1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái và khả năng nhân giống một số loài đỗ quyên tại VQG Tam Đảo

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái và khả năng nhân giống một số loài đỗ quyên tại VQG Tam Đảo
Tác giả Đặng Văn Hà
Người hướng dẫn GS - TS Ngô Quang Đê
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2002
Thành phố HàTây
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,04 MB
File đính kèm DD_HinhThaiSinhThaiNhanGiongDoQuyen_VQG_TamDao.rar (77 KB)

Cấu trúc

  • Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (4)
    • 1.1. Ở nước ngoài (4)
    • 1.2. Ở Việt Nam (4)
  • Chương 2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu (6)
    • 2.1. Mục tiêu (6)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 2.3. Giới hạn đề tài (6)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (6)
      • 2.4.1. Xác định đặc điểm phân bố (6)
      • 2.4.2. Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và vật hậu (6)
      • 2.4.3. Tìm hiểu một số nhân tố sinh thái nơi có cây Đỗ quyên phân bố (7)
      • 2.4.4. Đặc điểm sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của các loài Đỗ quyên Tam đảo (7)
      • 2.4.5. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng nơi có các loài Đỗ quyên phân bố (7)
      • 2.4.6. Thử nghiệm nhân giống bằng hom 2 loài Đỗ quyên ( Đỗ quyên hoa trắng và Đỗ quyên hoa phớt hồng) (7)
    • 2.5. Phương pháp nghiên cứu (7)
      • 2.5.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu (7)
      • 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu (8)
        • 2.5.2.1. Thu thập các tài liệu liên quan (8)
        • 2.5.2.2. Điều tra sơ bộ (9)
      • 2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu (17)
  • Chương 3 Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu (18)
    • 3.1. Đặc điểm tự nhiên (18)
      • 3.1.1. Vị trí địa lý (19)
      • 3.1.2. Địa hình, địa mạo (19)
      • 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng (20)
        • 3.1.3.1. Địa chất tam đảo (20)
        • 3.1.3.2. Thổ nhưỡng (20)
      • 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn (22)
        • 3.1.4.1. Khí hậu (22)
        • 3.1.4.2. Thuỷ văn (24)
      • 3.1.5. Tình hình thực vật rừng (24)
    • 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội (25)
      • 3.2.1. Dân số và dân tộc (25)
      • 3.2.2. Về điểu kiện sản xuất (25)
      • 3.2.3. Về đời sống của người dân trong vùng (26)
      • 3.2.4. Những ảnh hưởng tác động đến rừng (26)
  • Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận (26)
    • 4.1. Xác định đặc điểm phân bố của các loài Đỗ quyên (26)
    • 4.2. Đặc điểm hình thái các loài Đỗ quyên nghiên cứu (30)
      • 4.2.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu loài Đỗ quyên hoa trắng thơm (30)
        • 4.2.1.1. Đặc điểm hình thái (30)
        • 4.2.1.2. Đặc điểm vật hậu (34)
      • 4.2.2. Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đỗ quyên hoa phớt hồng (34)
        • 4.2.2.1. Đặc điểm hình thái (34)
        • 4.2.2.2. Đặc điểm vật hậu (38)
      • 4.2.3. Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đỗ quyên hoa tím đỏ (39)
        • 4.2.3.1. Đặc điểm hình thái (39)
        • 4.2.3.2. Đặc điểm vật hậu (42)
    • 4.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của các loài Đỗ quyên (42)
      • 4.3.1. Nhân tố khí hậu (43)
        • 4.3.1.1. Nhiệt độ không khí (44)
        • 4.3.1.2. Độ ẩm không khí (45)
        • 4.3.1.3. Lượng mưa (45)
      • 4.3.2. Nhân tố đất (46)
    • 4.4. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của các loài Đỗ quyên (48)
      • 4.4.1. Đặc điểm sinh trưởng (48)
      • 4.4.2. Đặc điểm tái sinh của các loài Đỗ quyên (50)
    • 4.5. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có các loài Đỗ quyên phân bố (54)
      • 4.5.1. Tổ tành tầng cây cao (54)
      • 4.5.2. Thành phần loài cây mọc cùng các loài Đỗ quyên (55)
      • 4.5.3. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có các loài Đỗ quyên phân bố (60)
      • 4.5.4. Cây bụi, thảm tươi (61)
    • 4.6. Thử nghiệm nhân giống bằng hom một số loài Đỗ quyên (62)
  • Chương 5 Kết luận - tồn tại - kiến nghị (64)
    • 5.1. Kết luận (65)
      • 5.1.1. Đặc điểm phân bố của các loài Đỗ quyên Tam Đảo (65)
      • 5.1.2. Đặc điểm hình thái và vật hậu của các loài Đỗ quyên (65)
        • 5.1.2.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu loài Đỗ quyên hoa trắng thơm (65)
        • 5.1.2.2 Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đỗ quyên hoa phớt hồng (66)
        • 5.1.2.3. Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đỗ quyên hoa tím đỏ (67)
      • 5.1.3. Đăc điểm sinh thái của các loài Đỗ quyên (68)
      • 5.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của các loài Đỗ quyên (68)
        • 5.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng (68)
        • 5.1.4.2. Đặc điểm tái sinh của các loài Đỗ quyên (69)
      • 5.1.5. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có các loài Đỗ quyên phân bố (69)
      • 5.1.6. Thử nghiệm nhân giống bằng hom một số loài Đỗ quyên (70)
    • 5.2. Tồn tại (70)
    • 5.3. Kiến nghị (71)

Nội dung

Theo kết quả điều tra hệ thực vật của Vườn quốc gia Tam Đảo thì rừng tự nhiên Tam Đảo có tới 6 loài Đỗ quyên khác nhau với màu sắc hoa trắng, đỏ, tím và vàng, mùa hoa nở kéo dài từ tháng 11 âm lịch cho đến tháng 6 âm lịch năm sau, phạm vi phân bố của các loài này rất hẹp, chủ yếu ở trên đỉnh núi cao từ trên 800m và điều kiện khí hậu ở đó là á nhiệt đới ẩm. Những năm gần đây những loài cây này đang bị người dân địa phương tìm kiếm, khai thác đem về trồng và bán ra thị trường như ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc... song vì tính chất đặc biệt về phạm vi phân bố của loài, các loài được khai thác trực tiếp từ rừng đưa bán ra các vùng khác rất khó tồn tại vì thiêú những hiểu biết về đặc điểm sinh vật học của loài và những yêu cầu kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người chơi hoa Đỗ quyên, đồng thời góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc tìm hiểu đặc điểm hình thái, sinh thái và khả năng nhân giống bằng hom các loài trong chi Rhododendron ở khu vực Tam Đảo là việc làm cần thiết và cấp bách

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Ở nước ngoài

Đến nay có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và khai thác các nguồn lợi từ các loài Đỗ quyên, đặc biệt là trong lĩnh vực làm cảnh và hoa Đỗ quyên là một trong 10 loại hoa được người Trung Quốc ưa thích [33] Trong số trên 800 loài cây Đỗ quyên trên thế giới, ở Trung Quốc có tới 450 loài và là nước có số loài Đỗ quyên phân bố nhiều nhất[13].

Theo Bằng Quốc Tương ( Trung Quốc), Đỗ quyên có thể qui nạp vào 5 dạng sống dưới đây[ 13]:

- Loại cây bụi ở núi cao

Cây Đỗ quyên thấp, lá nhỏ, thường chỉ cao từ 10 – 70cm khí hậu ở đây ẩm và lạnh, gió to, có tuyết phủ thời gian dài, cây phân bố ở độ cao 3300 – 4400m, mọc thuần loài, mùa sinh trưởng ngắn.

- Loại cây bụi ẩm núi cao

Cây Đỗ quyên cao 1 –3m, mọc thành đám nơi đất lầy nước đọng, có thể xem là thực vật ưa ẩm.

- Loại cây bụi hạn sinh

Loài cây bụi hạn sinh thường thấy ở độ cao 1500 – 2500m, đất khô hạn, chất hữu cơ ít.

- Loài cây bụi là chủ yếu( và số ít cây cao) mưa mùa trên núi

Thường ở trong rừng lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới, khí hậu ẩm và ấm áp.

- Loại cây bụi phụ sinh Ở trong rừng đài tiên (rêu) lá rộng thường xanh, Đỗ quyên ở dạng cây bụi phụ sinh.Nhìn chung các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu khá sâu về cây Đỗ quyên, từ lĩnh vực về phân loại, đến nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và tác dụng của nó Đã tiến hành chọn giống, lai tạo, tạo ra giống mới có hoa to và màu sắc đẹp.

Ở Việt Nam

Trong cuốn “Phân loại thực vật Việt Nam” [17 ] đã giới thiệu về họ Đỗ quyên:

“cây gỗ, cây bụi, mọc chủ yếu trên núi cao, khí hậu lạnh, lá mọc cách, đôi khi mọc vòng, nguyên hay khía răng, không có lá kèm Hoa tự chuỳ hay tán, mang hoa lớn, thưa, đôi khi đơn độc, có lá bắc lớn Hoa đều đôi khi không đều Đài có 5 cánh xếp van, lợp hay ngũ điểm, rời nhau hoàn toàn Tràng hợp hình ống hay hình chuông, trên chia 5 thuỳ xếp van, lợp Nhị 10 chiếc (ít khi 5 – 20), đính trên ống tràng, rời nhau hay dính ở gốc Bao phấn 2 ô, mở theo hai lỗ ở đỉnh, gốc nhị có triền tuyến mật, nguyên hay chia thuỳ Bầu thượng có 5 ô ( đôi khi 5 – 20 ô ) nhiều noãn, rất ít khi mỗi ô có một noãn, vòi hình trụ, đầu nguyên chia thuỳ Quả nang mở theo 5 mảnh, có đài bao bọc ở gốc, vỏ hoá gỗ Hạt nhiều, nhỏ, dẹt đôi khi có mào”.

Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam”[16 ] cũng đã giới thiệu chung về đặc điểm hình thái chi Đỗ quyên Tác giả đã giới thiệu 27 loài Đỗ quyên phân bố ở các vùng núi cao Việt Nam, trong đó ở Tam Đảo có một loài là Rhododendron caveriei Leivi.

Theo báo cáo về “Hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiênTam Đảo”[3] thì ở Tam Đảo có 2 loài Đỗ quyên đó là Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii Planch) và Đỗ quyên hoa tím ( Rhododendron Spp).

“Nghiên cứu phân loại, đặc tính sinh vật học của loài Đỗ quyên (Rhododendron Sp) Tam Đảo, làm cơ sở cho việc sử dụng làm cây cảnh”[10] ,tác giả Trần Cự (2000) đã phát hiện thấy ở Tam Đảo có tới 6 loài Đỗ quyên khác nhau, trong đó có 2 là cây gỗ nhỏ, còn lại đều là cây bụi Các loài này phân bố rải rác từ độ cao từ 800m trở lên Tác giả cũng đề cập đến một số đặc điểm sinh vật học chung cho các loài Đỗ quyên nghiên cứu, mô tả khái quát về một số đặc điểm hình thái của mỗi loài, đồng thời bước đầu thử nghiệm nhân giống bằng hom cho một số loài Kết quả của việc thử nghiệm nhân giống bằng hom thấy rằng tỉ lệ ra rễ thấp ( 20% -40%), thời gian hom ra rễ ( từ

30 ngày đến 45 ngày, có loài trên 8 tháng), có loài thử nghiệm giâm hom 3 đợt, mỗi đợt 100 hom nhưng đều không thấy ra rễ Thời vụ giâm khác nhau thì tỉ lệ ra rễ cũng khác nhau, thường thì mùa hè cho tỉ lệ ra rễ cao hơn ( tại Tam Đảo).

Qua các thông tin và tài liệu nghiên cứu về cây Đỗ quyên ở Việt nam nói chung và khu vực Tam Đảo nói riêng thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu về cây Đỗ quyên còn rất hạn chế, chưa có một hệ thống phân loại đầy đủ và chi tiết, các nghiên cứu hầu như mới chỉ đi vào mô tả đặc điểm hình thái chung cho chi Đỗ quyên và nghiên cứu phân bố của một số loài Cũng từ dẫn liệu về số lượng loài Đỗ quyên mà các tác giả đã thống kê được thấy rằng số lượng loài Đỗ quyên ở nước ta và ở Tam Đảo có thể còn điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân giống các loài trong chi Đỗ quyên, qua đó xác định việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý các loài cây này.

Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu

- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của các loài Đỗ quyên nghiên cứu

- Biết được khả năng nhân giống của một số loài nghiên cứu.

Từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng loài cây này.

Đối tượng nghiên cứu

Các loài Đỗ quyên phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Tam Đảo (3loài).

Giới hạn đề tài

* Về nội dung: đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng, tái sinh và khả năng nhân giống bằng hom một số loài Đỗ quyên phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Tam Đảo, cụ thể: loài Đỗ quyên hoa trắng thơm ( Rhododendron Sp1); loài Đỗ quyên hoa phớt hồng ( Rhododendron Sp2); loài Đỗ quyên hoa tím đỏ (Rhododendron Sp3) Đây là những loài có giá trị làm cảnh cao, được nhiều người ưa chuộng, hiện đang bị nhân dân địa phương khai thác đưa về trồng làm cảnh và bán ra thị trường.

* Về địa điểm: do phạm vi khu vực nghiên cứu rộng lớn, địa hình phức tạp hiểm trở và thời gian ngoại nghiệp lại có hạn nên đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trên 2 địa điểm đại diện đó là: đỉnh Phù Nghĩa ( Rùng Rình), cao1300m; đỉnh ThạchBàn, cao 1388m.

Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Xác định đặc điểm phân bố:

2.4.2 Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và vật hậu:

Bao gồm các nội dung sau:

* Đặc điểm hình thái: thân cây, vỏ cây, rễ, cành cây, lá cây, tán cây, hoa, quả.

- Tình hình sinh trưởng trong năm

- Hiện tượng chồi; hiện tượng ra lá, rụng lá; ra nụ; hoa nở, hoa tàn; quả non, quả già.

2.4.3 Tìm hiểu một số nhân tố sinh thái nơi có cây Đỗ quyên phân bố:

Xác định được các đặc điểm sinh thái, quan hệ giữa nhân tố khí hậu, nhân tố đất đai với các loài Đỗ quyên

2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của các loài Đỗ quyên Tam đảo

2.4.5.Một số đặc điểm cấu trúc của rừng nơi có các loài Đỗ quyên phân bố

2.4.6 Thử nghiệm nhân giống bằng hom 2 loài Đỗ quyên ( Đỗ quyên hoa trắng và Đỗ quyên hoa phớt hồng)

Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp luận trong nghiên cứu

Trong công tác nghiên cứu, để đạt được kết quả tốt thì phải chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp Như vậy, phải căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, nội dung cần nghiên cứu và các điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu hiện có, cùng với việc tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Đề tài nghiên cứu này thuộc lĩnh vực sinh học, đối tượng nghiên cứu là các thực thể cây rừng và môi trường sống của nó Nếu đối tượng nghiên cứu là những cây có vòng đời ngắn, kích thước nhỏ bé thì có thể bố trí thí nghiệm trên diện tích nhỏ và có các trang thiết bị hiện đại để khống chế, điều chỉnh, tạo ra điều kiện hoàn cảnh thích hợp đáp ứng với yêu cầu của công tác nghiên cứu Còn với đối tượng nghiên cứu là cây có kích thước lớn, tuổi đời dài thì những công thức thí nghiệm trong phòng chỉ phù hợp với giai đoạn cây mầm, cây con Còn ở giai đoạn cây có kích thước lớn thì chỉ nghiên cứu nó trên các cây tiêu chuẩn, trong ô tiêu chuẩn định vị hoặc tạm thời. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là loài cây Đỗ quyên, có vòng đời dài,kích thước tương đối lớn, mọc tự nhiên, hỗn giao với nhiều loài cây khác trong quần thể rừng tự nhiên Do vậy khi nghiên cứu các bộ phận nhỏ của cây như: lá, hoa, quả, điểm sinh thái thì chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu trên ô tiêu chuẩn tạm thời và các cây tiêu chuẩn. Đối với những cây gỗ sống lâu năm, để nghiên cứu đặc tính sinh thái và các yếu tố khác ở các giai đoạn tuổi cây thì thời gian cần cho nghiên cứu có thể phải hàng chục năm thì mới có kết quả Để khắc phục hạn chế này, rút ngắn thời gian nghiên cứu người ta thường mở rộng không gian và cùng một lúc tiến hành trên nhiều cá thể, ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong cùng một hoàn cảnh sinh thái Tuy nhiên độ chính xác của kết quả còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và quá trình thực hiện nghiên cứu.

Trong nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài, hiện nay trên thế giới có một số quan điểm sau:

Theo quan điểm này, người ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự nhiên, nên mọi nghiên cứu cần tập trung vào loài, thậm chí nghiên cứu tới các cá thể trong loài Còn các đặc điểm chung của quần xã, của hệ sinh thái được hình thành từ các đặc điểm của cá thể, của loài, dù chúng có tác động ảnh hưởng hỗ trợ hoặc kìm hãm lẫn nhau cũng không được chú trọng Điển hình của trường phái này là các nhà khoa học như: Negre (Ý),Gleason (Mỹ); Whittaker, Brow (Anh); Ranenski (Nga); Fournier và Lenoble (Pháp).

Quan điểm này thì lại nhấn mạnh các đặc điểm do quần thể loài tạo nên và nghiên cứu được tập trung vào các đặc điểm quần thể và hệ sinh thái mà ít chú trọng đến nghiên cứu các đặc điểm cá thể Điển hình của trường phái này là: Sukasop ( Nga); Walter (Đức); Pavlovxki (Ba lan); Clemelt (Anh) và Blalquet (Pháp)

* Quan điểm thứ ba là quan điểm có tính dung hoà cả hai quan điểm trên, quan điểm này cho rằng khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cần kết hợp giữa cá thể và quần thể Đại diện cho trường phái này là: Tensley (Anh); Poniatovxkaia (Nga) và Thái Văn Trừng (Việt Nam) , trong đề tài này chúng tôi vận dụng quan điểm thứ ba.

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.2.1.Thu thập các tài liệu liên quan

+ Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng

+ Tài liệu về khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu.

+ Các tài liệu nghiên cứu về các loài Đỗ quyên.

+ Phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương về tình hình xuất hiện của các loài Đỗ quyên trong khu vực.

+ Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu về cây Đỗ quyên, tiến hành phỏng vấn cán bộ, nhân dân địa phương về tình hình xuất hiện các loài Đỗ quyên trong khu vực nghiên cứu.

+ Căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, xác định ranh giới khu vực điều tra.

+ Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm bắt được đặc điểm địa hình và sơ bộ về tình hình xuất hiện cũng như phân bố của các loài Đỗ quyên, cụ thể: dạng địa hình, đai độ cao, phân biệt các kiểu rừng, các trạng thái rừng, đồng thời đánh giá sơ bộ về thành phần loài cũng như mức độ sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Xác định chính xác các tuyến điều tra và dự kiến các vị trí lập ô tiêu chuẩn ngoài thực địa và đánh dấu lên trên bản đồ.

- Lập tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

 Mở rộng không gian, nhằm khắc phục thời gian nghiên cứu

 Dung lượng mẫu điều tra nghiên cứu được đảm bảo độ tin cậy trong thống kê toán học.

 So sánh các nhân tố điều tra trong điều kiện đồng nhất, trên quan điểm sự tồn tại của các loài thực vật không tách khỏi môi trường sống.

- Phương pháp lập tuyến điều tra: trên mỗi đỉnh có các loài Đỗ quyên phân bố thiết kế 6 tuyến điều tra theo hình nan quạt, hướng từ trên đỉnh xuống theo các hướng khác nhau, các tuyến này kéo dài đến khi không còn gặp sự xuất hiện các loài Đỗ quyên nữa( tối thiểu đến độ cao 700m).

- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: sử dụng địa bàn cầm tay, thước dây, để đo đạc mở góc vuông theo định lý Pitago ( xác định tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là4m và 3m, cạnh huyền là 5m) từ đó kéo dài các cạnh, ô tiêu chuẩn được lập là hình chữ nhật có kích thước 40mx50m, cạnh dài của ô tiêu chuẩn song song với đường đồng mức (sai số khép kín là 1/200), các góc ô tiêu chuẩn đều được đóng cọc tiêu để đánh dấu.

2.5.2.3.1 Thu thập số liệu về đặc điểm phân bố:

- Phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương về các loài Đỗ quyên nghiên cứu: thành phần loài, địa điểm xuất hiện, đặc điểm hình thái và vật hậu.

- Trên mỗi tuyến điều tra đều tiến hành ghi chép các thông tin về: dạng địa hình; đai độ cao; hướng phơi; trạng thái rừng; kiểu rừng; sự xuất hiện các loài Đỗ quyên và tình hình phân bố của chúng.

- Sau khi nắm bắt được các thông tin trên các tuyến, ở mỗi khu vực chúng tôi chọn ra 1 tuyến có Đỗ quyên phân bố nhiều nhất để lập các ô tiêu chuẩn (2000m 2 ), ở các đai độ cao khác nhau ( mỗi tuyến lập 3 ô tiêu chuẩn) Trong mỗi ô tiêu chuẩn, điều tra số lượng cá thể của mỗi loài Đỗ quyên nghiên cứu và tính mật độ mỗi loài.

2.5.2.3.2 Thu thập số liệu về một số đặc điểm hình thái, vật hậu: Để nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu cảu các loài Đỗ quyên, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với đo đếm, mô tả ở thực địa, thu thập số liệu cho các nội dung nghiên cứu sau:

* Đặc điểm về thân cây:

Trong 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu có 2 loài là dạng cây bụi (Đỗ quyên hoa trắng thơm và Đỗ quyên hoa tím đỏ) và một loài là cây gỗ nhỏ (Đỗ quyên hoa phớt hồng), do vậy để đánh giá được hình dạng và kích thước thân cây, trong đề tài này chúng tôi tiến hành đo các chỉ tiêu D00 , Hvn đối với cây dạng bụi và D1,3 , Hvn đối với loài là cây gỗ nhỏ, dung lượng mỗi loài cần thu thập ít nhất là 30 cây Các đặc điểm khác như dạng thân, màu sắc thân, hiện tượng bong vỏ ,được mô tả trực tiếp tại hiện trường Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 2.1: Số liệu về thân cây Ôtc: Ngày điều tra:

Từ kết quả điều tra D00 , D1.3 , Hvn trên mỗi ô tiêu chuẩn, chọn ra một cây tiêu chuẩn trung bình, sau đó đào lấy toàn bộ hệ rễ và thu thập các số liệu về rễ.

Biểu 2.2: Số liệu về rễ cây Ôtc: Ngày điều tra:

Trên cây tiêu chuẩn trung bình chọn ra 9 cành: 1 cành ở ngọn, 4 cành ở giữa tán, 4 cành ở dưới tán, theo hướng Đông- Tây- Nam-Bắc Trên mỗi cành chọn ngẫu nhiên 4 lá đã thành thục, không sâu bệnh, không dị dạng và không bị tổn thương cơ giới để đo đếm các chỉ tiêu về lá

- Kích thước lá: Chiều dài lá đo từ sát cuống đến đỉnh, chiều rộng đo theo bề ngang rộng nhất bằng thước có độ chính xác đến mm.

- Quan sát mô tả các đặc điểm khác của lá ( lá non, lá già, màu sắc, đặc điểm mọc lá )

Số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 2.3: Đo kích thước lá các loài Đỗ quyên Ôtc: Ngày điều tra:

Chiều rộng lá (cm) Chiều dài cuống lá (cm)

Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

Đặc điểm tự nhiên

Khu vực nghiên cứu là Vườn quốc gia Tam Đảo, nằm trên địa giới 3 tỉnh: Vĩnh phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, đây là một dãy núi dài trên 80km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Tỉnh Vĩnh Phúc) Có toạ độ địa lý từ: 21 0 21¢ - 21 0 42¢ vĩ độ bắc và từ 105 0 23¢ -

Phía Đông Bắc của Vườn quốc gia Tam Đảo được giới hạn bởi quốc lộ 134, từ ranh giới huyện Phổ Yên - Đại Từ (Thái Nguyên) đến Đèo Khế (Tuyên Quang) Phía Tây Nam là đường ôtô mới mở kéo dài từ đường 13A chỗ gần Đèo Khế vòng quanh chân Tam Đảo tới xóm Mỹ Khê, là ranh giới giữa huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc )

Tam Đảo là một khối núi thuộc phần cuối của dẫy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy, dãy núi này có phần đuôi hầu như chụm lại ở Tam Đảo còn đầu toả rộng ra như nan quạt về phía Bắc. Địa hình Tam đảo có đặc điểm là: Đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày và bị chia cắt bởi nhiều dông phụ, gần như vuông góc với dông chính Về phía Đông Bắc, các suối chính đều chảy về Sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ Phía Tây Nam, các lưu vực đều đổ về sông Phó Đáy

Khối núi Tam đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nó như một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng, gồm trên 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng đường dông sắc nhọn Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000m, đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc (Tam Đảo North - ranh giới giữa ba tỉnh), cao 1592m Ba đỉnh tạo nên cảnh đẹp nổi tiếng của Tam Đảo là: Thiên thị (1375m), Thạch Bàn (1388m) và Phù Nghĩa (1300m) chiều ngang của khối núi rộng từ 10 - 15km, sườn đất dốc và chia cắt mạnh Độ dốc bình quân 26 - 35 0 , nhiều nơi dốc trên 35 0 Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống vùng lòng chảo Đại từ hình thành những mái dông đứng. Ở Tam Đảo có thể chia làm 4 kiểu đia hình chính[1]

*Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối Độ cao tuyệt đối nhỏ hơn100m, độ cao tương đối lớn hơn 10m, độ dốc nhỏ hơn 7 0 Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.

* Đồi cao trung bình: độ cao tuyệt đối 100 - 400m, độ cao tương đối 25 - 300m, độ dốc từ cấp 2 trở lên phân bố xung quanh và tiếp giáp với đồng bằng

* Núi thấp: độ cao tuyệt đối 400 - 700m, độ cao tương đối > 400m, độ dốc trên cấp 3 Phân bố ở giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.

* Núi trung bình: độ cao tuyệt đối > 700 đến 1592m, độ cao tương đối > 700m. Phân bố ở phần trên của khối núi, các đỉnh và dông núi đều sắc và nhọn, địa hình hiểm trở.

3.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng

Núi Tam Đảo được cấu tạo bằng hệ tầng phun trào axit bao gồm các lớp Rhyonit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau có tuổi Trias.

Phía Bắc và Tây Bắc có một dãy núi nhỏ cấu tạo bằng đá Granit, Muscovit hay mica sáng màu, có tuổi Greta thượng Ngoài ra còn có một số loại đá thuộc thành hệ đá màu đỏ Jura hạ, xuất hiện phía Đông Bắc của vùng.

Theo tài liệu của tổng cục địa chất: Tuổi tuyệt đối mẫu cục lấy ở khu nghỉ mát Tam Đảo là 267 triệu năm, đất hơi cao hơn đá Rhyonit ở dãy Phyabioc Như vậy Rhyonit Tam Đảo có tuổi Trias giáp Nori

Phía Tây Bắc của vùng (khu Mỏ thiếc Sơn Dương), các thể xâm nhập Granit kết hợp chặt chẽ với Rhyonit kết tinh khá cao (gần giống ở dãy núi thuộc phía Đồng Hỷ) Chỉ có đá Granit chứa thiếc có tuổi trẻ hơn

Nhìn chung các loại đá hình thành núi Tam Đảo khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạch anh, Muscovit khó phong hoá, hình thành các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc trên 35 0 đã bị xói mòn mạnh để trở lại phần đá gốc rất cứng Nếu lớp phủ rừng bị phá hoại thì dù đầu tư có cao đến đâu cũng khó phục hồi lớp thực bì như cũ

Tam Đảo có 4 loại đất chính đó là:

* Đất Ferarit mùn màu vàng nhạt phát triển trên núi trung bình, diện tích 8.968 ha, chiếm 17,1% diện tích Đất phát triển trên đá Macma axit kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit tầng dày ở nơi độ dốc thấp, phân bố ở độ cao trên 700m.

* Đất Feralit có mùn, vàng đỏ trên núi thấp Diện tích 9.292 ha, chiếm 17,8%.Đặc điểm của nhóm đất này là:

+ Đất thường có màu vàng ưu thế do độ ẩm luôn luôn cao, sắt linh động và nhôm tích luỹ tương đối Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đá mẹ giàu hàm lượng sắt mà đất có thể có màu đỏ vàng Càng lên cao màu vàng của đất càng thể hiện rõ ràng hơn.

+ Đất có vỏ phong hoá trung bình.

+ Đất tích luỹ mùn khá cao, có thể đạt 8 - 10 % hoặc hơn, tỷ lệ C/N khá lớn, do vậy các chất dinh dưỡng N, P, K ở tầng đất mặt tương đối khá

+ Đất khá chua, lượng nhôm di động cao và độ bão hoà Bazơ thấp.

+ Sự thay đổi về độ phì của đất, giữa nơi có rừng và nơi không có rừng, trảng cỏ, cây bụi không biểu hiện sâu sắc so với nhóm đất Feralit Lượng chất hữu cơ tầng mặt dưới chảng cỏ, cây bụi có thể đạt 5 - 6%, độ ẩm đất không khô hạn mạnh vì khí hậu lạnh, độ ẩm không khí cao, lượng mưa nhìn chung lớn, lượng bốc hơi thấp.

Do đặc điểm ở Tam Đảo là đất phát triển trên đá Macma axit kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu hơn 75% Phân bố xung quanh sườn núi Tam Đảo ở độ cao

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau Diện tích 24.641 ha, chiếm 47% Nhóm đất này có đặc tính chung là:

+ Đất có khả năng hấp phụ không cao do khoáng sét phổ biến là Kaolinit Hàm lượng các khoáng nguyên sinh thấp Ngoài khoáng Kaolinit, ra còn có nhiều khoáng Hiđrôxit sắt, nhôm lẫn trong đất và Silic bị rửa trôi

Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân số và dân tộc

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trên địa bàn 23 xã, thị trấn, thuộc 6 huyện, thị xã, của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang Tổng số dân là

150000 người thuộc 6 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu( chiếm trên 80%), sau đó là dân tộc Sán dìu (chiếm 13,1%), còn lại là các dân tộc khác: Cao lan, Nùng,Tày,Dao Mật độ dân số từ 176-220 người/ Km 2

Các dân tộc trên thường sống xen kẽ với nhau và hình thành các bản ở xung quanh chân núi Tam Đảo và mỗi dân tộc cũng có một tập quán, nét văn hoá riêng biệt.

3.2.2 Về điểu kiện sản xuất Đất canh tác của các xã thường rất ít, chỉ từ 500 - 600m 2 /người, đa số là đất bạc màu và thiếu nước cho sản xuất Trước đây, sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khi gặp những năm hạn hán, mất mùa đời sống của nhân dân trong vùng thường gặp rất nhiều khó khăn

Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước việc đắp đập, xây hồ giữ nước đã phát triển tạo điêu kiện cho canh tác nông lâm nghiệp, đồng thời với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất, thu nhập của người dân đã khá hơn và cơ bản đã đủ lương thực ăn (bình quân 400Kg lương thực người/năm).

3.2.3 Về đời sống của người dân trong vùng

Các xã trong vùng đệm của Vườn quốc giaTam Đảo đều đã có trường học cấp I, II, có điện lưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt, có đường ôtô đi tới các thôn bản Hệ thống thông tin ở đây cũng được phát triển, tỷ lệ các em đến tuổi được đi học cao, trình độ dân trí được nâng lên, các thông tin về thời sự, pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng được phổ biến kịp thời tới người dân, an ninh, trật tự chính trị trong vùng ổn định và luôn được giữ vững.

3.2.4 Những ảnh hưởng tác động đến rừng

Từ những năm 1980 trở về trước, nhà nước vẫn giao kế hoạch khai thác rừng cho các lâm trường ở vòng quanh núi Tam Đảo Do tổ chức sản xuất kinh doanh rừng không hợp lý, khai thác có tính chất bóc lột và với cường độ quá cao, cùng với việc làm nương rẫy, lấy củi của nhân dân nên đã làm diện tích rừng tự nhiên ở từ độ cao từ 400m trở xuống bị khai thác trắng Tuy nhiên ở diện tích rừng còn lại cũng bị người dân chặt chọn một số cây gỗ to và tốt, ở độ cao từ 700m trở lên, những cây gỗ tạp, gỗ nhỡ, từ tầng giữa trở xuống thì ít bị tác động ảnh hưởng Từ khi Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập (tháng

6 - 1996) thì việc quản lý, bảo vệ rừng ở đây đã được tổ chức tốt hơn, bước đầu đã hạn chế được việc chặt cây, phá rừng bừa bãi.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Xác định đặc điểm phân bố của các loài Đỗ quyên

Xác định đặc điểm phân bố của loài có ý nghĩa quan trọng, qua đó thấy được loài này sống phù hợp trên loại đất nào, ở độ cao bao nhiêu, chế độ chiếu sáng ra sao và quan hệ với những loài thực vật khác trong lâm phần rừng như thế nào, làm cơ sở cho việc bảo tồn, phát triển cũng như có các thông tin chính xác về loài Chính là cơ sở cho việc thuần hoá, chăm sóc, bảo vệ và phát triển loài trong tương lai.

+ Xuất phát từ tình hình thực tế của Vườn quốc gia Tam Đảo với diện tích khá lớn, địa hình phức tạp nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra tại hai đỉnh: Phù Nghĩa (Rùng Rình), Thạch Bàn

+ Để bước đầu xác định phạm vi phân bố của 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu tại Vườn quốc gia Tam Đảo, trong đề tài này chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

- Phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương: kết quả phỏng vấn 50 người thì có

32 người (trên 70% số người được hỏi) tỏ ra có hiểu biết và nhận dạng được các loài cây này và họ đều nói có thấy loài ở các đỉnh Phù nghĩa và Thạch bàn nhưng các loài này đều mọc ở những nơi rất cao, gần đỉnh núi Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát ở thực địa đánh dấu khu vực xuất hiện các loài trên bản đồ và lập các tuyến điều tra tại 2 đỉnh núi: Phù Nghĩa, Thạch Bàn

- Theo kết quả nghiên cứu về các loài Đỗ quyên (Rhododendron Sp) Tam Đảo của tác giả Trần Cự [10], thì các loài Đỗ quyên phân bố rải rác từ độ cao khoảng 800m cho đến đỉnh núi, càng lên cao thì mật độ càng nhiều, tại một số nơi trên đỉnh núi quần thể Đỗ quyên gần như thuần loài, riêng loài Đỗ quyên hoa trắng thơm thì thường phân bố ở những nơi rất cao ( khoảng 1000m trở lên đến đỉnh núi)

- Kết quả điều trên các tuyến theo các hướng sườn núi khác nhau ở hai đỉnh núi, bước đầu cho thấy 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu chỉ thấy xuất hiện từ độ cao 700m đến 1388m Trong đó 2 loài phân bố rộng nhất theo đai cao là loài Đỗ quyên hoa tím đỏ ( Rhododendron Sp3) và loài Đỗ quyên hoa phớt hồng (Rhododendron Sp2),từ độ cao 700m - 1388m; loài phân bố hẹp nhất là loài Đỗ quyên hoa trắng thơm(Rhododendron Sp1),từ độ cao 900m - 1388m Độ dốc các sườn núi từ 35- 50 0 và độ dốc ở sườn phía đông thường lớn hơn sườn phía tây.

- Để xác định rõ hơn phạm vi phân bố của các loài Đỗ quyên nghiên cứu, trên mỗi đỉnh núi chúng tôi lập 6 ô tiêu chuẩn 2000m 2 , theo các hướng phơi và độ cao khác nhau, kết quả được tổng hợp ở các biểu sau:

Biểu 4.1: Kết quả điều tra sự phân bố của loài Đỗ quyên hoa trắng thơm

Tên đỉnh núi Đai độ cao

Tên Ôtc Sườn phía Đông-Bắc Sườn phíaTây- Nam ồCõy/ễtc N/ha ồCõy/ễtc N/ha.

Biểu 4.2: Kết quả điều tra sự phân bố của Đỗ quyên hoa phớt hồng

Tên đỉnh núi Đai độ cao

Tên Ôtc Sườn phía Đông-Bắc Sườn phíaTây-Nam ồCõy/ễtc N/ha ồCõy/ễtc N/ha.

Biểu 4.3: Kết quả điều tra sự phân bố của loài Đỗ quyên hoa tím đỏ

Tên đỉnh núi Đai độ cao

Tên Ôtc Sườn phíaĐông-Bắc Sườn phíaTây-Nam ồCõy/ễtc N/ha ồCõy/ễtc N/ha

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập, có thể bước đầu xác định được đặc điểm phân bố của các loài Đỗ quyên như sau: Các loài Đỗ quyên nghiên cứu chỉ xuất hiện trong rừng tự nhiên từ độ cao 700m - 1388m, riêng loài Đỗ quyên hoa trắng thơm chỉ thấy xuất hiện từ độ cao từ 900m cho đến 1388m Ở đai cao khác nhau và hướng phơi khác nhau thì mật độ phân bố của các loài cũng khác nhau, cụ thể càng lên cao thì mật độ phân bố càng lớn và mật độ phân bố ở sườn phía Đông- Bắc luôn lớn hơn ở sườn phía Tây- Nam Để thấy rõ sự khác nhau đó, trước tiên ta thừa nhận rằng có tổng hợp nhiều nhân tố ngoại cảnh cùng ảnh hưởng đến sự tồn tại và thích nghi của mỗi loài sinh vật nói chung, loài cây rừng nói riêng Các nhân tố dễ thấy có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài Đỗ quyên ở đây đó là: độ cao, độ dốc, hướng phơi

Khi độ cao thay đổi thì trực tiếp làm thay đổi các nhân tố khí hậu, do đó mà ảnh hưởng gián tiếp đến thực vật Ở Tam Đảo từ độ cao 800m trở lên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân 18 0 C và lượng mưa 2630mm/năm, số ngày có sương mù đạt đến

108 ngày/năm Từ đó thấy rằng các loài Đỗ quyên ưa khí hậu mát mẻ và lượng mưa cao.

Khảo sát thực tế ở hai địa điểm nghiên cứu cũng thấy rằng càng gần về phía đỉnh núi thì độ dốc càng lớn, sự thay đổi về độ dốc, có thể dẫn đến sự thay đổi về tính chất đất, độ tàn che và còn có thể giảm bớt được những tác động tiêu cực của con

Hướng phơi khác nhau, có thể dẫn đến cường độ ánh sáng cũng khác nhau, độ ẩm và lượng mưa cũng khác nhau Tìm hiểu ở Tam Đảo thấy rằng ở sườn núi phía Tây có số ngày mưa luôn ít hơn sườn núi phía Đông ( sườn phía Tây lớn hơn 140 ngày/ năm; sườn phía Đông lớn hơn 190 ngày/ năm) Sườn phía Đông Bắc ( phía Thái nguyên) có lượng mưa cao hơn sườn núi phía Tây Nam ( Sơn dương, Lập thạch, Tam dương, Vĩnh yên) vì sườn núi phía Đông đón gió mang nhiều hơi nước từ biển vào, lượng mưa trên cao khá lớn (1906,2mm/năm), ở đây còn có thêm mưa địa hình, trong khi đó lượng mưa sườn phía Tây Nam trung bình1603,5mm/năm Như vậy hiện tượng các loài Đỗ quyên phân bố ở hai hướng sườn núi không đều nhau có thể là do cường độ ánh sáng, độ ẩm và lượng mưa gây ra.

Trên cơ sở mật độ phân bố của các loài Đỗ quyên nghiên cứu trên hai địa điểmPhù nghĩa và Thạch bàn, chúng tôi thấy Ôtc 01, Ôtc 02 ở Phù nghĩa và Ôtc 07, Ôtc 08Thạch bàn, các loài Đỗ quyên đều có số lượng cây > 30 cây nên chúng tôi chọn 4 Ôtc này làm đại diện để điều tra, đo đếm các chỉ tiêu phục vụ yêu cầu nghiên cứu của đề tài.

Đặc điểm hình thái các loài Đỗ quyên nghiên cứu

4.2.1.Đặc điểm hình thái và vật hậu loài Đỗ quyên hoa trắng thơm

- Thân : Là cây gỗ dạng bụi, có hình trụ thon, thường mọc thẳng, đôi khi hơi cong, có từ 1-7 thân trên một gốc, sớm phân cành và cành nhánh nhiều Vỏ thân và cành già có màu nâu xám, bong mảng, không có lông và thường có nhiều rêu và địa y bám vào Cành non màu lục nhạt, có lông nhỏ màu nâu đen Chồi non được bao bọc bởi các vảy xếp lợp Cây trưởng thành ra hoa thường có chiều cao từ 1,2m trở lên.

Chúng tôi đã tiến hành đo đếm và xử lý số liệu về D00 , Hvn , các chỉ tiêu về kích thước lá, nụ, hoa và quả được ghi các biểu sau:

+ Kết quả tính toán chiều cao vút ngọn:

Biểu 4.4: Kết qủa tính H vn bình quân ở 4 ô tiêu chuẩn Địa điểm Ôtc H vn bình quân

Kết quả tính toán ở biểu trên cho thấy loài Đỗ quyên hoa trắng thơm Tam Đảo có chiều cao vút ngọn dao động trong khoảng 1,3m đến 3,5m, chiều cao vút ngọn trung bình từ 2,46m đến 2,65m Khi so sánh chiều cao Hvn ở hai ô tiêu chuẩn tương ứng với hai đai độ cao khác nhau trên cùng một đỉnh thì cả hai đỉnh chiều cao Hvn đều không có sự sai khác nhau Điều này theo chúng tôi có thể do loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là loài cây chịu bóng, sống dưới tán rừng nên sự cạnh tranh ánh sáng không mạnh như các loài cây ưa sáng Như vậy độ cao khác nhau chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao Hvn của loài.

+Kết quả tính toán về đường kính D00 : Từ kết quả tính toán D00 ở các phụ biểu tổng hợp lại được kết quả như sau:

Biểu 4.5: Kết qủa tính D 00 bình quân ở 4 ô tiêu chuẩn Địa điểm Ôtc D 00 bình quân

Từ biểu 4.5 ta thấy, đường kính gốc trung bình của loài từ 5,39cm - 5,93cm, đường kính lớn nhất là 9cm và nhỏ nhất là 3cm Khi kiểm sự sai khác về sinh trưởng đường kính, thấy rằng giữa 2 Ôtc trên cùng một khu vực, không có sự sai khác về sinh trưởng đường kính Như vậy các đai cao khác nhau chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính D00 của loài.

- Lá: Lá đơn mọc cách, không có lá kèm, hình trái xoan, đầu lá tù, đuôi hình nêm, mọc tập trung đầu cành nhánh Mặt trên lá màu xanh đậm và bóng, mặt dưới màu xanh trắng bạc Hệ gân mạng lưới lông chim, gân lá hơi lõm ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới Mép lá nguyên hơi cuộn xuống phía dưới Cuống lá có tiết diện hình bán nguyệt hơi khuyết, trên cuống có lông màu nâu đen

Kết quả các chỉ tiêu đo đếm về lá được ghi ở các biểu sau:

Biểu 4.6: Kết quả tính toán các chỉ tiêu về lá ở 4 ô tiêu chuẩn

Chiều dài lá Chiều rộng lá Chiều dài cuống lá

TB Max Min TB Max Min TB Max Min

Biểu 4.7: Kết qủa tính toán về số lượng gân lá ở 4 ô tiêu chuẩn Ôtc

Số lượng gân lá bên trái Số lượng gân lá bên phải

TB Max Min TB Max Min

Kết quả tính toán ở biểu 4.6 và 4.7 cho thấy rằng loài Đỗ quyên hoa trắng thơm có chiều dài lá biến động trong khoảng từ 5,1cm - 9,4cm, chiều dài lá trung bình biến động trong khoảng từ 6,65cm - 7,05cm Chiều rộng lá biến động trong khoảng từ 2,3cm - 4,6cm, chiều rộng lá trung bình biến động trong khoảng từ 2,3 - 3,52cm Số đôi gân lá bên trái và bên phải đều biến động từ 5 đến 12 đôi Chiều dài cuống lá biến động trong khoảng từ 1cm - 2cm, chiều dài cuống lá trung bình biến động trong khoảng từ 1,29cm - 1,44cm Kểm tra sự sai khác về chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá ở 4 Ôtc thấy rằng chưa có sự sai khác Điều này có thể thấy rằng các chỉ tiêu trên của lá ít bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các chỉ tiêu đó là do đặc điểm di truyền của loài qui định.Với kích thước lá như vậy là khá cân đối với kích thước của hoa, sự tương phản giữa màu xanh đậm của lá với màu trắng tinh khiết của hoa càng làm tăng thêm vẻ đẹp của cây.

- Hoa: Cây có hoa tự chùm mọc ở đầu cành, thường có 3 - 5 hoa trên một chùm Hoa màu trắng, có hương thơm mát dịu, hoa lưỡng tính, không đều mẫu năm,tiền khai hoa thìa Có 5 cánh đài xếp hình ngôi sao, đài màu xanh nhạt Tràng hợp hình chuông ở dưới, trên xẻ 5 thuỳ rời nhau, cánh tràng mỏng dần về phía mép, mép hơi quăn Cánh tràng có màu trắng, trong năm thuỳ có một thuỳ nằm trong nhất, một thuỳ nằm ngoài nhất nơi mà nhị và nhụy hướng vào có một đốm vàng nhạt Mỗi hoa có 10 nhị, nhị có màu trắng, gốc chỉ nhị phủ lông tơ mịn Các nhị rời nhau và được đính trên ống tràng Chiều dài của chỉ nhị không đều nhau từ 3 - 4,4cm, bao phấn đính lưng (có hai ô), hình dạng gần giống hai quả thận ghép đôi với nhau, bao phấn mở lỗ ở đỉnh.

Các bao phấn màu nâu sẫm, phấn màu trắng vàng.Vòi nhuỵ dài từ 5 - 5,9cm, có màu trắng, đầu nhụy màu xanh vàng, bầu thượng 5 ô

Công thức hoa của loài Đỗ quyên hoa trắng Tam Đảo

Biểu 4.8: Kết quả tính toán các chỉ tiêu về hoa ở 4 ô tiêu chuẩn Ôtc Đường kính hoa (cm)

TB Max Min TB Max Min TB Max Min

Từ kết quả ở biểu 4.8 cho thấy hoa của loài Đỗ quyên hoa trắng thơm khá to, đường kính hoa có thể đạt tới 8,1cm, trung bình từ 6,4cm - 6,58cm, so với các loài Đỗ quyên khác trên thị trường hoa cây cảnh thì loài Đỗ quyên hoa trắng thơm có những ưu điểm đặc biệt mà ít thấy có ở các loài Đỗ quyên khác như: Hoa to, mùa hoa kéo dài, màu sắc hoa đẹp và đặc biệt lại có hương thơm mát dịu Người chơi hoa trồng trong chậu hoặc là trồng ngoài vườn làm hoa cắt cành chơi trong dịp tết

Quả hình trụ đầu nhọn, đường kính quả từ 0,4 - 0,8cm, chiều cao quả từ 1,6 - 2,9cm Quả nang chẻ ô khi chín hoá gỗ và nứt dọc theo những đường lưng của các tâm bì ( tự tách thành 5 mảnh), quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm Quả chín từ tháng 10 - 12 âm lịch Hạt nhỏ, nhiều, hình giống quả thận, hạt chín màu nâu

Biểu 4.9: Kết quả tính toán các chỉ tiêu về quả ở 4 Ôtc Ôtc Đường kính quả (cm)

TB Max Min TB Max Min

Trong 4 Ôtc 2000m 2 , mỗi ô chúng tôi tiến hành đào và khảo sát bộ rễ của một cây Cây được đào là cây có đường kính, chiều cao phải bằng hoặc xấp xỉ với đường kính và chiều cao trung bình của các cây Đỗ quyên hoa trắng thơm trong ô tiêu chuẩn. Kết quả ghi vào biểu sau:

Biểu 4.10: Kết quả điều tra bộ rễ loài Đỗ quyên hoa trắng thơm Ôtc

Chiều rộng hệ rễ theo các hướng (m) Độ sâu của hệ rễ (cm) Màu sắc

(Hướng 1 vuông góc với đường đồng mức, hướng 2 song song với đường đồng mức)

Kết quả nghiên cứu và mô tả ngoài thực tế 4 cây Đỗ quyên sinh trưởng trung bình ở 4 Ôtc thấy rằng: Loài Đỗ quyên hoa trắng rễ cọc kém phát triển, ngược lại rễ bàng thì lại phát triển rất nhiều và nhỏ, nhiều khi như búi tóc, hệ rễ ăn nông và ở hướng 1 mọc hơi lệch về chân núi

- Đỗ quyên hoa trắng thơm là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt. Chồi non hình trứng, màu xanh nhạt, có vẩy bao bọc Những cành mang hoa, sau khi hoa tàn thì chồi xuất hiện Khi chồi nở các vảy dần chuyển sang màu nâu và rụng Lá non xuất hiện nhiều vào mùa xuân, khi mới xuất hiện có màu lục nhạt và được phủ lớp lông mịn màu trắng bạc Lá già trước khi rụng có màu nâu vàng Một năm ra hai đợt lá, vào mùa xuân và mùa thu, nhưng những cành ra hoa thì chỉ ra một lần lá vào mùa xuân, còn mùa thu thì ra nụ[10] Nụ khi mới hình thành có màu xanh lục và có phủ lớp phấn màu trắng bạc, khi sắp nở hoa thì nụ có màu nâu đỏ Mùa hoa nở từ tháng 12 âm lịch cho đến tháng 2 âm lịch năm sau, hoa nở rộ vào tháng 1 âm lịch. Thời gian từ khi hoa nở đến khi tàn khoảng một tuần, khi hoa sắp tàn trên cánh tràng có các đốm màu vàng nâu Quả non có màu xanh lục, khi chín hoá gỗ, màu nâu và tự nứt Hạt nhỏ có màu nâu cánh gián Mùa quả chín từ tháng 10 - 12 âm lịch.

4.2.2 Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Đỗ quyên hoa phớt hồng

- Thân: Là cây gỗ nhỏ, thường mọc thẳng, sớm phân cành tạo thành từ 1 đến 3 thân phụ trên cùng một gốc Vỏ thân dầy, sần sùi, có xám nâu và thường có nhiều rêu và địa y bám vào ( vì độ ẩm ở đây cao), lớp vỏ phía trong màu hồng Cành non, màu xanh nhạt và có các đốm nâu đỏ Chồi búp mới ra được bao bọc bởi các vảy xếp lợp. Chồi nở phát triển thành cành nhánh sau khi hoa tàn Cây trưởng thành ra hoa thường có chiều cao từ 2m trở lên Chúng tôi đã tiến hành đo đếm và sử lý số liệu về D1.3 ,

Hvn , kết quả tính toán được ghi ở biểu sau:

Chiều cao vút ngọn của cây:

Biểu 4.11: Kết quả tính chiều cao vút ngọn ở 4 ô tiêu chuẩn Ôtc

Kết quả trên, bước đầu cho ta những đánh giá sau: loài Đỗ quyên hoa phớt hồng có chiều cao vút ngọn dao động từ 2,4m - 6,5m, chiều cao vút ngọn trung bình dao động từ 3,6m - 4,4m Chiều cao vút ngọn ở những vị trí thấp luôn có xu hướng cao hơn ở những vị trí gần đỉnh Kiểm tra sự sai khác về chiều cao vút ngọn giữa 2 ô tiêu chuẩn trên mỗi đỉnh thấy rằng: chiều cao Hvn ở Ôtc 01 và Ôtc 02 tại đỉnh Phù nghĩa, chiều cao Hvn ở Ôtc 07 và Ôtc 08 tại đỉnh Thạch bàn đều có sự sai khác rõ rệt Sự khác nhau này có thể là bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của địa hình, đất đai và chiều cao của tổ thành rừng tại các vị trí đó quyết định Vì càng gần đỉnh núi thì tổ thành loài cây càng đơn giản, chiều cao của tổ thành rừng càng thấp do vậy mà cây ít phải cạnh tranh ánh sáng hơn so với những cây mọc ở thấp, mặt khác càng gần đỉnh núi thì độ dốc càng lớn, đất bị xói mòn mạnh và tầng đất cũng mỏng hơn Đường kính: cây Đỗ quyên hoa phớt hồng là cây gỗ nhỏ, để mô phỏng và đánh giá về hình dạng và kích thước của thân cây, chúng tôi tiến hành đo đường kính của thân cây ở vị trí D1.3 Kết quả được ghi ở biểu sau:

Biểu 4.12 : Kết quả tính đường kính D 1.3 ở 4 ô tiêu chuẩn Ôtc

Từ biểu trên ta thấy đường kính D1,3 của loài trung bình từ 12,3cm - 15,3cm, cao nhất 30,2cm, thấp nhất 6,3cm Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng đường kính D1,3 tại hai vị trí ô tiêu chuẩn trên mỗi đỉnh núi thì cả hai đỉnh, sinh trưởng về D1,3 đều chưa thấy sự sai khác, điều này cho thấy ở các đai cao khác nhau chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính D1,3

Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của các loài Đỗ quyên

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái các loài Đỗ quyên Tam Đảo có nghĩa là nghiên cứu mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa loài cây đó với điều kiện môi trường tự nhiên mà nó đang tồn tại trong đó “Môi trường ở đây là toàn bộ tổng thể vật chất năng lượng và các hiện tượng ảnh hưởng đến cơ thể sống” (Racoritza - 1927) Mà môi trường sống bao gồm nhiều nhóm nhân tố :khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật Tuy nhiên do điều kiện và thời gian có hạn nên trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ đạo như khí hậu, đất đai, quan hệ của loài đối với các loài cây khác trong khu vực nghiên cứu

Núi Tam Đảo có độ cao trên 1000m, và theo quy luật phân bố tự nhiên của khí hậu đã hình thành nên ở núi Tam Đảo hai đai khí hậu là: đai khí hậu nhiệt đới mưa mùa (ở độ cao từ 800m trở xuống) và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa (ở độ cao từ 800m trở lên), ở mỗi đai khí hậu là tương đối đồng nhất nên chúng tôi tiến hành thu thập số liệu khí hậu ở trạm khí tượng thuỷ văn tại thị trấn Tam Đảo (ở độ cao 930m so với mặt nước biển) là nơi tương đối đại diện cho khí hậu khu vực có các loài Đỗ quyên phân bố

Biểu 4.23: Kết quả thu thập số liệu các chỉ tiêu khí hậu tại khu vực nghiên cứu.

Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí (%)

Từ số liệu trên vẽ biểu đồ Gaussen Walter tại khu vực thị trấn Tam Đảo

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Gaussen  Walter tại khu vực thị trấn Tam Đảo.

Nhiệt độ không khí là một nhân tố sinh thái quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và loài cây Đỗ quyên nói riêng Biên độ nhiệt ảnh hưởng đến vấn đề sinh tồn của cây Tại khu vực nghiên cứu có:

Nhiệt độ trung bình năm là 18,2 0 C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 25,4 0 C vào tháng 7

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 11,0 0 C vào tháng 1

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 33,1 0 C vào tháng 5

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là - 0,2 0 C vào tháng1

Như vậy, trong năm có 2 tháng là tháng 5 và tháng7 có nhiệt độ cao nhất, tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất Biên độ nhiệt tại khu vực nghiên cứu biến động từ - 0,2 0 C đến 33,1 0 C.

L ợng bốc hơiNhiệt độ tb

Từ biểu 22 cho thấy: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 91% Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 82% Độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 87,4%

Tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2, tháng3, tháng4

Tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 11

Tổng lượng mưa trung bình năm là 2630,3mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm Tổng số ngày mưa trong năm là 193,7 ngày Mùa mưa tập trung từ tháng 4 cho đến tháng 10, lượng mưa bình quân tháng cao nhất là 507,8mm vào tháng 8, lượng mưa bình quân tháng thấp nhất là 42,0mm vào tháng 1.

Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 10 là 67,9mm

Lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 2 là 24,6mm

Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 561,5mm

Từ số liệu được tổng hợp ở biểu 22 và biểu đồ 1, xác định được chỉ số khô hạn (X)theo công thức của Thái Văn Trừng[22].

X = S.A.D S: là số tháng khô có lượng mưa Ps £ 2t 0

A: là số tháng hạn có lượng mưa Pa £ t 0

D: là số tháng kiệt có lượng mưa Pd £ 5mm t 0 , P : nhiệt độ, lượng mưa bình quân tháng.

Kết quả tính toán cho thấy: X = 0.0.0

Như vậy tại khu vực nghiên cứu các chỉ số S, A, D đều bằng 0 và X=0, tức là không có tháng khô, tháng hạn và tháng kiệt.

Qua các số liệu về khí hậu ở trên bước đầu chúng tôi có nhận xét các loài Đỗ quyên Tam Đảo thích nghi và sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu á nhiệt đới, mưa mùa, ẩm, có nhiệt độ bình quân năm là 18,2 0 C, nhiệt độ bình quân mưa bình quân năm là 2630,3mm, lượng mưa bình quân tháng cao nhất là 507,8mm, lượng mưa bình quân tháng thấp nhất là 42,0 mm; độ ẩm không khí trung bình cả năm là 87,4% tháng cao nhất là 91%, tháng thấp nhất là 82%. Lượng mưa bình quân là 2630,3mm so với lượng nước bốc hơi là 561,5mm thì cán cân dư thừa về nước đọng lại trong đất là rất lớn, nhất là trên các đỉnh núi tam đảo Độ che phủ của lớp thảm thực vật và tầng thảm mục rất dày nên có tác dụng rất lớn trong việc giữ nước cho cây rừng trong đó có các loài Đỗ quyên.

Từ các số liệu khí hậu trên ta thấy đặc điểm khí hậu ở khu vực nghiên cứu khá phù hợp với đặc tính sinh thái của các loài Đỗ quyên Do đặc điểm phân bố của loài trên các độ cao từ 700m trở lên, như vậy có thể nói các loài Đỗ quyên là loài ưa sống ở nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.

Nhân tố đất rất quan trọng và nó quyết định sự tồn tại, sự sinh trưởng các loài thực vật Đất không chỉ là giá thể nâng đỡ cây mà nó còn là môi trường sống, là nhân tố cung cấp nước, chất dinh dưỡng, muối khoáng cho cây. Trong cùng một điều kiện khí hậu thì đất là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phân bố, sự sinh trưởng, phát triển và tính ổn định của cả quần thể rừng nói chung và của từng cá thể cây rừng nói riêng

Với quan điểm “Đất nào, cây ấy” đã phản ánh mối quan hệ khăng khít có tính nhân quả giữa đất và thực vật Trong quá trình hình thành đất thì thực vật, vi sinh vật cũng góp phần quyết định vào quá trình này Cùng với nhân tố thời gian và quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật, đặc biệt là thực vật từ thấp đến cao, đã kéo theo sự phát triển liên tục của đất, làm cho đất biến đổi và trở thành môi trường phù hợp với nhu cầu của thực vật Mỗi loài cây chỉ thích hợp với một loại đất hay một nhóm đất nào đó và cũng chỉ ở trên môi trường đất đó thực vật mới sinh trưởng và phát triển tốt Từ đây chúng ta thấy rằng đất là một chỉ tiêu sinh thái quan trọng của cây Do vậy, khi tìm hiểu đặc điểm sinh thái của một loài cây nào đó thì nên cần tìm hiểu và đánh giá về môi trường đất, ở nơi mà loài cây đó đang sinh trưởng và phát triển Thực hiện việc này trong khu vực nghiên cứu, do điều kiện thời gian có hạn, điều kiện địa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên mỗi ô tiêu chuẩn chúng tôi chỉ đào 1 phẫu diện đất ở chính giữa ô và tiến hành mô tả phẫu diện đó, theo mẫu biểu điều tra đất của Bộ môn đất trường Đại học Lâm nghiệp Tìm hiểu về các chỉ tiêu lý, hoá tính của đất, chúng tôi kế thừa kết quả phân tích mẫu đất của tác giả Trần Cự[10], các mẫu đất đã được lấy để phân tích có cùng đai độ cao và ở lân cận khu vực lập các ô tiêu chuẩn của đề tài chúng tôi nghiên cứu Kết quả mô tả phẫu diện và các chỉ tiêu phân tích được ghi ở các biểu sau:

Biểu 4.24: Một số đặc điểm cơ bản của phẫu diện đất

Chỉ tiêu điều tra Phẫu diện Ôtc 01

2 Hướng dốc Đông Bắc Đông Bắc Đông Bắc Đông Bắc

3 Đá mẹ Ryonit Ryonit Ryonit Ryonit

4 Loại đất Feralit vàng nhạt

5 Thực bì Rừng tự nhiên IVb

6 Độ dày tầng đất 40cm >60cm 45cm >60cm

7 Thành phần cơgiới Thịt nhẹ Thịt nhẹ Thịt nhẹ Thịt nhẹ

8 Kết cấu Hạt  Viên Hạt  Viên Hạt Viên Hạt  Viên

9 Độ chặt Xốp Xốp Xốp Xốp

11 Độ ẩm ẩm ẩm ẩm ẩm

Biểu 4.25: Kết quả tích các chỉ tiêu lý- hoá của các phẫu diện đất

Chỉ tiêu điều tra Phẫu diện Ôtc 01

6 Độ chua trao đổi (Al 3+ ) 2,48 1,95 2,52 1,87

7 Độ chua thuỷ phân (ldl/100) 4,16 6,35 4,84 4,34

Từ số liệu phân tích các chỉ tiêu lý  hoá tính, thành phần cơ giới của đất tại khu vực có các loài Đỗ quyên phân bố tự nhiên, chúng tôi đi đến nhận xét về các đặc tính của đất như sau:

 Đất hơi chua, độ mùn ở mức trung bình.

 K2O dễ tiêu ở mức trung bình.

 Các chỉ tiêu còn lại khác cũng ở mức trung bình.

 Thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Từ các đặc tính trên ta thấy cây Đỗ quyên thích hợp với điều kiện đất hơi chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ và có độ phì đất từ hơi nghèo đến trung bình trở lên.

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của các loài Đỗ quyên

Mỗi loài cây đều có đặc điểm sinh trưởng đặc trưng, để xem xét đặc điểm sinh trưởng của một loài cây rừng người ta thường phải xét đến đặc điểm sinh trưởng về đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, xác định quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều cao.

Vì đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các loài Đỗ quyên, là cây gỗ nhỏ và bụi, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900m trở lên Mục đích của việc nghiên cứu các loài này là trồng làm cảnh, hoặc trồng dưới tán rừng để bảo tồn nguồn gen, do đó đề tài này chúng tôi tập trung đánh giá các chỉ tiêu D00, Hvn , Hdc, Dt bình quân đối với những loài là cây bụi và D1,3 , Hvn , Hdc, Dt bình quân đối với những loài là cây gỗ nhỏ, đánh giá sinh trưởng của loài thông qua quan sát tình hình sinh trưởng của các cây có mặt trong Ôtc theo 3 cấp chất lượng sau:

 Tốt: Là cây có thân thẳng, tròn đều, không bị sâu bệnh hại, phân cành đều, tán lá cân đối, tươi tốt, biểu hiện sức sống cao.

 Trung bình: Là cây có thân hình cân đối,sinh trưởng bình thường.

 Xấu: Lá những cây bị sâu bệnh, có sức sống kém hoặc phát triển không bình thường.

Biểu 4.26: Kết quả tính các giá trị bình quân D 00 , D 1,3 ,D t , H vn , H dc của các loài Đỗ quyên

H dc bình quân (m) Đỗ quyên hoa trắng thơm

08 5,93 1,49 2,59 1,10 Đỗ quyên hoa phớt hồng

08 13,8 3,12 4,07 1,65 Đỗ quyên hoa tím đỏ

Từ kết quả trên cho thấy loài Đỗ quyên hoa trắng thơm có D00 bình quân từ 5,39cm - 5,93cm, Dt bình quân từ 1,45m - 1,57m, Hvn bình quân từ 2,46m - 2,65m, Hdc bình quân từ 1m- 1,1m Loài Đỗ quyên hoa phớt hồng có D1,3 bình quân từ 12,3cm - 14,6cm, Dt bình quân từ 2,91m - 3,36m, Hvn bình quân từ 3,6m - 4,1m, Hdc bình quân từ 1,64m - 1,79m Loài Đỗ quyên hoa tím đỏ có D00 bình quân từ 4,21cm - 4,7cm, Dt bình quân từ 1,46m - 1,57m, Hvn bình quân từ 2,09m - 2,24m, Hdc bình quân từ 0,91m-0,96m. Đánh giá về chất lượng sinh trưởng các loài Đỗ quyên nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả ghi ở biểu sau:

Biểu 4.27: Đánh giá chất lượng sinh trưởng của các loài Đỗ quyênTamĐảo.

Tốt Trung bình Xấu Tổng số cây

Số cây % Số cây % Số cây % Đỗ quyên hoa trắng thơm

Tổng 79 47,02 70 41,66 19 11,3 168 Đỗ quyên hoa phớt hồng

Tổng 85 49,7 66 38,59 20 11,69 171 Đỗ quyên hoa tím đỏ

Biểu trên cho thấy các loài Đỗ quyên nghiên cứu đều có tỉ lệ cây sinh trưởng tốt là cao nhất và tỉ lệ cây sinh trưởng xấu là thấp nhất Trên cơ sở kết qủa tính toán được, có thể nhận định rằng, các loài Đỗ quyên nghiên cứu trong quần thể rừng tự nhiên Tam Đảo ở tuổi trưởng thành sinh trưởng tương đối tốt

(Tỉ lệ sinh trưởng tốt và trung bình chiếm đến 88,68% đối với loài Đỗ quyên hoa trắng thơm; 88,29% đối với loài Đỗ quyên hoa phớt hồng và 82,63% đối với loài Đỗ quyên hoa tím đỏ) Đạt được những kết quả đó, theo chúng tôi là vì đối tượng nghiên cứu nằm trong một hệ sinh thái rừng được bảo tồn nghiêm ngặt, hầu như không bị tác động, tương đối ổn định, các điều kiện hoàn cảnh ở đây là khá phù hợp với đặc tính sinh thái của cây.

Qua quan sát thực địa, chúng tôi thấy những cây Đỗ quyên sinh trưởng tốt và trung bình là những cây mọc ở nơi đất tơi xốp, ẩm, dưới tán rừng có độ tàn che 0,5 - 0,6; còn những cây xấu là những cá thể mọc tại các nơi đất xấu, có nhiều đá lộ đầu hay mọc trong các hốc đá.

4.4.2 Đặc điểm tái sinh của các loài Đỗ quyên

Qua biểu điều tra tái sinh theo các ô dạng bản trong 4 Ôtc 2000m2 chúng tôi thu được kết quả về đặc điểm tái sinh tự nhiên của các loài Đỗ quyên ở biểu 26.

Từ kết quả ttrên chúng tôi thấy: Mật độ tái sinh bình quân đối với loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là 2700 cây/ha, đối với loài Đỗ quyên hoa phớt hồng là 2625 cây/ha và đối với loài Đỗ quyên hoa tím đỏ là 2850 cây/ha Cả 3 loài đều có mật độ và chất lượng sinh trưởng cây tái sinh ở đai cao từ 1100m - 1388m ( Ôtc 01và Ôtc 07) cao hơn và tốt hơn so với cây tái sinh ở đai cao từ 900m - 1100m ( Ôtc 02 và Ôtc 08), khi đối chiếu với kết quả điều tra sinh trưởng của Đỗ quyên tầng cây cao cho thấy, các loài Đỗ quyên phân bố trong khu vực hầu như không bị tác động.

Như vậy, qua đây chúng tôi thấy mật độ tái sinh của các loài Đỗ quyên ở Tam Đảo là tương đối cao, phân bố tương đối đều trong cả 4 cấp chiều cao và sinh trưởng của cây tái sinh cũng khá tốt (tỉ lệ cây tái sinh tốt và trung bình trên 80%) Khả năng tái sinh từ hạt của các loài đều là rất lớn, song quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh từ giai đoạn cây mạ đến khi cây trưởng thành cần một thời gian khá dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.Đối với những cây tái sinh có chiều cao từ 50cm trở xuống tuy có nhiều nhưng không ổn định và hay bị chết bởi các động cơ giới và các điều kiện về môi trường sống có những thay đổi bất lợi ( thiếu ánh sáng, thiếu nước, sự chèn ép, cạnh tranh của lớp cây bụi thảm tươi ).

Những cây tái sinh ở độ cao từ 50-80cm là những cây sắp vượt qua tầng thảm tươi, có triển vọng tham gia vào quần thể rừng nếu điều kiện hoàn cảnh thuận lợi.

Những cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 80cm tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ ( từ 13,8- 14,7% trong tổng số cây tái sinh ) nhưng những cây này cơ bản đã vượt qua tầng thảm tươi và có nhiều triển vọng tồn tại, phát triển thành cây trưởng thành.

Cũng từ kết quả điều tra được tính toán ở biểu 26 thấy rằng tỷ lệ cây tái sinh của các loài giảm mạnh từ cấp chiều cao nhỏ hơn 20cm cho đến 80cm.Điều này theo chúng tôi là do lớp thảm mục cành khô, lá rụng dưới tán rừng tự nhiên ở độ cao từ 800m trở lên ở khu vực núi Tam Đảo rất dày, có chỗ lớp thảm mục dày trên 50cm, thậm chí có chỗ đạt tới trên 100cm ( ở trên các đỉnh),khi mà sang mùa khô thì lớp thảm mục này trở lên rất khô, trong khi đó lớp cây xuống đất vì vậy vào mùa khô chúng thường bị chết do không được cung cấp đủ nước từ lớp thảm mục. Điều tra quan sát cây tái ở thực địa chúng tôi thấy, ở những chỗ có tầng thảm mục dày trên 50cm, mật độ cây tái sinh cũng thưa hơn những chỗ có tầng thảm mục dày nhỏ hơn 30cm, những chỗ có Sặt gai mọc nhiều cây tái sinh cũng thưa hơn chỗ Sặt gai mọc thưa Chiều cao cây Đỗ quyên tái sinh ở cấp chiều cao < 20cm, có chiều cao từ 11cm - 16cm, độ ăn của rễ từ 5 đến 8cm Như vậy lớp cây tái sinh này mới được hình thành sau mùa quả chín 1 đến 2 năm về trước.

Một đặc điểm đáng chú ý nữa là cả 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu, mùa quả chín và tách hạt đều trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, nhưng thời gian chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu (cuối tháng 1 và tháng

2 âm lịch) vẫn chưa thấy cây con xuất hiện, điều này chứng tỏ hạt sau khi tách khỏi quả rơi xuống đất chưa nảy mầm ngay mà phải chờ đến lúc có điều hiện hoàn cảnh thuận lợi hoặc có những thay đổi nhất định về sinh lí thì mới nảy mầm.

Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu trong khoảng thời gian lân cận với thời điểm tiến hành nghiên cứu Chúng tôi thấy, tháng 12 có nhiệt độ trung bình là12,6 0 C, lượng mưa trung bình 49,5mm, lượng bốc hơi trung bình 54,4mm; tháng 1có có nhiệt độ trung bình là11,0 0 C, lượng mưa trung bình 42,0mm, lượng bốc hơi trung bình 37,4mm; tháng 2 có có nhiệt độ trung bình là12,7 0 C, lượng mưa trung bình 63,0mm, lượng bốc hơi trung bình 24,6mm

Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có các loài Đỗ quyên phân bố

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bo và tác động qua lại lẫn nhau, sự tồn tại hay diệt vong của một bộ phận hay nhóm sinh vật này đều liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của các bộ phận hay nhóm sinh vật khác. Mối quan hệ của các sinh vật trong rừng có thể là mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp thông qua sự biến đổi của hoàn cảnh sống, mối quan hệ đó có thể là cạnh tranh sinh tồn hay hỗ trợ nhau.Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu mối quan hệ của 3 loài Đỗ quyên với các loài thực vật khác và thành phần của hệ sinh thái rừng.

4.5.1 Tổ tành tầng cây cao

Qua điều tra thực địa ở 4 Ôtc, có diện tích 2000m 2 chúng tôi thu được kết quả như sau: các trạng thái rừng có các loài Đỗ quyên phân bố, đều thuộc trạng thái rừng IVb với độ tàn che từ 0,6- 0,7, ở độ cao từ 900m trở lên và nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Tam Đảo Từ kết quả điều tra chúng tôi xác định được công thức tổ thành tầng cây cao trong các Ôtc như sau: Ô tiêu chuẩn 01:Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn là 140 cây, thuộc 26 loài, số cây trung bình của một loài là 5, công thức tổ thành là: 0,61Nanh vàng +0,53 Cứt ngựa + 0,5 Kháo lá nêm + 0,42 Re hương + 0,34 Sồi phảng +0,34 Thị rừng + 0,3 Kháo vàng+ 0,3Nanh chuột +0,3 Dẻ lá đỏ, các loài khác. Ô tiêu chuẩn 02: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn 169 cây, thuộc 32 loài, số cây trung bình của một loài là 5, công thức tổ thành là: 0,46 Nanh vàng +0,43 Thông tre lá dài +0,43 Cứt ngựa + 0,37 Sồi phảng + 0,34 Thị rừng + 0,31Nanh chuột + 0,28 Kháo lá nêm + 0,25 Kháo vàng + 0,22 Dẻ tùng sọc trắng +0,18 Re hương, các loài khác. Ô tiêu chuẩn 07: Tổng số cây trong ô 157 cây, thuộc 28 loài, Số cây trung bình của một loài là 6 cây, công thức tổ thành là: 0,53 Re hương + 0,5 Giổi lá đỏ + 0,46 Nanh vàng + 0,39 Nanh chuột + 0,39 Dẻ tùng sọc trắng + 0,35 Cứt ngựa + 0,32 Sồi phảng + 0,32 Kháo vàng + 0,21 Hoàng mang + 0,21 Thông tre lá ngắn + 0,21 Dẻ đỏ, các loài khác. Ô tiêu chuẩn 08: Tổng số cây trong ô 171 cây, thuộc 38 loài, trung bình số cây của một loài 4 cây, công thức tổ thành là: 0,28 Cứt ngựa +0,26 Nanh chuột + 0,23 Giổi lá đỏ + 0,23 Sồi phảng + 0,23 Kháo vàng + 0,23 Kháo bi + 0,21Dẻ lá tre + 0,21 Dẻ tùng sọc trắng + 0,21 Dẻ cau + 0,18 Trọng đũa tuyến + 0,15 Chắp xanh + 0,15 Hoàng mang + 0,15 Re hương, các loài khác.

Từ 4 công thức tổ thành trên cho thấy các loài như Nanh vàng, Cứt ngựa ,Sồi phảng, Nanh chuột, Re hương, Thị rừng, Kháo lá nêm, Dẻ đỏ, Dẻ tùng sọc trắng là những loài thường chiếm với số lượng lớn và là những cây ưu thế Khi nghiên cứu phẫu đồ đứng kết hợp với kết quả điều tra về tổ thành loài cây chúng tôi nhận thấy các loài Đỗ quyên nghiên cứu chiếm tầng thấp dưới tán rừng chính.Như vậy có thể nhận định rằng các loài cây nghiên cứu là cây chịu bóng thích nghi với độ tàn che từ 0,6 - 0,7 của rừng với các loài cây chủ yếu là Nanh vàng, Cứt ngựa, Re hương , Thị rừng, Kháo, dẻ tùng sọc trắng,

4.5.2 Thành phần loài cây mọc cùng các loài Đỗ quyên Để xác định cụ thể hơn mối quan hệ giữa các loài cây gỗ với mỗi loài Đỗ quyên nghiên cứu, ở mỗi địa điểm nghiên cứu chúng tôi đã chọn 30 cây Đỗ quyên làm tâm ô tiêu chuẩn 6 cây để điều tra thành phần những loài cây rừng tự nhiên chung sống cùng với Đỗ quyên

+ Kết quả điều tra ô 6 cây đối với loài Đỗ quyên hoa trắng thơm:

Biểu 4.29: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Phù nghĩa

Biểu 4.30: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Thạch bàn

Khi kiểm tra kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại hai khu vực Phù nghĩa và Thạch bàn bằng tiêu chuẩn U của Clark và Evans chúng tôi thấy cả hai khu vực đều có U> 1,96 ( Khu vực Phù nghĩa U = 8,64, khu vực Thạch bàn

U = 15,5) chứng tỏ phân bố các cây trong quần thể rừng tại khu vực nghiên cứu có phân bố đều.

Như vậy, từ kết quả điều tra tổ thành tầng cây cao nơi các loài Đỗ quyên phân bố và kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây cho thấy loài Đỗ quyên hoa trắng thơm có quan hệ với nhiều loài cây trong tổ thành rừng, nhưng quan hệ gần nhất thường là các loài như: Cứt ngựa, Nanh vàng, Nhựa ruồi, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Thông tre lá dài.

+ Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây đối với loài Đỗ quyên hoa phớt hồng:

Biểu 4.31: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Phù nghĩa

TT Tên loài cây N i % N oi %

Biểu 4.32: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Thạch bàn

TT Tên loài cây N i % N oi %

Từ kết quả điều tra tính toán ở biểu 4.31 và 4.32 chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây bằng tiêu chuẩn U của Clark và Evans, thấy rằng ở cả hai khu vực đều cho kết quả U > 1,96 ( Tại Phù nghĩa U = 8,64, tại Thạch bàn U 15,5), như vậy cây rừng trong quần thể rừng ở hai khu vực là phân bố đều.

Kết hợp kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn 2000m 2 và kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn 6 cây chúng tôi nhận thấy loài Đỗ quyên hoa phớt hồng sống trong tự nhiên có quan hệ với nhiều loài cây nhưng các loài cây có quan hệ gần là các loài cây như:

Dẻ đỏ, Cứt ngựa, Sồi phảng, Gổi lá đỏ, Nanh chuột

+ Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây đối với loài Đỗ quyên hoa tím đỏ

Biểu 4.33: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Phù nghĩa

Biểu 4.34: Kết quả điều tra Ôtc 6 cây tại khu vực Thạch bàn

Kiểm tra kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại hai khu vực Phù nghĩa vàThạch bàn bằng tiêu chuẩn U của Clark và Evans thấy rằng ở cả hai khu vực đều có kết quả U > 1,96 ( ở Phù nghĩa U = 6,93, ở Thạch bàn U ,08), như vậy sự phân bố của cây rừng trong quần thể rừng ở hai khu vực đều có dạng phân bố đều.

Kết hợp kết quả điều tra tổ thành tầng cây cao bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn 2000m 2 và ô tiêu chuẩn 6 cây của quần thể rừng nơi có loài Đỗ quyên hoa tím đỏ phân bố, chúng tôi nhận thấy loài Đỗ quyên hoa tím đỏ thường cùng phân bố với các cây rừng khác như: Nanh vàng, Nhựa ruồi, Cứt ngựa, Dung, Thông tre lá dài, Re hương, kháo vàng, Thị rừng.

4.5.3 Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có các loài Đỗ quyên phân bố

Tái sinh là một hình thái đặc trưng của hệ sinh thái rừng làm cho rừng phát triển liên tục và ngày càng bền vững, tái sinh quyết định đến chiều hướng phát triển của rừng cũng như chất lượng rừng ở các thế hệ tiếp theo. Để điều tra đánh giá được tình hình tái sinh, trên mỗi ô tiêu chuẩn 2000m 2 chúng tôi bố trí 5 ô dạng bản có diện tích 25m 2 tại 4 góc và ở chính giữa ô tiêu chuẩn Kết quả điều tra cây tái sinh trên các ô tiêu chuẩn như sau:

Biểu 4.35: Tổ thành cây tái sinh nơi có các loài Đỗ quên phân bố

TT Tên loài Ôtc 01 Ôtc 02 Ôtc 07 Ôtc 08

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Đỗ quyên hoa trắng thơm 29 12,78 26 11,45 29 12,78 24 10,57

2 Đỗ quyên hoa phớt hồng 23 10,13 29 12,78 30 13,22 23 10,13

3 Đỗ quyên hoa tím đỏ 29 12,78 28 12,33 26 11,45 31 13,66

Từ kết quả điều tra tái sinh ở biểu 4.35 ta thấy tổ thành các loài cây tái sinh ở các khu vực là khá phong phú, trong đó số lượng cây tái sinh của các loài Đỗ quyên trên các ô tiêu chuẩn đều chiếm tỉ lệ cao so với tỉ lệ cây tái sinh của các loài khác Ở ô tiêu chuẩn 01tỉ lệ cây tái sinh của loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là12,78%, loài Đỗ quyên hoa phớt hồng là 10,13%, loài Đỗ quyên hoa tím đỏ là 12,78%, loài Cứt ngựa là 6,17%, loài Kháo vàng là 7,05%, loài Nanh vàng là 5,29%, loài Dẻ đỏ là 4,41% Ở ô tiêu chuẩn 02 tỉ lệ cây tái sinh của loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là 11,45%, loài Đỗ quyên hoa phớt hồng là 12,78%, Loài Đỗ quyên hoa tím đỏ là 12,33%, loài Cứt ngựa là 4,85%, loài Nhựa rồi là 4,41%, loài Nanh vàng 4,85% Ở ô tiêu chuẩn 07 tỉ lệ cây tái sinh loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là 12,78%, loài Đỗ quyên hoa phớt hồng là 13,22%, loài Đỗ quyên hoa tím đỏ là 11,45%, loài Cứt ngựa là 5,29%, loài Nanh vàng là 6,61%, loài Thông tre lá dài là 4,85% Ở ô tiêu chuẩn 08 tỉ lệ cây tái sinh loài Đỗ quyên hoa trắng thơm là 10,57%, loài Đỗ quyên hoa phớt hồng là 10,13%, loài Đỗ quyên hoa tím đỏ là 13,66%, loài Cứt ngựa là 4,85%, loài Nhựa ruồi là5,29% Các loài khác còn lại đều chiếm với tỉ lệ nhỏ hơn Mức độ các loài cây tham gia trong tổ thành cây tái sinh so với tổ thành cây mẹ có trong khu vực như vậy là khá phù hợp.

Là một thành phân rất quan trọng trong quần xã hệ sinh thái rừng, cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành đất rừng thông qua vật rơi rụng, hoạt động của bộ rễ và tham gia vào quá trình tạo lập hoàn cảnh sinh thái của rừng, đóng góp vai trò tích cực vào quá trình tiểu tuần hoàn nước, làm hạn chế dòng chảy bề mặt và tăng cường lượng nước thấm trong đất, tham gia vào quá trình hình thành tiểu khí hậu rừng.

Chúng tôi đã điều tra ở 20 dạng bản trong 4 Ôtc 2000m 2 tại hai khu vực nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Biểu 4.36: Kết quả điều tra cây bụi, thảm tươi.

Khu vực Ôtc Độ che phủ (%)

Chiều cao bình quân(m) Loài cây

Phù nghĩa 01 53 1,46 Dương xỉ, Địa lan, Sặt, , Vạn niên thanh, lá Dong, Râu hùm, Trầu tiên, Kè, Cỏ lá tre, Lá khôi, Cẩm cang lá dài, Sa nhân, Mía dò, Cơm nếp, Ô rô, Cơm cháy, Sừng hươu, Cao cẳng

Kết quả điều tra cho thấy cây bụi, thảm tươi trong khu vực nghiên cứu có chiều cao bình quan từ 1,32 - 1,46m với độ che phủ khoàng 47% - 53%; thành phần chủ yếu là Địa lan, Dương xỉ, Sặt, Lá dong Đặc biệt tại 2 khu vực nghiên cứu các loài Đỗ quyên (những cây thấp) cũng là thành phần chính tham gia vào tầng cây bụi, thảm tươi.

Thử nghiệm nhân giống bằng hom một số loài Đỗ quyên

Thử nghiệm nhân giống vô tính bằng hom với các loài Đỗ quyên làm cơ sở đưa ra khuyến nghị về cách thức lấy hom, xử lí hom, chọn loại thuốc kích thích cũng như nồng độ của chúng nhằm nhân giống đại trà các loài Đỗ quyên này phục vụ cho nhu cầu trồng rừng bảo tồn nguồn gen và làm cây cảnh Trong đề tài này chúng tôi bước đầu thử nghiệm nhân giống bằng hom 2 loài: Đỗ quyên hoa trắng thơm và Đỗ quyên hoa phớt hồng, đây là 2 loài có hoa đẹp và to trong số 3 loài Đỗ quyên nghiên cứu.

+ Cách thức lấy hom và xử lí hom: như mục 2.5.2.3.6, chương 3 đã trình bày.

+ Cách bố trí thí nghiệm: Mỗi loài Đỗ quyên được chọn thử nghiệm nhân giống, chúng tôi bố trí 1 công thức thí nghiệm với 4 ô thí nghiệm, trong đó có một ô làm đối chứng không sử dụng thuốc và 3 ô còn lại là sử dụng thuốc kích thích ra rễ ABT2 dạng bột của Trung Quốc, pha với 3 nồng độ thuốc khác nhau, lần lượt là: 50ppm, 100ppm, 150ppm Thời gian nhúng hom trong dung dịch thuốc là đều là 30 phút Địa điểm bố trí làm thí nghiệm tại khu làng giáo viên trường Đại học Lâm nghiệp.

+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến khả năng ra rễ của hom :

Nồng độ thuốc kích thích khi giâm hom là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của hom, chiều dài rễ của hom, số lượng rễ của hom, nồng độ thuốc kích thích cũng có thể là yếu tố kích thích cho quá trình ra rễ của hom giâm, nhưng đôi khi cũng chính nó là yếu tố gây cản trở cho quá trình ra rễ của hom khi xử lí hom với nồng độ thuốc không thích hợp.

Thời gian thử nghiệm giâm hom từ ngày 2/3/2002 đến 20/4/2002.

Kết quả giâm hom của cả hai loài đều không thấy ra rễ mà chỉ có mô sẹo, số hom bị rụng lá và chết cũng nhiều.Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, tháng đầu tiên sau khi cấy ( tháng 3), hom xanh tươi và mọc chồi nhưng đến cuối tháng thứ 2 trở đi ( tháng 4 và đầu tháng 5) thì thấy nhiều hom bị héo, rụng lá và chết Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, chúng tôi đã tham khảo thí nghiệm giâm hom các loài này của tác giả Trần Cự tiến hành vườn ươm, Vườn quốc gia Tam Đảo, ở cùng thời điểm và được sử dụng cùng chủng loại thuốc kích thích( chúng tôi trực tiếp lấy hom từ trong rừng đưa cho tác giả Trần Cự làm thí nghiệm)

- Kết qủa thử nghiệm giâm hom 2 loài Đỗ quyên ở vườn ươm Vườn quốc gia Tam Đảo, sau 50 ngày mới chỉ thấy loài Đỗ quyên hoa trắng thơm ra rễ nhưng tỉ lệ ra rễ thấp( 16,6% - 53,3%), số hom còn lại vẫn xanh tươi và mới có mô sẹo Loài Đỗ quyên hoa phớt hồng thì chưa thấy ra rễ, mới chỉ có mô sẹo

Từ kết quả thu được ở biểu 35 chúng tôi có nhận xét rằng: Có thể là do chủng loại thuốc hoặc là nồng độ thuốc sử dụng làm thí nghiệm chưa thực sự phù hợp với việc xúc tiến ra rễ của loài Thời gian làm thí nghiệm còn ngắn.

Qua việc làm thí nghiệm ở trên chúng tôi thấy cần phải tiếp tục làm thêm nhiều thí nghiệm hơn, có thể thử nghiệm theo các mùa khác nhau, các loại thuốc với các nồng độ khác nhau để tìm ra mùa giâm hom, chủng loại thuốc kích và nồng độ thích hợp nhất với từng loài.

Biểu 4.37: Sự khác nhau giữa các nồng độ thuốc ABT 2 và đối chứng khi giâm hom ở vườn ươm Vườn quốc gia Tam Đảo

( Cấy hom ngày1/3/2002, ngày kiểm kê 20/ 4/ 2002,)

Số hom ra rễ Chiều dài rễ trung bình (cm)

1 Đỗ quyên hoa trắng thơm

5 Đỗ quyên hoa phớt hồng

8 Đối chứng 30 0 0 0 0 Đối chiếu kết quả thí nghiệm ở hai khu vực, chúng tôi có nhận xét sau:

Thí nghiệm giâm hom ở khu vực Xuân Mai, hom không ra rễ và bị chết nhiều có thể là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mà chủ yếu là nhiệt độ So sánh nhiệt độ bình quân ở 2 khu vựcthấy rằng, khu vực Tam Đảo trong tháng 3,tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ bình quân tháng là 15,0 0 C , 16,8 0 C , 22 0 C, còn nhiệt độ bình quân thángở khu vực Xuân Mai trong tháng3,4,5 là 20,6 0 C, 24 0 C,25,3 0 C.

Ngày đăng: 13/10/2023, 08:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dạng lá - Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái và khả năng nhân giống một số loài đỗ quyên tại VQG Tam Đảo
Hình d ạng lá (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w