TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Điều kiện cơ sở thực tập
Theo “Nghị định 09/NĐ-CP ngày 23/12/2008 về việc điều chỉnh hành chính địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc” Địa hình huyện thuộc trung du đồi núi thấp rất đa dạng về địa hình giúp cho sự phát triển khá thuận lợi về ngành nông nghiệp được thành lập vào ngày 23/12/2008, gồm có thị trấn Tam Dương và 16 xã gồm: Cao Phong, Bạch Lưu, Đôn Nhân, Đồng Thịnh, Đồng Quế, Hải Lựu, Nhân Đạo, Lãng Công, Nhạo Sơn, Đức Bác, Nhân Đạo, Như Thụy, Quang Yên, Phương Khoan, Tứ Yên, Yên Thạch và xã Tân Lập.
Huyện có diện tích 150,32 km², dân số năm 2019 là 98.738 người với mật độ dân số là 657 (người/km²), với dân tộc chủ yếu là: dân tộc Kinh, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Tày, Nùng, Hoa Mặc dù rất nhiều dân tộc sống chung với nhau nhưng mọi người sống rất hòa thuận cùng nhau làm ăn, cho nên tình hình kinh tế và chính trị trong huyện đều đang trong đà phát triển rất nhanh.
Trại lợn Nguyên Hải An nằm trên thôn Cẩm Bình Kha, xã Tân Lập, tiếp giáp với xã Nhạo Sơn, và có vị trí nằm cách xa khu dân cư, không gần đường trục chính nên không có xe đi lại thường xuyên, chính vì vậy sẽ đảm bảo an toàn về vấn đề dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào trại.
Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đã ký hợp đồng chăn nuôi với trang trại, sức chứa có thể tới 1200 con.
Nằm ở vùng cận nhiệt đới gió mùa, mùa mưa phân bố không đều, tập chung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa trong cả năm Nhiệt độ cao nhất ở khu vực có thể đạt tới 38,5°C, thấp nhất là 2°C.
- Mật độ mưa trung bình: 1.440 – 1.640 mm.
*Cơ cấu tổ chức của trại
* Cơ sở vật chất của trang trại
- Cơ sở vật chất của trang trại
+ Trang trại được thành lập vào ngày 5 – 6 – 2016 với tổng diện tích 1ha, vốn đầu tư ban đầu là 2,5 tỉ VND, với quy mô 1200 lợn thịt trang trại chính thức đi vào hoạt động ngày 1 tháng 1 năm 2017 với sự hỗ trợ về đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp đã được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhanh nhẹ và linh động trong công việc, trang thiết bị, thuốc, thức ăn và giống lợn con ban đầu.
+ Trang trại xây dựng dựng hệ thống trại có sức chứa 1200 con lợn thịt bao gồm: chia đôi làm 2 chuồng (C1 và C2), mỗi chuồng có 2 dãy (hành lang ở giữa) và sức chứa 600 con/1chuồng, diện tích 50m x 28m Mỗi chuồng có
12 ô, 6 ô lớn kích thước 10m x 6,5m/ô, 4 ô vừa kích thước 6m x 6,5m, 2 ô nhỏ để cách ly lợn gặp sự cố được ngăn đôi từ một ô lớn về phía quạt thông gió kích thước 4,2m x 6,5m/ô.
+ Trại xây dựng khép kín Ở đầu chuồng lắp hệ thống giàn mát, cuối chuồng lắp quạt hút gió, chuồng được chia đôi thành 2 chuồng nhỏ, chuồng nhỏ lắp 6 quạt (4 quạt to, 2 quạt bé) Các tường lắp cửa sổ được lắp kín bằng kính trong suốt, mỗi cửa sổ diện tích là 2,5m², cách nền 1,3m, cửa cách nhau
3m Trên trần được lắp hệ thống bạt được phủ lớp bạc để chống nóng.
+ Trong chuồng có hành lang ở giữa, có hố vôi để sát trùng.
+ Nguồn nước dùng cho trang trại là nguồn từ giếng khoan, để phục vụ cho tất cả các mục đích, nhu cầu trong chuồng và ngoài chuồng Nước khi được đưa vào chuồng thì đã qua xử lí Cloramin B.
+ Có kho thức ăn gần cửa vào để tiện cho việc cho lợn ăn, kho để đồ dùng trong trang trại, có xe đẩy riêng để phân phát thức ăn cho từng chuồng riêng.
+ Có hệ thống quạt gió, giàn mát, hệ thống tắm khử trùng trước khi vào chuồng cũng như khử trùng trong chuồng được cài đặt hẹn giờ, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động.
+ Chuồng có lò than, đèn sưởi.
+ Để phòng trừ trường hợp mất điện thì trại đã đầu tư 2 máy phát điện
3 pha để phục vụ trong trường hợp mất điện.
- Cơ sở hạ tầng khu sinh hoạt:
+ Chia làm 2 khu: khu chuồng nuôi riêng, khu sinh hoạt sinh viên, công nhân riêng.
+ Có vườn rau để tự cung cấp thực phẩm cho cả trại, có ao cá để sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày.
+ Khu nhà ở gồm: 1 phòng làm việc, 2 phòng ngủ, 1 nhà bếp, 1 nhà tắm.
* Những thuận lợi, khó khăn của trại
- Thuận lợi: Được sự đồng ý của Ủy ban xã Tân Lập cấp phép hoạt động.
Trang trại nằm trên khu vục xa nhà dân, không có đường dân sinh đi lại, đường đi lại đã được bê tông hóa toàn bộ.
Chủ trang trại hòa đồng và quan tâm đến đời sống của sinh viên và kỹ sư
Do con giống, thuốc, thức ăn, quy trình chăn được Cty hỗ trợ nên đảm bảo về chất lượng.
Ngay phía dưới trại là hồ cá diện tích 3ha, nên việc xử lí nước thải từ trại cũng không mắc quá nhiều trở ngại quá lớn.
Dịch bệnh phức tạp, chi phí phòng, chữa bệnh lớn và giá vật liệu đầu vào quá cao, thời tiết thất thường làm ảnh hưởng đến phát triển của lợn.
Chuồng trại đã hoạt động khá lâu nên vật dụng và chuồng cũng xuống cấp và lỗi thời, cũng sẽ ảnh hưởng tới công tác chăn nuôi.
Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, sinh lý tiêu hóa và khả năng sản xuất của lợn thịt tại trại
Quá trình sinh tổng hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước các mô trong cơ thể, dẫn đến kích thước và khối lượng cơ thể, được gọi là sinh trưởng Vậy quá trình phát triển của động vật là quá trình tăng khối lượng và thể tích cơ thể do khối lượng và thể tích tế bào tăng lên Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [3].
* Đặc điểm sinh lý tiêu hóa
Lợn có dạ dày trung gian, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn, lợn tiêu hóa được từ 80 – 85% lượng thức ăn đưa vào cơ thể, tuỳ từng loại thức ăn.
* Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Sự phát triển và sinh trưởng của lợn đều tuân theo một quy luật mà tự nhiên ban tặng cho mọi loại sinh vật, đó là những sự phát triển khác nhau ở từng con vật, và khác nhau ở từng giai đoạn và chu kỳ Sự phát triển phụ thuộc vào độ tuổi và cả các bộ phận cũng khác.
Khi lợn con mới sinh ra thì tốc độ sinh trưởng cũng không đồng đều,nhưng từ khi lợn mới đẻ ra tới ngày thứ 21 là quá trình phát triển nhanh nhất, sau khi lợn con qua 21 ngày thường là sẽ bị cai sữa nên quá trình phát triển thiếu sữa mẹ làm cho con lợn con không phát triển được như trong giai đoạn uống sữa mẹ, lượng hemoglobin có trong máu lợn con bị giảm xuống.
Xương sẽ phát triển đầu tiên, đến cơ, đến mỡ Con lợn sẽ phát triển tốt nhất ở giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành, sau giai đoạn này thì lợn bắt đầu giảm phát triển trọng lượng cơ thể, rồi ngừng hẳn lại Đến khi con vật lớn thì mọi bộ phận trên cơ thể đều tăng hoặc giảm ở mức độ khác nhau.
- Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Sự hấp thụ của lợn sẽ khác nhau ở các giai đoạn Hoạt động của thần kinh cần ưu tiên cấp đầy đủ dinh dưỡng, đến bộ xương, sau đó dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động sinh sản, sự tích lũy nạc và phát triển để tích lũy mỡ. Khi dinh dưỡng trong cơ thể giảm xuống dưới 20% so với tiêu chuẩn thì quá trình tích lũy mỡ trong cơ thể con lợn bị ngưng lại, khi dinh dưỡng bị giảm xuống dưới 40% thì quá trình tích lũy nạc và mỡ bị ảnh hưởng nặng hơn là sẽ dừng hẳn lại Vì vậy, nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con lợn thì sẽ không phát triển đầy đủ được và ảnh hưởng tới chất lượng thịt.
- Những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất thịt lợn:
Giống của lợn quyết định chất lượng, năng suất thịt, thường thì giống lợn ngoại sẽ có chất lượng thịt tốt hơn giống nội.
Trong các yếu tố tạo nên một sản phẩm tốt, thì điều quan trọng nhất là yếu tố di truyền Trên các giống lợn khác nhau thì chúng còn khác nhau ở tất cả các chỉ tiêu cân nặng, độ nạc, mỡ, chiều dài Lợn ngoại có thể phát triển từ
700 – 800 gam/ngày, còn lợn lai f1 sẽ phát triển được từ 550 – 600 gam/ngày,còn lợn Móng Cái chỉ được 390 – 420 gam/ngày Cho thấy sự phát triển của lợn ngoại tốt hơn rất nhiều so với lợn nội của chúng ta.
* Thời gian và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [3] vấn đề quyết định năng suất và chất lượng thịt của con vật đó là thời gian nuôi Sự thay đổi của mô cơ và mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn con lợn dưới 4 tháng tuổi và dựa vào những quy luật sinh trưởng, tích lũy dinh dưỡng trong cơ thể lợn có hai phương thức nuôi: Nuôi thời gian ngắn để lấy nạc, nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài và khối lượng thịt lớn hơn.
* Khí hậu và thời tiết
Cơ thể lợn có thể tự cân bằng nhiệt trong cơ thể Khi thời tiết lạnh ta nên tăng lượng thức ăn để lợn có đủ năng lượng trao đổi với môi trường Nếu nhiệt độ thích hợp lợn sẽ phát triển tốt về mọi mặt Còn nhiệt độ quá cao cơ thể lợn sẽ khó tiêu hóa dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng và phát triển không đều Khi thời tiết quá lạnh lợn yêu cầu nhiều thức ăn để chống chọi với cái lạnh.
2.2.2 Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt
* Bệnh viêm phổi địa phương (suyễn lợn)
Theo Lê Văn Lãnh và cs (2012) [4], Enzootic pneumonia là một bệnh truyền nhiễm mãn tính ở trên lợn Mycoplasma hyopneumoniae (MH) được phân lập từ phổi lợn bệnh vào năm 1965 Nó là thực thể hữu cơ trung gian giữa virus và vi khuẩn MH ký sinh ngoại bào với cấu tạo không có màng tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất và bộ gen bao gồm cả ADN và ARN nên hình dạng biến đổi rất linh hoạt Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (Thacker, 2016) [18]
Theo Lê Văn Năm (2013) [5] bệnh thường tiến triển chậm khoảng 7 –
14 ngày Bệnh phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản, phổi và thường biểu hiện ở 2 thể là: cấp tính và mãn tính, bệnh hay say ra trên thể mãn tính và tỷ lệ lợn mắc bệnh bị chết thấp.
- Lợn biểu hiện ủ rũ, hô hấp rất nhanh và khó, thường ho vào sáng sớm hay chiều tối muộn ban đầu ho khan, ho từng tiếng, sau đó ho liên tục từng chuỗi, từng hồi dài, lúc ho lợn thường thóp bụng để thở.
- Thân nhiệt bình thường, các niêm mạc mũi, miệng, mắt bị thiếu oxi nên thâm tím.
- Hô hấp với tần số (60 - 100 lần/phút) Nếu lần đầu bị mắc lợn sẽ chết rất nhiều.
- Ở thời gian đầu lợn sẽ bỏ ăn, nằm một góc Đối tượng chủ yếu lợn con bú mẹ, lợn mẹ đang cho con bú.
- Thở khó, há miệng để thở, lợn có biểu hiện vươn cổ dài và cong lưng lên để đờm chảy ra.
- Ho trong thời gian dài từ 2 – 3 tuần hoặc cả tháng Nếu ở lợn trưởng thành ở trong điều kiện xấu thì nó sẽ chuyển sang thể ẩn tính.
Nền chuồng phải khô ráo, thong gió tốt, độ ẩm không được quá cao vệ sinh xung quanh trại, tạo môi trường thuận lợi để lợn phát triển cách tốt nhất. Bắt buộc phải xuất hết lợn và rửa chuồng thì mới được nhập lợn mới Kỹ sư cần kiểm tra huyết thanh học theo định kỳ.
Tiêm vaccine suyễn lợn cho lợn con sẽ phụ thuộc vùng và khí hậu vùng đó. Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm
Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình mang thai cho đến khi cai sữa.
Ngoài ra, có thể phòng bệnh bằng vắc xin phòng Mycoplasma hoặc cho uống thuốc định kỳ sẽ giúp đàn lợn giảm thiểu được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn.
Có thể dùng những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma như là nhóm tetracycline, tylosin, tiamulin hay gentamycin.
Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs, (1997) [11] bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm và còn kế phát do một số vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…
Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [2] nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.
Theo Trương Quang Hải và cs, (2012) [13] khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline.
Hầu hết lợn tiêu chảy tử vong là bởi vì mất nước trầm trọng và điện giải rồi dẫn đến trúng độc chết, nên chúng ta cần sung nước và điện giải cho con lợn bị tiêu chảy.
Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [14] đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [15] lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày
(30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [8] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy và khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E coli, Salmonella và
Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [16] đã nghiên cứu sự phát triển của vi khuẩn đường ruột đối với những con lợn khỏe và lợn đang bị mắc bệnh tiêu chảy.Cho thấy vi khuẩn E coli trung bình tăng 1,9 lần đối với lợn đang mắc bệnh tiêu chảy. Ở Việt Nam, đã phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội (Phạm Sỹ Lăng, 2007) [12].
Nghiên cứu của Khương Bích Ngọc (1996) [17] cho biết bệnh cầu khuẩn xảy ra ở hầu hết các trại chăn nuôi tập chung trong những năm 70 - 80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus,
S suis và Diplococcus là các nguyên nhân chính gây bệnh cầu khuẩn ở lợn, với các triệu chứng sốt cao, chết đột ngột, khớp chân bị sưng to, liệt chân Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy vi khuẩn S suis chiếm tỷ lệ cao nhất 60% tiếp đến là Diplococcus 33% và Staphylococcusaureus 7%.
2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Kielstein (1966) [18] và nhiều tác giả khác cho rằng, vi khuẩn
Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn Trong nghiên cứu cho thấy Pasteurella multocida type A là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh, còn Pasteurella multocida type D chỉ có thể gây nên một phần nhỏ nào đó.
Vi khuẩn S suis được biết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lây lan ở lợn Các bệnh thường gặp như: Viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi Đôi 25 khi chúng còn kết hợp với bệnh ở một số loài vật khác và cả ở người theo Anton và cs (1994) [19].
Theo Glawisching và Bacher (1992) [20] lại xác định Clostridium perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.
Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E coli,việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm Akita và Nakai (1993) [21] đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.
Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị viêm teo mũi và sảy thai Bệnh xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở giai đoạn 3 - 16 tuần tuổi do lợn thời kỳ sau cai sữa trở nên đặc biệt mẫn cảm với vi khuẩn này Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn này gây ra là có sự sai khác nhau giữa các quốc gia (Higgins vàGottschalk, 2002) [22].
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
- Đàn lợn thịt 3 máu từ tuần tuổi thứ 3 tại trang trại Nguyễn Hải An, thôn Cẩm Bình Kha – xã Tân Lập - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại Nguyễn Hải An nằm trên thôn Cẩm Bình Kha, xã Tân
Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian thực tập: 10/12/2021 đến 05/06/2022.
Nội dung thực hiện
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng chống bệnh cho đàn lợn thịt nuôi trong chuồng kín.
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, biện pháp phòng trị bệnh và tỷ lệ chữa khỏi bệnh trên đàn lợn.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100
∑ số lợn được điều trị khỏi (con)
∑ số lợn điều trị (con)
- Cách xác định tỷ lệ nuôi sống:
∑ Số lợn còn sống (con)
- Công thức tính hiệu quả sử dụng thức ăn: ́
FCR = lượng thức ăn thu nhận (tân)
Trọng lượng của àn Lợn (tấn đàn Lợn (tấn
* Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại
- Với sự chỉ dạy của cán bộ trại và quan sát cảm quan bằng mắt, em thu thập thông tin từ trang trại, cùng với số liệu mà em đã tự điều tra để áp dụng vào trong quá trình đánh giá thực tiễn tình hình chăn nuôi tại trại.
* Phương pháp áp dụng những quy trình chăm sóc
Khi thực tập tại trang trại, đã được anh kỹ sư hỗ trợ rất nhiều về chăm sóc đàn lợn để có thể đạt được kết quả tốt, năng suất cao Ở trang trại sẽ vệ sinh tất cả dụng cụ bên trong chuồng trại và ngoài thường xuyên, để đảm bảo môi trường cả trong và bên ngoài đều được sạch sẽ.
Vì là trang trại khép kín cho nên nhiệt độ sẽ được lắp đặt hoạt động ở trạng thái tự động hóa hết.
Tất cả chuồng có lợn thì phải bật ít nhất 20% số quạt trong chuồng để lưu thông không khí Khi nhiệt độ quá cao mà số quạt đã bật 60% mà nhiệt độ trong chuồng vẫn không giảm thì giàn mát đầu chuồng sẽ tự bật Còn khi quá lạnh thì vẫn phải để 20% số quạt trong chuồng và xử lí bằng cách là thắp bóng úm, sử dụng lò than để tăng thêm nhiệt độ trong chuồng.
Phun khử trùng trong chuồng và ngoài chuồng cũng được cài đặt tự động bật.
Sau khi xuất hết lợn sẽ có thời gian đóng chuồng là 21 ngày để xử lý lại tất cả các vấn đề cần được sửa chữa trong và ngoài trại, khắc phục những vật dụng bị hỏng, rửa sạch chuồng trại, máng ăn, sơn lại song sắt, quét vôi và xông formol để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh có trong chuồng, để hạn chế lây bệnh từ đàn cũ với đàn lợn sắp nhập.
Công ty CP Việt Nam tự sản xuất thức ăn nội bộ để phục vụ cho chuồng trại của công ty, với các loại thức ăn như bảng 3.1.
Bảng 3.1 Loại thức ăn, khẩu phần ăn, thành phần của thức ăn
Loại Giai đoạn phát triển Thành phần dinh dưỡng có trong thức Khẩu phần ăn của lợn thức ăn ăn (tuần tuổi)
4 - 7 tuần 1,0kg/con/ngày - Protein thô (tối thiểu): 21%
550SF - Xơ thô (tối đa): 3,5% tuổi - Canxi (tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng (tối thiểu): 3300 Kcal/kg
7 - 12 tuần - Protein thô (tối thiểu): 20%
551F 1,5kg/con/ngày - Xơ thô (tối đa): 5% tuổi - Canxi (tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng (tối thiểu): 3300 Kcal/kg
552SF 1,8kg/con/ngày - Xơ thô (tối đa): 6% tuần tuổi
- Năng lượng (tối thiểu): 3150 Kcal/kg
2,2kg/con/ngày - Xơ thô (tối đa): 6% tuần tuổi - Canxi (tối đa): 0,6 - 1,2%
- Năng lượng (tối thiểu): 3050 Kcal/kg
* Chăm sóc và quản lý lợn
- Các loại thuốc thường dùng phòng và chữa bệnh cho lợn 4 - 7 tuần tuổi.
Bảng 3.2 Các loại thuốc dùng cho lợn 4 - 7 tuần tuổi
Giai Các loại thuốc sử dụng đoạn Thuốc Thành Liệu tuần Liều lượng Công dụng trình sử dụng phần tuổi (ngày)
Paracetamol 40mg/kgTT Hạ sốt 5
Natri clorid 5g/kg thức Duy trì năng lượng,
4 Điện giải bổ sung chất cần 4
Amox 50% Amoxicillin 10mg/4kgTT Phòng và diệt một số vi khuẩn 3
Paracetamol 40mg/kgTT Hạ sốt 5
Natri clorid 5g/kg thức Duy trì năng lượng, Điện giải bổ sung chất cần 4
Soludox 50% hyclate 10mg/kgTT 4 phổ rộng 500mg
7 FLOFE Florfenicol 1g/kg thức Kháng sinh phổ rộng
Yêu cầu chuồng trại phải được thông thoáng và mát mẻ, nên chuồng phải đốc 1,5 - 2% để không bị đọng chất thải ở nền và bắt buộc phải khô ráo, trong chuồng không được bụi hoặc mùi hôi, nếu có lợn sẽ dễ bị các bệnh về hô hấp.
Nên xảy nên chú ý hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng khi mùa hè, làm cho chuồng quá nóng Vào mùa đông thì nên lắp hệ thống bóng sưởi ở đầu giàn mát để tăng nhiệt độ trong chuồng, nếu vẫn chưa tăng được nhiệt độ thì cần che bớt phía dưới giàn mát lại để không khí lưu thông ở trên chuồng, không làm ảnh hưởng tới lợn ở bên dưới.
Công việc hằng ngày khi vào chuồng là em cần phải kiểm tra hệ thống điện quạt có hoạt động bình thường không, sau đó kiểm tra đến các núm uống nước có bị hỏng không, để tránh việc lợn không đủ nước uống hoặc đầu núm hỏng sẽ bị dò rỉ nước làm ướt chuồng, cho lợn ăn Sau đó quan sát và kiểm tra lợn, nếu lợn bỏ ăn hoặc có vấn đề thì cần kiểm tra để khắc phục ngay.
Công việc hằng ngày như sau:
Buổi sáng: vào chuồng lúc 7 giờ.
+ Khử trùng và tắm rửa vào chuồng, kiểm tra nhiệt độ trong chuồng đã phù hợp chưa, nếu chưa cần điều chỉnh quạt, bóng úm Nếu lợn còn nhỏ cần chăn cám cháo thì ngâm cám trước cho cám nở với tỷ lệ 40% nước sôi.
+ Sau đó vệ sinh chuồng, quét phân ở trên nền chuồng xuống máng phân, đẩy sạch phân cũ trên máng phân bằng cách xả nước ở đầu máng.
+ Vào kho lấy thức ăn và cho lợn ăn theo chỉ tiêu của lợn ở từng thời điểm khác nhau.
+ Quét dọn hành lang, nền chuồng, mạng nhện bán trên quạt hoặc cửa sổ và nóc chuồng (khi lợn dưới 7 tuần tuổi quét nền 1 ngày 1 lần, khi lợn trưởng thành thì 2 ngày 1 lần).
+ Rửa sạch kim tiêm bằng nước, sau đó rửa qua bằng cồn 70 độ và luộc để sôi 3 – 5p.
+ Sau đó đi kiểm tra toàn bộ lợn, nếu có vấn đề cần đánh dấu bằng sơn để xử lí ngay tránh để lây lan ra con khác (Nếu như đau lợn đau chân và cắn đuôi, viêm khớp thì đánh dấu dọc lưng Nếu lợn bị viêm phổi thì đánh dấu ở phần gáy. Nếu lợn bị tiêu chảy thì gạch dọc ở sau mông, nếu lợn sốt thì chấm ở đỉnh đầu Trong quá trình tiêm cứ 1 mũi thì sơn 1 vạch để nắm được lợn đã điều trị đến mũi mấy) Trong trường hợp có lợn mắc bệnh truyền nhiễm cần đưa xuống ô cuối chuồng để cách ly.
+ Cuối cùng những con bị nặng cần xử lí kịp thời hoặc để chiều xử lí Buổi chiều: vào chuồng 2 giờ.
+ Kiểm tra quạt và núm nước.
+ Dọn vệ sinh nền chuồng và đẩy sạch phân dưới máng.
+ Nếu lượng thức ăn trong ngày chưa đủ thì tiếp tục thêm cho lợn ăn đủ khẩu phần ăn trong ngày.
+ Điều trị lợn theo phác đồ của kỹ thuật trại: Bệnh hô hấp tiêm tylosin 1ml/15kgTT kết hợp với dexa và hạ sốt giảm đau liều 1ml/10kgTT tiêm bắp.
Bệnh tiêu chảy tiêm norflox 100 với liều 1ml/10kgTT tiêm bắp Lợn viêm khớp tiêm hitamox LA kết hợp với giảm đau hạ sốt liều 1ml/10kgTT.
+ Ghi sổ cám, lợn chết (nếu có).
+ Dọn lại phân trên nền chuồng (nếu nền bẩn).
+ Thêm vôi vào hố sát trùng, thêm khử trùng Advance APA Clean vào thùng sát trùng nếu thấy hết với tỉ lệ 1/1.600.
+ Rắc vôi 3lần/1tuần, phun khử trùng quanh chuồng bằng dung dịch
+ Mổ khám lợn bị chết và tiêu hủy (nếu có).
+ Dọn dẹp đồ: vỏ bao thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, ngâm kim vào cồn
+ Buổi tối 21h00 kiểm tra lợn và điều chỉnh nhiệt độ.
Làm vắc xin cho lợn theo quy định như bảng 3.2.
Bảng 3.3 Lịch làm vắc xin cho lợn thịt
Tuần Vắc xin Vị trí tiêm Bệnh tuổi
4 Circo và Myco Bắp Phòng bệnh Circo virus, Mycoplasma
6 SFV1 Bắp Dịch tả (lần 1)
9 SFV2 + FMD1 Bắp Dịch tả (lần 2) + Lở mồm long móng
12 FMD2 Bắp Lở mồm long móng (lần 2)
18 FMD2 Bắp Lở mồm long móng (lần 3)
- Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.
Quan sát trạng thái lợn, các hoạt động, các bộ phận trên toàn bộ cơ thể lợn để chẩn đoán lợn mắc bệnh hay khỏe mạnh Sau đó thì ta tiến hành tiêm những con bị bệnh bệnh và thuốc theo pháp đồ của kỹ thuật trang trại đưa ra.
Trạng thái của con lợn bình thường: nhanh nhẹ, thích hoạt động, cơ thể không bị tổn thương bên ngoài, ăn uống bình thường, lông mượt và mềm. Nhiệt độ 38,5°C, ở lợn con thì nhịp thở và thân nhiệt sẽ cao hơn Phân đóng thành khuôn, màu sắc phân sẽ quyết định bởi thức ăn, thường là phân sẽ có màu nâu, lợn đi tiểu nước có màu vàng hoặc vàng nhạt. Đối với lợn mắc bệnh suyễn lợn có dấu hiệu: Giai đoạn khởi đầu xuất hiện ho khan, khó thở kèm theo sốt hoặc không ở lợn sau cai sữa 2 tuần, tiến triển dần và thường thấy trầm trọng ở lợn từ 12 – 14 tuần Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp Triệu chứng ho có thể xuất hiện kéo dài vài tuần đến vài tháng, trong khi đó có một số con lại ít ho hoặc không ho Thường ho vào chiều tối và sáng sớm là những thời điểm nhiệt độ lạnh hơn bình thường Lợn thở khó, thở thể bụng và có tư thế giống chó ngồi. Đối với bệnh tiêu chảy:
- Do E coli: Nhóm E coli gây phù thũng thường gặp trên heo con sau cai sữa 1 - 2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con bị nhiễm đầu tiên Heo bệnh lờ đờ, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê Có thể tiêu chảy hoặc không Sưng phù ở mí mắt, lưỡi, âm hộ, hầu họng.
Phương pháp xử lý số liệu
4.1 Kết quả công tác phòng bệnh
4.1.1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh Ở trang trại công việc vệ sinh, phòng bệnh trang trại luôn đặt nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” lên hàng đầu, các khâu vệ sinh bao gồm: vệ sinh từ môi trường phun khử trùng bên ngoài chuồng tới bên trong chuồng, vệ sinh tất cả những yếu tố liên quan đến trong chuồng, như là công cụ lao động, nước, nền chuồng. Để đàn lợn được khỏe mạnh thì suốt quá trình chăn nuôi em đã phải rất cẩn trọng trong việc vệ sinh sát trùng, đi lại cần được cách ly ít nhất 3 ngày, khi vào chuồng tắm khử trùng và dọn vệ sinh ngoài và trong chuồng sạch sẽ.
Phun sát trùng, quét lối đi lại, rắc vôi bột để hạn chế nấm mốc và dịch bệnh xâm nhập vào chuồng.
Chuồng xuất xong lợn cần được dọn sạch phân, phun sát trùng Advance APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/1.600 theo bảng 4.1.
Bảng 4.1 Công tác vệ sinh sát trùng và kết quả
Công việc Lần/tuần Số Kết quả thực Tỷ lệ hoàn tuần hiện (lần) thành (%)
4 22 88 100 lang đi lại, lau cửa kính
Vệ sinh hố vôi và thêm 1 22 22 100