TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Điều kiện thực tế tại cơ sở thực tập
2.1.1 Mô tả sơ lược về Bệnh xá Thú y cộng đồng, khoa Chăn nuôi Thú y
Bệnh xá Thú y cộng đồng thuộc quản lý của khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được khởi công xây dựng từ năm
2013 Có địa chỉ tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 6km Từ năm 2014 đến năm 2015, bệnh xá chủ yếu để phục vụ công tác thực hành, thực tập, rèn nghề và nghiên cứu cho sinh viên trong khoa Chăn nuôi Thú y của nhà trường Từ năm 2016 đến nay, ngoài công tác phục vụ thực hành, rèn nghề, thực tập cho sinh viên trong trường, bệnh xá còn thực hiện thêm một số nhiệm vụ mới là tư vấn và khám, chữa bệnh cho thú cưng được đưa đến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.
* Chức năng, nhiệm vụ chính:
- Phục vụ công tác thực hành, rèn nghề, thực tập cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của nhà trường.
- Tư vấn, khám và chữa bệnh cho vật nuôi , các dịch vụ chăm sóc thú y và spa làm đẹp dành cho thú cưng.
* Cơ cấu tổ chức của bệnh xá: Bệnh xá Thú y cộng đồng trực thuộc quản lý của khoa Chăn nuôi Thú y do trực tiếp trưởng khoa điều hành Cán bộ làm việc tại bệnh xá có 3 người trực tiếp làm việc và trực ban: 1 bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh và 2 nhân viên phục vụ Ngoài ra, bệnh xá còn có các khóa sinh viên thực tập tốt nghiệp, rèn nghề thường xuyên đến bệnh xá để học tập và rèn luyện kỹ năng trong chẩn đoán và điều trị.
* Cơ sở vật chất: Bệnh xá được xây dựng trên tổng diện tích khoảng
300m 2 và nằm trong khu vực có đường giao thông thuận tiện Bệnh xá có nhiều phòng chức năng đầy đủ tiện ích như: Phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú Ngoài ra, bệnh xá đã trang bị đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về công tác chăm sóc, chẩn đoán bệnh, khám chữa bệnh cho vật nuôi như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều phương tiện hỗ trợ khác.
Từ năm 2016 cho đến nay, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh, bệnh xá đã mở thêm một số dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như cắt tai, tắm, tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản…
Cơ sở khoa học
2.2.1 Một số giống chó nuôi phổ biến ở địa phương
Hiện nay, có rất nhiều giống chó được nuôi tại Thái Nguyên Ngoài những giống chó bản địa còn có nhiều giống chó nhập khác.
* Một số giống chó của địa phương
Giống chó Vàng: Có tầm vóc trung bình, cao khoảng 50-55 cm, nặng khoảng 12-16 kg, nuôi phổ biến ở nước ta đẻ giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [31], Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh khi thay đổi, ít bị ốm, ăn uống đơn giản và bơi lội giỏi Chó đực phối giống được ở lứa tuổi từ
15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuổi từ 12 - 14 tháng tuổi, mỗi lứa chúng đẻ trung bình 5-6 con.
Chó H’Mông: Theo Lê Văn Thọ (1997) [33], chó H’Mông sống ở miền núi cao phía Bắc, được nuôi nhằm mục đích giữ nhà, săn thú Đây là giống chó gắn liền với sự phát triển của dân tộc H’ Mông Chúng có tầm vóc trung bình khá lớn, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg, Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau đây là điểm để nhận dạng chúng dễ nhất.
Chó Phú Quốc: Theo Lê Văn Thọ (1997) [33], chúng có nguồn gốc từ huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang Chó có thể hình khá lớn, cao từ 60 - 65cm, nặng từ 20 - 25kg, là một trong những giống chó tinh khôn Màu sắc lông một màu như màu đen, vện, xám hoặc màu vàng lá úa, đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài Chó Phú Quốc rất trung thành với chủ, và cảnh giác với các người lạ muốn gần chúng.
* Một số giống chó nhập ngoại Chó Bắc Kinh
Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm màu đen Mũi đen rộng và ngắn Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen,lông rậm, Cổ ngắn, Chân ngắn, dày và khỏe khoắn Đuôi cao, hơi cong và cuộn qua lưng.
Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo Lớp lông tơ mềm mại và rậm.
Giống này nặng từ 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm lúc 2 – 5 tháng tuổi. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3- 5 kg phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.
Giống chó Phốc hươu( Fox hươu)
Phốc là giống chó có ngoại hình khiêm tốn, có trọng lượng khoảng 1,5
- 2,05kg.Tuy sở hữu kích thước nhỏ nhắn nhưng những chú chó Phốc hươu lại có phần cơ thể săn chắc với bó cơ phát triển.Mặt chúng có hình quả xoài như mặt hươu, chúng có mõm rất khỏe, hàm răng sắc và chắc khỏe nên cẩn thận với các đồ vật bé nhỏ vì chó Phốc rất thích gặm chúng và có thể bị nghẹn.Chó Phốc có nhiều màu khác nhau như màu đỏ, vàng, đôi khi cũng gặp màu đen hoặc màu sôcôla.
Toy Poodle là 1 trong 3 dòng chó thuộc giống Poodle được công nhận chính thức bởi cộng đồng chó quốc tế, cùng với Miniature Poodle và Standard Poodle Trong đó, Toy Poodle có kích cỡ thân hình nhỏ nhất, với chiều cao chưa đến 25cm và cân nặng chỉ từ 3-4kg Chiều dài cơ thể của chúng gần bằng chiều cao tính từ bả vai xuống.
Chó Becgie là giống chó chăn cừu,có nguồn gốc từ Đức, có tính cách thân thiện, hiền lành,trung thành và thông minh Theo Phạm Sỹ Lăng và Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (2006) [14], chó Becgie có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó khác ở nước ta, chiều dài 110 - 112cm; cao 56 - 65cm đối với chó đực và dài 62 - 66cm đối với chó cái; trọng lượng 28 - 37 kg, có 2 lớp lông,lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm.
Chó Husky rất tăng động và vô cùng thân thiện Lông của chúng rất dày, Mắt chó Husky có hình quả hạnh nhân và hơi xếch lên, cao khoảng 51 -
58 cm, nặng khoảng 16 - 27 kg, tuổi thọ trung bình từ 12 - 15 năm tùy vào điều kiện chăm sóc.
Chó Corgi là loại chó có xuất xứ từ Anh quốc đã tồn tại khoảng 3000 năm.Việt Nam chó Corgi chỉ được đưa về từ khoảng 2010 nhưng đã nhanh chóng làm “khuynh đảo” và tạo ra “cơn sốt” trong giới thú cưng và những người “nghiện chó” cực kỳ yêu thích Corgi có khối lượng trung bình, thân dài và chân ngắn Kích thước khoảng 30,5 cm, trọng lượng đạt 12 kg Có tuổi thọ khoảng 15 năm.
Có chiều cao trung bình khoảng 63 - 68 cm, nặng khoảng 34 - 38 kg.Chúng có tính cách trung thành, thông minh và hiếu động, nhanh nhẹn Là một giống chó lao động nên chúng sở hữu một bộ khung xương cao to, chắc chắn, khỏe mạnh và đặc biệt là xương chân và các khớp xương chân tương đối phát triển Loại Chó này rất đa dạng về màu lông
Một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại Bệnh xá Thú y
2.3.1.1 Bệnh viêm dạ dày - ruột
- Do vi rút ( Parvo vi rút, Care vi rút, Corona vi rút ), vi khuẩn (
Salmonella spp, Clostridium spp, Escherichia coli), kí sinh trùng đường ruột( Toxocara canis (giun đũa), Toxascaris leonina (giun tròn), sán dây … ), do các nguyên sinh động vật khác như: Toxoplasma, Trichomonas, Giardia, cầu trùng…và do nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải các chất độc.
Bệnh có rất nhiều triệu chứng giống các bệnh khác như: viêm đại tràng, ung thư, dị ứng,…
Thời gian ủ bệnh là từ khi 10-15 ngày tuổi và chỉ có biểu hiện là đi phân lỏng tanh, chó hoàn toàn bình thường không có biểu hiện lạ Từ 1 tháng rưỡi tuổi chó mới bắt đầu có những biểu hiệu dưới đây:
Chó chán ăn hoặc bỏ ăn, kiểm tra thấy chó sốt cao.
Chó nôn mửa ra máu liên tục kèm với tiêu chảy gây mất nước.
Phân của chó loãng có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột, có mùi rất tanh(khá giống với bệnh Care), phân có màu xám vàng loãng (đây là đặc điểm để phân biệt bệnh với Care và Parvo).
Gầy đi trong vài ngày, mắt trũng sâu, da nhăn nheo.
Giai đoạn nặng chó sẽ có dấu hiệu xuất huyết (khi đi vệ sinh hoặc ngồi nằm có vết máu), phân màu nâu, mắt lờ đờ.
Khi chó tụt huyết áp, toàn thân lạnh ngắt thì không cứu được nữa, chó sẽ nằm chờ chết vì kiệt sức.
Bệnh viêm dạ dày và ruột trên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tử vong vậy nên bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó.
Dù đã được chữa khỏi thì bệnh vẫn sẽ chuyển thành viêm dạ dày ruột mãn tính làm cho chó gầy do không ăn được, hệ tiêu hóa không ổn định lúc thì táo bón lúc thì tiêu chảy khiến chó bị mất nước thường xuyên.
- Bổ sung nước cho chó (có thể cho chó uống, truyền nước muối sinh lí để bù nước)
- Cho chó uống thuốc cầm nôn dùng Anticholinergic, Atropinsunfat 0,1%, Seduxen.
- Cầm đi vệ sinh bằng Kaolin, Pectin hoặc Bismuth Subcarbonate để giữ nước cho chó, hạn chế được việc chó kiệt sức mà tử vong.
- Tiêm cho chó thuốc cầm máu: vitamin K, vitamin C kết hợp với Canxi Clorua.
- Không cho chó ăn kể từ khi phát hiện ra bệnh (chỉ cho uống nước) Nếu bị bệnh do giun móc thì sau khi chữa bệnh xong phải đi tẩy giun và tẩy định kì Ngoài ra có thể cho chó uống nước cam, nước lá ổi, búp sim,… để giảm triệu chứng Nên đưa chó đến cơ sở y tế gần nhất để chữa bệnh và tăng tỉ lệ sống sót.
2.3.1.2 Bệnh do Parvo vi rút
Theo Nguyễn Như Pho (2003) [21], đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ chết cao.
Do parvo vi rút type 2 gây ra, chúng xâm nhập và tấn công vào hệ mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển khắp cơ thể.
- Đích đến cuối cùng là niêm mạc ruột và các mô bạch huyết.
- Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [10], bệnh do Parvo vi rút rất đa dạng và có thể chia làm 3 thể sau:
+ thể tim - ruột kết hợp
* Phương pháp xác định biểu hiện và cách chẩn đoán bệnh
- Nhóm đối tượng có khả năng nhiễm Parvo vi rút cao: Đối với chó con: Chúng ta cần đặc biệt phòng bệnh khi chó con trong độ tuổi từ 1,5 đến 6 tháng Đây là giai đoạn chó con dễ mắc Parvo vi rút nhất.
Do giai đoạn này chó con phát triển nhanh, kéo theo việc phân chia tế bào ruột và dạ dày cao dẫn đến khả năng lây nhiễm cũng tăng rất cao Theo số liệu thống kê, có đến 85% số ca nhiễm Parvo vi rút là chó con dưới 12 tháng tuổi. Đối với chó trên 12 tháng, khả năng nhiễm Parvo vi rút thấp hơn rất nhiều.
Có thể nói nếu chó trên 1 năm tuổi, gần như đã thoát khỏi “cửa tử pravo”.
Chó sơ sinh mà chó mẹ không được tiêm phòng: bạn nên tiêm vắc - xin cho chó mẹ trước 1 tháng nếu có ý định cho sinh sản Nếu chó mẹ không được tiêm vắc - xin, khả năng chó con bị nhiễm Parvo vi rút là rất cao.
Một số giống chó là đối tượng bị nhiễm bệnh Parvo vi rút cao Có thể kể đến là: chó Doberman, chó Pitbull, chó Becgie, chó Akita inu, chó Shiba Inu…
- Hành vi khác thường ở chó:
Chó bị nhiễm Parvo vi rút sau quá trình ủ bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, phiền muộn Chúng trở nên lười vận động, thờ ơ với mọi việc xung quanh và nằm liệt một chỗ không có ý định di chuyển Bước tiếp theo cún cưng của bạn sẽ bị đuối sức và ăn kém hoặc bỏ ăn và luôn tỏ ra mệt mỏi.
- Chó bị sốt: bệnh Parvo vi rút cũng gây ra triệu chứng sốt cao ở chó Nếu thân nhiệt tăng lên 40 - 41 o C, có khả năng chó của bạn bị mắc Parvo vi rút.
Do bệnh Parvo vi rút sẽ làm sưng và tổn thương niêm mạc dạ dày Vi rút Parvo sẽ tấn công các tế bào dạ dày đang phân chia và phá hủy chúng. Những tác động này sẽ khiến chó bị nôn mửa.
- Kiểm tra niêm mạc miệng của chó để biết có có bị mất máu nhiều không:
Parvo vi rút làm cho chó bị xuất huyết dạ dày và toàn bộ ruột Điều này dẫn đến chó bị thiếu máu do bị đi ngoài ra máu Quan sát lợi chó nếu có màu nhợt nhạt hơn bình thường Dùng tay nhấn mạnh vào lợi chó Nếu màu lợi chó trở lại hồng hảo sau vài giây Có nghĩa là chó của bạn đang ở trong ngưỡng án toàn Còn không, khả năng cao chó bị mất máu do Parvo.
Nếu chó con bị đi ngoài ra máu tươi, bị nôn ra bọt vàng kèm theo tiêu chảy ra máu Chó ỉa ra phân nhầy, nát có máu và hình dáng khác thường Đây là những triệu chứng rõ rệt nhất để bạn nhận biết chó bị bệnh Parvo vi rút.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 19 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nội dung thực hiện
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá.
- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại bệnh xá thú y.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Biết các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho chó.
- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến tại bệnh xá thú y
- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y.
- Kết quả chẩn đoán và hiệu quả điều trị một số bệnh ngoài da, bệnh trên đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá.
3.4.2 Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)
3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để đánh giá tình hình chó được chủ đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.
3.4.2.2 Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến khám tại bệnh xá.
Hàng ngày em tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng vào nhật ký thực tập.
3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại bệnh xá. Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng bao gồm (phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe) và chẩn đoán phi lâm sàng bao gồm các phương pháp (xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm da, xét nghiệm qua que test CPV đối với bệnh Parvo vi rút) để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn thuốc điều trị, điều trị và lữu giữ hồ sơ bệnh án theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.
Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [23], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.
3.4.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: quan sát, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.
Phương pháp nghe (Ausaltatio) trong thú y
Phương pháp nghe dùng để khám hoạt động của các khí quan trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, ruột v.v để biết được hoạt động của các tổ chức trên Có hai cách:
Nghe trực tiếp tai đặt sát vào gia súc để nghe Có thể phủ trước 1 miếng vải đen để tránh bẩn Nghe phần trước thì mặt người khám quay về phía đầu gia súc, tay để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay lại sau gia súc.
Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong thú y Nghe gián tiếp dùng các loại ống nghe Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe có ưu điểm là không làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm Nhưng nhược điểm là không thuận tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm lớn, sử dụng thuận lợi hơn, hiện được dùng rộng rãi trong thú y. Nhược điểm của loại ống nghe này là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dễ lẫn tạp âm.
Chú ý: chỗ nghe trong nhà hoặc ngoài bãi chăn thả phải yên tĩnh, gia súc phải đứng im Loa nghe đặt sát bề mặt thân gia súc để tránh tạp âm, có thể dùng khăn ướt chùi cho lông sát xuống để nghe được dễ dàng.
Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật có cấu tạo về mặt giải phẫu và tổ chức khác nhau Vì vậy khi gõ vào các cơ quan tổ chức đó âm hưởng thu đuợc cũng khác nhau Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng phát ra lúc gõ cũng thay đổi Tuỳ theo thể vóc của gia súc to hay nhỏ, có thể gõ theo các cách sau:
Gõ trực tiếp Áp dụng cho gia súc nhỏ như chó, mèo và động vật cảnh Các ngón của tay phải co lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan cần khám Cách này, lực gõ không lớn, âm phát ra yếu.
Qua một vật trung gian áp dụng cho tiểu gia súc và đại gia súc.
Gõ qua ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát bề mặt của cơ thể, ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông Chú ý: tập gõ từ cổ tay, không gõ cả cánh tay Gia súc nhỏ như chó, mèo, dê, cừu, thỏ thì gõ theo cách này.
Gõ có búa và bản gõ( phiến gõ), tức là thay ngón tay gõ bằng búa và đệm bằng bản gõ Phiến gõ bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại; hình vuông, hình tròn dài; có loại cong hai đầu, thẳng ở giữa; có loại bẻ gấp khúc ở giữa 2 đầu thẳng, yêu cầu sao cho cầm dễ dàng, gõ thuận lợi.
Búa gõ nhẹ khoảng 60 – 70 g dùng để gõ tiểu gia súc; loại nặng 120-
160 g để gõ gia súc lớn.
Lúc gõ tay trái cầm bản gõ đặt sát bề mặt trên thân gia súc, tay phải cầm búa gõ; gõ hai cái một đều tay.
Tuỳ theo tổ chức cần gõ rộng hay hẹp, nông hay sâu mà gõ mạnh hay yếu Gõ mạnh có thể gây chấn động lan trên bề mặt cơ thể từ 4 – 6 cm; sâu đến 7 cm; gõ nhẹ chỉ gây chấn động lan 2 – 3 cm, sâu 4 cm.
Khi gõ để chẩn đoán bệnh, nên để gia súc trong phòng rộng vừa phải, cửa đóng là thích hợp nhất Để gia súc ngoài trời hay trong phòng quá bé thì âm gõ thu được không chính xác, hiệu quả chẩn đoán bệnh thấp.
Gia súc nhỏ để đứng, loại bé để nằm Bản gõ phải để sát bề mặt cơ thể, không để không khí lọt vào giữa làm âm gõ thay đổi.
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại bệnh xá thú y
số công việc khác tại bệnh xá thú y
Trong thời gian thực tập tại Bệnh xá Thú y em đã tham gia thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho chó đến khám, chữa bệnh tại bệnh xá như sau: hàng ngày vào buổi sáng em dọn dẹp vệ sinh chung, bao gồm quét dọn và lau sạch các phòng điều trị, phòng mổ, phòng khách, phòng họp Sau đó dọn dẹp các khay và chuồng nuôi nhốt chó bằng cách dùng nước xịt sạch và khi lau dọn thì em sẽ dọn từ chuồng chó mắc bệnh thường trước và chuồng bệnh truyền nhiễm sau, sử dùng xà phòng lau bàn điều trị, bàn tiếp khách, sau đó dùng cồn 70° để diệt khuẩn tránh các bệnh truyền nhiễm Dọn dẹp rác thải y tế (xi lanh, dây chuyền, kim truyền, kim tiêm, vỏ thuốc, bông, cồn ), rác thải sinh hoạt và chất thải, dịch tiết của chó trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh Định kỳ tổng vệ sinh, phun sát trùng để hạn chế tối đa việc mầm bệnh có thể cư trú tại bệnh xá.
Ngoài ra, trong thời gian thực tập bệnh xá em còn tham gia thực hiện các công việc chăm sóc cho chó như dịch vụ làm đẹp cho chó bao gồm cắt móng, tắm trải sấy, vắt tuyến hôi, vệ sinh tai, nhổ lông tai.
Kết quả về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và một số công việc khác em trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1 Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác tại bệnh xá thú y cộng đồng
Công việc Số ca thực Số ca an Tỷ lệ an hiện (lần) toàn (lần) toàn (%)
Cắt tỉa lông, tắm trải sấy 25 25 100
Cắt móng, vệ sinh tai 20 20 100
Qua bảng 4.1 cho thấy, tại Bệnh xá Thú y các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến để khám chữa bệnh mà còn được mang đến để làm đẹp Vì vậy, để tránh lây nhiễm bệnh cho chó đến khám, bệnh xá đã bố trí các phòng làm việc riêng biệt để tiện cho việc chăm sóc, điều trị cho chó được chủ đưa đến khám Ngoài ra, cần kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đưa chó đến đây Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.
Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại bệnh xá thú y
Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá Thú y, em đã tham gia vào công việc tư vấn cho khách mang chó đến tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho chó, theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại Bệnh xá
Tổng số Vắc xin phòng Vắc xin phòng 5 Vắc xin phòng 7 chó đến Dại bệnh bệnh
Tháng Số Số tiêm lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ phòng
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, chó được đưa đến bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin là vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Care vi rút, bệnh viêm ruột do Parvo vi rút, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cúm chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh do xoắn khuẩn Leptospira và bệnh viêm ruột do Corona vi rút) Tổng số chó được đưa đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 66 con Trong đó, số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin bệnh dại là cao nhất (24/66 con), tiếp đến vắc xin 7 bệnh (23/66) và thấp nhất là vắc xin 5 bệnh (19/66 con).
Theo quy định của Luật thú y“Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” Vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật Do đó, chủ nuôi chó cần thường xuyên đưa chó đi tiêm theo đúng định kỳ,kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó.
Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y
Kết quả tổng hợp tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 được em ghi chép và trình bày qua bảng 4.3.
Kết quả bảng 4.3, cho thấy trong thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 bệnh xá đã tiếp nhận 368 chó được đưa đến khám và chữa bệnh Trong đó bệnh về đường tiêu hóa chiếm số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ (50,82%), rồi đến bệnh về đường hô hấp (chiếm 18,21%).
Bảng 4.3 Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y
Tổng Bệnh số chó Bệnh Bệnh Bệnh Bệnh
Tháng ngoại đến tiêu hóa hô hấp ngoài da khác khám (con) (con) (con) khoa (con)
Quá trình thực tập tại bệnh xá em nhận thấy rằng, bệnh xá hoạt động một cách rất bài bản, tất cả con vật được đưa đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập hồ sơ,bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng con.Chủ nuôi rất hài lòng về thái độ phục vụ, cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bác sỹ làm việc tại bệnh xá thú y Tạo nên uy tín của bệnh xá tại Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.
Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá
4.4.1 Tình hình chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá
Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh phổ biến nhất đối với loài chó khi thời tiết thay đổi, mưa nồm kéo dài Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mà còn lây lan sang người tiếp xúc với chó khiến họ bị nhiễm bệnh. Bệnh ngoài da ở chó là loại bệnh rất phức tạp và khó điều trị Bệnh tuy không nguy hiểm hay có tính chất tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng bệnh về da ở chó để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới ngoại hình, tác động đến đời sống con vật và môi trường sống của con người.
Kết quả tổng hợp tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa đến Bệnh xá khám từ 12/2021 đến tháng 6/2022 được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh do ngoại ký sinh trùng được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y
Tổng Số chó bị mắc bệnh ngoài da (con)
Tỷ lệ Viêm Tỷ lệ Ghẻ do Tỷ lệ Ghẻ do Tỷ lệ
Kết quả bảng 4.4 cho thấy từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 bệnh xá đã tiếp nhận theo dõi và điều trị cho 49 con chó bị mắc các bệnh ngoài da.
Trong đó có 25 con chó bị mắc bệnh nấm chiếm tỷ lệ cao nhất(51,02%), 13 con chó bị mắc bệnh viêm da dị ứng do bọ chét chiếm (26,53%) trong tổng số con mắc bệnh Nguyên nhân gây ra các bệnh về da ở chó có thể kể đến bao gồm:
Nấm Microsporum canis gây ra bệnh nấm, vảy nến ở chó Loại nấm này phát triển trên mô da thường ở vùng đầu, tai và các bàn chân.
Khi chó bị mắc bệnh nấm da, thường có biểu hiện ngứa ngáy, rụng lông, các phần cổ, kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da sưng có mủ, da sần sùi đóng vảy khiến chó kêu rên hoặc hung dữ, bồn chồn khó chịu.
Bệnh viêm da ở chó là do nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus những vi khuẩn này thường nằm sâu dưới da, bám và hút chất dinh dưỡng khiến chó ngứa ngáy khó chịu Bệnh viêm da ở chó thường có biểu hiện như sau: xuất hiện tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn, chó có triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều, cào cấu, cắn và gây tổn thương các vùng này Chó bị rụng lông, lở loét các vùng viêm da, xuất hiện mụn mủ.
Các bệnh ngoài da ở chó thường xuất phát từ các yếu tố như môi trường sống và chế độ ăn uống Để phòng tránh bệnh ngoài da ở chó, chủ nuôi chó nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của thú cưng, thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng dành cho chó, và định kỳ diệt ve, bọ chét cho chó.
Chính vì vậy, để bảo vệ thú cưng và chính bản thân mình, chủ nuôi chó nên tìm hiểu về những bệnh ngoài ra để sớm phát hiện và mang cún đến cơ sở thú y gần nhất, có cách chữa bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra cho chó.
4.4.2 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y
Sau khi được chẩn đoán bệnh và lấy mẫu xét nghiệm, 49 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da tại bệnh xá Kết quả điều trị một số bệnh ngoài ra cho chó tại Bệnh xá Thú y được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5 Kết quả điều trị một số bệnh do ngoại ký sinh trùng cho chó tại bệnh xá Thú y
Liều lượng và gian Điều Tỷ
Tên thuốc dùng trị Khỏi cách dùng
Demodex Bravecto - 500 mg/ 10 – 40kg TT
- 1400 mg/ >40kg TT Cách dùng: uống
- 0,4 ml/