1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kết quả phối hợp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp tại bệnh viện đa khoa yên phong – bắc ninh

121 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (0)
    • 1.2. Tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (15)
    • 1.3. Một vài đặc điểm sinh bệnh học, lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (16)
    • 1.4. Vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị BPTNMT (25)
    • 1.5. Nghiên cứu về vật lý trị liệu hô hấp (30)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu (36)
    • 2.4. Tiêu chuẩn trong nghiên cứu (38)
    • 2.5. Các kĩ thuật nghiên cứu (42)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (51)
    • 2.7. Phương pháp xử lý số liệu (51)
    • 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu (52)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (54)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng BPTNMT đợt cấp (54)
    • 3.2. Kết quả phối hợp VLTLHH điều trị BPTNMT đợt cấp (0)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (74)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng BPTNMT đợt cấp (74)
    • 4.2. Phối hợp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị BPTNMT đợt cấp (87)
  • KẾT LUẬN (53)
    • 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng BPTNMT đợt cấp (95)
    • 2. Kết quả phối hợp vật lý trị liệu hô hấp điều trị BPTNMT đợt cấp (95)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế mô tả cắt ngang: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân đợt cấp BPTNMT tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

-Thiết kế nghiên cứu mô tả can thiệp trước sau: đánh giá kết quả phối hợp VLTLHH trong điều trị đợt cấp BPTNMT tại bệnh viện Đa khoa Yên Phong.

2.2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả

* Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỷ lệ của quần thể.

Trong đó: n: số BN BPTNMT đợt cấp cần nghiên cứu p: tỷ lệ BN BPTNMT đợt cấp ước tính theo nghiên cứu của Phan Thu Phương tại Bắc Giang (2006) là 8,5%.

Z 1 - /2 : hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z

1-/2 = 1,96 d: độ chính xác mong muốn là 0,05

Thay các giá trị vào công thức trên kết quả n 0.

*Kĩ thuật chọn mẫu: chọn mẫu chỉ tiêu cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại Theo kế hoạch dự kiến thu thập mẫu liên tục 18 tháng, chúng tôi đã chọn được 139 BN đủ tiêu chuẩn và lấy hết số bệnh nhân để đưa vào nghiên cứu, như vậy không sai lệch nhiều đến cỡ mẫu.

2.2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp:

* Kỹ thuật chọn mẫu: lấy toàn bộ 139 bệnh nhân được lựa chọn của phương pháp mô tả để đưa vào nghiên cứu can thiệp Như vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và tiến hành can thiệp VLTLHH cho toàn bộ 139 BN nêu trên.

Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

2.3.1.1 Chỉ tiêu về đặc điểm chung

Các chỉ tiêu về tuổi, giới, tiền sử bệnh, thời gian mắc bệnh của BN nghiên cứu, số đợt cấp của BN BPTNMT trong năm Thu thập số liệu thông qua hỏi người bệnh và ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

2.3.1.2 Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng

-Các chỉ tiêu về lý do vào viện của BN

-Chỉ số khối cơ thể BMI Cán bộ y tế cân và đo người bệnh bằng cân và thước đo chuyên dụng của y tế.

-Các bệnh đồng mắc Đánh giá thông qua hồi cứu hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán như trình bày ở phần 2.4.4.

-Các chỉ tiêu về triệu chứng cơ năng: ho khạc đờm, số lượng đờm, khó thở, đau ngực, sốt, phù Thu thập thông qua phỏng vấn người bệnh, số lượng đờm được đánh giá bằng cách hướng dẫn người bệnh khạc đờm vào cốc nhựa đã vạch sẵn ml, thời gian tính từ 8h sáng hôm trước đến 8h sáng hôm sau, lấy số lượng đờm trung bình của 3 ngày liên tiếp.

-Các chỉ tiêu về triệu chứng toàn thân: sốt, phù, tím môi, tần số thở, tần số mạch, huyết áp Các số liệu về nhịp thở, mạch, huyết áp được điều dưỡng viên đo bằng dụng cụ chuyên dụng của nhân viên y tế.

- Các chỉ tiêu về triệu chứng thực thể: co kéo cơ hô hấp phụ, lồng ngực hình thùng, các ran ở phổi, rì rào phế nang, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mỏm tim đập ở mũi ức Đánh giá các triệu chứng trên do bác sỹ có nhiều kinh nghiệm và nghe bằng ống nghe đảm bảo chất lượng.

-Chỉ tiêu các giai đoạn nặng của bệnh: mô tả chi tiết phần 2.4.5

-Chỉ tiêu các giai đoạn tắc nghẽn của bệnh: mô tả chi tiết phần 2.4.6

-Chỉ tiêu mức độ đợt cấp: số đợt cấp trong năm được tính thời gian là 12 tháng từ trước cho đến khi khám chữa bệnh lần này.

2.3.1.3 Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng

-Các chỉ số chức năng hô hấp: FEV1/VC; FEV1; test phục hồi phế quản.

-Công thức máu ngoại vi.

-Tổn thương trên Xquang phổi.

Các máy móc phục vụ cho việc thu thập số liệu các chỉ tiêu cận lâm sàng được trình bày chi tiết tại mục 2.5.1 Người nhận định kết quả là các bác sỹ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả phối hợp VLTLHH

-Các chỉ tiêu về triệu chứng cơ năng: ho khạc đờm, số lượng đờm, khó thở, đau ngực, sốt, phù.

-Các chỉ tiêu về triệu chứng toàn thân: sốt, phù, tím môi, tần số thở, tần số mạch, huyết áp.

- Các chỉ tiêu về triệu chứng thực thể: co kéo cơ hô hấp phụ, lồng ngực hình thùng, các ran ở phổi, rì rào phế nang, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mỏm tim đập ở mũi ức.

-Các chỉ tiêu về cận lâm sàng: Đánh giá lại và thu thập số liệu các chỉ tiêu cơ năng, thực thể, số lượng đờm và các chỉ tiêu về cận lâm sàng sau khi điều trị bằng công cụ và phương pháp như đã trình bày ở phần 2.3.1.

- Điểm mMRC: Dùng bảng điểm mMRC để đánh giá mức độ khó thở của người bệnh tại thời điểm vào viện và khi ra viện

- Điểm CAT: Dùng bảng điểm CAT để đánh giá sự ảnh hưởng của BPTNMT lên chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh tại hai thời điểm như trên.

-Ngày điều trị trung bình

Tiêu chuẩn trong nghiên cứu

2.4.1 Nhận định một số xét nghiệm

- Hình ảnh “phổi bẩn” gồm: dày thành phế quản từ 3 – 7 mm; viêm xung quanh phế quản tạo nên các nốt mờ ở nhu mô; tăng mạng lưới mạch máu phổi.

- Hình ảnh khí phế thũng: phổi tăng sáng; vòm hoành hạ thấp; các khoang gian sườn giãn rộng.

- Chỉ số về xét nghiệm công thức máu: tất cả các BN được làm xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng HC, số lượng BC, tỷ lệ Hb, tỷ lệ

% bạch cầu đa nhân trung tính (N), bạch cầu lympho (L) trong máu Dựa theo thông số đã được chuẩn hóa tại hệ thống máy tự động đếm tế bào của cơ sở nghiên cứu [23].

-Điện tâm đồ: dày nhĩ phải: P phế > 2,5 mm; dày thất phải: trên chuyển đạo V1 R > 7mm và R/S > 1; trên chuyển đạo V5 S > 7mm và R/S < 1.

2.4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán thể bệnh theo Hansel và Barnes

- Typ A: Pink-fufer (PP - Hồng phổi) Khó thở nhiều, thở mím môi, thường tỉnh táo linh lợi, ít đờm, cơ thể gầy cơ teo, ít đờm, khí phế thũng, khí máu gần như bình thường, suy tim đến muộn.

- Typ B: Blue bloater (Bb - Xanh phị) Thường béo bệu, khạc nhiều đờm, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tím tái trung tâm và ngọn chi, biểu hiện chủ yếu là viêm phế quản.

2.4.3 Tiêu chuẩn xác định thể trạng dựa vào BMI theo WHO

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) = trọng lượng/chiều cao 2

Phân loại BMI áp dụng cho người trưởng thành Châu Á: Thể trạng gầy (18,5); Thể trạng trung bình (18,5 – 22,9); Thừa cân (≥ 23); Tăng nguy cơ (23 – 24,9); Béo phì độ 1 (25 – 29,9); Béo phì độ 2 (≥ 30).

2.4.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đồng mắc

-Đái tháo đường: theo hướng dẫn của Bộ Y tế

BN đã được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường hoặc chẩn đoán mới dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

+ Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl, hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl

+Đường huyết sau 2 giờ làm liệu pháp dung nạp Glucose ≥ 200mg/dl + BN có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết (uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân ).

- Tăng huyết áp: Theo JNC 7

+Bệnh sử đã được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

+BN có trị số huyết áp ≥ 140/90mmHg Sau khi khám lâm sàng ít nhất

2, 3 lần khác nhau Mỗi lần khám, huyết áp được đo ít nhất 2 lần.

+ Bệnh sử có cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim.

+ Hình ảnh tổn thương thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ

+ Rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.

2.4.5 Đánh giá mức độ nặng BPTNMT đợt cấp theo Anthonisen 1987

Dựa vào các dấu hiệu: tăng số lượng đờm, đờm chuyển nhầy mủ, khó thở tăng.

+Nhẹ: có 1 trong 3 dấu hiệu trên

+Trung bình: có 2 trong 3 dấu hiệu trên

+Nặng: có cả 3 dấu hiệu trên

2.4.6 Mức độ tắc nghẽn theo chức năng thông khí

Bảng 2.1 Mức độ nặng theo chức năng thông khí

Các chỉ tiêu FEV 1 / FVC (%)

Mức độ FEV 1 (%) so với lý thuyết

Mức độ I (nhẹ) FEV 1 / FVC (%)

Ngày đăng: 20/07/2023, 22:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w