như nhà ở, phương tiện đi lại, hàng tiêu dùng cao cấp từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng của công chúng

- Sự bùng nỗ và hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông đã hình thành thương mại điện tử và đa dạng hóa các phương thức thanh toán, điều này giúp khách hàng để dàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

2.2.2 Nang lye dap ứng nhu cầu của các chú thé cung dịch vụ NHBL

Đứng trước nhu cầu về dịch vụ NHBL như vậy, các nhà cung ứng dịch vụ đã rầt nô lực năm bắt và có nhiêu giải pháp nhăm đáp ứng nhu câu đó, cụ thê :

- Bên cạnh các sản phẩm dich vu NHBL truyén thong, các NHTM cũng rất

chú trọng phát triển các địch vụ NHBL hiện đại như thẻ, internet banking và phone banking, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay và thanh toán nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng

- Nhiều ngân hàng đã thành lập công ty trực thuộc hoạt động trong các lĩnh

vực khác nhau như Công ty cho thuê tài chính, Cơng ty chứng khốn, Sản giao dịch

vàng, Sàn giao dịch bất động sản để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tư vẫn đầu tư, tài chính của một bộ phận công chúng

Ngày đăng: 31/10/2023, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w