1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)

77 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 17,46 MB

Nội dung

Là kỹ sư thiết kế cầu đường, đang công tác trên đia bàn của tỉnh, lạitham dự lớp cao học đào tạo về lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài với tên gọi sa

Trang 1

Để hoàn thành luận án tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của cácthầy cô hướng dẫn, các nhà khoa học, các bạn đồng hành và các đơn vị quản

lý đường ô tô Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn xâu sắc đến Ban GiámHiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học-Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, các bạn đồng nghiệp

Đặc biệt đến người hướng dẫn TS Nguyễn Hữu Dũng – Bộ môn đường bộ

-Trường ĐHGT Vận tải Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp

Trong khuôn khổ và thời gian tiến hành của một luận án thạc sỹKhoa học kỹ thuật, chưa hẳn đã giải quyết triệt để và hoàn thiện được đầy đủnhững vấn đề đặt ra Chính vì vậy, tác giả cũng chân thành cảm ơn và tiếp thunghiêm túc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các bạn đồngnghiệp

Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình và vợ con tôi, đã động viên,khuyến khích tạo điều kiện cho tôi những giúp đỡ tốt nhất trong suốt thờigian học tập và hoàn thành luận án

Những năm tháng quay lại mái trường Đại học, là những kỉ niệm đẹp

về tình bạn, tình thầy trò và sự tích lũy về kiến thức khoa học Điều đó sẽ làmột dấu ấn khó quên trong suốt sự nghiệp của tôi

Hà Nội, ngày 14/11/2013Học viên cao học

Nguyễn Tuấn Sơn

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG TIỆN LƯU THÔNG TRÊN TUYẾN TỈNH LỘ 153 (ĐOẠN BẮC NGẦM- BẮC HÀ) 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH LỘ 153 4

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN TUYẾN 10

1.3 CÁC DỰ ÁN CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH LỘ 153 13

2.1 TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP SỐ LIỆU TAI NẠN 13

2.2 KẾT LUẬN TỪ VIỆC PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TAI NẠN 15

2.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TAI NẠN TRÊN TỈNH LỘ 153 17

2.3.1 TRƯỚC KHI XẢY RA VA CHẠM 18

2.3.2 TRONG QUÁ TRÌNH XẢY RA VA CHẠM 21

2.3.3 SAU KHI XẢY RA VA CHẠM 21

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ MẤT AN TOÀN GIAO THÔNG 22

3.1 CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XỬ LÝ 22

3.2 KHOANH VÙNG CÁC VỊ TRÍ XỬ LÝ THEO ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA HÌNH 25

3.3 KHOANH VÙNG CÁC VỊ TRÍ XỬ LÝ THEO NGUYÊN NHÂN TAI NẠN 25

3.4 MÔ HÌNH CẢI THIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 26 3.4.1 TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 26

3.4.2 TRONG QUÁ TRÌNH ĐƯA ĐƯỜNG VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG 28

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TAI NẠN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 30

3.6 VẬN DỤNG GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀO TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH LỘ 153 41

Trang 3

3.6.2 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIAO THÔNG 43

3.6.3 CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ GIAO THÔNG 53

3.6.4 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN 59

3.6.5 NÂNG CAO NĂNG LỰC TRONG CÔNG TÁC CẤP CỨU Y TẾ 62 3.7 CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN TỈNH LỘ 153 (ĐOẠN BẮC NGẦM - BẮC HÀ)

63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC SỐ LIỆU BIÊN BẢN TAI NẠN HIỆN TRƯỜNG 70

Trang 4

BẢNG 1.1 BẢNG THỐNG KÊ CÁC VỊ TRÍ GIAO VỚI QUỐC LỘ VÀ ĐỊA PHẬN MÀ

ĐOẠN TUYẾN TL.153 ĐI QUA (NGUỒN: KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ).4BẢNG 1.2 BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐƯỜNG CONG NGUY HIỂM TRÊN ĐOẠN

TUYẾN NGHIÊN CỨU 6BẢNG 1.3 BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐOẠN TUYẾN TRẮC DỌC THOẢI XE CHẠY TỐC

ĐỘ CAO VÀ TIỀM ẨN NGUY CƠ TAI NẠN GIAO THÔNG 9BẢNG 3.1 MỤC ĐÍCH CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN TRONG

TỪNG GIAI ĐOẠN 29BẢNG 3.2 TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH YÊU CẦU GIỮA CÁC BIỂN DẪN HƯỚNG

44BẢNG 3.3 TIÊU CHUẨN QUY ĐỊNH VỀ CHIỀU SÂU TRUNG BÌNH CẤU TRÚC VĨ

MÔ CỦA MẶT ĐƯỜNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP RẮC CÁT (22

TCN278-2001) 53Bảng 3.4 Bảng thống kê các biện pháp cải thiện ATGT (từ năm 2009 đến

2012) trên tuyến tỉnh lộ 153 63

Trang 5

HÌNH 1.1 TỈNH LỘ 153 (ĐOẠN BẮC NGẦM – BẮC HÀ) TRÊN MẠNG LƯỚI

ĐƯỜNG CỦA TỈNH LÀO CAI 5HÌNH 1.2 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=30M,

THƯỜNG XUYÊN XUẤT HIỆN TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN: HỒ SƠ KHẢO SÁT TL 153) 6HÌNH 1.3 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=30M, TIỀM

ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN: HỒ SƠ KHẢO SÁT TL 153) 7HÌNH 1.4 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=30M, ĐỘ

DỐC LỚN MẶT ĐƯỜNG TRƠN TRƯỢT, TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG. 7HÌNH 1.5 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=30M, KHUẤT

TẦM NHÌN, TA LUY DƯƠNG VÁCH CAO, TA LUY ÂM VỰC SÂU, TIỀM

ẨN CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN : H Ồ SƠ KHẢO SÁT TL 153) 8

HÌNH 1.6 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=25M, KHUẤT

TẦM NHÌN, TA LUY DƯƠNG VÁCH CAO, TA LUY ÂM VỰC SÂU, ĐỘ DỐC LỚN, TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN: HỒ SƠ KHẢO SÁT TL 153) 8HÌNH 1.7 CÁC ĐƯỜNG CONG CUA TAY ÁO VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=25M, KHUẤT

TẦM NHÌN, CÓ NHÁNH RẼ NGUY HIỂM, DỐC DỌC CỤC BỘ LỚN, HAY XẢY RA TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN: HỒ SƠ KHẢO SÁT TL 153).9HÌNH 1.8 CÁC ĐƯỜNG CONG CON RẮN VỚI BÁN KÍNH NHỎ R=30M, TẦM NHÌN

BỊ ĐỨT GÃY, DỐC DỌC CỤC BỘ LỚN, HAY XẢY RA TAI NẠN GIAO THÔNG (NGUỒN: HỒ SƠ KHẢO SÁT TL 153) 9HÌNH 1.9 NÚT GIAO THÔNG THIẾU CÁC GIẢI PHÁP ATGT VÀ CHẤT LƯỢNG

MẶT ĐƯỜNG XUỐNG CẤP TRÊN TL.153 10HÌNH 1.10 ĐOẠN TRẮC DỌC THOẢI, NHƯNG GÃY KHÚC ĐỘT NGỘT VỀ TẦM

NHÌN TRÊN TL.153 (KM1+500- KM1+700) 10HÌNH 2.1 BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG CỦA CẢNH SÁT GT ĐỐI VỚI VỤ TAI NẠN

XẢY RA TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG THẲNG KM1+500 13HÌNH 2.2 BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG CỦA CẢNH SÁT GT ĐỐI VỚI VỤ TAI NẠN

TẠI KM21+400 14HÌNH 2.3 BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG CỦA CẢNH SÁT GT ĐỐI VỚI VỤ TAI NẠN

TẠI KM2+850 15HÌNH 2.4 TRẮC DỌC (KM2+850-KM3+250) TRÊN TL.153 16HÌNH 2.5 BÌNH ĐỒ (KM2+850-KM3+250) TRÊN TL.153 17

Trang 6

CONG VÀ ĐOẠN TRẮC DỌC LÕM (KM2+850-KM3+250) TRÊN

TL.153 17HÌNH 2.7 SƯƠNG MÙ DÀY ĐẶC TRÊN ĐOAN TUYẾN TL.153 18HÌNH 2.8 CÂY CỐI VÀ ĐẤT ĐÁ SỤT TRƯỢT SAU TRẬN MƯA BÃO TRÊN TUYẾN

TỈNH LỘ 153 (NGUỒN: ẢNH CHỤP TỪ ĐỘI KHẢO SÁT) 19HÌNH 2.9 ĐƯỜNG CONG CON RẮN LIÊN TỤC, GÂY CẢN TRỞ TẦM NHÌN VÀ

ĐIỀU KIỆN CHẠY XE TRÊN TUYẾN TỈNH LỘ 153 (NGUỒN: DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỆ TINH) 20HÌNH 2.10 ĐƯỜNG CONG CON RẮN LIÊN TỤC (ẢNH CHỤP TỪ TRÊN CAO)

(NGUỒN: DỮ LIỆU BẢN ĐỒ VỆ TINH) 20HÌNH 3.1 VÍ DỤ PHÂN ĐOẠN XỬ LÝ TAI NẠN DỰA TRÊN BẢN ĐỒ SỐ HÓA TAI

NẠN TRONG 3 NĂM (NGUỒN: CHLB ĐỨC, ESN-2003) 23HÌNH 3.2 KHOANH VÙNG CÁC VỊ TRÍ XỬ LÝ THEO NGUYÊN NHÂN TAI NẠN

(NGUỒN: CHLB ĐỨC, FGSV 2007) 26HÌNH 3.3 PHÁT HIỆN CÁC VỊ TRÍ MẤT ATGT TRÊN BÌNH ĐỒ VÀ TRẮC DỌC

(NGUỒN: CHLB ĐỨC, SCHUELLER, WORKSHOP 2012) 27HÌNH 3.4 PHÁT HIỆN CÁC VỊ TRÍ MẤT ATGT TẠI KHU VỰC NÚT GIAO THÔNG

(NGUỒN: CHLB ĐỨC, SCHUELLER, WORKSHOP 2012) 28HÌNH 3.5 HỆ THỐNG CẢI THIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (NGUỒN:

PIARC, 8/2007) 30HÌNH 3.6 KHOANH VÙNG XÁC ĐỊNH KHU VỰC XỬ LÝ TAI NẠN GIAO THÔNG

TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ (NGUỒN: CHLB ĐỨC, DUNG 2008) 31HÌNH 3.7 VỊ TRÍ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ VỊ TRÍ ĐIỂM ĐEN ĐƯỢC SỐ HÓA

TRÊN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG (NGUỒN: CHLB ĐỨC,

SCHUELLER-WORKSHOP 2012) 31HÌNH 3.8 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VA CHẠM ĐỂ TÌM KIẾM GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐIỂM

ĐEN (NGUỒN: CHLB ĐỨC, WORKSHOP 2012) 32HÌNH 3.9 PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TƯƠNG ĐỐI XUẤT HIỆN TẠI CÁC VỊ TRÍ VA CHẠM

TRONG NÚT GIAO (NGUỒN: DUNG-WORKSHOP 2012) 33HÌNH 3.10 ĐẢO GIỌT NƯỚC ĐƯỢC ĐỀ XUẤT BỐ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG PHỤ

(NGUỒN: CHLB ĐỨC-FGSV, 2007) 33HÌNH 3.11 ĐẢO XUYẾN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG MỨC ĐỘ ATGT (NGUỒN:

CHLB ĐỨC-FGSV, 2007) 34HÌNH 3.12 BỐ TRÍ DẢI AN TOÀN ĐỦ RỘNG HAI BÊN PHẠM VI LỀ ĐƯỜNG

(NGUỒN: DUNG 2012, WORKSHOP 2012) 35HÌNH 3.13 CÁC DẠNG THAY ĐỔI CỦA CHIỀU CAO BÓ VỈA 35

Trang 7

VỰC DÂN CƯ (NGUỒN: CHLB ĐỨC, SCHUELLER-WORKSHOP 2012) 36HÌNH 3.15 BÓ VỈA CÓ CHIỀU CAO 25CM ĐƯỢC THIẾT KẾ TRÊN TUYẾN THẲNG

36HÌNH 3.16 BÓ VỈA CÓ CHIỀU CAO 6CM ĐƯỢC THIẾT KẾ HẠ THẤP TRONG KHU

VỰC ĐƯỜNG CONG NẰM 36HÌNH 3.17 MÀU SẮC TRÊN BIỂN HƯỚNG RẼ NÊN CÓ HÌNH MŨI TÊN MÀU ĐEN

NỀN VÀNG HOẶC MŨI TÊN MÀU ĐỎ NỀN TRẮNG 37HÌNH 3.18 THIẾT KẾ UỐN CONG TẠI VỊ TRÍ CUỐI CỦA HÀNG RÀO TÔN SÓNG

(NGUỒN: WORKSHOP 2012) 37HÌNH 3.19 HÀNG RÀO HỘ LAN SỬ DỤNG 04 DÂY CÁP THÉP CÓ CHIỀU CAO

78CM SO VỚI MẶT ĐẤT VÀ ĐƯỢC CHÔN SÂU 45CM 38HÌNH 3.20 LÀN VƯỢT XE ĐƯỢC BỐ TRÍ PHỤ THÊM TRÊN ĐƯỜNG 02 LÀN XE,

ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CƠ ĐỘNG, GIẢM ÙN TẮC VÀ HẠN CHẾ TAI NẠN XUNG ĐỘT ĐỐI ĐẦU (NGUỒN: CHLB ĐỨC, FGSV 2007) 38HÌNH 3.21 LÀN VƯỢT XE ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRÊN ĐƯỜNG TỈNH LỘ 02 LÀN XE

CỦA CHLB ĐỨC (NGUỒN: CHLB ĐỨC, WORKSHOP 2012) 39HÌNH 3.22 HỆ THỐNG SƠN GỜ GIẢM TỐC ĐƯỢC ĐỀ XUẤT BỐ TRÍ PHÍA TRƯỚC

CÁC ĐƯỜNG CONG TRÒN TRÊN TỈNH LỘ 02 LÀN XE CỦA CHLB ĐỨC (NGUỒN: CHLB ĐỨC, FGSV 2007) 40HÌNH 3.23 VẠCH KẺ LIỀN ĐƯỢC ĐỂ XUẤT ĐỂ HẠN CHẾ VƯỢT XE (NGUỒN:

CHLB ĐỨC, FGSV 2007) 40HÌNH 3.24 XẾP ĐÁ CHỐNG ĐỠ MÁI DỐC TALUY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN SỤT

TRƯỢT TRÊN TỈNH LỘ LÀO CAI (NGUỒN: ĐỘI KHẢO SÁT) 42HÌNH 3.25 THI CÔNG SAN ỦI ĐỂ CẢI TẠO TẦM NHÌN TẠI MÁI DỐC TALUY

DƯƠNG TRÊN TỈNH LỘ 153 (NGUỒN: ĐỘI KHẢO SÁT) 42HÌNH 3.26 MỘT KHÚC CUA CÓ CHIỀU DÀI TẦM NHÌN HẠN CHẾ VÀ THIẾU SƠN

VẠCH DẪN HƯỚNG TRÊN TỈNH LỘ 153 (NGUỒN: ĐỘI KHẢO SÁT) 43HÌNH 3.27 ĐƯỜNG CONG KHI CHƯA CÓ GIẢI PHÁP 44HÌNH 3.28 ĐƯỜNG CONG SAU KHI CÓ GIẢI PHÁP 44HÌNH 3.29 LỚP MÓNG BÊ TÔNG CHÔN CỌC TIÊU & BIỂN BÁO CẦN PHẢI ĐẶT

DƯỚI LỚP NỀN ĐẤT, KHÔNG NÊN ĐỂ HỞ VÀ LỘ PHẦN BÊ TÔNG 45HÌNH 3.30 BIỂN CẢNH BÁO SỐ 202 “NHIỀU ĐƯỜNG CONG NGUY HIỂM LIÊN

TỤC PHÍA TRƯỚC” ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN CŨ 237-01) CẦN PHẢI ĐƯỢC THAY THẾ BỞI BIỂN BÁO SỐ NO.202A & NO.202B, DỰA TRÊN TIÊU CHUẨN MỚI (QCVN 41: 2012/ BGTVT) 45HÌNH 3.31 TÔN LƯỢN SÓNG ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN CŨ (22TCN-

(22TCN-273-01) 46

Trang 8

NÚT GIAO THÔNG NGÃ TƯ (4 NHÁNH) 46HÌNH 3.33 MỘT VÀI ĐIỂM XUNG ĐỘT NGUY HIỂM CÓ KHẢ NẰNG XUẤT HIỆN

TẠI NÚT GIAO ĐƯỢC KÊNH HÓA BẰNG 02 ĐẢO TAM GIÁC 48HÌNH 3.34 NÚT GIAO HÌNH E-LIP CÙNG VỚI CÁC BIỂN BÁO ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

TIẾN HÀNH LẮP ĐẶT ĐỂ TĂNG MỨC ĐỘ ATGT 49HÌNH 3.35 GƯƠNG CẦU LỒI ĐÃ ĐƯỢC BỐ TRÍ PHÍA LƯNG ĐƯỜNG CONG TRÊN

TUYẾN TỈNH LỘ 153 50HÌNH 3.36 ĐỀ XUẤT SƠN VẠCH KÉP CÙNG VỚI ĐINH PHẢN QUANG ĐỂ HẠN

CHẾ VƯỢT XE TRONG KHU VỰC ĐƯỜNG CONG 51HÌNH 3.37 LẮP ĐÈN CẢNH BÁO CHỚP VÀNG PHÍA TRƯỚC KHÚC CUA NGUY

HIỂM 52HÌNH 3.38 PHÁT HIỆN ĐOẠN CHÊM NGẮN GIỮA HAI ĐƯỜNG CONG NẰM TRÁI

CHIỀU TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 52HÌNH 3.39 CÔNG AN LÀO CAI TẬP TRUNG XỬ LÝ VI PHẠM XE CHỞ QUÁ KHỔ

QUÁ TẢI 55HÌNH 3.40 CẢNH SÁT GIAO THÔNG TỈNH LÀO CAI CÓ MẶT NGAY TẠI HIỆN

TRƯỜNG KHI VỤ TAI NẠN XẢY RA 56HÌNH 3.41 CẢNH SÁT GIAO THÔNG TỈNH LÀO CAI ĐANG TIẾN HÀNH XỬ LÝ

CÁC VỤ VI PHẠM 58HÌNH 3.42 XE TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG DẪN ATGT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO

CAI 59HÌNH 3.43 PHÁT TỜ RƠI CHO NGƯỜI DÂN SỐNG DỌC THEO TỈNH LỘ 153 60HÌNH 3.44 CÁC CHIẾN SĨ CÔNG AN ĐANG PHỔ BIẾN LUẬT LỆ GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ ĐẾN CÁC EM HỌC SINH 61Hình 3.45 Các chiến sĩ công an tặng khăn quàng đỏ cho các em học sinh 61

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đường tỉnh lộ 153, đoạn Bắc Ngầm- Bắc Hà (chiều dài 26km, từ Km0đến Km26), có quy mô cấp IV miền núi Đây là tuyến đường quốc lộ huyếtmạch, độc đạo phục vụ du khách viếng thăm Bắc Hà từ quốc lộ 70

Đặc biệt, nằm trong đề án xây dựng và phát triển giao thông tỉnh Lào Caigiai đoạn 2006-2010, tuyến đường tỉnh lộ 153 (bao gồm : 26 km đoạn BắcNgầm-Bắc Hà đã được đầu tư xây dựng vào năm 2006) Tuy nhiên, trong quátrình khai thác và sử dụng phát sinh nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng vàhiện tượng sạt lở mái dốc taluy nền đường vào mùa mưa bão Bên cạnh đó,trong khu vực cửa khẩu Bát Xát, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnhphối hợp với Công an huyện đã tuần tra, kiểm soát và phát hiện phần lớn cácphương tiện vận tải hàng hóa đều vận chuyển vượt quá tải trọng cho phép từ30% đến 200% Tình trạng xe chở quá khổ, quá tải, lưu thông trên tuyến tỉnh

lộ trong 5 năm trở lại đây, được xác định là một trong những nguyên nhânchủ yếu khiến kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp trầm trọng và tiềm ẩn gâymất An toàn giao thông đường bộ

Chính vì vậy, thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, Sở Giaothông vận tải và Công an địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tưvấn thực hiện các giải pháp nâng cao An toàn giao thông trên tuyến tỉnh lộ153

Là kỹ sư thiết kế cầu đường, đang công tác trên đia bàn của tỉnh, lạitham dự lớp cao học đào tạo về lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ, tôi đã

mạnh dạn nghiên cứu đề tài với tên gọi sau: " Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm- Bắc Hà)"

Đây là một đề tài có tính thực tiễn với mục đích chống ùn tắc, sạt lở nềnđường và nâng cao An toàn giao thông trên tuyến đường du lịch được kết nốivới các huyện Mường Khương- Bảo Thắng- Bắc Hà và Si Ma Cai

Trang 10

Kết quả của đề tài cũng là một tài liệu tham khảo tốt đối với các dự ánthẩm tra và xử lý điểm đen trên các tuyến đường tỉnh lộ của khu vực miềnnúi.

Đây là một đề tài có tính thực tiễn, với mục đích giới thiệu một sốphương pháp mới cải thiện An toàn giao thông trên đoạn tuyến có điều kiệnthời tiết và địa hình, địa chất phức tạp Các giải pháp đưa ra không nhữngnâng cao mức độ An toàn giao thông mà còn hạn chế nguyên nhân gây sạt lởtaluy nền đường trên tuyến đường du lịch quan trọng của tỉnh Lào Cai

2 Nội dung nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài, là đề xuất các giải pháp xử lý đặc trưng tạicác vị trí mất An toàn giao thông trên tuyến tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm- BắcHà) trong quá trình khai thác và vận hành Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa racác biện pháp xử lý sạt lở, ổn định taluy nền đường và các biện pháp cưỡngchế, kiểm soát xe chở quá khổ, quá tải, lưu thông trên tuyến tỉnh lộ 153

Để giải quyết mục đích trên, đề tài dự kiến trình bày trong 05 chương:+ Chương 1: Đặc điểm về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông trêntuyến đường tỉnh lộ 153 (Bắc Ngầm- Bắc Hà)

+ Chương 2: Phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông trên tuyến đườngtỉnh lộ 153

+ Chương 3: Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông + Chương 4: So sánh các giải pháp đề xuất với thực tiễn kinh nghiệmcủa các nước trên thế giới

3 Phương pháp nghiên cứu:

+ Cách tiếp cận

Dựa trên số liệu thực tế về tình trạng và nguyên nhân hư hỏng xuốngcấp của nền và mặt đường trên 14 km tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm-Bắc Hà),kết hợp với phân tích số liệu tai nạn từ công an huyện dọc theo địa bàn nghiêncứu Đề tài sẽ khoanh vùng các vị trí nguy hiểm trên tuyến tỉnh lộ Sau đó, sẽxác định các đặc điểm tai nạn và các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tai

Trang 11

nạn, để làm căn cứ đề xuất các giải pháp xử lý điểm đen Bên cạnh đó, đề tàicũng tiến hành rà soát lại các thiết kế cải tạo nâng cấp đang được tiến hành và

đề xuất các giải pháp điều chỉnh hợp lý về mặt An toàn giao thông

+ Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp giữa nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu lý thuyết và phântích, đánh giá lấy kinh nghiệm của các chuyên gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc trưng tai nạn và các yếu tố ảnhhưởng đến tai nạn trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm-Bắc Hà) làm cơ sở để tìmkiếm các giải pháp hạn chế và phòng ngừa tai nạn phát sinh

+ Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu trên 26km tuyến đường tỉnh lộ 153 (đoạnBắc Ngầm- Bắc Hà) Trên tuyến tỉnh lộ này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hànhphân đoạn theo đặc điểm phức tạp và mức độ xuống cấp của địa hình Đồngthời một số đoạn được khoanh vùng xử lý độc lập, dựa trên nguyên nhân tainạn đặc thù thường xuyên xuất hiện trên tuyến đường

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, và tài liệu tham khảo nội dungcủa đề tài gồm những chương chính sau:

Chương 1: Đặc điểm về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông trên tuyến

Trang 12

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG

TIỆN LƯU THÔNG TRÊN TUYẾN TỈNH LỘ 153

(ĐOẠN BẮC NGẦM- BẮC HÀ)

1.1 Tổng quan về cơ sở hạ tầng trên tuyến đường tỉnh lộ 153

Tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm- Bắc Hà) là tuyến đường đi qua địa phận

04 huyện, bao gồm: Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, và Si Ma Cai Đây là tuyến đường kết nối các khu vực có nhiều tiềm năng kinh tếnhư cửa khẩu, thuỷ điện, khai khoáng, khu du lịch, thương mại và các khuvực có sản phẩm nông lâm nghiệp Phục vụ cho phát triển kinh tế của cảnước nói chung và của các tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng

Tỉnh lộ 153 xuất phát từ Bắc Ngầm- huyện Bảo Thắng, qua Lào Caiđến biên giới Việt - Trung, tuyến dài 117 km Trong đó, đoạn tuyến:

 Bắc Ngầm – Bắc Hà: dài 26 km, đường qua vùng núi trọc, có nhiều đèodốc lớn, đường trống trải

 Bắc Hà – Si Ma Cai: dài 30 km, đường đi có nhiều vách cao, vực sâu,đường quanh co, trống trải

 Si Ma Cai – QL.4D (huyện Mường Khương): dài 61 km, đường qua vùngnúi cao (trùng với QL.4D)

Bảng 1.1 Bảng thống kê các vị trí giao với Quốc lộ và địa phận mà đoạn

tuyến TL.153 đi qua (Nguồn: Khu Quản lý đường bộ)

đầu

Lý trìnhcuối

Tổngchiều dài(km)

Địa phậntỉnh

Trang 13

Hình 1.1 Tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm – Bắc Hà) trên mạng lưới đường

của tỉnh Lào Cai

Mặt khác đường tỉnh lộ 153 là tuyến vành đai nằm ngang nhằm kết nốicác tuyến quốc lộ dọc như: QL.70, QL.4D, cùng với hệ thống đường liên thônliên xã tỉnh Lào Cai

Tỉnh lộ 153 đi qua địa phận tỉnh Lào Cai, với tổng chiều dài 117 km (từKm0 đến Km117) Trong đó, đoạn tuyến được đề xuất nghiên cứu là 26km(từ Km0 đến Km26)

Thông tin cụ thể về đoạn tuyến nghiên cứu được thể hiện phía dưới:+ Bề rộng nền đường : Bnền = 7,5m

+ Bề rộng mặt đường : Bmặt = 6m

+ Bề rộng lề không gia cố : Blề = (2 x 0,75) m = 1,5m

Trang 14

Bảng 1.2 Bảng thống kê các đường cong nguy hiểm trên đoạn tuyến

nghiên cứu

Giá trị bán kính đườngcong nằm, và độ dốc dọc

Hình 1.2 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=30m, thường

xuyên xuất hiện trong các vụ tai nạn giao thông

(Nguồn: Hồ sơ khảo sát TL 153)

Trang 15

Hình 1.3 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=30m, tiềm ẩn

tai nạn giao thông (Nguồn: Hồ sơ khảo sát TL 153)

Hình 1.4 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=30m, độ dốc

lớn mặt đường trơn trượt, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Trang 16

Hình 1.5 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=30m, khuất tầm nhìn, ta luy dương vách cao, ta luy âm vực sâu, tiềm ẩn các vụ tai

nạn giao thông (Nguồn: Hồ sơ khảo sát TL 153)

Hình 1.6 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=25m, khuất tầm nhìn, ta luy dương vách cao, ta luy âm vực sâu, độ dốc lớn, tiềm ẩn

tai nạn giao thông (Nguồn: Hồ sơ khảo sát TL 153)

Trang 17

Hình 1.7 Các đường cong cua tay áo với bán kính nhỏ R=25m, khuất tầm nhìn, có nhánh rẽ nguy hiểm, dốc dọc cục bộ lớn, hay xảy ra tai nạn

giao thông (Nguồn: Hồ sơ khảo sát TL 153)

Hình 1.8 Các đường cong con rắn với bán kính nhỏ R=30m, tầm nhìn bị đứt gãy, dốc dọc cục bộ lớn, hay xảy ra tai nạn giao thông (Nguồn: Hồ sơ

khảo sát TL 153) Bảng 1.3 Bảng thống kê các đoạn tuyến trắc dọc thoải xe chạy tốc độ cao

và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông

STT Lý trình Chiều dài (m) Bề rộng mặt đường

02 Km21+400 – Km21+700 300m Bmặt= 6.2 m

Trang 18

Hình 1.9 Nút giao thông thiếu các giải pháp ATGT và chất lượng mặt

đường xuống cấp trên TL.153

Hình 1.10 Đoạn trắc dọc thoải, nhưng gãy khúc đột ngột về tầm nhìn

trên TL.153 (Km1+500- Km1+700) 1.2 Đặc điểm về phương tiện giao thông trên tuyến

 Kết quả khảo sát đếm xe trong quý I và quý II năm 2013, cho thấy lưulượng giao thông trên đoạn tuyến nghiên cứu dao động từ 800 (xcqđ/ng-đêm) đến 1200 (xcqđ/ng-đêm)

 Đặc biệt thời điểm đông xe từ 9h đến 12h và từ 14h đến 16h

 Chính vì vậy, thời điểm này cũng thường xuyên xuất hiện các vụ va chạmtrong phần lớn các vụ va chạm đã được thống kê

Trang 19

1.3 Các dự án cải tạo và nâng cấp đang được tiến hành

Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 4 tuyến đường quốc lộ đi qua với tổng chiềudài là 360 km, bao gồm: QL.70, QL.4D, QL.279 và QL.4E, hầu hết là đườngcấp IV và cấp V miền núi Toàn Tỉnh có 10 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài

491 km, hầu hết cũng là đường cấp IV và cấp V Đường đến trung tâm xã cótổng chiều dài là 724 km, hầu hết chỉ được rải cấp phối chống trơn Đến nay,toàn Tỉnh có 72% thôn bản có đường giao thông liên thôn Hệ thống giaothông đường sông qua Lào Cai có 2 tuyến chính là sông Hồng và sông Chảy,

đó là một tiềm năng vận tải rất lớn, song chưa được đầu tư đúng mức nên hiệuquả còn thấp

Thị trấn Bắc Hà hiện nay đang được đang được chỉnh trang quy hoạch

và điều chỉnh lại để nâng tầm của thị trấn du lịch lên một bước nữa Do đó,tuyến đường tỉnh lộ 153 đoạn Bắc Ngầm – Bắc Hà đi đến thị trấn đã đượcnâng cấp cải tạo lại hệ thống mặt đường, sơn vạch kẻ đường và cắm gươngcầu lồi tại các khúc cua bán kính nhỏ

Dự án cải tạo & nâng cấp tỉnh lộ 153, đoạn Bắc Ngầm – Bắc Hà (Km0 –Km26) do Sở GTVT Lào Cai làm chủ đầu tư đã được lập dự án trong năm2006

Tại các vị trí điểm đen nguy hiểm thường xẩy ra tai nạn và nguy cơ xảy

ra tai nạn đang có dự án nghiên cứu triển khai điều chỉnh

Địa chất dọc tuyến đường rất phức tạp, tuyến chủ yếu ôm theo sườn đồiphía bên phải, địa chất vách taluy rất phức tạp có chỗ là đá liền khối, đất, hoặc

đá trộn lần đất, gây ra sạt lờ lớn tại các vị trí này

Nhiều đoạn được thiết kế với đường cấp V miền núi, với tốc độ thiết kế

Vtk= 30 (km/h), trong đó:

 Bnền = 6.5m, Bmặt = 3.5m

 Blề =2 x 1.5m

 Bán kính cong nằm tối thiểu Rmin= 40m

 Bán kính cong nằm châm chước Rcc= 25m (xuất hiện tại 24 đỉnh trêntuyến tỉnh lộ ĐT 153)

Trang 20

 Bán kính cong đứng lồi: Rlồi ≥ 600m

 Bán kính cong đứng lõm: Rlõm ≥ 400m (Trong đó, bán kính đường congnằm châm chước, Rcc = 250m)

 Độ dốc dọc tối đa imax= 10%

 Chiều dài đoạn dốc dọc tối thiểu 60m

Dọc theo đoạn đường cấp V miền núi này, phạm vi mặt đường đã đượcnâng cấp rải thảm để đảm bảo bề rộng và độ bằng phẳng theo quy trình đề

ra

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN TRÊN

TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH LỘ 153

2.1Tiến hành điều tra và thu thập số liệu tai nạn

Đội nghiên cứu, đã tiến hành thu thập số liệu tai nạn trên tuyến TL.153,

từ biên bản hiện trường của cảnh sát giao thông huyện, và tòa án huyện Sauđây là kết quả phân tích dữ liệu và tìm kiếm nguyên nhân tai nạn, đối với một

số vụ tai nạn điển hình

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường thẳng Km1+500

Hình 2.1 Biên bản hiện trường của cảnh sát GT đối với vụ tai nạn xảy ra

trên đoạn đường thẳng Km1+500

Tai nạn xảy ra lúc 20h, ngày 26 tháng 4 năm 2011, tại Km1+500 củatỉnh lộ 153, xe tải ben mang biển số (295-129) va chạm với xe máy mangnhãn hiệu (WAVE ALPHA), đây là tuyến đường thẳng, mặt đường trải nhựarộng 7,4m Hai bên là rãnh thoát nước bằng Bê tông có nắp đậy rộng 1.0m;Thời điểm xảy ra tai nạn, mật độ và người tham gia giao thông vắng Hậuquả: 03 người trên xe máy chấn thương nặng, và phương tiện bị hư hỏng

Trang 22

nặng Nguyên nhân: Xe máy không làm chủ tốc độ khi chạy trên tuyến thẳng, chở quá số người quy định (03 người), đồng thời không chú ý quan sát nên đâm vào xe tải đang đỗ sai quy định (xe tải đỗ bên trái đường).

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường thẳng Km21+400

Hình 2.2 Biên bản hiện trường của cảnh sát GT đối với

vụ tai nạn tại Km21+400

Tai nạn xảy ra lúc 20h 45phút, ngày 25/9/2012, tại Km21+400 của tỉnh

lộ 153 Hậu quả: 01 người chết, 02 người bị thương và xe máy bị hư hỏng

Nguyên nhân: Xe máy WIVERN mang biển đăng ký số 24R1-1570 phóng nhanh, lái xe không làm chủ được tốc độ, đâm vào người đi bộ đang cắt qua đường.

Trang 23

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra tại Km2+850

Hình 2.3 Biên bản hiện trường của cảnh sát GT đối với vụ tai nạn

2.2Kết luận từ việc phân tích số liệu tai nạn

Thông qua kết quả phân tích các vụ tai nạn điển hình có thể nhận thấy tainạn xảy ra trên 26km của tỉnh lộ 153, là do người điều khiển phương tiện giaothông không chú ý quan sát, phóng nhanh, không làm chủ được tốc độ Đặcbiệt trên các đoạn đường vắng xe, bề rộng mặt đường hẹp, thường xuyên cóngười bộ hành cắt qua

Trang 24

Mặt khác, điều kiên thời tiết tại thời điểm xảy ra tai nạn thường đặt trongcác tình huống bất lợi như: Trời mưa, đường trơn, trời chập choạng tối hoặcsương mù

Thêm vào đó, người tham gia giao thông (bao gồm người đi bộ và ngườiđiều khiển phương tiện) chưa có ý thức chấp hành luật lệ và thường bất cẩntrong quá trình đi lại trên đường

Vì vậy tai nạn trên tuyến tỉnh lộ 153, không chỉ xảy ra tại các vị tríđường cong cua gấp mà còn xuất hiện tại các đoạn thẳng vắng xe, đoạn tiếpgiáp với khu dân cư có người bộ hành cắt qua Hoặc các đoạn tuyến tầm nhìn

bị thu hẹp, đứt đoạn, bề rộng mặt đường hẹp và độ nhám mặt đường khôngđạt yêu cầu trong điều kiện trời mưa

Hình 2.4 Trắc dọc (Km2+850-Km3+250) trên TL.153

Trang 25

Hình 2.5 Bình đồ (Km2+850-Km3+250) trên TL.153

Hình 2.6 Tầm nhìn bị thu hẹp và đứt đoạn trong khu vực đường cong và

đoạn trắc dọc lõm (Km2+850-Km3+250) trên TL.153

2.3Các yếu tố tác động đến tai nạn trên tỉnh lộ 153

Việc phân tích các yếu tố tác động đến tai nạn giao thông được tiến hànhtrong 3 pha của quá trình xảy ra va chạm Đó là:

(1) Trước khi xảy ra va chạm;

(2) Trong quá trình xảy ra va chạm;

(3) Sau khi xảy ra va chạm.

Trang 26

2.3.1 Trước khi xảy ra va chạm

Yếu tố về thời tiết:

Kết quả thống kê cho thấy, yếu tố này chiếm 20% trong việc tác độngđến các tình huống tai nạn Đặc biệt tại thời điểm trời mưa khiến mặt đườngtrơn trợt Ngoài ra điều kiện sương mù, và ánh sáng không đảm bảo đã tácđộng lên các tình huống tai nạn Bên cạnh đó, sương mù trên tuyến tỉnh lộ

153 là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái xe và lànguyên nhân dẫn đến các vu tai nạn giao thông Nhiều vụ tai nạn xe đâm vàongười bộ hành, trật tay lái và lao xuống vực do lái xe không đủ điều kiện ánhsáng để quan sát hoặc độ nhám giữa bánh xe và mặt đường không đảm bảo

Hình 2.7 Sương mù dày đặc trên đoan tuyến TL.153

Yếu tố về hệ thống thiết bị An toàn giao thông trên đường

Kết quả thống kê cho thấy, yếu tố này chiếm 35% trong việc tác độngđến các tình huống tai nạn.Trên tuyến đường tỉnh lộ 153, rất nhiều đoạnđường thiếu sơn vạch phản quang và các biển dẫn hướng, sơn gờ giảm tốc,khiến người lái xe khó nhận biết sự thay đổi và sự chuyển hướng của tuyếnđường

Trang 27

Hiện tượng sụt trượt mái dốc taluy nền đường

Hiện tượng chiếm 15% các nguyên nhân tác động đến tai nạn Sụt trượtmái dốc taluy nền đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão.Cây cối và đá tảng rơi xuống gây mất An toàn giao thông khiến cho ngườitham gia giao thông gặp nhiều trở ngại

Hình 2.8 Cây cối và đất đá sụt trượt sau trận mưa bão trên tuyến tỉnh lộ

153 (Nguồn: Ảnh chụp từ đội khảo sát) Yếu tố hình học của tuyến đường

Sự tác động của yếu tố hình học của tuyến đường chi phối 30% các vụtai nạn Chủ yếu xuất hiện tại các khúc cua, đường cong bán kính nhỏ liên tụcnối tiếp nhau, gây cản trở tầm nhìn và điều kiện chạy xe Nhiều vụ tai nạn lật

xe xuất hiện trên các đoạn có độ dốc dọc lớn, lại nằm trong các khúc cua bánkính nhỏ

Yếu tố về người lái và phương tiện

Đây là yếu tố xuyên suốt có mặt trong hầu hết các vụ tai nạn giaothông Yếu tố này chiếm hầu hết trên 65% các vụ tai nạn trên tuyến tỉnh lộ

153 Nhiều tài xế phóng ẩu, không chú ý quan sát, thiếu ý thức chấp hành luật

lệ giao thông, cho nên không làm chủ được tốc độ, dẫn đến va chạm Bên

Trang 28

cạnh đó, nhiều nguyên nhân tai nạn xuất phát từ chất lượng không đảm bảocủa phương tiện xe cộ (như xe mất phanh, đèn pha hỏng, lốp xe quá cũ vàkhông đảm bảo độ bám cần thiết với mặt đường).

Hình 2.9 Đường cong con rắn liên tục, gây cản trở tầm nhìn và điều kiện chạy xe trên tuyến tỉnh lộ 153 (Nguồn: Dữ liệu bản đồ vệ tinh)

Hình 2.10 Đường cong con rắn liên tục (ảnh chụp từ trên cao)

(Nguồn: Dữ liệu bản đồ vệ tinh)

Trang 29

2.3.2 Trong quá trình xảy ra va chạm

Trong quá trình xảy ra va chạm, các giải pháp An toàn bị động đóng vaitrò quan trọng trong việc giảm mức độ trầm trọng các trường hợp chấnthương khi va chạm

Các giải pháp An toàn bị động bao gồm:

Giải pháp tường hộ lan mềm tại các vách taluy âm;

Thiết kế bề rộng phần lề gia cố và lề đất theo đúng quy trình, để lái xe

có khoảng trống thích hợp bẻ lái khi bị trệch hướng;

Luôn đảm bảo độ mở rộng cần thiết trong các khúc cua bán kính nhỏ;

Cung cấp hệ thống túi khí và dây an toàn trang bị trên các phương tiện

ô tô;

2.3.3 Sau khi xảy ra va chạm

Sau khi xảy ra va chạm, biện pháp sơ cấp cứu tại hiện trường và các dịch

vụ y tể cấp cứu khẩn cấp ban đầu có tác dụng rất lớn đến việc cứu chữa kịpthời và giảm rủi ro các trường hợp tử vong Do đó, cần phải xây dựng cáctrạm sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn Giao thông trên các tuyến đường tiềm ẩntai nạn, cùng với việc trang bị thiết bị, vật tư y tế cho các điểm sơ cấp cứu.Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác cứu nạn, và cứu hộ, sao chokịp thời đưa bệnh nhân từ hiện trường về các bệnh viện tuyến trên Đây đượcxem là “phương thuốc” nhằm giảm bớt số ca tử vong và thương tích do tainạn giao thông gây ra

Theo tính toán của các chuyên gia y tế, nếu đào tạo được kiến thức cấpcứu cho đội ngũ cộng tác viên, xây dựng các trạm sơ cấp cứu đầy đủ dọc cáctuyến đường có mật độ tai nạn cao, thì mỗi năm Việt Nam có thể giảm được10% số người chết do tai nạn giao thông

Trang 30

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VỊ TRÍ

MẤT AN TOÀN GIAO THÔNG

3.1Cơ sở của phương pháp phân tích xử lý

Kết quả phân tích nhanh nguyên nhân tai nạn từ biên bản hiện trường,được trình bày tại Chương II, cho thấy tai nạn trên tuyến đường tỉnh lộ 153,không chỉ xảy ra tại các vị trí đường cong nằm, mà còn xuất hiện trên cácđoạn thẳng, và các vụ tai nạn xung đột với người bộ hành Do đó, xử lý tainạn trên tỉnh lộ 153 không chỉ thuần túy về yếu tố hình học mà còn phải nângcao ý thức và sự nhận biết của người tham gia giao thông, cũng như tiến hànhcác biện pháp giảm tốc độ và điều hòa giao thông trong các khu vực có người

bộ hành cắt qua

Chính vì vậy, cần thiết phải có phương pháp phân tích và phân đoạn hợp

lý để tiến hành xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

Trong hướng dẫn phân tích tai nạn giao thông trên mạng lưới đường củaCHLB Đức (ESN, 2003), đã đưa ra hai phương pháp tiến hành phân đoạntuyến đường để phục vụ cho công việc đánh giá và xử lý tai nạn giao thông

Phương pháp 1: Phân đoạn theo đặc điểm của cấu trúc mạng lưới.

Phương pháp này căn cứ vào sự thay đổi của mặt cắt ngang; Sự phân bố củalưu lượng giao thông; Sự khác biệt theo điều kiện địa hình và chất lượng cơ

sở hạ tầng cũng như tình trạng mặt đường trên từng đoạn tuyến

Phương pháp 2: Phân đoạn theo sự phân bố của diễn biến tai nạn Nếu

đoạn đường có số lượng tai nạn < 3 thì nên xem khả năng kết hợp cùng vớicác đoạn kế cận Thời gian quan sát tai nạn tối thiểu là 3 năm

Một số đoạn đường thường xuyên xuất hiện tai nạn liên quan đến người

bộ hành hoặc tai nạn xảy ra trong các khu vực đặc biệt của nút giao thông, thìcần thiết phải khoanh vùng để phân tích, và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp

Trang 31

Hình 3.1 Ví dụ phân đoạn xử lý tai nạn dựa trên bản đồ số hóa tai nạn

trong 3 năm (Nguồn: CHLB Đức, ESN-2003)

Công tác tiến hành phân đoạn sẽ đánh giá chính xác các đặc trưng tai nạntrên từng đoạn tuyến và đưa ra được chi phí đầu tư cũng như lợi ích thu đượckhi áp dụng các biện pháp xử lý cải tạo để nâng cao An toàn giao thông Từ

đó sẽ có cơ sở để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đối với các giải pháp xử lý cảithiện An toàn giao thông trên mạng lưới đường

Trong điều kiện Việt Nam, trên những đoạn mất An toàn giao thôngthường được phân loại ra 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Những vị trí điểm đen “blackspots” (có tối thiểu

2 vụ tai nạn chểt người trong 1 năm; hoặc 3 vụ tai nạn (trong đó có một vụ tainạn chết người); hoặc cú 4 vụ tai nạn thương nhẹ trở lên)

Trường hợp thứ hai: Những vị trí tiềm ẩn tai nạn “Potential Hazardous

Positions” bao gồm những đoạn đường xuất hiện sự hư hỏng của mặt đường

liên quan đến nứt do mỏi, lún vệt bánh xe, nứt do nhiệt, xô đẩy mặt đường,

bong bật và nứt phản ảnh (tham khảo các hình dưới)

Trang 32

Nứt do mỏi “Fatigue Cracking” Lún vệt bánh xe “Rutting”

Nứt do nhiệt “Thermal cracking” Xô đẩy mặt đường “Shoving”

Bong bật “Raveling” Nứt phản ảnh “reflection cracking”

Ngoài ra, cũng phải xét đến những đoạn đường có sự lún sụt của nềnđường, sự tăng lên đột ngột của tải trọng và lưu lượng xe chạy

Tiếp đến, cần rà soát các yếu tố hình học đường ô tô được thiết kế chưahợp lý, tiềm ẩn các điểm xung đột nguy hiểm, bao gồm: đường cong, khúccua bán kính nhỏ, tầm nhìn hạn chế và thiếu các giải pháp An toàn giao thông(như hệ thống tường hộ lan, hệ thống sơ vạch kẻ, đèn cảnh báo, biển dẫnhướng, biển hạn chế tốc độ, và sơn gờ giảm tốc….)

Trang 33

3.2Khoanh vùng các vị trí xử lý theo đặc điểm của địa hình

Theo đặc điểm địa hình của khu vực đồi núi, các đoạn tuyến sau cầnđược đề xuất khoanh vùng, bao gồm:

- Đoạn tuyến có mặt cắt ngang hẹp, và các vị trí cầu hẹp;

- Đoạn tuyến có góc cua bán kính nhỏ;

- Đoạn tuyến có độ dốc dọc lớn, tầm nhìn không đảm bảo;

- Đoạn tuyến đi qua khu vực dân cư;

- Đoạn tuyến qua khu vực nút giao thông;

- Đoan tuyến có sự thay đổi đột ngột về lưu lượng giao thông.

3.3Khoanh vùng các vị trí xử lý theo nguyên nhân tai nạn

Theo diễn biến của nguyên nhân tai nạn trên tuyến đường khu vực đồinúi Thông thường các dạng tai nạn sau thường được khoanh vùng xử lý, baogồm:

- Tai nạn do lái xe trật hướng, phán đoán sai diễn biến của đường, và lao ra khỏi phạm vi nền đường;

- Tai nạn xung đột đối đầu giữa hai phương tiện;

- Tai nạn va chạm với người bộ hành;

- Tai nạn trong điều kiện thời tiết bất lợi (sương mù, trời mưa, sụt trượt taluy…)

Trang 34

Hình 3.2 Khoanh vùng các vị trí xử lý theo nguyên nhân tai nạn

(Nguồn: CHLB Đức, FGSV 2007)

3.4Mô hình cải thiện an toàn giao thông của các nước trên thế giới

Công tác cải thiện nâng cao An toàn giao thông đường bộ, tại các nướctrên thế giới, được tiến hành trong giai đoạn thiết kế và giai đoạn đưa đườngvào khai thác sử dụng

3.4.1 Trong quá trình thiết kế

Đội thẩm tra ATGT thường xuyên rà soát các bản vẽ thiết kế, để pháthiện các thiết kế lỗi gây mất An toàn giao thông Công tác thẩm tra trong giaiđoạn này được tiến hành như sau:

- Các thẩm tra viên sẽ tập trung nhiều vào các yếu tố thiết kế chi tiết

- Đội thẩm tra sẽ xem xét các hình thức bố trí nút giao thông, các vị trí cắm biển báo hiệu, sơn vạch kẻ đường trên làn xe chạy, cung cấp chiếu sáng, quản lý tốc độ, khoảng cách tầm nhìn, và bán kính đường cong nằm

- Vì vậy, đội ngũ thiết kế cần phải làm việc và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thẩm tra ATGT, để đảm bảo rằng các vấn đề an toàn giao thông

sẽ được xem xét và cập nhập đầy đủ trong giai đoạn thiết kế chi tiết.

Trang 35

- Có thể nói thẩm tra ATGT là một phương pháp chủ động để phát hiện những sai sót liên quan đến cơ sở hạ tầng đường bộ trong các giai đoạn lập

dự án, thiết kế kỹ thuật, trước khi đưa đường vào hoạt động.

Hình 3.3 Phát hiện các vị trí mất ATGT trên bình đồ và trắc dọc

(Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012)

Trang 36

Hình 3.4 Phát hiện các vị trí mất ATGT tại khu vực nút giao thông

(Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012)

3.4.2 Trong quá trình đưa đường vào khai thác sử dụng

Quá trình khai thác và vận hành đường bộ, sẽ xuất hiện các điểm đen gâymất An toàn giao thông Khi đó, đội phân tích tai nạn cần phối hợp chặt chẽvới cảnh sát giao thông địa phương và cơ quan quản lý đường bộ, để tiếnhành kiểm tra, và rà soát các vụ tai nạn cục bộ (local accident examination).Đây là quá trình nhận biết sự mất an toàn trong mạng lưới đường dựa trên sốliệu và nguyên nhân tai nạn Công việc này cũng được gọi là “quá trình chuẩnđoán bệnh” (diagnose) và “điều trị bệnh” (therapy) căn cứ vào sự xuất hiện vàdiễn biến của tai nạn trên mạng lưới đường Nhiều nước gọi đây là công tác

xử lý điểm đen (blackspot treatment)

Song song với công tác này, các chuyên gia An toàn giao thông cần ràsoát và kiểm tra ngoài thực địa, các vị trí tiềm ẩn nguy hiểm, các điểm xungđột, vị trí nguy hiểm tại nút giao thông, và tính hợp lý của hệ thống cọc tiêubiển báo

Trang 37

Do đó, có thể tóm tắt mục đích công tác “Thẩm định” và “Xử lý An toàngiao thông” theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Mục đích công tác thẩm định và xử lý điểm đen

trong từng giai đoạn

THẨM ĐỊNH AN TOÀN

GIAO THÔNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TAI NẠN GIAO THÔNG

XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN

Phòng ngừa tai nạn

(trước khi tai nạn xuất hiện)

Chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh

(dựa trên số liệu tai nạn)

Hiệp hội đường ô tô thế giới (World Road Association- PIARC) cũng mô

tả mối quan hệ liên quan đến công tác thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

(Road Safety Audit), công tác phân tích & điều tra đánh giá tai nạn và công

tác xử lý điểm đen trong hệ thống cải thiện về An toàn giao thông đường bộnhư hình minh họa dưới

Trang 38

Hình 3.5 Hệ thống cải thiện An toàn giao thông đường bộ

(Nguồn: PIARC, 8/2007)

3.5Phương pháp xử lý tai nạn của các nước trên thế giới

Phần này sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý điểm đen Tai nạn giaothông điển hình đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới Đặc biệt,sau đây sẽ giới thiệu biện pháp xử lý tai nạn tại CHLB Đức

Bưới 1: Dựa trên bản đồ số hóa về tai nạn giao thông, cho phép xác định

được các vị trí mất ATGT, và nguyên nhân tai nạn thường xuất hiện

Ngày đăng: 19/06/2014, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Bùi Xuân Cậy, Nguyễn Hữu Dũng &amp; Nguyễn Văn Hùng (2012), Bài giảng An toàn giao thông đường bộ, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng An toàn giao thông đường bộ
Tác giả: Bùi Xuân Cậy, Nguyễn Hữu Dũng &amp; Nguyễn Văn Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 2012
[3]. Bùi Xuân Cậy, Nguyễn Hữu Dũng (2009), Đánh giá tiềm năng An toàn trên mạng lưới đường của CHLB-Đức và khả năng áp dụng vào điều kiện Việt Nam, Tạp chí GTVT số 7, NXBGTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng An toàn trên mạng lưới đường của CHLB-Đức và khả năng áp dụng vào điều kiện Việt Nam
Tác giả: Bùi Xuân Cậy, Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: NXBGTVT
Năm: 2009
[4]. Nguyễn Hữu Dũng (2008), Mô hình dự đoán và những nghiên cứu so sánh về tai nạn xe máy dựa trên cơ sở dữ liệu về đường và tai nạn của Châu Âu, CHLB Đức và Việt Nam, Luận văn tiến sĩ TU-Dressden, 2008 Bản tiếng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình dự đoán và những nghiên cứu so sánh về tai nạn xe máy dựa trên cơ sở dữ liệu về đường và tai nạn của Châu Âu
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2008
[5]. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Phân tích An toàn giao thông trên mạng lưới đường, Bản tin: Khoa học và công nghệ GTVT (ITST)/ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Trung tâm đào tạo và thông tin-CTI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích An toàn giao thông trên mạng lưới đường
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2010
[6]. Nguyễn Hữu Dũng, Bùi Tuấn Anh (2010), Tốc độ xe chạy trong đường cong phù hợp với hệ thống thích ứng tốc độ thông minh ISA, Tạp chí GTVT, Số 7 NXBGTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tốc độ xe chạy trong đường cong phù hợp với hệ thống thích ứng tốc độ thông minh ISA
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Bùi Tuấn Anh
Nhà XB: NXBGTVT
Năm: 2010
[7]. Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Minh Nhật (2009), Sự tác động của giải pháp An toàn giao thông tại đường cong bằng, trên các trục đường hai làn xe, ngoài đô thị, Tạp chí Cầu Đường số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tác động của giải pháp An toàn giao thông tại đường cong bằng, trên các trục đường hai làn xe, ngoài đô thị
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Minh Nhật
Năm: 2009
[8]. Nguyễn Hữu Dũng, Viettran (2012), Presentations of blackspots treatments &amp; Road Safety Audit in International Conference on Traffic Saftey, VIETTRAN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Presentations of blackspots treatments & Road Safety Audit in International Conference on Traffic Saftey
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Viettran
Năm: 2012
[9]. Workshop (2012), Hội thảo quốc tế về An toàn giao thông đường bộ Việt Nam,Tháng 11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc tế về An toàn giao thông đường bộ Việt Nam
Tác giả: Workshop
Năm: 2012
[1]. Chính Phủ Nước CHXHCNVN (2010), Nghị định 11/2010/ NĐ-CP về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GT đường bộ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm – Bắc Hà) trên mạng lưới đường  của tỉnh Lào Cai - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 1.1. Tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm – Bắc Hà) trên mạng lưới đường của tỉnh Lào Cai (Trang 11)
Bảng 1.2. Bảng thống kê các đường cong nguy hiểm trên đoạn tuyến  nghiên cứu - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Bảng 1.2. Bảng thống kê các đường cong nguy hiểm trên đoạn tuyến nghiên cứu (Trang 12)
Hình 1.9. Nút giao thông thiếu các giải pháp ATGT và chất lượng mặt  đường xuống cấp trên TL.153 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 1.9. Nút giao thông thiếu các giải pháp ATGT và chất lượng mặt đường xuống cấp trên TL.153 (Trang 16)
Hình 1.10. Đoạn trắc dọc thoải, nhưng gãy khúc đột ngột về tầm nhìn  trên TL.153 (Km1+500- Km1+700) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 1.10. Đoạn trắc dọc thoải, nhưng gãy khúc đột ngột về tầm nhìn trên TL.153 (Km1+500- Km1+700) (Trang 16)
Hình 2.3. Biên bản hiện trường của cảnh sát GT đối với vụ tai nạn  tại Km2+850 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 2.3. Biên bản hiện trường của cảnh sát GT đối với vụ tai nạn tại Km2+850 (Trang 21)
Hình 2.4. Trắc dọc (Km2+850-Km3+250) trên TL.153 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 2.4. Trắc dọc (Km2+850-Km3+250) trên TL.153 (Trang 22)
Hình 2.5. Bình đồ (Km2+850-Km3+250) trên TL.153 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 2.5. Bình đồ (Km2+850-Km3+250) trên TL.153 (Trang 23)
Hình 2.10. Đường cong con rắn liên tục (ảnh chụp từ trên cao)  (Nguồn: Dữ liệu bản đồ vệ tinh) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 2.10. Đường cong con rắn liên tục (ảnh chụp từ trên cao) (Nguồn: Dữ liệu bản đồ vệ tinh) (Trang 26)
Hình 3.2. Khoanh vùng các vị trí xử lý theo nguyên nhân tai nạn  (Nguồn: CHLB Đức, FGSV 2007) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.2. Khoanh vùng các vị trí xử lý theo nguyên nhân tai nạn (Nguồn: CHLB Đức, FGSV 2007) (Trang 32)
Hình 3.3. Phát hiện các vị trí mất ATGT trên bình đồ và trắc dọc  (Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.3. Phát hiện các vị trí mất ATGT trên bình đồ và trắc dọc (Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012) (Trang 33)
Hình 3.4. Phát hiện các vị trí mất ATGT tại khu vực nút giao thông  (Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.4. Phát hiện các vị trí mất ATGT tại khu vực nút giao thông (Nguồn: CHLB Đức, Schueller, Workshop 2012) (Trang 34)
Hình 3.5. Hệ thống cải thiện An toàn giao thông đường bộ  (Nguồn: PIARC, 8/2007) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.5. Hệ thống cải thiện An toàn giao thông đường bộ (Nguồn: PIARC, 8/2007) (Trang 36)
Hình 3.10. Đảo giọt nước được đề xuất bố trí trên đường phụ (Nguồn: - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.10. Đảo giọt nước được đề xuất bố trí trên đường phụ (Nguồn: (Trang 39)
Hình 3.11. Đảo xuyến được đề xuất để tăng mức độ ATGT (Nguồn: - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.11. Đảo xuyến được đề xuất để tăng mức độ ATGT (Nguồn: (Trang 40)
Hình 3.12. Bố trí dải an toàn đủ rộng hai bên phạm vi lề đường (Nguồn: - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.12. Bố trí dải an toàn đủ rộng hai bên phạm vi lề đường (Nguồn: (Trang 41)
Hình 3.18. Thiết kế uốn cong tại vị trí cuối của hàng rào tôn sóng  (Nguồn: Workshop 2012). - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.18. Thiết kế uốn cong tại vị trí cuối của hàng rào tôn sóng (Nguồn: Workshop 2012) (Trang 43)
Hình 3.21. Làn vượt xe được ứng dụng trên đường Tỉnh lộ 02 làn xe của  CHLB Đức (Nguồn: CHLB Đức, Workshop 2012). - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.21. Làn vượt xe được ứng dụng trên đường Tỉnh lộ 02 làn xe của CHLB Đức (Nguồn: CHLB Đức, Workshop 2012) (Trang 45)
Hình 3.23. Vạch kẻ liền được để xuất để hạn chế vượt xe (Nguồn: CHLB  Đức, FGSV 2007). - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.23. Vạch kẻ liền được để xuất để hạn chế vượt xe (Nguồn: CHLB Đức, FGSV 2007) (Trang 46)
Hình 3.22. Hệ thống sơn gờ giảm tốc được đề xuất bố trí phía trước các  đường cong tròn trên tỉnh lộ 02 làn xe của CHLB Đức (Nguồn: CHLB - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.22. Hệ thống sơn gờ giảm tốc được đề xuất bố trí phía trước các đường cong tròn trên tỉnh lộ 02 làn xe của CHLB Đức (Nguồn: CHLB (Trang 46)
Hình 3.24. Xếp đá chống đỡ mái dốc taluy đang trong giai đoạn sụt trượt  trên tỉnh lộ Lào Cai (Nguồn: Đội khảo sát) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.24. Xếp đá chống đỡ mái dốc taluy đang trong giai đoạn sụt trượt trên tỉnh lộ Lào Cai (Nguồn: Đội khảo sát) (Trang 48)
Hình 3.27. Đường cong - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.27. Đường cong (Trang 50)
Hình 3.32. Lắp biển cảnh báo No.208 giao nhau với đường ưu iiên tại nút  giao thông ngã tư (4 nhánh) - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.32. Lắp biển cảnh báo No.208 giao nhau với đường ưu iiên tại nút giao thông ngã tư (4 nhánh) (Trang 52)
Hình 3.35. Gương cầu lồi đã được bố trí phía lưng đường cong  trên tuyến tỉnh lộ 153 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.35. Gương cầu lồi đã được bố trí phía lưng đường cong trên tuyến tỉnh lộ 153 (Trang 56)
Hình 3.37. Lắp đèn cảnh báo chớp vàng phía trước khúc cua nguy hiểm. - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.37. Lắp đèn cảnh báo chớp vàng phía trước khúc cua nguy hiểm (Trang 58)
Hình 3.38. Phát hiện đoạn chêm ngắn giữa hai đường cong nằm  trái chiều trong quá trình thiết kế - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.38. Phát hiện đoạn chêm ngắn giữa hai đường cong nằm trái chiều trong quá trình thiết kế (Trang 58)
Hình 3.39. Công an Lào Cai tập trung xử lý vi phạm  xe chở quá khổ quá tải - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.39. Công an Lào Cai tập trung xử lý vi phạm xe chở quá khổ quá tải (Trang 61)
Hình 3.41. Cảnh sát giao thông tỉnh Lào Cai đang tiến hành  xử lý  các vụ vi phạm - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.41. Cảnh sát giao thông tỉnh Lào Cai đang tiến hành xử lý các vụ vi phạm (Trang 63)
Hình 3.42. Xe tuyên truyền hướng dẫn ATGT trên địa bàn tỉnh Lào Cai - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.42. Xe tuyên truyền hướng dẫn ATGT trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 64)
Hình 3.43. Phát tờ rơi cho người dân sống dọc theo tỉnh lộ 153 - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.43. Phát tờ rơi cho người dân sống dọc theo tỉnh lộ 153 (Trang 65)
Hình 3.44. Các chiến sĩ công an đang phổ biến luật lệ giao thông đường - Luận văn thạc sỹ xây dựng công trình giao thông Đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất An toàn giao thông trên tỉnh lộ 153 (đoạn Bắc Ngầm Bắc Hà)
Hình 3.44. Các chiến sĩ công an đang phổ biến luật lệ giao thông đường (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w