KHBD KHTN6 chủ đề 1 Các phép đo có tiết ôn tập chương KHBD theo tiêu chuẩn CV5512 Đo độ dài Đo khối lượng Đo thể tích Đo thời gian Khtn6 chude 1 cac phep do (tuan1,2,3,4,5,6,7,10,11,12)

50 8 0
KHBD KHTN6 chủ đề 1 Các phép đo  có tiết ôn tập chương  KHBD theo tiêu chuẩn CV5512 Đo độ dài Đo khối lượng Đo thể tích Đo thời gian Khtn6  chude 1  cac phep do (tuan1,2,3,4,5,6,7,10,11,12)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHBD KHTN6 chủ đề 1 Các phép đo có tiết ôn tập chương KHBD theo tiêu chuẩn CV5512 Đo độ dài Đo khối lượng Đo thể tích Đo thời gian Khtn6 chude 1 cac phep do (tuan1,2,3,4,5,6,7,10,11,12) Trường: ………………………………… Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ……………. CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Môn họcHoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (4 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Tốc độ = quãng đường vật đi thời gian đi quãng đường đó. Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động trong bài học này đặc biệt nhân mạnh đến khả năng tư duy độc lập của HS. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi). Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách xác định tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tính được tốc độ trong những tình huống nhất định. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được ý nghĩa vật lí của tỏc độ và liệt kê được một só đơn vị tốc độ thường dùng. Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyến động. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định. 3. Phẩm chất: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên: Bài giảng điện tử; tranh ảnh các hình 8.1, bảng 8.2, 8.2SGK. Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. Học sinh: Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là ý nghĩa tốc độ? Công thức tính tốc độ, đơn vị tốc độ) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu ý nghĩa tốc độ, công thức tính tốc độ và đơn vị tốc độ. Tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi: “Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy? c) Sản phẩm: HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như: Tính thời gian chạy ít nhất. Tính quãng đường chạy trong một khoảng thời gian nào đó. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chiếu hình ảnh các học sinh đang thi chạy GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trả lời phiếu học tập câu hỏi: “Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy? trong 2 phút. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá: >Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. >Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu ý nghĩa tốc độ a) Mục tiêu: Từ bảng 8.1 SGK ( Phiếu học tập 2) học sinh đi đến kết luận rằng muốn xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động, thì phải so sánh quãng đường vật đi được trong 1 giây, từ đó rút ra ý nghĩa vật lí của tốc độ. b) Nội dung: GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 2 theo nhóm c) Sản phẩm: HS dựa vào thời gian chạy của bốn HS trên cùng một quãng đường để xếp hạng thứ tự cột 3 như sau: HS Thứ tự xếp hạng A 2 B 1 c 3 D 4 HS dựa vào thứ tự xếp hạng để tìm cách tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi HS và hoàn thành cột 4 như sau: HS Quãng đường chạy trong 1 s (m) A 6,0 B 6,3 c 5,5 D 5,2 Sau khi HS hoàn thành bảng 8.1, GV dẫn dắt học sinh đến khái niệm: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, xác định chuyển động của HS nào là nhanh, HS nào chậm dựa vào thông tin bảng 8.1 SGK Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập 2. So sánh thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m của mỗi HS, HS nào có khoảng thời gian ngắn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất. So sánh quãng đường chạy được trong cùng khoảng thời gian 1 s của mỗi HS, HS nào có quãng đường lớn nhất là HS đó chuyển động nhanh nhất. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV yêu cầu HS hoàn thành các câu sau: Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Trong cùng một khoảng thời gian, nêu quãng đường chuyển động (2)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn. Dự kiến trả lời: (1) nhỏ; (2) lớn; (3) lớn. GV nhận xét và chốt nội dung: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. I. Tốc độ: 1) Tìm hiểu về ý nghĩa tốc độ: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Hoạt động 2.1. Tìm hiểu công thức tính tốc độ Mục tiêu: Tìm hiểu và áp dụng được công thức tính tốc độ Nội dung: Để tính tốc độ, ta cần: Xác định quãng đường vật đi được. Xác định thời gian vật đi hết quãng đường đó. Tốc độ = (quãng đường vật đi)(thời gian đi quãng đường) Sản phẩm: HS đưa ra được công thức : v=st Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập 3: tính tốc độ của người đi xe đạp hình 8.1. GV thông báo: Nếu kí hiệu tốc độ là v, quãng đường vật đi là s và thời gian đi quãng đường là t thì công thức tính tốc độ sẽ là gì? Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện phiếu học tập 3 theo nhóm. HS thực hiện câu trả lời theo cặp đôi đưa ra công thức tính tốc độ. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức: 2) Tìm hiểu công thức tính tốc độ: Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức: Hoạt động 2.3. Đơn vị tốc độ: Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. Nội dung: Hs đọc thông tin SGK kết hợp với sự tư duy để đưa ra được một số đơn vị tốc độ thường dùng như ms, kmh.... Thực hiện đổi các đơn vị tốc độ Sản phẩm: HS nêu được đơn vị tốc độ chính thức ở nước ta là ms và kmh. Ngoài ra còn có các đơn vị khác m min, cms …. HS biết cách biến đổi các đơn vị với nhau Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK để biết được các đơn vị tốc độ GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập 4: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong bảng 8.2 ra đơn vị ms Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện đọc thông tin SGK tìm hiểu về đơn vị tốc độ. HS thực hiện phiếu học tập 4 theo nhóm. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là mét trên giây (ms) và kilômét trên giờ (kmh). II. Đơn vị tốc độ: Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, đơn vị tốc độ là mét trên giây (ms) và kilômét trên giờ (kmh). Ngoài ra, tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như: mét trên phút (mmin), xentimét trên giây (cms), milimét trên giây (mms), … 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Áp dụng kiến thức đã học trả lời: Vì sao ngoài đơn vị ms, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 kmh. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân: Vì sao ngoài đơn vị ms, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 kmh. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên vào vở ghi. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung câu trả lời 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học b) Nội dung: Áp dụng công thức v= st vào bài tập cụ thể BT1. Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tính tốc độ của đoàn tàu. BT2. Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 kmh trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 kmh trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là bao nhiêu? c) Sản phẩm: HS áp dụng được công thức v= st để giải được bài tập 1 và 2 BT1. Cho biết s = 30 km t = 45 min = 0,75 h v= ? Giải: Tốc độ của đoàn tàu là: v= st= 300,75=40 (kmh) Đáp số: v=40 kmh BT2. Cho biết v_1= 54 kmh t_(1= )20 min = 13 h v_2= 60 kmh t_(2= )30 min =0,5 h S = ? Giải: Quãng đường đầu ô tô đã đi là: s_1= v_(1 ).t_(1 ) = 54. 13 = 18 (km) Quãng đường kế tiếp ô tô đã đi là: s_2= v_(2 ).t_(2 )= 60. 0,5 = 30 ( km) Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút là: S = S1+ S2 = 18 + 30 = 48 (km) Đáp số : S = 48 km d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu mỗi 1, 3, 5 thực hiện giải bài tập 1, nhóm 2,4,6 thực hiện giải bài tập 2 trong thời gian 7 phút Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét đánh giá KTĐG TX IV. PHỤ LỤC: PHIẾU HỌC TẬP 1 Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Họ và tên: ……………………………………………………………… Lớp: ……………………………. Nhóm: …… “Có những cách nào để xác định được HS chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy? …………………………………………………………… ………………………………………………………….... …………………………………………………………… …………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP 2 Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Lớp: ……………………………. Nhóm: …… Tên các thành viên: ……………………………………………………………………… Các em hãy hoàn thành bảng 8.1 PHIẾU HỌC TẬP 3 Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Lớp: ……………………………. Nhóm: …… Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp Hình 8.1 ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP 4 Bài 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Lớp: ……………………………. Nhóm: …… HÃY ĐỔI TỐC ĐỘ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRONG BẢNG 8.2 RA ĐƠN VỊ ms Trường: PTDT NT THCS DANH THỊ TƯƠI Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ĐỖ VĂN ĐỘNG CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 9: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG THỜI GIAN Môn họcHoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (3 tiết) Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Vẽ được đồ thị quãng đường thời gian cho chuyển động thẳng. – Từ đồ thị quãng đường thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động. 2.2.Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đồ thị quãng đường – thời gian. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động. 3. Phẩm chất: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân.Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập. Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề sáng tạo. Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên: Phiếu học tập, hình 9.1 phóng to, Bảng 9.1, Bảng 9.2, máy tính, hiệu ứng canô chuyển động... 2.Học sinh: Bài cũ ở nhà. Sách giáo khoa, sách bài tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: tìm cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ví dụ như vẽ đường đi.... d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: ở bài trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về tốc độ, tốc độ và đơn vị đo của tốc độ, tốc độ chính là đại lượng cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động và được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó 1 cách đơn giản nhất. Vậy theo em trong thực tế đời sống hằng ngày ví dụ muốn mô tả chuyển động của ô tô đi từ đà lạt đến Thành phố Hồ chí Minh thì người ta làm thế nào ? Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ: nêu tên các cách như dựa vào bản đồ, định vị GPS... Báo cáo kết quả và thảo luận HS hoạt động nhóm kể tên các cách mô tả chuyển động của mô tô. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá: >Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để xác định quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t ta làm ntn? Như vậy để mô tả chuyển động của một vật ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường thời gian. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Vẽ đồ thị quãng đường thời gian Hoạt động 2.1: Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian a) Mục tiêu: : Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian. b) Nội dung: Hs Tiến hành phân tích bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một canô c) Sản phẩm: Học sinh xác định được thời gian để ca nô đi được quãng đường nào đó khi biết được tốc độ, Hoặc xác định được vị trí sắp đến của cano khi biết tốc độ và thời gian dự kiến... d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, sau đó giới thiệu bảng số liệu 9.1 về quãng đường đi được của một ca nô. GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện nhóm theo yêu cầu viết trên phiếu. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau: Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km. Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km. Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi yêu cầu của Gv Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Từ 6 h đến 8 h là 2,0 h. Tốc độ: v=st =602 h = 30 kmh. Từ 8 h đến 9 h, ca nô đi thêm quãng đường 30 km. Vậy ca nô đi được đoạn đường tổng cộng 90 km tức là cách bến 90 km. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động , các vị trí của vật ở các thời điểm khác nhau, vạch ra trong không gian một đường thẳng hay đường cong liên tục nào đó ta gọi là quỹ đạo chuyển động. Vậy quỹ đạo chuyển động chính là đường tạo bởi tập hợp tất cả các vị trí của vật trong không gian, trong suốt quá trình chuyển động. Vậy là từ cái bảng số liệu này thì chúng ta có thể khai thác được các thông tin về thời gian chuyển động của vật, quãng đường chuyển động của vật và có thể đưa ra được dự đoán vị trí của vật trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định nào đó. Như vậy nãy giờ chúng ta đã cùng nhau mô tả chuyển động bằng cách lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian 1.Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian Hoạt động 2.2: Vẽ đồ thị quãng đường thời gian a) Mục tiêu: vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian. b) Nội dung: nắm được cách mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. c) Sản phẩm: vẽ được đồ thị quãng đường thời gian: Đồ thị quãng đường thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian. Ý nghĩa của đồ thị quãng đường thời gian: Giúp ta đọc nhanh quãng đường đi được của vật chuyển động theo thời gian mà không cần tính toán đồng thời dự đoán quãng đường vật đi được theo thời gian. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV : Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm O như hình 9.1 gọi là 2 trục tọa độ Trục nằm ngang Ot biễu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình 9.1 mỗi độ chia tương ứng với 0,5h. Trục thẳng đứng Os biễu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình mỗi độ chia tương ứng với 15km. Xác định các điểm có giá trị S và t tương ứng trong bảng 9.1 _ Điểm gốc O xác định nơi xuất phát của ca nô có s = 0h, t = 0km Hãy xác định các điểm còn lại. Điểm A(t = 0,5h; s= 15km) Điểm B(t = 1h; s= 30km) Điểm C(t = 1,5h; s= 45km) Điểm D(t = 2h; s= 60km). Sau khi các em xác định các điểm A, B, C, D các em nối các điểm A,B,C,D là các em được đồ thị biễu diễn quãng đường và thời gian. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: thực hiện theo hướng dẫn của Gv: xác định các điểm A,B,C,D trên đồ thị Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung về cách vẽ đồ thị Vẽ đồ thị quãng đường thời gian Hoạt động 2.3: Vận dụng đồ thị quãng đường – Thời gian a) Mục tiêu: Từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật) b) Nội dung: HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi theo các bước hướng dẫn của GV. Rút ra kết luận về các bước tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật) từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước c) Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập: Câu 1: a. Cách tìm quãng đường s của ca nô đi được sau khoảng thời gian t=1h kể từ lúc xuất phát: Chọn điểm ứng với t=1h trên trục Ot. Vẽ đường thẳng song song với Os, đường thẳng này cắt đồ thị tại B Từ B, vẽ đường thẳng song song với Ot, cắt Os tại giá trị s=30km, đó là quãng đường cần tìm b. Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60km: Chọn điểm ứng với s=60km trên Os. Từ điểm này vẽ đường thẳng song song với Ot, cắt đồ thị tại C Từ C, vẽ đường thẳng song song với Os, cắt Ot tại giá trị t=2h c. Tốc độ của ca nô. Câu 2: Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì? Có cái nhìn trực quan và nhanh chóng về chuyển động của vật so với bảng dữ liệu Tính toán, dự báo về quãng đường, thời gian, có thể đánh giá, so sánh tốc độ chuyển động của các vật khác nhau mà không cần tính toán d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập: HS quan sát đồ thị hình 9.3, thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV, hoàn thành phiếu học tập HS trình bày kết quả của nhóm. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm. Rút ra kết luận về các bước tìm được quãng đường vật đi (Hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật) từ đồ thị quãng đường, thời gian cho trước 3.Vận dụng đồ thị quãng đường – Thời gian 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Lập được bảng ghi các giá trị quãng đường, thời gian và vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của một vật Tìm được quãng đường hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật từ đồ thị b) Nội dung: Từ thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình: Quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp a Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này. b Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên. c) Sản phẩm: a Bảng giá trị: Thời gian (s) 0 2 4 6 8 10 Quãng đường (m) 0 10 20 30 40 50 b Đổ thị quãng đường thời gian: d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu (mục 1) trong thời gian 5 phút. Các mục còn lại trong phiếu học tập HS có thể hoàn thành để luyện tập thêm ở nhà hoặc tại lớp trong các tiết bài tập. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV: Hoàn thành mục 1 trong phiếu học tập. Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn cho các HS còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án. Mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài. KTĐG TX 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Mô tả được trạng thái của vật chuyển động từ đồ thị quãng đường – thời gian. b) Nội dung: Đặt câu hỏi thực tế yêu cầu HS trả lời. 1. Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang? 2. Cách mô tả chuyển động bằng đồ thị có ưu điểm gì? c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 1. Nếu vật đứng yên, không chuyển động thì đồ thị là đường thẳng nằm ngang. 2. Có cái nhìn khách quan và nhanh chóng về chuyển động của vật so với bảng dữ liệu HS có thể đánh giá, so sánh tốc độ của các vật khác nhau chuyển động mà không cần tính toán. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ thực hiện cá nhân trong thời gian 3 phút. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn cho các HS còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS trả lời câu hỏi. Mỗi HS trình bày 1 nội dung GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài và yêu cầu HS hoàn thành các nhiệm vụ còn lại trong phiếu học tập. Nhắc nhở học sinh học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới bài mới. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm:…………………. Thời điểm(h) 6 7 8 9 Thời gian chuyển động t(h) 0 1 2 3 Quãng đường s (km) 0 15 30 45 Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau: Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km? ..................................................................................................................... Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km? ..................................................................................................................... Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi? ..................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP 2 Họ và tên: ......................................................Lớp:........... Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm O như hình 9.1 gọi là 2 trục tọa độ Trục nằm ngang Ot biễu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình 9.1 mỗi độ chia tương ứng với 0,5h. Trục thẳng đứng Os biễu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp. Trên hình mỗi độ chia tương ứng với 15km. Xác định các điểm có giá trị S và t tương ứng trong bảng 9.1 _ Điểm gốc O xác định nơi xuất phát của ca nô có s = 0h, t = 0km Hãy xác định các điểm còn lại. Điểm A(t = 0,5h; s= 15km) Điểm B(t = 1h; s= 30km) Điểm C(t = 1,5h; s= 45km) Điểm D(t = 2h; s= 60km). Sau khi các em xác định các điểm A, B, C, D các em nối các điểm A,B,C,D là các em được đồ thị biễu diễn quãng đường và thời gian. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Từ thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình: Quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp a Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này. b Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên. a Bảng giá trị: Thời gian (s) 0 Quãng đường (m) 0 Trường: PTDT NT THCS DANH THỊ TƯƠI Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ĐỖ VĂN ĐỘNG CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 10: ĐO TỐC ĐỘ Môn họcHoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp. Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thực hành trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách đo tốc độ trong phòng thực hành, để xuất được dụng cụ đo và phương án đo cho kết quả chính xác nhất cho mỗi tình huống được nêu. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được rằng muón đo tóc độ chuyển động của một vật, ta phải đo quãng đường vật đã đi và thời gian vật đi hết quãng đường đó. Biết sử dụng thước, đổng hổ bấm giây. Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành đo chính xác tòc độ đi đều bước của một người. Hiểu được cách hoạt động của cổng quang điện. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết sử dụng đổng hổ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện để đo tóc độ chuyển động. Giải thích được cách chọn dụng cụ đo, phương án đo tốc độ trong từng tình huống được nêu. 3. Phẩm chất: Say mê, hứng thú với hoạt động thực hành. Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. Cần cù, cẩn thận trong hoạt động thực hành. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Đồng hồ bấm giây, Tấm ván phẳng (dài khoảng 50 60 cm), thước, bút đánh dấu. Hai cổng quang điện kết nối với đồng hồ đo thời gian hiện số, các dây dẫn, xe đồ chơi nhỏ có gắn tấm cản quang, quả nặng, ròng rọc (gắn cố định ở mép bàn), sợi dây nối xe với quả nặng. 2. Học sinh: Bài cũ ở nhà. Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập: HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường đi). a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu lên được các phương pháp dùng để tính toán tốc độ xe đạp. b) Nội dung: GV cho HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường đi và yêu cầu HS nêu các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp. c) Sản phẩm: HS có thể có các giải pháp sau: + Đo quãng đường và đo thời gian rồi tính tốc độ. + Dùng máy móc để đo tốc độ. d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS quan sát chuyển động của xe đạp trên đường đi và yêu cầu HS nêu các phương pháp dùng để tính tốc độ xe đạp. HS có thể có các giải pháp sau: + Đo quãng đường và đo thời gian rồi tính tốc độ. + Dùng máy để đo tốc độ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây a) Mục tiêu: Đo được tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. b) Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu, tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: H1. Nêu yêu cầu về dụng cụ cần đo quãng đường vật đã đi và thời gian vật thực hiện chuyển động đó? H2. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đổng hổ bấm giây đo thời gian. A. Nhấn nút RESET để đưa đổng hổ bấm giây về só 0. B. Nhân nút STOP khi kết thúc đo. C. Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian. H3. Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong phòng thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì? H4. Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây? c) Sản phẩm: HS qua hoạt động nhóm quan sát, thảo luận, tiến hành thí nghiệm nhóm hoàn thành phiếu học tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn để HS hiểu: Muốn đo tốc độ chuyển động, ta phải đo quãng đường vật đã đi được và thời gian thực hiện chuyển động đó. GV giao nhiệm vụ học tập các nhóm, tìm hiểu thông tin về đồng hồ bấm giây trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2,H3 GV phát cho các nhóm HS dụng cụ thí nghiệm, sau đó hướng dẫn và cho HS tiến hành làm thí nghiệm, hoàn thành nội dung phiếu học tập. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung câu trả lời H1, H2, H3. HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung bài học. 1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động từ 0,1s trở lên, ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ngược lại nó không thể đo chính xác những khoảng thời gian dưới 0,1 s. Hoạt động 2.2: Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và qua thí nghiệm trả lời câu hỏi H4. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm đưa ra phương án làm thí nghiệm và ghi lại kết quả thí nghiệm đã đo được. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung bài học. 2. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động, ta sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện, có độ chính xác cao đến 1ms (0,001s). 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: HS thực hiện nhóm nội dung trên phiếu học tập. HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: HS trình bày quan điểm nhóm về kết quả trên phiếu học tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện nhóm phần “kết quả đo” trên phiếu học tập và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên Một vài HS đại diện nhóm lần lượt trình bày. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Có thể sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện để: + Đo thời gian rơi của một vật. + Đo chuyển động qua lại (dao động). c) Sản phẩm: HS nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm tìm ra câu trả lời Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm câu trả lời của các nhóm Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện trong giờ học trên lớp. PHIẾU HỌC TẬP Bài 10: ĐO TỐC ĐỘ Họ và tên: ……………………………………………………………… Lớp: ……………………………. Nhóm: …… Trường: PTDT NT THCS DANH THỊ TƯƠI Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ĐỖ VĂN ĐỘNG CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 11: TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG Môn họcHoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng. Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng cỦA tốc độ trong an toàn giao thông. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc nhóm hiệu quả. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : Năng lực nhận biết KHTN: Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông. Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị bắn tốc độtrong giao thông. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự có nguy hiểm. 3. Phẩm chất: Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà. Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên: Sách Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo). Sách giáo viên Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) Hình ảnh tìm qua Google, tài liệu tham khảo điện tử, file âm thanh hình ảnh. Video tìm qua Youtube: + Đoạn video: Camera 24h – Cần lưu ý “giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông”? https:www.youtube.comwatch?v=kWcSyZISCw0 + Đoạn video: Máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào? https:www.youtube.comwatch?v=5kVN1y90sYct=99s Phiếu học tập Các hình ảnh theo sách giáo khoa. 2. Học sinh: Bài cũ ở nhà. Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: Xem video về những lưu ý khi tham gia giao thông. Từ đó GV đặt vấn đề Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe? Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS. Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tốc độ và an toàn khi tham gia giao thông. b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS Sự hứng thú vào bài học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS xem video nói về các sự cố khi tham gia giao thông. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe? Thực hiện nhiệm vụ học tập HS theo dõi video và thực hiện yêu cầu của GV. Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án của mình. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá: GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. GV nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: Nêu được nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị bắn tốc độ. Hiểu rõ vì sao phải duy trì tốc độ phù hợp khi tham gia giao thông. b) Nội dung: Sử dụng kỹ thuật công não, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. GV tổ chức cho HS quan sát video, hình ảnh, học sinh xem video, hình ảnh và hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3. HS làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, internet, quan sát video để hoàn thành các phiếu bài tập. c) Sản phẩm: HS qua hoạt động nhóm quan sát video và hình ảnh hoàn thành phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Mô tả cách đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát, phân tích video “Máy bắn tốc độ hoạt động như thế nào”, hình ảnh H11.1 trong SGK. GV gợi ý cho HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 1). Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và hoàn thành nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 1. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung thiết bị bắn tốc độ và nguyên tắc hoạt động cơ bản của thiết bị bắn tốc độ I. Thiết bị “bắn tốc độ” Thiết bị bắn tốc độ là thiết bị dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ. Cấu tạo thiết bị bắn tốc độ gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô. Nguyên tắc hoạt động: + Camera được dùng chụp ảnh phương tiện giao thông đường bộ chuyển động quãng đường s giữa hai vạch mốc. + Máy tính nhỏ đặt trong camera tự động ghi lại khoảng thời gian t ô tô chạy qua hai vạch mốc và tính tốc độ v của phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn cho HS phân tích các hình 11.2 và 11.3 trong SGK, gợi ý cho HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án và hoàn thành nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 2. Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông, cung cấp thêm thông tin về tốc độ quy định và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông. II. Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho người khác. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập các kiến thức đã học. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thiết kế poster về thông điệp an toàn giao thông theo nhóm c) Sản phẩm: Poster của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu nhóm thiết kế poster tuyên truyền với nội dung: “Chúng em với an toàn giao thông” Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhóm lên trình bày các poster của nhóm đã thiết kế Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng các poster của học sinh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế. Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập số 3. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3. HS chế tạo được kính lúp bằng vỏ chai nhựa d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 3. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Báo cáo kết quả và thảo luận Phiếu học tập số 3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và chốt nội dung ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Nhóm:………………….. Câu 1. Thiết bị bắn tốc độ là gì? Câu 2. Nêu cấu tạo của thiết bắn tốc độ ? Câu 3. Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị bắn tốc độ ? Câu 4. Có những loại thiết bị bắn tốc độ nào? Câu 5. Sử dụng thiết bị bắn tốc độ để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Nhóm:………………….. Câu 1. Quan sát Hình 11.2 trong SGK và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông? Câu 2. Từ các thông tin trong Hình 11.2 trong SGK, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông? Câu 3. Quan sát Hình 11.3 trong SGK và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn? Câu 4. Quan sát Hình 11.4 Quan sát hình và tìm hiểu trên Internet trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau: a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình. b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Họ tên: Nhóm: Câu 1. Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe? Câu 2. Camera của thiết bị “ bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10m là 0,56s. Nếu tốc độ giưới hạn trên đường được quy định là 60kmh thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không? Câu 3. Đánh dấu (x) vào cột đúng hoắc sai về phương diện an toàn giao thông cho mỗi hoạt động sau: Hoạt động Đúng Sai Tuân thủ giới hạn về tốc độ Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn Giảm khoảng cách an toàn khi thời tiết đẹp Giảm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông Nhường đường cho xe ưu tiên Nhấn còi liên tục Trường: PTDT NT THCS DANH THỊ TƯƠI Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Họ và tên giáo viên: ĐỖ VĂN ĐỘNG CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ Môn họcHoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đithời gian đi quãng đường đó. Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. – Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng. – Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật). – Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử; tình huống cụ thể) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: + Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên. + So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau. + Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về tốc độ đối với đời sống 3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 GV: Gói câu hỏi; bài tập Hình ảnh, tư liệu. 2 HS : Sgk, vở ghi chép. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Ai nhanh hơn ? a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt HS vào tiết ôn tập Giúp HS ôn lại các kiến thức của chương: Tốc độ b) Nội dung: phổ biến luật chơi; GV cho trả lời gói câu hỏi trắc nghiệm c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi cho 4 tổ trả lời gói câu hỏi gồm 8 câu; đội nào trả lời đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc chơi. GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thư kí ghi lại câu trả lời và báo cáo kết quả ngay sau khi hoàn thành. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV phát gói câu hỏi Thảo luận; trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi đại diện HS trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Trao quà cho hai đội nhất nhì: phần quà là HS tự chọn ( Đồng xu; bỏng ngô; hộp bút; túi đồ dùng đựng bộ thước nhựa) Kết quả thực hiện của HS: Trả lời nhanh và chính xác Gói câu hỏi và đáp án màu đỏ Câu 1: Dụng cụ đo tốc độ của các phương tiện giao thông gọi là: A. Vôn kế C. Tốc kế B. Nhiệt kế D. Ampe kế Câu 2: Độ lớn của tốc độ có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật. B. Cho biết vật chuyển động lùi hay tiến C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Câu 3: Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào A. đơn vị chiều dài B. đơn vị thời gian C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác. Câu 4: Đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là: A. ms; kmh B. m phút; kmh C. m h; ms D. km s; ms Câu 5: bộ phận chính của thiết bị bắn tốc độ là gì: A. Pin B. Camera C. Tốc kế D.tMàn hình Câu 6: Sắp xếp lại các số liệu trong cột B cho phù hợp với cột A A. Đối tượng chuyển động B. Tốc độ (ms) Xắp xếp lại cột B Người đi bộ 15 đến 20 1,5 Người đi xe đạp 1,5 3 đến 4 Ô tô 200 đến 300 15 đến 20 Máy bay phản lực 3 đến 4 200 đến 300 Câu 7: Khi tham gia giao thông cần tuân thủ các nguyên tắc: A. Thời gian và địa điểm B. Khoảng cách và tốc độ C. Khoảng cách và thời gian D. Tốc độ và địa điểm Câu 8: Theo tổ chức y tế thế giới WHO chỉ cần giảm tốc độ 5% thì số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ giảm đi là: A. 5% B. 15% C. 30%. D. 25% B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: xác định được tốc độ; quãng đường; thời gian trong chuyển động cụ thể từ công thức; từ đồ thị quãng đường thời gian tìm được quãng đường; thời gian của vật đi. b) Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi; Giáo viên đưa ra một số bài tập học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Câu trả lời bài giải của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Dạng 1: Ôn tập về tốc độ HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Em hãy điền nhanh vào chỗ trống Bài 1: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: a) 10 ms = ...?... kmh. b) ...?... kmh = 15 ms. c) 45 kmh = ...?... ms. d) 120 cms = ...?... ms = ...?... kmh. e) 120 kmh = ...?... ms = ...?... cms. Bài 2: Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km. a) Tính vận tốc của người đó ra ms và kmh b) Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m. Hỏi người đó đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút? c) Nếu đạp xe liền trong 2 giờ thì người này từ nhà về tới quê mình. Tính quãng đường từ nhà đến quê? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Cá nhân hs thực hiện phép đổi và ghi lại kết quả HS hoạt động cặp đôi làm bài 2 Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gọi 2 HS trả lời bài 1 Gọi đại diện cặp đôi trả lời bài 1 Bước 4: Kết luận, nhận định GV kết luận, chuẩn kiến thức. Bài 1: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: a) 10 ms = 36 kmh. b) 54 kmh = 15 ms. c) 45 kmh = 12,5ms. d) 120 cms = 1,2 ms = 4,32 kmh. e) 120 kmh = 1003 ms = 1000003 cms. Bài 2: a, t = 20 ph = 1200s; s = 3km = 3000m; v = ? ms và ? kh Vận tốc của người công nhân là: v = s: t =3002: 1200 = 2,5 ms = 9kmh b, s = 3600m; v = 2,5 ms; t = ? Thời gian người công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp t = s:v= 3600: 2,5 = 1440(s) = 24( phút) c, t = 2h; v = 9kmh; s = ? Quãng đường từ nhà về quê dài s= v.t = 9.2 = 18(km) Dạng 2: Đồ thị quãng đường thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bài 2: Em hãy thực hiện bài toán sau Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h. Bài 4: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km? Em hãy xác định tốc độ của vật ? Bài 5: Một người đi xe đạp, sau khi đi được 15 km với tốc độ 15kmh thì người đó dừng lại sửa xe 30 phút, sau đó người đó đi tiếp 10 km với tốc độ 10 kmh. Vẽ đồ thị quãng đường – th

Trường: ………………………………… Họ tên giáo viên: Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN …………… CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN; lớp: Thời gian thực hiện: (4 tiết) I Mục tiêu: Kiến thức: - Nêu ý nghĩa vật lí tốc độ, xác định tốc độ qua quãng đường vật khoảng thời gian tương ứng - Tốc độ = quãng đường vật / thời gian quãng đường - Liệt kê số đơn vị đo tốc độ thường dùng Năng lực: 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ tự học: Chủ động, tích cực thực nhiệm vụ học tập Các hoạt động học đặc biệt nhân mạnh đến khả tư độc lập HS - Năng lực giao tiếp hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm (cặp đôi) - Năng lực giải vấn đề sáng tạo: Để xuất cách xác định tốc độ qua quãng đường vật khoảng thời gian tương ứng, tính tốc độ tình định 2.2 Năng lực khoa học tự nhiên : - Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu ý nghĩa vật lí tỏc độ liệt kê só đơn vị tốc độ thường dùng - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh kiểu chuyển động thiết lập cơng thức tính tốc độ chuyến động - Vận dụng kiến thức, kỹ học: Tính tốc độ chuyển động tình định Phẩm chất: - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập khoa học tự nhiên - Chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập - Cẩn thận, xác thực phép tốn II Thiết bị dạy học học liệu Giáo viên: - Bài giảng điện tử; tranh ảnh hình 8.1, bảng 8.2, 8.2/SGK - Phiếu học tập số 1, 2, 3, Học sinh: - Đọc nghiên cứu tìm hiểu trước nhà III Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập ý nghĩa tốc độ? Cơng thức tính tốc độ, đơn vị tốc độ) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định vấn đề cần học tập tìm hiểu ý nghĩa tốc độ, cơng thức tính tốc độ đơn vị tốc độ Tạo hứng thú cho học sinh vào tìm hiểu b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi: “Có cách để xác định HS chạy nhanh nhất, chậm thi chạy?" c) Sản phẩm: HS đưa giải đáp theo ý kiến cá nhân như: - Tính thời gian chạy - Tính quãng đường chạy khoảng thời gian d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động giáo viên học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu hình ảnh học sinh thi chạy - GV yêu cầu học sinh thực cá nhân trả lời phiếu học tập câu hỏi: “Có cách để xác định HS chạy nhanh nhất, chậm thi chạy?" phút *Thực nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu GV Hoàn thành phiếu học tập - Giáo viên: Theo dõi bổ sung cần *Báo cáo kết thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án *Đánh giá kết thực nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu học Để trả lời câu hỏi đầy đủ xác vào học hôm Nội dung ->Giáo viên nêu mục tiêu học: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1 Tìm hiểu ý nghĩa tốc độ a) Mục tiêu: Từ bảng 8.1 SGK ( Phiếu học tập 2) học sinh đến kết luận muốn xác định độ nhanh hay chậm chuyển động, phải so sánh quãng đường vật giây, từ rút ý nghĩa vật lí tốc độ b) Nội dung: GV yêu cầu học sinh thực phiếu học tập theo nhóm c) Sản phẩm: - HS dựa vào thời gian chạy bốn HS quãng đường để xếp hạng thứ tự cột sau: HS Thứ tự xếp hạng A B c D - HS dựa vào thứ tự xếp hạng để tìm cách tính quãng đường chạy s HS hoàn thành cột sau: HS Quãng đường chạy s (m) A 6,0 B 6,3 c 5,5 D 5,2 - Sau HS hoàn thành bảng 8.1, GV dẫn dắt học sinh đến khái niệm: Tốc độ đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm chuyển động d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động giáo viên học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nội dung I Tốc độ: - GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, xác 1) Tìm hiểu ý nghĩa tốc độ: định chuyển động HS nhanh, HS - Tốc độ đại lượng cho biết chậm dựa vào thông tin bảng 8.1/ SGK mức độ nhanh hay chậm *Thực nhiệm vụ học tập chuyển động HS thảo luận theo nhóm, thống đáp án ghi chép nội dung hoạt động phiếu học tập - So sánh thời gian chạy quãng đường 60 m HS, HS có khoảng thời gian ngắn HS chuyển động nhanh - So sánh quãng đường chạy khoảng thời gian s HS, HS có quãng đường lớn HS chuyển động nhanh *Báo cáo kết thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung (nếu có) *Đánh giá kết thực nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu HS hoàn thành câu sau: a) Trên quãng đường, thời gian chuyển động (1) chuyển động nhanh b) Trong khoảng thời gian, nêu quãng đường chuyển động (2) chuyển động nhanh c) Chuyển động có quãng đường giây (3) chuyển động nhanh - Dự kiến trả lời: (1) nhỏ; (2) lớn; (3) lớn - GV nhận xét chốt nội dung: Tốc độ đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm chuyển động Hoạt động 2.1 Tìm hiểu cơng thức tính tốc độ a) Mục tiêu: Tìm hiểu áp dụng cơng thức tính tốc độ b) Nội dung: Để tính tốc độ, ta cần: - Xác định quãng đường vật - Xác định thời gian vật hết quãng đường quãng đường vật - Tốc độ = thời gian quãng đường c) Sản phẩm: HS đưa công thức : v= s t d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động giáo viên học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nội dung 2) Tìm hiểu cơng thức tính tốc - GV yêu cầu học sinh thực phiếu học tập độ: 3: tính tốc độ người xe đạp hình 8.1 - Tốc độ chuyển động - GV thơng báo: Nếu kí hiệu tốc độ v, quãng vật xác định chiều dài đường vật s thời gian quãng đường t quãng đường vật cơng thức tính tốc độ gì? đơn vị thời gian *Thực nhiệm vụ học tập - Công thức: - HS thực phiếu học tập theo nhóm - HS thực câu trả lời theo cặp đơi đưa cơng thức tính tốc độ *Báo cáo kết thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung (nếu có) *Đánh giá kết thực nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Tốc độ chuyển động vật xác định bằng chiều dài quãng đường vật đơn vị thời gian Công thức: v= s t v= s t Hoạt động 2.3 Đơn vị tốc độ: a) Mục tiêu: Liệt kê số đơn vị đo tốc độ thường dùng b) Nội dung: - Hs đọc thông tin SGK kết hợp với tư để đưa số đơn vị tốc độ thường dùng m/s, km/h - Thực đổi đơn vị tốc độ c) Sản phẩm: - HS nêu đơn vị tốc độ thức nước ta m/s km/h Ngồi cịn có đơn vị khác m/ min, cm/s … - HS biết cách biến đổi đơn vị với d) Tổ chức hoạt động: Hoạt động giáo viên học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nội dung II Đơn vị tốc độ: - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK để - Trong hệ đơn vị đo lường biết đơn vị tốc độ thức nước ta, đơn vị tốc độ - GV yêu cầu HS thực phiếu học tập 4: Đổi mét giây (m/s) kilômét tốc độ phương tiện giao thông bảng (km/h) 8.2 đơn vị m/s *Thực nhiệm vụ học tập - Ngồi ra, tốc độ cịn đo đơn vị khác như: mét - HS thực đọc thơng tin SGK tìm hiểu phút (m/min), xentimét đơn vị tốc độ - HS thực phiếu học tập theo nhóm *Báo cáo kết thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung (nếu có) *Đánh giá kết thực nhiệm vụ giây (cm/s), milimét giây (mm/s), … - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Trong hệ đơn vị đo lường thức ở nước ta, đơn vị tớc độ mét giây (m/s) kilômét (km/h) Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức học để làm tập - Phát triển lực tự học lực tìm hiểu đời sống b) Nội dung: - Áp dụng kiến thức học trả lời: Vì ngồi đơn vị m/s, thực tế người ta dùng đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ - Một ca nô chuyển động sông với tốc độ khơng đổi 30 km/h Tính thời gian để ca nơ quãng đường 15 km c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân đáp án ghi d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động giáo viên học sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực cá nhân: Vì ngồi đơn vị m/s, thực tế người ta dùng đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ Nội dung - Một ca nô chuyển động sông với tốc độ không đổi 30 km/h Tính thời gian để ca nơ quãng đường 15 km *Thực nhiệm vụ học tập HS thực theo yêu cầu giáo viên vào ghi *Báo cáo kết thảo luận GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày ý kiến cá nhân *Đánh giá kết thực nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung câu trả lời Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển lực tự học lực vận dụng kiên thức, kĩ học b) Nội dung: s - Áp dụng công thức v= t vào tập cụ thể BT1 Một đoàn tàu hoả từ ga A đến ga B cách 30 km 45 phút Tính tốc độ đồn tàu BT2 Một tô chuyển động đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h 20 phút, sau tiếp tục chuyển động đoạn đường với tốc độ 60 km/h 30 phút Tổng quãng đường ô tô 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động bao nhiêu? c) Sản phẩm:

Ngày đăng: 13/10/2023, 09:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan