1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng, Phòng Và Trị Bệnh Cho Chó Tại Phòng Khám Thú Y Sunny Pet Sông Công Thái Nguyên
Tác giả Trần Trà My
Người hướng dẫn TS. Trương Hữu Dũng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 10,85 MB

Cấu trúc

  • Phần 1 MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu (8)
      • 1.2.1. Mục tiêu (8)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội (10)
      • 2.1.3. Mô tả sơ lược về PKTY Sunny Pet (12)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu (13)
      • 2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó (13)
      • 2.2.2. Một số giống chó được nuôi ở Việt Nam (13)
      • 2.2.3. Đặc điểm sinh lý của chó (19)
    • 2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó (21)
      • 2.3.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột (21)
      • 2.3.2. Bệnh tiêu chảy do Parvo virus (23)
      • 2.3.3. Bệnh ghẻ (26)
      • 2.3.4. Bệnh Nấm (27)
      • 2.3.5. Bệnh viêm tử cung cấp tính (29)
      • 2.3.6. Bệnh viêm phế quản, phổi (30)
  • Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (32)
    • 3.1. Đối tượng (0)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (32)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (32)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (32)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (32)
      • 3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) (32)
      • 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh (0)
      • 3.4.4. Phương pháp để xử lý số liệu (33)
  • Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (34)
    • 4.1. Thực hiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại Sunny Pet (34)
    • 4.2. Tình hình tiêm phòng vắc-xin cho chó tại Sunny Pet (35)
    • 4.3. Tình hình chó mắc bệnh, chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet 29 1. Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán,điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại Phòng khám (36)
      • 4.3.2. Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh Parvo trên chó tại Sunny Pet (40)
      • 4.3.3. Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ tại phòng khám (44)
      • 4.3.4. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm cho chó đến khám tại phòng khám (46)
      • 4.3.5. Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám (48)
  • Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (52)
    • 5.1. Kết luận (52)
    • 5.2. Đề nghị (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 44 (54)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở thực tập

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí: Phòng khám thú y SUNNY PET nằm ở:

+ CS1: Số nhà 189, đường Cách mạng tháng 8, phường Cải Đan, thành phố Sông Công.

+ CS2: Số nhà 282A, đường Cách mạng tháng 8, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công. Địa hình:Thành phố Sông Công thuộc trung tâm của tỉnh Thái

Nguyên,với vị trí địa lý:

Phía đông tiếp giáp với huyện Phú Bình

Phía tây và phía nam tiếp giáp với thành phố Phổ Yên

Phía bắc giáp thành phố Thái Nguyên

Thành phố Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ chủ yếu là đồi núi thấp

Thành phố nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm ở khoảng 22 độ C; tháng 7,8 có nhiệt độ cao nhất, trung bình khoảng 38 độ C; tháng 1 là thấp nhất, trung bình là khoảng15– 16 độ C.

Thời tiết thể hiện hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng từ tháng 4 – tháng 10, hay có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, làm mưa lớn Mùa đông lạnh thường từ tháng 11- tháng 3 năm sau, hay có gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ xuống thấp, giá rét

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo trang trinhdinhlinh.com ( thông tin thành phố Sông Công) SôngCông hiện có 109.409 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở thành phố và nhà máy, xí nghiệp Phân chia hành chính bao gồm 7 phường và 3 xã.

Thành phố có diện tích 98,37km² với số dân là 109.409 nghìn người với mật độ dân cư là 1112 người/km² Đời sống dân cư tại Sông Công: Người dân chủ yếu làm công nhân ở Khu công nghiệp,một số làm ở các nhà máy trên địa bàn và cơ quan hành chính Nhà nước, còn lại sản xuất nông nghiệp và kinh doanh ở mức nhỏ lẻ. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư ngày càng đi lên và tiến bộ, thành phố không ngừng thay đổi và phát triển để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thành phố hiện đã và đang thu hút được rất nhiều dự án về đô thị ví dụ như: Khu đô thị Danko, khu đô thị Hồng Vũ, Khu đô thị Vạn Phúc, khu dân cư đường Thống Nhất,… góp phần làm tăng tỉ lệ đô thị hóa của thành phố

Do trên địa bàn có 1 khu công nghiệp Sông Công 1 và Sông công 2 nên ngành nghề sản xuất tương đối phát triển , tạo ra công việc cũng như nhiều sản phẩm cho người dân địa bàn nói riêng cũng như các tỉnh khác nói chung. Đi cùng với đó cũng phát triển các ngành dịch vụ góp phần nâng cao đời sống ổn định cho người dân

Ngành chăn nuôi trên địa bàn

- Ngành dịch vụ thú cưng: Những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng cải thiện và nâng cao về cả vật chất và tinh thần, từ đó việc nuôi dưỡng chó, mèo ngày càng tăng, vì thế số lượng chó mèo 2-3 năm gần đây tăng mạnh Đi cùng với đó thì bệnh tật và điều trị cho chúng cũng vô cùng quan trọng Thành phố cũng đã triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm khác Giúp giảm thiểu bệnh dại ,giảm thiểu lây lan dịch bệnh trên địa bàn; cùng với các biện pháp quản lý đàn chó,chống bệnh dại như: xích, nuôi nhốt trong phạm vi gia đình, bảo đảm vệ sinh môi trường; ra ngoài cần đeo rọ mõm, thành lập đội chuyên trách bắt chó thả rông và mắc bệnh dại; tuyên truyền mạnh mẽ trên các công thông tin đến tận phường, xã để người dân nắm được tình hình và độ nguy hiểm của bệnh nhằm biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời

- Công tác thú y: Vì số lượng vật nuôi tăng nên công tác thú y rất được chú trọng Hàng năm 2 đợt vào tháng 3,4 và 9,10 tổ chức tiêm phòng dại cho chó, mèo tại các phường, xã Ngoài ra công tác kiểm dịch cũng được thú y viên kiểm tra để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh.

2.1.3 Mô tả sơ lược về PKTY Sunny Pet

Phòng khám thú y Sunny Pet bắt đầu hoạt động vào 27/03/2020 Đây là địa điểm chăm sóc, spa cho thú cưng cùng với chữa trị bệnh cho chó mèo vô cùng uy tín và dày dặn kinh nghiệm của các bác sĩ, được mọi người trên địa bàn cũng như 1 số huyện lân cận tin tưởng.

- Chăm sóc, kí gửi, các dịch vụ spa thú cưng

- Hỗ trợ học tập, thực hành sinh viên thực tập.

- Tư vấn, khám, chữa bệnh cho chó, mèo.

- Nhận điều trị nội, ngoại trú cho chó, mèo

- Nhận đào tạo học viên

Phòng khám thú y Sunny Pet gồm:

Quản lý cơ sở 1: Bác sĩ Bùi Kim Oanh ( chuyên về spa )

Nhân viên: 1 nhân viên, 2 sinh viên thực tập

Quản lý cơ sở 2: Bác sĩ Nguyễn Văn Huy ( chuyên về điều trị )

Nhân viên: 2 nhân viên, 1 sinh viên thực tập

Phòng khám được xây dựng gồm các phòng chức năng:,

- Khu nuôi nhốt động vật khoẻ mạnh.

- Phòng chẩn đoán và điều trị bệnh không truyền nhiễm

- Phòng điều trị bệnh truyền nhiễm

Phòng khám Sunny Pet có đầy đủ các máy móc hiện đại phụ vụ cho việc chữa trị và chẩn đoán như: máy siêu âm, xét nghiệm máu, kính hiển vi, tủ lạnh, máy sấy, máy oxi,

Phòng Spa (tắm, cắt tỉa) cũng được trang bị đầy đủ dụng cụ và máy móc như: Máy cạo, kéo cắt tỉa, máy sấy, kìm bấm móng, sữa tắm…

Tổng quan nghiên cứu

2.2.1 Hiểu biết chung về loài chó

Chó là một loài động vật đầu tiên được con người chúng ta thuần hoá và chọn giống qua hàng thiên niên kỷ cùng với nhiều hành vi, khả năng cảm nhận và đặc tính vật lý của chúng Chó được nuôi rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trông nhà, làm thú cảnh, dẫn đường, được sử dụng trong các ngành công an, quân đội, một số nước sử dụng chó chăn cừu, chăn vịt, săn bắt hiện nay chúng còn được sử dụng dẫn đường cho người mù, chó được huấn luyện để cảnh báo cho người điếc những âm thanh thông thường trong gia đình (như tiếng điện thoại, tiếng chuông cửa), những con chó khác được huấn luyện để mang đồ đạc cho những người khuyết tật.

2.2.2 Một số giống chó được nuôi ở Việt Nam

* Một số giống chó nội địa

Theo Lê Văn Thọ (1997) [24] Giống chó Vàng: Đây là giống chó được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam, có chiều cao khoảng 50 - 55cm, nặng khoảng 12 - 15kg Đặc tính nhanh nhẹn, thông minh, thích ứng được nhiều môi trường, điều kiện ngoại cảnh , có sức đề kháng tốt, ít ốm đau bệnh tật, rất dễ chăm sóc Chó đực thường được phối giống ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, còn chó cái sinh sản ở tuổi 12 - 14 tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con.

Giống chó Phú Quốc: Có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc, Kiên Giang.

Chó có vóc dáng khá lớn, cao khoảng 60 - 65 cm, nặng 20 - 25 kg Hình dáng của chúng bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ

“ngôi” Lông ngắn màu vàng xám, nâu xám hoặc đen Bàn chân khi đứng sẽ chụm hẳn lại theo một thế rất vững Đây là loài chó tinh khôn, nhanh nhẹn và huấn luyện tốt

Giống chó Bắc Hà: Được tìm thấy ở huyện Bắc Hà, Lào Cai Đầu của chúng nhìn tương đối vuông; hai tai dựng hoặc một phần nhỏ của đỉnh tai rủ xuống Chúng có bộ lông dài đen, xù kèm theo bờm khác biệt với lông trên thân hay đôi khi xuất hiện màu pha tạp, khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm Kích thước trung bình, khung xương chắc chắn Chó đực có chiều cao: 57 - 65 cm, chó cái có chiều cao 52 - 60 cm, nặng 25 - 35 kg Chúng rất thân thiện, trí nhớ tốt tuy nhiên sẵn sàng hung dữ khi gặp kẻ thù và hệ thần kinh bị chai lì

Chó H’Mông có chiều cao 55 - 60 cm và nặng 18 - 20 kg Chúng có bộ lông màu đen, đôi khi xuất hiện màu vằn vện như màu lông hổ Đầu to với trán phẳng, rộng, hai tai thường dựng đứng hoặc dựng nhưng 1/4 phía đỉnh tai lại rủ xuống Đuôi cộc bẩm sinh và đây là một trong những đặc điểm quan trọng để nhận dạng giống chó này Chủ yếu được nuôi ở miền núi cao, giúp con người giữ nhà, săn thú.

*Các giống chó nhập ngoại

Giống chó Poodle Đây là một trong những giống chó lâu đời nhất, xuất hiện vào khoảng

400 năm trước và được nuôi phổ biến ở Tây Âu Đây cũng là giống chó được nuôi phổ biển ở Việt Nam nói chung và thành phố Sông Công nói riêng Giống chó Poodle có kích thước thuộc loại trung bình và đặc điểm; dễ nhận biết là lớp lông xoăn tít Da mềm mại, đàn hồi và đa sắc tố Thường thì màu da sẽ trùng với màu lông, chúng rất nhiều màu sắc như: vàng, kem, mơ, đen, bò sữa, nâu đỏ, Lông của Poodle khá đặc biệt khi có cơ chế mọc như tóc người Nó luôn mọc dài ra theo thời gian chứ không chỉ đạt mức tối đa rồi rụng lông hoặc thay lông theo mùa như các giống chó khác.

Giống chó Poodle hai tai dài, phẳng cùng lớp lông tai lượn sóng và thường cụp xuống ôm sát đầu Chân trước và sau cân đối, phần đuôi luôn hướng lên cao Thường khi mới sinh ra sẽ cắt đuôi để được cân bằng với cơ thể giúp đẹp mắt hơn Các ngón chân của chúng hơi cong và bàn chân hình oval nhỏ Mông Poodle tròn và không bị xệ, phần bắp đùi săn chắc nên giống chó này di chuyển khá nhẹ nhàng và thanh thoát, cảm giác chúng luôn nhún nhảy trong mỗi bước đi.

Chúng cũng rất thông minh, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau giống Border Collie Chúng ham học hỏi và có khả năng bắt chước hành vi rất nhanh. Chúng dễ huấn luyện và thích tham gia những hoạt động mang tính thử thách như săn bắt, tìm kiếm, diễn xiếc.

Chó Phốc sóc tên gọi khác là Pom bắt nguồn từ Đức và Ba Lan Đây là giống chó cỡ nhỏ,chiều cao từ 18 – 30 cm, trọng lượng từ 2 – 3,5 kg, Chúng có đôi mắt tròn , to vừa phải và màu sẫm, sáng, thể hiện được sự lanh lợi và thông minh.

Tai chúng nhỏ, nhọn, dựng thẳng trên đầu Chúng có đuôi dài và uốn cong lên lưng Lông dài, thẳng và hơi cứng, Màu lông khá đa dạng: có kem,trắng, nâu,… Chúng rất thông minh và gần người, thích được bế nhưng hay rụng lông do chúng thường xuyên thay lông

Chó Phốc có nguồn gốc từ Đức Đây là giống chó size nhỏ chỉ khoảng 1,5 - 2,5 kg Bộ lông bóng mượt, không quá dài, chủ yếu là đen và nâu Ngực thường nở, bụng thắt lại khá giống với dáng dấp chó săn Hai chân trước thẳng và thường có móng huyền đề Bàn chân nhỏ và mềm mại.

Mặt hình quả xoài như mặt hươu, hàm răng sắc và chắc Tai dựng mỏng còn gọi là tai giấy, rất dễ nuôi, ghi nhớ nhanh và rất trung thành với chủ.

Có nguồn gốc lâu đời ở Bắc Kinh, Trung Quốc .

Kích thước của một chú chó Bắc Kinh,chó cái khoảng 2,6 kg, chó đực 3,5 kg Chúng sở hữu thân hình nhỏ nhắn nhưng rất săn chắc, khỏe mạnh. Chiều dài và chiều cao cơ thể có thể xấp xỉ nhau nên nhìn khá mũm mĩm đáng yêu Đầu có kích thước to hơn so với tỉ lệ cơ thể Mõm bè ra phía trước, khá lộ phần mặt gãy Màu lông thường là màu vàng kem, trắng, nâu đỏ, hoặc đơn sắc chủ đạo nhưng có mặt nạ đen hoặc pha chút màu khác.

Chó Bắc Kinh lai Nhật Đây là giống chó được lai giữa chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù Vì chúng có quan hệ họ hàng rất gần và một số đặc điểm gần giống nhau nên nhiều người đã lai tạo chúng với nhau

Về cơ bản, đặc điểm hình thể của chó Bắc Kinh thuần chủng và Bắc Kinh lai Nhật gần giống nhau, điểm khác biệt nhất là ở bộ lông, chúng thường có lông 2 màu, trắng - đen, trắng - vàng, hoặc trắng - nâu,… Mặt chúng ít gãy hơn, mõm dài hơn và mũi đỡ tẹt hơn Khi còn nhỏ khá khó để phân biệt với Bắc Kinh, khoảng sau 3 tháng tuổi các đặc điểm này sẽ dễ phân biệt hơn

Giống chó Becgie Đức (German Shepherd):

Chúng có nguồn từ Đức, lông màu đen nâu, đen vàng, đen xám,… Về vóc dáng giống Becgie Đức có thân hình cao vừa phải 57 - 62cm, con cái 55 -

Một số bệnh thường gặp ở chó

2.3.1 Bệnh viêm dạ dày - ruột

Bệnh viêm dạ dày – ruột rất phố biến ở mọi loại chó và bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường thấy nhiều vào mùa hè và mùa thu khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Do nhai nuốt phải ngoại vật không thể tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc

- Ăn thức ăn thối, mốc, lên men…, uống nước bẩn có ẩn chứa mầm bệnh.

-Thời tiết thay đổi đột ngột, kèm theo chuồng trại kém vệ sinh có thể làm chúng mắc bệnh Chúng bị trúng độc các loại hóa chất như: Photpho, thủy ngân, chì… làm viêm niêm mạc đường tiêu hóa.

- Hoặc mỗi khi sức để kháng giảm, các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa như: Salmonella, E.coli sẽ phát triển gây bệnh.

Hoặc là do kế phát một số bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán ).

- Khi nhiễm bệnh con vật có thể nôn, ói mửa, tiêu chảy tuỳ mức độ, nếu lan đến trực tràng hoặc ruột già sẽ làm con vật đi ngoài nhiều, đau đớn

- Phân lỏng kèm mùi hôi, tanh rất khó chịu Phân của chúng thường có màu xanh đậm, nâu hoặc đen vì bị xuất huyết dạ dày, ruột non Nếu phân hồng nhạt, đỏ tươi thì xảy ra ở ruột già của chó.

- Chó bồn chồn khó chịu, đau bụng , nhổm cao phần bụng

- Nhu động ruột tăng lên hoặc do bụng đầy hơi nên ta có thể nghe thấy tiếng sôi bụng.

- Mất điện giải, mất nước: Thấy da kém đàn hồi, mắt trũng sâu Mất máu khiến cho niêm mạc mắt và miệng nhợt nhạt.

2.3.1.3 Điều trị Điều trị nguyên nhân, triệu chứng kết hợp trợ sức, trợ lực cho con vật Tùy nguyên nhân gây bệnh ta có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamycin…

Nếu nôn có thể dùng chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

Cho uống Diosmectite giúp se niêm mạc ruột, giảm ỉa chảy.

Nếu bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil.

Tiêm thêm 1 số thuốc bổ trợ sức, trợ lực như: B-complex, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12.

Truyền đường tĩnh mạch : dung dịch Ringer lactat, NaCl 0,9%, Glucose 5%.

Thường điều trị khoảng 3 - 5 ngày Sau khi khỏi cho uống hỗ trợ thêm men tiêu hóa, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, tránh tanh , mỡ, sữa trong vài ngày đầu mới khỏi

2.3.2 Bệnh tiêu chảy do Parvo virus Đây là một căn bệnh có mức độ lây lan rất nhanh và tỉ lệ chết rất cao,đặc biệt là chó con và có hệ miễn dịch yếu Bệnh gây tiêu chảy nghiêm trọng, ra máu, giảm số lượng bạch cầu, xuất huyết hoại tử đường ruột hoặc viêm cơ tim

Theo (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ 1996) [10] nguyên nhân gây bệnh Parvovirus ở chó là do một loại virus thuộc

+ Lây từ con ốm sang con khoẻ qua tiếp xúc trực tiếp.

+ Lây gián tiếp qua phân thải trong môi trường bởi các nhân tố trung gian như: dụng cụ, chim chóc, ruồi nhặng hoặc bàn tay tiếp xúc của con người từ chó ốm cũng làm lây lan

2.3.2.3 Loài mắc bệnh và mùa vụ

Loài mắc:Thường gặp ở chó từ 1 - 12 tháng tuổi Tỉ lệ mắc và tử vong trên chó con từ 6-12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy hoại kháng thể mẹ truyền Bệnh lây lan rất nhanh và gây chết cao tỉ lệ từ 90 - 100%

Chó trưởng thành có thể mắc nhưng tỉ lệ chết thấp nhưng chó thường mang và đào thải virus đây là những nguồn bệnh rất nguy hiểm

Mùa vụ: Bệnh diễn ra quanh năm, chủ yếu vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, khi đó khả năng thải nhiệt của chó kém do tuyến mồ hôi ít phát triển. Đó là điều kiện bất lợi cho quá trình điều tiết thân nhiệt của chúng , mưa nhiều sẽ làm mầm bệnh phát triển nhanh hơn

Virus hướng tới tế bào niêm mạc đường tiêu hoá và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể Chúng x âm nhập qua đường miệng và mũi , rồi ra ngoài theo phân Sau khi vào đường tiêu hoá, virus tấn công các tế bào của niêm mạc đường ruột gây ra viêm dạ dày, ruột cấp tính và ỉa chảy Sau đó chúng vào máu, hạch lympho, nhân lên trong các tế bào bạch cầu, phá huỷ bạch cầu làm giảm số lượng bạch cầu, gây suy giảm miễn dịch.

Bệnh được chia làm 4 dạng sau:

+ Dạng đường ruột ( dạng điển hình): đây là dạng rất phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần - 1 tuổi.

+ Dạng viêm cơ tim : thường ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó chết bất thình lình và rất khó chẩn đoán.

+ Dạng kết hợp tim - ruột: thường ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó bị ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong vòng 24 giờ.

+ Dạng thầm lặng: Ngoài ra đã phát hiện thêm ngoài 3 dạng trên qua những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy có 1 số chó mẫn cảm với bệnh nhưng không có triệu chứng cụ thể

Thể đường ruột: Ủ bệnh ngắn từ 1 - 2 ngày Chó sốt từ 39 - 39,5 0 C, kéo dài 1 - 2 ngày; chó mệt, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước; nôn mửa liên tục Sau đó chó mệt lả vì ỉa chảy liên tục và rất nặng Phân loãng dần, có màu đỏ nâu hoặc màu hồng do có lẫn máu có mùi tanh khắm đặc trưng Khi ỉa chảy, chó bị hạ nhiệt dưới mức bình thường, chó gầy sút rất nhanh vì mất nước, mất máu nhiều.

- Thể tim: Con vật thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm tím. Gan sưng, túi mật sưng, tím hoặc nhợt nhạt, nhão Lớp mỡ vành và cơ tim, tim xuất huyết, các biểu hiện ở ruột không rõ ràng, chó chết rất nhanh sau khoảng 1 - 2 ngày.

- Thể kết hợp tim ruột: Khi mắc thể này chó thường chết rất nhanh,bị ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chết sau 24 giờ.

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh nhưng có thể điều trị theo nguyên nhân và triệu chứng Thời gian điều trị trong khoảng 5-10 ngày Nếu miễn dịch cơ thể tốt sẽ tạo ra miễn dịch chống lại virus thì các biểu hiện bệnh sẽ giảm và con vật dần khỏe mới có hi vọng khỏi bệnh Điều trị cần thực hiện các bước sau:

+ Không cho ăn đồ tanh, mỡ, giữ gìn vệ sinh

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Sunny Pet nằm ở:

+ CS1 : Số nhà 189, Đường cách mạng tháng 8, Phường Cải Đan, Thành phố Sông Công.

+ CS2 : Số nhà 282A, Đường cách mạng tháng 8, Phường Thắng Lợi, Thành phố Sông Công.

Nội dung thực hiện

- Thực hiện spa chăm sóc thú cưng được đưa đến spa

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó được đưa đến khám, chữa bệnh tại phòng khám.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó

- Chăm sóc nuôi dưỡng đối với chó bệnh hoặc kí gửi

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho chó.

- Tỷ lệ tiêm phòng Vaccine cho chó được đưa đến tại Sunny Pet.

- Tỷ lệ mắc bệnh của chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở chó đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet.

3.4.2 Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

3.4.2.1 Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny pet Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập Qua đó xác định số lượng, giống chó được đưa đến khám chữa bệnh.

3.4.2.2 Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại Sunny pet Hàng ngày em ghi chép các số liệu thu được vê chó đưa đến tiêm phòng vaccine, các loại vaccine tiêm phòng và ngày tiêm

3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó Để xác định tình hình nhiễm bệnh ở chó tại phòng khám, em theo dõi hằng ngày, từ kết quả chẩn đoán bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng rồi đưa kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chúng trong suốt quá trình điều trị.

3.4.3 Phương pháp điều trị bệnh

- Dùng các phương pháp chẩn đoán bệnh ví dụ như: hỏi bệnh, nhìn, sờ, nắn, nghe với các bệnh về đường hô hấp.

- Dùng các phương pháp chẩn đoán như: , hỏi bệnh, xét nghiệm máu, phân, da với các bệnh nhiễm do ký sinh trùng, truyền nhiễm, nội khoa.

- Thực hiện kĩ thuật: Tiêm, truyền, tiểu phẫu, phẫu thuật, mổ khám,

3.4.4 Phương pháp để xử lý số liệu

Các số liệu khi thu thập được sẽ xử lý trên phần mềm Excel 2016

Tổng số con mắc bệnh

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x100 Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x100 Tổng số con điều trị

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Thực hiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại Sunny Pet

Trong thời gian thực tập tại phòng khám em đã được tham gia thực hiện chăm sóc, tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên chó, công việc gồm: Tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó,cho chó ăn, quét dọn khu nhốt chó, quét dọn trong và ngoài phòng khám, phun sát trùng định kỳ, đưa đón nhận chó, lấy ven thực hiện truyền chó, tiêm, triệt sản, phụ mổ,

Ngoài ra, tại Sunny Pet em còn tham gia thực hiện các gói dịch vụ làm đẹp chó chó như:

- Gói tắm thú cưng: cắt móng, mài móng, cạo bàn, vệ sinh tai, nhổ lông tai, cạo lông bụng, cắt lông hậu môn, vắt tuyến hôi, tắm, sấy.

Kết quả về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và một số công việc khác được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kết quả chăm sóc, và phòng bệnh cho chó

Thực hiện Số lần Tỷ lệ

Công việc hoàn thành thành công

Nhỏ thuốc phòng ve, bọ 100 100 100

Vệ sinh sát trùng khu

Công tác khác( bấm đuôi, cắt chỉ, ) 20 20 100

Từ bảng 4.1 trên, em thấy việc chăm sóc nuôi dưỡng thú cưng rất được mọi người quan tâm với số lượng nhiều Trong khi thực tập em đã được tham gia vào tất cả các khâu chăm sóc nuôi dưỡng cho chó Qua đó em nhận thấy rằng việc vệ sinh cho chó cũng rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên 1 số bệnh về da như viêm, nấm, ghẻ Ngoài ra còn có các bệnh liên quan đến tai như viêm, giận tai đặc biệt các loại lông dài, lông xoăn, nếu không được vệ sinh kĩ lưỡng sẽ nhiễm bẩn hoặc nhiễm trùng cao

Ngoài ra việc sát trùng vệ sinh môi trường cũng rất được quan tâm và thực hiện tốt Tách riêng chó khỏe mạnh và chó bệnh tại các phòng khác nhau Ngoài ra còn có chó đến thực hiện spa nên khâu vệ sinh được chú trọng và thực hiện hằng ngày, sát trùng 2 lần/ tháng để đảm bảo sức khỏe cho đàn chó Em cũng đã tham gia vệ sinh, quét dọn , rửa các khay máng, bát ăn… sát trùng phòng spa, phòng khám.

Tình hình tiêm phòng vắc-xin cho chó tại Sunny Pet

Trong thời gian 6 tháng, em đã tiến hành ghi chép số lượng chó đến tiêm phòng 4 mũi tại phòng khám, kết quả được thể hiện chi tiết ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại Sunny Pet

Số chó Vắc-xin dại Vắc-xin 5 bệnh Vắc-xin 7 bệnh đến Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại

Số con Tỷ Số Tỷ

Số con Tỷ Số Tỷ

Số con Tỷ con lệ lệ con lệ lệ con lệ lệ phòng (con) (con) (con)

Từ bảng số liệu trên, em nhận thấy khách hàng mang chó đến tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin: vắc-xin dại, vắc-xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carre virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc- xin phòng 7 bệnh (gồm các carre virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm, bệnh leptospirosis và bệnh corona virus) Số chó đến tiêm phòng trong thời gian 6 tháng là 255 con Trong đó vaccin 7 bệnh chiếm tỉ lệ lớn nhất chó ngoại là 151 con chiếm 59,21% sau đó là vaccine 5 bệnh chó ngoại 46 con chiếm 18,03%, chó nội 35 con chiếm 13,72%, tiêm phòng dại có tỉ lệ 4,31% và 3,53%

Qua đó cho thấy việc tiêm phòng cũng được chủ nuôi quan tâm và phòng bệnh , Việc tiêm phòng sẽ giúp làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, tỉ lệ tử vong giảm cho vật nuôi, tuy nhiên chủ yếu là chó ngoại được tiêm đầy đủ hơn Chó nội vẫn chưa được quan tâm chú trọng việc tiêm phòng nhất là vaccine dại do chúng hay được thả rông , nếu truyền nhiễm sang người sẽ không có thuốc đặc trị bệnh

Tình hình chó mắc bệnh, chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet 29 1 Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán,điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại Phòng khám

Trong suốt quá trình, em đã tiến hành theo dõi tình hình khám chữa bệnh 1 số bệnh cho chó tại phòng khám Kết quả được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3 Số lượng chó được đưa đến khám chữa các bệnh tại Sunny Pet

Chó nội Tỷ Tổng lệ lệ (con)

Kết quả từ bảng 4.3, thấy rằng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 phòng khám đã tiếp nhận 299 chó được đưa đến khám và chữa bệnh Trong đó có 61,53 % là chó ngoại, 38,47 % là chó nội cho thấy việc chăm sóc chữa trị cho vật nuôi ngày càng được chú trọng, từ tình yêu thương thú cưng mà chủ nuôi đã quan tâm đến sức khỏe của vật nuôi hơn

Từ đó em nhận thấy những chú chó rất mẫn cảm với căn bệnh Parvo với 72 ca do tỉ lệ tiêm phòng còn chưa cao, môi trường nuôi còn chưa đảm bảo dẫn đến việc nhiễm bệnh, ngoài ra các bệnh về da , đường tiêu hóa cũng có tỉ lệ cao do chưa biết cách chăm sóc, ăn uống Bằng sự tận tâm của các bác sĩ việc tiếp nhận và điều trị các ca bệnh có hồ sơ phác đồ điều trị rõ ràng giúp cho kết quả đạt hiệu quả cao dành được sự tin tưởng của nhiều khách hàng

4.3.1 Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán,điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại Phòng khám 4.3.1.1 Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở chó, bệnh tiêu chảy có các triệu chứng điển hình như: tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn, gần giống với bệnh Parvo, care nên vậy tại Sunny Pet làm test xét nghiệm nhanh nếu kết quả âm tính sẽ được chẩn đoán mắc tiêu chảy Tỉ lệ ca bệnh được em tổng hợp dưới bảng 4.4 như sau

Bảng 4.4 Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó

Tháng Tổng Số chó mắc

Tỷ lệ Số chó mắc

Tỷ lệ ca bệnh bệnh

Chủ yếu vào các thời điểm thời tiết thay đổi, thời điểm giao mùa, khi đó con vật rất mẫn cảm với bệnh tật Ngoài ra việc ăn uống vệ sinh cũng do 1 phần chủ nuôi chưa biết cách chăm sóc cũng làm cho chúng dễ bị tiêu chảy đi ngoài như ăn đồ ôi thiu, nội tạng vào tháng 2 và tháng 3 có tỉ lệ cao nhất, Ở tháng 2 với 11 ca trong đó chó nội chiếm 36,37% , chó ngoại chiếm 63,63% và tháng 3 15 ca chiếm 40% ở chó nội và 60% chó ngoại Tháng 6 có tỉ lệ thấp nhất chỉ có 2 ca bệnh

4.3.1.2 Kết quả chẩn đoán,điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó

Từ những thống kê ca bệnh trên, để điều trị cho vật nuôi cần có phác đồ điều trị để hỗ trợ cho chúng, Em đã lập bảng và thu thập được kết quả điều trị ở bảng 4.5 sau

Bảng 4.5 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy trên chó tại Sunny Pet

Chỉ tiêu Thời Kết quả gian Số Số Đường chó

Phác đồ điều trị dùng chó dùng thuốc điều Tỷ lệ

+ Lấy ven, truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải: Glucose5%+

Hội chứng250ml/10kgTT/ ngày/2lần

+Sử dụng Cefortaxim liều Tiêm tĩnh 3 - 5 49 49 100 tiêu chảy

0,25ml/1kgTT hoặc 0,5ml/1kg TT mạch trường hợp nặng.

+ Đưa thuốc bổ Tiêm bắp

Sử dụng Catosal liều 1ml/1kg TT+ Cho uống men tiêu hóa Đường uốngKết quả bảng 4.5 cho thấy: trong 49 con chó mắc bệnh đều được điều tri khỏi 100% với liệu trình 3-5 ngày Do hầu hết các ca bệnh ở giai đoạn đầu biểu hiện bệnh trong vòng 1-2 ngày chủ nuôi đã đem đi bệnh viện nên việc cứu chữa kịp thời đạt hiệu quả cao hơn

4.3.2 Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh Parvo trên chó tại Sunny Pet

4.3.2.1 Tình hình mắc bệnh Parvo trên chó tại Sunny Pet

Các triệu chứng cơ bản ở chó khi đã nhiễm bệnh thường có như: mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn, đi ngoài nặng có thể ra máu, mùi phân đặc trưng như mùi ruột cá mè phơi nắng, từ đó dựa vào việc chẩn đoán tiến hành test nhanh Parvo Qua kết quả dương tính em đã tổng hợp được số liệu mắc bệnh ở chó trong thời gian 6 tháng được thể hiện ở bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6 Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh Parvo được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y

Tỷ lệ ca bệnh mắc bệnh

Tổng 72 25 34,72 47 65,28 và phát tán nhiều hơn Ngoài ra còn do môi trường chăm sóc và việc tiêm phòng chưa được đảm bảo.Vào tháng 3 và tháng 4 là nhiều nhất với 18 ca bệnh ở tháng 4 chó nội chiếm 25% tổng số ca trong vòng 6 tháng Thấp nhất là tháng 12 chỉ có 4 ca bệnh chiếm 5,5 % tổng số ca trong 6 tháng

4.3.2.2 Kết quả điều trị bệnh Parvo tại Sunny Pet

Các ca bệnh đưa đến khám có các triệu chứng của bệnh parvo sau đó được làm test nhanh với Parvovirs cho kết quả dương tính dựa trên cơ sở đó xác định được con vật mắc bệnh parvo từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh parvo Kết quả được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh Parvo tại Sunny Pet

Chỉ tiêu Kết quả Đườn Thời Số

Phác đồ g gian chó Số con Tỷ lệ điều trị dùng dùng điều khỏi (%)

+ truyền tĩnh mạch bù nước và điện giải ít nhất là ngày 2 lần sáng chiều (

3 lần nếu trong trường hợp ban đêm chó tiếp tục bị tiêu chảy ) :

LactateRinger liều 250ml/10kgTT/ Tiêm ngày/2 lần tĩnh

+ Đưa thuốc Kháng sinh Cefotaixime mạch

( đưa liều 0,25/1kg TT hoặc

0,5ml/1kg trong trường hợp bị nặng ).

Bệnh Thuốc bổ Catosal ( đưa liều 1ml/10kg 5-7

+ Tiêm Vitamin K3 1% để cầm máu bắp trong trường hợp xuất huyết ( tiêm bắp với liều lượng 1ml/10kg TT )

+ Tiêm Atropin trong trường hợp nôn Tiêm co thắt dạ dày nhiều ( tiêm liều dưới

+ Không cho ăn trong vòng 3 đến 4 ngày khi nào thấy tình trạng tiêu chảy gần như đã ngừng, chó tỉnh táo thì bắt đầu cho ăn thịt nạc luộc 1 ít bệnh chiếm 93,05 %, còn lại 5 con không qua khỏi chiếm 6,95 %.Do những con chó đã ở giai đoạn cuối của bệnh hoặc triệu chứng diễn biến quá nhanh, chưa được tiêm phòng đủ nên dẫn đến tử vong Bệnh không có thuốc đặc trị, vì vậy ta chỉ điều trị các triệu chứng mà con chó đang mắc phải trong thời gian bị bệnh Parvo thường khiến chó con bị mất nước do tiêu chảy quá mức và nôn mửa Và những con chó mắc bệnh parvo cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vì virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch Parvo cũng làm giảm số lượng tế bào bạch cầu của chó, làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống miễn dịch và khiến chó dễ bị nhiễm vi khuẩn thứ cấp Đây là mối quan tâm đặc biệt với parvo vì virus có thể làm hỏng một bức tường ruột chó, làm tăng khả năng nhiễm trùng.

4.3.3.Tình hình mắc bệnh và kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ tại phòng khám

4.3.3.1 Tình hình mắc bệnh ghẻ Đây là một bệnh rất hay gặp ở chó gây nên các triệu chứng đau ngứa rát cho vật nuôi và khiến chú nuôi hết sức phiền toái, tuy nhiên việc mắc bệnh phần lớn đa phần do chủ nuôi không chăm sóc kĩ lưỡng , kết quả gây nên bệnh nặng và mới đưa đi điều trị, từ đó em tổng hợp số liệu tại bảng 4.7 sau

Bảng 4.8 Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh ghẻ được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y

Tháng Tổng Số chó mắc

Tỷ lệ Số chó mắc

Tỷ lệ ca bệnh bệnh

Nhìn bảng 4.8 ta thấy số chó mắc bệnh ghẻ được đưa đến Sunny Pet điều trị thì giống chó ngoại chiếm 30,96% trong chó nội chiếm 63,04%, có thể do sự khác biệt về phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý Một phần do chó nội thường được chăn thả tự do, không được vệ sinh thường xuyên, nơi ở không được sạch sẽ khô dáo Phần còn lại do các giống chó ngoại thường rất quý, được quan tâm chăm sóc cẩn thận, thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó thường xuyên và cho ăn thức ăn đầy đủ về lượng và chất do đó tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn chó nội.

4.3.3.2 Kết quả điều trị bệnh Ghẻ tại Sunny Pet

Sau khi chẩn đoán các triệu chứng điển hình của con vật mắc bệnh và xác định được con vật mắc bệnh ghẻ từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh ghẻ Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9 Kết quả điều trị bệnh Ghẻ tại Sunny Pet

Chỉ tiêu Thời Kết quả Đường gian Số chó Số

Phác đồ điều trị dùng dùng chó Tỷ lệ thuốc thuốc điều khỏi (%)

Cạo lông, vệ sinh, sát trùng vết thương, bôi

Nu-Stock Ghẻ Doramectin: 1ml/30kgTT Tiêm bắp 5-7

Dexa: 1ml/20kgTT Tiêm dưới Vitamin C 10%: 0,5 - 1,5 ml da Tắm cho chó bằng Shampoo For Pet hoặc Shampoo Micona Đối với chó bị ghẻ, sau khi Sử dụng Dectomax (zoetis) + Dexa

1cc/30kg TT dưới da 1 mũi/tuần/2 tuần, Cho uống NexGradn 2,7 - 6,9mg/kg

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên ( 2001 ), Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
2. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học gia súc
Tác giả: Trần Cừ, Cù Xuân Dần
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1975
3. Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Tác giả: Cù Xuân Dần, Trần Cừ, Lê Thị Minh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1975
4. Đinh Thế Dũng, Bùi Xuân Phương, Trần Hữu Côi (2011), “Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H ’ Mông cộc đuôi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bướcđầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H’Mông cộc đuôi”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi
Tác giả: Đinh Thế Dũng, Bùi Xuân Phương, Trần Hữu Côi
Năm: 2011
5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2001), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh sản gia súc
Tác giả: Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
6. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Đặng Hữu Anh (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 7. Đỗ Hiệp (1994), Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh truyền nhiễm thú y", NXB Nông nghiệp, Hà Nội7. Đỗ Hiệp (1994), "Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh
Tác giả: Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Thị Ngọc Thúy, Đặng Hữu Anh (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 7. Đỗ Hiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
8. Huỳnh Văn Kháng (2003), Bệnh ngoại khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ngoại khoa gia súc
Tác giả: Huỳnh Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị Ngân
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2016
11. Nguyễn Tài Lương (1982), Sinh lý và bệnh lý hấp thu, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý và bệnh lý hấp thu
Tác giả: Nguyễn Tài Lương
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1982
12. Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh nội khoa
Tác giả: Hồ Văn Nam
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1997
16. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016), Chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2016
18. Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Lương (2018), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ngoài da do Demodex canis gây ra ở chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXV, số 8, Tr.56 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXV, số 8
Tác giả: Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Lương
Năm: 2018
19. Vũ Như Quán (2013), “Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”
Tác giả: Vũ Như Quán
Năm: 2013
20. Phạm Ngọc Quế (2002), Bệnh dại và phòng dại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh dại và phòng dại
Tác giả: Phạm Ngọc Quế
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2002
21. Lê Thị Tài (2006), Một số bệnh mới do virus, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh mới do virus
Tác giả: Lê Thị Tài
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
22. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016), Giáo trình Bệnh của chó, mèo, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhBệnh của chó, mèo
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Nông nghiệp
Năm: 2016
23. Nguyễn Thị Kim Lan (2017), Bệnh truyền lây giữa động vật và người,Nxb Đại học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh truyền lây giữa động vật và người
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Đại học Nông nghiệp
Năm: 2017
10. Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ (1996) Một số bệnh truyền nhiễm ở chó, Tủ sách đại học nông lâm Hồ Chí Minh Khác
17. Nguyễn Văn Dũng(2018). Dịch tễ học phân từ Parvo virus trên chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi cụ thú y thành phố Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, và phòng bệnh cho chó - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, và phòng bệnh cho chó (Trang 34)
Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại Sunny Pet - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc-xin tại Sunny Pet (Trang 35)
Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến khám chữa các bệnh tại Sunny Pet (tháng 12/2021 - tháng 6/2022) - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến khám chữa các bệnh tại Sunny Pet (tháng 12/2021 - tháng 6/2022) (Trang 36)
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy trên chó tại Sunny Pet - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy trên chó tại Sunny Pet (Trang 39)
Bảng 4.6. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh Parvo được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.6. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh Parvo được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y (Trang 40)
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh Parvo tại Sunny Pet - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh Parvo tại Sunny Pet (Trang 42)
Bảng 4.8. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh ghẻ được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.8. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh ghẻ được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y (Trang 44)
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh Nấm được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh Nấm được đưa đến khám chữa bệnh tại Sunny Pet Thú y (Trang 46)
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh Nấm tại Sunny Pet - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh Nấm tại Sunny Pet (Trang 47)
Bảng 4.12. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa tại phòng khám - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.12. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa tại phòng khám (Trang 49)
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó tại phòng khám (Trang 50)
Hình 5:Máy xông Hình 6: Máy hút dịch - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Hình 5 Máy xông Hình 6: Máy hút dịch (Trang 57)
Hình 3:Máy oxi Hình 4:Kính hiển vi - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Hình 3 Máy oxi Hình 4:Kính hiển vi (Trang 57)
Hình 10:Trông truyền Parvo Hình 11: Chó Parvo nôn đi ngoài ra máu - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Hình 10 Trông truyền Parvo Hình 11: Chó Parvo nôn đi ngoài ra máu (Trang 58)
Hình 8: Lấy ven chó Hình 9: Học khâu da - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho chó tại phòng khám thú y sunny pet, thành phố sông công, thái nguyên
Hình 8 Lấy ven chó Hình 9: Học khâu da (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w