1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ VỚI ĐỀ TÀI: NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20162020

23 20 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 894,34 KB

Nội dung

Bài tiểu luận này đề cập tới NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20162020. Bên cạnh đó, các chỉ số về kinh tế cũng được mô tả và phân tích một cách rõ ràng kèm theo hình ảnh thực tế, cuối bài chính là phần kết luận cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục, Hy vọng tài liệu này sẽ trở nên hữu ích đối với các bạn

Trang 2

Hà Nội, tháng 11/2021

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ VĨ MÔ 6 I Những mục tiêu điều tiết nền kinh tế vĩ mô 6

1 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định tính 6

2 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định lượng 6

II Các chính sách, công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ VÀ MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ 9

I Thực trạng việc sử dụng các công cụ và mục tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 -2020 9 1 Thực trạng việc sử dụng các mục tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 – 2020 9

1.1 Tốc độ tăng GDP 9

1.2 GDP bình quân đầu người 10

1.3 Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP 11

1.4 Vốn đầu tư toàn xã hội 11

1.5 Bội chi ngân sách nhà nước 12

1.6 Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và năng suất lao động xã hội bình quân 13 2 Thực trạng việc sử dụng các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 – 2020 14

2.1 Chính sách tài khóa 14

2.2 Chính sách tiền tệ 14

2.3 Chính sách thu nhập 15

2.4 Chính sách giá cả 16

2.5 Chính sách thương mại 17

2.6 Chính sách tỉ giá hối đoái 19

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ HIỆN NAY 20

I Trong thời kỳ ổn định 20

II Trong thời kì dịch bệnh Covid-19 21

KẾT LUẬN 23

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Ổn định, tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng là những mục tiêu cơ bản được đặt ratrong suôt quá trính phát triển kinh tế của một đất nước Nền kinh tế ở điều kiện lạm phát hay suythoái đều gây ra những tác động không tốt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Vì vậyChính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế vĩ mô để tác dộng vào nền kinh tếhướng nền kinh tế đến trạng thái ổn định

Bước sang thế kỉ 21, toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động đến tất cả cácnước Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế Hoàbình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia, dân tộctrong qúa trình phát triển Tuy nhiên các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôngiáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơivới tính chất và hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp Thế kỉ 21 đang mở ra những cơ hội to lớnnhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức Nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập đượchưởng những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ Vì vậy trongđiều kiện hiện nay, những mục tiêu đó càng trở nên quan trọng dối với nền kinh tế nước ta Một nềnkinh tế ổn định, bền vững thì mới có thể phát triển, tăng trưởng và mới có thể chống lại những nguy

cơ đe doạ khi chúng ta gia nhập sân khấu quốc tế Có thể nói ổn định là mục tiêu rất quan trọng, làtiền đề cho các mục tiêu khác Trong từng giai đoạn và từng thời kì khác nhau do điều kiện , hoàncảnh khác nhau thì việc thực hiện mục tiêu này cũng khác nhau Dưới đây ta sẽ đi tìm hiểu một sốnét về việc thực hiện mục tiêu ổn định và các công cụ kinh tế vĩ mô trong thời kì 2016 – 2020

Trong bài tiểu luận này, nhóm xin trình bày về chủ đề “Những mục tiêu và công cụ kinh tế

vĩ mô được sử dụng trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020” Nội dung

của đề tài gồm các phần sau:

Chương 1: Các mục tiêu và công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các mục tiêu và công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở Việt

Nam giai đoạn 2016-2020

Chương 3: Một số giải pháp trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và

hiện nay

Kết luận: Những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2016-2020

Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành đề tài, nhưng nhóm không thể tránh khỏi những sai sót,mong được cô và các bạn thông cảm đóng góp ý kiến Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn!

CHƯƠNG 1 NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ VĨ

Trang 5

I Những mục tiêu điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

1 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định tính

Trên góc độ điều hành nền kinh tế vĩ mô, có hai mục tiêu mang tính định tính cơ bảnđược hầu hết chính phủ các nước quan tâm, đó là mục tiêu ổn định và tăng trưởng

1.1 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô là ổn định nền kinh tế

Ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách, làmgiảm bớt giao động của chu kỳ kinh doanh để tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.Nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra các chu kỳ kinh doanh (sảnlượng thực tế giao động lên xuống xoay quanh trục sản lượng tiềm nãng), nền kinh tế luônluôn có xu hướng không ổn định Khi nền kinh tế ở trạng thái mức sản lượng thực tế caohơn sản lượng tiềm năng thì đi kèm theo nó là mức thất nghiệp thấp, lạm phát cao và ngượclại.Vậy nên để mục tiêu ổn định cần phải phấn đấu sao cho sản lượng được duy trì ở mứcsản lượng tiềm nâng để tránh được tình trạng lạm phát cao và thất nghiệp nhiều

1.2 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô là tăng trưởng nền kinh tế

Là phải phấn đấu tốc độ tăng sản lượng của nền kinh tế đạt được mức cao nhất Mộtnền kinh tế phát triển ổn định chưa chắc đã có được một tốc độ tăng trưởng nhanh Mộtnước có tốc độ tăng trưởng chậm thì có nguy cơ tụt hậu và nếu tăng trưởng nhanh thì có thể

có khả năng đuổi kịp và vượt các nước đi trước Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu thứ haisau mục tiêu ổn định.Vấn đề đặt ra là muốn có được tăng trưởng thì cần phải có chính sáchthúc đẩy quá trình tạo vốn, tăng năng suất lao động nhằm tăng khả năng sản xuất của nềnkinh tế và tãng nhanh sản lượng tiềm năng

2 Mục tiêu chính sách điều tiết vĩ mô mang tính định lượng

Mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng có thể được diễn đạt thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mômang tính định lượng Khi đo lường mức độ thành công của một nền kinh tế, nhìn chungcác nhà kinh tế căn cứ vào một số chỉ tiêu kinh tế trọng yếu

Thứ nhất, mức sản lượng quốc dân cao và không ngừng tăng

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế là cung cấp hàng hoá và dịch vụ mà nhân dânmong muốn Thước đo toàn diện nhất của tổng sản lượng trong một nền kinh tế là tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) – Là thước đo theo giá thị trường tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuốicùng được sản xuất ra tại một nước trong một nãm Có hai chỉ tiêu GDP:

Trang 6

+ GDP danh nghĩa được xác định theo giá thị trường năm hiện hành: GDP thực tế làthước đo tốt nhất hiện có về quy mô và tăng trưởng của mức sản lượng, nó được xem nhưmạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân

+ GDP thực tế được xác định theo giá thị trường năm gốc hay giá cố định:

+ GDP tiềm năng là xu hướng dài hạn của GDP thực tế Nó thể hiện năng lực sản xuất dàihạn của nền kinh tế hay là mức sản lượng tối đa của một nền kinh tế có thể đạt được mà vẫnduy trì được giá cả ổn định, thất nghiệp thấp Vì vậy, sản lượng tiềm năng đôi khi còn đượcgọi là mức sản lượng toàn dụng lao động

Thứ hai, việc làm nhiều và thất nghiệp thấp

Mục tiêu quan trọng tiếp theo là mức hữu nghiệp cao, hay tương ứng với nó là thấtnghiệp thấp Mọi người đều mong muốn có khả năng tìm được việc làm ổn định với mứcthu nhập cao mà không phải tìm hoặc chờ đợi quá lâu

Thứ ba, ổn định giá cả

Mục tiêu tiếp đến của kinh tế vĩ mô là duy trì giá cả ổn định trong phạm vi thị

trường tự do Trên thị trường tự do, giá cả được xác định bởi quy luật cung cầu trong mộtmức độ lớn nhất có thể được và chính phủ tránh không kiểm soát giá cả của từng mặt hàngriêng lẻ Đồng thời, ngăn chặn không cho mức giá chung lên xuống quá nhanh vì sự thayđổi đột ngột của giá sẽ bóp méo các quyết định kinh tế của các hãng và cá nhân.Thước đophổ biến nhất của mức giá chung là chỉ số giá tiêu dùng (viết tắt là CPI) Sự thay đổi trongmức giá gọi là tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ này ghi nhận lại tốc độ tăng (giảm) của mức giá từ nămnày sang năm khác

II Các chính sách, công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô

Muốn thực hiên được mục tiêu đề ra các chính phủ cần phải có những công cụ nhấtđịnh Công cụ chính sách là nhóm công cụ có thể gây tác động cùng một lúc đến một haynhiều mục tiêu khác nhau, Điều tiết vĩ mô Chính phủ thường sử dụng bốn loại công cụchính sách Đó là:

- Chính sách tài khoá: Là những quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế, giúp chính

phủ duy trì sản lượng và việc làm ở mức mong muốn, Về mặt dài hạn, chính sách tài khoá có thể

có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài Chính sáchtài khoá có 2 công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của chính phủ và thuế:

Trang 7

+ Chi tiêu của chính phủ (G): là khoản chi để mua các hàng hoá,, dịch vụ của khuvực công cộng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thểtrực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng.

+ Thuế (T): Là nguồn thu của chính phủ: Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đólàm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân tác động đến tổng cầu và sản lượng, cũng có thể tácđộng đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn

- Chính sách tiền tệ: Là những quy định của ngân hàng trung ương để tăng hoặc

giảm mức cung tiền nhằm tác động đến tín dụng trong nền kinh tế, giúp chính phủ ổn địnhphát triển nền kinh tế Chính sách tiền tệ có 2 công cụ chủ yếu đó là mức cung về tiền (MS)

và lãi suất (i) Khi ngân hàng trung ương thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặcgiảm tác động đến đầu tư tư nhân ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng

- Chính sách thu nhập và giá cả: Là các quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính

phủ, giúp chính phủ chống lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao Chính sáchnày sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, nhữngchỉ dẫn chung đã ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổigiá cả và tiền lương đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khíchbằng thuế thu nhập

- Chính sách kinh tế đối ngoại: Là các quyết định của chính phủ nhằm tác động vào

xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và các hoạt động đối ngoại khác Bao gồm các công cụ về:

+ Quản lý ngoại hối

+ Quản lý tỷ giá hối đoái

+ Kiểm soát ngoại thương (chủ yếu là xuất khẩu): Chính sách thuế quan; Kiểm soátthông qua hàng rào thuế (đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu thì thuế ưu đãi ); Chínhsách phi thuế quan: thông qua hạn ngạch (quota) (chỉ cấp cho những mặt hàng khuyến khíchxuất khẩu: xuất bao nhiêu? Khi nào?); tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn

Trong đó chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ giữ vai trò quyết định

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ VÀ MỤC TIÊU

KINH TẾ VĨ MÔ

Trang 8

I Thực trạng việc sử dụng các công cụ và mục tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 -2020

1 Thực trạng việc sử dụng các mục tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 – 2020

Ngày 12/04/2016,Quốc hội đã ra Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020

Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu về kinh tế sau đây:

i Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5 -7%/năm

ii GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200 – 3.500 USD

iii Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%

iv.Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP

v Bội chi ngân sách 2020 dưới 4% GDP

vi Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%vii Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 5%/năm

viii Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1.5%/năm

Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội và môi trường cũng đượcđặt ra

1.1 Tốc độ tăng GDP

Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8% Mức nàycao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 là 5,91% Ngân hàng Thế giới, với mứctăng trưởng kinh tế bình quân này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng caonhất

Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tăng trưởngGDP của Việt Nam vẫn đạt 2,91%, thuộc hàng cao nhất thế giới Việt Nam cũng là mộttrong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương năm 2020 Tháng 8/2020, tạp chí TheEconomist đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới Tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2019 đạt 6%, thấp hơn mục tiêu đề ra

là 7%, tuy nhiên vẫn cao hơn trung bình của giai đoạn 2011-2015.Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung

Trang 9

1.2 GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.750 USD (theo giá so sánh hiện hành).Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4lần so với năm 2015 GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mônền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD.Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương,quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên10.000 USD

1.3 Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP

Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá quá trình tái cơcấu công nghiệp diễn ra tích cực, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng côngnghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững

Trang 10

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2020 đã đóng góp 85% vào nền kinh tế,cao hơn mức 82,61% của giai đoạn 2011-2015, đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ

Năm 2019, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP của Việt Nam đã đạt 86,08%.Giai đoạn qua đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khảnăng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường Một số doanh nghiệp công nghiệp trongnước có năng lực cạnh tranh tốt

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng

từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020 Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ caotrong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42vào năm 2019

1.4 Vốn đầu tư toàn xã hội

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 9,2 triệu tỷđồng, bằng 33,5% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34%) Cơ cấu đầu tư chuyểndịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước giảm, phù hợp với định hướng cơ cấulại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, nhất làcác lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối

Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3%năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020

Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt khoảng 174 tỷUSD, trong khi đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 92-93 tỷ USD (giai đoạn 2011-2015, tổngvốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD) Kết quả, về

Trang 11

tăng trưởng GDP, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nềnkinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướngxuất khẩu

1.5 Bội chi ngân sách nhà nước

Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3,5% GDP, giảm sovới giai đoạn 2011 - 2015 (5,4% GDP), dự kiến năm 2020 bội chi ngân sách nhà nướckhoảng 4,99% GDP

Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảolãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm Đến hết năm 2019, tỷ lệ nợ công ước khoảng 55%GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,1% GDP,nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là không quá 65% GDP; 54% GDP và 50% GDP

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khả năng thu ngân sách sẽ thấp hơn dựkiến, đồng thời các chính sách hỗ trợ cho y tế, sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội sẽ phátsinh thêm yêu cầu tăng chi, dẫn tới tăng bội chi ngân sách nhà nước Tỷ lệ nợ công dự kiếnnăm 2020 tăng lên khoảng 56,8% GDP nhưng vẫn góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ

mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w