1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng, Phòng Và Trị Bệnh Cho Chó Tại Phòng Khám Thú Y Lê Thị Hồng Nhung, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Lục Thị Xuân
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Duy Hoan
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,38 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (10)
      • 1.2.1. Mục tiêu (10)
      • 1.2.2. Yêu cầu (10)
  • Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (11)
      • 2.1.2. Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức, chức năng và cơ sở vật chất của phòng khám Thú y Lê Thị Hồng Nhung (12)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (13)
      • 2.2.1. Hiểu biết về một số giống chó (13)
      • 2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó (19)
      • 2.2.3. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống (22)
    • 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó (22)
      • 2.3.1. Bệnh đường tiêu hóa (22)
      • 2.3.2. Bệnh về hệ hô hấp (26)
      • 2.3.3. Bệnh về ký sinh trùng (28)
      • 2.3.4. Bệnh về hệ thần kinh, vận động (30)
  • Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27 3.1. Đối tượng (35)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (35)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (35)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (35)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (35)
      • 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) (35)
      • 3.4.3. Phương pháp chăm sóc (39)
      • 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu (40)
  • Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (41)
    • 4.1. Thực hiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại phòng khám thú y (41)
    • 4.2. Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại phòng khám (42)
    • 4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y. 35 4.4. Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám tại phòng khám Thú y (43)
    • 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh cho chó tại phòng khám thú y (49)
      • 4.5.1. Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó ở phòng khám thú y (49)
      • 4.5.2. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám thú y (51)
      • 4.5.3. Kết quả điều trị một số bệnh về ký sinh trùng cho chó tại phòng khám thú y (53)
      • 4.5.4. Kết quả điều trị một số bệnh truyền nhiễm cho chó tại phòng khám thú y (55)
      • 4.5.5. Kết quả điều trị một số bệnh sản khoa cho chó tại phòng khám thú y . 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (58)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đề nghị (62)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 49 (63)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27 3.1 Đối tượng

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Phòng khám Thú y Lê Thị Hồng Nhung, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian: từ ngày 19/06/2021 đến ngày 19/12/2021

Nội dung thực hiện

- Thực hiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám.

- Thực hiện các công tác phòng bệnh cho chó tại phòng khám.

- Xác định tỉ lệ chó mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, ký sinh trùng, hệ tiết niệu, sinh dục và hệ thần kinh vận động tại phòng khám.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đến phòng khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung.

- Chăm sóc nuôi dưỡng chó bị bệnh nội trú

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình số các ca mắc bệnh trên chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Kết quả tiêm phòng vắc xin dại, vắc xin 5 bệnh và vắc xin 7 bệnh cho chó tại phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung.

- Tỷ lệ chó mắc bệnh được đưa đến phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung.

- Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp và ký sinh trùng cho chó tại phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung.

3.4.2 Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Lê Thị Hồng Nhung, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Để đánh giá tình hình sức khoẻ của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám, trong suốt quá trình em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2 Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến khám tại phòng khám

Hàng ngày, sau mỗi lần chó đến tiêm em đã tiến hành ghi chép số liệu, loại vắc xin tiêm phòng và mức độ an toàn đối với những chó được tiêm vắc xin Mỗi chó đến khám tại phòng khám sẽ có sổ theo dõi sức khỏe và các thông tin lưu giữ tại phòng khám, để cán bộ kỹ thuật kịp hỗ trợ tư vấn.

3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, chẩn đoán, cách phòng trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại phòng khám

Theo Bùi Thị Tho và cs (2015) [28], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh. Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng bao gồm (phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe) và chẩn đoán phi lâm sàng bao gồm các phương pháp (xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm da, xét nghiệm qua que test CPV đối với bệnh Parvovirus) để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn thuốc điều trị, điều trị và lữu giữ hồ sơ bệnh án theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán đã được học trên lớp như: quan sát, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da đối với những con vật nghi mắc các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

* Phương pháp kiểm tra nhanh bệnh Pravo virus bằng test kit CPV Ag Dựa trên nguyên tắc hoạt sắc phổ miễn dịch của que test Trong một bộ test kít gồm có một cây bông, một ống dung dịch pha mẫu test và que test Để xác định được chó có chắc chắn nhiễm bệnh hay không trong thời gian ngắn nhất ta cho dung dịch bệnh phẩm nhỏ xuống phần nhỏ của que test, chờ khoảng 3 – 5 phút trên que test sẽ suốt hiện kết quả Nếu mẫu dương tính trên que test xuất hiện hai vạch hồng ở vị trí T và C, mẫu âm tính sẽ chỉ xuất hiện một vạch hồng ở vị trí T.

* Phương pháp nghiên cứu bệnh đường hô hấp.

Hỏi bệnh nhằm thu thập được các thông tin của con vật khi bị bệnh, thời gian con vật bị mắc bệnh, biểu hiện và các triệu chứng lâm sàng trước khi con vật được đưa đến phòng khám Để biết được những thông tin đó, bằng cách đặt các câu hỏi về: Tuổi, chó đã được tiêm phòng hay chưa, hằng ngày chúng ăn gì, tắm lâu không, có tẩy giun thường xuyên không, nơi nằm của chúng có quạt lạnh hay không, có chăn đắp hay không, biểu hiện lạ gần nhất của con vật xuất hiện bao giờ.

- Khám chung dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt chó qua trực tràng.

- Quan sát thể trạng, thể cốt so với lứa tuổi của thú.

- Kiểm tra niêm mạc miệng, mắt, đánh giá màu sắc của niêm mạc.

- Khám lông da, quan sát độ bóng mượt của lông da, kiểm tra độ đàn hồi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự mất nước.

- Khám cơ quan hô hấp: Kiểm tra tần số hô hấp, thể thở, mũi (thở nhanh hay chậm, thở thể ngực hay thể hỗn hợp, tình trạng nước mũi, độ ẩm gương mũi).

- Kiểm tra xoang mũi xem có ngoại vật hay dị vật.

- Kiểm tra thanh quản (kiểm tra phản xạ ho): dùng tay ấn vừa phải vào thanh quản thú sẽ có phản xạ ho, nếu thú ho liên tục và nhiều thì cơ quan hô hấp bị bệnh.

+ Nếu thú ho to và khỏe, từng cơn hoặc kéo dài, tiếng ho vang, chó có biểu hiện muốn khạc: viêm thanh quản, khí quản.

+ Nếu thú ho nhỏ và yếu, thường kết hợp với thở thể bụng, thở khó, thú ngồi chồm, vươn vai vươn cổ ra phía trước cố gắng thở: thú bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng.

+ Dùng ống nghe nghe vùng thanh quản, khí quản, nếu có tiếng rít, âm ran chứng tỏ thú bị bệnh.

- Kiểm tra phổi: dùng ống nghe nghe vùng phổi nếu có âm ran khô, âm ran ướt, âm khác thường hay không nghe gì cả ở vùng phổi thì thú đang bị bệnh hô hấp Phản ứng của thú khi sờ nắn vùng bệnh Nếu chó có biểu hiện bệnh trên các cơ quan khác như tiêu hoá, thần kinh, mắt, da… có liên quan đến hô hấp thì tiến hành khám trên các cơ quan đó.

* Phương pháp nghiên cứu bệnh trên da

Hỏi chủ: các thông tin của chó được đưa đến khám, chữa bệnh.

Thu thập ngoại ký sinh trùng trên chó: khi tiếp nhận chó cần kiểm tra các phần da, lông, dùng lược chải toàn bộ cơ thể của chó từ 5 – 10 phút xem có ve, bò chét, rận hay không Khi tác động chải tìm ngoại ký sinh trùng cần thao tác nhẹ nhành và cẩn thận khi lấy chúng ra khỏi cơ thể chó để tránh chó bị đau Bọ chét và ve được trữ trong cồn 70%.

Lấy mẫu trên da: Các bệnh về da của chó đều làm tổn thương phần ngoài da, lông rụng, làm da bị viêm có dịch rỉ, mủ, những vết mủ viêm đóng vảy thành từng mảng to nhỏ, mùi hôi và tanh Để lấy ngoại ký sinh trùng ta cần dùng dao hoặc máy cạo sạch phần lông chỗ tiếp giáp giữa da lành và da bệnh Cạo đến khi phần da rớm máu Sau đó phết đều phần mẫu da trên dao lên phiến kính và mang soi dưới kính hiển vi.

- Bệnh mò bao lông (Demodex)

Lấy bệnh phẩm cho lên lam kính, nhỏ vào 1 - 2 giọt lactophenol và soi dưới kính hiển vi kiểm tra sự hiện diện của trứng hay Demodex trưởng thành với vật kính 10 (x100 lần).

Dùng dao cạo nhẹ vùng da bệnh và cho bệnh phẩm lên phiến kính Với bệnh phẩm lông, vẩy, lớp sừng đặt trên lam kính, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH 10% sau đó hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để làm trong tổ chức Quan sát dưới kính hiển vi tìm sợi nấm và bào tử nấm, tế bào nấm ký sinh.

Việc lấy mẫu bệnh phẩm tương tự như các bệnh về da, tuy nhiên đối với bệnh ghẻ Sarcoptes trước khi cạo cần vệ sinh da và lông bằng nước ấm và thuốc tím 1% Khi lấy được mẫu bệnh ta cho vào đĩa petri đổ nước nóng 37 –

40 độ C xâm sấp vẩy mụn mẫu bệnh, ngâm trong 1 – 2 giờ để con ghẻ bò lên mặt vẩy mụn Sau đó ta tiến hành soi.

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Thực hiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại phòng khám thú y

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi, quét dọn khu lưu trú điều trị, chăm sóc và điều trị cho con vật bị bệnh, quét màng nhện, rửa bát ăn, lau kính, quét dọn trong và ngoài phòng khám, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó.

Ngoài ra, tại phòng khám em còn tham gia thực hiện các dịch vụ làm đẹp chó chó như: cạo lông, cắt móng, tắm sấy, vắt tuyến hôi

Kết quả về công tác chăm sóc và một số công việc khác được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kết quả chăm sóc và một số công việc khác tại phòng khám thú y

Số ca Số ca Tỷ lệ

Công việc thực an an hiện toàn toàn

Triệt sản 10 10 100 Đỡ đẻ, mổ đẻ 15 15 100

Vệ sinh khu vực lưu giữ điều trị chó bị bệnh 175 175 100

Vệ sinh, phun khử trùng xung quanh phòng khám 12 12 100

Qua bảng 4.1 cho thấy: công tác vệ sinh, khử trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt Tại phòng khám các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%. Qua đó bản thân em rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong cách làm việc đến kỹ năng giao tiếp với khách hàng và môi trường là điều quan trọng nhất để cho chó được phát triển khỏe mạnh Việc vệ sinh, khử trùng thường xuyên không chỉ giúp vệ sinh nơi ở mà còn phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và các vi khuẩn cho chó đến khám tại phòng khám.

Trong quá trình thực hiện các thao tác kỹ thuật tại phòng khám thú y, ngoài việc giữ an toàn, phòng bệnh cho chó khỏe không bị lây nhiễm bệnh từ những chó bị bệnh được đem đến phòng khám, bản thân em còn phải học cách tự bảo vệ mình, tránh những tai nạn nghề nghiệp trong quá trình thao tác như:không để cho chó, mèo cắn, cào, không để tay bị đứt khi tiếp xúc với chó, luôn đeo gang tay, khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ theo quy định của phòng khám thú y.

Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại phòng khám

Trong suốt quá trình thực tập tại phòng khám thú y, đã tiến hành theo dõi tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Kết quả khám chữa bệnh chó chó được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Số lượng chó khám chữa bệnh tại phòng khám thú y

Tổng số Chó nội trú Chó ngoại trú chó đến

Tháng Tổng số chó Tổng số chó khám Tỷ lệ Tỷ lệ đến khám đến khám

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian từ tháng 06/2021 đến tháng 11/2021 phòng khám đã tiếp nhận khoảng 106 con chó mắc bệnh đến khám và chữa bệnh Trong đó, có 64,15% là điều trị nội trú tại phòng khám và35,85% là điều trị ngoại trú.

Kết quả tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y 35 4.4 Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám tại phòng khám Thú y

Ngoài việc khám bệnh, Phòng khám còn có dịch vụ tiêm phòng vắc xin.Kết quả tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y và tiêm

Bảng 4.3 Thống kê số lượng chó được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tại phòng khám thú y

Vắc xin dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Tổng số

Tháng chó đến tiêm Số Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ phòng chó (%) (con) (%) (con) lệ (%)

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin như vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh Leptospirose và bệnh Corona) Tổng số chó đến chó đã tiêm và theo dõi ở phòng khám là 94 con Trong tổng số đó, số chó đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là 60 con chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến vắc xin 5 bệnh là 25 con chiếm 26,60% và thấp nhất là vắc xin dại với 9 con chiếm 9,57%.

Trong quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó, chúng em còn theo dõi cho chó sau khi tiêm vắc xin để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra sau khi tiêm vắc xin Và trong tổng số 94 chó được đưa đến tiêm phòng định kỳ thì không có trường hợp nào bị sốc hoặc chết sau tiêm phòng.

Theo Phạm Ngọc Quế (2002) [23] cho biết, bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lây từ chó sang người qua tiếp xúc và bệnh chưa có thuốc điều trị khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa Vì vậy, theo quy định của Luật Thú y (2016) [13] “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” do đó, người dân khi nuôi chó phải thực hiện nghiêm túc theo Luật.

Tuy phòng khám mới đi vào hoạt động nhưng rất có chuyên môn kỹ thuật Tất cả các bệnh động vật đến khám, điều trị và tiêm phòng đều được ghi vào hồ sơ bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng con Chủ vật nuôi rất vui và hài lòng với dịch vụ, thái độ, tác phong và trình độ chuyên môn của phòng khám Phòng khám tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín với người dân trên địa bàn.

4.4 Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám tại phòng khám Thú y

Chó là loài động vật rất thông minh và trung thành, gần gũi, thân thiện với con người Chúng được coi là thú cưng được con người đưa đi theo một số hoạt động như ăn uống, đi chơi, du lịch và còn cho ngủ cưng, … Vì vậy, chó rất dễ mang mầm bệnh lây bệnh cho con người như: bệnh dại, nấm, viêm da, …. Để thể hiện rõ hơn về tình hình bệnh trên chó mang tới khám và điều trị tại phòng khám em đã thống kê và thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả khám bệnh cho chó tại phòng khám thú y

Tiêu khám và điều Tỷ lệ

Rối loạn tiêu hóa 11 10,38 tiêu hóa

Bệnh ký sinh Ve, rận, bọ chét 15 14,15

Ký sinh trùng đường máu 4 3,77

Bệnh đường hô Viêm phế quản 11 10,38 hấp Viêm phổi 5 4,72

Bệnh sản khoa Thiếu canxi sau đẻ 4 3,77

Bệnh truyền Parvo virus 43 40,57 nhiễm Care virus 3 2,83

Bảng 4.4 Cho thấy trong 106 chó khám chữa bệnh tại phòng khám thì chưa có trường hợp nào một lúc mắc 2 bệnh.

Bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ mắc bệnh 43,40% cao nhất ứng với 46 trường hợp.

Tác nhân truyền bệnh: do virus có trong phân, dịch nôn hoặc virus bám ở dụng cụ của vật nuôi, … Tất cả các giống chó ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm Chó non từ 1 - 5 tháng tuổi dễ mắc nhất.

+ Con đường xâm nhập: qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với con mắc bệnh.

+ Mùa phát bệnh: không có mùa rõ rệt, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển.

Tiếp đến là bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 25,47% gồm các bệnh nội, ngoại, ký sinh trùng và các bệnh ở da.

Bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ là 15,10%, bệnh tập trung chủ yếu vào cơ quan hô hấp trên chó là viêm phế quản và viêm phổi Nguyên nhân do khí hậu đang chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ, khí hậu nóng ấm, mưa nhiều và ẩm ướt, vì vậy chó rất dễ mắc phải.

Bệnh sản khoa chiếm tỷ lệ 5,66%, gồm thiếu canxi và viêm vú sau đẻ.

Kết quả điều trị một số bệnh cho chó tại phòng khám thú y

4.5.1 Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó ở phòng khám thú y

Trong suốt quá trình thực tập em theo dõi khi chó mắc bệnh về đường tiêu hóa những con mắc bệnh đa phần có những biểu hiện như: nôn, bỏ ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, sốt.

Sau khi được chẩn đoán bệnh rối loạn tiêu hoá có 11 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả điều trị rối loạn đường tiêu hóa cho chó tại phòng khám thú y

Chỉ Thời Kết quả tiêu gian

Phác đồ Đường đưa Số con

Liều lượng dùng Số con điều trị thuốc điều Tỷ lệ

Glucose5% 50ml Truyền tĩnh mạch

LactateRinger 50ml Truyền tĩnh mạch

Atropin 0,15ml/kgTT Tiêm bắp loạn 3-5 11 10 90,91 tiêu Catosal 10% 0,1ml/kg TT Tiêm tĩnh mạch hóa Men tiêu hóa 1g/ngày Uống

Cefotaxime 0,1ml/kg TT Tiêm tĩnh mạch

Qua bảng 4.5 ta thấy, phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hóa ở phòng khám cũng rất tốt Nhưng trên thực tế có thể áp dụng pháp đồ tuỳ vào tình trạng của từng con Trong trường hợp con vật mệt mỏi, đi phân lỏng mất nhiều nước truyền tĩnh mạch bằng lactateRinger kết hợp Cefotaxime chống nhiễm trùng kế phát + Catosal 10% tăng cường sức đề kháng và phòng rối loạn trao đổi chất Men tiêu hoá giúp kích thích tiêu hoá cân bằng hệ vi sinh vật ruột Con vật nôn kết hợp thêm atropin để giảm co thắt.

4.5.2 Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám thú y

Sau khi được chẩn đoán bệnh 16 con bị bệnh đường hô hấp đã được sử dụng phác đồ điều trị Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám thú y Chỉ

Kết quả tiêu Đường gian Số con

Tỷ lệ điều trị lượng đưa dùng điều thuốc thuốc trị khỏi (%)

Viêm Genta –Tylo 1ml/10kg TT phế Dexa 0,5ml/10kg TT Tiêm 3-5 11 11 100 quản Catosal 0,1ml/1kg TT bắp

Genta –Tylo 1ml/10kg TT Viêm Bromhexine HCl 0,3ml/kgTT Tiêm

3-7 5 4 80,00 phổi Dexa 0,5ml/10Kg TT bắp

Trong 11 chó mắc viêm phế quản khi đến khám có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, ho ngắn, thở khò khè, có tiếng ran Sau khi điều trị theo phác đồ tại phòng khám có 11/11 (100%) con khỏi bệnh hoàn toàn.

Trong 5 chó mắc viêm phổi khi đến khám có biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, thở thể bụng, phồng môi để thở, sốt cao, niêm mặc đỏ Sau khi điều trị theo phác đồ tại phòng khám có 4/5 (80,00%) con khỏi bệnh hoàn toàn.

Qua bảng 4.6 ta thấy, phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở phòng khám là rất tốt Chó sau khi điều trị khỏi bệnh ăn uống bình thường, thân nhiệt (38 -

39 ° C), tần số hô hấp 10 - 20 lần/phút Trên thực tế, tùy theo nguyên nhân, diễn biến và triệu chứng lâm sàng của bệnh mà dùng các loại thuốc khác nhau cho phù hợp Trong quá trình điều trị cần cân nhắc giữa các phác đồ điều trị để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và giảm kinh phí.

4.5.3 Kết quả điều trị một số bệnh về ký sinh trùng cho chó tại phòng khám thú y

Sau khi được chẩn đoán bệnh, 27 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh ký sinh trùng.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7 Kết quả điều trị một số bệnh về ký sinh trùng cho chó tại phòng khám thú y

Chỉ Kết quả tiêu Đường Thời gian Số con

Số con Tên thuốc Liều lượng đưa dùng thuốc điều khỏi Tỷ lệ

Ghẻ Detomax 0,1ml /10kg TT Tiêm bắp Tiêm 1 liều

8 7 87.50 duy nhất Catosal 0,1ml/1kg TT Tiêm bắp 4

Ve, bọ chét, 1 ống/con theo

Fronil Spot trọng lượng chó 15 15 100 rận Gáy tháng 1 lần

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc và một số công việc khác tại phòng khám thú y Số ca Số ca Tỷ lệ - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc và một số công việc khác tại phòng khám thú y Số ca Số ca Tỷ lệ (Trang 41)
Bảng 4.2. Số lượng chó khám chữa bệnh tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2. Số lượng chó khám chữa bệnh tại phòng khám thú y (Trang 43)
Bảng 4.3. Thống kê số lượng chó được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3. Thống kê số lượng chó được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tại phòng khám thú y (Trang 45)
Bảng 4.4. Kết quả khám bệnh cho chó tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4. Kết quả khám bệnh cho chó tại phòng khám thú y (Trang 47)
Bảng 4.5. Kết quả điều trị rối loạn đường tiêu hóa cho chó tại  phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5. Kết quả điều trị rối loạn đường tiêu hóa cho chó tại phòng khám thú y (Trang 49)
Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám thú y (Trang 51)
Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh truyền nhiễm cho chó tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh truyền nhiễm cho chó tại phòng khám thú y (Trang 56)
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh sản khoa cho chó tại phòng khám thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh sản khoa cho chó tại phòng khám thú y (Trang 58)
Hình 3: Vắc xin phòng 5 bệnh chó Hình 4: Vắc xin phòng 7 bệnh chó - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Hình 3 Vắc xin phòng 5 bệnh chó Hình 4: Vắc xin phòng 7 bệnh chó (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w