1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori nhật bản

72 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Cho Chó Tại Phòng Khám Thú Y Của Công Ty Cổ Phần Marukkan, Tottori - Nhật Bản
Tác giả Hà Thị Quỳnh Châu
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Hồng Duyên
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú Y
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 3,23 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1. Đặt vấn đề (12)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu (13)
      • 1.2.2. Yêu cầu (13)
  • PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập (14)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (14)
      • 2.1.2. Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức, chức năng và cơ sở vật chất của phòng khám thú y Marukan (15)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu tại phòng khám Marukan Nhật Bản (17)
      • 2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó (17)
      • 2.2.2. Đặc điểm sinh lý (23)
    • 2.3. Các bệnh về đường tiêu hóa (27)
      • 2.3.1. Bệnh viêm dạ dày (27)
      • 2.3.2. Bệnh parvovirut (28)
      • 2.3.3. Hiện tượng dị vật trong đường tiêu hóa (30)
      • 2.3.4. Bệnh vi khuẩn E.Coli (31)
      • 2.3.5. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó, mèo (32)
    • 2.4. Bệnh tiết niệu và hệ sinh dục (33)
      • 2.4.1. Bệnh viêm tử cung cấp tính (33)
      • 2.4.2. Đẻ khó (34)
      • 2.4.3. Viêm bàng quang (35)
    • 2.5. Bệnh hệ hô hấp (35)
      • 2.5.1. Viêm phế quản phối (35)
      • 2.5.2. Bệnh viêm mũi (36)
    • 2.6. Bệnh về hệ thần kinh, vận động (37)
      • 2.6.1. Bệnh viên giây thần kinh (37)
      • 2.6.2. Chứng bại liệt (37)
      • 2.6.3. Bệnh viêm cột sống (37)
      • 2.6.4. Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa (38)
    • 2.7. Bệnh ký sinh trùng (38)
      • 2.7.1. Bệnh giun đũa (38)
      • 2.7.2. Bệnh ghẻ (39)
    • 2.8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (40)
      • 2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (40)
      • 2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước (41)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 71 3.1. Đối tượng (43)
    • 3.2. Địa điểm vào thời gian tiến hành (43)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (43)
    • 3.4. Chỉ tiêu, phương pháp (43)
      • 3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi (43)
      • 3.4.2. Thu thập và theo dõi thông tin (43)
      • 3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh (44)
      • 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu (46)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (47)
    • 4.1. Thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh tại phòng khám thú y Marukan (47)
    • 4.2. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan (48)
    • 4.3. Tình hình chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám thú y Marukan . 77 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan (49)
    • 4.6. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Marukan (57)
    • 4.7. Kết quả điều trị bệnh ở chó tại phòng khám Marukan (59)
      • 4.7.1. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da ở chó tại phòng khám thú y Marukan (59)
      • 4.7.3. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám thú y Marukan (63)
  • Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (64)
    • 5.1. Kết luận (64)
    • 5.2. Đề nghị (64)
  • Tài liệu tham khảo........................................................................................... 88 (66)
    • 1. Tài liệu tiếng Việt (66)
    • 2. Tài liệu nước ngoài..................................................................................... 90 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (68)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở thực tập

Tỉnh Tottori Nhật Bản có hệ thống giao thông thuận tiện đa dạng, thuận tiện cho việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa Tỉnh Tottori có sân bay, đồi cát TOTTORI conan (Tottori Sand Dunes Conan) Sân bay này có 1 đường băng dài 2000m bề mặt nhựa đường Với vị trí giáp biển, Tottori có đường biển khá thuận lợi, tuy nhiên, đường biển chỉ được sử dụng chính để chuyên chở hàng hóa Giao thông trong tỉnh việc di chuyển giữa Tottori và các tỉnh lân cận chủ yếu là tàu điện ngầm Với thế giao thông thuận tiện thích hợp cho việc sản suất và buôn bán hàng hóa.

Tỉnh Tottori, Nhật Bản thuộc khu vực phía Nam của nước Nhật, nằm ở vùng Chubu, trên đảo Honshu Nơi đây nổi tiếng với những cồn cát trải dài, những khu tắm suối nước nóng (Onsen) đẹp nhất cùng với các món ẩm thực địa phương rất độc đáo.

Phía Bắc hoàn toàn giáp biển.

Phía Đông giáp với tỉnh Hyogo

Phía Nam giáp Okayama và một phần nhỏ của

Hiroshima, Phía Tây giáp Shimane

Dân số: khoảng 573 nghìn dân

Thành phố ở tỉnh Tottori (4 thành phố): Kurayoshi, Sakaiminato, Tottori, Yonago

Thủ phủ: Thành phố Tottori.

Tỉnh Tottori có khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình khoảng 18 độc. Đặc trưng của khí hậu tỉnh Tottori là mưa nhiều với lượng mưa trong năm cao và trải đều trong các tháng.

2.1.2 Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức, chức năng và cơ sở vật chất của phòng khám thú y Marukan

Phòng khám thú ý Marukan là phòng khám thuộc công ty cổ phần Marukan Với vị trí địa lý đắc địa nằm ngay trung tâm thành phố Tottori nơi tập trung nhiều dân cư nhất với địa chỉ là: 2 - 309 Higashi - Koyamacho, thành phố Tottori, tỉnh Tottori.

Với kinh nghiệm 16 năm phát triển, cùng với đội ngũ bác sỹ có chuyên môn tay nghề cao đã chữa trị thành công những ca bệnh khó, tại phòng khám.

Tháng 9 năm 2006: Khai trương trung tâm phân phối tại

Tháng 10 năm 2006: Thành lập trụ sở kinh doanh tại thành phố

Tháng 2 năm 2007: Sát nhập với NISSO CO., LTD

Tháng 3 năm 2008 : Biến Sunrise Co.,Ltp Thành công ty con

Tháng 5 năm 2009: Chuyển trụ sở phòng khám thú y và văn phòng bán hàng Kanto đến Omiya-kun, Saitama-ken ( tăng vốn lên 70 triệu yên )

Tháng 4 năm 2010: Khai trương văn phòng kinh doanh tại Hiroshima Tháng 5 năm 2011: Khai trương phòng khám mới

Tháng 11 năm 2012: Nhận giải Grand Prix Good Company lần thứ 46 Tháng 2 năm 2013: Chuyển trụ sở đến Yodogawa-kun, Osaka

Tháng 2 năm 2014: Sát nhập với Ikko sangyo Co., ltd.

Chức năng và nhiệm vụ

Nơi khám chữa bệnh cho chó

Cung cấp các dịch vụ spa, cắt tỉa lông

Cung cấp dịch vụ home stay

Cơ cấu tổ chức của phòng khám

Phòng khám thú y Marukan được điều hành trực tiếp bởi giám đốc công ty Kohama Với nhân viên làm trực tiếp tại phòng khám là 10 người trong đó có: 3 bác sĩ trực tiếp thực hiện khám chữa bệnh, 1 lễ tân , 1 nhân viên chăm sóc khác hàng 3 nhân viên spa, và 2 thực tập sinh.

Công việc làm chia làm 2 ca :

Cơ sơ vật chất của phòng khám

Phòng khám có tổng diễn tích 200m 2 trong đó có 2 tầng :

Khu trưng bày sản phẩm

Phòng học, phòng kho vật tư

Phòng chuẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ Tầng 2 có:

Phòng trực của bác sỹ

Phòng khám và điều trị

Phòng cách ly các vật nuôi bị truyền nhiễm Phòng cho vật nuôi nội trú.

Phòng khám được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán một cách chính xác nhất đưa ra phác đồ điều trị một cách hiệu quả hợp lý nhất Tại phòng khám có một số máy móc phục vụ khám chữa bệnh như là:

Máy chụp siêu âm Kính hiển vi

Ngoài ra phòng khám thú y còn thực hiện một số dịch vụ cắt móng, combo tắm, cắt móng, vệ sinh tai, khám sức khỏe định kì, triệt sản Vào ngày 16 tháng

2 hàng năm phòng khám thường tổ chức chiến dịch “mèo Sakura” (Triệt sản cho những con mèo hoang)

Tổng quan nghiên cứu tại phòng khám Marukan Nhật Bản

2.2.1 Hiểu biết chung về loài chó

 Một số giống chó bản địa Nhật Bản Giống chó Shiba:

Ngoại hình: Có thân hình bé nhỏ nhưng vô cùng nhanh nhẹn, cơ bắp săn chắc, có khung xương không lớn, độ dẻo dai cao Lông có hai lớp, lớp lông ngoài dày cứng thẳng và óng mượt, lớp lông trong mềm và ngắn Lông có chiều dài 4 - 5cm, phần đuôi xù bông. Đặc điểm tính cách:

Shiba mang tính cách độc lập cao và đôi khi hung hăng với những loài động vật khác Không nên nuôi Shiba với nhiều giống chó khác trong một gia đình hoặc sống chung với trẻ nhỏ vì tính hung hăng có thể gây ra tổn thương cho trẻ nhỏ.

Shiba có tính cách hung hăng nhưng tuyệt đối trung thành với chủ

Các giống Shiba rất kỹ tính Chúng luôn muốn giữ mình sạch sẽ mọi lúc và thói có quen liếm lông lòng chân giống như mèo Chúng có cách di chuyển riêng nhằm hạn chế làm bẩn bộ lông xinh xắn của mình.

Ngoại hình: Bộ lông có độ dày 2 lớp, mềm mượt giúp chó Akita có khả năng chịu rét và sức nặng rất tốt Chúng có thể sống được ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt nhờ vào bộ lông này Màu lông chó Akita cũng rất đa dạng, có thể từ trắng đến đỏ hay vằn vện,…

Thân hình to lớn, khuôn mặt hình tam giác và rất hiền lành Đầu to vừa phải, đôi mắt đen Trán của Akita phẳng và đặc biệt là có rãnh ở chính giữa trán để chia mặt thành hai nửa bằng nhau.

Mõm Akita nhỏ và ngắn, răng sắc nhọn và cơ hàm cực khỏe Môi của chúng màu đen, lưỡi màu hồng và đuôi luôn ở trạng thái cuộn tròn, vểnh cao lên. Tai có Akita tròn nhỏ, giúp chúng trông hiền lành hơn.Đặc điểm tính cách: Độc lập, mạnh mẽ.

Tính chiếm hữu cao, ương ngạnh.

Cực kỳ trung thành, yêu thương và nghe lời chủ.

Hung dữ với người lạ, có khi còn cắn người mà chúng cho là nguy hiểm. Rất ít khi sủa, thường im lìm nhưng tiếng kêu rất hay Thích được yêu thương và chăm sóc chu đáo.

Ngoại hình: Chó Hokkaido có kích cỡ vừa, thân hình chắc khoẻ, cơ bắp. Dáng đi nhanh nhẹn, khoẻ mạnh Tai chó dựng cao, cặp mắt nhỏ, màu nâu đen và hàm răng sắc bén Một vài chú chó còn có đốm đen ở lưỡi Chó Hokkaido có hai lớp lông ngắn Lông chó có thể đa dạng màu sắc như màu vàng, màu vện, xám đậm, đỏ, nâu hoặc trắng Chiều cao từ 46 cm - 56 cm, Cân nặng từ

20 kg - 30 kg. Đặc điểm tính cách:

Thông minh, can đảm, có bản năng định hướng tốt.

Chó Hokkaido giống chó giúp việc rất tốt trong các trang trại.

Vùng Hokkaido vốn là khu vực có diện tích nông trại lớn nhất Nhật Bản Giống chó này có quê hương từ đó, chúng có thể đảm nhận nhiệm vụ canh phòng, làm chó săn, kéo xe, đồng thời là một chú chó ngoan ngoãn và vô cùng trung thành.

Chúng có thể tự tìm đường về với chủ cho dù đang ở một khoảng cách xa xôi hàng dặm.

Hokkaido tình cảm với gia đình mình, rất nhường nhịn những đứa trẻ Giống chó Kaiken:

Ngoại hình: Thân cao khoảng 50 cm, thuộc dòng chó cỡ trung Với màu lông đen tuyền cùng với những vết vằn vện trên thân khiến chúng được biết đến với một cái tên khác là chó hổ Ngoài ra Kaiken sở hữu một bộ lông với những hoa văn vằn vện khá đẹp mắt. Đặc điểm tính cách: Kaiken rất tinh anh, dai sức và dũng mãnh Giống chó này trung thành với chủ và chỉ với chủ của nó mà thôi Đồng thời, chó Kaiken còn nổi tiếng thông minh bậc nhất trong các giống chó Nhật.

Ngoại hình: Chó Shikoku không phải là những con chó cao lớn, vì chiều cao tối đa của chúng chỉ đạt 52,5 cm Trọng lượng trung bình từ 17,5 đến 25kg. Đặc điểm tính cách: Về tính cách chó Shikoku khá ổn định Giống chó này vốn dĩ rất thận trọng, điều này giải thích tại sao chó Shikoku của bạn có thể nghi ngờ người lạ Nó cũng rất dũng cảm, đặc biệt là khi chạm trán với những con chó khác Bất kể con chó khác có lớn đến đâu, chúng sẽ giữ vững lập trường của mình Điều này đặc biệt đúng trên lãnh thổ của chúng hoặc nếu chủ nhân của con chó ở gần đó.

Ngoại hình: Tương đối giống những con chó sói Nhật Bản Những con Kawakami đực trưởng thành thường có kích thước nhỉnh hơn so với những con cái.

Giống chó này có một cái đầu to và trán hơi tròn Trên trán của chúng có một cái rãnh chia đôi đầu chúng thành hai phần bằng nhau Tai nhỏ, hình tam giác và luôn trong tư thế dựng đứng trên đỉnh đầu Đôi mắt tròn, có màu nâu đen Mõm nhỏ bên trên là mũi to giúp dễ đánh hơi trong không khí Hàm răng rắn chắc với những chiếc răng sắc bén.

Cổ của chúng không quá dài Phần cổ và ngực có một mảng lông to gọi là bờm Thân dài hơn so với chiều cao Ngực thấp xuống tạo nên một đường cong nơi thân bụng Đuôi không quá dài, được bao phủ bởi lớp lông dày và uốn cong lên Hai chân trước thấp hơn hai chân sau Chân của chúng vô cùng săn chắc giúp chúng có thể di chuyển dễ dàng và có tốc độ vượt trội Lông của chúng ở cổ, bụng, đuôi và mông thường dài hơn những bộ phận khác trên cơ thể Lông của chúng được cấu thành từ hai lớp Bên trong là lớp lông tơ mềm mịn và ngắn Lớp bên ngoài dài hơi thô ráp Với lớp lông này giúp chúng dễ dàng sống trong thời tiết lạnh giá của Nhật Bản Lông của giống chó này thường có màu hạt tiêu kết hợp với nâu trắng hoặc nâu vàng. Đặc điểm tính cách: Tuy là hậu duệ của chó sói nhưng giống chó này cũng rất đáng yêu và hiền lành Chúng chỉ đề phòng và hung dữ đối với người lạ và cho chúng cảm giác không an toàn Chúng rất can đảm và trong những cuộc chiến săn bắn chúng hầu như luôn dành chiến thắng.

Như những giống chó khác, những con chó Kawakami này rất trung thành với chủ nhân của chúng Chúng có thể hi sinh thân mình để bảo vệ sự an toàn cho chủ nhân Chúng tò mò và rất hiếu động.

 Một số giống chó ngoại nhập

Giống chó Chihuahua: Chihuahua (Chiwawa) là giống chó nhỏ đến từ bang Chihuahua của đất nước Mexico và được xem là một trong những chú chó lâu đời nhất ở châu Mỹ nhưng lại được biết đến nhờ người Trung Quốc khi họ đem đến Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 Từ đó, giống chó này bắt đầu được biết đến rộng rãi và được mọi người săn lùng.

Các bệnh về đường tiêu hóa

Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], Viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột cấp tính hay mãn tính Viêm ruột thường sẽ sảy ra ở ruột non nhưng vẫn có thể lây lan sang ruột già và cả dạ dày.

Bệnh viêm dạ dày cấp tính ở chó xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt Có 3 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính ở chó:

- Do giun móc: giun móc ở chó có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu Tạo ra các tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương khiến chó bị viêm đường ruột.

- Do virus: Virus Parvo, Virus Care, xâm nhập vào đường tiêu hóa.

- Do vi khuẩn: ăn, uống phải thức ăn chứa vi khuẩn Ví dụ như vi khuẩn thương hàn (Salmonella), yếm khí (Clostridium), E.Coli… Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa khiến chó bị viêm dạ dày và ruột cấp.

- Tiêu chảy đi đôi với ói mửa khi có sự viêm xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non Đau đớn khi đi ỉa thì vùng viêm đã lan tới ruột già và trực tràng.

- Đi ngoài ra phân lỏng, kèm theo đó là mùi hôi tanh khó chịu Nếu xuất huyết ở ruột non, dạ dày thì phân sẽ có màu đen, nâu, hoặc xanh đậm Nếu xuất huyết tại ruột già thì phân sẽ có màu đỏ tươi, hồng phấn.

- Hiện tượng do nhiễm trùng có triệu chứng là sốt.

- Khi chó bị đau bụng sẽ nằm sấp, chống khuỷu 2 chân trước xuống, nhổm cao phần bụng sau, bồn chồn khó chịu.

- Khi bụng bị đầy hơi sẽ có thể nghe được tiếng sôi của bụng do nhu động ruột tăng. Điều trị:

Nguyên tắc điều trị là điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và kết hợp trợ sức, trợ lực cho cơ thể.

Không ngăn cản chó nôn, ngăn nôn có thể gây ra hại cho dạ dày bị trướng, chó nôn ra có thể giảm áp lực cho dạ dày Đồng thời đẩy chất có độc ra ngoài. Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: amoxicillin, gentamicin …

Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với truyền tĩnh mạch Vitamin C.

Sử dụng thuốc chống nôn, hạ sốt và tiêm thuốc bổ trợ.

Bệnh Parvovirus (Parvo) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus (CPV) gây nên Parvovirus rất hay xảy ra, lây lan nhanh và gây tử vong cao với chó non dưới một năm tuổi Đặc biệt chó chưa được tiêm phòng bệnh bằng vaccine, có hệ miễn dịch yếu Bên cạnh đó, chó trưởng thành cũng vẫn có thể mắc bệnh này Can thiệp sớm vẫn có thể điều trị được Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trên 80% chó chết vì bệnh Parvovirus.

Virus thuộc Parvoviridae, nhóm Parvovirus và thuộc Type II, Chúng xâm nhập và tấn công vào mạch bạch huyết vùng hầu rồi nhân lên và phát triển khắp cơ thể.

- Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [6], Bệnh tiêu chảy do parvo virus rất phong phú tuy nên nhiều khả năng phân thành 3 dạng :

+ Dạng đường ruột: dạng này hay gặp, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.

+ Dạng tim: Thường phát hiện ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.

+ Dạng kết hợp tim - ruột: Gặp ở chó 6 - 16 tuần tuổi, sau 24 giờ tính từ khi có triệu chứng đầu tiên con vật chết rất nhanh do tiêu chảy đã bị nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi

- Trong vòng 3 - 10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh Chó có biểu hiện: mệt mỏi, biếng ăn, nôn, sốt.

- Chó bị kiệt sức và lịm dần đi khi thân nhiệt bị giảm

- Ban đầu đi phân lỏng, loãng, có mùi thối tiếp theo đó đi ra máu, hoặc phân có màu đỏ hoặc màu hồng

- Chó bỏ ăn, bị sút cân nhanh chóng sau đó suy kiệt mà chết. Điều trị:

Hiện nay không có thuốc đặc trị Tuy nhiên theo Y Nhã (1998) [14]. Chúng ta có thể sử dụng phác đồ điều trị để can thiệp để làm giảm các triệu chứng của bệnh Tuy nhiên để làm được điều đó thì yếu tố thời gian là quan trọng nhất.

Theo Siddiqur Rahman M.D (2017), để điều trị bệnh Parvo virus thể cho chó cần điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ.

- Khi chăm sóc không cho ăn các đồ như có mỡ, tanh Giữ vệ sinh và chăm sóc tốt.

- Điều trị theo nguyên nhân: Có thể sử dụng một số kháng sinh để điều trị như: amoxicillin, gentamicin …

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C Sử dụng thuốc chống nôn, atropin, primeran Thuốc hạ sốt, paracetamol, tiêm trợ sức.

- Liệu trình điều trị sẽ thường kéo dài 7 - 10 ngày.

Nguyễn Bá Hiên và cs (2010) [5] nên tiêm phòng vaccine cho chó để phòng bệnh parvo.

2.3.3 Hiện tượng dị vật trong đường tiêu hóa

Theo Vũ Như Quán và Chu Đức Thắng cs (2010) [17], các ngoại vật như kim, lưỡi câu, xương bị vướng chỗ giữa cửa vào lồng ngực và phần đáy của tim hoặc phần đáy của tim với cơ hoành Chó gặp phổ biến hơn mèo.

Triệu chứng chủ yếu: Vật nuôi sẽ khạc thường xuyên hơn, tiết nước bọt nhiều hơn, kèm theo các biểu hiện như nôn ọe, không ăn được hoặc ăn xong sẽ nôn ra ngay.

Có xu hướng rướn cổ ra trước.

Chẩn đoán: Trước tiên dùng tay sờ nắn để tìm ngoại vật Muốn chính xã nhất bằng cách chụp X - quang.

+ Có thể dùng kẹp nhíp gắp ra trong trường hợp ngoại vật ở phần trên của thực quản tương đối là đơn giản.

+ Tuy nhiên nếu ngoại vật ở quá sâu thì phải can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa mổ lấy ngoại vật ra ngoài.

Dị vật trong dạ dày

Bệnh tiết niệu và hệ sinh dục

2.4.1 Bệnh viêm tử cung cấp tính

Bệnh thường xảy ra sau các ca đẻ khó, đẻ bình thường cũng có thể mắc Bệnh này có thể gọi là chứng nhiễm trùng tử cung cấp tính.

- Sảy ra sau các ca đẻ khó, say thai, thai chết lưu trong bụng mẹ

- Làm xước niêm mạc tử cung khi lấy thai chết lưu dẫn đến nhiễm trùng

- Do thụ tinh nhân tạo quá nhiều

- Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Escherichia coli là phổ biến nhất, có thể còn thấy Streptococcus spp, Staphylococcus spp.

- Sốt, suy nhược cơ thể, biếng ăn

- Âm đạo tiết dịch bất thường

- Dịch tiết ra có lẫn mủ có mùi hôi tanh khó chịu. Điều trị

Có thể dùng nước muối để thụt rửa.

Có thể dùng một số kháng sinh như: amoxcicillin, gentamicin,…

Có thể sử dụng thêm một số loại thuốc trợ sức như Vitamin B1, B6, B12 Trong trường hợp bệnh chuyển biến xấu thì có thể can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung.

Theo Tô Du, Xuân Giao (2006) [4], đẻ khó là vấn đề khá phổ biến với chó, đặc biệt là những giống chó nhỏ nuôi để làm cảnh Vì vậy, ta phải nhận định và can thiệp kịp thời.

- Do xương chậu hẹp, khiếm khuyết tử cung

- Thai chết hoặc thai quá lớn

- Tư thế thai bất thường.

Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [7], gia súc có thân nhiệt hạ, sau 24 giờ mà chưa thấy đẻ. Để ý thời gian từ khoảng 1 đến 2 giờ thành bụng co thắt rất mạnh mà thai không ra.

Khi đã đẻ được 1 con đầu tiên mà con tiếp theo 1 đến 2 giờ sau đó không thấy ra tiếp.

Mang thai quá lâu (> 60 ngày) mà chưa thấy hiện tượng đẻ. Điều trị:

Tiêm thuốc kích đẻ Oxytocin, sau 30 phút mà chưa thấy đẻ được thì tiêm thêm một mũi nữa Đợi không có biển hiện gì bắt đầu tiến hành mổ đẻ và lấy thai ra ngoài.

Phần lớn do vi khuẩn xâm nhập từ máu hay bạch huyết gây ra nhiễm trùng bàng quang Và là một dạng tổn thương cơ học thứ phát, bàng quang căng chủ yếu là do các vi khuẩn gram âm như: Pseudomonas proteusmira.

Bí tiểu, đi tiểu khó khăn, sốt, biếng ăn Nước tiểu lẫn máu hoặc có màu sẫm Bàng quang căng cứng, thấy rõ được từ bên ngoài. Điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh: Amoxicillin.

Thông ống tiểu cho con vật

Nếu quá nặng có thể can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật thông tiểu (từ ngoài vào, từ trong ra) cho con vật.

Sử dụng như B complex ADE, vitamin B1, B6, B12 để tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật.

Bệnh hệ hô hấp

- Con vật nhiễm một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica.

- Nhiễm một số vi khuẩn như Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella,

- Thường kế phát của từ số bệnh như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.

- Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói, bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.

- Do khi ăn hoặc nước uống bị sặc xuống đường hô hấp.

- Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài.

- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục.

- Có thể kèm theo sốt 39,5 - 40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn.

- Hiện nay không có thuốc đặc trị Nhưng có thể dùng phác đồ điều trị các triệu chứng của bệnh Phát hiện sớm có thể giúp việc điều trị thu được kết quả tốt hơn. Điều trị:

- Phải để con vật được nằm chỗ kín gió và ấm áp nên tránh vận động mạnh.

- Nguyễn Văn Thanh và cs (2009) [20] cho biết có thể dùng thuốc kháng sinh: amoxicillin.

- Ho, khó thở tiêm thêm Bromhexine.

- Sử dụng như B complex, vitamin B1, B6, B12 để tăng cường trợ sức trợ lực cho con vật

- 7 - 10 ngày 1 liệu trình điều trị.

- Do biến đổi niêm mạc mũi.

- Bệnh chủ yếu gây ra quá trình rối loạn hô hấp, giảm thiểu oxy máu, gây ảnh hưởng tới biểu hiện từ đầu đến chân.

- Bệnh rất đa dạng và phong phú tuy nhiên thường do kế phát bệnh viêm tuyến hô hấp trên.

- Các loại vi khuẩn thường có: Mycobacterium tuberculosis, Pasteurella,

- Do nấm: Aspergillus, hoặc do ký sinh trùng thâm nhập vào phế quản.

- Do ngoại vật di chuyển vào: cát , bụi

Triệu chứng: Chó lừ đừ, bỏ ăn, ho ngắn và sâu Có thể ngột ngạt, thở nhanh và nông, thở thể bụng, đặc biệt là lúc vận động, di chuyển Mũi chảy dịch trắng hoặc xanh Sốt cao. Điều trị:

- Để con vật nằm chỗ ấm áp, kín gió, tránh vận động mạnh.

- Ho, khó thở tiêm thêm bromhexine.

- Tăng cường trợ sức trợ lực: truyền dịch và tiêm thuốc bổ như vitamin C,

Bệnh về hệ thần kinh, vận động

2.6.1 Bệnh viên giây thần kinh

Do nhiều nguyên nhân gây ra, với các triệu chứng điển hình như: đi lại khó khăn, lười vận động, có phản ứng đau, sốt, mệt mọi, ủ rũ. Điều trị: Tiêm diclofenac, dexamethasol

Bệnh bại liệt ở chó xảy ra khi khả năng điều phối các chuyển động của hệ thần kinh trung ương bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn Bệnh này có thể là vĩnh viễn hoặc có thể chữa khỏi, tùy thuộc vào cách các đường truyền dẫn thần kinh bị thương tổn, nếu bệnh là bẩm sinh thì cơ hội chữa khỏi rất thấp. Điều trị: Tập vật lý trị liệu, kết hợp châm cứu và uống thuốc.

Nguyên nhân: Thông thường là do chấn thương, bị nhiễm khuẩn, môi trường nuôi dưỡng không hợp lý. Điều trị: Điều trị có tỷ lệ thành công không cao Có thể sử dụng một số thuốc để điều trị như tiêm Lincomycin,

2.6.4 Bệnh thiếu canxi sau đẻ - Sốt sữa

Theo Cù Xuân Dần và cs (1975) [2], bệnh thường hay xảy ra với chó mẹ sau khi đẻ được 15 ngày trở đi, có 1 số trường hợp bị ngay sau khi sinh được một vài ngày Nguyên nhân chí gây ra là chó mẹ cho bú quá nhiều, làm cho hệ thống sữa trong cơ thể mẹ phải làm việc quá mức, lượng canxi trong máu bị giảm đột ngột.

- Chó mẹ sốt cao từ 41ºC, toàn thân co giật thở gấp,

- Toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã

- Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong cao Điều trị:

- Chườm lạnh để hạ nhiệt độ.

- Truyền dịch: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%, glucose 5% hoặc glucose 10% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

- Tách chó mẹ với chó con ra riêng, bổ xung thêm các thức ăn có chứa nhiều canxi.

Bệnh ký sinh trùng

Nguyên nhân: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2016) [8], bệnh do hai loài giun tròn Toxocara canis và Toxascaris leonina gây nên.

- Vật nuôi xuất hiện triệu chứng nôn, có một vài trường hợp nôn ra giun.

- Bị tiêu chảy, rên rỉ do bị đau bụng, phân có màu trắng hoặc xám, đối khi có lẫn giun.

- Độc tố giun đũa còn có gây tác động đến thần kinh trung ương gây run rẩy, trầm cảm, co giật nhẹ Có khi có triệu chứng giống thần kinh như động kinh hay bệnh dại. Điều trị:

Dùng Albedazol: liều 0,2ml/kg TT cho chó uống trực tiếp, hoặc trộn thức ăn cho chó ăn Có hiệu quả rất cao.

Nên tẩy giun định kỳ cho chó:

- Tẩy giun cho chó là khi chúng được 2 tuần tuổi, chậm nhất là 3 tuần tuổi. Nếu để chúng lớn hơn mà chưa được tẩy giun sẽ khiến giun sán phát triển sinh sôi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cho Vì ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của chúng khá yếu và có nguy cơ bị mắc bệnh giun sán rất cao.

- Tiếp tục tẩy giun cho chó con 1 tháng tuổi, 6 hay 8 tuần tuổi.

- Bạn tiếp tục áp dụng lịch trình tẩy giun cho chó mỗi tháng một lần cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi Tiếp theo cứ 2 - 3 tháng một lần đến khi chúng được tròn 1 tuổi.

- 1 tuổi cần duy trì việc tẩy giun mỗi năm một lần.

Bệnh ghẻ của chó là một bệnh ngoại ký sinh trùng do cái ghẻ Sarcoptes canis ký sinh ở dưới lớp biểu bì của da gây ra.

Có thể nhìn thấy các nốt viêm da dị ứng do bệnh gây ra,gây ngứa ngáy khó chịu kéo dài dẫn đến lông bị rụng dần cho đến khi trụi lông.

Mụn ghẻ thường xuất hiện ở chỗ da mỏng như: gốc tai, bụng, nách, bẹn, xung quanh bầu vú Triệu chứng đặc trưng của ghẻ ngầm là ngứa, rụng lông và đóng vảy. Điều trị:

- Vì ghẻ gây ra viêm da dị ứng và có thể kế phát nhiễm trùng; tùy mức độ bệnh lý mà song song với việc dùng thuốc trị ghẻ phải chỉ định các thuốc kháng viêm và chống nhiễm trùng thích hợp.

- Ba ngày đầu tiên ta dùng kháng sinh chữa triệu chứng như là: Amoxicillin, dùng Dexamethasone tiêu viêm. Điều trị ký sinh trùng: Dùng Ivermectin Tiêm tuần một lần, từ 3 tới 5 tuần,sau mỗi lần tiêm thuốc luôn luôn phải tổng vệ sinh tẩy uế khu vực nuôi chó.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.8.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có những nghiên cứu về các bệnh trên chó, đều ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới mục đích nuôi dưỡng, kinh tế của mỗi người chủ.

Theo Vũ Như Quán và cs (2010) [17], có rất nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau và bệnh có thể phát ra ở mọi lứa tuổi chó như bị viêm da dị ứng, nhiễm trùng nấm men, viêm nang lông, bọ chét, bọ ve, khô da, u da, chủ yếu là do vật nuôi không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ từ cơ thể, nơi ăn ở hay môi trường sống là cơ hội để các loài ve rận, ký sinh trùng ngoài da tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch Điều đó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của con chó và ảnh hưởng tơi sự sinh trưởng và phát triển của chó, bệnh ngoài da còn gây stress cho chó.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [6], bệnh ỉa chảy do Parvo vi rút rất đa dạng nhưng có thể chia làm 3 dạng:

+ Dạng đường ruột: Dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.

+ Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.

+ Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.

Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], Chó bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của chó dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của chó, nếu chó bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày mà không phát hiện ra để chữa trị kịp thời thì nó có thể biến chứng sang các bệnh khác như đường ruột, táo bón Do thay đổi thức ăn đột ngột, khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn phải thức ăn lạ, thức ăn ôi, thiu, Do thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết, nuốt phải các ngoại vật không tiêu hóa được hoặc ăn phải chất độc.

Theo Nguyễn Như Pho (2003) [18] Nguyên nhân chủ yêu làm rối loạn hô hấp là do yếu tố vi sinh vật và các yếu tố khác: nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết giao mùa, khí độc trong chuồng hoặc thức ăn quá mốc, quá bụi mà chó hít phải vào đường hô hấp gây tác động trực tiếp lên niêm mạc hô hấp gây phản ứng tiết dịch dẫn đến quá trình viêm, làm thay đổi tổ chức hóa học của cơ quan hô hấp, đưa đến rối loạn trao đổi khí, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hô hấp Ngoài ra các nguyên nhân từ một quá trình bệnh lý khác của cơ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đường hô hấp.

2.8.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Brandy Tabor (2011) [28], chó bị bệnh Parvo có các triệu chứng chủ yếu sau: Chó bỏ ăn, nôn Sốt kéo dài từ khi bỏ ăn tới lúc tiêu chảy nặng nhất Thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần Ỉa chảy nặng, lúc đầu ỉa lỏng, phân loãng, thối Sau đó ỉa ra máu, phân có màu hồng hoặc đỏ tươi Chó gầy sút nhanh, bỏ ăn hoàn toàn sau đó suy kiệt mà chết.

Theo Siddiqur Rahman M.D (2017) [30], để điều trị bệnh Parvo vi rút cần điều trị theo nguyên tắc: Điều trị nguyên nhân kết hợp với chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực cho cơ.

- Hộ lý và chăm sóc tốt: Không cho ăn các đồ ăn có mỡ, đồ ăn tanh Chăm sóc và giữ vệ sinh tốt cho chó.

- Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh không điều trị được nguyên nhân vi rút Việc sử dụng kháng sinh là điều trị nguyên nhân vi khuẩn kế phát Tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc Có thể dùng một trong số loại kháng sinh sau để điều trị: Amoxicillin, Gentamicin …

- Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể: Truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat, NaCl 0,9%; glucose 5% kết hợp với tiêm tĩnh mạch vitamin C.

- Dùng thuốc chống nôn: Atropin, Primeran tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

- Cho uống thuốc làm se niêm mạc ruột, giảm số lần ỉa chảy:

- Nếu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt: Paracetamol, Anagil.

- Tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: B.complex, vitamin B1, B6, B12.

Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 71 3.1 Đối tượng

Địa điểm vào thời gian tiến hành

Địa điểm: Tại phòng khám thú y Marukan tại tỉnh Tottori- Nhật Bản.Thời gian: 20/02/2020 đến 20/08/2020

Nội dung thực hiện

Điều trị bệnh cho chó khi đến với phòng khám

Thực hiện tốt các quy trình phòng chống dịch mà phòng khám đề ra

Chỉ tiêu, phương pháp

Số lượng vật nuôi đến khám tại phòng khám thú y

Marukan Số lượng tiêm vaccine cho chó tại phòng khám

Số lượng các ca mắc bệnh tại phòng khám Kết quả điều trị

3.4.2 Thu thập và theo dõi thông tin

3.4.2.1 Để đánh giá được số lượng vật nuôi đến phòng khám chữa bệnh tại phòng khám marukan Để có thể đánh giá được số lượng vật nuôi đến khám và chữa bệnh tại phòng khám, em trực tiếp theo dõi và qua hệ thống trực tuyến của phòng khám.

3.4.2.2 Kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng khám

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vaccine, loại vaccine tiêm phòng.

3.4.2.3 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó Theo Bùi Thị Tho và cs (2015) [22], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh. Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

3.4.3 Phương pháp chẩn đoán bệnh

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe đối với các bệnh về đường hô hấp.

Phương pháp nhìn: Nhìn là phương pháp khám bệnh đầu tiên, đơn giản nhưng rất có hiệu quả cao Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Thú y Quan sát trạng thái con vật, cách đi lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và các triệu chứng bệnh Quan sát để đánh giá chất lượng đàn con vật tốt hay xấu, phát hiện những con bệnh hoặc con xấu trong đàn để điều trị hoặc loại thải Quan sát để phát hiện những bộ phận nghi mắc bệnh trên cơ thể, trạng thái, phạm vi tổ chức bệnh v.v…Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát Tuỳ theo mục đích và vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần con vật Nên rèn luyện thành thói quen quan sát từ xa tới gần, từ tổng quát đến bộ phận Người khám bắt đầu từ vị trí phía trước bên trái, cách con vật khoảng 2-3 mét, rồi lùi dần về phía sau con vật. Quan sát tinh thần con vật, thể cốt, tình trạng dinh dưỡng v.v…sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và bốn chân Quan sát so sánh sự cân đối hai bên mông, hai thành bụng, ngực, các khớp chân hai bên, các bắp cơ hai bên thân… Lúc cần thiết cho con vật đi vài bước để quan sát.

Phương pháp sờ nắn: Người khám dùng tay sờ nắn vào các bộ phận cơ thể gia súc bị bệnh để biết nhiệt độ, độ ẩm, độ cứng và độ mẫn cảm của tổ chức cơ thể con vật Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng là phương pháp thường dùng trong thú y.

Phương pháp gõ: Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật có cấu tạo về mặt giải phẫu và tổ chức khác nhau Vì vậy khi gõ vào các cơ quan tổ chức đó âm hưởng thu đuợc cũng khác nhau Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng phát ra lúc gõ cũng thay đổi.

Phương pháp nghe: Phương pháp nghe dùng để khám hoạt động của các khí quan trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, ruột v.v…để biết được hoạt động của các tổ chức trên Có hai cách:

Nghe trực tiếp tai đặt sát vào gia súc để nghe Có thể phủ trước 1 miếng vải đen để tránh bẩn Nghe phần trước thì mặt người khám quay về phía đầu gia súc, tay để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay lại sau gia súc.

Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong thú y Nghe gián tiếp dùng các loại ống nghe Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe có ưu điểm là không làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm Nhưng nhược điểm là không thuận tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm lớn, sử dụng thuận lợi hơn, hiện được dùng rộng rãi trong thú y.

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, phân, da đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

Xét nghiệm máu cho chó mèo nhằm định lượng các thành phần tế bào máu(bạch cầu , hồng cầu và tiểu cầu) trong một đơn vị thể tích máu Điều này bao gồm việc phân tích hình dạng và tình trạng sức khỏe của các chức năng tế bào, thông tin này rất hữu ích trong việc tìm hiểu về hệ miễn dịch của chó (bạch cầu) và khả năng vận chuyển oxy (hồng cầu).

Ngoài ra xét nghiệm máu cho chó cũng xác định được : Glucose, Protein , chất điện giải, Cholesterol, Nội tiết tố, Enzyme tiêu hóa Xét nghiệm máu trên chó là phương pháp hữu hiệu giúp các bác sĩ thú y xác định nguyên nhân và bệnh tình của chó Từ việc xét nghiệm máu chúng ta có thể xác định được vô số các bệnh xảy ra trên chó như: ký sinh trùng máu, bệnh care, bệnh parvo, bệnh viêm nhiễm, lậu, sùi mào gà, các bệnh liên quan đến virus, ….

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Excel 2016.

Tổng số chó mắc bệnh

Tỷ lệ chó mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số chó theo dõi

Tổng số chó khỏi bệnh

Tỷ lệ chó khỏi bệnh (%) = x 100 Tổng số chó theo dõi

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh tại phòng khám thú y Marukan

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho chó, đến khám, chữa bệnh tại Phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét mạng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài bệnh xá, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó Ngoài ra, tại phòng khám còn có các dịch vụ làm đẹp chó chó như: Cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, mổ đẻ, bó bột Kết quả về công tác chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kết quả chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y Marukan

Số ca Số ca Tỷ lệ

STT Công việc an toàn thực hiện an toàn

Qua bảng 4.1 cho thấy, công tác vệ sinh sát trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt Đến với phòng khám các chủ nuôi chó, mèo không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp, vì vậy để tránh lây nhiễm cho chó, mèo Tại phòng khám có các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan

Trong quá trình thực tập phòng khám thủ y Marukan em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Kết quả được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2 Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y

Chó nội nhật Chó ngoại

Tháng Tổng số Tổng số chó đến chó đến Tỷ lệ chó đến Tỷ lệ năm khám khám (%) khám (%)

Kết quả bảng 4.3, cho thấy trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020 phòng khám đã tiếp nhận 459 chó đến khám và chữa bệnh Trong đó có 85,62% là chó nội Nhật, 14,38% là chó ngoại.

Phòng khám thú y hoạt động rất bài bản, tất cả chó đến khám và chữa bệnh hoặc tiêm phòng vaccine đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể Chủ bệnh rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại phòng khám.

Tình hình chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám thú y Marukan 77 4.4 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan

Trong quá trình thực tập tại phòng khám Thú y, em đã theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng vaccine, kết quả tổng hợp số lượng chó đến tiêm phòng tại bệnh xá thú y từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020 kết quả được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3 Kết quả chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám Thú y

Tổng số Vaccine dại Vaccine 5 bệnh Vaccine 7 bệnh chó đến

Tháng Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ tiêm (con) (%) (con) (%) (con) (%) phòng

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vaccine như vaccine dại, vaccine phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre virus,Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vaccine 7 bệnh (gồm các bệnh như vaccine 5 bệnh thêm bệnh Leptospria và bệnh Coronavirus) Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 50. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vaccine 7 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vaccine 5 bệnh và thấp nhất là vaccine dại bới trước khi nhận nuôi thú cưng các cơ sở bán thú cưng đã tiêm phòng dại, các ca đến phòng khám tiêm vaccine thông thường là các ca tiêm mũi nhắc lại sau 12 tháng.

Theo như tòa thị chính tỉnh Tottori cho biết, hành năm những chủ nuôi phải đưa cho đi tiêm phòng dại một lần Phải tiêm vaccine xốc lõi, vaccine này phòng người được các chứng bệnh truyền nhiễm, bắt đầu từ khi có được 6 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi sau sinh được chia làm 3 đến 4 lần tùy theo bệnh truyền nhiễm mà cần tiêm phòng các loại vaccine khác nhau, phổ biến nhất là vaccine 5 bệnh và vaccine 7 bệnh

Lịch tiêm chó sẽ như sau

6 - 8 tuần sau sinh tiêm mũi đầu tiên

3 - 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiêm mũi thứ 2 3

- 4 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2 tiêm mũi thứ 3 Phạm Ngọc Quế (2002) [19], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa Vì vậy trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

Hiện tại phòng khám đang sử dụng 3 loại vaccine chính để tiêm phòng cho chó:

- Vaccine Rabisin: dùng để phòng bệnh dại cho chó, mèo.

- Vaccine phòng 5 bệnh cho chó: Care virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và bệnh cúm.

- Vaccine phòng 5 bệnh cho chó: Care virus, parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó và bệnh cúm.

4.4 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan

Bệnh ngoài da trên chó là một căn bệnh phổ biến đối với loài chó, căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con vật và có thể lây lan sang chó khác qua tiếp xúc Biểu hiện thường thấy: một vùng hoặc toàn bộ da rụng lông, đỏ tấy, nhiễm trùng có chảy nước dịch trong hoặc mủ vàng, da dày và bì lên, loét sùi Bệnh kéo dài làm chuyển màu da, trụi lông, da dày lên, con vật rất ngứa ngáy khó chịu Bệnh có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nấm da và do ký sinh trùng kí sinh trên lông, da gây nên như: ve, rận, bọ chét, Demodex, Sarcoptes

Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020 được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa tại phòng thú y Marukan

Tháng đến Tỷ lệ đến Tỷ lệ mắc mắc khám (%) khám (%) bệnh bệnh chữa chữa

Kết quả bảng 4.4 trên cho thấy, từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020 phòng khám đã tiếp nhận 66 chó nội Nhật và 393 chó ngoại Trong đó có 2 chó nội nhật (3,03%), 24 chó ngoại (6,11%) bị mắc bệnh ngoài da Các bệnh ngoài da thường gặp tại Phòng khám thú y như:

+ Bệnh nấm da: Bệnh do các loài nấm sống kí sinh ở lớp thượng bì hoặc mô keratin hóa như: da, lông, móng gây ra Các triệu chứng chủ yếu của bệnh nấm da bao gồm: da đóng vảy, mẩn đỏ, sần sùi, ngứa gãi, gãy, rụng lông, đôi khi bị mưng mủ do phụ nhiễm vi khuẩn.

+ Bệnh ghẻ do Demodex gây ra: chó ngứa, da tăng sinh, da dày, nhăn nheo, có vảy bong tróc ra Trường hợp nặng, da chó đỏ ửng, lở loét và có dịch rỉ viêm chảy ra, có nhiều mụn mủ, chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi

+ Bệnh ghẻ do Sarcoptes gây ra có các triệu chứng như: Ngứa (ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật rất ngứa, gãi liên tục, khi trời nóng lúc thú vận động ngứa càng nhiều), rụng lông (ấu trùng chui vào bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ xát làm lông rụng từng đám, lúc đầu nhỏ càng về sau càng lan rộng ra), da đóng vẩy (chỗ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ xát mụn vỡ chảy tương dịch rồi khô đi tạo vẩy dính chặt vào lông và da).

Qua điều tra cũng cho thấy, ở những hộ nuôi chó quan tâm đến nuôi dưỡng, chăm sóc và có lồng nuôi nhốt riêng thì chó sẽ hạn chế được bệnh ngoài da.

4.5 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan

Bệnh về đường tiêu hóa ở chó là bệnh rất nguy hiểm, nếu như không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến việc chó bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2019 được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5 Tình hình mắc bệnh Parvovirus ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan

Tháng đến Tỷ lệ đến Tỷ lệ mắc mắc khám (%) khám (%) bệnh bệnh chữa chữa

Kết quả bảng 4.5 trên cho thấy: trong tổng số 66 chó nội đến khám chữa tại phòng khám có 41 con mắc bệnh Parvovirus chiếm 62,12%; trong tổng số

393 chó ngoại đến khám chữa có 165 con mắc bệnh Parvovirus chiếm41,98% Điều này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này tương đối cao với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như: con vật gầy rộc, sốt cao, nôn nhiều, phân nước lẫn máu mùi tanh khắm,

Theo Trần Thanh Phong (1996) [15], có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao Trong đó, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường sống cho con vật không hợp lý là những nguyên nhân chính.

Qua điều tra, khảo sát cho thấy: nhiều hộ nuôi chó chưa thật sự hiểu về tác hại của bệnh truyền nhiễm, khi nào cần tiêm phòng và tiêm ở đâu, khi chó bị bệnh mang đến khám và nhờ tư vấn của bác sỹ thú y thì mới hiểu được sự nguy hiểm của bệnh Quá trình nuôi chó người dân thường chỉ tiêm phòng dại, ít tiêm các bệnh khác Mặt khác, khi chó mới mắc bệnh chủ nuôi chó thường tự chữa, khi bệnh nặng mới mang đến phòng khám, khi đó bệnh đã ở tình trạng rất nặng dẫn đến việc cứu chữa gặp rất nhiều khó khăn.

Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Thú y Marukan

Mặc dù chó bị bệnh đường hô hấp không bị chết đột ngột, nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì khi bệnh chuyển sang viêm phổi nặng sẽ rất khó điều trị và có thể dẫn đến chết Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020 được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan

Tháng đến Tỷ lệ đến Tỷ lệ mắc mắc khám (%) khám (%) bệnh bệnh chữa chữa

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, có 107 con chó ngoại (27,23%) và 36 con chó nhật (50,00%) bị mắc bệnh đường hô hấp.

Trong thời gian theo dõi, em thấy số chó này chủ yếu có triệu chứng của một số bệnh sau:

- Viêm phế quản: ho, tần số hô hấp không thay đổi nhiều, sốt nhẹ.

- Viêm phổi: ho, khó thở, kém ăn, mũi có màu vàng, sốt cao.

Kết quả điều trị bệnh ở chó tại phòng khám Marukan

4.7.1 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da ở chó tại phòng khám thú y

Bảng 4.7 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da ở chó tại khám thú y

Phác đồ Liệu trình Số

Tên bệnh Liều lượng đưa con Số Tỷ lệ điều trị (ngày) con thuốc điều (%) trị khỏi

Nấm da Ketoconazole 1 viên/10kgTT PO 9 12 11 91,67

Vimectin 0,05 -0,06 SC liên tục 4-6 8 8 100,00 Sarcoptes tuần

Kết quả bảng 4.7 trên cho thấy:

Trong tổng số 12 ca mắc bệnh nấm da, sau khi điều trị theo phác đồ của phòng khám, có 11 ca khỏi bệnh chiếm 91,67% Sau 3 tuần có 1 ca bệnh đến tái khám do bệnh tái phát, đây là trường hợp chó bị nấm da cơ địa, cứ thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường, cách chăm sóc nuôi dưỡng là chó lại bị lại không thể trị khỏi hoàn toàn.

Kết quả bảng trên cho thấy phác đồ điều trị bệnh ghẻ do Demodex và Sarcoptes ở bệnh xá rất tốt tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

4.7.2 Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó tại phòng khám thú y Marukan

Bảng 4.8 Kết qua điều trị một số bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám thú y Marukan

Phác đồ điều Đường Liệu Số

Tên bệnh Liều lượng đưa trình con Số Tỷ lệ trị con thuốc (ngày) điều (%) trị khỏi

Bệnh do Lactate Ringer 50 IV

Bệnh do Lactate Ringer 50 IV

Atropin 0,2 IM đồ2) B- Complex 0,1 SC

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, phòng khám điều trị chó 206 con chó theo hai phác đồ

Phác đồ 1 có liệu trình từ 5 - 7 ngày với tổng số con điều trị là 105 con chó số con đã điều trị khỏi là 85 con chiếm tỷ lệ 80,96%.

Phác đồ 2 có liệu trình từ 5 - 7 ngày với tổng số con điều trị là 101 con chó số con đã điều trị khỏi là 79 con chiếm tỷ lệ 78,22%

4.7.3 Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám thú y Marukan

Bảng 4.9 Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám thú y Marukan

Tên Phác đồ Liều Đường Liệu Kết quả đưa trình Số con Số con Tỷ lệ bệnh điều trị lượng thuốc (ngày) điều trị khỏi (%)

0,1ml/ viêm Vitamin C IV phổi KgTT

Kết quả bảng 4.9 trên cho thấy: Trong 116 con chó mắc viêm phế quản, viêm phổi, sau khi điều trị theo phác đồ phòng khám liệu trình 3 - 5 ngày có 112/116 (96,55%) con khỏi bệnh hoàn toàn.

Các trường hợp còn lại không khỏi do chủ nuôi mang đến khi chó đã bị nặng,bệnh đã xuống đến phổi, có biểu hiện bỏ ăn, sốt cao, kiệt sức, dẫn đến việc cứu chữa gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho chó tại phòng khám thú y Marukan (Trang 47)
Bảng 4.2. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan (tháng 2/2020 đến tháng 8/2020) - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.2. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám thú y Marukan (tháng 2/2020 đến tháng 8/2020) (Trang 48)
Bảng 4.3. Kết quả chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám Thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.3. Kết quả chó đến tiêm phòng vaccine tại phòng khám Thú y Marukan (Trang 49)
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa tại phòng thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa tại phòng thú y Marukan (Trang 52)
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh Parvovirus ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh Parvovirus ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Marukan (Trang 55)
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da ở chó tại khám thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da ở chó tại khám thú y Marukan (Trang 59)
Bảng 4.8. Kết qua điều trị một số bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.8. Kết qua điều trị một số bệnh đường tiêu hóa ở chó tại phòng khám thú y Marukan (Trang 61)
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám thú y Marukan - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh đường hô hấp ở chó tại phòng khám thú y Marukan (Trang 63)
Hình 1. Chó bị nhiễm nội khí sinh trùng (giun đũa) - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 1. Chó bị nhiễm nội khí sinh trùng (giun đũa) (Trang 69)
Hình 3. Demodex dưới kính hiển vi - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 3. Demodex dưới kính hiển vi (Trang 69)
Hình 2. Bệnh ghẻ Demodex - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 2. Bệnh ghẻ Demodex (Trang 69)
Hình 5. Chó mắc bệnh parvo Hình 6. Bệnh ghẻ Sarcoptes - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 5. Chó mắc bệnh parvo Hình 6. Bệnh ghẻ Sarcoptes (Trang 70)
Hình 7. Thuốc trị nội ngoại khí sinh trùng - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 7. Thuốc trị nội ngoại khí sinh trùng (Trang 70)
Hình 10. Khu quầy lễ tân Hình 10. Toàn cảnh phòng khám - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 10. Khu quầy lễ tân Hình 10. Toàn cảnh phòng khám (Trang 71)
Hình 9. Lactate Ringer Hình 9. Thuốc nhỏ gáy - (Luận văn) chuẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại phòng khám của của công ty cổ phần marukan, tottori  nhật bản
Hình 9. Lactate Ringer Hình 9. Thuốc nhỏ gáy (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w