ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 25 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trang trại Cù Xuân Thành, Đồng Xuân, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Nội dung thực hiện
- Tình hình chăn nuôi của trại.
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi chuồng kín.
- Xác định tỷ lệ lợn mắc một số bệnh thường gặp ở lợn nuôi thịt.
- Đánh giá kết quả điều trị bệnh.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt
3.4.1.1 Quy trình chuẩn bị chuồng trại
- Dọn sạch cỏ, rác, bao tải thừa.
- Khơi thông rãnh thoát nước.
- Rải vôi bột xung quanh chuồng.
- Vệ sinh thô: Thu gom thức ăn thừa, chất thải rắn, phân, rác,
+ Rửa sạch trần, tường, nền.
- Vệ sinh bằng hóa chất: Phun nước vôi nóng để sát trùng, phun sát trùng apa sentol.
- Vệ sinh quạt hút và dàn làm mát.
- Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị: Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, bóng đèn úm.
- Phun sát trùng tổng chuồng.
- Chuẩn bị lồng úm, bạt che, tấm gỗ lót sàn, dây điện, bóng úm.
- Chuẩn bị máng ăn cho lợn con.
3.4.1.2 Quy trình nhập lợn con
* Chuẩn bị xe đẩy lợn:
- Xe đẩy lợn phải được quét dọn sạch, chắc chắn cẩn thận.
- Sát trùng trước khi đưa lợn vào xe 1h.
- Không phun trực tiếp thuốc sát trùng lên lợn.
- Kiểm tra phiếu cân, phiếu xuất lợn.
- Kiểm tra các thông tin tuần tuổi, lịch vắc xin….
* Chuyển lợn xuống chuồng nuôi:
- Lùa nhẹ nhàng theo lô, không dồn ồ ạt.
- Bắt 10 con/1 xe để không ngạt.
* Kiểm tra sức khỏe phân loại lợn con:
- Kiểm tra sức khỏe cá thể và tổng thể.
- Ghi chép và đánh dấu những con có vấn đề: Tiêu chảy, khớp, viêm rốn…
- Phân loại cho vào ô riêng.
* Sắp xếp lợn vào chuồng:
- Lọc lợn theo khối lượng rồi đưa vào các ô theo nguyên tắc lợn to khỏe lùa vào ô đầu dàn mát.
- Sử dụng 2/3 tổng số ô ở giữa chuồng.
* Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ:
- Sau khi lợn con vào chuồng ổn định kiểm tra nhiệt độ trong chuồng.
- Điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ gió cho phù hợp với độ tuổi lợn con.
* Bổ sung vitamin, điện giải:
- Pha vitamin, điện giải đổ vào máng ăn bổ sung cho lợn uống.
- Ngày đầu tiên cứ mỗi 2 tiếng cho uống 1 lần.
- Huấn luyện cho lợn con biết vị trí máng ăn, núm uống.
- Huấn luyện lợn con biết ỉa đái đúng chỗ.
3.4.1.3 Quy trình úm lợn con
- Quá trình úm lợn con được tính từ khi nhập lợn con về trại ở độ tuổi 21 –
25 ngày tuổi, khối lượng trung bình từ 5,6kg trở lên.
- Đảm bảo đầy đủ lồng úm, bóng điện úm, bạt che và phản gỗ đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra hàng ngày dây điện úm, bóng, đui đèn, giắc cắm luôn đảm bảo an toàn tránh đứt, hở gây chập cháy, nguy hiểm cho lợn và người.
- Luôn kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để điều chỉnh quạt, bóng điện úm cho phù hợp với bảng tiêu chuẩn nhiệt độ và tốc độ gió.
- Nước máng đằm sử dụng hợp lý tránh để quá nhiều gây ẩm ướt nền chuồng.
- Lợn sẽ được úm trong vòng 4 tuần đầu khi xuống chuồng.
- Phản gỗ lót sàn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Kết thúc quá trình úm tất cả các dụng cụ như: Lồng úm, phản gỗ, bạt úm, dây thép buộc phải được thu gom và rửa sạch Dây điện và bóng điện úm được vệ sinh sát trùng sạch trả về kho.
3.4.1.4 Quy trình thức ăn
Trại sử dụng các loại thức ăn của công ty GREENFEED với mỗi giai đoạn tuổi khác nhau được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1 Bảng quy trình thức ăn tại trại
Mã thức ăn Khối lượng lợn Tuần nuôi Ngày tuổi
9014 - Plus Lợn tập ăn – 8kg 4- 6 28–42
F104 30kg - xuất bán 16 - xuất 112- xuất
- Máng ăn: Luôn sạch sẽ, không bị hư hỏng, thức ăn xuống đều.
- Đối với giai đoạn úm phải có máng ăn bổ sung (máng inox).
- Thức ăn chỉ được phép tăng dần theo ngày tuổi.
- Thức ăn trong máng luôn có không được để hết, thiếu.
- Máng ăn bổ sung phải được rửa sạch, để khô sau mỗi lần cho ăn.
- Lượng thức ăn trong máng rơi xuống khay phải thường xuyên được kiểm tra tốc độ và lượng thức ăn rơi xuống khay hợp lý theo độ tuổi của lợn.
- Máng không được để tắc, kẹt, hoặc rơi quá nhiều ra ngoài nền chuồng gây lãng phí Chú ý chốt hãm định mức thức ăn luôn được điều chỉnh cho tốc độ rơi hợp lý, luôn được kiểm tra và siết chặt lại.
- Thức ăn phải luôn mới không được ẩm mốc.
- Lượng thức ăn trong giai đoạn úm lợn còn nhỏ, nên cần chú ý lượng cho vào máng ít một Bổ sung thức ăn nhiều lần trong ngày vào máng chính và máng phụ.
Thành phần giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn trang trại sử dụng được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
Chỉ tiêu Loại thức ăn
(Kcal/kg) min Độ ẩm (%) max 14 14 14 14
Protein thô cao nhất ở thức ăn 9014-Plus và GF02 là (20,0%) vì nhu cầu protein của lợn con từ 4 - 11 tuần tuổi lớn Muốn phát triển chiều dài và chiều cao thân thì phải cho khẩu phần có nhiều chất dinh dưỡng protein, vitamin và khoáng chất Thời gian này lợn tập trung phát triển khung xương, hệ thần kinh, hệ cơ nếu thiếu chất dinh dưỡng lợn trở nên còi cọc, chậm lớn nhưng thừa chất dinh dưỡng lợn dễ bị mắc bệnh về vấn đề viêm khớp.
3.4.1.5 Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin
Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn nuôi thịt Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, lở mồm long móng
Theo dõi và kiểm tra sức khỏe đàn trước khi đến lịch tiêm vắc xin 1 tuần: Lượng thức ăn thu nhận thực tế hàng ngày, biểu hiện lâm sàng.
Kiểm tra lịch tiêm phòng dự kiến, sau đó lập kế hoạch cho ngày tiêm về số lượng, nhân lực
Bảo quản vắc xin khi xuất vắc xin cần tuân thủ đúng quy định về bảo quản vắc xin, ghi chép lại đầy đủ thông tin về: Tên vắc xin, số lượng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chuồng tiêm vào sổ theo dõi của tủ vắc xin.
Thời gian tiêm: Mùa hè tiêm ở thời điểm mát mẻ vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều trong ngày Mùa đông tiêm ở thời điểm ấm vào khoảng 10h trưa hoặc đầu giờ chiều.
Tách lọc, đánh dấu và ghi chép những con lợn yếu để tiêm bổ sung sau khi sức khỏe hồi phục.
Trước khi tiêm vắc xin 2 tiếng phải khóa máng ăn tránh tình trạng để lợn ăn no khi tiêm Tiêm xong phải mở máng thức ăn cho lợn ăn trở lại ngay.
Vắc xin bỏ ra khỏi tủ bảo quản mang đến đơn vị chuồng nuôi để tiêm tối đa thời gian là 30 phút.
Thời gian tối đa của vắc xin từ khi bỏ trong tủ bảo quản ra đến khi tiêm xong là 2 tiếng.
Trước khi tiêm phải kiểm tra lại nhiệt độ tủ bảo quản chắc chắn vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ chuẩn từ 2 – 8˚C.
Sau khi tiêm vắc xin xong phải phun sát trùng tổng thể trong và ngoài chuồng nuôi vì đối với 1 số loại vắc xin sống khi tiêm bị rơi vãi ra bên ngoài chuồng nuôi sẽ tăng cường độc lực gây bùng phát bệnh nghiêm trọng.
Sau khi tiêm xong phải chỉ định rõ ràng người phụ trách việc xử lý dụng cụ tiêm và vỏ lọ vắc xin: Xylanh và kim tiêm bắt buộc phải được luộc chín Vỏ lọ vắc xin phải được dùng nước sát trùng bơm vào bên trong trước khi trả lại kho để vỏ chai.
Tiêm vắc xin theo đúng lịch Nếu trong trường hợp tiêm sai lịch Trưởng trại phải có bảng giải trình chi tiết lý do Thời gian tiêm thực tế so với lịch dự kiến không được cách nhau quá 3 ngày.
Muốn tiêm phòng tốt và hiệu quả thì phải phụ thuộc con lợn có khỏe mạnh hay không, khả năng miễn dịch tốt nhất của lợn tốt nhất khi không mắc bệnh truyền nhiễm nào.
Bảng 3.3 Lịch tiêm phòng vắc xin
Loại vắc xin Liều lượng và
1ml/con, tiêm bắp Dịch tả lợn (lần 1) (dịch tả lợn 1)
1ml/con, tiêm bắp Lở mồm long móng
1ml/con, tiêm bắp Dịch tả lợn (lần 2) (dịch tả lợn 2)
1ml/con, tiêm bắp Lở mồm long móng
3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá đàn lợn thịt được nuôi ở trang trại.
- Kết quả của quá trình chăm sóc và chăn nuôi đàn lợn thịt.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thịt.
3.4.3 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi
Trong thời gian thực tập tại trại muốn nắm bắt được tình hình chăn nuôi thì phải thu thập thông tin của trại thông qua việc thăm dò ý kiến của chủ trại, quản lý, công nhân và sổ sách của trại, kết hợp với kết quả thực tế.
3.4.4 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt
- Thống kê số lượng lợn của trại để nắm bắt và kiểm soát được theo tiêu chí đề ra.
- Thực hiện vào quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt của trang trại theo quy trình chăn nuôi của công ty GREENFEED đề ra.
- Thu thập số liệu các ca mắc bệnh để tính tỷ lệ lợn mắc các bệnh.
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Khối lượng tăng trọng trong một giai đoạn (kg/con/giai đoạn): Cân khối lượng lợn tại các thời điểm: 3; 7; 11; 15; 20; 24 tuần tuổi.
- Khối lượng tăng trọng = V2 – V1 (kg/con/giai đoạn)
V 1 : Khối lượng lợn tại thời điểm t 1 (kg)
V 2 : Khối lượng lợn tại thời điểm t 2 (kg) t 1 , t 2 : Thời điểm cân lần trước và lần sau.
- Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày): Thức ăn được đưa vào máng và cho ăn tự do vào một giờ nhất định vào buổi sáng và buổi chiều Cân lượng thức ăn thừa lúc 17 giờ chiều.
Lượng thức ăn thu nhận Thức ăn cho vào – thức ăn thừa số lợn theo dõi
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: số lợn mắc bệnh
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 số lợn theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh: số lợn khỏi bệnh
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = x 100 số lợn điều trị -Tỷ lệ nuôi sống: số lợn chết
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 số lợn theo dõi