ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại chăn nuôi công ty Thiên Thuận Tường - Cẩm Phả - Quảng
- Thời gian tiến hành: từ ngày 19/7/2021 đến ngày 19/12/2021.
Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty Thiên Thuận Tường
- Tham gia thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn.
- Tham gia thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn.
- Tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trang trại.
Một số chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Thiên Thuận Tường.
- Tình trạng sinh sản của lợn nái trong trang trại và một số thông số kỹ thuật của đàn lợn nái tại trang trại.
- Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tình hình dịch bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại.
3.4.2 Các phương pháp thực hiện
3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại được chính xác nhất, chúng ta tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản, lợn con tại trại
Trong thời gian thực tập tại trang trại, em đã tham gia vào công tác chăm sóc nái sinh sản, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trang trại
Trực tiếp tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ sở Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn trước khi đẻ 2 tuần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của từng con lợn, khi đi tra thức ăn cho lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn thừa hoặc cho ăn thiếu đều ảnh hưởng tới bào thai Đối với những con lợn nái ăn nhiều qua quan sát khi tra thức ăn cần điều chỉnh khẩu phần ăn để tránh để lợn béo dẫn đến khó đẻ Đặc biệt cần chú ý đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng đối với những con lợn nái kiểm định mới đưa lên đẻ được
1 hoặc 2 lứa Buổi sáng nên cho ăn sớm vào lúc 7 giờ do đêm dài lợn nái chưa ăn nên rất đói, buổi chiều nên cho ăn lúc 3h30 vì khi này thời tiết đã hạ nhiệt độ thích hợp lợn mẹ thu nhận được nhiều thức ăn hơn Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn được chia làm 3 bữa, do lợn mệt mỏi sau khi đẻ, nên cho lợn nái ăn thành nhiều bữa để tăng cường sự thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều hơn vào bữa sáng và chiều, đến bữa tối lúc 9 giờ cho ăn ít hơn Thường xuyên xịt rửa sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm khuẩn cho lợn con, tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.
Trước khi sinh, lợn nái thường có các biểu hiện sau: Trước khi sinh 3 ngày, bầu vú căng lên, có tiết ra một vài giọt sữa Ở lợn nái tơ, chúng thường sinh ra sau 2 - 3 giờ tiết sữa Bên cạnh đó, chúng còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt Sau khi đẻ được một vài con nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng oxytocin 2 ml/nái và nếu thấy nái đẻ được bình thường thì không cần tiêm.Hàng ngày em đều tham gia vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng trại, em thấy việc sát trùng thường xuyên chuồng trại rất tốt cho lợn mẹ và lợn con, đồng thời tạo môi trường ít vi khuẩn nên lợn mẹ và lợn con ít bị mắc bệnh Khi vệ sinh máng ăn cho lợn nái phải đảm bảo loại bỏ hết thức ăn thừa, vệ sinh thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng ăn bị thiu, mốc, nếu lợn nái mẹ ăn phải thức ăn ôi thiu và mốc, sẽ dễ bỏ ăn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ bị sảy thai Phải xịt gầm hàng ngày để ngăn mùi hôi bốc lên và để chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm cần để ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt rửa gầm quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm sau 9 giờ sáng để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc về đường bệnh hô hấp và tiêu chảy.
Khẩu phần ăn cho lợn nái ở trại được trình bày ở bảng 3.1.
- Thức ăn sử dụng tại trại là của công ty TNHH Deheus Việt Nam.
+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn giảm dần khẩu phần ăn xuống 0,5kg/ngày.
+ Lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/ngày đến ngày thứ 5 sau đẻ.
+ Bổ sung lượng thức ăn cho những con lợn nái quá gầy hoặc nuôi nhiều con. + Loại thức ăn được sử dụng theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (từ ngày
1 - 85) sử dụng mã thức ăn 3030, nái chửa kỳ cuối (ngày 86 - 115) sử dụng mã thức ăn 3060.
Bảng 3.1 Khẩu phần ăn của lợn nái
Nái dạ Bữa/ đoạn (Ngày) thức ăn ngày
Nái Gầy Lý hậu bị tưởng Béo
Nuôi Sau đẻ 4 ngày 4.0 5.0 con 3 - 4
Sau đẻ 1 tuần Theo nhu cầu, ăn tự do
Bảng 3.2 Lịch tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn nái và hậu bị
Loại Bệnh được Loại vắc-xin Liều
Thời gian lượng lợn phòng dùng tiêm
Tuần thứ 3 Mycoplasma Mycoflex 2 ml bắp
Nái hậu Tuần thứ 9 (dịch tả) Colapest
FMD aflogen bị (LMLM)lần 1
Tuần thứ 11 Giả dại Porcilis
Tuần thứ 13 FMD lần 2 Aflo gen 2ml bắp
Tuần thứ 14 PRRS Igenvac 2 ml bắp
Tuần thứ 12 Glasser Porcilis glasser 2 ml bắp mang Tuần thứ 13 E coli Vaccine ecoli 2 ml bắp thai Tuần thứ 15 Tẩy KST Tẩy giun 1ml/35kgtt bắp
* Phác đồ điều trị cho một số bệnh sản khoa ở lợn nái.
+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc Amoxillin 5g/lít nước, mỗi con thụt tối thiếu 1 lít/con/ngày.
+ Tiêm oxytocin: 2ml/con/lần ngày 1 lần.
+ Tiêm gentamox:1ml/10 kg TT/con/ngày, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.
Thời gian tiến hành điều trị từ 3 - 5 ngày.
+ Bổ sung thuốc bổ, hạ sốt, trợ sức trợ lực cho lợn.
+ Tiêm oxytocin 2ml/ con để tháo sữa đọng
+ Tiêm gentamox: 1ml/10kg TT Tiêm bắp
+ Tiêm Hanalgin: 1ml/10kg TT Tiêm bắp
+ Bổ sung thuốc bổ, trợ sức, trợ lực
Thời gian tiến hành điều trị: 3 - 5 ngày.
Bệnh bại liệt sau đẻ:
Có triệu chứng bại liệt cần chữa trị như sau:
+ Tiêm gluco Ca 10% 40ml vào tĩnh mạch hoặc vào bắp.
+ Vitamin B1 100mg, một ống 5ml/ngày, tiêm liền 5-7 ngày.
+ Vitamin B12 1000mg, một ống vào bắp/ngày, tiêm 5-7 ngày.
+ Tiêm hỗn hợp vitamin A, D, E 2ml/lần, sau 30 ngày tiêm lần 2.
+ Trong thời gian điều trị, cho ăn khẩu phần có 10% bột cá, 1% bột xương và 10ml dầu cá/ngày.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con tại trại
Trong thời gian thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái đồng thời được học hỏi và thực hiện một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni.
+ Chuẩn bị lồng úm: chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm đã được giặt sạch, sát trùng, phơi khô, sau đó khâu lồng úm.
+ Chuẩn bị đỡ đẻ: vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, vệ sinh phần thân sau: âm hộ và mông lợn mẹ sạch sẽ bằng nước pha sát trùng, chuẩn bị bóng đèn úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như: bột lăn, cồn iod, kéo cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn.
+ Trước và sau khi lợn nái đẻ nên tiêm kháng sinh nhằm mục đích: phòng bệnh viêm vú, viêm tử cung và bội nhiễm các vi khuẩn khác.
+ Kháng sinh sử dụng: Các dòng sản phẩm có chứa hoạt chất amoxicillin, (amoxinsol LA, tiêm 1ml/10kg TT, tiêm bắp).
+ Liệu trình tiêm: Tiêm cho nái 2 mũi, mũi 1 khi vỡ ối, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 48 giờ
* Truyền dịch pha sẵn: Lợn đẻ gần xong thì truyền nước dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch Ringer lactate bổ sung thêm 20ml Canxi và 50ml thuốc bổ).
+ Chuẩn bị quây úm: Duy trì ổn định nhiệt độ quây úm từ 32 – 33 C (dùng bóng sưởi hồng ngoại) và tấm lót sàn.
- Một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch sản dịch ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn con để lợn con hô hấp thuận lợi; bôi cồn vào rốn; nhúng lợn vào bột mistral cho khô rồi cho vào trong úm, thắp bóng sưởi ấm để sưởi ấm cho lợn con (các thao tác phải được thực hiện nhanh chóng tránh để lợn con mất nhiệt, đặc biệt là vào mùa đông).
- Cho lợn con bú sữa đầu: Cho lợn con bú sữa đầu trong vòng 1 giờ và sau đó cho vào ô úm ngay để đảm bảo cho lợn con không bị mất nhiệt và tạo tập tính cho lợn con ăn xong về úm nằm.
- Trực liên tục cho đến khi kết thúc quá trình đẻ; không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ nên can thiệp khi thấy lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
Thiến lợn đực Đối với lợn đực nuôi thịt cần thực hiện việc thiến lợn càng sớm càng tốt, thông thường đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào ngày thứ
7 đến ngày thứ 10, nhưng thực tế trang trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Quá trình thiến lợn đực cần chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ bao gồm: dao thiến, cồn iod, panh kẹp, bông y tế, khăn vải sạch, chỉ và kim khâu, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
Bước đầu tiên là tiêm 0,5ml/con kháng sinh gentamox, sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và giữ lợn con vào giữa hai đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới Một tay bóp nặn để cho dịch hoàn nổi lộ rõ, tay kia cầm dao thiến rạch hai vết ở chính giữa của mỗi bên dịch hoàn; dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài, sau đó dùng panh kẹp thừng dịch hoàn vào và kéo dịch hoàn ra, dùng bông đã thấm cồn lau sát trùng xung quanh vị trí thiến dịch hoàn, có thể dùng kim khâu cố định vết thiến.
- Cho lợn chuẩn bị mổ hecni nhịn ăn từ 6 đến 12 giờ trước khi mổ.
- Chuẩn bị: kim khâu, panh kẹp, chỉ, kéo, cồn iod sát trùng, thuốc kháng sinh, giá cố định.
Công thức tính các chỉ tiêu
Tỷ lệ lợn bị bệnh và tỉ lệ khỏi trên đàn lợn nuôi tại cơ sở:
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.