QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Tổng quan các nghiên cứu trước
Vào những năm 1980, phương pháp ABC đã được giáo sư người Mỹ Robert S.Kaplan giới thiệu Phương pháp này ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp TDC- được coi là không còn phù hợp trong nền kinh tế hiện đại Sau khi phương pháp ABC được công bố, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những lợi ích của nó, có thể kể ra một số tác giả nhƣ: Innes and Mitchell (1990), Cooper and Kaplan
(1991), Gering (1999) Và cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu những hạn chế của nó điển hình nhƣ Noreen (1991), Datar and Gupta (1994), Banker and Potter (1993) Năm
2001, Gary Cokins_Giám đốc điều hành của Trung tâm ứng dụng công nghệ ABC xuất bản cuốn sách “ Quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động”, cuốn sách này bao gồm 11 chương với các nội dung tập trung về phân tích những lợi ích tăng thêm trong ABC/M, các giải pháp phổ biển để thực hiện ABC/M.
Xét về phương diện thực tiễn, ABC đã được rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ cũng nhƣ các bài báo nghiên cứu khoa học đƣợc đăng trên các tạp chí danh tiếng Chẳng hạn nhƣ:
Luận án tiến sỹ của Gurses, A P với đề tài “ Tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động và mô hình lý thuyết của các mặt hạn chế cho các quyết định sản xuất hỗn hợp” đã đƣợc bảo vệ thành công vào ngày 29/6/1999 tại Blacksburg,
Virginia Luận án này đã tập trung phân tích cách sử dụng phương pháp tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC) kết hợp với lý thuyết của các mặt hạn chế trong việc ra các quyết định sản xuất hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của một công ty [2] Cũng trong năm đó, các tác giả Gunasekaran A., MarriH.B và Grieve R.J đã công bố đề tài nghiên cứu “Các dẫn chứng và việc thực hiện phương pháp tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” Nghiên cứu này trình bày tổng quan việc thực hiện quản trị chi phí kinh doanh và thảo luận các dẫn chứng và việc thực hiện ABC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tháng 10/1999, các tác giả Narcyz Roztocki, Jorge F. Valenzuela, José D Porter, Robin M Monk, Kim LaScola Needy đã công bố đề tài
“Quy trình thực hiện trôi chảy tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động trong doanh nghiệp nhỏ” tại Hội thảo các quốc gia ASEM ở Virginia Nghiên cứu đã mô tả một quy trình giúp cho các doanh nghiệp nhỏ (ít hơn 100 lao động) dịch chuyển một cách uyển chuyển, trôi chảy từ tính CPKD truyền thống sang ABC với mức đầu tƣ tối thiểu và rủi ro thấp [2]
Tiếp đến, tháng 6/2002 tác giả Chongruksut W với đề tài luận án tiến sỹ “Sự tiếp nhận tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động ở Thái Lan” Luận án này đã khảo sát mô hình lý thuyết ABC và sử dụng các thông tin về khủng hoảng kinh tế ởThái Lan nhƣ nguồn dữ liệu [2] ỞNam phi, năm 2005, tác giả Lucas Makomane Taba với Luận án “Thước đo thực hiện thành công tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động ở ngành bưu điện Nam Phi” đƣợc nghiên cứu tại đại học Nam Phi Phát hiện nổi bật nhất của nghiên cứu này là các nhà quản trị cao cấp thất bại trong việc đƣa ra sự ủng hộ tích cực tới thực hiện ABC và các yếu tố kỹ thuật đƣợc lĩnh hội nhƣ là sự thừa nhận trong cách thức thực hiện thành công ABC đó là đào tạo, chi phí cao cho việc thực hiện ABC, thiếu phần mềm ứng dụng, thiếu các yêu cầu dữ liệu và sự hợp tác giữa các bộ phận Từ những phát hiện này tác giả đã đề nghị thước đo thực hiện thành công công cụ ABC trong ngành bưu điện Nam Phi [2].
Vào năm 2010, tác giả Gregory Wegmann với bài nghiên cứu về “Nghiên cứu phương pháp dựa trên cơ sở hoạt động trong hệ thống thông tin của hai nhóm công ty tại Pháp về quản lý chiến lược giao dịch” Trong bài viết, tác giả đƣa ra quan điểm về quản lý chiến lƣợc theo quan điểm ABC, đồng thời đƣa ra những lý do tại sao phải sử dụng phương pháp này thông qua hai nghiên cứu triển khai một theo hướng hiện tại, một theo hướng ABC cho hai nhóm ngân hàng và thiết bị máy tính.
Hay năm 2011, tác giả Ali Khozein &Morteza Dankoob với bài viết “Hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động và cách triển khai thành công mô hình trong các tổ chức” Hai tác giả đã đƣa ra 5 nguyên nhân chính gây thất bại khi triển khai mô hình này vào nhóm doanh nghiệp tại nước Australian bao gồm nguyên nhân có thể kiểm soát được, hạn chế kỹ thuật, con người, trở ngại về tổ chức và các vấn đề khác Đồng thời, tác giả đƣa ra một số lỗi chi phí bị bóp méo khi đƣa ra lựa chọn quyết định theo phương pháp truyền thống.
Năm 2013, với bài viết “Xu hướng ứng dụng phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động “ của tác giả Nitin Kumar & Dalgobind Mahto Bài viết cũng nhận định tầm quan trọng đối với phương pháp ABC bằng cách so sánh sự khác nhau và ưu điểm của phương pháp này với phương pháp TDC.
Các vấn đề về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị theo phương pháp ABC nói riêng đƣợc nhiều tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1997.
Vào năm 1997, tác giả Phạm Văn Dƣợc đã nghiên cứu về “ Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam” Trong công trình này, tác giả có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Sang đầu thế kỷ 21, trước sự thay đổi về xu hướng của nền kinh tế, các nghiên cứu kế thừa những kinh nghiệm của các nghiên cứu trước để đi sâu và cụ thể hơn, áp dụng riêng cho từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp nhƣ:
Nghiên cứu trong lĩnh vực in của tác giả Đinh Thị Thanh Hương (năm
2006) “Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp in” Tác giả đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị và việc áp dụng phương pháp ABC để phân tích chi phí sản xuất của các doanh nghiệp in ấn. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến xây dựng mô hình kế toán quản trị và phân tích chi phí, tập trung và hoàn thiện dự toán chi phí, phân tích tình hình tài chính theo biến động của các yếu tố Tuy nhiên, tác giả đi sâu vào phân tích các yếu tố chi phí sản xuất nhiều hơn là việc đƣa ra giải pháp và mô hình ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào trong doanh nghiệp.
Cho tới năm 2008, tác giả Trần Thị Uyên Phương với đề tài “Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng” Trong luận án, tác giả đề cập tới cơ cấu tổ chức kế toán quản trị theo chức năng và chu trình của hệ thống kế toán Xây dưng được phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động, đồng thời mang tính đặc thù riêng cho các công ty thuộc lĩnh vực cơ khí.
Hệ thống kế toán quản trị chi phí
2.2.1 Quá trình phát triển của kế toán quản trị
Kế toán quản trị ra đời từ lâu, nhƣng ra đời khi nào thì còn có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng kế toán quản trị ra đời từ những năm đầu thế kỉ 19 nhƣng cũng có ý kiến cho rằng kế toán quản trị mới ra đời từ những năm 50 của thế kỉ 20.
Theo Robert S Kaplan và Anthony A Atkinson, kế toán quản trị ra đời từ những năm đầu thế kỉ 19 ở Mỹ.[11]
Theo Ronald W Hilton, kế toán quản trị ra đời từ những năm 50 của thế kỉ 20. Ông cho rằng, trước những năm 1950 trọng tâm là kế toán chi phí Kể từ 1950 trở đi mới xuất hiện khái niệm kế toán quản trị, một bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.
Theo IFAC (2002), quá trình phát triển của kế toán quản trị diễn ra theo 4 giai đoạn (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1 Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị
Giai đoạn Trọng t m của kế Các kĩ thuật kế Vị trí của kế toán toán quản trị toán quản trị quản trị trong tổ chức
Trước những năm Chi phí: xác định chi Dự toán và kế toán Hoạt động mang
1950 phí và kiểm soát tài chi phí tính chuyên môn, chính nghiệp vụ
Lợi nhuận: cung cấp Phân tích quyết định Chức năng tham
Từ 1950 – 1965 thông tin cho hoạch và kế toán trách mưu, báo cáo cho định và kiểm soát nhiệm quản lý
Cắt giảm hao phí, Phân tích quá trình
Từ 1965 – 1985 tiết kiệm chi phí và quản trị chi phí Hoạt động nhóm thông qua việc quản đương đại
Quản trị nguồn lực và tạo ra giá trị: tạo ra giá trị thông qua quản trị nguồn lực chiến lƣợc – sử dụng
Phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và cải cách tổ chức
Là một phần của quá trình quản trị
Nguồn: IFAC (2002) – Kim Langfield, Helen Thorne
Tuy nhiên cho đến nay theo Gary Cokin (2013) chúng ta có thể nói đến một giai đoạn mới của KTQT với xu hướng phát triển mạnh từ năm 2015 trở về sau là kỷ nguyên phân tích dự báo Theo đó dựa trên dữ liệu quá khứ, DN có thể đánh giá và dự báo tầm nhìn chiến lƣợc cũng nhƣ các hành động cụ thể, cùng với các kế hoạch chi phí thì DN có thể dễ dàng chuyển đổi các mục tiêu, hành động cụ thể thành những con số để có thể đánh giá hiệu quả của các quyết định Và trong kỷ nguyên phân tích dự báo này, Gary Cokin (2013) tổng hợp bảy xu hướng chính của KTQT bao gồm:
- Mở rộng từ việc phân tích sản phẩm sang phân tích kênh phân phối và tính khả lợi của khách hàng;
- Sự mở rộng vai trò của KTQT trong việc quản lý hiệu suất DN (EPM –
- Sự nhấn mạnh về kế toán dự báo;
- Phân tích kinh doanh được bao hàm trong các phương thức quản lý hiệu suất DN;
- Cùng tồn tại và hoàn thiện các phương pháp KTQT khác nhau trong DN;
- Quản trị công nghệ thông tin và chia sẻ dịch vụ;
- Nhu cầu về kỹ năng cao hơn và năng lực tốt hơn về quản trị chi phí theo hành vi ứng xử;[10]
2.2.2 Quá trình phát triển của hệ thống kế toán chi phí
Theo Kaplan (1998) một công ty cần hệ thống kế toán chi phí để thực hiện các chức năng chính nhƣ sau:
- Tính giá thành sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: đo lường giá vốn của các nguồn lực đã sử dụng để sản xuất sản phẩm, tiêu thụ và chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ đó cho khách hàng.
- Kiểm soát hoạt động: cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả và chất lƣợng của các công việc hoàn thành.
- Kiểm soát quản lý: cung cấp thông tin về kết quả của các nhà quản lý và các đơn vị kinh doanh.
- Kiểm soát chiến lƣợc: cung cấp thông tin và kết qủa có tính cạnh tranh lâu dài, các điều kiện thị trường, thị hiếu của khách hàng và các cải tiến về mặt kỹ thuật của công ty.
Quá trình phát triển của hệ thống đo lường chi phí của công ty được chia thành 4 giai đoạn Trong cuốn Cost& Effect của Kaplan (1998) đã tóm tắt bốn giai đoạn phát triển của kế toán chi phí dưới đây (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của hệ thống chi phí
Nội dung Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Chất lƣợng thông Nhiều sai sót, Phù hợp với Phù hợp với chuẩn Liên kết đầy đủ tin không phù hợp chuẩn mực kế mực các cơ sở dữ liệu với chuẩn mực toán Sử dụng hệ thống và hệ thống kế kế toán máy tính tạo tính toán chính xác và nhanh chóng.
Sản phẩm báo cáo Chƣa đầy đủ và Thiết kế theo Duy trì theo giai Phục vụ cho đối tài chính còn sai sót yêu cầu của đối đoạn 2 tƣợng bên ngoài tƣợng sử dụng và bên trong doanh nghiệp Độ tin cậy của chi Chƣa đầy đủ Chƣa chính xác Phù hợp với chi phí Hợp nhất với hệ phí tính cho sản Chi phí và lợi và lợi nhuận thống ABM phẩm nhuận bị giấu Tuy nhiên còn độc lập với ABC
Phục vụ cho quản Chƣa đầy đủ Phản hồi chậm Các hệ thống chƣa Hệ thống điều lý và điều hành liên kết với nhau hành kết hợp với
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
2.2.3 Các kinh nghiệm ứng dụng phương pháp ABC trong kế toán quản trị a Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
Tại Mỹ: là một quốc gia có bề dày phát triển kế toán quản trị chi phí cả về lý luận và thực tiễn Mặc dù các lý thuyết về phương pháp kế toán dựa trên mức độ hoạt động (ABC) được phát triển ở Mỹ từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước với việc mô tả nó là phương pháp kế toán hiệu quả trong việc xác định giá phí sản phẩm trong môi trường hoạt động phức tạp vì sẽ xác định được các hoạt động không gia tăng giá trị và phát hiện các địa chỉ có thể cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp Phương pháp này còn đƣợc đánh giá là một công cụ để kết nối hệ thống xác định giá phí sản phẩm với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tuy nhiên việc áp dụng nó ngay tại nước Mỹ còn khá hạn chế Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ năm 1996 tỷ lệ áp dụng phương pháp này là 20% và năm 2000 là 21% Việc áp dụng phương pháp ABC cũng đã tăng lên trong những năm gần đây Năm 2003 có 35% các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán chi phí truyền thống, 8% áp dụng phương pháp ABC, 30% áp dụng cả các phương pháp truyền thống và phương pháp ABC, 26% áp dụng phương pháp chi phí biến đổi Như vậy, mặc dù phương pháp ABC đã được sử dụng nhiều hơn song các phương pháp xác định chi phí truyền thống cũng vẫn được áp dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp Mỹ.
Tại Nhật Bản: vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, các phương pháp kế toán chi phí truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Nhật Bản Đối với việc phân bổ các chi phí sản xuất chung, mặc dù phương pháp ABC đã được khuyến khích áp dụng Tuy nhiên các phương pháp phân bổ truyền thống như tiêu thức phân bổ theo thời gian lao động hoặc chi phí nhân công vẫn đƣợc áp dụng chủ yếu (57%) Hơn nữa việc phân bổ chi phí sản xuất chung chủ yếu đƣợc thực hiện cho một nhóm các bộ phận sản xuất, chứ không phân bổ theo từng bộ phận sản xuất: có đến 68% các doanh nghiệp điều tra phân bổ chi phí chung theo phương pháp này.[23]
Tại Anh: các nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí rất phát triển và việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí cũng khá phổ biến Cách xây dựng hệ thống kế toán quản trị của các doanh nghiệp Anh thường là xây dựng một hệ thống kế toán chung cho tất cả các mục đích ra quyết định, đánh giá hàng tồn kho và xác định lợi nhuận Việc áp dụng phương pháp ABC tại Anh cũng còn nhiều hạn chế, nhưng có xu hướng ngày càng phổ biến hơn: Năm 1991 chỉ có 10 % các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì đến năm 1995 là 20%; năm 1996 là 22% và đến năm 2000 là 23%.[23]
Phương pháp ABC được coi là một phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại nhưng việc áp dụng phương pháp này tại các nước đang phát triển ở châu Á còn khá khiêm tốn so với các phương pháp truyền thống trình bày ở trên Tại Xing- ga-po chỉ có13% các doanh nghiệp điều tra áp dụng phương pháp này, với mục đích chủ yếu là để xác định các nguồn hoạt động phát sinh chi phí Tại Ma-lai-xi-a tỷ lệ này là 18% năm 2002, tăng rất nhiều so với 4% năm 1998 Tại Trung Quốc tỷ lệ này vô cùng thấp, chỉ khoảng từ 1% tới 2%. b Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí theo phương pháp ABC ở Việt Nam
Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không mới, nhƣng tại Việt Nam thực sự chỉ đƣợc tìm hiểu vào đầu những năm 90 và đƣợc nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999 Đặc biệt, với KTQT dựa trên mức độ hoạt động (ABC) được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp Hiện nay, việc áp dụng phương pháp kế toán theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Thuật ngữ “KTQT” cũng chỉ vừa đƣợc công nhận trong Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003 Vào ngày 12/06/2006, Thông tƣ số 53/2006/TT-BTC của BộTài chính về hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT Đến nay, số lượng các doanh nghiệpViệt Nam ngày càng tăng, điều đó có nghĩa sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lƣợc, có giải pháp hiệu quả Phần lớn các doanh nghiệp đều biết Thông tƣ số 53/2006/TT-BTC về việc áp dụng KTQT Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp Việt Nam đa phần là vừa và nhỏ nên chƣa quan tâm đến việc tổ chức công tácKTQT Nhƣ vậy, đại đa số các doanh nghiệp vẫn chƣa quan tâm thỏa đáng đến một văn bản có ý nghĩa đầu tiên hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng KTQT Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến kế toán tài chính mà không hề biết vai trò mà KTQT mang lại trong điều hành hoạt động của công ty Mặc khác, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số53/2006/TT-BTC về áp dụng KTQT vào doanh nghiệp nhưng chỉ mang tính hướng dẫn chứ không bắt buộc nên đa phần các công ty vừa và nhỏ không áp dụng KTQT, thậm chí những công ty có quy mô lớn nhƣng vẫn chƣa áp dụng Nếu có áp dụng thì chỉ dạng sơ khai, đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, KTQT chỉ là chi tiết hóa số liệu của kế toán tài chính Các doanh nghiệp chƣa khai thác triệt để công cụKTQT vào hoạt động của đơn vị.
Như vậy, việc tổ chức KTQT nói chung và áp dụng theo phương pháp ABC ở các DN Việt Nam vẫn còn sơ khai hoặc chỉ dừng lại ở mức độ tự xây dựng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho nhà quản trị làm cơ sở ra quyết định phù hợp.
Từ phương pháp kế toán chi phí truyền thống đến phương pháp ABC
2.3.1 Sự ra đời của phương pháp kế toán truyền thống và phương pháp ABC
Phương pháp TDC ra đời vào những năm 1870 – 1920, lúc đó khoa học kỹ thuật chƣa phát triển, quy trình sản xuất còn đơn giản, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao và chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp Phương pháp TDC lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường dựa trên số giờ công lao động hay số giờ máy hoạt động và việc phân bổ chi phí gián tiếp vào sản phẩm dịch [3]
Ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ, thời đại của sự chuyển dịch từ sản xuất dựa trên nguồn nhân công là chính sang ứng dụng của thiết bị và máy móc tân tiến, giảm đi số giờ cũng nhƣ số lƣợng công nhân trong nhà máy Chính điều này làm thay đổi cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp , tăng tỷ trọng định phí và giảm tỷ trọng của biến phí Mặc khác nguồn lực có hạn nhưng sức ép thị trường ngày càng gia tăng cả trong và ngoài nước Trong bối cảnh này nhà quản trị cần có những thông tin về tài chính, cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của mình một cách chính xác, kịp thời và chi tiết nhằm đưa ra quyết định và hướng đi đúng đắn Vì thế phương pháp TDC không còn phù hợp để đáp ứng những yêu cầu này nữa Cụ thể vào những năm 1980, các công ty của Mỹ đối mặt với những cuộc cạnh tranh gay gắt bởi các công ty đến từ Nhật Bản, các nhà quản trị cần những thông tin đáng tin cậy để ra quyết định nhƣng hệ thống kế toán hiện tại không đáp ứng đƣợc điều đó Cùng thời gian này, Robin Cooper and Rober S Kaplan giới thiệu phương pháp ABC nhằm khắc phục những nhược điểm vốn có của phương pháp TDC Các công ty Mỹ bắt đầu nghiên cứu áp dụng phương pháp ABC và đã đem lại những thay đổi to lớn trong việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm sản xuất, quyết định về giá, chính sách hậu mãi… đã dẫn đến cải thiện đáng kể lợi nhuận và gia tăng sự cạnh tranh của các công ty Mỹ.
2.3.2 So sánh phương pháp ABC và TDC
Về mục tiêu cơ bản, cả hai phương pháp này giống nhau là đều hướng tới mục tiêu xác định chi phí giá thành của sản phẩm dịch vụ, và cung cấp thông tin chi phí giá thành cho nhà quản trị ra quyết định Xét về giai đoạn thì cả hai phương pháp đều như nhau:giai đoạn đầu xác định chi phí liên quan đến hoạt động chịu chi phí hay trung tâm chi phí, giai đoạn 2 là tính toán giá thành sản phẩm dịch vụ thông qua kỹ thuật tính toán của từng phương pháp.
Tuy nhiên, phương pháp TDC chỉ đề cập chủ yếu đến việc tính toán giá thành sản phẩm (dịch vụ) phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, còn phương pháp ABC ngoài mục tiêu tính toán chính xác giá thành còn cung cấp thêm thông tin chính xác cho các quyết định của nhà quản trị Chính sự khác nhau này dẫn đến phạm vi tập hợp chi phí khác nhau và kỹ thuật tính toán cũng khác nhau. Đối với phương pháp TDC việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thông thường theo nhà xưởng, quy trình sản xuất, còn phương pháp ABC xác định đối tương tập hợp chi phí là những hoạt động nhóm hoạt động làm phát sinh chi phí. Phương pháp TDC sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường là số giờ lao động hay số giờ hoạt động của máy móc thiết bị, trong khi ấy phương pháp ABC sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp dựa trên mối quan hệ nhân quả với chi phí Thực tế ở đây công việc tập hợp chi phí phát sinh của kế toán là giống nhau, chỉ khác nhau là phạm vi tập hợp chi phí Về việc phân bổ chi phí gián tiếp cũng giống nhau, tất cả các chi phí gián tiếp đều đƣợc phân bổ cho các đối tƣợng chịu chi phí (sản phẩm, dịch vụ) Nhƣng bởi vì ABC lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí dựa vào mối quan hệ nhân quả với nguyên nhân làm phát sinh chi phí (driver cost) vì vậy tiêu thức phân bổ nhiều hơn rất nhiều so với phương pháp TDC.[4]
Ngoài ra, phương pháp TDC giá thành sản phẩm bao gồm tất cả những chi phí sản xuất kể cả những chi phí sản xuất không là nguyên nhân tạo ra sản phẩm Ngƣợc lại, phương pháp ABC sẽ loại bổ các chi phí trong sản xuất không liên quan tới việc hình thành sản phẩm, thay vào đó những hoạt động làm phát sinh chi phí sau khi sản phẩm, dịch vụ (chi phí ngoài sản xuất) đƣợc cung cấp tới khách hàng nhƣ chi phí bảo hành của sản phẩm đó, chi phí hậu mãi sau bán hàng,…sẽ đƣợc tính vào trong sản phẩm (dịch vụ).
Chính vì vậy, phương pháp ABC cung cấp thông tin chi phí giá thành đầy đủ và đáng tin cậy cho nhà quản trị ra quyết định, tránh đƣợc sai lầm mà các nhà quản trị hay mắc phải khi sử dụng thông tin được cung cấp từ phương pháp TDC.
2.4 Phương pháp xác định chi phí sản xuất dựa trên mức độ hoạt động
2.4.1 Khái niệm phương pháp kế toán quản trị theo phương pháp ABC
Vào những năm 1980, những hạn chế của hệ thống kế toán chi phí truyền thống đã trở nên phổ biến Sau những năm 1980, những thách thức bắt đầu đặt ra cho việc tính toán và áp dụng những hệ thống thông tin chi phí mới Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, những dây chuyền sản xuất tự động đã trở nên phổ biến, nhiều loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra hàng loạt, chi phí lao động chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất, trong khi chi phí quản lý và phục vụ sản xuất tăng dần và chiếm tỷ trọng đáng kể, việc phân bổ chi phí gián tiếp dựa trên tiêu thức phân bổ giản đơn trở nên không còn phù hợp làm biến tướng giá trị của sản phẩm có thể cao hoặc thấp hơn bản chất thực sự dẫn tới việc đƣa ra các quyết định đầu tƣ sai lệch.
Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí theo hoạt động ABC.
Từ trước đến nay, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả trên thế giới có một khái niệm khác nhau.
Theo Douglas (1992) khi nghiên cứu ứng dụng triển khai ABC, có khái niệm ABC nhƣ sau:
“ Phương pháp phân bổ chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) là một khái niệm về kế toán chi phí, khái niệm dựa trên tiền đề sản phẩm sử dụng các hoạt động để hoàn thành, và các hoạt động đòi hỏi các chi phí để thực hiện Nhƣ vậy, hệ thống này đƣợc thiết kế các chi phí không đƣợc tập hợp trực tiếp đến các sản phẩm, mà các chi phí đƣợc tập hợp đến các hoạt động, sau đó các hoạt động đƣợc tập hợp đến các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp hoạt động đó.”[22] Đối với Kaplan (1998) cho rằng: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động,quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp
ABC là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”.[11]
Theo Robin (2009) ABC đƣợc định nghĩa là một hệ thống kế toán ghi nhận chi phí theo biến đổi của hoạt động thực hiện trong đơn vị và sử dụng nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung đến các sản phẩm Nguyên tắc chính của phương pháp này là dựa vào các hoạt động chuyển hoá các nguồn lực thành các đầu ra của doanh nghiệp.
Như vậy, phương pháp ABC có thể được hiểu là phương pháp phân bổ chi phí sử dụng đa tiêu thức để phân bổ chi phí đến đối tƣợng cuối cùng là sản phẩm, khách hàng, thị trường, kênh phân phối Nguyên tắc chính của phương pháp là tính chi phí cho từng hoạt động, sau đó tổng hợp các chi phí đến đối tƣợng cuối cùng bằng cách đo lường bao nhiêu hoạt động phục vụ cho đối tượng này.
2.4.2 Các ƣớc kỹ thuật để triển khai ABC Để triển khai mô hình ABC, theo Kaplan (1998) thì các thành phần chính của mô hình cần chú ý chính là: Nguồn lực, hoạt động, đối tƣợng tập hợp chi phí Nghiên cứu chi tiết hơn, Turney (1996) các thành phần trong mô hình cần chú ý nhƣ sau: Nguồn lực, hoạt động, trung tâm hoạt động, tiêu thức phân bổ nguồn lực, tập hợp chi phí theo hoạt động, nhân tố sử dụng chi phí, tiêu thức phân bổ chi phí theo hoạt động, đối tƣợng chi phí Trong hệ thống ABC, Kaplan (1998) cho rằng các hoạt động đƣợc tập trung chú ý hơn là các sản phẩm, vì điều này sẽ giúp thông tin cung cấp từ hệ thống tránh bị sai lệch nhƣ hệ thống kế toán chi phí truyền thống Hoạt động không chỉ đƣợc xem xét một cách thông thường mà đặt trong mối tương quan với sản phẩm, tính chi phí mỗi hoạt động, tiêu thức đo lường hoạt động chính trong công ty (Drury, 1996). Tuy nhiên, điều đầu tiên cần chú ý khi muốn triển khai mô hình ABC là mục tiêu của mô hình sẽ giải quyết đƣợc vấn đề nào cho doanh nghiêp, Turney (1996) đã đƣa ra một số mục tiêu nhƣ sau:
– Những hoạt động gì đang đƣợc tiến hành và sử dụng nguồn lực của công ty?
– Chi phí thực hiện các hoạt động là bao nhiêu và cho toàn quá trình kinh doanh là bao nhiêu?
– Tại sao công ty lại cần các hoạt động hay quá trình kinh doanh này?
– Mỗi nguồn lực tham gia vào sản phẩm và dịch vụ của công ty là bao nhiêu?
Cụ thể các bước triển khai mô hình:
Bước 1: Nhận diện các hoạt động chính trong doanh nghiệp
Theo Turney (1996) việc mô tả và nhận diện các hoạt động trong doanh nghiệp nhƣ là quả tim (điểm chính yếu của toàn bộ thiết kế cấu trúc ABC) Vì điều này giúp kế toán tại đơn vị xác định đƣợc những gì thật sự xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty và hệ thống ghi nhận chi phí đƣợc xây dựng trên những nghiệp vụ có thật (Innes, 1998).
Dury (1996) định nghĩa hoạt động là sự kiện, nghiệp vụ, một công việc với một mục đích cụ thể Còn theo Thủy (2009) hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí của đơn vị Turney (1996) cho rằng hoạt động mỗi công ty sẽ khác nhau tùy thuộc vào công nghệ áp dụng, quy mô, hay cách tổ chức kinh doanh của từng đơn vị.
Một số đặc điểm của nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam
2.5.1 Giới thiệu ngành cảng biển và khai thác cảng biển a Khái niệm cảng iển
Cảng biển là điểm luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia hoặc các khu vực với nhau, và đƣợc xem là mắt xích trong dây chuyền vận tải Cảng biển đƣợc xây dựng kết cấu hạ tầng và đƣợc trang bị các trang thiết bị cho tàu biển ra vào để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác Cảng biển bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng Vùng đất cảng là nơi để xây dựng cầu cảng, kho bãi, hệ thống giao thông và đƣợc lắp đặt các trang thiết bị Vùng nước cảng là vùng nước trước cầu cảng, nơi neo đậu và là vùng để tàu quay trở Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, hệ thống giao thông, phương tiện thông tin,…Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, đƣợc sử dụng cho tàu biển neo, đậu, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác.
Sự phát triển của ngành cảng biển gắn liền với hoạt động khai thác cảng, bao gồm các dịch vụ nhƣ theo dõi và sắp xếp tình hình tàu ra vào cảng, tình hình hoạt động của bến cảng và cầu cảng, bốc xếp hàng hóa lên xuống tàu, lưu kho bãi, quản lý kho hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác. b Ph n loại cảng iển
Có rất nhiều cách để phân loại cảng biển, tuy nhiên để làm rõ các thành phần và vai trò của từng loại cảng biển trên thế giới, chúng tôi tiến hành phân loại cảng biển theo chức năng:
Cảng tổng Cảng Cảng Cảng Cảng chuyên trung hợp container dụng chuyển cạn(ICD)
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại cảng biển theo chức năng
Cảng tổng hợp: là cảng thương mại chuyên giao nhận và xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm: hàng rời- đóng kiện (break- bulk cargo), hàng chuyên dụng, hàng container, các loại hàng khô và hàng lỏng khác.
Cảng container: là cảng chuyên xử lý và xếp dỡ container, hàng hóa đƣợc bảo quản trong các container có tiêu chuẩn là 20 feet hoặc 40 feet Với xu hướng container hóa, hầu hết các cảng biển đều có khu vực và trang thiết bị riêng để phục vụ các mặt hàng container.
Cảng chuyên dụng: là cảng chuyên xử lý một loại hàng hóa (xi măng, xăng dầu,
…) phục vụ cho các ngành nghề riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp, ) bao gồm cảng chuyên dụng hàng rời (ngũ cốc, cát, sỏi, xi măng, ) và cảng chuyên dụng hàng lỏng (khí gas).
Cảng trung chuyển: là nơi chuyển tiếp hàng hóa container giữa các “ tàu mẹ” và” tàu con”, tức là các tàu đƣa hàng hóa đến cảng trung gian, sau đó hàng hóa từ cảng trung gian sẽ đƣợc vận chuyển đến điểm đích (hoặc cảng đích) thông qua hệ thống vận tải nội địa hoặc các cảng feeder.
Cảng cạn (ICD): là loại cảng nằm sâu trong nội địa (miền hậu phương của cảng), đƣợc gọi là cảng cạn hay điểm thông quan nội địa.
Nhờ những ưu điểm vượt trội và xu hướng container hóa trên thế giới, cảng container hiện nay là cảng phổ biến nhất và phát triển nhất tại các quốc gia Tỷ trọng container trong ngành vận tải biển ngày càng gia tăng, từ mức 50% năm 2000 lên đến 70% trong năm 2015 [7] c Giá trị ngành cảng iển Việt Nam Đầu vào : Đất cảng, hạ tầng, trang thiết bị, lao động
Hình 2.6: Giá trị ngành cảng biển Việt Nam Đất cảng không còn nhiều:
Cục Hàng Hải Việt Nam sẽ quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển lên Bộ giao thông Việc đảm bảo quỹ đất, vùng nước để phát triển theo đúng quy hoạch thuộc về trách nhiệm của các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Các doanh nghiệp muốn xây dựng cảng biển cần xin phép và trình kế hoạch xây dựng lên UBND cấp tỉnh cũng nhƣ dưới sự quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.
Hạ tầng chưa đồng bộ:
Kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc bằng vốn ODA (ví dụ nhƣ cảng Cái Mép- Thị Vải đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản) Sau đó tiến hành cho các doanh nghiệp khai thác cảng(thường là tư nhân) thuê kết cấu hạ tầng Hợp đồng thuê khai thác kết cấu hạ tầng thường trên 30 năm, doanh nghiệp khai thác cảng trả phí thuê một lần cho việc sử dụng trong nhiều năm, hoặc trả từng năm một Giá thuê gồm hai phần là giá thu cố định và giá thu thay đổi, đƣợc điều chỉnh định kỳ 5 năm/lần.
Trang thiết bị, công nghệ chưa hiện đại:
Hiện nay trang thiết bị đƣợc sử dụng ở cảng tại Việt Nam đều đƣợc nhập khẩu do Việt Nam vẫn chƣa thể tự sản xuất đƣợc các trang thiết bị lớn nhƣ cẩu bờ, cẩu giàn, cẩu khung RTG,…Phần lớn trang thiết bị đƣợc nhập khẩu từ Đức hoặc Trung Quốc Ngoài các cảng lớn ở Hải Phòng, khu vực TP.HCM và Vũng Tàu đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại, còn lại các cảng khác tại Việt Nam có trang thiết bị và công nghệ còn lỗi thời và cần nhiều lao động thủ công, các thiết bị xếp dỡ tương đối lạc hậu với công suất bốc dỡ còn thấp, dẫn đến tình trạng chậm trễ ở các cảng.
Các trang thiết bị đƣợc chạy bằng dầu diesel và điện, chi phí nhiên liệu (điện, dầu) thường chiếm 5-7 % trong chi phí giá vốn Do đó, những năm giá dầu giảm mạnh, biên lãi gộp của các công ty khai thác cảng chỉ tăng nhẹ và tác động không đáng kể Các năm trở lại đây, Việt Nam cũng dần chuyển sang sử dụng các trang thiết bị xếp dỡ chạy bằng điện (thay vì chỉ chạy bằng dầu diesel như trước).
Lao động vừa thiếu vừa yếu:
Hình 2.7: Tỷ trọng chi phí nhân công trên tổng chi phí
Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngành, trung bình chiếm 33%.Theo thống kê hiện nay của Viện nghiên cứu phát triển logistics, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này hiện nay thiếu 26% chuyên gia kỹ thuật, 21% số người có kiến thức về logistics Trong 1,5 triệu lao động ngành logistics chỉ có 3% đã qua đào tạo; 53% doanh nghiệp thiếu nhân lực và 30% doanh nghiệp cần phải đào tạo lại. Đầu ra: các dịch vụ xếp dỡ, kho ãi, lai dắt tàu.
Hình 2.8: Cơ cấu doanh thu ngành
Doanh thu từ dịch vụ xếp dỡ tại cầu cảng chiếm tỷ trọng cao nhất 72,5%; doanh thu từ lưu kho bãi chiếm 20,2% trong cơ cấu doanh thu. d Hệ thống cảng nước ta gồm:
Nhóm cảng biển phía Bắc
Hình 2.9: Cung cầu thông quan hàng hóa ở cảng phía Bắc
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, khu vực cảng Hải phòng là nơi có sản lƣợng hàng hóa thông quan cao nhất tại miền Bắc.
Tại khu vực này tập trung một số cảng nổi bật nhƣ Green Port, Chùa Vẽ, Hải
An, Đình Vũ, Nam Hải – Đình Vũ,… Năm 2013, tổng sản lƣợng hàng thông qua hệ thống cảng biển phía bắc đạt 2,233 nghìn TEU, tốc độ tăng trưởng trung bình tại khu vực này là 10.1% trong giai đoạn 2008 – 2013, năm 2016 sản lƣợng hàng thông quan cảng Hải Phòng đạt khoảng 4500 TEU, tăng 13,6% so với năm 2015 và có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 2010-2015 là 12,6%.[7]
Nhóm cảng biển tại khu vực miền Trung
Hình 2.10: Sản lƣợng hàng hóa thông quan qua cảng miền Trung
Các yếu tố tác động đến việc triển khai mô hình ABC
2.6.1 Sự ủng hộ của nhà lãnh đạo
Bất kỳ mọi vấn đề nào liên quan tới doanh nghiệp, sự ủng hộ từ phía nhà lãnh đạo luôn là yếu tố quan trọng, quyết định công việc hay kế hoạch có thành công hay không Đối với việc triển khai mô hình ABC cũng không ngoại lệ, sự ủng hộ của nhà lãnh đạo là công cụ giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cần thiết phải thay đổi sang mô hình ABC Do vậy, nếu thiếu sự ủng hộ của các lãnh đạo trong công ty, thì dự án ABC gần nhƣ không thể triển khai.
Những dấu hiệu thể hiện thiếu sự ủng hộ là không hỗ trợ nguồn lực để triển khai, thay đổi liên tục các cá nhân tham gia, không hỗ trợ giải quyết các xung đột, không cứng rắn bắt buộc các bộ phận phải tham gia.[1]
Khi thiếu sự quan tâm của lãnh đạo đồng nghĩa với việc gặp khó khăn về tài chính và thời gian cho dự án Khi dự án triển khai đòi hỏi về nguồn lực tài chính rất lớn không chỉ với các nhóm doanh nghiệp khai thác cảng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy Các kế hoạch về ngân sách và phê duyệt các chi phí phát sinh bị lùi lại hay không phê duyệt nếu một trong các lãnh đạo đơn vị không ủng hộ, điều này ảnh hưởng lớn đến việc triển khai dự án (Robin, 2009) Bên cạnh đó, còn thể hiện là không bố trí, phân công thời gian cho các nhân viên thực hiện dự án.[23],[24]
Thể hiện khác của sự thiếu ủng hộ dự án từ phía cấp cao là thường xuyên thay đổi các nhân sự trong nhóm triển khai Biểu hiện là lãnh đạo của công ty rút các cá nhân này để thực hiện các công việc khác khi cho rằng mô hình này không cần đƣợc ƣu tiên, hay các nhân viên trong nhóm bị điều chuyển hay bị sức ép nghỉ việc cũng là một khó khăn lớn Hay thiếu sự cứng rắn bắt buộc các bộ phận tham gia, vì thực tế trong quá trình tham gia dự án, một số bộ phận có thể chống đối bằng cách không nhiệt tình hỗ trợ, hay đặt mục tiêu hỗ trợ, hoàn thành các chỉ tiêu đƣợc giao về dự án ABC theo đúng thời hạn [22] Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo không giải quyết các xung đột giữa các phòng ban khi triển khai dự án, dẫn đến dự án bị thất bại Khi triển khai dự án, đòi hỏi có sự hỗ trợ từ các phòng ban khác cùng tham gia vì ABC là dự án của cả công ty Điều này dẫn đến tình trạng dự án kéo dài không thể kết thúc.[11]
Nhƣ vậy, thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo là một trong những yếu tố gây nên sự thất bại khi triển khai ABC Thiếu ủng hộ của lãnh đạo thể hiện nhƣ không hỗ trợ các nguồn lực triển khai, thay đổi liên tục các cá nhân tham gia, không hỗ trợ giải quyết các xung đột giữa các phòng ban, hay không bắt buộc các bộ phận phải tham gia.
2.6.2 Nhận thức về ABC tại các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam
Yếu tố tiếp theo cản trở việc vận dụng mô hình vào doanh nghiệp khai thác cảng là hạn chế nhận thức về mô hình ABC dẫn đến không triển khai hay thiết kế mô hình áp dụng vào đơn vị Việc hạn chế này thể hiện là những người lãnh đạo chưa thấy đƣợc lợi ích của mô hình, hay chƣa nắm rõ cơ chế hoạt động của mô hình ABC trong việc hỗ trợ triển khai cho đơn vị Các nhà lãnh đạo nhìn nhận sự đánh đỏi giữa chi phí và lợi ích mang lại khi triển khai mô hình ABC là không đủ lớn để họ từ bỏ phương pháp truyền thống để triển khai mô hình này.[1]
Bên cạnh không nhận thức được lợi ích chính của phương pháp ABC, Amrik
(1998) còn nhận thấy các nhà quản lý chƣa hiểu rõ quy trình hoạt động của công ty để từ đó có thể áp dụng đƣợc ABC Do không hiểu rõ quy trình hoạt động của đơn vị nên các nhà quản lý cho rằng vấn đề ABC rất khó khăn trong việc triển khai, hay các nhà quản lý chỉ hiểu ABC chỉ là vấn đề của kế toán nên không nhất thiết phải ƣu tiên thiết lập nhằm quản lý hiệu quả hơn.
Hạn chế về nhận thức cần thay đổi hệ thống thông tin phù hợp với môi trường kinh doanh cũng làm hạn chế việc vận dụng mô hình vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng Theo Douglas (2013) các doanh nhân trong thời gian đầu rất thành công vì họ có kiến thức và trực giác về sản phẩm và thị trường, họ có khả năng đưa ra quyết định nhanh và chính xác với một ít dữ kiện Tuy nhiên, theo thời gian công ty phát triển vƣợt mức kiểm soát theo trực giác và kiến thức của họ, những quyết định sai về sản phẩm và thị trường xuất hiện do các quyết định dựa trên các thông tin phi thực tế.
Chính sự thay đổi nhanh của môi trường bên ngoài, đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin kế toán phức tạp để hỗ trợ Vấn đề này, dường như không được các nhà quản lý quan tâm Bởi vì, họ nhận thức sai về kế toán cho rằng thông tin kế toán chỉ dùng để lập ra các báo cáo tài chính và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước Trong khi hệ thống kế toán lại chính là nguồn mang nhiều thông tin nhất về tình hình của đơn vị nhƣng lại không đƣợc chú trọng Và đó cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế việc triển khai mô hình ABC tại nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng.[1]
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng những biểu hiện của việc hạn chế nhận thức về mô hình ABC nhƣ không hiểu rõ quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chƣa hiểu sâu về kiến thức ABC cũng nhƣ cơ chế hoạt động của mô hình, là lí do họ cho rằng mô hình khó có thể triển khai thành công trong doanh nghiệp Đồng thời, chính sự nghi ngờ giữa lợi ích thu lại có bù đắp đƣợc những chi phí bỏ ra hay không Chính những điều này làm hạn chế phát triển mô hình ABC trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng nói riêng.
2.6.3 Thiếu nguồn lực ảnh hưởng đến thiết kế mô hình ABC
Khi nhận thức đƣợc khái niệm và lợi ích của mô hình ABC là rào cản thứ nhất, rào cản thứ hai mà mô hình này không được xây dựng là thiếu nguồn lực để đi bước kế tiếp ứng dụng ABC vào thực tế tại các công ty [24] Các hạn chế nguồn lực đƣợc thể hiện là thiếu thời gian bố trí cho nhân viên tham gia vào ABC, thiếu nguồn lực về máy tính, ngân sách phân bổ cho phân tích thiết kế hệ thống, thiếu nhân viên và chuyên gia giỏi tham gia phát triển mô hình.
Một nguyên nhân gây hạn chế trong quá trình triển khai các dự án ABC chính là thời gian cho nhân viên tham gia Vấn đề thiếu thời gian đƣợc thể hiện qua không đủ thời gian bố trí đào tạo, bắt kiêm nhiệm tiến hành việc cũ và triển khai ABC Để triển khai ABC, vấn đề tổ chức huấn luyện cho toàn đơn vị phải đƣợc thực hiện, tuy nhiên các công ty không bố trí đủ thời gian để thực hiện đào tạo [17] Chính vì vậy, việc triển khai thường bị kéo dài kết quả là dự án thường bị chấm dứt do khả năng cũng như không thấy đƣợc điểm kết thúc của mô hình Điều này làm nhận thức của nhà quản trị về dự án không khả thi và cho ngƣng lại Bên cạnh đó, vấn đề thiếu thời gian mà các công ty không thể vƣợt qua đƣợc chính là bắt kiêm nhiệm Khi triển khai dự án, nhóm thiết kế ABC và các nhân viên không thể chỉ chuyên tâm vào việc triển khai ABC mà còn phải thực hiện công việc đang làm, thiếu thời gian đầu tƣ dẫn đến công việc triển khai không có kết quả, đồng thời tăng chi phí cho công ty do phải làm việc ngoài giờ Điều này dẫn đến, dự án phải dừng lại khi định kỳ đánh giá hiệu quả để triển khai tiếp tục.
Nguyên nhân kế đến khi nói đến thiếu nguồn lực triển khai ABC chính là vấn đề máy tính và các phần mềm hỗ trợ trong việc phân tích và xử lý số liệu thu thập trong quá trình điều tra Khi tiến hành triển khai ABC đòi hỏi phải phân tích lƣợng dữ liệu rất lớn, điều này đòi hỏi phải trang bị máy tính để xử lý, chi phí này thường quá lớn đối với các công ty có quy mô nhƣ Việt Nam Đây là nguyên nhân gây trở ngại lớn khi các công ty này muốn tham gia triển khai dự án Bên cạnh đó, ABC đòi hỏi phải có phải có phần mềm xử lý dữ liệu chuyên biệt (chương trình AHP), phần mềm này đòi hỏi phải viết riêng cho từng công ty theo đặc thù hoạt động Do đó, điều này thường không đƣợc duyệt ngân sách khi bắt đầu triển khai dự án.
Hạn chế nguồn lực còn thể hiện thiếu ngân sách phân bổ cho dự án ABC Vấn đề này đƣợc thể hiện với chi phí đầu tƣ cho thuê chuyên gia, các chi phí phục vụ, phân tích dữ liệu Điều này khiến các công ty cân nhắc phân bổ ngân sách triển khai Ngoài ngân sách thuê chuyên gia tƣ vấn triển khai các phí thu thập và phân tích dữ liệu chiếm một khoảng lớn trong ngân sách thiết kế Các chi phí này bao gồm chi phí thiết kế thu thập, chi phí hành chính liên quan đến quá trình thu thập dữ liệu nhƣ in ấn, chi phí huấn luyện, trả lương cho nhóm tiến hành dự án ABC Chính điều này thường phá vỡ ngân sách phân bổ, do chưa thể ước lượng được hết các chi phí phát sinh, và các dự án ABC thường phải hoạt động cầm chừng hay phải dừng lại vì hết ngân sách [1]
Một nguyên nhân quan trọng liên quan đến hạn chế nguồn lực triển khai ABC chính là thiếu đội ngũ kế toán am hiểu về ABC Khi triển khai mô hình, các nhân viên kế toán của công ty đóng vai trò quan trọng, họ là những người hiểu biết rất rõ về các chi phí cũng nhƣ các đối tƣợng sử dụng chi phí (Kaplan, 1998) Tuy nhiên, khi triển khai ABC tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân viên kế toán thường chưa được đào tạo về ABC, họ chƣa có khả năng xử lý các tình huống về phân tích hệ thống các hoạt động, tách biệt các đối tƣợng chi phí theo hoạt động hay các vấn đề liên quan đến tính chi phí cho mỗi hoạt động hay phân bổ cho đối tƣợng cuối cùng [3] Chính điều này, thường làm dự án ABC triển khai bị rối, các vấn đề bị dồn lại và không thể giải quyết khi các mấu chốt không có lời giải Điều này làm cho dự án bị kéo dài và thường bị dừng lại vì nguyên nhân liên quan đến nhân viên kế toán thiếu năng lực giải quyết về ABC.
PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình và quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu trước và sự góp ý của các chuyên gia có kinh nghiệm về KTQT, tác giả đƣa ra một số các mô hình nghiên cứu, cụ thể nhƣ:
Mô hình nghiên cứu của Lucas Makomane Taba vào năm 2005 ông đƣa ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện thành công tính chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động ở ngành bưu chính tại Nam Phi bao gồm:
Thiếu sự hợp tác các bộ phận Đào tạo nguồn lực
Sự ủng hộ lãnh đạo
Thực hiện thành công tính CP kinh doanh theo ABC
Thiếu phần mềm ứng dụng
Một nghiên cứu trong nước của Tác giả Phạm Hồng Hải (2013) xây dựng trên 3 giả thuyết,cụ thể:
Giả thuyết 1 (H1): Các biến thái độ và tổ chức giải thích mức độ biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M.
H1a: Sự ủng hộ của tổ chức và mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong tổ chức giải thích sự biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC.
H1b Vấn đề đào tạo trong tổ chức giải thích sự biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M.
Giả thuyết 2 (H2): Các biến kỹ thuật không giải thích sự biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M
H2a: Thuê tƣ vấn bên ngoài không giải thích sự biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M.
H2b: Phần mềm ABC/M không giải thích sự biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M.
Giả thuyết 3 (H3): Các biến ngữ cảnh giải thích mức độ biến đổi đáng kể trong sự tiếp nhận ABC/M.
Các biến thái độ và tổ chức
Các biến thái độ và tổ chức bao gồm: Sự ủng hộ của ban quản trị cấp cao;
Sự kết nối ABC/M tới những chiến lƣợc cạnh tranh; Sự kết nối ABC/M tới đánh giá hoạt động và sự bồi thường; Các nguồn lực bên trong đủ; đào tạo trong việc thiết kế, sự thực hiện và sử dụng ABC/M; Những chủ doanh nghiệp không biết về công tác kế toán; và Sự rõ ràng những mục tiêu của ABC/M.
Các biến kỹ thuật bao gồm: sự nhận biết các hoạt động chính, sự chọn lựa các chìa khóa phân bổ; vấn đề trong thu thập dữ liệu chi phí.
Các biến ngữ cảnh bao gồm: sự hữu ích của thông tin chi phí, sự tồn tại của
IT, qui mô của công ty, sự cạnh tranh; sự thích hợp với các quyết định của nhà quản trị; khả năng tương thích với hệ thống đang tồn tại.
Hay mô hình nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Việt Hƣng và Trần Thứ Ba xây dựng mô hình nghiên cứu với 10 nhân tố đƣợc đánh giá làm cản trở ABC vận dụng vào các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm:
- Chưa hiểu biết rõ về phương pháp ABC
- Thiếu nguồn lực triển khai
- Tâm lý ngại thay đổi.
- Chiến lƣợc kinh doanh chƣa phù hợp để cần ABC
- Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo
- Hạn chế về kỹ thuật triển khai
- Huấn luyện đào tạo chƣa đƣợc quan tâm
- Tổ chức công ty chƣa thay đổi để có thể áp dụng ABC
- Chƣa xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển ABC
- Chưa xác định được khen thưởng để khuyến khích áp dụng ABC.
Ngoài ra, còn các nghiên cứu trước cũng liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai kế toán theo hoạt được Tác giả tổng hợp qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng mô hình
ABC tại các doanh nghiệp Biến Nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu của
Cơ cấu tổ chức chƣa thay đổi Wiriya (2002) [14] , Manivannan (2010) CCTC phù hợp để triển khai mô [15] , Suzanne (2011) [17] , Sorinel (2012) hình ABC [18]
Robin (2009) [16], Rosebud (2014) [19] , UHCC Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo Nguyễn Việt Hƣng &Trần Thứ Ba
Hạn chế về kỹ thuật vận Kaplan (2007) [16] ,Richard (2007) [20] , HCKT dụng Amrik (1998) [21] , Rosebud (2014) [19] ,
Việt Hƣng &Trần Thứ Ba (2016) [1]
CLKD Chƣa xây dựng chiến lƣợc Kaplan (1998) [10], Owen (2011) [12], kinh doanh đòi hỏi sử dụng Fandzial [24] , Rosebud (2014) [19] , Phillip
Biến Nhân tố ảnh hưởng Nghiên cứu của mô hình ABC (2013) [22]
NL Thiếu nguồn lực Amrik (1998) [21] , Nguyễn Việt
Wariga (2002) [14] , Phillip (2013) [22] TLNV Tâm lý hạn chế thay đổi Rosebud (2013) [19] , Suzanne(2011) [17] ,
Nguyễn Việt Hƣng&Trần Thứ Ba
Không xây dựng mục tiêu Rosebud (2013) [19] , Douglas (2013), , XDMT cho từng giai đoạn triển khai Faudziah (2012) [24] , Nguyễn Việt Hƣng gắn với khen thưởng hợp lý & Trần Thứ Ba (2016) [1]
NT Hạn chế về nhận thức Jamaliah (2008) [23] ; Suzanne (2011) [17] ,
Hạn chế vận dụng mô hình Kaplan(1998) [10] , Faudzial (2012) [24] ,
ABC vào các doanh nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mô hình đề xuất nghiên cứu
Căn cứ theo các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước (bảng 3.1) Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC trong các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam nhƣ sau:
Y = a0 + a1CCTC + a2UHCC + a3HCKT + a4CLKD + a5NL + a6TLNV
Trong đó, các biến độc lập (CCTC, UHCC, HCKT, CLKD, NL, TLNV,XDMT, NT) và biến phụ thuộc Y đƣợc đại diện cho các thành phần (hay nhân tố) nhƣ bảng trên, e là sai số (phần dƣ) của mô hình Các thang đo (biến quan sát) đƣợc thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý (hoặc rất không hài lòng) đến 5-Rất đồng ý (hoặc rất hài lòng).
Dưới đây là quy trình khái quát lại các bước tiến hành trong quá trình nghiên cứu của tác giả Từ bước đầu tiên về cơ sở lý thuyết cho tới xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát Cũng nhƣ tổng thể quá trình nghiên cứu chính thức thông qua việc đo lường độ tin cậy bằng cách kiểm tra hệ số Crobach’s alpha cũng như phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định phương sai trích và hệ số tải Từ đó cho ra mô hình hồi quy chính thức về các nhân tố ảnh hưởng tới việc vận dụng mô hình ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam (Xem hình 3.2)
Bước 1: Xây dựng thang đo
Thang đo nháp đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thông qua các thang đo được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây Vì vậy, trong bước này sẽ tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan hay còn gọi là tổng kết lý thuyết Việc tổng kết lý thuyết góp phần so sánh kết quả nghiên cứu để chứng minh đƣợc kết quả là lý thuyết khoa học mới so với cái đã có trước (Thành, 2006; Thọ, 2012) Là bước đầu tiên nhƣng rất quan trọng giúp xác định đúng vấn đề nào cần đƣợc nghiên cứu Đồng thời bước này còn cho biết xu hướng nghiên cứu cũng như những vấn đề nào đã được giải quyết bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Cụ thể với đề tài nghiên cứu của tác giả, trên cơ sở lý thuyết về phương phápABC cũng nhƣ xem xét một cách tổng thể về đặc điểm, thực trạng kế toán quản trị tại nhóm doanh nghiệp khai thác Cảng ở Việt Nam và các nghiên cứu trước đã được kiểm định nhƣ của Robin Kaplan hay của hai tác giả Trần Thứ Ba và Nguyễn ViệtHưng để đưa ra các thang đo nháp Sau đó, tiến hành bước nghiên cứu định tính, là bước thảo luận và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực kế toán quản trị theo phương pháp ABC để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức
Cơ sở lý Thang thuyết đo nháp
Hàm ý quản trị Đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích yếu tố khám phá EFA
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha biến tổng
- Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ
- Kiểm tra phương sai trích
- Kiểm tra các yếu tố rút trích
- Loại các biến có mức tải yếu tố nhỏ
- Kiểm tra đa cộng tuyến
- Kiểm tra sự tương quan
- Kiểm tra sự phù hợp
- Đánh giá mức độ quan trọng
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Sau khi xây dựng sơ bộ thang đo nháp ở bước 1, các thang đo tiếp tục được hiệu chỉnh và bổ sung thông qua sự đánh giá , góp ý kiến của các chuyên gia là giảng viên khoa Kế toán Kiểm toán trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM (IUH) là những thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy về lĩnh vực kế toán quản trị lâu năm của khoa, những thầy cô có kinh nghiệm trong nghiên cứu về phương pháp ABC, đồng thời là các kế toán trưởng của các đơn vị thuộc cảng Tân Cảng Sài Gòn Sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất Đồng thời thiết kế các thang đo cho các nhân tố làm cơ sở hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Trong bước này thực hiện các công việc: điều tra chính thức, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy Trong đó, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy là hai công việc chính của bước này Điều tra chính thức được thực hiện trên 235 phiếu đƣợc khảo sát bởi những nhà lãnh đạo, nhân viên thuộc lĩnh vực kế toán, các trưởng phòng tài chính, nhà quản trị của các đơn vị thuộc Tân Cảng Sài Gòn. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Nhằm rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair,
y dựng thang đo
Trong nghiên cứu này thiết kế 9 bộ thang đo để đánh giá hạn chế vận dụng phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam Trong đó có 8 thang đo cho nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc Thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sử dụng để thiết kế trong nghiên cứu này Các câu hỏi đều ở dạng hạn chế với việc phân chia hai cực là mức 1- Rất không quan trọng và mức 5 là Rất quan trọng.
Tổng hợp trên cơ sở lý thuyết cùng các nghiên cứu trước đồng thời để thang đo mang tính xác thực hơn, tác giả đã tổ chức một cuộc thảo luận nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phương phápABC Sau khi thực hiện thảo luận nhóm đã điều chỉnh, bổ sung, bảng câu hỏi điều tra chính thức có 8 nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình ABC với 36 biến quan sát được dùng để xây dựng thang đo nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC tại nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tạiViệt Nam gồm: Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo, hạn chế về nhận thức, tâm lý hạn chế của nhân viên, hạn chế về kỹ thuật vận dụng, thiếu nguồn lực triển khai, chƣa xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với mô hình ABC, Không quan tâm tới việc huấn luyện và đào tạo, cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp với mô hình ABC, không xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai ABC Đối với biến phụ thuộc đƣợc đánh giá trên 6 biến quan sát.
Biến độc lập là các biến tác động tới biến phụ thuộc, cụ thể hơn trong đề tài này, các nhân tố tác động tới việc hạn chế ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam.
Các biến độc lập đƣợc ký hiệu là “X” và đƣợc đánh số thứ tự từ 1 đến
Bảng 3.3: Thang đo chƣa điều chỉnh biến độc lập
X1: Thiếu sự ủng hộ của cấp cao
X1.1 Thiếu sự ủng hộ từ các nhà quản lý, đặc biệt là những người quản lý tài chính kế toán về nguồn tài chính và thời gian triển khai mô hình X1.2 Các nhà quản lý không giải quyết mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau
X1.3 Thiếu sự hỗ trợ nguồn nhân sự để dự án triển khai không bị gián đoạn
X1.4 Thái độ cứng rắn xử lý những trường hợp không tuân thủ nguyên tắc của dự án
X2: Hạn chế nhận thức về phương pháp ABC tại doanh nghiệp
X2.1 Chƣa hiểu rõ quy trình hoạt động của công ty
X2.2 Không cần thay đổi hệ thống thông tin để phù hợp với điều kiện kinh tế
X2.3 Chƣa thấy rõ lợi ích mà ABC đem lại
X2.4 Còn mơ hồ giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra khi thực hiện mô hình
ABC X2.5 Chƣa nắm rõ và thật sự hiểu nguyên tắc vận hành của ABC
3: T m lý e ngại không muốn thay đổi của nh n viên
X3.1 Nhân viên tham gia lo sợ bị đánh giá khi dự án thất bại
X3.2 Nhân viên không muốn xử lý khối lƣợng công việc quá nhiều, ảnh hưởng thời gian riêng của họ
X3.3 Nhân viên cảm thấy mô hình hiện tại đã tốt không cần phải thay đổi sang ABC X3.4 Nhân viên cho rằng mô hình ABC quá phức tạp, tốn nhiều chi phí X3.5 Nhân viên thiếu tự tin về chuyên môn ở một lĩnh vực mới
X4: Chiến lƣợc kinh doanh chƣa phù hợp
X4.1 Chưa có chiến lược hướng tới việc tính giá thành dựa trên việc phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động X4.2 Chưa có chiến lược hướng tới việc tăng định phí giảm biến phí X4.3 Chƣa có chiến lƣợc tăng sự cạnh tranh dựa vào mô hình ABC
X5: Hạn chế về kỹ thuật triển khai
X5.1 Công ty chƣa xây dựng quy trình hoạt động cụ thể
X5.2 Khó khăn trong vấn đề nhận diện các hoạt động chính tại doanh nghiệp
X5.3 Khó xác định các tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp cho các hoạt động chính tại doanh nghiệp
X5.4 Không có hệ thống máy tính đủ để xử lý thông tin
X5.5 Phần mềm kế toán tại doanh nghiệp không hỗ trợ trong việc xử lý thông tin phù hợp với mục đích đề ra
X5.6 Vấn đề thu thập dữ liệu chi phí không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác kế toán đề ra
X6.1 Thiếu thời gian bố trí cho nhân viên
X6.2 Thiếu ngân sách hỗ trợ cho kế hoạch
X6.3 Thiếu hệ thống máy tính và phần mềm xử lý
X6.4 Thiếu chuyên gia và nhận sự có trình độ chuyên môn về ABC
X7: Cấu trúc tổ chức chƣa thay đổi phù hợp khi triển khai mô hình
X7.1 Cấu trúc quyền lực chƣa thay đổi phù hợp với các giai đoạn áp dụng
X7.2 Chƣa thay đổi chiến lƣợc hoạt động khi xem xét triển khai ABC
X7.3 Cấu trúc tổ chức không linh hoạt để đón nhận thay đổi áp dụng ABC.
X7.4 Văn hoá Cty chƣa mở để đón nhận cái mới nên không triển khai đƣợc
8: Không x y dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai gắn với khen thưởng hợp lý
X8.1 Công ty chƣa đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trong việc triển khai mô hình ABC
X8.2 Chưa tuyên dương và khen thưởng các cá nhân hay bộ phận hoàn thành tốt trong việc xây dựng và triển khai hiệu quả mô hình ABC
X8.3 Công ty không xây dựng theo hướng phân quyền toàn diện, giao quyền cho nhân viên
Khi thiết kế thang đo để đo lường biến phụ thuộc này, cần phải có các biến quan sát để đo lường biểu hiện của biến Y này Hạn chế vận dụng mô hình ABC vào các nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam thể hiện là các thông tin từ mô hình ABC không đƣợc sử dụng, thông tin này không đƣợc quan tâm hay chỉ đầu tƣ theo phong trào mà mô hình này không đƣợc sử dụng thực chất, vì cho rằng mô hình này không phục vụ cho công tác báo cáo thuế và kiểm toán, hay từ chối không sử dung ngay từ ban đầu Để đo lường cho biến phụ thuộc, nghiên cứu thiết kế các biến quan sát nhƣ sau:
Bảng 3.4: Thang đo biến phụ thuộc
Y: Hạn chế vận dụng mô hình ABC vào các nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam
Y1 Những quyết định tại doanh nghiệp có hạn chế tới việc triển khai phương pháp ABC
Y2 Doanh nghiệp rất ít chú trọng tới việc áp dụng kết quả nghiên cứu phương pháp ABC vào thực tế
Y3 Những kết quả từ việc áp dụng phương pháp ABC ít được doanh nghiệp quan tâm
Y4 Cho rằng kế toán chỉ phục vụ cho việc tính thuế và lập BCTC mà không hướng tới mục tiêu quản trị
Y5 Vấn đề về chi phí làm doanh nghiệp đắn đo khi quyết định triển khai phương pháp ABCY6 Doanh nghiệp có sẳn sàng muốn triển khai mô hình ABC
Phương pháp điều tra mẫu
Cỡ mẫu: Để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trong đó: n : cỡ mẫu. m : số biến độc lập của mô hình.
Dựa vào các cơ sở ở trên, tác giả thực hiện khảo sát với tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu khảo sát, số phiếu thu lại gồm 235 phiếu, trong quá trình nhập liệu và làm sạch số liệu có 211 phiếu trả lời hợp lệ Do đó mẫu khảo sát chính thức còn 211, cơ cấu của mẫu đƣợc trình bày trong bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.
Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên theo sự thuận tiện, lấy theo đơn vị phòng ban đã đƣợc mời cộng tác trong giai đoạn thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi sẽ đƣợc phát ra và phỏng vấn trực tiếp, thời gian phỏng vấn sau 30 phút sẽ thu lại Thời gian thu thập dữ liệu chính thức trong tháng 5-2017 đến tháng 6-2017. Đối tƣợng khảo sát: Đối tượng chọn mẫu là giám đốc, kế toán trưởng hoặc trưởng/phó phòng tài chính kế toán, nhân viên kế toán quản trị, nhân viên kế toán tài chính (tổng hợp) đồng thời lựa chọn một vài nhóm đối tƣợng không thuộc bộ phận kế toán nhƣng có liên quan tới các hoạt động phát sinh các chi phí liên quan tới việc thu thập số liệu của đề tài nghiên cứu như Trưởng/ phó phòng kinh doanh, phòng Control, phòng kỹ thuật cơ giới Như vậy, số liệu thu thập có thể tránh được quan điểm chủ quan của người khảo sát.
y dựng các giả thiết
Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với sự góp ý và thảo luận của các chuyên gia là các trưởng phòng tài chính và các giảng viên Khoa Kế toán Kiểm toán, tác giả đề xuất 8 giả thuyết cần phải kiểm định, bao gồm:
Giả thiết H1: Thiếu sự ủng hộ từ phía nhà lãnh đạo càng lớn thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H2: Hạn chế về nhận thức liên quan tới kế toán quản trị theo phương pháp ABC của doanh nghiệp (cụ thể là nhà lãnh đạo, nhân viên) càng cao thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H3: Thiếu nguồn lực trong doanh nghiệp càng lớn thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H4: Tâm lý e ngại của nhân viên khi thực hiện mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng lớn thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H5: Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp càng không phù hợp với yêu cầu của phương pháp ABC thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H6: Xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp chƣa phù hợp với yêu cầu của phương pháp ABC càng cao thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H7: Hạn chế về kỹ thuật triển khai mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng cao thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Giả thiết H8: Cơ cấucủa tổ chức chƣa phù hợp càng cao thì khả năng triển khai và vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC càng thấp.
Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác Cảng tại Việt Nam Trong nghiên cứu thực hiện qua hai phương pháp chính: nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính Đề xuất mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên ý kiến và thảo luận của các chuyên gia Dựa trên cơ sở này, tác giả đƣa ra 8 giả thiết cho mô hình nghiên cứu và được kiểm tra trong chương 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu
Trên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở các chương trước, chương này sẽ tập trung giải quyết mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phướng ABC tại nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam Chương này bao gồm các nội dung chính nhƣ sau: (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậyCronbach’s Alpha, (2) kết quả phân tích nhân tố EFA, (3) mô hình hồi quy đa biến, (4) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Kết quả mẫu chính thức cho thấy các đối tƣợng tham gia cuộc khảo sát là Lãnh đạp cấp cao (Giám đốc/Phó GĐ,…) chiểm tỷ lệ là 19.4%, Kế toán trưởng/Trưởng/Phó phòng kế toán tài chính (chiếm 29.9%), Nhân viên kế toán (kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp) chiếm 38.9% và đối tƣợng khác có tham gia trả lời phiếu khảo sát chỉ chiểm một tỷ lệ nhỏ (chiếm 11.8%).
Bảng 4.1: Tỷ lệ các đối tƣợng tham gia khảo sát Đối tƣợng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ %
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả thống kê mô tả (bảng 4.2), cũng cho thấy hầu hết các nội dung (biến quan sát của nhân tố phụ thuộc) đều đạt chỉ số (mức độ đồng ý) rất thấp Điều này cho thấy mô hình ABC còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt
Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng mô hình ABC chƣa đƣợc triển khai hoặc vận dụng chƣa hiệu quả.
Bảng 4.2: Thống Kê Mô Tả của các biến đƣa vào mô hình
Tên Biến N Giá trị nhỏ Giá trị Giá trị trung Độ lệch chuẩn nhất lớn nhất ình
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.3.1 Đánh giá thang đo thông qua hệ số tin cậy Cron ach’s Alpha
Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng để kiểm tra độ tin cậy từng thành phần của thang đo khả năng vận dụng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến
60 không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết đƣợc chính xác độ biến thiên cũng nhƣ độ lỗi của các biến Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới đƣợc xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo [7].
Bảng 4.3: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback Alpha
Phương sai thang đo nếu
Tương quan Alpha nếu loại biến
Trung bình thang biến tổng lọai biến này đo nếu loại biến (Scale Biến quan sát (Scale Mean if Variance if (Corrected (Cronbach's
Item-Total Alpha if Item Item Deleted) Item
Thang đo “ Nhận thức”, Alpha= 0.810
Thang đo” Nguồn lực”, Alpha= 803
Thang đo” T m lí nh n viên”, Alpha=.959
Thang đo” Ủng hộ cấp cao”, Alpha=.858
Thang đo” Hạn chế kỹ thuật”, Alpha=.951
Thang đo” Cơ cấu tổ chức”, Alpha=.934
Thang đo” y dựng mục tiêu”’, Alpha=.955
Nguồn phân tích dữ liệu, phụ lục 3
Theo bảng số liệu 4.3, các chỉ tiêu đƣợc thể hiện nhƣ sau:
+Hệ số Cronback’s Alpha của tất cả các thang đo đều > 0,6
+ Hệ số Tương quan với biến tổng của tất cả các nhân tố trong thang đo đều > 0,3. Điều này chứng tỏ thang đo đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu là phù hợp và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
+ Riêng thang đo TLNV1(3,4,5), HCKT4(5), XDMT3 và CLKD có hệ số Cronback’s Alpha biến thành phần lớn hơn Cronback’s Alpha biến tổng nên ta loại các thang đo này.
Nhƣ vậy, sau khi kiểm định bằng hệ số Cronback’s Alpha thì còn 30 biến quan sát phù hợp Các biến này tiếp tục tiến hành phân tích EFA để kiểm tra mức độ tin cậy
(10 biến loại không đưa vào chạy EFA) trong bước tiếp theo.
4.3.2 Ph n tích nh n tố khám phá EFA
Tiếp theo toàn bộ các biến quan sát có ý nghĩa và đạt đƣợc độ tin cậy nhất định sẽ đƣợc đƣa vào phân tích EFA để khám phá cấu trúc thang đo các thành phần ảnh hưởng đến khả năng vận dụng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA bao gồm:
+ Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤1 và sig < 0,05 Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
+ Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lƣợng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích đƣợc bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát) Theo Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA) Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Eigenvalue >1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥50%.
+ Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA Theo Hair và cộng sự
(1998), Factor loading > 0,3 đƣợc xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading>0,4 đƣợc xem là quan trọng; Factor loading>0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading>0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading>0,5; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading>0,75.Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3; nhƣng biến đó phải có giá trị nội dung Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤0,3) tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ đƣợc nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrix).
Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết được đưa ra thông qua kiểm định tương quan và hồi quy bội Trong hồi quy bội hình có ý nghĩa càng cao khi R 2 đã điều chỉnh càng tiến gần 1 (0 KMO ≥ 0,7 là đƣợc; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm đƣợc, 0,6> KMO ≥ 0,5 là xấu vàKMO < 0,5 là không thể chấp nhận đƣợc [7].
Kết quả ph n tích nh n tố khám phá EFA
Kiểm định KMO và Barlett’s Test (KMO và Barlett’s Test):
Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết:
- Giả thuyết Ho: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau.
- Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.
Kết quả kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s alpha cho thấy 26 biến (biến độc độc lâp) quan sát của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA Phương pháp phân tích nhân tố đƣợc tiến hành bằng phần mềm SPSS 20.0 (xem bảng 4.4)
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra KMO và kiểm định Barlett
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 779
Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 4911.10
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Ph n tích hồi quy đa iến
4.4.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Phương pháp kiểm định ý nghĩa (Phân tích ANOVA) là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y có liên hệ toàn bộ tập hợp với các biến độc lập hay không (Xem bảng 4.8)
Bảng 4.8: Bảng dữ liệu ANOVA
Mô hình Tổng bình Bậc tự do Trung bình F Sig. phương bình phương
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Theo số liệu của bảng 4.15 cho thấy kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đã thu thập.
4.4.2 Mô hình hồi quy tuyến tính ội
Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, qua đó giúp dự đoán mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập Căn cứ mô hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá, mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Y= β0 + β1*CCTC+ β2*UHCC + β3*HCKT + β4*NT+ β5*NL + β6*TLNV+ β7*XDMT+ ε Trong đó:
- Biến phụ thuộc Y: hạn chế vận dụng mô hình ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam.
-Biến độc lập: gồm 7 biến là (1) Cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp, (2) Hạn chế ủng hộ cấp cao, (3) Hạn chế kỹ thuật triển khai, (4) Hạn chế về nhận thức, (5) Thiếu nguồn lực, (6) Tâm lý e ngại của nhân viên, (7) Chƣa xây dựng mục tiêu phù hợp
Kết quả ph n tích mô hình hồi quy tuyến tính đa iến
Các hệ số hồi quy của từng biến độc lập trong mô hình hồi qui tuyến tính bội (Bảng 4.9) gọi là hệ số hồi qui riêng phần Ý nghĩa của hệ số này là đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không thay đổi.
Bảng 4.9: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy
Hệ số chƣa Hệ số Thống kê đa cộng chuẩn chuẩn hóa tuyến
B Sai số Beta Hệ số VIF chuẩn Tolerance
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Trong bảng 4.9, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì gồm 7 biến là là (1) Cơ cấu tổ chức, (2) ủng hộ cấp cao, (3) Hạn chế kỹ thuật, (4) Nhận thức, (5) Nguồn lực, (6) Tâm lý nhân viên, (7) Xây dựng mục tiêu đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(6, 242) 1,970 (nhỏ nhất là 5.542) và các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao, đều
0,5 cho thấy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra [7] Mặt khác, mức ý nghĩa kiểm định 2 phía giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều thỏa điều kiện (Sig 2-tailed = 0,000 < 0,05).
Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:
Y=0.154*CCTC+ 0.630*UHCC+ 0.578*HCKT+ 0.189*NT+ 0.145*NL
4.4.3 Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
Mô Hệ số Hệ số Sai số Thống kê thay đổi Hệ số hình R 2 chuẩn
R Hệ số R 2 Hệ số F Bậc tự Bậc tự Durbin- hiệu của ƣớc sau khi đổi khi đổi do 1 do 2 Watson chỉnh lƣợng
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Bảng 4.10 cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0.928 > 0,5 Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.857 Điều này cho biết khoảng 85,7% sự biến thiên các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng của Việt Nam, có thể giải thích đƣợc từ mối quan hệ tuyến tính giữa biến Y với các biến độc lập.
+Kiểm tra phương sai thay đổi: Đồ thị phần dƣ chuẩn hoá phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0, do đó ta có thể kết luận rằng không có hiệu phương sai thay đổi (Nguyễn Trọng Hoài, 2009).
+ Kiểm tra hiện tượng tự tương quan: Kết quả phân tích trên (bảng 4.10) cho thấy hệ số Durbin-Watson d = 2.45 (1 < d < 3), nên mô hình không xảy ra hiện tƣợng tư tương quan (Nguyễn Trọng Hoài, 2009).
Trước khi đi vào phân tích hồi quy ta cần xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (Xem bảng 4.11)
Bảng 4.11: Ma trận tương quan
Y CCT UHC HCK NT NL TLN XDM
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Bảng ma trận tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp, thiếu sự ủng hộ cấp cao, hạn chế kỹ thuật, hạn chế nhận thức, hạn chế nguồn lực, tâm lý e ngại của nhân viên, chƣa xây dựng mục tiêu với biến phụ thuộc Y khá cao và tương quan cùng chiều.
Hệ số tương quan của biến phụ thuộc với từng biến độc lập dao động từ 0.154 đến 0.63 (mức tương quan trung bình đến tương quan trung bình khá) Trên thực tế,với mức ý nghĩa 1%, giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ Điều này có nghĩa là trong tổng thể, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam(Y) với các biến độc lập: cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp, thiếu sự ủng hộ cấp cao, hạn chế kỹ thuật vận dụng, hạn chế về nhận thức, thiếu nguồn lực, tâm lý e ngại của nhân viên, chƣa xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn.
4.4.5 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nh n tố ảnh hưởng đến vận dụng mô hình KTQT theo phương pháp ABC vào nhóm các DN khai thác cảng tại Việt Nam.
Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:
Y=.154CCTC+ 630UHCC+ 578HCKT+ 189NT+ 145NL+ 165TLNV+ 151XDMT
Nhƣ vậy, 7 nhân tố gồm: cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp, thiếu sự ủng hộ cấp cao, hạn chế kỹ thuật vận dụng, hạn chế về nhận thức, thiếu nguồn lực, tâm lý e ngại của nhân viên, chưa xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến việc vận dụng kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam Đồng nghĩa với việc tác động của các nhân tố trên càng cao thì vận dụng kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam càng bị hạn chế Trong 7 nhân tố này thì có 2 nhân tố có sự ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm các doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam là thiếu sự ủng hộ của cấp cao và hạn chế kỹ thuật trong mô hình hồi quy, các thứ tự tiếp theo là hạn chế nhận thức, tâm lý e ngại của nhân viên, cơ cấu tổ chức chƣa phù hợp, chƣa xây dựng mục tiêu và cuối cùng là hạn chế nguồn lực Nhƣ vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức đƣợc chấp nhận.
Hình 4.12: Mô hình đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố Nguồn: Tác giả tự tổng hơp
Thảo luận
Sau khi phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về “ Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao”, “ Hạn chế về kỹ thuật vận dụng”, “ Hạn chế về nhận thức”, “ Tâm lý e ngại của nhân viên”, “ Thiếu nguồn lực”,
“ Chƣa xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn”, “Cấu trúc tổ chức thay đổi chƣa phù hợp” tới việc triển khai mô hình kế toán quản trị theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác cảng tại Việt Nam, có thể thấy rằng muốn triển khai mô hình đƣợc hiệu quả không bị gián đoạn thì điều quan trọng nhất chính là phía nhà lãnh đạo công ty, là người đứng đầu và có quyền quyết định bất kỳ vấn đề tại doanh nghiệp Kế tiếp là nâng cao và hỗ trợ kỹ thuật vận dụng trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát Nếu doanh nghiệp đáp ứng hai yếu tố trên, khả năng thành công của mô hình tương đối cao So sánh với mô hình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Việt Hƣng & Trần Thứ Ba (2016), Nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế vận dụng phương pháp ABC trong kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam Thì mức độ tác động và số lượng nhân tố ảnh hưởng tới mô hình xét tổng thể có phần tương đồng khá lớn.Tuy nhiên, hai đối tƣợng nghiên cứu của hai đề tài khác nhau, một là nhóm doanh nghiệp khai thác cảng (tác giả), còn một bên thì nghiên cứu chung cho các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, tỷ lệ tác động của các nhân tố và số lƣợng nhân tố trong mô hình cũng có phân hơi khác nhau (xem bảng 4.14)
Bảng 4.14: So sánh hệ số ảnh hưởng với nghiên cứu khác
Nghiên cứu Nguyễn Việt Hƣng& Tác giả
Nh n tố Trần Thứ Ba
Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo 0.103 0.63
Hạn chế về kỹ thuật triển khai 0.639 0.578
Tâm lý e ngại của nhân viên 0.577 0.165
Chiến lƣợc kinh doanh 0.234 Không có
Cấu trúc tổ chức không phù hợp 0.122 0.154
Chƣa xây dựng mục tiêu 0.134 0.151
Hạn chế về nhận thức 0.150 0.189
Chƣa quan tâm huấn luyện 0.137 Không có
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu của phân tích nhân tố EFA, sau khi kiểm định mức độ phù hợp qua hệ số Cronbach Alpha, hệ số tải và kiểm định hệ số KMO thì có 7 nhân tố tác động tới việc hạn chế vận dụng và triển khai mô hình KTQT theo phương pháp ABC vào nhóm doanh nghiệp khai thác Cảng ở Việt Nam Tác giả đã tiến hành thảo luận, so sánh với kết quả với các nghiên cứu trước đây, làm cơ sở để tác giả tiếp tục trình các hàm ý quản trị tại chương 5.