TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển các cơ quan trong cơ thể
Sự sinh trưởng đã được nhiều tác giả nghiên cứu cho nhiều khái niệm có phần khác nhau:
Khi nghiên cứu về sự tăng trưởng, Johansson, L (1972) [10] đã quan niệm như sau: Về mặt sinh học, sự tăng trưởng được xem như một quá trình tổng hợp protein Khối lượng cơ thể đóng vai trò như một chỉ tiêu về sự phát triển Tuy nhiên, đôi khi sự tăng khối lượng không phải là sự tăng trưởng Sự tăng trưởng thực sự là sự gia tăng về khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào của mô cơ Nó cũng thể hiện cường độ sinh trưởng trong thời kỳ bào thai và sau khi sinh có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của lợn.
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [14], sinh trưởng là một quá trình tích lũy chất hữu cơ thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa, là sự gia tăng chiều cao, chiều dài và chiều rộng, trọng lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật, do đặc điểm di truyền của các thế hệ sinh trưởng trước Trải qua các đặc điểm sinh trưởng qua nhiều giai đoạn và thể hiện theo những cách khác nhau. Để xác định sự tăng trưởng, người ta sử dụng phương pháp cân đo cho lợn thường xuyên, ghi chép số lượng và khối lượng các kích thước của cơ thể. Các chỉ tiêu thường được đo ở lợn: chiều dài cơ thể, vòng ngực, chiều cao Thời gian đo kích thước thường là các tuần: 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36
2.2.1.3 Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, đặc biệt là lợn, có tổ chức cơ thể tuân theo quy luật sinh học tự nhiên Quy luật tăng trưởng cân đối, có tính chu kỳ và phù hợp với quy luật phát triển Cường độ sinh trưởng thay đổi theo lứa tuổi cũng như tăng trọng và phát triển các cơ quan, bộ phận trên cơ thể có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều ở các giai đoạn Hemoglobin tăng nhanh nhất trong 21 ngày đầu, sau đó giảm nhẹ do giảm sản lượng sữa và giảm nồng độ hemoglobin trong máu ở lợn con.
Trong quá trình sinh trưởng của động vật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, lợn tăng trọng nhanh, sau đó tăng trưởng rất chậm, sau đó dừng hẳn. Khi một khối lượng và kích thước của các cơ quan và bộ phận của con vật lớn lên chúng không tăng liên tục mà ở các tỷ lệ khác nhau.
- Quy tắc ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Có các quy tắc ưu tiên dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể lợn, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển dựa trên các hoạt động chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể:
Dinh dưỡng ưu tiên hoạt động của thần kinh, sau đó là hoạt động sinh sản, phát triển xương, tích lũy khối lượng cơ nạc và cuối cùng là tích trữ mỡ
Cơ bắp là một bộ phận quan trọng của cơ thể, là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, số lượng bó cơ và sợi cơ luôn ổn định Ở giai đoạn lợn còn nhỏ, cơ thể đến khoảng 60 kg có xu hướng phát triển mô nạc,
Trong mô mỡ, sự gia tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính làm tăng khối lượng mô mỡ ở giai đoạn cuối Tại đó quá trình phát triển trong cơ thể lợn diễn ra quá trình sinh trưởng và tích tụ mỡ nguyên sinh.
Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho lợn giảm 20% so với định mức thì quá trình tích mỡ ngưng lại, khi giảm dinh dưỡng đến 40% thì quá trình tích lũy nạc và mỡ ở lợn bị dừng lại. Khi nuôi lợn không đủ yêu cầu về dinh dưỡng thì trọng lượng của lợn không tăng dẫn tới chất lượng thịt không đạt như mong muốn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất thịt của lợn thương phẩm:
Thịt lợn là khâu cuối cùng của quá trình nuôi để tạo ra sản phẩm, đồng thời lợn giết mổ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất (65 - 80%) trong cơ cấu đàn Vì chăn nuôi lợn thịt có ảnh hưởng rất lớn quyết sự định thành bại trong chăn nuôi lợn.
Nuôi lợn thịt cần đảm bảo các yêu cầu sau: Lợn lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, không tốn công chăm sóc, chất lượng thịt ngon Nhưng năng suất và chất lượng thịt của lợn thương phẩm lại chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
+ Dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn: Dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh quan trọng quyết định khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của lợn.
Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] cho rằng các yếu tố di truyền trên lợn không thể phát huy tối đa nếu không có môi trường thức ăn và dinh dưỡng đầy đủ Chế độ ăn năng lượng cao, mức protein thấp dẫn đến sự tích tụ mỡ ở lợn nhiều hơn so với khẩu phần năng lượng thấp, mức protein cao Khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao thì lợn có tỷ lệ nạc cao hơn.
Vì vậy, để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao, phải phối hợp các chế độ ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại các trang trại.
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, môi trường nuôi: Theo Trần Văn Phùng và cs
(2004) [20] môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ và ánh sáng.
Nhiệt độ và độ ẩm chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt. Nhiệt độ thích hợp tối ưu cho lợn vỗ béo là 15 - 18°C Độ ẩm thích hợp cho lợn khoảng 70%.
Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [24], ở nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, lợn phải tăng quá trình tỏa nhiệt qua hô hấp cân bằng duy trì thân nhiệt.
ĐỐI TƯỢNG THEO DÕI, NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng được theo dõi
Đàn lợn thương phẩm nuôi tại trang trại có dòng lai 3 máu giữaYorkshire, Landrace và Duroc giai đoạn từ 4 tháng tuổi tới khi xuất chuồng.
Địa điểm theo dõi và thời gian tiến hành tại cơ sở
- Địa điểm: Được tiến hành tại Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường.
Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu, tham khảo các mô hình chăn nuôi, đánh giá thực trạng chăn nuôi của trang trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, chăn nuôi đối với đàn lợn thịt được chăn nuôi của trang trại.
- Thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại sau đó đưa ra phác đồ điều trị và công tác phòng bệnh cho đàn lợn.
- Tiến hành các công việc tiếp theo theo yêu cầu thực tế sản xuất.
Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
- Thực hiện công tác phòng bệnh cho lợn tại trại.
- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
3.4.2.1 Đánh giá công tác chăn nuôi
Phương pháp đánh giá vật nuôi: Để đánh giá tình trạng vật nuôi của trang trại, cần thu thập thông tin từ trang trại thông qua tham khảo ý kiến của người quản lý và nhân viên trang trại và thông qua sổ kiểm soát trang trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế ở trang trại hoạt động của trang trại tại thời điểm thực tập.
3.4.2.2 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt
- Người thực hiện việc thống kê toàn bộ đàn lợn của trại, theo dõi các tiêu chí đã lập trước đó.
- Người trực tiếp chăn nuôi, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn tại trang trại theo phương pháp chăn nuôi và dưới sự giám sát kỹ thuật của công ty Dehus
- Người thực hiện trực tiếp quan sát theo dõi đàn lợn hàng ngày để tự chẩn đoán bệnh xảy ra trên đàn lợn Sau đó thu thập số liệu về lợn bệnh và tính tỷ lệ lợn trong đàn mắc bệnh.
3.4.2.3 Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm
Trong chăn nuôi lợn thương phẩm, các yếu tố kỹ thuật, giống lợn, cách cho ăn, dinh dưỡng, con giống, thuốc thú y và quản lý quyết định năng suất, chất lượng, giá thành và lợi ích kinh tế, ở đây là việc thực hiện phân loại lợn (tách lợn bệnh, nhốt riêng là rất cần thiết) Kế hoạch và cách thức chăn nuôi lợn cũng cần được lên kế hoạch từ trước Khi cho lợn ăn nên cho ăn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, dinh dưỡng để tăng trưởng Sáng sớm khi vào chuồng phải kiểm tra tình hình dịch bệnh, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại, điều trị bệnh cho lợn ở từng ô chuồng Thông qua quan sát chúng ta có thể đánh giá được sức khỏe của đàn lợn và giúp phân biệt lợn khỏe với lợn ốm cần điều trị.
+ Thể trạng: Lợn khỏe mạnh có biểu hiện nhanh nhẹn, thích hoạt động, chạy lung tung trong chuồng, kêu gào khi đói ăn, phá chuồng.
+ Thân nhiệt trung bình của lợn là 38,5 °C; Nhịp thở 8 - 18 lần / phút Lợn con có thân nhiệt và nhịp hô hấp cao hơn lợn trưởng thành một chút.
+ Mắt khô, không sưng, không chảy mủ kèm theo chảy dịch, niêm mạc và kết mạc mắt vàng nhạt, không tím.
+ Mũi khô, mũi không cong vẹo, không có vết loét.
+ Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.
+ Lông mượt, không dựng đứng, không bị rụng.
+ Phân mềm, vẫn thành khuôn, phân không bị táo hoặc phân lỏng Màu phân tùy thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu xanh lá cây đến nâu, không phải đen hoặc đỏ Phân không có màng trắng bao quanh, không có ký sinh trùng, không có mùi tanh, hôi.
+ Lợn đi tiểu thường xuyên Nước tiểu nhiều, màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt.
- Lợn ốm: Trong thời gian nuôi và trực tiếp chăm sóc lợn, bản thân em đã quan sát và phát hiện lợn có những biểu hiện dễ thấy như:
+ Lợn có thể trạng chung là mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ xa con lợn khác trong chuồng Những con lợn kém còi cọc và bỏ ăn.
+ Thân nhiệt lợn thường tăng lên 40°C (có khi lên đến 42°C) Lợn bị teo mũi hoặc loét ở mũi có thể do lợn mắc bệnh lở mồm long móng.
Bệnh lở mồm long móng có thể gây tụt móng, lở loét quanh móng và kẽ móng ở heo Tiêu chảy có thể khiến khuỷu chân heo dính đầy phân Thiếu hụt khoáng chất trong chế độ ăn có thể khiến heo bị què, liệt, mất khả năng vận động.
+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh. + Màu của phân rất quan trọng Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.
+ Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do ký sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.
3.4.2.4 Công tác phòng bệnh cho lợn
Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất Tại trại chăn nuôi Thiện Thuận Tường,công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại. Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại
Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh
5 FS Tiêm bắp Dịch tả lợn
6 APP Tiêm bắp Viêm đường hô hấp
7 FMD Tiêm bắp Lở mồm long móng
3.4.2.5 Công thức tính các chỉ tiêu
Tổng số con mắc bệnh
- Tỷ lệ lợn bị mắc bệnh (%) = x 100
Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh
- Tỷ lệ lợn được chữa khỏi (%) = x 100
Tổng số con điều trị
- Tỷ lệ lợn bị chết (%) = x 100
Tổng số con mắc bệnh