1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an

69 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 7,63 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (11)
      • 2.1.3. Mô tả sơ lược về phòng khám thú y (12)
    • 2.2. Cơ sở khoa học (14)
      • 2.2.1. Một số giống chó thông dụng (14)
      • 2.2.2. Đặc điểm sinh lý loài chó (23)
    • 2.3. Một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó (26)
      • 2.3.1. Bệnh mò bao lông (do Demodex canis) (26)
      • 2.3.2. Nấm da (33)
    • 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (37)
      • 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước (37)
      • 2.4.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài (38)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (40)
    • 3.1. Đối tượng (40)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (40)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (40)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (40)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (40)
      • 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) (40)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (41)
  • Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (42)
    • 4.1. Kết quả theo dõi tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An (42)
    • 4.2. Kết quả số lượng chó được đưa đến chăm sóc và tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An (44)
    • 4.3. Kết quả chẩn đoán một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng mạch (48)
      • 4.3.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An (48)
      • 4.3.2. Kết quả theo dõi chó mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông (lông ngắn, lông dài) (53)
    • 4.4. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó đến khám tại phòng mạch thú y 42 4.5. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y (54)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (61)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đề nghị (61)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở nơi thực tập

Phòng mạch thú y Vi Hoàng An, thành phố Thái Nguyên, thuộc trung tâm thành phố Thái Nguyên Phòng mạch có địa chỉ ở số nhà 12, đường Hoàng Hoa Thám, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, sát trường THPT Lương Ngọc Quyến.

Phòng mạch thú y Vi Hoàng An nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, do đó khí hậu của phòng mạch thú y mang tính chất đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông nhưng chủ yếu gồm hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 - 9, nhiệt độ dao động từ 25 – 30 o C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 160mm/tháng tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 Những thay đổi trong khí hậu như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của gia súc, gia cầm và phát sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc.

Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau Khí hậu chủ yếu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 12 - 26 o C, độ ẩm từ 70 - 80% Mùa đông rét đậm, rét hại làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế của cây trồng.

2.1.1.3 Điều kiện đất đai Địa bàn thành phố Thái Nguyên được xếp vào khu đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, khoảng cách từ trung tâm thành phố đến thủ đô HàNội rơi vào khoảng 80 km, tổng diện tích chiếm tới 18.970,48 ha trên diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

- Phía Bắc được xác định là ranh giới huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương

- Phía Đông được xác định là ranh giới thành phố Sông Công

- Phía Tây được xác định là ranh giới huyện Đại Từ

- Phía Nam được xác định là ranh giới thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình Nhìn chung, địa bàn TP Thái Nguyên sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư: Thành phố Thái Nguyên có tổng dân số là 317.580 người trong đó phường Hoàng Văn Thụ dân số 22.549 người, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể, gần 200 cơ quan, doanh nghiệp, trường học và nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng, di tích lịch sử.

- Y tế: Thành phố Thái Nguyên là điểm đóng của hệ thống các bệnh viện lớn và hệ thống các trung tâm khám chữa bệnh tư nhân phân bố dày đặc. Trạm y tế phường đi vào hoạt động cũng được trang bị trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt cho người già, trẻ em, người khám chữa bệnh theo yêu cầu

- Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và các trường trung cấp dạy nghề, viện nghiên cứu khoa học,… Địa bàn phường Hoàng Văn Thụ có một số trường như: Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, trường trung học Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, trường THPT Lương Ngọc Quyến, trường THCS Nguyễn Du, trường THCS Chu Văn An, trường tiểu học Đội Cấn.

- Thương mại: khu vực thành phố là nơi tập trung hệ thống các tòa nhà lớn như Victory, Đông Á, hay trung tâm thương mại Sao Việt, FCC cùng với hoạt động sầm uất của các tuyến phố thương mại như Hoàng Văn Thụ, LươngNgọc Quyến, Minh Cầu, Bắc Sơn

Thành phố Thái Nguyên là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, nơi đây là cội nguồn công nghiệp từ lâu đời, sở hữu nguồn tài nguyên, khoáng sản giàu có, khí hậu đặc trưng thuận lợi cho nuôi trồng rừng cây công nghiệp, cây ăn quả Có điểm mạnh về khai thác tiềm năng du lịch với các điểm đến như Hồ Núi Cốc, ATK – Định Hóa…

Thành phố Thái Nguyên có nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực, đội ngũ công nhân cầm cán có tinh thần và trách nhiệm, ngoài ra thành phố còn tập trung nhiều trường đại học, là nguồn cung nhân lực cốt cán có trình độ đẩy nhanh sự phát triển của mặt bằng chung toàn tỉnh trên tất cả các lĩnh vực.

Dự toán tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố riêng trong năm 2020 là 2.137.700 triệu đồng.

Về sản xuất nông nghiệp: tổng dân số có khoảng 80% tham gia vào sản xuất nông nghiệp kết hợp trồng trọt và chăn nuôi

Về lâm nghiệp: diện tích đồi trọc ngày càng giảm, lượng cây xanh phủ đồi trọc ngày một nhiều Một phần diện tích cây trồng đã đến tuổi khai thác.

Về dịch vụ:là ngành đang trên đà phát triển, góp phần tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu cho người lao động. Đến nay, nước ta đã trải qua bốn đợt dịch Covid-19 bùng phát, ngay từ đầu tỉnh Thái Nguyên xác định việc phòng, chống loại dịch bệnh nguy hiểm này là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân, cộng đồng và là điều kiện để phát triển kinh tế nên cả hệ thống chính trị, xã hội vào cuộc với những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn.

2.1.3 Mô tả sơ lược về phòng khám thú y

Phòng mạch thú y Vi Hoàng An được đưa vào hoạt động từ năm 2016 đến nay Ngoài dịch vụ chăm sóc, làm đẹp cho thú cảnh, phòng mạch còn thực hiện khám, điều trị cho động vật đặc biệt là cho chó, mèo trong khu vực thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận

- Là nơi rèn nghề cho sinh viên, cho sinh viên học tập và làm quen cũng như định hướng cho công việc tốt hơn trong tương lai.

- Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ làm đẹp cho thú cưng.

- Tuyên truyền, tư vấn cho người dân về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là thú cảnh.

- Cung cấp, buôn bán vật tư, thức ăn, thuốc, phục vụ nhu cầu chăn nuôi.

* Cơ cấu tổ chức của phòng mạch: + 01 chủ cơ sở (chị Vi Thị An);

+ 2 nhân viên phụ trách chính;

Cơ sở khoa học

2.2.1 Một số giống chó thông dụng

Chó Phú Quốc: chó Phú Quốc có nguồn gốc xuất phát từ đảo Phú Quốc -

Việt Nam Dòng này có thể hình khá lớn, cao 60 - 65 cm, nặng 20 - 25 kg, là giống chó rất tinh khôn Lông một màu, có thể vàng hoặc đen, vện, xám hoặc màu lá úa, trên lưng có một xoáy dài đến gần gốc đuôi Đây là giống chó rất trung thành, bản chất thông minh, nhanh nhẹn và có thể huấn luyện tốt, người ta thường nuôi với mục đích làm chó đi săn, giữ nhà hoặc bảo vệ, trung bình mỗi lứa chó cái đẻ khoảng 5 con.

Hình 2.1: Chó Phú Quốc * Giống chó Ta (Chó Cỏ) Được nuôi từ xưa đến nay, trải qua hàng nghìn năm vẫn luôn tồn tại để giúp người dân Việt Nam canh gác, bảo vệ nhà cửa Chó còn có tên gọi khác là chó cỏ, do bị lai tạp từ nhiều giống chó khác nhau.

Chó đã trở thành những người bạn gắn bó với con người cách đây khoảng 6000 năm, chúng được nuôi dưỡng để trông nhà, làm chó săn và làm thức ăn (tình trạng dùng chó cỏ làm thức ăn hiện nay đang bị lên án) Chó có bộ lông ngắn, thường sát da Lông có những màu như đen, vàng, đen trắng,vàng trắng, xám, trắng, nâu nhạt Đôi tai của chúng lúc dửng lúc cụp tùy từng con, chân khá cao và dài Cơ thể thường săn chắc không quá mập, không quá vạm vỡ và thân hình khá là giống nhau Dáng dong dỏng cao, không quá to, không có cơ bắp nhưng người rất săn chắc, khỏe mạnh Chiều dài của mõm chó ta dài bằng nửa chiều dài của đầu, đầu khá thon gọn Nhìn tổng thể rất nhanh nhẹn và cứng cáp Mắt thường có màu đen hoặc nâu đen.

Hình 2.2: Chó ta (chó Cỏ)

Theo Hoàng Nghĩa (2005) [10], bộ lông xù là đặc điểm nhận dạng chó Bắc Hà, ngoài ra còn có cái bờm rất đẹp, chúng được phân biệt với lông trên thân bởi nhiều màu khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm Thân hình vừa phải, được xếp vào giống chó có kích thước trung bình, khung xương chắc khỏe, gọn gàng; đuôi của chúng dạng bông lau xoắn cuộn lên lưng; chiều cao của chó đực được xác định: 57 - 65 cm, chó cái: 52 - 60 cm, nặng khoảng 25 - 35 kg.

Là giống chó cảnh được ưa chuộng với bản chất thông minh, đáng yêu, nhanh nhẹn Cơ thể gần như có dạng hình vuông vì chiều dài cơ thể của chúng gần bằng với chiều cao từ bàn chân đến vai Poodle có chiếc đầu tròn và nhỏ, mõm hơi dài, tai rủ xuống Chúng có bàn chân hình bầu dục khá nhỏ nhắn và các ngón chân cong, vì yếu tố thẩm mĩ nên móng chân thường được cắt đi Là giống được yêu thích vì sở hữu một bộ lông xoăn và màu lông đa dạng: đen, nâu, vàng, kem…

Có nguồn gốc từ nước Đức du nhập vào Việt Nam Đây là giống chó kích thước khá nhỏ bé trọng lượng chỉ khoảng từ 1, 5- 2, 5kg tuy nhiên lại sở hữu một bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối có dáng dấp chó săn Phốc hươu có bàn chân nhỏ, uyển chuyển, hai chân trước thẳng và có huyền đề.Giống này có mặt tương đối giống mặt hươu, mõm chắc và khỏe, hàm răng sắc, lại thích gặm các đồ vật nhỏ bé nên rất dễ bị nghẹn, vì vậy không nên cho chúng ăn quá nhiều Phốc hươu có đôi mắt nâu hình ô van, tai mỏng dựng còn gọi là tai giấy, đuôi thường được thủ thuật cắt bỏ ngay từ khi còn nhỏ Có nhiều màu lông như đỏ, vàng, đen hoặc màu socola ít khi thấy.

Hình 2.5: Chó Phốc hươu * Chó Phốc sóc (Pomeranian)

Còn được gọi là chó Pom xuất phát từ Đức và Ba Lan, là giống chó kích thước nhỏ, cỡ bằng một món đồ chơi, chiều cao chỉ từ 18 - 30 cm, nặng từ 3 – 3,5 kg, đầu có hình nêm và tỏ ra rất cân đối với cơ thể Mắt to vừa phải, sẫm màu và rất sáng thể hiện sự thông minh lanh lợi.

Pom có đôi tai nhỏ nhắn, nhọn và dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo, mũi bé cùng màu với màu lông với một cái đuôi xù mềm mại uốn cong trên lưng Loài này sở hữu bộ sưu tập màu lông khá đa dạng: đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu… với lớp lông kép dày, lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng, lớp trong ngắn, mềm và dày, lông ở vùng cổ và ngực dài hơn.

Hình 2.6: Chó Phốc sóc (Pomeranian)

* Chó Chihuahua Được nuôi phổ biến ở Việt Nam và có hai loại là Chihuahua lông ngắn và Chihuahua lông dài.

Chó có ngoại hình nhỏ nhắn, chắc khỏe và linh hoạt Đầu tròn, mõm ngắn, đôi mắt rất to và tròn, có màu đen sẫm hoặc màu đỏ sẫm Đôi tai vểnh và ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm (lỗ này sẽ được xương sợ phủ hết khi chó trưởng thành).

Màu lông của chó đa dạng từ màu cát vàng, đen nâu, màu bạc, nâu hạt dẻ.

Giống này xuất phát từ nước Đức, du nhập vào Việt Nam từ năm 1960. Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [5] cho biết, Becgie là giống chó có kích thước khá to lớn so với một số giống chó được nuôi ở Việt Nam, chó đực có chiều dài từ 110 - 112 cm; cao 56 - 65 cm và chó cái có chiều dài 62 - 66 cm; nặng khoảng 28 - 37 kg.

Chúng sở hữu bộ lông khá ngắn và mềm mại, thân và mõm có màu đen sẫm pha lẫn màu vàng sẫm ở đầu, ngực và bốn chân Đầu có dạng hình nêm,mũi chia thùy, tai luôn dựng đứng dốc về phía trước, mắt đen, răng to

Tuổi phối giống của chó đực khoảng 24 tháng tuổi Tuổi sinh sản ở chó cái từ

18 - 20 tháng tuổi Chó cái trung bình mỗi năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ 4 –

Là giống chó có nguồn gốc từ Scotland, tầm nhỡ, sở hữu thân hình cân đối, khỏe mạnh và bộ lông từ màu vàng kem đến vàng nâu, đặc biệt có lớp lông không thấm nước bên ngoài và một lớp lông dày mịn bên trong Loài này có đầu to, bộ hàm khỏe và một hàm răng sắc bén, tuổi thọ trung bình được xác định là 12 - 15 năm.

Là giống chó thường được dùng cho kéo xe ở xứ sở Alaska - Hoa Kỳ Sở hữu cho mình bộ khung cao to, cực kỳ chắc chắn và khỏe mạnh, đặc biệt là bộ khung chân và các khớp xương chân phát triển Tuy đa dạng về màu lông nhưng điển hình các màu thường thấy là xám trắng, xám lông chồn kết hợp trắng, đen trắng hoặc trắng toàn thân Kích thước trung bình cao khoảng 63 -

68 cm, trọng lượng từ 34 - 38 kg.

Có nguồn gốc tại Siberia, Nga Là giống chó có ngoại hình và hành vi giống với loài chó sói, thích liên lạc, giao tiếp bằng cách hú hơn là sủa, có xu hướng đi lang thang và tìm cách trốn thoát sự tù túng.

Là giống chó có nguồn gốc từ nước Nga, loài này có ngoại hình và hành vi được cho là giống với tổ tiên chó sói của mình Husky thường không thích sủa, thay vào đó chúng giao tiếp với nhau bằng cách hú, đi lang thang và không chịu được sự tù túng.

Một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó

2.3.1 Bệnh mò bao lông (do Demodex canis)

Bùi Khánh Linh và cs (2014) [7] cho biết: loại mò này có kích thước nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 0,1 - 0,39 mm, không lông, vị trí ký sinh là tuyến nhờn nang lông Cấu tạo gồm 3 phần đầu, ngực và bụng

- Phần đầu là đầu giả, kích thước ngắn.

- Phần ngực có 4 đôi chân ngắn, đã bị tiêu giảm trông giống như 4 đôi mấu.

- Phần bụng dài, quan sát mặt lưng và mặt bụng thấy có hình vân ngang Con đực phần dương vật nhô lên trên ngực phía mặt lưng.

Con cái phần âm hộ nằm giữa thân phía mặt bụng từ phần đôi chân thứ tư Sakulploy R và Sangvaranond A (2010) [24] cho biết, D canis trưởng thành có hình dáng thon dài, mảnh, phần bụng dài từ 91 - 115 micron, rộng từ

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4] cho biết, mò có đầu giả rộng và lồi cạnh.Trên ngực có đôi chân ngắn hình mấu Mặt lưng và mặt bụng có hình vân ngang Bộ phận sinh dục của con đực nằm phía mặt lưng trên ngực còn bộ phận sinh dục của con cái nằm phía mặt bụng, trước lỗ sinh dục Trứng mò có hình thoi.

Loài này sống ký sinh trên nang lông của con vật, trải qua 4 giai đoạn phát triển cơ bản của loài ký sinh trùng: Từ trứng phát triển thành ấu trùng còn gọi là larva sau đó đến giai đoạn tiền nhộng protonymph, từ tiền nhộng biến hóa thành nhộng và thành mò bao lông trưởng thành Vòng đời của mò bao lông trải qua thời gian từ 20-30 ngày Mỗi con trưởng thành thường có 4 đôi chân, mỗi chân 5 đốt Nguyễn Văn Thanh và cs (2011) [12] cho biết, mò bao lông hoàn thành vòng đời của mình trên cơ thể chó và không qua giai đoạn nào bên ngoài ngoại cảnh hay ký chủ trung gian Thời gian hoàn thành vòng đời còn tùy thuộc vào điều kiện vùng ký sinh của ghẻ cũng như yếu tố thời tiết và mùa vụ trong năm Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996)

[4] cũng nhận định, mò bao lông có quá trình hoàn thành vòng đời trên da của vật chủ mà chúng ký sinh, cụ thể là chó Sức chịu đựng của mò bao lông tương đối tốt, mặc dù vòng đời diễn ra hoàn toàn trên cơ thể chó nhưng ở nơi ẩm ngoài cơ thể vật chủ chúng vẫn có thể tồn tại trong vòng vài ngày Trên bề mặt một miếng da để ở nơi ẩm và lạnh trong điều kiện thử nghiệm chúng thậm chí tồn tại được đến 21 ngày.

* Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó Điều tra dịch tễ học chính là cơ sở cho công tác phòng trị bệnh do

Demodex canis cho vật nuôi có hiệu quả Quá trình phát triển và sức gây bệnh của mò bao lông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Tất cả các giống chó đều có khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh (Bùi Khánh Linh và cs (2014) [7]) cho biết.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4] chỉ ra rằng, Demodex canis là ký sinh trùng gây bệnh dễ dàng tìm thấy trên tất cả các loài chó kể cả chó ngoại.

Mặc dù không lây truyền sang cho người nhưng tác nhân gây bệnh này có thể gây nhiễm chéo cho những con khác cùng loài.

Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau ở chó có độ tuổi khác nhau và có xu hướng tăng dần theo tuổi (Bùi Khánh Linh và cs, (2014) [7]).

Con đường lây bệnh là lây lan trực tiếp hoặc có quá trình tiếp xúc Đối với chó non, lông thưa và ngắn, sức đề kháng còn yếu, da non nớt nên dễ bị tấn công và gây bệnh Có thể tìm thấy mò cả trên da con vật khỏe mạnh, kể cả chó già (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [4]).

Theo Nayak D.C và cs (1997) [22]: chó có độ tuổi dưới 2 tỷ lệ mắc cao hơn chó trên 2 tuổi và chó già.

Theo Bùi Khánh Linh và cs (2014) [7], bệnh có thể bắt gặp ở tất cả các mùa trong năm.

Chen Y-Z và cs (2012) [18] cho biết: nghiên cứu thống kê tỷ lệ mắc

Demodex canis cho thấy tỷ lệ mắc cao nhất rơi vào tháng 3 và thấp nhất là tháng 12.

Barriga O O và cs (1992) [17] nhận định: trước khi chó có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, cơ thể chó biểu hiện sự suy giảm của hệ thống miễn dịch.

Fondati A và cs (2010) [20] cho rằng, vốn dĩ trên da của những con chó khỏe mạnh ngay từ đầu đã tồn tại một lượng nhỏ Demodex canis.

Các yếu tố bên ngoài tác động gây suy giảm sức đề kháng của chó, chó ốm yếu dễ bị tấn công và gây bệnh (Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4]). Ở Việt Nam, chịu tác động của kiểu khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm đặc biệt là mùa hè và mùa thu, nhiều giống và cá thể chó nhập ngoại ở nước ta tỏ ra thích nghi kém với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị stress, sức đề kháng giảm chính là căn nguyên cho Demodex canis phát triển và tấn công cơ thể con vật.

* Đặc điểm lâm sàng bệnh và triệu chứng bệnh gây ra do Demodex canis trên chó

Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng:

Với thể bệnh nhẹ, chó bị rụng lông ở những vùng xung quanh mặt, hốc mắt, 2 chân trước và 2 chân sau Các vùng lông bị rụng sẽ xuất hiện các nốt viêm hình tròn.

+ Ở thể bệnh nặng: con vật biểu hiện sự khó chịu do cảm giác ngứa ngáy trên vùng da có mầm bệnh ký sinh, mảng da viêm đỏ ửng, có khi thấy xuất hiện cả mụn mủ, có lẫn máu và dịch rỉ màu vàng hôi tanh chảy ra từ vùng da bị viêm, có trường hợp chó bị nhiễm trùng kế phát làm cho mảng da viêm nhầy màu hơi vàng, dần dần đóng vẩy Mò phát triển đến đâu chó bị rụng lông đến đấy, kém ăn hoặc có khi bỏ ăn hoàn toàn, bồn chồn ngứa ngáy, khó chịu và mất ngủ, thể trạng suy kiệt dần và gây chết cho con vật.

+ Dạng ghẻ khô: ở giai đoạn đầu bị bệnh, quan sát thấy chó bị rụng lông một số vùng như trên trán, mí mắt, bốn chân da tăng sinh dày lên có màu đỏ sẫm Chó thường xuyên đưa chân lên gãi cành cạch do sự di chuyển của mò trên da gây ngứa ngáy khó chịu.

+ Dạng ghẻ mủ: trên những mảng da viêm do tác động của mò bao lông, thấy xuất hiện các mụn mủ chứa dịch màu vàng xám căng lên trên da Vùng da xung quanh nhăn nheo, rụng lông từng mảng, lông rụng ngày càng nhiều, mụn mủ vỡ ra bết lại đóng vẩy khô, cứng khiến vùng da viêm dày cộm lên xù xì toàn vảy Trường hợp bệnh nặng, chó rụng hết lông và trên cơ thể xuất hiện đầy mụn mủ đặc, ở một số vùng da mỏng thấy hiện tượng áp xe, một thời gian các ổ áp xe này tự vỡ chảy ra ngoài có mùi hôi tanh bốc lên khó chịu.

Theo Mueller R.S và cs (2011) [21]: bệnh ở thể nhẹ con vật có triệu chứng xuất hiện các nốt ban đỏ hay mụn như mụn trứng cá, nếu bệnh diễn biến nặng thì các nốt mụn lan ra khắp cơ thể khiến da bị tổn thương, rụng lông từng mảng, da đóng vảy sần sùi, chảy dịch, có vùng bị loét Những tổn thương trên da bắt đầu từ mặt và chân rồi lan rộng ra các vùng da khác. Trường hợp nghiêm trọng con vật nhiễm trùng kế phát, trên da xuất hiện nhiều mụn mủ sưng đỏ khiến con vật khó chịu, tỏ ra đau đớn.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4] chỉ ra rằng: mò Demodex canis lây bệnh trực tiếp hoặc qua tiếp xúc với mầm bệnh Quá trình gây bệnh thụ động ít khi thành công và cho kết quả Đối tượng mẫn cảm nhất là chó non vì chúng có bộ lông ngắn, da non nớt và sức đề kháng còn yếu ớt, đặc biệt là những chó sốt, ho do virus càng dễ nhiễm bệnh Tuy nhiên mò bao lông được tìm thấy cả trên da chó khỏe mạnh, kể cả chó già và chỉ gây lở loét trong một số trường hợp nhất định.

Theo Bùi Thị Tho (2003) [15]: phương pháp điều trị gồm sử dụngAmitraz 0,025% bôi lên vùng da bị da ghẻ, Ivermectin liều 0,2mg/kg tiêm dưới da 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần Ngoài ra kết hợp bôi Diethylphathalate trực tiếp lên vùng da tổn thương cho kết quả khả quan.

Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan (2003) [8] cho biết, Demodex trên cho được xác định gây bệnh với tỷ lệ 35,25% trong khi Sarcoptes chỉ chiếm khoảng 11,49% Các biểu hiện triệu chứng thường thấy là những vùng da loang lổ rụng trụi hết lông trên cơ thể, đặc biệt là các vùng kẽ có da mỏng.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [6]: ghẻ tấn công và đào hang trên bề mặt da, độc tố, nước bọt và các chất bài tiết do chúng tiết ra gây cảm giác khó chịu ngứa ngáy thường xuyên cho con vật nên quan sát thấy con vật hay dùng chân gãi, cắn và cọ xát vùng da vào tường và các bề mặt cứng xù xì để giảm cảm giác ngứa ngáy tuy nhiên dễ gây tổn thương nặng thêm và nhiễm trùng kế phát vùng da bệnh.

Nguyễn Văn Thanh và cs (2012) [13] cho biết, Demodex canis ký sinh ở tuyến nhờn bao lông Bùi Khánh Linh và cs (2014) [7] chỉ ra rằng, mò bao lông nằm sâu trong tuyến nhờn các nang lông và gây nên tình trạng viêm da, bệnh xảy ra bốn mùa, mẫn cảm với tất cả các giống chó và tuổi tăng thì tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng theo Chó ngoại theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh cao hơn chó nội, chiếm tới 82,3% trong khi tỷ lệ này ở chó nội chỉ khoảng 17,6%.

2.4.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo Sakulploy R và Sangvaranond A (2010) [24]: D canis, D injai,

D cornei là 3 loài ký sinh và gây bệnh đối với cơ thể chó.

Chen Y-Z và cs (2012) [18] cho rằng: trong tổng số 3977 con chó được nghiên cứu khi gây nhiễm Demodex và theo dõi từ 01/2009 – 12/2009 thu được kết quả gồm 977 chó dương tính với bệnh da liễu chiếm 24,57%,

130 con chó Dermopathic dương tính với Demodex chiếm 13,31% Theo dõi và thống kê tỷ lệ này theo mùa thu được kết quả cao nhất rơi vào tháng 3 chiếm 4,15%, thấp nhất ở tháng 12 chiếm 1,39% Con số này xác định theo tính biệt ở chó đực chiếm 3,67%, cao hơn so với chó cái Chó có độ tuổi từ 1 -

5 tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn với các độ tuổi khác.

Một nghiên cứu khác của Badescu A.C và cs (2013) [16] cho thấy,

Demodex canis được tìm thấy dưới kính hiển vi từ lớp da được cạo sâu mang đi soi.

Ravera I và cs (2013) [23], cho biết: Sự có mặt của Demodex trong da trong tất cả các con chó, không phân biệt với độ tuổi, giới tính, giống, hoặc lông ngắn hay dài Tuy nhiên, số lượng Demodex trong một con chó khỏe mạnh là rất ít DNA Demodex được khuếch đại từ tất cả 20 điểm da nghiên cứu, không có khác biệt đáng kể về mặt thống kê Sử dụng real-time PCR tìm

Demodex, mặc dù số lượng rất thấp, nhưng đã được tìm thấy Demodex canis trong những vùng da bình thường của con chó khỏe mạnh

Fiorucci Fogel và Paradis (2015) [19] cho biết: 18 con trong tổng số 23 con chó (78%) đã được tìm thấy Demodex canis trong da, trong khi đó 5 con chó (22%) là Demodex Cornei Như vậy số lượng Demodex canis luôn cao hơn Demodex Cornei.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đối tượng

Chó được đưa đến khám và điều trị tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An.

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: phòng mạch thú y Vi Hoàng An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

Nội dung thực hiện

- Thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho chó tại cơ sở

- Xác định tình hình mắc các bệnh về da tại phòng mạch.

- Điều trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh ngoài da tại phòng mạch.

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chó đến khám, chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An.

- Kết quả thực hiện chăm sóc và điều trị chó tại phòng mạch.

- Kết quả tiêm phòng vắc-xin cho chó tại phòng mạch.

- Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch.

- Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch.

3.4.2 Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập Trên cơ sở đó, em thống kê tổng số lượt chó được đưa đến khám chữa bệnh trong thời gian thực tập.

3.4.2.2 Phương pháp tiêm phòng cho chó tại phòng mạch

Hằng ngày, tiến hành ghi chép số liệu chó đến phòng mạch Theo dõi các biểu hiện, tư vấn cách chăm sóc và tiêm phòng vắc-xin cho chó.

Mỗi chó đến khám tại phòng mạch sẽ có sổ theo dõi sức khỏe và các thông tin lưu giữ tại phòng mạch, để cán bộ kỹ thuật kịp hỗ trợ tư vấn.

3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và được tính toán bằng các công thức thường quy

Tổng số con mắc bệnh

- Tỷ lệ mắc bệnh (con) = x100 Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x100 Tổng số số con điều trị

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Kết quả theo dõi tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An

Trong quá trình thực tập tại phòng mạch thú y em đã tiến hành theo dõi số chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tình hình chó mắc bệnh được đưa đến khám chữa tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An, Đồng Quang, Thái Nguyên (từ tháng 06/2021 - tháng 12/2021)

Tổng số chó Chó nội Chó ngoại

Thời gian đến khám Số lượng

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: trong thời gian từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021, phòng mạch đã tiếp nhận 519 chó đến khám và chữa bệnh Trong đó có

72 con là chó nội, chiếm 15,55% và có 447 con là chó ngoại, chiếm 84,45%.

Có thể thấy dù phòng khám đã hoạt động từ cuối năm 2016 nhưng vẫn luôn giữ cách hoạt động rất bài bản, tất cả vật nuôi đến khám chữa bệnh hoặc về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thú y và nhân viên làm việc tại phòng mạch Vì vậy, đến thời điểm hiện tại phòng khám đã tạo được thương hiệu và uy tín với người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận.

Kết quả số lượng chó được đưa đến chăm sóc và tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An

Trong quá trình thực tập tại phòng mạch thú y, em đã theo dõi số lượng chó được đưa đến chăm sóc và tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Kết quả được trình bày qua bảng 4.2 và bảng 4.3

Bảng 4.2 Kết quả số lượng chó được đưa đến chăm sóc tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An

Tháng/ Tắm, Sấy Vệ sinh (cắt móng, cạo bàn, nhổ

Cạo lông lông tai, ngoáy tai) năm (lần) (lần)

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng chó được đưa đến phòng mạch chăm sóc từ tháng 06/2021 đến 12/2021 tùy theo từng tháng Đặc biệt là các tháng bắt đầu bước vào mùa hè và dịp trước Tết do nhu cầu làm đẹp cho các chủ chó nên số lượng chó đến chăm sóc chiếm số lượng rất cao Số lượng chó cạo

Bảng 4.3 Kết quả số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An

Vắc-xin dại Vắc-xin 5 bệnh Vắc-xin 7 bệnh

Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Tháng/ chó đến năm tiêm Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ phòng (con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%) (con) (%)

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin là: vắc-xin dại, vắc-xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carê, parvo, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc-xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh giống như vắc-xin 5 bệnh và có thêm bệnh do Leptospria và bệnh do

Coronavirus) Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là

368 Trong đó, số chó đến tiêm phòng dại là cao nhất, tiếp đến là vắc-xin 7 bệnh và thấp nhất là vắc-xin 5 bệnh

Theo Luật Thú y: “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng bệnh dại một năm một lần”, vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

Cũng qua bảng 4.3 cho thấy số lượng chó được đưa đến tiêm phòng chủ yếu là chó ngoại Điều này cho thấy chó nội vẫn chủ yếu là nuôi dân dã, chưa được quan tâm nhiều nên số lượng chó nội được đưa đến phòng mạch không nhiều Mặt khác, ở các địa phương trong tỉnh, hàng năm thường có những đợt tiêm phòng dại nên tỷ lệ tiêm phòng bệnh này ở phòng mạch là khá thấp. Đối với chăn nuôi chó việc tiêm phòng phải được quan tâm Tuy nhiên, trong quá trình tiêm vắc-xin cho chó cũng cần lưu ý:

- Tư vấn cho chủ vật nuôi về loại vắc-xin, tác dụng phòng các bệnh nào, tác dụng phụ có thể xảy ra, trường hợp xấu có thể xảy ra,

- Tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.

- Trước khi tiêm cần kiểm tra thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.

- Không tiêm vắc-xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi con vật bị sốt (phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).

- Sau khi tiêm xong cần tư vấn cho chủ vật nuôi cách chăm sóc, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.

- Tiêm không đúng cách vắc-xin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.

Kết quả chẩn đoán một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng mạch

4.3.1 Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh khá phổ biến, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ cho chó và có thể lây lan sang người Kết quả tổng hợp số lượng chó được đưa đến khám tại phòng mạch thú y bị mắc bệnh ngoài da, từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021 được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An

Tháng/năm Số con Số con

Tỷ lệ Số con Số con

Tỷ lệ theo dõi mắc bệnh theo dõi mắc bệnh

Tổng 72 26 36,11 447 276 61,74 Ở bảng 4.1 ta thấy có tổng số lượng chó là 519 con được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám cho thấy: Từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021, phòng mạch đã tiếp nhận 72 con chó nội và 447 con chó ngoại đến khám bệnh Trong 519 con chó đến theo dõi, có 26 con chó nội bị mắc bệnh ngoài da trong tổng số 72 con (chiếm 36,11%), 276 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da trong tổng 447 con (chiếm 61,74%).

Các giống chó nội phần lớn không được người nuôi quan tâm nên kể cả khi nhiễm bệnh cũng hiếm khi được chủ nuôi mang đến khám và điều trị tại các phòng khám thú y Mặt khác các giống chó nội thích nghi hơn với điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam, trong khi đó các giống chó ngoại thích nghi kém

Ngoài ra, do kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nấm ở chó nhất là với những giống chó nhập ngoại có bộ lông dày, dài; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ký sinh trùng trên da Chính những yếu tố trên làm cho các giống chó nhập ngoại rơi vào tình trạng stress và khi stress làm sức đề kháng yếu nên dễ mắc một số bệnh, trong đó có các bệnh về da.

Trong thời gian thực tập tại phòng mạch (từ tháng 06/2021 - 12/2021) với tổng số 293 con chó có biểu hiện ngứa, mụn mủ, da đóng vẩy và viêm da đến khám và điều trị tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An Sau khi khám lâm sàng và kiểm tra lấy mẫu bệnh phẩm quan sát qua kính hiển vi, chúng em phát hiện một số bệnh ngoài da trên chó đến khám Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Thực trạng mắc bệnh ngoài da ở chó (n)3)

Bệnh ngoài da Số con mắc bệnh Tỷ lệ

Bọ chét và ve chó 29 9,89

Qua bảng 4.5 cho thấy: trong tổng số 293 chó mắc bệnh ngoài da, có

79 con chó mắc bệnh do Demodex gây ra, chiếm tỷ lệ 26,96%; có 129 con chó mắc bệnh do nấm gây ra, chiếm tỷ lệ 44,02%; có 43 con chó mắc bệnh do

Sarcoptes gây ra, chiếm tỷ lệ 14,67%; 29 con chó mắc bệnh do bọ chét và ve chó chiếm 9,89%; cuối cùng là 13 con do nguyên nhân khác, chiếm 4,92%.

Nguyên nhân bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao hơn là do chó ngoại thích nghi kém với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức để kháng Bên cạnh đó, mấy năm gần đây người dân đang có phong trào kinh doanh, nuôi chó cảnh, chó thi đấu… Khi chó được mua bán đi cũng có nghĩa là thay đổi môi trường nuôi, thay đổi chủ… nên chó rất dễ bị stress, kéo theo sức đề kháng giảm dẫn đến nấm da có cơ hội phát triển và gây bệnh. Đồng thời, khí hậu miền Bắc nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm ở da phát triển sau đó làm sức đề kháng của da yếu, lúc đó nấm da có cơ hội thuận lợi xâm nhập gây bệnh.

Hơn nữa, hiện nay chó mắc bệnh ngoài da do các nguyên nhân khác như dị ứng, chấn thương, ve, ghẻ, nấm, các loại ký sinh trùng, ngày càng gia tăng Điều này cho thấy, bệnh ngoài da ngày càng đa dạng khiến việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng rất khó khăn Cho nên công tác hộ lý, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cơ thể vật nuôi và môi trường sống là vấn đề cần được chú trọng để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

4.3.2 Kết quả theo dõi chó mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông (lông ngắn, lông dài)

Bệnh ngoài da thường liên quan đến độ ẩm, độ ẩm càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da càng lớn, thường những chó lông dài giữ độ ẩm ở da cao hơn giống chó lông ngắn Trong quá trình thực tập, em đã theo dõi những con chó bị bệnh ngoài da được đưa đến khám và điều trị tại phòng mạch Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kết quả theo dõi chó mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông tại phòng mạch thú y

Kiểu lông Số con mắc bệnh

Kết quả ở bảng 4.6, cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở chó lông dài cao hơn với số con mắc là 228 con, chiếm 77,81%; tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở chó lông ngắn thấp hơn với số con mắc là 29 con, chiếm 22,19%. Điều này có thể thấy rằng các bệnh ngoài da ở chó có liên quan đến đặc điểm lông dài hay ngắn của chó Nguyên nhân có thể do nhiều trường hợp chủ nuôi giống chó lông dài thả rông chó vào những ngày trời mưa ẩm ướt hay tự tắm sấy chưa khô lông hay lâu không vệ sinh tắm rửa khiến lông chó bết cuộn lại tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh ngoài da phát triển. Đối với chó lông ngắn, một số giống chó phải tập luyện cực khổ (pitbull,bully, ) rất dễ làm cho chúng bị stress, hơn nữa chúng còn chọi nhau làm trầy sát, tổn thương nhiều, do đó rất thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh ngoài ra bùng phát và gây bệnh.

Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó đến khám tại phòng mạch thú y 42 4.5 Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y

Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da cho 293 con chó bị bệnh Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An

Tiêu Liều Cách gian Số con Số

Phác đồ sử dùng điều con Tỷ lượng lệ

Tên dụng thuốc trị khỏi bệnh (ngày) (con) (con) (%)

NexGard 6,9mg/kg Cho 1 lần 79 79 100

Cồn Iốt Bôi Hàng ngày

Sữa tắm Micona Tắm 3 ngày/lần

Xịt Fungikiu Xịt 2-3 lần/ngày

Ngoại ký Vime-Frondog 100mg/2- Nhỏ 1 lần 29 29 100 sinh 10kg KL gáy

Nguyên Vệ sinh khử trùng tiêu độc Vệ nhân sinh 13 13 100 môi trường… khác Sữa tắm phù hợp Tắm

Bảng 4.7 cho thấy: Trong 79 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex có triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng mạch sử dụng thuốc NexGard cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó NexGard 11 mg Afoxolaner dùng cho chó rất nhỏ trị cả 79 con chó đều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi đạt 100%) và chó mọc lông trở lại sau khoảng 1 tháng.

Trong 129 con chó mắc bệnh nấm da khi đem đến có biểu hiện rụng lông theo mảng tròn, nhìn toàn thể bộ lông lốm đốm các đốm tròn trụi lông. Các vùng da tổn thương bị đỏ hoặc loét Các vùng da nấm khi khô lại tróc vẩy tạo thành vỏ bọc giống như gàu, xuất hiện các vết thâm đen Đối với những chó bị nấm da, chúng em tiến hành cạo lông cho chó để giúp cho thuốc tại chỗ tiếp xúc với da được dễ dàng Sau đó tiến hành vệ sinh về mặt da cho chó bằng dung dịch cồn I ốt Betadin lau vào vùng da bị nấm mỗi ngày ít nhất 2 lần/ngày Sử dụng kết hợp với thuốc kháng nấm fluconazole để điều trị Kết quả điều trị 129 con chó điều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi bệnh đặt 100%).

Trong 43 con chó mắc bệnh Sarcotes, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng mạch sử dụng thuốc Bravecto cho uống 1 viên duy nhất theo trọng lượng của chó Bravecto 112,5 mg dùng cho chó rất nhỏ (2 - 4,5 kg), Bravecto

250 mg dùng cho chó nhỏ (> 4,5 - 10 kg), Bravecto 500 mg dùng cho chó kích cỡ trung bình (> 10 - 20 kg), Bravecto 1.000 mg dùng cho chó lớn (> 20

- 40 kg), Bravecto 1.400 mg cho chó rất lớn (> 40 - 56 kg) Kết quả điều trị cả

43 con chó đều khỏi bệnh (tỷ lệ khỏi đạt 100%).

Trong 29 con chó bị ngoại kí sinh hầu hết là ve rận gây ra, các loại vật ký sinh trên cơ thể chó lâu ngày hút máu khiến chó bị thiếu máu, làm tổn thương da chó và đây là cơ hội để nấm sinh sôi trên cơ thể chó Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm để trị ve rận như: Vime-Frondog (sử dụng lặp lại sau 2 tháng), FAY Power…

Cuối cùng là 13 con chó bị bệnh ngoài da do các nguyên nhân khác như: Chuồng trại bẩn, môi trường sống ẩm thấp lâu ngày không vệ sinh làm cho vi khuẩn nấm phát triển và lây bệnh nấm cho chó; hoặc trong quá trình tắm rửa cho chó không xả hết xà phòng dẫn đến kích ứng da gây viêm da, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển Cách tốt nhất là giữ chuồng trại, môi trường sống của chó luôn thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh chuồng và nơi ở của chó định kỳ; khi tắm cho chó cần xả thật sạch xà phòng.

Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, giúp bộ lông luôn bóng mượt, phòng tránh lại các tác nhân gây bệnh xảy ra trên chó, đồng thời kết hợp vệ sinh phòng bệnh triệt để.

Kết quả cho thấy tỷ lệ chữa bệnh ngoài ra tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An có tỷ lệ khỏi là 100%.

4.5 Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y

Các bước thực hiện một số công việc tại phòng mạch thú y:

Bước 1: Làm ướt lông chó, xả ướt lông từ đầu đến chân.

Bước 3: Đổ sữa tắm lên lông (tránh không dính vào mắt) rồi chà và massage. Bước 4: Xả sạch sữa tắm bằng nước.

Bước 5: Lau khô bằng khăn.

Bước 6: Sấy khô, Sấy chải tơi lông.

* Vệ sinh (cắt móng, mài móng, nhổ lông tai, ngoáy tai)

Cắt móng: Dùng bấm móng cho thú cưng cắt cách 2 - 4mm với khu vực hồng tủy (phần màu hồng bên trong móng của chó,với chó có móng đen sẽ hơi khó nhìn), cắt sát tủy dễ bị chảy máu và tổn thương cho thú cưng.

Mài móng: Dùng máy mài móng mài xung quanh đầu móng.

Nhổ lông tai: Lật tai chó sang một bên => rắc bột nhổ lông tai => dùng tay nhổ bên ngoài, dùng nhíp nhổ bên trong.

Ngoáy tai: Nhỏ từ 1-2 giọt nước ngoáy tai vào bông ngoáy tai, lật tai chó sang một bên, ngoáy từ từ từ trong ra ngoài thao tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho thú cưng.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: tông đơ, cồn, bàn,…

Bước 2: Sát trùng lưỡi tông bằng cồn.

Bước 2: Giữ chó bằng vòng cổ.

Bước 3: Cạo theo chiều mọc của lông.

Bước 4: Cạo từ đầu, nách, dưới đuôi, gáy, hai bên thân, bụng, háng, mông Và các vùng còn lại gáy và dọc xuống cổ, lưng và 2 bên thân.

Bước 5: Sau khi cạo lông xong sẽ sát khuẩn lưỡi tông đơ bằng cồn.

Chuẩn bị cám, bát, nước uống.

Tùy vào khối lượng của mỗi con nên cho khẩu phần ăn sẽ khác nhau.

Chuẩn bị dụng cụ: bàn mổ, cồn, kéo, panh, chỉ,…

Quan sát quá trình triệt sản và hỗ trợ khi cần thiết.

Sau khi phẫu thuật xong rửa dụng cụ, sát khuẩn bằng cồn.

Sau khi cho chó ăn, đợi chó đi vệ sinh. Đổ khay, xịt chuồng, xịt nền bằng Clo.

Sáng, chiều dọn dẹp vệ sinh phòng mạch: Quét dọn, lau phòng mạch bằng khử mùi 1 ngày 2 lần.

* Đóng hàng, xếp hàng, chuyển hàng Đóng hàng: Đóng gói cẩn thận gửi cho khách ở các tỉnh.

Xếp hàng: Khi có hàng mới về em được phân công tiến hành sắp xếp hàng cũ và hàng mới gọn gàng, xếp hàng theo từng vị trí của mỗi mặt hàng trong phòng mạch,

Các công việc tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An được thực hiện đầy đủ và theo quy trình từng bước Sau khi thực hiện các quy trình phải dọn vệ sinh sát trùng dụng cụ bằng cồn để đảm bảo an toàn trách lây lan các bệnh ngoài da.

Kết quả thực hiện một số công việc tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8 Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y

Công việc Số lần thực hiện Kết quả đạt được

Vệ sinh (cắt móng, mài móng, nhổ lông tai, ngoáy tai) 907 100

Dọn vệ sinh 356 100 Đóng hàng, xếp hàng, chuyển hàng 76 100

Công tác vệ sinh sát trùng tại phòng mạch được thực hiện rất tốt Cụ thể: vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét dọn trong và ngoài phòng mạch, lau khử mùi ngày 2 lần, quét màng nhện, xịt cồn ngày 2 lần và phun sát trùng định kỳ,

Các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến phòng mạch để khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp Để tránh lây nhiễm bệnh cho chó,phòng mạch đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Chó Bắc Hà - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.3 Chó Bắc Hà (Trang 15)
Hình 2.2: Chó ta (chó Cỏ) - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.2 Chó ta (chó Cỏ) (Trang 15)
Hình 2.4: Chó Poodle - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.4 Chó Poodle (Trang 16)
Hình 2.5: Chó Phốc  hươu * Chó Phốc sóc (Pomeranian) - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.5 Chó Phốc hươu * Chó Phốc sóc (Pomeranian) (Trang 17)
Hình 2.7: Chó Chihuahua - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.7 Chó Chihuahua (Trang 18)
Hình 2.9: Chó Golden Retriever - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.9 Chó Golden Retriever (Trang 19)
Hình 2.8: Chó Becgie - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.8 Chó Becgie (Trang 19)
Hình 2.10: Chó Alaska - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.10 Chó Alaska (Trang 20)
Hình 2.11: Chó Husky - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.11 Chó Husky (Trang 21)
Hình 2.12: Chó Pug - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.12 Chó Pug (Trang 22)
Hình 2.13: Chó Bull Dog - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.13 Chó Bull Dog (Trang 22)
Hình 2.14: Chó Bắc Kinh lai Nhật - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.14 Chó Bắc Kinh lai Nhật (Trang 23)
Hình 2.15: Demodex canis - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.15 Demodex canis (Trang 26)
Hình 2.16: Chó bị Demodex - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.16 Chó bị Demodex (Trang 31)
Hình 2.17: Chó bị nấm da - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2.17 Chó bị nấm da (Trang 35)
Bảng 4.1. Tình hình chó mắc bệnh được đưa đến khám chữa tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An, Đồng Quang, Thái Nguyên (từ tháng 06/2021 - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.1. Tình hình chó mắc bệnh được đưa đến khám chữa tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An, Đồng Quang, Thái Nguyên (từ tháng 06/2021 (Trang 42)
Bảng 4.2. Kết quả số lượng chó được đưa đến chăm sóc tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.2. Kết quả số lượng chó được đưa đến chăm sóc tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An (Trang 44)
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An (Trang 49)
Bảng 4.6. Kết quả theo dừi chú mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông tại phòng mạch thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.6. Kết quả theo dừi chú mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông tại phòng mạch thú y (Trang 54)
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch Thú y Vi Hoàng An (Trang 55)
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y Công việc Số lần thực hiện Kết quả đạt được - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại phòng mạch thú y Công việc Số lần thực hiện Kết quả đạt được (Trang 60)
Hình 2: Nhuộm lông tai cho chó - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 2 Nhuộm lông tai cho chó (Trang 65)
Hình 1: Cơ sở thực tập - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 1 Cơ sở thực tập (Trang 65)
Hình 4: Giữ chó - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 4 Giữ chó (Trang 66)
Hình 6: Đóng hàng và xếp hàng - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 6 Đóng hàng và xếp hàng (Trang 67)
Hình 8: Sữa tắm chuyên điều trị nấm - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng mạch thú y vi hoàng an
Hình 8 Sữa tắm chuyên điều trị nấm (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w