1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng, Phòng Và Trị Bệnh Cho Đàn Lợn NáI Sinh Sản Và Lợn Con Theo Mẹ Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Mạnh Cường
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Từ Trung Kiên
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 4,28 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục đích của đề tài (8)
    • 1.3. Yêu cầu của đề tài (9)
  • Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Điều kiện của cơ sở thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại (11)
      • 2.1.3. Cơ sở vật chất của trại (13)
      • 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn của trang trại (14)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu (16)
      • 2.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái (16)
      • 2.2.2. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản (19)
      • 2.2.3. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ (22)
      • 2.2.4. Những hiểu biết về công tác phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản 15 2.2.5. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và lợn con (24)
    • 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (42)
      • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (42)
      • 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (44)
    • 3.1. Đối tượng (46)
    • 3.2. Địa điểm, thời gian thực hiện (46)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (46)
    • 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành (46)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (46)
      • 3.4.2. Phương pháp tiến hành (46)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (51)
  • Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (46)
    • 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường (52)
    • 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng trên đàn lợn nái nuôi con (53)
    • 4.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại (55)
    • 4.4. Kết quả công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại (56)
      • 4.4.1. Kết quả thực hiện vệ sinh phòng bệnh (56)
      • 4.4.2. Kết quả thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn tại trại (57)
    • 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trại (59)
    • 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại (61)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (52)
    • 5.1. Kết luận (65)
    • 5.2. Đề nghị (65)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện của cơ sở thực tập

Trang trại chăn nuôi Bùi Mạnh Cường thuộc thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.

Xã Nghĩa Đạo nằm ở phía Đông của huyện Thuận Thành Tiếp giáp với

2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên – nơi mà “Một tiếng gà gáy ba tỉnh đều nghe” Xã cách trung tâm huyện Thuận Thành 10 km, cách thủ đô Hà Nội 30 km theo QL282 và có đường QL38 chạy qua rất thuận tiện cho việc đi Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,

Phía Đông tiếp giáp với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Phía Tây giáp với xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam tiếp giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Phía Bắc tiếp giáp với huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8,52 km 2 , dân số năm 2011 là trên 8000 người Xã bao gồm có 9 thôn, 1 nông trường và 1 phố Trong đó có các thôn như: Đông Ngoại, Đông Lĩnh, Nhiễm Dương, Đạo Xá, Nghĩa Xá, Quang Hưng, Nội Trung, Phúc Lâm, Nghĩa Thuật; nông trường tam thiên mẫu; phố Vàng.

Mặc dù là một trong những xã có diện tích nhỏ nhất của huyện nhưng vẫn đáp ứng được tương đối nhu cầu của người dân trong và ngoài xã Xã có

1 chợ là chợ Vàng, họp chợ vào các ngày 1, 3, 6, 8 (Âm lịch) Về các doanh nghiệp, hiện nay có hơn 20 doanh nghiệp trên địa bàn xã.

Có thể nói trên đây là các điều kiện khá thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế gia đình qua việc giao lưu buôn bán với các xã lân cận và giao thương với các tỉnh.

Xã Nghĩa Đạo có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh giống với hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta Khí hậu là yếu tố luôn tác động đến đời sống và các hoạt động của con người, đặc biệt nó quyết định sự phát triển của ngành nông nghiệp bao gồm chăn nuôi và trồng trọt.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,3℃, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,9℃), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8℃

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1400 – 1600 mm và phân bố không đồng đều trong năm đã gây ra tình trạng ngập úng, hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến năng suất của ngành nông nghiệp trên địa bàn xã.

Xã chịu ảnh hưởng bởi 2 loại gió chính: gió mùa Đông Bắc (mùa đông) và gió mùa Đông Nam (mùa hè) Trong năm, có chịu ảnh hưởng của bão gây mưa to và gió lớn làm thiệt hại hoa màu, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn xã. Độ ẩm tương đối cao khoảng 83%.

Kiểu khí hậu trên khá phù hợp cho người dân trong xã tăng gia sản xuất Tuy nhiên, với độ ẩm cao và những tháng có nhiệt độ cao đã tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh cho vật nuôi Vì vậy, việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi là vấn đề cấp thiết.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của trại

+ 1 quản lý trại (phụ trách tổ chuồng bầu);

- Trong suốt thời gian thực tập, trại đã hỗ trợ chỗ ở và sinh hoạt rất đầy đủ và thoải mái.

2.1.3 Cơ sở vật chất của trại

Toàn trại có tổng diện tích là 50.000 m 2 , bao gồm: diện tích nhà ở, đất trồng rau, ao cá, chuồng nuôi, hồ chứa nước thải, hầm biogas và các công trình khác.

Trại chia làm 2 khu chính: khu điều hành và khu sản xuất.

Khu điều hành gồm: cổng ra vào trại có hố vôi sát trùng, phòng quản lí trại, phòng kế toán, phòng họp, phòng sinh hoạt chung.

Khu sản xuất gồm: 9 chuồng đẻ nằm bên trái từ cổng vào (7 chuồng đang hoạt động), bên phải gồm 1 chuồng bầu, 2 nhà an thai, 1 chuồng đực, 1 chuồng hậu bị; có 9 chuồng thịt, 2 chuồng cai sữa có cổng ra vào riêng biệt so với khu chuồng lợn nái, ngoài ra còn có 2 chuồng cách ly (1 chuồng cách ly bên thịt, 1 chuồng cách ly bên nái).

Các công trình phụ khác gồm: 2 nhà kho chứa thức ăn (1 kho bên thịt, 1 kho bên nái); 1 kho thuốc; 1 phòng pha tinh; nhà sát trùng; 1 kho chứa vật liệu; 1 kho máy phát điện; 1 kho vôi và một số công trình đang được xây dựng khác;

Hệ thống chuồng được xây dựng hoàn toàn khép kín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại Đầu chuồng có hệ thống giàn mát hoạt động vào mùa hè, cuối chuồng có hệ thống quạt thông gió và hộp điều khiển quạt Ngoài ra, hệ thống máng ăn tự động có đường ống dẫn từ silo vào được điều khiển bằng máy ở đầu chuồng, cứ một lần điều khiển thì thức ăn được dẫn vào 3 chuồng và hệ thống nước uống tự động Một chuồng đẻ có 2 dãy, mỗi dãy gồm 16 ô chuồng liền kề nhau Các ô đều được đánh số để dễ nhận biết và ghi nhớ.

Trong mỗi ô có 2 vòi uống cho lợn nái và lợn con theo mẹ chiều cao phù hợp với từng đối tượng riêng, chiều cao tương ứng cho lợn mẹ và lợn con lần lượt là 40cm và 10cm so với bề mặt sàn nhựa Hai bên tường có các cửa sổ được lắp kính để lấy ánh sáng vào chuồng, mỗi cửa sổ có tổng diện tích là 1,5m 2 , cách nền chuồng 1,2m, khoảng cách giữa các cửa là 40cm Trên trần lập bằng tôn lạnh giúp chống nóng rất tốt.

Giữa các chuồng đẻ có cửa nách, đầu chuồng luôn có hố vôi sát trùng Nguồn nước dùng từ giếng khoan Nước cho lợn uống, nước chảy vào hệ thống giàn mát được cấp từ hai bể chứa lớn, một bể chứa ở đầu chuồng thịt và một bể chứa ở đầu chuồng đẻ Nước tắm cho lợn, nước xịt gầm, nước vệ sinh máng ăn, cũng được dẫn và bơm vào bể chứa ở đầu các chuồng.

Hệ thống điện: trang trại sử dụng nguồn điện lưới và máy phát điện dự phòng.

Trại có phòng pha tinh riêng với đầy đủ dụng cụ như: kính hiển vi điện tử, máy ép tinh, máy nâng nhiệt độ môi trường, ấm đun nước, tủ lạnh bảo quản tinh, can đựng nước cất, dụng cụ đựng tinh và pha tinh, luôn được vệ sinh hàng ngày.

Hệ thống xử lí chất thải: có 2 hầm biogas mỗi hầm có thể tích 12.000m 3 chứa toàn bộ chất thải.

Tổng quan tài liệu

2.2.1 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái

2.2.1.1 Sự thành thục về tính và thành thục về thể vóc

Sự thành thục về tính

Gia súc mới sinh ra cả con đực và con cái đều chưa có biểu hiện về hoạt động tính dục, đều phải trải qua quá trình nuôi dưỡng, tích lũy năng lượng để sinh trưởng và phát triển đến một giai đoạn nào đó thì có sự thay đổi về sinh lý.

Do đó, sự thành thục về tính có nghĩa là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản Ở gia súc cái buồng trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ phát triển hoàn chỉnh, có hiện tượng rụng trứng và động dục Ở con đực phát triển tuyến sinh dục phụ, sản sinh ra tinh trùng và có phản xạ nhảy.

Sự thành thục về thể vóc

Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [22], sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính Đến một thời điểm nhất định con vật sẽ đạt tới độ trưởng thành về thể vóc Lúc này, cơ thể tương đối hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định, não phát triển khá hoàn thiện, Hay nói cách

9 khác là khi gia súc đã thành thục về tính cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển đến độ trưởng thành.

Cần chú ý không nên cho gia súc sinh sản quá sớm vì: Đối với con cái: Khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể vóc mà ta phối giống sẽ có những ảnh hưởng xấu như: trong thời gian mang thai chất dinh dưỡng sẽ bị phân tán, ưu tiên cho sự phát triển của bào thai, do đó nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể mẹ bị cắt giảm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai Đồng thời xoang chậu cũng chưa phát triển hoàn toàn còn nhỏ và hẹp, làm cho con vật đẻ khó. Đối với con đực: khai thác tinh sớm hoặc cho nhảy sớm, tinh hoàn sẽ bị suy yếu chức năng sớm, sức sống tinh trùng kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.

Tuổi thành thục về thể vóc của lợn cái và lợn đực là từ 6-8 tháng tuổi

Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [10], gia súc cái sau khi thành thục tính dục bắt đầu có hoạt động sinh sản Hormon tuyến yên có vai trò điều hòa làm cho nang trứng phát triển, chín và rụng, cùng với sự biến đổi toàn thân và cơ quan sinh dục biểu hiện ra các triệu chứng đặc biệt, gọi là triệu chứng động dục Quá trình này lặp đi, lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi là chu kỳ động dục.

Một chu kỳ động dục của lợn nái trung bình là 21 ngày (dao động từ 18 – 22 ngày) Để phát hiện lợn lên giống ta nên kiểm tra hai lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Người ta thường chia chu kỳ động dục ra làm bốn giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước động dục: Con vật có biểu hiện bồn chồn, đi lại không yên, đái dắt, kêu la, thích nhảy lên lưng con khác, bỏ ăn hoặc ăn ít Âm hộ sưng, sung huyết, cổ tử cung bắt đầu hé mở, nhiều niêm dịch lỏng và trong suốt, dễ đứt, khó kéo dài,

Giai đoạn động dục: Khi đặt tay lên mông con vật đứng yên (trạng thái mê ì) cho con đực hoặc con khác nhảy lên, tai dựng đứng, đuôi cong lên Con vật ăn ít hoặc không ăn Âm hộ bớt sưng chuyển thành màu sẫm hoặc màu mận chín Cổ tử cung mở rộng, dịch đặc và dính có thể kéo dài được.

Giai đoạn sau động dục: Không còn sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung.

Con vật dần trở về trạng thái bình thường và không cho con khác nhảy.

Giai đoạn yên tĩnh: Con vật đã trở lại ăn uống bình thường Âm hộ trở về trạng thái bình thường, hết dịch nhờn Cổ tử cung đóng chặt.

2.2.1.3 Quá trình mang thai và đẻ

Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [25], sự phát triển phôi gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn phôi thai (1-22 ngày): Hợp tử bắt đầu phân chia nhanh chóng thành các lá phôi, nhau thai chưa hình thành, cơ thể mẹ chưa có sự bảo vệ hợp tử Vì vây, cần chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lí tốt.

Giai đoạn tiền thai (23-38 ngày): Các cơ quan bộ phận cơ thể bắt đầu được hình thành, nhau thai cũng được hình thành và là cầu nối của cơ thể mẹ với con, lợn mẹ đã có thể bảo vệ được cho phôi thai của mình.

Giai đoạn thai nhi (ngày thứ 39-đẻ): Giai đoạn này thể tích và khối lượng của bào thai phát triển nhanh nhất Các cơ quan bộ phận của cơ thể được hình thành đầy đủ Các nhà nghiên cứu cho rằng, khối lượng thai lúc sơ sinh lớn gấp hai lần khối lượng thai lúc ba tháng Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ chửa cuối rất quan trọng vì sẽ quyết định đến khối lượng sơ sinh.

Thời gian mang thai trung bình là 114 ngày (từ 113-116 ngày) Có hai kỳ chửa chính:

Giai đoạn chửa kì I: Thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.

Giai đoạn chửa kì II: Thời gian lợn chửa từ ngày thứ 85 đến khi đẻ.

Giai đoạn mở cổ tử cung: Tử cung bắt đầu co bóp, cuối giai đoạn này thời gian co bóp tương đương với thời gian nghỉ, màng ối vỡ, nước ối tràn ra ngoài.

Giai đoạn thai ra: Cơ trơn tử cung co bóp mãnh liệt, thời gian co bóp mạnh hơn thời gian nghỉ, tạo ra những cơn đau dữ dội Lúc này kết hợp với sự co bóp của tử cung còn có sự tham gia của cơ bụng và cơ hoành, tạo ra những cơn dặn để đẩy thai ra ngoài.

Giai đoạn đưa nhau thai ra: Thai ra hết, tử cung vẫn tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài Ở giai đoạn này thời gian co bóp ngắn hơn thời gian nghỉ.

2.2.1.4 Sự tiết sữa của lợn nái

Không giống với các loài gia súc bầu vú của lợn nái không có bể sữa nên không dự trữ sữa trong bầu vú Sữa được tiết ra khi có sự kích thích vào bầu vú Những kích thích này truyền lên vỏ não, vào vùng hypothalamus, từ đó kích thích thùy sau tuyến yên sản sinh ra kích tố oxytocin tiết vào máu, oxytocin đi vào bao tuyến để kích thích lợn nái thải sữa Sữa được tiết ra nhiều ở những vú phần ngực, những vú phía sau sữa tiết ra ít hơn Sữa của lợn mẹ chỉ tiết ra trong khoảng 25-30 giây, khoảng 25-35 gam/con/lần nên lợn con phải bú nhiều lần trong ngày mới đủ cho nhu cầu Lượng sữa tiết ra tăng dần từ lúc mới đẻ, cao nhất lúc 21 ngày sau đẻ, sau đó giảm dần.

2.2.2 Những hiểu biết về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản 2.2.2.1 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tính đến nay ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn lao về việc cải tạo những giống lợn địa phương Để làm được điều đó các nhà nghiên cứu trong nước đã tìm kiếm, chọn lọc kỹ càng các giống lợn cao sản nước ngoài như Landrace, Yorkshire,… cho lai với các giống lợn nội như Móng Cái,… tạo ra con lai có khả năng sinh sản tốt hơn các giống lợn nội thuần Số đàn lợn nái sinh sản của nước ta ngày càng tăng do nhu cầu mua con giống của các trang trại, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng lớn Đòi hỏi các trại sản xuất con giống phải chú ý ngoài việc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nái mang thai, thực hiện đầy đủ các quy trình phòng bệnh thì việc tập ăn sớm và cai sữa sớm cho lợn con là một giải pháp rất quan trọng cho nghề chăn nuôi lợn nái thành công, xuất bán được nhiều lợn giống và có hiệu quả kinh tế cao.

Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) [4], hai mươi ngày sau khi đẻ lượng sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu của lợn con lại tăng lên Điều đó đã khiến lợn con rơi vào tình trạng khủng hoảng đầu tiên Giai đoạn khủng hoảng thứ hai là khoảng thời gian sau cai sữa lợn con phải tập quen dần với môi trường sống mới và sự thay đổi thức ăn Vì vậy, chúng ta cần tập cho lợn con ăn sớm

30 vào lúc 5-7 ngày tuổi, vừa để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vừa làm tăng tiết dịch vị dạ dày, tăng hàm lượng HCl và enzym, vừa kích thích dạ dày và ruột phát triển để lợn dễ dàng thích ứng với chế độ ăn sau cai sữa.

Theo Phạm Sĩ Tiệp (2004) [23], ưu điểm của việc tập ăn sớm cho lợn con là lợn con biết ăn sớm hơn và nhanh lớn hơn; đỡ hao mòn lợn mẹ hơn; thuận lợi hơn để có thể cai sữa sớm lợn con.

Bên cạnh đó vấn đề về bệnh sinh sản của lợn nái đang được các nhà khoa học thú y ở Việt Nam trú trọng nghiên cứu.

Theo Trần Ngọc Bích và cs (2016) [2], qua kiểm tra sản dịch của 143 lợn nái sau sinh phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13% Đã phát hiện sự có mặt của các vi khuẩn E coli (75,47%),

Streptococcus (45,28%), Staphylococcus (47,17%), Pseudomonas (18,87%) trong 100 mẫu Khi cổ tử cung mở rộng vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, âm hộ nhiễm bẩn vì thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu trên nền chuồng Điều này dẫn đến viêm nhiễm đường sinh sản của gia súc cái và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sinh sản Vi khuẩn theo máu đi đến tuyến vú gây viêm vú làm kém sữa, mất sữa hoặc nhiễm trùng máu gây ra hội chứng MMA (Nguyễn Như Pho, 1996) [15], lợn nái chậm lên giống, khoảng cách giữa hai lứa đẻ bị kéo dài, tỷ lệ đậu thai giảm, tăng sảy thai, số lợn con đẻ ra/lứa giảm, giảm khả năng tạo sữa dẫn đến lợn con giảm sức đề kháng, dễ bị tiêu chảy và còi cọc (Nguyễn Văn Thanh,

Lợn nái bị viêm tử cung nhẹ điều trị như sau: đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo trong 5-7 ngày, tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ (Nguyễn Văn Điền, 2015) [7].

Theo Trần Tiến Dũng (2002) [5], bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ,viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng có thể tích lớn Do khi bị viêm nặng cơ tử cung co bóp yếu, không đẩy được các chất bẩn ra ngoài và lưu lại trong đó làm cho bệnh nặng hơn Nhiều ý kiến cho rằng nên dùng oxytocin kết hợp với PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh để điều trị toàn thân và cục bộ.

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chăn nuôi lợn trên thế giới đã có từ rất lâu, đây là một nghề truyền thống Cùng với sự phát triển của tri thức cũng như khoa học của nhân loại, ngành chăn nuôi lợn đã dần được công nghiệp hóa với quy mô tăng dần Đầu lợn nái cũng là thước đo để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như độ lớn của thị trường ngành công nghiệp chăn nuôi hiện đại Tuy nhiên, bệnh về đường sinh sản ở lợn nái là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Ở Đức, trong 6 đàn nái hạt nhân có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae,

Streptococcaceae Trong đó, vi khuẩn E coli chiếm nhiều nhất và cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactics được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA (Kemper và cs, 2013) [27].

Theo Shrestha (2012) [34], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do bị đói, ỉa chảy, Nguyên nhân: nái quá béo do ăn quá nhiều khi mang thai; nái ít được vận động, trước khi đẻ không được vệ sinh sạch sẽ, thời gian đẻ kéo dài; chuồng nuôi chật hẹp, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp.

Trong khi đó ở Thái Lan hội chứng MMA xảy ra phổ biến vào mùa hè đã gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của lợn nái sinh sản Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là quản lý tốt đàn nái sinh sản Không cho lợn nái trước khi đẻ ăn thức ăn có hàm lượng protein trên 18%, chất xơ trên 4,5% và phải cung cấp đủ nước uống Ngày nắng nóng nên chuyển nái sang

32 chuồng đẻ vào lúc sáng sớm (7 giờ sáng) Chuồng đẻ phải được vệ sinh bằng các thuốc sát trùng và để trống chuồng ít nhất 1 tuần rồi mới chuyển lợn vào đẻ Sử dụng thuốc trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E coli: tiêm enrofloxacin;thuốc điều trị Streptoccocus spp: tiêm amoxyclin trước đẻ 1 ngày Bổ sung các vitamin A, K, D, E và các chất khoáng để tăng sức đề kháng cho lợn (ArutKidcha-orrapin, 2006) [33].

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản giống ngoại.

Địa điểm, thời gian thực hiện

- Địa điểm: Trang trại Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thời gian thực hiện: từ ngày 19/6/2021 đến ngày 26/12/2021.

Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại cơ sở.

- Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con.

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.

- Tham gia các công tác khác.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi tại trại trong 3 năm (2019-2021).

- Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại.

- Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại.

- Kết quả công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại: chúng em tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ quản lý, kỹ thuật trại, kết hợp với kết quả trực tiếp theo dõi tình hình tại trại.

- Áp dụng và thực hiện quy trình chăm sóc của cơ sở.

- Tiến hành một số biện pháp vệ sinh, phòng bệnh theo các bảng sau:

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Lịch vệ sinh sát trùng chuồng trại Trong chuồng - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 3.1. Lịch vệ sinh sát trùng chuồng trại Trong chuồng (Trang 47)
Bảng 3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn tại cơ sở - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 3.2. Quy trình phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn tại cơ sở (Trang 49)
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2019 đến tháng 11/2021 - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2019 đến tháng 11/2021 (Trang 52)
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái nuôi con tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái nuôi con tại trại (Trang 53)
Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi (Trang 56)
Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản (Trang 57)
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn con theo mẹ - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn con theo mẹ (Trang 58)
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trại (Trang 59)
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái (Trang 61)
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ (Trang 62)
Hình 1: Toàn chuồng đẻ Hình 2: Hệ thống máng ăn tự động - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Hình 1 Toàn chuồng đẻ Hình 2: Hệ thống máng ăn tự động (Trang 70)
Hình 5: Dịch viêm tử cung - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Hình 5 Dịch viêm tử cung (Trang 71)
Hình 6: Phân lợn con bị tiêu chảy (PED) - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Hình 6 Phân lợn con bị tiêu chảy (PED) (Trang 71)
Hình 7: Mài nanh lợn con Hình 8: Cắt đuôi lợn con - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Hình 7 Mài nanh lợn con Hình 8: Cắt đuôi lợn con (Trang 71)
Hình 11: Thiến lợn Hình 12: Mổ hecni - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường
Hình 11 Thiến lợn Hình 12: Mổ hecni (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w