QUAN NGHIÊN CỨU
Điều kiện cơ sở
2.1.1 Vị trí địa lý Địa điểm trang trại Đặng Minh Linh tại khu Đoài, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Phía bắc giáp xã Liên Hà.
Phía nam giáp xã Cổ Loa.
Phía đông giáp xã Dục Tú.
Phía tây giáp xã Uy Nỗ.
Xã có địa hình bằng phẳng và nằm cạnh trung tâm Huyện, xã có hệ thống đường liên xã chạy qua dải bê tông nhựa, có ga đường sắt Cổ Loa nằm trên địa bàn.
Xã Việt Hùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Đặc điểm rõ nét của khí hậu tại xã Việt Hùng đó là sự thay đổi và khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh Mùa hè thường nóng kéo dài và mưa nhiều nhiệt độ trung bình là 28,1 0 C Mùa đông lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình là 18,6 0 C.
Sự biến đổi phức tạp của thời tiết khí hậu gây ra nhiều khó khăn cho công việc chăn nuôi lợn Vì vậy việc phòng bệnh cho đàn vật nuôi là rất quan trọng và cần thiết.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức trại
Trang trại Đặng Minh Linh được xây dựng trong đầu năm 2015, rộng khoảng 4 ha.
Cơ cấu tổ chức trại:
Với đội ngũ công nhân lành nghề, trại phân ra làm các tổ thực hiện các công việc tại vị trí chuồng bầu, chuồng đẻ, chuồng thịt, chuồng cai sữa Mỗi công việc sẽ được khoán cho từng người để đảm bảo tránh nhiệm của mỗi công nhân cũng như thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
2.1.4 Tình hình sản xuất của trại
Trang trại nuôi lợn nái, lợn thịt và lợn con cai sữa Hàng tháng trại xuất ra thị trường khoảng 500 con lợn cai sữa đảm bảo về số cân theo yêu cầu của khách hàng.
Thức ăn chăn nuôi được sản xuất và cung cấp bởi công ty TNHH De Heus Việt Nam.
2.1.5 Cơ sở vật chất của trại
Cơ sở vật chất tại trại khá đầy đủ và mới.
Về thiết kế xây dựng
Trang trại có tổng diện tích khoảng 4 ha, tách biệt với khu vực bên ngoài, có hệ thống tường bao quanh và lưới thép.
Có hệ thống phun sát trùng các phương tiện ra vào trại ở ngoài cổng.
Có một phòng tắm sát trùng cho người ra vào trại.
Trại được chia thành hai khu: khu vực điều hành và khu vực sản xuất. Khu vực điều hành có: phòng khách, phòng kỹ thuật, phòng ăn, nhà ở và nhà sinh hoạt.
Khu sản xuất bao gồm: 1chuồng thịt, 1 chuồng bầu, 2 chuồng đẻ, 1 chuồng phối, 1 chuồng cai sữa.
Trại có 1 kho để cám, 1 kho để thuốc và 1 phòng pha tinh Ở khu vực sau trại có hệ thống biogas để sử lý phân. Điện, Nước
Hệ thống điện được lắp đặt đầy đủ Có 2 máy phát điện đề phòng mất điện. Nước được bơm lên bồn và được sử lý bằng máy lọc.
Chuồng bầu Được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 60 con, đầu dãy có 4 ô nhốt lợn đực Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát, cuối chuồng có 7 quạt hút gió Nền chuồng là nền bê tông để cho tiện công tác vệ sinh cào phân, các ô chuồng đều có vòi uống tự động cao 50 - 55cm Giữa và cuối chuồng có hệ thống vòi nước xịt thuận tiện cho việc xịt gầm và tắm lợn.
Chuồng thịt Được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 9 ô, có sức chứa tối đa là 600 con, nền bê tông, có rãnh ở cạnh chuồng thuận lợi cho việc đẩy phân Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát, cuối chuồng được bố trí hệ thống 6 quạt hút gió.
Hệ thống máng ăn tự động và được ngăn cách bằng tường bê tông và sắt.
Có 1 chuồng cai sữa gồm 8 ô, sức chứa tối đa là 500 con, ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và hút gió ở cuối chuồng Toàn bộ chuồng được làm bằng sàn nền bê tông, dọc theo chuồng có hệ thống xịt nước thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như xịt gầm chuồng.
Chuồng phối được chia làm 2 dãy nhỏ, mỗi dãy có 20 ô, đầu chuồng có
2 ô để nhốt lợn đực, có hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt hút gió ở cuối chuồng Có ống nước chạy khắp chuồng thuận tiện cho việc vệ sinh đảm bảo lợn luôn sạch sẽ.
Có 2 chuồng đẻ (một chuồng đẻ cũ và một chuồng đẻ mới) sức chứa tối đa là 120 con Toàn bộ sàn lợn mẹ là sàn bê tông, lợn con là sàn nhựa, sàn cao hơn mới nền chuồng là 50cm Mỗi ô đều có vòi vú tự động cho lợn con và lợn mẹ, có máng tập ăn cho lợn con vào 6 ngày tuổi, có 2 đường ống nước chạy xung quanh chuồng để đảm bảo việc vệ sinh cũng như xịt gầm chuồng.
Trang trại xây dựng xa khu dân cư, thuận tiện về đường đi và giao thông đi lại. Được sự ủng hộ của các cấp ủy chính quyền địa phương luôn luôn tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của trang trại.
Chủ trại có năng lực và kỹ thuật tốt, luôn quan tâm và thấu hiểu đến đời sống và vật chất cũng như tinh thần của công nhân trong trang trại.
Con giống tốt, thức ăn tốt, nguồn nước dồi dào. Áp dụng quy trình chăn nuôi”an toàn sinh học” đã mang đến nhiều lợi ích cho trang trại.
Thời tiết thay đổi nên việc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị gặp nhiều khó khăn.
Trại được xây dựng ở cánh đồng nên nguy cơ bùng dịch và ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu rất cao.
Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Đặng Hoàng Biên (2016) [2], sinh trưởng là quá trình tăng khối lượng và kích thước cơ thể thông qua quá trình tổng hợp và tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào cơ thể.
Trong khâu cuối của quá trình chăn nuôi lợn, người chăn nuôi cần chú trọng 2 vấn đề vừa là yêu cầu vừa là đặc điểm của giai đoạn nuôi lợn thịt.
Về đặc điểm sinh học, theo quy luật phát triển, lúc này lợn tiếp tục phát triển cơ xương nhanh chóng, nhưng cũng bắt đầu tích luỹ mỡ và béo nhanh ở cuối giai đoạn trước khi giết mổ.
Mục tiêu cần đạt được:
- Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị tăng khối lượng thấp.
- Chất lượng thịt cao, tỷ lệ nạc cao, an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tất cả các biện pháp trên nhằm tăng tỉ lệ thịt xẻ, tăng tỉ lệ thịt nạc, giảm giá thành của một kg sản phẩm thịt.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn các tổ chức và cơ quan khác nhau được ưu tiên tích lũy phát triển là khác nhau Giai đoạn lợn con đến lợn khoảng 60kg trong cơ thể lợn luôn ưu tiên sự phát triển của tổ chức nạc Hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tuyến nội tiết luôn được ưu tiên và phát triển trước Tiếp theo đó là bộ xương, cơ bắp, cuối cùng là mô mỡ. Để xác định được số lượng sinh trưởng và phát triển ta dùng phương pháp cân theo định kỳ nhằm xác định khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể.
2.2.1.2 Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Trong cơ thể động vật có sự phân bố ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển, dinh dưỡng luôn ưu tiên cho sự phát triển của hoạt động thần kinh, sau đó là sinh sản, bộ xương, tích lũy nạc, sự tích lũy mỡ.
Sự sinh trưởng và phát triển của lợn tuân theo quy luật tự nhiên và phát triển theo chu kỳ thay đổi theo độ tuổi, sự gia tăng khối lượng các cơ quan, bộ phận cơ thể cũng sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Lợn con phát triển nhanh và không đồng đều qua các giai đoạn Giai đoạn nhanh nhất ở 21 ngày tuổi và sau đó có phần giảm xuống do thay đổi thức ăn, lượng sữa của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm và trong quá trình mới cai sữa do thay đổi về thức ăn.
Lợn con cai sữa đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau trưởng thành thì tăng khối lượng chậm Lợn con được cai sữa khi đã ăn quen thức ăn tập ăn, không được cai sữa khi ở trong đàn đang có lợn con biểu hiện ốm, yếu.
2.2.1.3 Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Trong cơ thể lợn có sự phân bố ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và các giai đoạn tăng trưởng khác nhau Người chăn nuôi cầm nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể giúp lợn phát triển tốt hơn. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [15], các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường nuôi dưỡng và thức ăn đầy đủ và hoàn chỉnh, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các thành phần trong cơ thể.
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn ở các giai đoạn
Lợn nái hậu bị cần được sử dụng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để chuẩn bị cho cơ thể bước vào giai đoạn phối giống, mang thai và nuôi dưỡng lợn con Cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn tinh bột để tránh tình trạng lợn hậu bị quá béo hoặc quá gầy.
- Đối với lợn nái chửa
Giai đoạn 1 (ngày phối đầu đến ngày 84): số lượng và chất lượng thức ăn cần đảm bảo để bào thai phát triển tốt và lợn mẹ tích luỹ vào cơ thể chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con.
Giai đoạn 2 (ngày 85 đến khi đẻ): lượng thức ăn cần tăng lên khoảng 25 - 30% để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động nuôi bào thai phát triển - Với lợn nái nuôi con
Cần đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ hàm lượng, giàu chất dinh dưỡng hơn thức ăn cho lợn hậu bị, lợn chửa Cần tăng về số lượng và chất lượng thức ăn cho lợn nái.
Theo giai đoạn tuổi và khối lượng (lợn con khoảng 10 - 30 kg, lợn choai khoảng 31 - 60 kg, lợn vỗ béo từ 61 kg trở lên) Lượng thức ăn hàng ngày cần tăng dần để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể, cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của lợn để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.1.4 Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
Đàn lợn thịt 3 máu tại trang trại Đặng Minh Linh, Khu Đoài, Việt Hùng,Đông Anh, Hà Nội.
Địa điểm và thời gian
Địa điểm: trang trại Đặng Minh Linh, Khu Đoài, Việt Hùng, Đông Anh,
Thời gian thực tập 19/06/2021 đến 19/12/2021.
Nội dung thực hiện
Thực hiện mục đích và yêu cầu của đề tài “chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại”.
Xác định một số bệnh thường gặp ở lợn thịt, tỷ lệ số lợn mắc bệnh, tiến hành chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị thích hợp từ đó đánh giá kết quả điều trị bệnh. Áp dụng biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc “an toàn sinh học”.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
Cơ cấu đàn lợn của trang trại thay đổi theo các năm, trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt.
Theo dõi tình hình trong chuồng và chẩn đoán một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt của trại.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu thực tế sản xuất.
Sử dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt.
Tỷ lệ mắc bệnh Tổng con lợn mắc bệnh x100 (%)Tổng số con theo dõi
Tổng con lợn khỏi bệnh
Tổng số con lợn điều trị
3.4.2 Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin
Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt
Theo dõi sức khỏe tổng đàn lợn hằng ngày, tách riêng những con lợn ốm, lợn bệnh, ghi chép cụ thể.
Nắm vững đầy đủ thông tin và số lượng toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trang trại theo các yêu cầu của chỉ tiêu.
Từ chính công việc hàng ngày chú ý quan sát trực tiếp đàn lợn từ đó có cái nhìn bao quát về tình hình trong chuồng và có thể chẩn đoán và nhận định kịp thời các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.
Tìm hiểu ghi chép số liệu chính xác và tính toán các chỉ tiêu cần theo dõi Quy trình điều trị
Quan sát biểu hiện lâm sàng của con lợn. Đánh dấu lợn ốm, lợn cần tách lọc.
Tổng hợp số liệu lợn ốm, lập kế hoạch điều trị, theo dõi kết quả điều trị Áp dụng các phác đồ điều trị thực hiện trên đàn lợn (đã được nêu kỹ trong các bảng của khóa luận, tùy thuộc vào từng loại bệnh riêng để có phương pháp áp dụng để đạt kết quả cao nhất). Điều trị bằng thuốc kháng sinh và các thuốc trợ sức trợ lực. Áp dụng liệu trình trong thời gian từ 3 đến 5 ngày tùy từng loại thuốc.
Phương pháp áp dụng: thực hiện đúng theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại mà trại đang thực hiện. Đối với lợn con cai sữa sau khi chuyển lợn từ chuồng cai sữa, tiến hành tách lọc lợn theo các tỷ lệ: các con có cùng kích thước, những con ốm yếu…
Tỷ lệ đực và cái cũng cần phải tách theo các ô riêng vì cùng giới tính vì lợn đực và lợn cái có mức tăng trọng và khẩu phần ăn khác nhau.
Theo dõi sức khỏe đàn lợn vào buổi trưa và buổi tối nhiệt độ có thể thay đổi bất thường, tỷ lệ chênh lệch nhiệt độ ban đêm và ngày cao, lợn không thể thích nghi kịp vì thế cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, phù hợp với nhiệt độ cần thiết của lợn, điều chỉnh độ thông thoáng trong chuồng nuôi để tạo cho lợn có môi trường tốt nhất để phát triển.
Bằng biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng chung của đàn lợn (lợn yếu, lợn bệnh) để ta đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Khi lợn trong trại có biểu hiện mắc bệnh và đã mắc bệnh được tiến hành tách lọc và điều trị bằng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc trợ sức trợ lực. Nếu trong trường hợp không thể điều trị được thì cần có biện pháp tiêu hủy để giảm mầm bệnh trong chuồng tránh trường hợp lây lan cho con lợn khác. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh: qua quá trình làm việc, theo dõi và thu thập thông tin hàng ngày, qua chẩn đoán lâm sàng và quan sát trực tiếp các biểu hiện của đàn lợn như: phân, nước tiểu, cách ăn Từ các dữ liệu thu thập được qua chẩn đoán trực tiếp cùng với hướng dẫn kỹ thuật trại em đã đưa ra phác đồ và tiến hành điều trị.
Công tác vệ sinh phòng bệnh cũng là một khâu quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng Hiện nay trang trại đang tiến hành biện pháp vệ sinh ”an toàn sinh học” đã và đang cho thấy nhiều kết quả tích cực. Lợn khỏe mạnh, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt sau cai sữa thấp, nhanh lớn, tiêu tốn ít thức ăn, lợn nái khoẻ mạnh, nhanh lên giống.
Người lao động trong cơ sở chăn nuôi tránh được các bệnh nghề nghiệp do nhiễm (Liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn, …).
Nền chuồng đảm bảo sạch sẽ, hằng ngày tiến hành quét chuồng, luôn giữ nền luôn khô ráo.
Tiến hành vệ sinh máng ăn, rửa chuồng, quét mạng nhện và xung quanh chuồng khi có bụi bẩn.
Theo lịch trình của trại thực hiện các công việc vệ sinh khử trùng: phun sát trùng, rắc vôi đường đi, phun vôi, quét vôi tường, hành lang chuồng.
Mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào trại chăn nuôi thông qua tay, chân, quần áo, giày dép của người khi vào thăm hoặc chăm sóc đàn lợn, vì vậy phải yêu cầu tất cả người làm, khách khi vào ra khu vực chăn nuôi đều phải: Thay quần áo bảo hộ.
Thay giày, dép, ủng của cơ sở chăn nuôi.
Rửa tay bằng xà phòng cả trước và sau khi tiếp xúc với lợn và các nguồn lây nhiễm khác
Khi đi từ khu bẩn sang khu vực sạch cần phải:
Dẫm vào khay có chứa dung dịch khử trùng (được thay hàng ngày). Dùng bàn chải cọ sạch đế giày, ủng.
Chỉ những người thực sự cần thiết mới được vào trại Người buôn bán, giết mổ lợn không được phép vào bên trong trại Mua bán ở ngoài cổng trại. Hạn chế tối đa việc khách tham quan đến thăm trại.
Người thực hiện công việc chăn nuôi nên hạn chế đến các trại chăn nuôi khác hoặc đến các chợ, lò giết mổ gia súc, gia cầm Tuyệt đối không nên đi lại hoặc thăm quan hay chữa trị bệnh giúp các trang trại ở khu vực đang bùng phát dịch bệnh.
Những nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi an toàn sinh học:
1 Nguyên tắc thứ nhất (Cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi (trại chăn nuôi)): khi thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi thì người chăn nuôi đã góp phần ngăn chặn được các loại mầm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại.
2 Nguyên tắc thứ hai (Vệ sinh làm sạch): vệ sinh làm sạch chuồng nuôi,phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp rất hiệu quả trong việc thực hiện chăn nuôi an toàn, việc vệ sinh làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.
3 Nguyên tắc thứ ba (Khử trùng): khử trùng là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên hiệu quả của việc khử trùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó Mục đích khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo trên phần mềm Microsoft Exell và trên máy tính cá nhân.
+ Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt theo dõi (%)
Số con đầu kỳ - số con chết
Tỉ lệ nuôi sống = x 100 (%) Số con đầu kỳ
QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm 2019- 2021
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn của trại (2019 -2021)
Số lượng lợn qua các năm(con)
Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2019 đến năm tháng 12/2021 Số lượng lợn theo đầu con của trại thay đổi theo các năm Trong năm 2021 thị trường chăn nuôi lợn có nhiều biến động bất lợi về dịch bệnh cũng như giá thức ăn cao nhưng trang trại chăn nuôi vẫn duy trì và phát triển hơn những năm trước Bên cạnh đó do giá lợn thấp nên trại đã có phương pháp giữ lại lợn con để nuôi thịt thương phẩm.
Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh
4.2.1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu cực kỳ quan trọng quyết định tới sự thành công trong chăn nuôi Vệ sinh trong chăn nuôi bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh ngoài chuồng, vệ sinh dụng cụ.
Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi là biện pháp rất hiệu quả giúp loại bỏ mầm bệnh tại trại chăn nuôi.
Mục đích việc vệ sinh làm sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn và các chất hữu cơ khỏi bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà…Khi tất cả các chất bẩn bị loại bỏ sẽ không còn các chất hữu cơ để nuôi dưỡng và chứa mầm bệnh.
Vệ sinh chăn nuôi đòi hỏi phải loại bỏ tất cả các mảng bám hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, phân chất thải trên dụng cụ chăn nuôi, vách ngăn và chuồng nuôi Quá trình làm sạch được xác định khi không còn nhìn thấy chất bẩn bằng mắt thường Trong quá trình thực tập tại trại, các quy trình vệ sinh chăn nuôi đã được thực hiện đầy đủ, bao gồm dọn vệ sinh chuồng trong và ngoài, vệ sinh lối đi, rắc vôi khử trùng, quét mạng nhện, lau kính và phun thuốc sát trùng nhằm đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập và lưu trữ mầm bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng và quanh trại theo định kỳ luôn được phun khử trùng tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát trùng Formaline 37%, pha với tỷ lệ 1/50 nước Kết quả công tác vệ sinh sát trùng của trại lợn được phân tích và trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng
Công việc Lần/tuần Số tuần Tỷ lệ an toàn (%)
4.2.2 Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng
Tiêm phòng vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động, đạt tỷ lệ bảo hộ cho tổng thể đàn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, tác nhân gây bệnh góp phần phòng bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh truyền lây sang người Công tác phòng bệnh cho đàn lợn trong trại luôn được thực hiện đầy đủ nghiêm túc và đúng quy trình theo phương châm “ Phòng hơn chữa bệnh”.
Kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày trong bảng 4.3
Bảng 4.3 Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại
Vị trí Liều Số Kết quả
Tiêm phòng vắc xin lượng lượng Số lượng Tỷ lệ tiêm (ml/con) (con) (con) (%)
Dịch tả (lần 1) Tiêm bắp 2 550 550 100
Lở mồm long móng (lần 1) Tiêm bắp 2 550 550 100
Dịch tả (lần 2) Tiêm bắp 2 548 548 100
Lở mồm long móng (lần 2) Tiêm bắp 2 545 545 100
Qua bảng 4.3 cho thấy, trong quá trình thực tập tại trại, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại, đã tham gia tiêm phòng cho 550 con lợn thịt nuôi tại trại Sau khi sử dụng vắc xin100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc Qua đó giúp em đã nâng cao tay nghề và được nhận thức về ý nghĩa của công tác tiêm phòng.
Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và trực tiếp điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với anh kỹ thuật trại. Qua quá trình thực tập em được thực hành trực tiếp giúp em học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực về chẩn đoán một số bệnh thường gặp trên lợn thịt.
Thực hiện tốt các công việc và làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp ta phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế, đồng thời giúp cho việc chăn nuôi được dễ dàng hơn, đạt được hiệu quả công việc cao hơn.
Hiện nay trang trại tự sản xuất được con giống,khối lượng trung bình lợn con cai sữa từ 6 - 8kg, sau khi tiến hành xử lý vệ sinh, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị trong chuồng thịt thì sẽ chuyển lợn từ chuồng cai sữa sang.
Vận chuyển bằng sọt to có xe đẩy, mỗi sọt chứa 10 - 15 con, đuổi nhẹ nhàng, tránh tình trạng xô lợn, giảm khả năng gây stress cho lợn.
Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu chuồng kín bê tông hóa hiện đại và khá đầy đủ trang thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt.
Mặt trên của chuồng có hệ thống làm mát giúp thông thoáng khí hậu bên trong chuồng, nhất là trong những tháng hè nắng nóng Cuối chuồng là hệ thống quạt hút giúp lưu thông không khí từ bên ngoài vào trong chuồng, sau đó thoát ra ngoài tạo môi trường tối ưu cho đàn lợn.
Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình chữ nhật, có thể chứa được tối đa 90kg thức ăn Thức ăn cho lợn của trại được cung cấp bởi công ty TNHH De Heus Việt Nam.
Thức ăn dùng cho chăn nuôi lợn thịt tại trang trại gồm: thức ăn hỗn hợp
3810, thức ăn hỗn hợp 3840, thức ăn hỗn hợp 3540, thức ăn hỗn hợp 3350.
Bảng 4.4 Loại thức ăn, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của lợn thịt sử dụng tại trang trại
Loại Giai đoạn phát thức triển của lợn Giá trị dinh dưỡng ăn (khối lượng)
3810 Lợn cai sữa đến - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7 - 1,0%
12kg - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3370 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 0,8%
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,1%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,7%
3840 Từ 12-30kg - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7 - 1,25%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,5 - 0,8 %
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,1 %
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%
3540 Từ 30-60kg - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,8 - 1,2%
- Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3100 Kcal/kg
- P tổng số (tối thiểu - tối đa): 0,6 - 1,0 %
- Lysine tổng số (tối thiểu): 1,1%
- Methionine + Cystine tổng số (tối thiểu): 0,6%
3350 Từ 60kg đến lúc - Ca (tối thiểu-tối đa): 0,7 - 1,25% xuất bán - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3200 Kcal/kg Ở từng giai đoạn lợn cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Giai đoạn 1(lợn sau cai sữa): từ 2 - 4 tháng tuổi, lợn đạt từ 10 - 30kg. Trong giai đoạn này , lợn phát triển rất nhanh, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất.
Giai đoạn 2 (giai đoạn lợn choai): từ 4 - 5 tháng tuổi, lợn đạt 31 - 60kg. Trong giai đoạn này, lợn cần loại thức ăn giàu đạm để phát triển chiều cao và dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn vỗ béo Có thể bắt đầu nuôi lợn bằng thức ăn tận dụng vì lợn tiêu hóa được thức ăn thô xanh nhiều hơn.
Giai đoạn 3 (lợn vỗ béo): từ 5 tháng tuổi đến xuất chuồng, lợn đạt 61 - 90kg Trong giai đoạn này, lợn cần nhiều thức ăn giàu năng lượng Cần giảm vận động ở lợn để đỡ tiêu hao năng lượng.
Khẩu phần ăn cho lợn tại trại theo từng giai đoạn:
Trọng lượng lợn từ 20 - 30kg: cho ăn 1,2 - 1,5kg/con/ngày.
Trọng lượng lợn từ 31 - 60kg: cho ăn 1,5 - 2,3kg/con/ngày.
Trọng lượng lợn từ 61 - 90kg: cho ăn 2,3 - 3kg/con/ngày.
Công tác chăm sóc và quản lý lợn:
Chuồng xây dựng theo hướng Đông - Nam đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo được ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đầu chuồng là hệ thống dàn mát được bật khi nhiệt độ lên cao.
Nền chuồng luôn luôn được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, độ dốc khoảng 1,5 - 2% để phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống rãnh thoát.
Biện pháp khắc phục đối với thời tiết mùa đông ở trang trại là hệ thống điện bóng úm trong chuồng, phủ thêm bạt nếu nhiệt độ xuống thấp, che đủ bạt để hạn chế không khí lạnh vào chuồng và giảm quạt Nhưng không được để tích tụ khí trong chuồng dễ gây viêm phổi.
Công việc hàng ngày em đã tiến hành: kiểm tra nguồn nước ở bình chứa nước và vòi vú, làm vệ sinh chuồng, đẩy phân, quét chồng, xả và thay nước ở máng, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn, nếu có lợn có biểu hiện bất thường cần tiến hành đánh dấu tách lọc và điều trị. Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi công nghiệp nên hệ thống máng ăn là hoàn toàn tự động, do đó việc vệ sinh máng ăn cho lợn cần phải kiểm tra liên tục.
Sau 1 - 2 tuần cần cọ rửa vệ sinh máng ăn, việc rửa máng ăn là hết sức cần thiết, chỉ thực hiện rửa máng ăn trong trường hợp khi máng hết tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt.
Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được trại quan tâm và thực hiện, vào thời tiết trời nắng trại thường hay tắm cho lợn đồng thời sử dụng vòi nước áp suất cao xịt nền chuồng, giúp cho nền chuồng và đàn lợn luôn được sạch sẽ.
Vào mùa đông nên hạn chế việc tắm lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, tiến hành vào thời gian nắng vào buổi trưa.
Việc pha khử trùng nước được trại rất quan tâm vì trại xây dựng ở chỗ thấp, nước tù đọng nhiều Nếu nước không được xử lí hoặc khử trùng khi lợn uống rất dễ bị tiêu chảy và mắc một số bệnh khác.
Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra ở lợn thịt tại trại
Trong thời gian thực tập, nhờ áp dụng tốt quy trình vệ sinh “an toàn sinh học“ nên không xảy ra các bệnh nguy hiểm ở trên đàn lợn.
Thông qua quá trình thực hiện công việc tại trang trại, em đã theo dõi và thu thập thông tin về một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt tại trang trại với những triệu chứng điển hình và được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7 Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn thịt tại trại
Triệu chứng theo triệu bệnh bệnh dõi chứng (con) (con) (%)
- Lợn ho nhiều, ho khan, kéo dài trong
Hội nhiều tuần, tần số hô hấp tăng
- Lợn sốt cao, bỏ ăn, rất khó thở, ngồi thở chứng 49 8,90% như chó, chảy nước mũi hô hấp
-Thường thấy ở những buổi sáng sớm hoặc những đêm có nhiệt độ lạnh
Hội - Lợn ăn ít hoặc bỏ, ủ rũ, lợn lười vận động. chứng - Lông xù dựng, da nhăn nheo nhợt nhạt tiêu - Đuôi dính đầy phân, bụng tóp lại, phân 550
141 25,63% chảy loãng có mùi tanh khắm
- Biểu hiện triệu chứng thần kinh, mất thăng bằng
Bệnh - Triệu chứng rõ nhất là lợn bị què viêm - Hay nằm im một chỗ 13 2,36% khớp - Chân đi khập khiễng, đau chân.
- Khớp chân sưng, rạch các ổ khớp thấy có mủ đặc
Trong quá trình thực hiện công việc, cùng với sự hướng dẫn của kỹ thuật trại em đã theo dõi tình hình một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt cụ thể:
- Hội chứng tiêu chảy em đã phát hiện được 141 con lợn bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là 25,63% trên tổng số con lợn theo dõi là 550 con lợn thịt.
- Bệnh viêm khớp em đã phát hiện được 13 con lợn bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là 2,36% trên tổng số lợn theo dõi là 550 con lợn thịt.
4.4.2 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt, dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật trại, em đã tiến hành điều trị cho đàn lợn thịt bị hội chứng hô hấp, hội chứng tiêu chảy, bệnh viêm khớp, kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập
Số lợn Số lợn Số lợn điều điều trị
Tên mắc Tỷ lệ khỏi
Stt Phác đồ trị không bệnh bệnh (%) khỏi khỏi (con)
Hội Flodox 1ml/10kg TT kết hợp
1 chứng 49 44 5 89,79% bromhexine 1 - 3ml/10kg TT hô hấp
141 139 2 98,58% tiêu 1ml/10kg TT chảy Tiêm bắp
3 viêm 1ml/10kgTT 13 13 0 100% khớp Tiêm bắp
Về hội chứng hô hấp:
Qua theo dõi, em đã phát hiện được 49 con lợn có biểu hiện bệnh
(giúp long đờm, thải đờm, cắt cơn ho), dùng cho tiêm bắp Tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 89,79%.
Về hội chứng tiêu chảy:
Qua theo dõi em đã phát hiện được 141con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng thuốc Baytril (Enrofloxacin) với liều 1ml/10kg TT/ngày, dùng cho tiêm bắp Tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 98,58%.
Qua theo dõi em đã phát hiện được 13 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc Pendistrep-LA với liều lượng 1ml/10kg TT/ngày, dùng cho tiêm bắp Tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 100%.
Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất
- Sau khi có kế hoạch bán lợn, quản lý trại sẽ thông báo cho công nhân giảm thức ăn và cho ăn ít đi.
- Xe đến trại phải sạch sẽ, phải phun sát trùng toàn xe, đợi 30 phút ở cổng.
- Cân lần lượt từng xe.
- Cân từ 5-7 con, ghi số liệu vào phiếu cân.
- Xuất lợn song phải quét dọn sạch sẽ, rửa rồi phun khử trùng cầu cân, đườngđuổi lợn và nơi xuất lợn.
- Thời gian xuất lợn là 2 đến 3 ngày.
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện công tác xuất lợn Đợt xuất Số lợn xuất (con) Khối lượng trung bình/con lợn được xuất bán (kg)
Qua bảng 4.9 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công việc xuất lợn của trại, quá trình xuất lợn của trại được diễn ra hết sức cẩn thận và đúng quy trình, em đã trực tiếp tham gia 2 lần xuất lợn với tổng số 543 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 104,76kg/con.
4.5.1 Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn
Sau khi xuất lợn em đã thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh để chuẩn bị cho lứa lợn tiếp theo, quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:
-Vệ sinh đương đuổi lợn, cầu cân, khu vực xe đỗ
Vệ sinh trong chuồng nuôi:
- Tưới ấm nền chuồng, thành chuồng, xịt sạch phân còn sót lại.
- Dùng máy xịt áp suất cao xịt sạch thành chuồng, nền chuồng, tường trong các ô chuồng.
- Xịt trần, quạt , giàn mát, rồi xịt lại sạch 1 lần nữa.
- Để khô, quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.
- Phun sát trùng tắt hết quạt.
- Sau khi hoàn thành các công việc cần kiểm tra lại hết tất cả các thiết bị sử dụng trong chuồng nuôi như: quạt, máy bơm, máng ăn máng uống và lắp ô úm cho lứa tiếp theo.
LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Qua thời gian 6 tháng thực tập tại trang trại, đã giúp em học hỏi được nhiều kiến thức thực tế, có cơ hội được thực hành nâng cao tay nghề và nhiều kỹ năng mềm.
- Nắm vững đầy đủ các quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn thịt tại trang trại.
- Hiểu rõ và thực hành tốt về quy trình “an toàn sinh học“ mà trang trại đang áp dụng.
Một số công việc em đã thực hiện trong quá trình thực tập:
- Trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh khử trùng, tiêm phòng cho đàn lợn thịt tại trang trại.
- Đã trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn tỷ lệ hoàn thành công việc đạt 100%.
- Đã chẩn đoán, phát hiện được một số bệnh xảy ra trên đàn lợn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả:
+ Phát hiện 49 con lợn có biểu hiện bệnh về đường hô hấp, em đã tiến hành điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 89,79%.
+ Phát hiện được 141 con lợn có biểu hiện tiêu chảy, em đã tiến hành điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 98,58%.
+ Phát hiện được 13 con lợn có biểu hiện viêm khớp, em đã tiến hành điều trị Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%.
- Đã trực tiếp tham gia 2 lần xuất lợn với tổng số 543 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 104,76 kg/con, tổng khối lượng xuất là 56,886kg.
- Đã thực hiện được một số thao tác kỹ thuật như: khâu sa trực tràng, mổ hecni, lấy máu xét nghiệm Dịch tả lợn Châu Phi
Kiến nghị
- Trang trại phải tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn dịch bệnh cũng như công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhất là một số bệnh như tiêu chảy, hội chứng viêm phổi, viêm khớp.
- Thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong và xung quanh chuồng, thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
- Thay thế và sửa chữa một số đồ dùng bị hỏng trong chuồng.
5.2.2 Đối với nhà trường
- Liên kết với nhiều các công ty, các trang trại khác để sinh viên có cơ hội để đi trải nghiệm, thực tập nâng cao tay nghề đáp ứng như cầu các nhà tuyển dụng.
1 Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học kĩ thuật, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam.
2 Đặng Hoàng Biên (2016), “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn bản”, luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi
3 Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đườngruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri,̣Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.
4 Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
5 Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6 Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E coli và Cl perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 393 - 405.
7 Nguyễn Thị Kim Lan và cs Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ” Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy lợn con sau cai sữa tại Thái Nguyên” Tạp chí khkt Thú y, số 3 2006, trang 96.
8 Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012) “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr.30.
9 Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Nhân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh Phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
10 Trịnh Phú Ngọc (1996 - 2001), “Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
11 Nguyễn Ngọc Nhiên (1996)“Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp,tr 59.
12 Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học”, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp I (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.48.
13 Nguyễn Như Pho (2003) ” Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ”.
14 Cù Hữu Phú (1998), “Kết quả phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của S suis sp, gây bệnh ở lợn một số tỉnh phía Bắc” Báo cáo khoa học Viện thú y.
15 Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp.̣
16 Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm
Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện thú y Quốc Gia, Hà Nội.
17 Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002)
”Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
18 Nguyễn Đức Thủy (2015): “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới tháng tuổi ở Huyện Đầm Hà và Hải Hà - Tỉnh Quảng Ninh, và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ thú y, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
19 Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển
II TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
Escherichia coli infection Diseases of Swine, Iowa stale University press/ AMES,
21 Clifton HadleyF.A.; Alexanderand Enright M.R., (1986), “A Diaglosis of
Streptococcus suis infection”, Inproc Am Assoc swine Pract., p 473 - 491.
22 Haddleston K L, Reber P A (1972), Fowl cholera: Cross -immunity imducesin Turkey with formalin -Killer in vivo propagated pasteurella multocida.
23 Herenda D., Chambers P.G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I J P (1994),
“Bệnh viêm phổi”, Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, (119), tr 175-177.
24 Higgins R., Gottschalk M (2002), “Streptococcal diseases, Diseases of swine”, pp 563-573 Streptococcus suis, J Clin Microbiol, No 17, pp 993-996.
25 Pijoan C and Trogo E (1989), "Bacterial adhesion to mucosal surfaces with special reference to the Pasteurella multocida isolates from atrophic rhinitis",
26 Tajima M., Yagihashi T (1982), “Interaction of Mycoplasma hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium as observed by electron microscopy”, Infect Immun., 37: p 1162 - 1169.
27 Thacker, E., 2006 Mycopasmal diseases In: straw.B.E., Zimmerman, J.J.,
D ’Allaire, S., Tailor, D.J (Eds.), Diseases of Swine 9th ed BlacwellPublishing Ltd., Oxford, UK, pp 701-717.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hình 1: Tiêm lợn con tiêu chảy Hình 2: Đẩy phân lợn
Hình 3: Cho lợn ăn Hình 4: Tắm lợn
Hình 5: Tiêm vắc xin lợn Hình 6: Khai thác tinh
Hình 7: Điều trị lợn ốm Hình 8: Mổ hecni
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRANG TRẠI
Hình 1: Thuốc Baytril Hình 2: Flodox
Hình 4: Thuốc Pendistrep L.A Hình 5: Thuốc Bromhexin