Do vậy, trong quá trình xuất nhập và tổn chứa xăng du, luôn có một lượng xăng dần thất thốt ra mơi trường dưới dạng hơi, hơi này bao gồm hỗn hợp không khí với các hydrocac- bon nhẹ có tr
Trang 1BO CONG THUONG
CONG TY C6 PHAN LOC HOA DAU NAM VIET
BAO CAO TONG KET
Dé tii:
NGHIEN CUU VA DE XUAT QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THU HOI HOI XANG DAU TAI TONG KHO TRONG
QUA TRINH NHAP VA TON TRU’
Chủ nhiệm để tài: ThS Nguyễn Văn Dũng
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Trang 2BO CONG THUONG
CONG TY C6 PHAN LOC HOA DAU NAM VIET
BAO CAO TONG KET
Dé tii:
NGHIEN CUU VA DE XUAT QUI TRÌNH CƠNG NGHỆ THU HOI HOI XANG DAU TAI TONG KHO TRONG
QUA TRINH NHAP VA TON TRO”
Thực hiện theo Hợp Déng 96.12RD/HD-KHCN, ngay 19 thang 03 nam 2012 giữa Bộ Công Thương và Công ty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam Viet
Chủ nhiệm để tài: ThS Nguyễn Văn Dũng
Các thành viên tham gia: KS Khưu Việt Tân KS Phan Van Bit KS Ma Dinh Thi
KS Lé Thé Khai
TS Nguyén Manh Huan
ThS Nguyễn Hữu Sơn
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
- Ngành khai thác, chế biến, sản xuất và kinh đoanh các sản phẩm của dầu mỏ
là một trong những ngành mũi nhọn, chiến lược hàng đầu của nền kinh tế Quốc dan Trong đó, xăng dâu là mặt hàng thiết yếu cho hầu hết hoạt động của đời sống
kinh tế xã hội với số lượng tiêu thụ lớn và doanh số cao, trực tiếp ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm xăng dầu có liên quan đến các vấn để về an toàn cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí xung quanh ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
- Xăng dầu là hỗn hợp của nhiều các hydrocacbon, trong đó có các hydrocac- bon có khối lượng phân tử nhỏ, dễ bay hơi ở nhiệt độ thường Do vậy, trong quá trình xuất nhập và tổn chứa xăng du, luôn có một lượng xăng dần thất thốt ra mơi trường dưới dạng hơi, hơi này bao gồm hỗn hợp không khí với các hydrocac- bon nhẹ có trong thành phần của xăng dầu Hơi xăng dẫn thốt ra mơi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đồng thời gia tăng nguy cơ cháy nó nơi làm việc, đặc biệt là làm giảm hiệu quả kinh tế trong quá trình chế biến, sản xuất và kinh doanh xăng dẫu
- Trong hơi xăng có chứa benzene, dimethylbenzene, ethyl benzene va phan lớn các hydrocaebon có khả năng gây ung thư Dưới tác dụng của tỉa tử ngoại, các hydrocacbon cé khả năng phản ứng với một số chất có trong không khí, tạo thành
những chất có tính độc hơn Hầu hết những trạm xăng gần với khu vực dân cư, do
vậy ảnh hưởng của việc thất thoát hơi xăng dầu có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người
` Hoi xăng chứa các hydrocacbon có tỷ trọng lớn hơn không khí và là chất rất dé bat chay, do đó khi thoát ra mơi trường bên ngồi, các hydrocacbon nay dé dang
tích tụ lại và gây ra cháy nỗ khi có nguồn nhiệt như tĩnh điện, tia lửa điện Các
sản phẩm xăng dân là loại hàng hoá bắt buộc quản lý theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ban hành để đảm bao
chất lượng và các điều kiện vận chuyển và bảo quản
# Theo số liệu thống kê của ban tài nguyên không khí thuộc hiệp hội bảo vệ
môi trường California CARB (Califolia Air Resources Board) thì tại các trạm bán xăng dầu (không có hệ thống thu hỏi hơi) khi 2952 kg xăng được bán ra thì có 4,18 kg xăng (0.14% k]) bị hao hụt do bay hơi ra ngoài môi trường Lượng sử dụng, xăng trên thể giới năm 2003 khoảng 50 triệu tấn, khi đó trong quá trình tổn trữ, vận chuyển, phân phối lượng xăng bị tiêu hao do bay hơi khoảng 340.000 tắn
- Tại Việt Nam, trong thời gian qua, suy thoái kính tế thế giới gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế toàn quốc nói chung và các công ty sản xuất, chế
biến và kinh doanh xăng dầu nói riêng Giá dầu thế giới dao động lên xuống liên tục làm cho giá xăng dâu trong nước cũng thay đổi theo Với hoàn cảnh đó, việc sản xuất, chế biến và kinh doanh xăng dau gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các công ty phải kiểm soát chặt chế các mặt hàng xăng dầu trong tắt cả các khâu, trong
đó hao hụt xăng dau trong quá trình tổn chứa, vận chuyển và xuất nhập ảnh hưởng
rat lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 5
MUC LUC CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU L Il TIL IV VỊ VIL
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƠNG VÀ NGOÀI NƯỚC
CONG NGHE THU HOI HOI XANG DAU
2.1 Các quá trình công nghệ sử dụng trong hệ thống thu hồi hơi xăng dầu
2.2 Một số hệ thống công nghệ thu hồi hơi xăng dầu phổ biến trên thế giới
VAT LIEU DUNG DE PHAN TÁCH CÁC HYDROCACBON TRONG HE THONG THU HOI HOI XANG DAU
3.1 Chất hấp phụ chọn lọc
3.2 Vật liệu màng (membrane)
CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YEU GAY TON THAT XANG DAU DO BAY HOI
4.1 Cơsở lý thuyết
4.2 Thất thoát hơi xăng dẫu trong quá trình tổn chứa 4.3 Thất thoát xăng trong quá trình xuất, nhập
4.4 Các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất xăng dầu do bay hơi
CÁC YÉU TÓ ẢNH HƯỚNG ĐÉN LƯỢNG TIÊU HAO XĂNG DAU TRONG QUA TRINH XUAT NHAP VA TON CHUA TAI
CAC KHO
5.1 Tinh chất xăng dầu
5.2 _ Thể tích chứa của xăng dầu trong các bổn chứa 5.3 Nhiệt độ môi trường xung quanh kho chứa
MỘT SÓ BIỆN PHÁP HẠN CHÉ SỰ BAY HƠI XĂNG DẦU TRONG TON CHUA VA XUAT NHAP
6.1 Giảm hao hụt trong quá trình tổn chứa 6.2 Giảm hao hụt trong quá trình xuất nhập
LUA CHON CONG NGHE CHO HE THONG
TA Cơ Sở Lựa Chọn
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM L LỰA CHỌN CHÁT HÁP PHỤ 1.1 Chuẩn bị nhiên liệu, hóa chất 1.2 Trang thiết Bị, dụng cụ 1.3 Qui trình thực nghiệm 1.4 Tiến hành thực nghiệm 1.4.1 Quá trình hấp phụ 1.4.2 Quá trình giải hấp
Il THỰC NGHIỆM TRÊN MƠ HÌNH HỆ THÓNG PILOT 2.1 Chuẩn bị nhiên liệu, hóa chất
2.2 Các thiết bị chính trong hệ thống 2.3 Vận hành hệ thống pilot
CHUONG IIL KET QUA VA BAN LUAN
L CHAT HAP PHU VA CONG NGHE CUA HE THONG
1.1 Chất hấp phụ
1.2 Công nghệ của hệ thống thu hồi
II HIEU QUA KINHTE KÉT LUẬN VA KIEN NGHI TAI LIEU THAM KHAO 21 21 21 21 21 21 21 22 22 22 23 25 25 25 25 27 29 30
PHU LUC 81: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XANG CUA CHAT HAP PHU Al
PHỤ LỤC 02: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XĂNG CỦA CHÁT HÁP PHỤ A2
PHỤ LỤC 03: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XĂNG CỦA CHÁT HÁP PHỤ A3
PHỤ LỤC 04: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XĂNG CỦA CHÁT HÁP PHỤ A4
PHỤ LỤC 05: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NANG HAP PHU HƠI XĂNG CỦA CHÁT HÁP PHỤ A5
PHỤ LỤC 06: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XANG CUA CHAT HAP PHU A3 KHI CÓ THÀNH PHẢN HƠI NƯỚC
Trang 7PHU LUC 08: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ HƠI XĂNG CỦA CHẤT HÁP PHỤ A5 KHI CÓ THÀNH PHẢN HƠI NƯỚC
PHỤ LỤC 09: THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU THỜI GIAN SỬ DỤNG CỦA CHÁT HÁP PHỤ A4
PHU LUC 10: KET QUA CHAY THU NGHIEM PILOT THU HOI HOI XANG
Trang 8KY HIEU VA VIET TAT
NVƠ : Nam Việt Oil
RVP : Ried Vapor Pressure DO : Diesel Oil
KO : Kerosene Oi]
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
LEL : Lower Explosive Limit NCS : Nam Cén Son
RD : Rồng Đôi
Trang 9Bang 1.1: Bang 1.2: Bang 1.3: Bang 1.4: Bang 1.5: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 3.3: DANH MUC BANG BIEU Trang
Thanh phan các cấu tử nhẹ và áp suất hơi bão hòa 12 So sánh hao hụt của sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi bão hòa khác nhau
13
'Tổn thất bay hơi ở các thể tích chứa khác nhan trong 01 bồn ˆ 14
So sánh hao hụt của sản phẩm đầu mỏ có mực chứa khác nhau trong
01 bổn tại tổng kho NVO 14
Thanh phan và tính chất của hỗn hợp hơi xăng da 17 Xác định độ hấp phụ hơi xăng dần của các chất hấp phụ 25
Xác định độ hấp phụ hơi nước của các chất hấp phụ 25
Trang 10Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hinh 1.4 Hinh 1.5 Hinh 1.6 Hinh 1.7 Hinh 1.8 Hinh 1.9 Hinh 2.1 Hinh 2.2 DANH MUC CAC HINH Trang Sơ đồ công nghệ kết họp các phương pháp phân tách bằng vật liệu màng, nén, làm lạnh, hấp phụ Sơ đồ công nghệ kết hợp các phương hấp phụ, hấp thụ Các hình đạng zeolite ứng dụng trong hấp phụ Các hình đạng than hoạt tính Các loại silicagel Tính chọn lọc của vật liệu màng Bồn chứa xăng dần
Xuất nhập xăng dâu ra phương tiện thủy
Sơ đồ công nghệ cho hệ thống thu hỏi tại NVO
Trang 11
TOM TAT NHIEM VU THUC HIEN DE T
Trước những đồi hỏi thực tế về tính hiệu quả kinh tế trong sân xuất chế biến, kinh doanh các sản phẩm xăng dầu, đồng hành với những yêu cầu về an tồn PCCC, bảo vệ mơi trường, vấn đề giảm hao hụt xăng dầu do bay hơi đã được nghiên cứu thành công và triển khai ứng dụng phổ biến ở một số các nước như:
Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc với hiệu suất thu hồi khá cao (90%) Tại việ Nam, chưa có một ứng dụng thực tế hệ thống thu hồi hơi xăng dầu nào được triển
khai Do vậy, với đề tài “nghiên cứu va để xuất qui trình công nghệ thu hồi hơi xăng dầu tại tổng kho trong quá trình nhập và tổn trữ” nhóm nghiên cứu đã
đặt ra nhiệm vụ thực hiện đẻ tài với nội dung có thể tóm tắt như sau:
- Lựa chọn được vật liệu hấp phụ phù hợp với công nghệ của hệ thống và khả năng vật liệu được sản xuất và cung cấp trong nước
- Lựa chọn và hoàn thiện qui trình lắp đặt hồn chỉnh cơng nghệ hệ thống thu
hồi hơi xăng dầu tại tổng kho trong quá trình xuất nhập, tổn trữ với qui mô phòng, thí nghiệm
- Nghiên cứu thiết kế và đề xuất triển khai hệ thống công nghệ thu hỏi hơi xăng dầu tại tổng kho Cần thơ trong quá trình xuất nhập và tổn trữ với tiêu chí: hệ
thống vận hành đơn giản, an toàn và hiệu quả
Trang 12
CHUONG I: TONG QUAN TAI LIEU I TINH HINH NGHIEN CUU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
= Trên thế giới hiện nay, tại một số các nước phát triển, hệ thống thu hồi hơi xăng dầu đã được triển khai lắp đặt và vận hành tại các tổng kho như: hệ thống,
dryvac vapor recovery system (duoc st dung tại Mỹ); hệ thong thu hồi hơi xăng đầu vru — vapor recovery unit (được sử dụng tại Nhật; hệ thống sử dụng công
nghệ màng (được sử dụng tại Đức) và một số các hệ thống được lắp đặt tại Trung Quốc Các hệ thống này thu hồi với hiệu suất rất cao từ 90 — 95% lượng thơi xăng
dầu thoát ra từ các kho chứa xăng d:
- Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, tuy
nhiên chưa có kết quả nào triển khai áp dụng trong toàn hệ thống của một tổng kho xăng dầu cụ thể Ngoài ra, do kinh phí đầu tư chuyển giao công nghệ của các hệ
thống thu hỏi hơi do nước ngoài chế tạo rất cao, nên các đơn vị kinh doanh xăng
đầu trong nước đã gặp phải những khó khăn trong việc đầu tư lắp đặt và chuyển giao công nghệ đối với cáchệ thống này
= Trén cơ sở nhu cầu thực tế và khả năng nắm bắt về công nghệ, nhóm nghiên
cứu đã chủ động tham khảo các công nghệ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay ở
một số nước phát triển, từ đó nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống phù
hợp với điều kiện công nghệ của doanh nghiệp Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên
cứu, xây dựng mô hình và áp dụng thử nghiệm tại Công ty Kết quả đạt được dự
kiến khi áp dụng thực tế có thể tiết kiệm được khoảng 5 ty déng/nam tổn thất về hơi xăng dầu tại tổng kho trong quá trình xuất nhập, tồn chứa
II CÔNG NGHỆ THU HỎI HƠI XĂNG DẦU
._ Nguyên tắc chung cho qui trình hoạt động của các hệ thống thu hỏi hơi xăng dau bao gồm 03 giai đoạn sau:
© Giai đoạn 01: Thu gom hơi xăng dâu
Hỗn hợp hơi xăng dầu — khơng khí thốt ra từ các bồn chứa trong tổng kho hoặc các trạm cấp phát xăng dầu được thu gom theo các tuyến ống về khu
vực của hệ thống thu hồi để được đưa vào hệ thống phân tách hơi xăng dau -
không khí
© GIai đoạn 2: Phân kích hơi xăng dẫu trong hỗn hợp
Hén hợp hơi xăng dầu - không khí được cho qua hệ thống phân tách(sử
dụng các phương pháp phân tách vật lý) để tách hơi xăng dầu thất thoát (các hydrocacbon nhẹ) ra khỏi hỗn hợp hơi xăng dần với không khí
œ@ _ GIai đoạn 03: Thụ hội hơi xăng dâu:
Trang 132.1 Các quá trình công nghệ sử dụng trong hệ thống thu héi hoi xăng dầu
-_ Các quá trình công nghệ thường được sử dụng phổ biến trong các hệ thống thu hồi hơi xăng dầu bao gồm: - Hấp phụ - Hấp thụ - Ngưng tụ (nén và làm lạnh) “ Quá trình tách bằng vật liệu màng
- Tùy thuộc vào điều kiện công nghệ thực tế tại tổng kho, các hệ thống thu hồi
thường sử dụng các quá trình kết hợp như: Hắp phụ - hấp thụ, nén - làm lạnh kết hợp hấp phụ, tách bằng vật liệu mành — hấp thụ
2.1.1 Hấp phụ
` Hơi xăng dầu thất thoát ra từ các quá trình tồn chứa, xuất nhập đưới dạng hỗn hợp của các hydrocacbon và không khí Dòng hơi hỗn hợp được cho qua cột hấp phụ để phân tách các hydrocacbon với không khí Trong cột hấp phụ có chứa
lớp vật liệu có tính hấp phụ chọn lọc, hấp phụ các phân tử hydrocacbon, các thành
phần khác (hơi nước, không khí) không bị hấp phụ sẽ đi ra ngồi mơi trường Các phân tử hydrocarbon bị phụ sẽ được giải hấp phụ bằng phương pháp tạo chệnh lệch áp suất (tạo áp suất chân không) khi vật liệu hấp phụ đã bão hòa
7 Để đảm bảo quá trình hấp và giải hấp hoạt động liên tục, trong các hệ thống,
thu hồi hơi luôn có ít nhất hai cột hấp phụ Một cột có chức năng hấp phụ thì cột
cồn lại có chức năng giải hấp Hiệu quả của quá trình hấp phụ trên thu hồi đạt trên 90% hơi xăng dầu thất thoát
2.1.2 Hấp thụ
= Quá trình hấp thụ thường sử dụng chất lỏng cùng loại, có áp suất hơi bão
hda(RVP — Ried Vapor Pressure) thấp để hấp thụ hơi xăng dần ở kiện nhiệt độ và áp suất môi trường hoặc điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp Hơi xăng dầu được hấp thụ tại cột hấp thụ, san đó hỗn hop sẽ đưa về bồn chứa
7 Các chất lỏng dùng để hấp thụ hơi xăng dầu thường sử dụng môi chất cùng loại như xăng, kerosene, điesel nhẹ, heavy naphtha, dung môi hữu cơ .Hiệu suất của quá trình hấp thụ phụ thuộc vào tính chất của hơi cần thu hồi và chất lỏng hấp
thụ, hiệu suất của quá trình thường trên 80%
2.1.3 Ngưng tự
Hoi xăng được làm lạnh trong các thiết bị trao đổi nhiệt với các tác nhân làm
lạnh để thu hỏi trực tiếp xăng ở dạng lỏng Trước tiên hỗn hợp hơi xăng, không khí được giảm nhiệt độ xuống khoảng 4°C, hơi nước trong hỗn hợp ngưng tụ lại và
được tách ra Hơi xăng được cho qua hệ thống làm lạnh thứ nhất, tại đây nhiệt độ
giảm xuống khoảng -40°C, sau đó giảm xuống khoảng -70°C tai hệ thống làm lạnh
thứ 2 Sau khi qua hệ thống làm lạnh thứ 2, hau như toàn bộ hơi xăng ngưng tụ
Trang 14nhân lạnh rất thấp (thường duéi -80°C), do vay chi phí vận hành hệ thống thu hồi
hơi theo nguyên lý này rất cao 2.1.4 Nền dưới áp suất cao
Áp suất và nhiệt độ là 2 yếu tố quyết định trạng thái của các phân tử vật chất
Hơi xăng thất thoát được cho qua hệ thống máy nén, sau đó qua hệ thống làm lạnh,
tại đây hơi xăng ngưng tụ thành đạng lỏng và được thu hỏi lại Trong hệ thống thu hồi hơi dạng này, nhiệt độ của tác nhân lạnh không yêu cầu phải quá thấp, nhưng
các thiết bị hoạt động ở áp suất cao nên chi phí dau tu, van hành vẫn khá cao
2.1.5 Phân tách bằng vật liệu màng
Vật liệu màng được phát triển khoảng sau năm 1960 Các phân tử hydrocacbon va khong khi khác nhau về kích thước phân tử, khả năng khuếch tán,
độ phân cực Dựa trên sự khác nhau này, hệ thống vật liệu màng được phát triển
tách các phân tử hydrocacbon với không khí Sau khi được phân tách
igu màng, các hydrocacbon được thu hồi bằng cách hấp thụ, hấp phụ
bằng vat
2.2 Một số hệ thống công nghệ thu hồi hơi xăng dầu phổ biến trên thế giới
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp hếp phụ, hấp thụ, ngưng tụ, nén, phân
tách bằng vật liệu màng, nhiều hệ thống thu hồi được thiết kế, lắp đặt và vận hành
ử dụng một phương pháp hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp trên Một số hệ
thống thu hồi hơi xăng dầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại hiệu suất thu hồi cao, có thể tham khảo như sau:
2.2.1 Hệ thẳng thụ hội hơi xăng dầu sử dụng kết hợp các phương pháp phân tách
bằng vật liệu màng, nén, làm lạnh, hấp phụ (được phát triển tại Đức) a) — Sơ đồ công nghệ
Cooling water supply Purified gas vented
Coping water retun Gasoline vapor
Gasoline tank
Vacuum punp t3 hi,
Hình 1.1 Sơ để công nghệ kết hợp các phương pháp phân tách bằng vật
Trang 15= Hơi xăng dầu thất thoát từ các bổn chứa trong quá trình tổn trữ, xuất nhập được thu gom lại và đua qua hệ thống máy nén, sau đó được làm lạnh và đi vào ¡ tách lỏng Tại đây, phẩn hơi xăng dầu hóa lỏng được thu hỏi về bổn chứa, phần khí không ngưng được cho qua hệ thống phân tách màng
- Tại hệ thống phân tách màng, bơm chân không được sử dụng để tạo chênh
lêch áp cho hệ thống Khi đó, chỉ có các phân tử hydrocacbon đi qua vật liệu màng và được đưa trở về hệ thống máy nén Phần khí không đi qua vật liệu màng còn lẫn
một phần các hydrocacbon, được cho qua hệ thống cột hấp phụ (sử dụng vật liệu
hấp phụ dạng rắn), các phân tử hydrocacbon bị giữ lại trong cột hấp phụ, còn không khí đi qua lớp vật liệu hấp phụ thốt ra ngồi môi trường Vật liệu hấp phụ sau khi di bao hòa được giải hấp bằng áp suất chân không (sử dụng bơm chân không), hơi sau khi giải hấp được đưa trở lại hệ thống máy nén
= Trong sơ đổ công nghệ trên, hệ thống sử dụng kết hợp cà ba quá trình: Nén
ở áp suất cao, tách bằng vật liệu màng, hap phu chon loc dé tach va thu héi hoi
xăng dâu
2.2.2 Hệ thẳng công nghệ thu hội hơi xăng dầu sử dụng kết hợp các phương pháp hấp phụ, hấp thụ (được phát triển tại Nhật, M7) a) Sơ đồ công nghệ
qor mm tzovamm) Process
Ped conse samen Serge 8080 PTSAE `" eanameocyT Dpesshon temp, 80 or ess @BKEARE~BIEPIA Operation press : Alms —23HPAR (@5Tom) (eatan #303950 Recosery system by haw sobbing by colqud mor nex Reotanylom meee asec tr sis Sipe RG527 8£ 27 veut secre pa
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ kết hợp các phương hấp phụ, hấp thụ
b) _ Mô tả qui trình công nghệ
Hơi xăng dâu thoát ra từ các bổn chứa trong quá trình tồn trữ, xuất nhập
được cho qua cột hấp phụ chứa vật liệu hấp phụ chọn lọc Tại đây, các phân tử hydrocacbon bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp phụ, phần không khí, hơi nước đi qua lớp vật hấp phụ ra ngồi mơi trường Trong hệ thống luôn có 2 (có thể nhiều hon 2 cột) cột hấp phụ hoạt động độc lập (hấp phụ và giải hấp) để đảm bảo
hệ thống hoạt động liên tục Khi một cột hấp phy da bao hòa được chuyển sang quá
Trang 16
trình giải hấp, cột thứ 2 sẽ được đưa vào hoạt động hấp phụ Bơm chân không được sử dụng để giải hấp các hydrocacbon bị hấp phụ trên bể mặt vật liệu hấp phụ
chọn lọc Hơi hydrocacbon sau khi được giải hấp sẽ đi qua cột hắp thụ và được hấp thụ bởi dòng lỏng là xăng, đầu có áp suất hơi bão hòa thấp để thu hỏi và hoàn lưu
về bồn chứa
IIL VAT LIEU DUNG DE PHAN TACH CAC HYDROCACBON TRONG
HE THONG THU HOI HOI XANG DAU 3.1 Chất hấp phụ chọn lọc
3.1.1 Zeolite
- Zeolite đã được sử dụng như là vật liệu hấp phụ chọn lọc và được sử dụng làm chất xúc tác cho nhiều quá trình phản ứng Zeolite có trong tự nhiên thuộc dạng ưa nước (hydrophilic) Hiện nay, vài trăm loai zeolite đã được tổng hợp, có cả loại ưa nước và ky nước (hydrophobic)
= Zeolite st dung trong hấp phụ hơi xăng dầu là loại ky nước và kích thước mao quan phi hop để hấp phụ tốt hơi xăng dau
líte chịu được nhiệt độ cao nên khi sử dụng làm vật liệu hấp phụ có thé
Zeolite dạng bột
Zeolite dang hat tre
Trang 17= Khi sử dụng zeoloite dạng hạt trong các cột hắp phụ, trở lực rất lớn, dạng hạt
trụ sẽ dễ dàng cho đòng khí đi qua các khe hở mà không đi qua các mao quản, nên
zeolite dang viên thường được sử dụng cho các cột hấp phụ ngoài thực tế
3.1.2 Than hoạt tính
= Do các hydrocacbon là chất không phân cực, để hấp phụ tốt thì loại than hoạt tính được sử dụng phải là loại không phân cực Trong quá trình điều chế than
hoạt tính, sau bước than hóa cần trải qua quá trình hoạt hóa nhằm tăng diện tích bẻ
mặt và làm giảm độ phân cực của than hoạt tính
hấp không quá 170°C để
# Nếu sử dụng nhiệt để giải hấp thì nhiệ
tránh trường hợp than hoạt tính
tính làm chất hấp phụ, giải hấp bằng áp suất chân không là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt thích hợp cho quá trình hấp phụ và giải hấp hơi xăng dẫn cháy, gây nguy hiểm Khi sử dụng than hoạt Than hoạt tính dạng bột Than hoạt tình dạng hạt trụ Hình 1.4: Các hình dạng than hoạt tính
- Than hoạt tính dang hat mesh thường được sư dụng cho các cột hấp phụ hơi xăng dầu, do có trở lực nhỏ, khe hở giữa các hạt khi đổ đồ đống nhỏ, khả năng hấp
Trang 183.1.3, Silicagel
- _ Théng thuéng, silicagel la chat ua nuée, direc sir dung lim vật liệu hút âm
Để sử dụng tốt cho quá trình hấp phụ hơi xăng dân, silicagel được xử lý loại bỏ các nhóm OH, nhằm làm tăng tính ky nước cho silicagel
- Có thể giải hấp chất bị hấp phụ ra khỏi silicagel bằng phương pháp nhiệt hay sử dụng áp suất chân không
Silicagel Siliacagel duoc thém phu gia mau
Hình 1.5: Các loại silicagel 3.1.4 Chất hdp phy polymer
Các polymer tổng hợp thường là chất không phân cực, sử dụng tốt cho quá trình hấp phụ hơi xăng dầu nhưng chỉ phí rất đắt Chỉ có thể giải hấp chất bị hấp phụ ra khỏi hạt polymer bằng áp suất chân không
3.2, Vat ligu mang (membrane)
Vật liệu màng là đạng chất hấp phụ chọn lọc đặc biệt, mới được phát triển
gần đây Với mục đích hấp phụ và thu hỏi hơi xăng dầu, loại vật liệu này được chế
tạo sao cho chỉ các hydrocacbon thẩm thấu và đi qua được, các thành phần khác
Trang 193.3 Tiéu chi la chon chất hấp phụ sử dụng cho hệ thống thu hồi
Qua các kết quả phân tích, chất hấp phụ sử dụng cho hệ thống thu hỏi hơi xăng dầu cần đạt được các tiêu chí sau:
- Có khả năng phân tách tốt (hấp phụ chọn lọc) các phân tử hydrocacbon trong hỗn hợp với không khí
= Dễ dàng giải hấp phụ sau khi đã hấp phụ bão hòa, thời gian sử dung dài
u tương đối rế
, chủ động nguồn cung cấp, hiệu quả kinh tế cao
Iv CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY TỒN THAT XANG DAU DO
BAY HƠI
Hao hụt xăng đầu trong trong quá trình tổn chứa và xuất nhập do rất nhiều nguyên nhân như:
- Hao hụt đo bay hơi
- Rồ rỉ xăng dầu từ các thiết bị như van xuất nhập, đường ống, bồn chứa
- Do tràn bổn
- Nhiễm lẫn các sản phẩm khác loại ” Hao hut do sai sé thiét bi do
Trong phạm vị của đề tài, nội dung nghiên cứu chỉ khảo sát các nguyên nhân gây tổn thất xăng dần do bay hơi trong quá trình xuất nhập và tồn chứa
4.1 Cơ sở lý thuyết
- Ở điều kiện tổn chứa trong một bổn kín tại các kho xăng dẫn, do thành phan
của hỗn hợp hơi xăng dầu có các hydrocacbon nhẹ (chủ yếu là các hydrocacbon C3-Cs) nên hiện tượng bay hơi vẫn xảy ra trên bề mặt xăng dầu chứa trong bồn Hiện tượng bay hơi xăng dau chỉ xảy ra khi khoảng trống chứa hơi trong bồn chứa chưa bão hoà Nghĩa là áp suất dư của hơi trong khoảng trống nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa ở trên bề mặt thoáng của xăng dần Các phần tử xăng dầu bay hơi sẽ toả ra khắp thể tích khoảng trống do kết quả của sự khuếch tán và đòng đối lưu Sở đĩ đồng đối lưu xuất hiện trong khoảng trống chứa hơi là do sự tăng, giảm nhiệt độ của môi trường không khí bên ngoài trong một ngày đêm, do tác động của ánh nắng mặt trời chiếu vào một phía gây nên Các đồng đối lưu sinh ra trong khoảng trống bay hơi sẽ làm cho hỗn hợp không khí với hơi xăng dầu bị đảo lộn, đỏng thời trực tiếp tạo nên lớp khuyếch tán ranh giới trên bề mặt chất lông Trên phạm vi của lớp ranh giới đó, không khí với hơi xăng đầu chỉ di chuyển khi bị khuếch tán mà thơi, cịn bên ngồi giới hạn của lớp khuếch tán hiện tượng đối lưu sẽ làm cân bằng nẵng độ hơi hỗn hợp trong toàn bộ khoảng trống
Trang 20KE RES LOLAY MAU BON †— PHẦN HƠI TRỌNG BON ————— §ANPHÁM XĂNG DÂU
Hình 1.7: Bồn chứa xăng dau
= Để đảm bảo an toàn cho các bổn chứa xăng dần (bén kín) không bị biến dạng do sự thay đổi áp suất hơi hỗn hợp của xăng dầu trong bồn chứa, các bồn chứa sử dụng một van điều áp(van thở) để khống chế áp suất của hỗn hợp hơi trong khoảng trống của chứa, thông qua việc đóng mở van thở Khi áp suất trong khoảng chứa hơi hỗn họp lớn hơn áp suất khống chế của van, hơi hỗn hợp sẽ thoát ra ngoài khí quyển qua van thở Khi áp suất trong khoảng trống chứa hơi hỗn hợp giảm (có độ chân không nhất định) thì không khí bên ngoài khí quyển qua van thở bổn Như vậy, khoảng trống chứa hơi hỗn hợp trong bổn luôn có sự lưu thông với khí quyển qua van thở, và do vậy các phần tử cất nhẹ của xăng dẫu bị thốt ra ngồi khí quyển, din đến thất thoát một lượng xăng dầu khá lớn ra ngồi mơi trường trong q trình tổn chứa, xuất nhập
7 Hao hut tén thất xăng đầu do bay hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do ban chất của từng loại xăng dâu, điều kiện nhiệt độ môi trường và bề mặt thoáng của xăng đâu tiếp xúc với khơng khí Ngồi ra, một số các yếu tổ khác như: điều kiện tỏn chứa (khí hậu, thời tiết của khu vực xung quanh kho), các đặc điểm thiết kế (kích thước, kiểu loại, khả năng chịu áp suất của bổn chứa ) và chế hoạt động của bản chứa (số lượng nhập xuất, luân chuyển trong năm, phan tram nhiên liệu chứa trong bồn) cũng ảnh hưởng đến lượng hao hụt tổn thất xăng dầu do bay hơi trong quá trình bảo quản, tiếp nhận và cấp phát
4.2 Thất thoát hơi xăng dầu trong quá trình tồn chứa
= Tén thét xing dau do bay hơi trong quá trình tổn chứa tĩnh (không có xuất nhập) là đo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài bổn chứa Ban ngày khí trời nắng, nhiệt độ môi trường tăng lên 1am cho a hồng khơng trong bản và nhiệt độ lớp xăng dầu trên mặt cũng tăng lên, đẫn đến hơi xăng dầu ở trong bén giấn nở ra Đồng thời từ mặt thoáng, các phản tử hydrocacbon nhẹ thoát ra và phân tán vào khoảng không gian trống trong bổn chứa làm tăng nồng độ hơi xăng dầu trong bồn, áp suất của khoảng trống trong bồn dan tang lên đến trị số khống chế
Trang 21(giá trị cài đặt) Khi áp suất này tiếp tục tăng, van thở của bổn chứa sé mở, hỗn
hợp không khí và hơi xăng dẫu thốt ra ngồi mơi trường
- — Ngược lai, ban đêm nhiệt độ môi trường giảm xuống làm cho nhiệt độ khoảng không trong bổn và nhiệt độ tại mặt thoáng giảm cũng giảm theo, thể tích khí trong bổn co lại, đồng thời một phần hơi xăng dầu ngưng tụ, làm giảm bớt néng 49 hoi trong bổn, áp suất của khoảng không trong bồn giảm dần đến giá trị áp khống chế Khi áp suất khoảng không giảm đến giá trị nhỏ hon áp suất khống chế của van thở (có độ chân không nhất định), van mở ra, không khí bên ngoài qua van thở bổ sung vào bồn cho đến khi cân bằng, van thở sẽ đóng lại
- Quá trình của một lần “thở ra" hỗn hợp hơi xăng dầu - không khí và “hít vào” không khí tại các bồn chứa xăng dầu như trên, diễn ra thành một chu kỳ do
thay đổi nhiệ môi trường trong một ngày đêm làm thất thoát xăng dầu trong quá trình tổn chứa
4.3 Thất thoát xăng trong quá trình xuất, nhập
- Tổn thất xăng dầu do bay hơi trong quá trình xuất nhập là do sự thay đổi thể tích và áp suất không gian trống trong bỏn chứa, dẫn đến phản không khí dư bão hoà hơi nhiên liệu thoát ra khỏi bổn chứa trong quá trình xuất nhập xăng dầu vào
bổn
- Khi bơm rót nhiên liệu vào bồn chứa, mức xăng dẫu trong bổn dần dan tang lên, thể tích không gian trống trong bổn chứa dần giảm xuống, hỗn hợp khí bị nén Jai và đo vậy, áp suất ở không gian trống trong bản tăng dần Khi áp suất của hỗn hợp khí tăng vượt quá áp suất khống chế của van thở thì van thở sẽ mở ra, hốn hợp khí bay ra khí quyển gây nên tổn thất hơi xăng dẳu Hơi hỗn hợp thoát ra cho đến khi áp suất hỗn hợp khí trong bổn giảm vẻ giá trị cài đặt, van thở sẽ đóng lại
7 Khi cấp phát xăng dầu cho các phương tiện tiếp nhận, mức xăng dẫu trong bổn giảm dần, khoảng trống chứa hơi trong bể tăng lên, áp suất hơi riêng phan của hơi xăng dần giam, din đến áp suất chung của khoảng không trong bồn chứa cũng, giảm Kết quả là van thở mở, không khí từ bên ngoài được hút vào bổn Đồng thời,
tại bề mặt thoáng, xăng dầu bay hơi để cân bằng áp suất (bù áp) Quá trình bay hơi
Trang 223 -,HN Phi xông nâu LƯUURNERE mm
Hình 1.8: Xuất xăng dầu ra phương tiện thủy 44, Các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất xăng dầu do bay hơi
Qua phân tích tổn thất xăng dau do bay hơi trong quá trình xuất nhập và tổn chứa, thất thoát xăng dầu do bay hơi chủ yếu là đo hơi xăng dầu thốt ra mơi trường khí quyển qua van thở khi áp suất hơi trong bồn chứa kín lớn hơn áp suất khống chế của van thở Sự thất thoát này là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sự tăng nhiệt độ môi trường xung quanh bốn chứa khi tân trữ: Nhiệt độ môi
trường bên ngoài tăng, dẫn đến nhiệt độ hốn hợp hơi xăng dau — không khí trong, bổn tăng và giấn nở làm tăng áp suất trong bản, van thở mở, hơi xăng dầu thốt ra mơi trường bên ngoài, gây tốn thất
- Su thay adi thé tich không gian tréng trong bdn chita trong quad trình xuất nhập: Khi xuất, nhập xăng dẫu, thể tích không gian trống trong bồn chứa thay đổi, dẫn đến áp suất hỗn hợp hơi xăng — không khí thay đổi Khi thể tích không gian trống trong bổn giảm (nhập), hỗn hợp bị nén, dẫn đến áp suất hơi hỗn hợp trong bồn chứa tăng, van thở mở, hơi xăng dầu thoát ra môi trường, gây tổn thất
Khi thể tích không gian trống tăng (xuất), áp suất hơi hỗn hợp giảm, xăng dầu bay hơi mạnh trong bỏn Vì vậy, khi nhiệt độ môi trường tăng, hoặc khi nhập lại, lượng thất thoát hơi xăng dầu tăng, gây thất thoát lớn
V CÁC YẾU TÔ ẢNH HƯỚNG ĐẾN LƯỢNG TIỂU HAO XĂNG DẦU TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT NHẬP VÀ TỎN CHỨA TẠI CÁC KHO”
Qua khảo sát các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất xăng dầu do bay hơi thì các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu hao xăng dầu do bay hơi bao gồm yếu tố sau:
- Bản chất của xăng dần chứa trong bổn - "Thể tích của xăng dau chứa trong bổn
- Nhiệt độ và áp suất môi trường xung quanh kho chứa
5.1 Tính chất xăng dầu
Trang 23hy-drocacbon dé bay hơi Chỉ tiêu đánh giá khả năng bay hơi của của xăng dầu là áp suất hơi bão hoa (RVP — Ried Vapor Pressure) Theo định nghĩa: “ Ap sudt hoi bão
hòa là áp suất mà pha hơi tác động lên bề mặt pha lỏng ở một nhiệt độ nhất định,
trong điều kiện cân bằng pha" Áp suất hơi bão hoà được đo trong bình chịu áp
tiêu chuẩn gọi là bom ríed ở nhiệt độ 37,8°C
- Ấp suất hơi bão hòa càng cao thì khả năng bay hơi của chất lỏng càng lớn, hao hụt càng nhiều Do vậy tổn thất do bay hơi của các sản phẩm xăng dần chủ yếu là xăng nhiên liệu, condensate, naphtha Nhiên liệu diesel (DO) và kerosene (KƠ) có áp suất hơi bão hoà rất thấp nên tổn thất do bay hơi đối với DO, KO là không đáng kể
- Trị số RVP của xăng dầu phụ thuộc vào thành phần các cấu tử nhẹ trong
xăng dầu Tthành phần các cấu tử nhẹ càng nhiễu thì RVP càng cao Trong thành phần của condensate Rồng Đôi, thành phần các hydrocacbon từ C1 — C4 cao hơn so với condensate Nam Côn Sơn, nên mac di cd ty trong nang hon (condensate nang) nhung condendate RD van có áp suất hơi bão hda cao hon condensate NCS (xem bang) Bang 1.1: Thanh phan các cấu tử nhẹ va áp suất hơi bão hòa
STT Tink chat Giá
Nam Côn Sơn Rồng Đôi 1 | Áp suất hơi bão hòa, kPa 71 88 2 Tỷ trọng, kg/l 0/7338 0.7686 3 Tổng C1-C4, %k] 4.888 6.205 Thành phận các cầu tử nhẹ, % khối lượng, Metane 0.000 0.000 Etane 0.000 0.000 4 Propane 0.488 1.120 i-Butane 1.485 2.036 n-Butane 2.915 3.049 i-Pentane 5.148 3.466 n-Pentane 4.381 2.724
7 Tổng thanh phan % khối lượng các cấu tử nhẹ trong condensate Nam Con Sơn ít hơi trong condensate Rồng đôi, đặc biệt là propane va i-butane Do vậy con- đensate Rồng đôi có RVP cao hơn Trong thực tế sản phẩm naphtha của conden- sate Rồng đôi có RVP rất cao 100 kPa) nên gây ra hao hụt tồn chứa rất lớn (xem bảng)
- Tại tổng kho, khảo sát ảnh hưởng của áp suất hoi bao hòa đế lượng hao hụt
Trang 24Bảng 1.2: So sánh hao hụt của sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi bão hòa khác nhau Sản phẩm có RVP >100 kPa Sản phẩm có RVP <75 kPa (light naphtha) (xăng thành phẩm)
Ngày/tháng/năm | Hao hut (lit) |Ngày/thángnăm| Hao hụt (lí) 5/3/2012 (1,410) 1/3/2012 721 8/3/2012 (4,401) 3/3/2012 (447) 10/3/2012 (6,242) 5/3/2012 429 12/3/2012 (6,439) 8/3/2012 (142) 15/3/2012 (6,588) 9/3/2012 (291) 16/32012 (6,477) 12/3/2012 158 17/3/2012 (6,561) 13/3/2012 (16) 19/3/2012 (7,098) 14/3/2012 (1,965) 23/3/2012 (8,842) 15/3/2012 (132) 26/3/2012 (8,581) 17/3/2012 (89) 27/3/2012 (9,240) 19/3/2012 (1,097)
(Khdo sit cde bén light naphtha va xdng trong thing 032012- NVO)
5.2 Thé tich chira ciia xing dau trong các bổn chứa
- Trong diéu kién can bang vé 4p suất của hơi hỗn hợp trong bồn chứa với áp suất tại mặt thoáng của xăng dản, thể tích chứa xăng dần càng nhỏ thì thể tích không gian trống trong bổn càng lớn (bổn không có mái phao), din đến nồng độ hơi xăng dẫu trong hơi hỗn họp càng nhiều Khi nhiệt độ tăng trong quá trình tồn chứa hoặc khi thay đổi thể tích không gian trống trong bản trong quá trình xuất nhập, lượng thất thoát xăng dầu qua van thở càng nhiều
= Theo CARB (California Air Resources Board), đối với các bổn nổi với mái
cố định, lượng hao hụt hơi xăng dâu trung bình trong một tháng được tính theo
phương trình AP-42 như sau:
Ls=nVvWvKeKsP! qd)
Trong đó:
- Ls: Lượng hơi xăng dầu hao hụt (Ib) ~n: số ngày chứa trong tháng
- Vv: Thể tích hơi hốn hợp thất thoát (f3) - Wv: Tỷ trọng hơi hỗn họp (f†3/Ib)
Trang 25- Ks: Hệ số bão hòa của hỗn hợp hơi thoát ra Thể tích Vv được tính theo công thức:
Ww = (⁄4)*D?*Hvo PÌ @) - D: đường kính bồn chứa
Hyo = Hs — H) + Hpo @)
Với Hs: Chiều cao bổn, ft
- Hị : Chiều cao trung bình mực chất lỏng trong bổn, ft
- Hvo: chiều cao tương đương mái bồn chứa (bồn mái bằng: H = 0) = Thể tích xăng dầu chứa trong bỏn càng ít, Hvo càng lớn, lượng hơi xăng
đầu Ls thất thoát càng nhiều và ngược lại
7 Khảo sát tổn thất bay hơi đối với một bổn chứa kín trong trong trạng thái tĩnh, có mức chứa xăng dầu (9% thể tích) khác nhan trong môt chu kỳ thở như sau:
Bang 1.3: Tén thất bay hơi ở các thể tích chứa khác nhau trong 01 bồn Áp suất hơi Độ chứa đầy của bể, % thể tích chứa (sl) 05 0.6 0.7 0.8 7 432 345 259 173 8 568 454 341 227 oe 762 609 457 305
- Tại tổng kho NVO, số liệu hao hụt tồn chứa do bay hơi ở các mức chứa khác
nhau được thẻ hiện trong bảng,
Bảng 1⁄4: So sánh hao hụt của sản phẩm dầu mỏ có mực chứa khác
nhau trong 01 bên tại tổng kho NVO
- chiêu ©40 | nhiệt độ Hao hut
Ngày mức dâu oc Ty trong lít
(mm) (°C) (lit)
52/2012 | 5,670 27.80 0.7326
Trang 26-_ (Khảo sát bên TK-202, trong tháng 05/2012- NVO) 5.3 Nhiệt độ môi trường xung quanh kho chứa
7 Áp suất khí quyển tăng hoặc giảm gây nên sự chênh lệch áp suất giữa bên
ngoài và bên trong bồn làm cho bổn sinh ra quá trình “thở ra”, nhưng sự thay đổi áp suất khí quyền là rất nhỏ và đo tổn thất bay hơi không đáng kể
- Khi nhiệt độ môi trường tăng, thể tích chất lỏng và hỗn hợp hơi chưa trong bổn giấn nỡ mạnh làm tăng áp suất trong bổn chứa Khi áp suất hơi trong bổn lớn
hơn áp suất cài đặt của van thở, van thở mở, hơi xăng dâu thoát ra ngồi Nhiệt
trong mơi trường tồn chứa càng cao, hao hụt tổn thất hơi xăng dần càng nhiều Sự
phụ thuộc vào nhiệt độ của lượng hơi thất thoát được thể hiện qua các công thức:
Pva= exp [A- (B/Tuaj] '! (4)
Trong đó:
- PVA: 4p suất hơi hn họp tại bề mặt thoáng xăng dầu trong bổn ở nhiệt độ trung bình
-A, B là các hệ số hiệu chỉnh đổi với RVP của xăng dầu -_ TLA: nhiệt độ trung bình tại bề mặt chất lỏng
Hoặc
KE = [(A TV/TLA)] + [(A PV-A PBY/(14.7-PVA)] © (5)
Trong đó:
- KE =Hé 86 giấn nỡ của xăng dầu trong (1)
- ATV =Chénh lệch nhiệt độ hoi hén hop, OR
- APV =Chénh lệch áp suất hơi hén hop, psi
- APB =Chénh lệch áp suất thực với giá trị cài đặt của van thở, psi
- 14.7 = Ap suất khí quyển, psi
8 Nhiệt độ chứa càng cao, áp suất hơi Pya và hệ số giấn nở theo nhiệt độ càng
lớn dẫn đến hao hut Ls càng lớn Ngồi ra, trong cơng thức (5), hệ số giãn nở tăng,
khi chênh lệch nhiệt độ càng lớn, và do đó lượng hơi xăng dầu thất thoát càng
nhiều
VI MOT SO BIEN PHÁP HẠN CHẾ SỰ BAY HƠI XĂNG DẦU TRONG TON CHUA VA XUAT NHAP
Trang 27thấp Do vậy, nhằm hạn chế sự tổn thất bay hơi xăng dầu có thể sử dụng một số
biện pháp sau:
6.1 Giảm hao hụt trong quá trình tổn chứa
- Lượng hao hut do bay hơi xăng dau trong quá trình tổn chứa phụ thuộc chủ
yếu vào diện tích mặt thoáng trong bỏn và độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm của môi trường xung quanh khu vực bồn chứa Vì vậy để hạn chế bay hơi hao hụt tự
nhiên phải giảm diện tích mặt thoáng, giảm không gian trống trong bổn, giảm
chênh lệch nhiệt độ của bổn trong bể trong một ngày đêm Có thể sử dụng một
các biện pháp sau:
= Tén chita xing dau trong bể chứa theo đúng khả năng chita day tir 95% dén 97% thể tích để giảm khoảng trống chứa hơi
- Tăng áp suất van thở tới mức cho phép nhưng vẫn đảm bảo an toàn bổn chứa và/hoặc tập trung hơi xăng dầu từ các bể chứa (nối thông khí hơi giữa các bể với nhau) để giảm thời gian bay hơi
- Lấy mẫu và đo mức xăng dầu vào sáng sớm là lúc có cường độ bay hơi nhỏ -_ Lắp đặt mái phao nổi hoặc sử dụng các phao mỗi làm bằng chất dẻo, bi cầu rỗng
= "Thường xuyên kiểm tra độ kín và bảo đưỡng van thở nhằm hạn chế sự hao
hụt dầu bay hơi tự nhiên
- Giảm biên độ dao động của nhiệt độ bồn chứa bằng cách sơn lớp sơn phản xạ nhiệt, chôn bể ngằm dưới đất, tưới mát bằng nước
6.2 Giảm hao hụt trong quá trình xuất nhập
= Trong thao tác mỗi lần bơm xuất nhập xăng dần vào bổn, bơm chuyển bồn xăng dầu từ bồn này sang bổn khác, không những tiêu hao công suất của bơm mà cồn gây tổn thất xăng dau do bay hơi
7 Khi tiếp nhận xăng dầu vào bổn, nên tiếp nhận xăng dầu vào bổn với lưu
lượng lớn Bởi vì, trước khi tiếp nhận xăng dần, các bồn chứa thường có mức chứa
thấp, hỗn hợp hơi xăng dầu trong bổn chứa nhiều không khí Khi bơm xăng dầu vào áp suất trong bổn tăng dần, đến khi vượt quá mức tới hạn của van thở thì hỗn hợp hơi xăng dầu và không khí bắt đầu thốt ra ngồi Nhưng áp suất khoảng trống, trong bồn(áp suất trên bề mặt xăng đản) tăng thì hiện tượng bay hơi của xăng dầu trong bổn càng giảm Vì vậy, nếu thời gian bơm chuyển, tiếp nhận càng nhanh, áp
suất hơi tăng nhanh, lượng xăng dâu bay hơi giảm, nông độ hơi xăng dẫu trong hỗn
hợp hơi đang nhỏ thì hơi xăng dầu thốt ra ngồi càng ấ Ngoài ra, thời gian bơm
càng nhanh thì thời gian “thở” của bổn càng ngắn Nhờ vậy, mà giảm được lượng
Trang 28VII LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO HỆ THÓNG
7.1 Cơ Sở Lựa Chọn 7.1.1 Thành phải
của hơi xăng dẫu khi thất thoát ra môi trường
Hoi xăng dầu thất thốt ra mơi trường chủ yếu bao gồm hỗn hợp các phân tử
hydrocacbon nhẹ (khoảng từ C1 đến C7), oxy, nitơ, hơi nước Tính chất của một số
thành phần chính trong hỗn hợp hơi xăng dẫu như sau:
Bang 1.5: Thanh phan và tính chất của hỗn hợp hơi xăng dầu
qr | Thành | Tình phân | Đường kinh | Nhiệt đệ | % mol phần cực phân tử (A°)|_ sôi CC) 1_| Propane Không 48 -42 1,621 2_|i-Butane Không 5,8 -H 2,86 3 |n-Butane Không 5,7 -0,5 5,097 4_|i-Pentane Không 6,6 28 4,309 5 |n-Pentane Không 6,6 36 3.715 6 |n-Hexane Không 74 69 0,566 7_| n-Heptane Không 84 98 § | Benzene Kém 6 80 5 9_| Nito (Ny) Không 11 -195 65,418 10_| Oxy (Q) Không 1,4 -183 16,344 11 | Hơinước Mạnh 12 100 5 (Phiêu kết quả thử nghiệm hơi xăng dầu phân tích ngày 02/06/2011) is
- Tink phan cc: Hau nhw toan b6 cae phan ti hydrocacbon cn thu héi trong hỗn hợp hơi có tính không phân cực hoặc phân cực kém (benzen), ngoại trừ hơi nước có tính phân cực mạnh
- Kinh tước phân hử: Các phân tử trong không khí như oxy, nito, hơi nước có ính thước phân tử nhỏ hơn hẳn so với kích thước các phân tử hydrocacbon trong tốn hợp
-_ Nhiệt độ sôi: Các phân tử hydrocacbon có nhiệt sôi lớn hơn hẳn so với oxy, nitơ nhưng lại thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước Trong hệ thống thu hồi hơi xăng dầu cần sử dụng quá trình hấp phụ vật lý, khi đó lực liên kết chủ yếu là
lực Wanderwal Vật hiệu hấp phụ ưu tiên hấp phụ các phân tử có nhiệt độ sôi
cao
7.1.2 Chọn vật liệu đỗ phân tách hỗn hợp hơi xăng dầu — không khí
- Vật liệu hấp phụ được chọn lựa sử dụng để tách và thu hỏi hỗn hợp hydro-
Trang 29© — Cétinh khdng phan cue hoae phân cực kém (tách hơi nước)
= C6 le lién két Wanderwal ưu tiên với các hydrocacbon hơn với oxy, nito
của không khí (tách oxy, nitơ) Hoặc:
Có kích thước mao quản có thể chỉ giữ lại các hydrocacbon
” Các chất hấp phụ có các đặc tính trên có thể sử dụng: Than hoạt tính không phân cực(hoặc phân cực kém); Zeolite loại không phân cực; Chất hấp phụ poly-
mer; Vật liệu màng
a) —_ Than hoạt tính loại không phân cục:
+ Uí điểm; giá thành rẻ, diện tích bề mặt riêng lớn, khả năng hap phụ hơi xăng đầu lớn Tại Việt Nam có thể sản xuất được than hoạt tính đáp ứng yêu cầu chất lượng sử dụng cho thu hỏi hơi xăng dầu
e — Nhược đổi
b) Zeolite loại không phân cục:
thời gian sử dụng của than hoạt tính ngắn (khoảng 6 tháng)
& Uke điển: điện tích bề mặt riêng lớn, khả năng hấp phụ lớn Thời gian sử dụng của zeolite tương đối lớn (trên 2 năm)
«@ — Nhược đi iá thành đắt, tại Việt Nam không sản xuất được nên bị động
về nguồn cung và khó kiểm soát chất lượng ©) — Chất hdp phy polymer: œ i_điễn: khả năng hấp phụ lớn, độ chọn lọc cao, thời gian sử dụng dài e Nhược đi
iá thành đắt, phải nhập khẩu từ nước ngoài 4) — Vat ligu mang:
© Uke diém: kha nang phan tach cdc phân tử hydrocacbon trong hỗn hợp hơi
xăng dần lớn, hoạt động theo cơ chế thẩm thấu chọn lọc nên có thể hoạt
động liên tục, thời gian sử dụng lâu (trên 5 năm)
phải nhập công nghệ từ nước ngoài
= Qua phân tích thành phần và tính chất của hỗn hợp hơi xăng dần, ưu va
nhược điểm của các chất hấp phụ, nhóm nghiên cứu chọn lựa chất hấp phụ là than hoạt tính không phân cực Loại vật liệu này rất phổ biến và được sản xuất tại Việt
Nam với giá thành tương đi
7.1.3 Chọn phương pháp để thu hội hơi xăng dẫu
- §au khi phân tách hơi xăng dầu với hỗn hợp không khí, để thu hỏi lại hơi này có thể dùng phương pháp nén, làm lạnh ngưng tụ hoặt hấp thu bang dung mdi xăng dâu
© Phương pháp nén: hơi xăng dầu được nén dưới áp suất cao, sau đó được làm lạnh để chuyển sang dạng lỏng và thu hỏi lại Phương pháp nén có công
nghệ đơn giản nhưng chỉ phí đầu tư thiết bị, vận hành cao, đòi hỏi độ an toàn
Trang 30= Phương pháp hấp thụ: hơi xăng san khi được phân tách với hỗn hợp không khí được hấp thụ để thu hồi lại bằng naphtha (heavy naphtha) hay xăng dạng, lỏng Phương pháp hấp thụ đòi hỏi phải thiết kế tháp hấp thụ, van hanh dé dang, đạt hiệu suất thu hồi cao nhất Phương pháp này có chi phi vận hành
tương đối thấp, độ an toàn cao
- Phương pháp hấp phụ sử dụng các dung môi cùng loại như kerosene, heavy naphtha với các thiết bị sặn có trong Nhà máy, công nghệ đơn giản đã được nhóm
nghiên cứu chọn lựa cho hệ thống thu hồi tại tổng kho
7.2 Lựa Chọn Qui Trình Công Nghệ Thu Hồi Hơi Tại Tổng Kho
- _ Căn cứ vào cơ sở lựa chọn vật liệu phân tách và phương pháp thu hồi hơi xăng đản, nhóm nghiên cứu đẻ xuất và lựa chọn qui trình công nghệ thu hồi hơi xăng dâu tại tổng kho NVO — Cần Thơ như sau:
Sơ đô công nghệ (xem trang sau)
Hệ thống hoạt động bao gồm 02 quá trình hấp phụ và hấp thụ kết hợp: © Hấp phụ: Phân tách hỗn họp hơi xăng dầu với khơng khí
© Hấp thự: Thu hồi lại hơi xăng dầu và hoàn lưu về bồn chứa
7.2.1 Thuyết mình qui trình công nghệ
Hỗn hơi xăng dần bao gồm các hydrocacbon nhẹ(thành phần của xăng dần) và khơng khí, thốt ra khỏi bổn chứa trong quá trình xuất nhập và tổn trữ tại tổng kho, được thu gom lại và cho qua cột hấp phụ chứa chất hấp phụ Chất hấp phụ có tác dụng hấp phụ và giữ lại các hydrocacbon trên bể mặt, đồng thời không khí không bị hấp phụ thoát ra khỏi cột và đi ra môi trường bên ngoài Khí than hoạt tính trong một cột hấp phụ đã bão hòa, cột này được chuyển sang quá trình giải hấp, hơi hỗn được đưa vào cột hấp phụ thứ 2 cho quá trình hấp phụ
- Chất hấp phụ sau khi đã hấp phụ bão hòa, sẽ được giải hấp bằng phương pháp tạo chệnh lệch áp sử dụng áp chân không Bơm chân không được sử dụng để tạo được áp suất tuyệt đối nhỏ hơn 6kPa, tạo áp chân không cho cột hấp phụ Hơi được giải hấp có nông độ hydrocacbon cao qua bom chân không đi vào tháp hấp thụ Tại tháp hấp thụ, các hydrocacbon này được thu hỏi lại bằng cách cho tiếp xúc với chất hấp thụ là heavy naphtha (hoặc xăng) có áp suất hơi bão hòa thấp và được đưa về bồn chứa Phần hơi thoát ra từ đỉnh tháp hấp thụ được quay về tuyến ống đầu vào cột hấp phụ để được hấp phụ lại
7.2.2 Các thiết bị chính
Hệ thống thu hỏi hơi xăng dần sử dụng công nghệ hấp phụ - hấp thụ bao gồm các thiết bị chính san đây:
= 92 cột hấp phụ: hoạt động độc lập và luôn phiên thực hiện quá trình hấp phụ
và giải hấp phụ
- 01 bơm chân không: có thể tạo áp suất tuyệt đối nhỏ hơn 6kPa (có thể sử dụng 2 bơm, 01 hoạt động, 01 dự phòng)
Trang 321.3
CHUONG II: THUC NGHIEM
LU'A CHON CHAT HAP PHU Chuẩn bị nhiên liệu, hóa chất
Chất hấp phụ (05 loại, ký hiệu: A1, A2, A3, A4, A5)
Xăng (hoặc heavy naphtha): Nguồn cung cấp từ Nhà máy NVO Nitơ (N2) Khí nén Trang thiết Bị, dụng cụ 01 chai nitơ (khí nén) 01 bình tam giác thể tích 1 lút, có chia vạch (chứa xăng hoặc naphtha dang lỏng)
01 cột hấp phụ dạng hình trụ đứng, đường kính 49mm, chiều cao 700mm (có
chứa than hoạt tính)
01 bơm chân không, tạo áp chân không <10kPa
01 Máy đo đo hàm lượng hydrocacbon để kiểm soát khả năng hấp phụ hơi xăng của than hoạt tính
Qui trình thực nghiệm
= Trinh ty thuc hiện lần các thực nghiệm sau:
© Thực nghiêm I: Xác định độ hấp phụ hơi xăng dầu của các chất hấp phụ
mẫu AI, A2, A3, A4, A5
© Thực nghiêm 2: Xác định độ hấp phụ hơi nước của chất hấp phụ
S Thực nghiệm 3: Đánh giá khả năng tái sinh của vật liệu hấp phụ 1⁄4 Tiến hành thực nghiệm - Mỗi thực nghiệm đều sử dụng các bước thực hiện quá trình hấp phụ và giải hấp như sau: 1.41 Quá trình hấp phụ 1 _ Cho chất lỏng (xăng) vào bình tam giác, ghi lại mực chất lỏng trong bình 2 Đổ đẩy than hoạt tính vào cột hấp phụ, ghỉ lại khối lượng than hoạt tính trong cột
Lắp hệ thống thiết bị như trên sơ đồ, khóa tất cả các van lại
4 — Mở van số 1, số 2, điều chỉnh tốc độ đòng khí sao cho chất lỏng
Trang 3322
Sử dụng máy đo LEL để ghi nhận lại hàm lượng hydrocacbon trong
đồng khí đầu vào tại đầu ra của van số 2
Đóng van số 2 lại, mở van số 3 và van số 4 để cho dòng khí đi qua cột hấp phụ than hoạt tính
Do néng d6 hydrocacbon trong dòng khí dau ra của cột hấp phụ (đầu ra van số 4)
Ghi lại thời gian và mực chất lỏng trong bình khi nồng độ LEL do
được trong dang khí sau cột hấp phụ dat 5%
Quá trình giải hấp
Khi nồng độ LEL trong dòng khí sau cột hấp phụ đạt 5%, khóa van số 1,3, 4 lại, mở van số 5, đừng quá trình hấp phụ
Mở bơm chân không đi
Đo nỗng độ LEL trong dòng khí, ghi nhận lại áp suất chân không khi hydrocacbon được giải hấp khỏi bê mặt than hoạt tính iến hành quá trình giải hấp œ Vepor out
Hinh 2.1: Sơ để thí nghiệm hấp phụ - giải hấp THUC NGHIEM TREN MO HiNH HE THONG PILOT
Chuẩn bị nhiên liệu, hóa chất
Chất hấp phụ A4: 40kg (sử dụng cho 02 cột) Chất hấp thy (heavy naphtha): 200 lit
Nguồn điện (sử dụng cho bơm, van điện từ)
Các thiết bị chính trong hệ thống
(xem sơ đỏ công nghệ trang sau)
Trang 342.2.2 3.2.3 243 2.3.1 = Số lượng :02 - Đường kính, mm :254 - Chiều cao tổng, mm :1500 7 Chiều cao lớp hấp phụ, mm :1000 Cột hấp thụ tư Số lượng :01 - — Đường kính , mm :152 “ Chiều cao tổng, mm :2700 “ Chiều cao lớp đệm , mm :2000 Các thiết bị thác
- 81 Máy tạo độ chân không
-_ 01 bơm môi chất hắp thu (heavy naphtha) 7 01 bình chứa xăng đầu 7 01 bình chứ môi chất hấp thu = 01 binh chita hén hop lỏng sau hấp thụ - 04 van điện từ - Hệ thống van, đường ống - 01 May do néng dé hydrocacbon
Van hanh hé thong pilot
Kiểm tra trước khi vận hành
Hệ thống được kiểm tra độ kín, tình trạng hoạt động của thiết bị đảm bảo
an toàn trước khi vận hành thử nghiệm
2.3.2
Nhiên liệu (xăng) đã được đưa vào bình chứa (mực dưới 50% để tăng khả năng bay hơi)
Vật liệu hấp phụ đã được nạp vào cột (thử kín sau khi nạp, lắp đặt) Nguồn điện sẵn sàng Vận hành thdng pilot Kiểm tra tất cả các van ở trạng thái đóng, trình tự thao tác vận hành hệ thống như sau:
1 Mở van V-01 để đồng hơi xăng thoát khỏi bình chứa
2 Cấp điện để mở các van điện từ CV-01A, CV-03A
3 Sử dụng máy đo nồng độ hydrocacbon để kiểm soát nồng độ khí đầu ra
của cột hấp phụ C-01A Khi nồng độ LEL đạt 5%, đóng các van điện từ
Trang 35cặp van C-01A, CV-03A và C-01B, CV-038 được thực hiện một cách tự động và luôn phiên theo thời gian chụ kỳ da duce cdi Gat)
Mở van CV-02A, V-02, V-03, V-04,
5 Chạy bơm chân không P-01 để tiến hành quá trình giải hấp phụ, đồng thời chạy bơm ly tâm P-02 để tiến hành quá trình hấp thụ, lưu lượng dòng
chất hấp thụ là 200Vh
Kiểm tra nồng độ LEL tại đầu ra của bom chân không, khi không phát hiện nồng độ LEL thì đừng quá trình giải hấp và hấp thụ
Trang 36CHUONG III: KET QUA VA BINH LUAN
I CHAT HAP PHY VA CONG NGHE CUA HE THONG 1.1 Chất hấp phụ (Thực nghiệm tại phòng thí nghiệm)
1.1.1 Thực nghiêm 1: Xác định độ hấp phụ hơi xăng dầu của các chất hấp phụ mau Al, A2, A3, A4, A5, sử dụng dòng khí nitơ sục qua bình chứa xăng (dang lỏng) Bang 3.1: Xác định độ hấp phụ hơi xăng dầu của các chất hấp phụ (ph lực 01 ~ 05)
TT | Loại chất | Khối lượng | Thể tích xăng bị | Độ hấp phụ
hấp phụ | chấthấp phụ | hấp phụ khi hơi xăng
(ke) meray | nies) 1 Al 1 60 50 2 A2 1 40 40 3 A3 1 120 133 4 A4 1 145 170 5 AS 1 110 122
Trong điều kiện đã loại ẩm trong hốn hop hơi thát ra và cùng với một
lượng chất hấp phụ, các chất hấp phụ A1, A2 có độ hấp phụ kém hơn nhiều so với các chất hấp phụ A3, A4, A5, chất hấp phụ A4 có độ hấp phụ cao nhất Do vậy, các chất hấp phụ mẫu A3, A4, A5 được chọn để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo
1.1.2 Thực nghiêm 2: Xác định độ hấp phụ hơi hỗn hợp xăng dầu — không khí của các chất hấp phụ A3, A4, A5 khi sục dòng không khí qua bình chứa xăng (dạng lỏng) Bang 3.2 : Xác định độ hấp phụ hơi xăng dầu - không khí của các chất hấp phụ (phự ác 06 - 08)
TT | Loại chất | Khốilượng | Thétich xan bj | Độ hấp phụ
Trang 37Thể tích xăng bị hấp phụ (ml) Độ hấp phụ hơi xăng (ml/kg) =
Khối lượng chất hấp phụ (kg) - Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, khi sục dòng không khí vào bình mẫu chứa
# Độ hấp phụ hơi xăng của các loại vật liệu A3, A5 giảm s# Độ hấp phụ của vật liệu hấp phụ A4 không thay đổi
= Kết quả này cho thấy, khi đưa không khi bình chứa, các thành phần trong không khí như khí oxy, nitơ, hơi nước trong hỗn hợp hơi thoát ra bị hấp phụ
một phản trên các chất hấp phụ mẫu A3, A5 chiếm và che lấp diện tích bề mặt hấp
phụ, đẫn đến độ hấp phụ hơi xăng dâu bị giảm Trong khi đó, chất hấp phụ mẫu A4 không hấp phụ (hoặc hấp phụ kém) các thành phản không khí nên A4 có độ hấp phụ hơi xăng dầu không thay đổi
1.1.3 Thực nghiêm 3: Đánh giá khả năng tái sinh của chất hấp phy Ad
= Chất hấp phụ A4 có độ hấp phụ hơi xăng dầu cao (170ml/kg) và hấp phụ chọn lọc hơi xăng dầu trong hỗn hợp hơi xăng dầu — không khí thích hợp sử dụng làm chất hấp phụ hơi xăng dầu trong hệ thống thu hỏi Để đánh giá thời gian tái
sinh trong quá trình sử dụng, chất hấp phụ A4 được chọn để thực hiện lập lại các
quá trình hấp phụ và giải hấp, kết quả thu được như sau: Sau 18 chu kỳ hấp phụ
- giải hấp, độ hấp phụ của vật liệu A4 giảm 50% Như vậy sau 180 chu kỳ hấp phụ - giải hấp thì vật liệu hấp phụ cần phải được thay mới cho cột hắp phụ (kết quả chỉ tiết xem tại phụ lục 09)
giải hấp, các hydrocacbon bị giữ lại trên bề mặt than hoạt tính không được giải hấp hoàn toàn, một phần nhỏ vẫn còn bị giữ trên bé mặt than Sau
một khoản thời gian sử dụng, nhiều phân tử hydrocacbon bị giữ lại và liên kết bền
với bề mặt than hoạt tính, làm giảm số tâm hấp phụ Do đó khả năng hấp phụ của than hoạt tính bị giảm
1.1.4 Kết luận
- Qua tiến hành thực hiện các thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn
được chất hấp phụ mẫu A4 sử dụng làm vật liệu hấp phụ cho hệ thống thu hồi hơi
xăng dâu tại tổng kho NVO — Cần Tho
- Các đặc tính của chất hấp phụ A4 như sau:
¥ Diện tích bề mặt riêng: 900- 1000m”/g
+“ Thể tích đổ đống: 1,5 -2 mỶ/tấn
¥ Độ hấp phụ bufane: 15-20%
+“ Nhiệt độ bắt cháy: 300°C
Trang 381.2 Céng nghé cia hé théng thu hêi (hé théng pilot)
Kết quả ghi nhận được
Hiệu quả của hệ thống pilot thu hồi hơi xăng dau, thu được kết quả như sau: Bảng: 3.3 Xác định lượng hơi thu hôi (Phụ lục 10)
Thể tích xăng để tạo hơi (1) Thể tích chất hấp thu (I)
Trước khi | Saukhithử | Trước khithử | Sau khi thử nghiệm
thử nghiệm nghiệm (bao gồm lượng hơi
nghiệm đã hấp thụ được)
300 250 200 247
- Lượng hơi hao hụt từ bình chứa xăng: 300đ) — 250(1) = 50 (1) - Lượng hơi thu hổi được: 247()~ 200() = 47 (D)
- Khảnăng thu hỏi của pilot: = 100 % = 94 (%) Nhận xét
Từ các kết quả trên ta thấy, hệ thống thu hỏi của hệ thống pilot thu hỏi hơi
xăng dầu đạt được một số kết quả như sau;
Công nghệ của hệ thống đơn giản, dễ chế tạo và lắp đặt
_ Các nguồn vật tư, nguyên vật liệu đều có sẵn nguồn cung cấp trong
nước
Hiệu suất thu hồi cao (khoảng 94%)
II HIỆU QUÁ KINHTÉ
Tính hiệu quả kinh tế của hệ thống pilot thu hỏi hơi sau thời gian vận hành 1 tháng dựa trên chỉ phí điện năng, hóa chất sử dụng (A4)
Hiệu quả thu hồi:
s~ Doanh thu thu hồi (VNĐ : 1.085.700 VNĐ 2 Lượng xăng thu hồi: 47 lít xăng
Trang 39= Giá trị chất hấp phụ đã sử dụng: (9/180) x 34 x 90.000 = 153.000 VNĐ
© Gid tri thu hdi%:
Giá trị thu hồi % = 100% x {1.085.700 — 180.000 — 53.001.081.000)
=69,3%
- — Với sức chứa tại tổng kho là 30.000 m3 xăng dầu các loại, trong đó các sản
phẩm nhẹ (xăng, naphtha, nguyên liệu nhẹ) chiếm khoảng 60% sức chứa, thì tổng sức chứa sản phẩm nhẹ là
VỊ =30.000 (m3) x 60% = 18.000 m3
- Giả định, mỗi tháng hao hụt định mức trung bình là 0,15% đối với các sản phẩm nhẹ, thì lượng hao hụt do bay hơi là: V2 = 18.000 (m3) x 0,15% = 27,1 m3 - Với hiệu suất thu hồi 949% ta có thể thu hỏi được: V3 =27,1 (m3) x 94% = 25,5m8 - Thanh tién: G = 25,5(m3) x 23.100 (VND/) = 589.050.000 VND (giá bình quân của xăng, naphtha, nguyên liệu nhẹ = 23,100 VND/I)
- Với giá trị thu hồi là 69% khi trừ đi chỉ phí hóa chất, điện năng tiêu thụ, chí phí vận hành .Giá trị thu hỏi bình quân trong một tháng là:
Gth = 589.050.000 (VND) x 0,69 = 406.444.500 VNĐ
= Giá trị thu hồi bình quân lượng xăng dần thất thoát trong cả năm tại tổng,
khó là:
Gn = 406.444.500 (VNĐ) x 12 = 4.877.334.000 VNĐ
- Như vây, chỉ riêng tính toán một cách khái quát giá trị thu hồi bình quân hơi
xăng dầu tại tổng kho của NVO - Cần Thơ hàng năm là 4.877.334.000 VNĐ so với
định mức hao hụt Trong thực tế, lượng hao hụt này có thể cao hơn định mức và đo
vậy giá trị thu hồi sẽ còn cao hơn nữa
= Từ các kết quả thu được ta thấy việc xây dựng hệ thống thu hỏi hơi xăng dầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường, hồn toàn có
Trang 40KET LUAN VA KIEN NGHI
- hư đã trình bay trong phan tổng quan, tính cấp bách và cần thiết của vấn dé giảm hao hụt xăng dầu trong quá trình xuất nhập, tồn chứa xuất phát từ những đòi
hỏi thực tế của các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh đoanh các sản phẩm xăng dầu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như những đòi hỏi mang tính chất x4 hội liên quan đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng Nhóm nghiên cứu đã vận dụng phương pháp kế thừa, để nghiên cứu tìm hiểu và nắm bắt các công nghệ thu hỏi hơi xăng dầu đang được sử dụng phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới, nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất hơi xăng dầu và các yếu tổ anh hưởng Đồng thời, khảo sát tổn thất hơi xăng dầu tại tổng kho NVO và các điều
kiện sản xuất thực tế của nhà máy để lựa chọn chất hấp phụ, qui trình công nghệ
qui mé pilot phù hợp, có thể áp dụng triển khai thành Dự án ứng dung tại tổng kho
NVO — Can Thơ Kết quả của quá trình thực hiện đề tài đã đạt được một số các tiêu
chí sau:
7 Lựa chọn chất hấp phụ và qui trình công nghệ phù hợp cho hệ thống của
NVO
7 Hoàn thiện qui trình và lắp đặt hoàn chỉnh công nghệ hệ thống thu hỏi hoi xăng dầu tại tổng kho trong quá trình xuất nhập, tổn trữ qui mô phòng thí nghiệm
(pilot) với nguyên lý vận hành đơn giản, an toàn và hiệu quả
- Vận hành thực nghiệm trên hệ thống để đánh giá công nghệ và tính toán hiệu quả kinh tế
- Nghiên cứu thiết kế và đề xuất triển khai qui trình công nghệ thu hồi hơi
xăng dầu tại tổng kho Cần thơ của NVO trong quá trình xuất nhập và tôn trữ,
nhằm hạn chế lượng hơi thốt ra khơng khí, giảm nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi
trường, mang lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công,
ty
- Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình thực
- Các số liệu thống kê về hao hụt chỉ có thể tham khảo số liệu của tổng kho NVO, còn hạn chế và chưa đa dạng, các số liệu này không thể thu thập dau do tir
các công ty xăng dầu khá
” Các thiết bị của hệ thống pilot còn mang tính chọn lựa chưa được tính toán cụ thể (hệ thống pilot được chế tạo tận dụng vật tư, thiết bị sẵn có của nhà máy)
Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số các kiến nghị:
# Tiếp tục vận hành hệ thống pilot và thực hiện thay đổi các điều kiện vận