Đề tài “Đánh giá thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh” được thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo mô hình đội, và Đề ra giải pháp, phương hướng triển khai hoàn thiện mô hình nhằm nâng cao chất lượng điều trị.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”
Ở Việt Nam, khái niệm Chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) được đề ra
từ năm 1993 qua Quyết định 526/QĐ-BYT ban hành chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, và đã được thể chế hóa thành Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện trong Quy chế bệnh viện vào 4 năm sau đó (1997) Năm 2003, Chỉ thị 05/2003/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện CSNBTD, các bệnh viện phải tăng cường
công tác chăm sóc người bệnh toàn diện Trong đó có nội dung “Giao trách nhiệm cho các trưởng khoa lâm sàng tổ chức thực hiện CSNBTD, xoá bỏ mô hình phân công chăm sóc theo công việc mà thay vào đó là mô hình phân công chăm sóc theo đội hoặc nhóm thay cho chăm sóc theo công việc”
Tại bệnh viện Đa khoa thanh phố Vinh, công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo mô hình đội đã được đưa vào triển khai và bước đầu thu được những kết quả nhất định Vì vậy chúng tôi tiến hanh nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh”
Nghiên cứu này được tiến hành với những mục tiêu sau:
1) Đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện công tác CSNBTD theo mô hình đội
2) Đề ra giải pháp, phương hướng triển khai hoàn thiện mô hình nhằm nâng cao chất lượng điều trị
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm chăm sóc toàn diện
Từ quan điểm của người cung cấp dịch vụ: Chăm sóc toàn diện được hiểu là
dịch vụ y tế tổng hợp được thực hiện một cách đồng bộ bởi Bác sĩ - Điều dưỡng và mọi nhân viên y tế khác trong bệnh viện với sự tham gia của người bệnh
Từ quan điểm của người bệnh: CSTD là sự chăm sóc đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của người bệnh cả về thể chất tinh thần và xã hội
Trong qui chế bệnh viện cũng đã qui định: CSNBTD là sự theo dõi, chăm
sóc, điều trị của bác sĩ và điều dưỡng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thời gian họ nằm điều trị tại bệnh viện, không
áp dụng hình thức phân công theo công việc
1.2 Nhu cầu cơ bản của người bệnh và sự liên quan với hoạt động điều dưỡng
Ðối tượng của điều dưỡng là con người, để thực hiện tốt CSTD thì cần phải hiểu được các nhu cầu cơ bản của con người cũng như nhu cầu của người bệnh Nhu cầu của mỗi cá thể vừa có tính đồng nhất với các cá thể khác vừa có tính duy nhất của cá thể đó nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng
1.2.1 Nhu cầu cơ bản của con người
Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu cầu, và có thể được sắp xếp như sau:
Sinh lý
An toàn
Xã hội Được tôn trọng
Tự thể hiện
Nhu cầu loại cao
Nhu cầu loại thấp
Trang 3Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở mức độ cao hơn Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy chứng tỏ họ
có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất
Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp điều dưỡng
1.2.2 Nhu cầu cơ bản của người bệnh và chăm sóc
Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản (CSCB) thì thành phần của CSCB gồm 14 yếu tố:
1 Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp
2 Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng
3 Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết
4 Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện
5 Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi
6 Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo
7 Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt
8 Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày
9 Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện
10 Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp
11 Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng
12 Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng
13 Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí
14 Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học
1.3 Các mô hình chăm sóc bệnh nhân
Hiện tại theo hướng dẫn của bộ y tế các bệnh viện và khoa phòng đang áp dụng các mô hình chăm sóc sau:
Trang 41) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác
và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện
2) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một
số buồng bệnh
3) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh
4) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh
Trong đó mô hình chăm sóc theo đội đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc toàn diện người bệnh đang được khuyến khích áp dụng Để việc thực hiện tổ chức có hiệu quả công tác chăm sóc toàn diện theo mô hình đội, cần phải có những yêu cầu sau:
- Bố trí đầy đủ nhân lực điều dưỡng và trang thiết bị phục vụ chăm sóc
- Mỗi người bệnh phải được 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng chịu trách nhiệm điều trị
và chăm sóc toàn diện
- Người bệnh phải được thực hiện điều trị và chăm sóc đầy đủ và chính xác
- Việc thực hiện y lệnh phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc Khi phát hiện các dấu chứng bất thường phải kịp thời báo cáo bác sĩ điều trị xử lý kịp thời
- Người bệnh và thân nhân cần được phổ biến hướng dẫn kiến thức và giáo dục sức khỏe để họ cộng tác và tự chăm sóc
- Người bệnh cần được theo dõi, chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày, do đó khi thay đổi ca kíp, người bệnh cần được bàn giao giữa các ca trực chu đáo và chính xác về
Trang 5tình hình người bệnh, các công việc chăm sóc cần được tiếp tục thực hiện nên cần
có chế độ bàn giao
- Công tác quản lý: Công tác quản lý đòi hỏi ở một trình độ cao, ví dụ khi một nhân viên điều dưỡng đơn nguyên phải nghỉ đột xuất thì phải có người thay thế ngay
và phải có sự bàn giao về người bệnh giữa nhân viên với nhân viên thay thế
1.4 Thực tiễn hoạt động tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh
1.4.1 Thực trạng công việc khám chữa bệnh
Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh được phát triểu từ bệnh viện Vinh, thành lập ngày 15/10/1965, tại Hưng Chính, Hưng Nguyên Lúc đầu, Bệnh viện chỉ có 26 cán
bộ y tế với quy mô 50 giường bệnh, đến nay bệnh viện có 220 giường bệnh
Từ lâu bệnh viện đa khoa thành phố Vinh vẫn biết đến đến với chất lượng chuyên môn và thái độ phục vụ, y đức tốt, và bệnh viện đang không ngừng phát triển hoàn thiện để đáp ứng kịp nhu cầu khám chữa bệnh Một trong những hoạt động đó là bệnh viện đã tiến hành áp dụng mô hình chăm sóc toàn diện theo đội phù hợp hơn cho yêu cầu chuyên môn và nhu cầu của người bệnh
1.4.2 Tổ chức mô hình chăm sóc theo đội tại bv ĐK TP Vinh
Căn cứ theo mô hình mô hình chăm sóc theo đội và tình hình thực tế, bệnh viện đa khoa thành phố Vinh đã triển khai mô hình chăm sóc theo đội với các thành viên sau:
1 Điều dưỡng (điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng đội trưởng, điều dưỡng chăm sóc), Kĩ thuật viên phục hồi chức năng
2 Bác sĩ
3 Sinh viên y khoa, học sinh/ sinh viên điều dưỡng
4 Hộ lý
5 Người bệnh: là trung tâm chăm sóc
6 Người nhà người bệnh
Trang 6Số đội chăm sóc của mỗi khoa được hình thành tùy thuộc vào số lượng bệnh nhân
và số nhân viên được biên chế, nhưng ít nhất phải có từ 2 đội chăm sóc trở lên
Nguyên tắc làm việc của đội chăm sóc
Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, nhằm mục đích phát huy hết khả năng của từng người Mỗi nhóm thành viên trong nhóm (nhóm bác sĩ, nhóm điều dưỡng, nhóm người bệnh,… ) và các thành viên khác trong đội phải chủ động thực hiên nhiệm vụ của mình, tương trợ nhau ở trong nhóm đồng thời hợp tác với cá nhân và thập thể của nhóm khác trong đội để cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ
Mỗi thành viên của đội đều được phân công nhiệm vụ một cách công khai, cụ thể
và khoa học (theo quy chế chuyên mon và chức trách) phụ hợp với tình trạng bệnh tật của từng người bệnh và từng thời điểm (theeo phân cấp chăm sóc) Mỗi khi cấp
độ chăm sóc của người bệnh thay đổi thì nhiệm vụ của từng thành viên cũng thay đổi theo cho phù hợp
Mọi diễn biến của người bệnh đề được theo dõi chặt chẽ để kịp thời thay đổ cấp
độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời
Người nhà
Người bệnh (trung tâm chăm sóc)
Hộ lý Sinh viên
Học sinh Bác sĩ
Điều dưỡng
KTV PHCN
Cận lâm sàng
Dược
Chỗng nhiễm khuẩn
Dinh dưỡng
Điều dưỡng Trưởng khoa Trưởng khoa Lâm sàng
ĐD hành chính
Mô hình chăm sóc theo đội tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh
Trang 7Nhiệm vụ của từng thành viên trong đội phải được giao, nhận và kiểm điểm mức
độ thực hiện hàng ngày và ghi chép vào sổ nhật ký hoạt động
Người bệnh là trọng tâm, được chăm sóc cả về thể chất và tinh thần, được tham gia vào lập kế hoạch chăm sóc Ðáng chú ý, người nhà người bệnh cũng được tham gia vào đội chăm sóc đó, có nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh theo sự tư vấn, hướng dẫn của các thành viên trong đội Nhờ đó, hầu hết cán bộ và nhân viên các khoa, phòng đều có thái độ tích cực và ý thức trách nhiệm trong quá trình triển khai chăm sóc toàn diện người bệnh theo mô hình đội Các thành viên đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia Chất lượng chăm sóc người bệnh được cải thiện, người bệnh được theo dõi sát và liên tục, không có "khoảng trống" trong chăm sóc người bệnh
Như vậy, mô hình đội chăm sóc ở bệnh viện cũng từ tính đặc thù của nền văn hóa
đó là người thân muốn tự mình chăm sóc cho người thân của mình khi ốm đau, cũng như tình hình thực tế về nhân lực cán bộ y tế trong đó có nhân lực điều dưỡng hiện nay của các bệnh viên nói chung và bệnh viện ĐK thành phố Vinh nói riêng nên trong đội chăm sóc áp dụng tại bệnh viện có thêm đối tượng người nhà người bệnh
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 82.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu trên các đối tượng: Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, người bệnh và người nhà của người bệnh trong đội chăm sóc
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng các bộ câu hỏi lựa chọn soạn sẵn, có sự hướng dẫn của điều tra viên
Xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê
2.3 Thời gian nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa trong công tác CSNBTD
Đánh giá
Nội dung
Thực hiện tốt Thực hiện
chưa tốt
Giám sát tiếp nhận NB, phổ biến nội quy khoa
phòng và kiểm tra thủ tục hành chính
10 83.34 2 16.66
Phân công chăm sóc BN cấp 1, diễn biến, kiểm tra
phương tiện cấp cứu
10 83.34 2 16.66
Quản lý, điều hành nhân lực ĐD, NHS, Hộ lý 12 100 0 0.00
Đánh giá việc thực hiện CS của ĐD, NHS 8 66.67 4 33.33 Kiểm tra chế độ vô khuẩn, trật tự khoa phòng 11 91.67 1 8.33
Tổ chức sinh hoạt hội đồng NB cấp khoa, ghi chép
nội dung sinh hoạt đầy đủ
7 58.33 5 41.67
Nhận xét:
- 100% có nhận xét quản lý, điều hành nhân lực ĐD, NHS, Hộ lý tốt Các chỉ tiêu khác về công tác quản lý như: Giám sát tiếp nhận NB, phổ biến nội quy khoa phòng và kiểm tra thủ tục hành chính; Phân công chăm sóc BN cấp 1, diễn biến, kiểm tra phương tiện cấp cứu; Kiểm tra chế độ vô khuẩn, trật tự khoa phòng đều có
tỷ lệ thực hiện tốt cao từ 83,34% - 91,67%
- Công tác đi buồng theo quy định tổ chức sinh hoạt hội đồng NB cấp khoa, ghi chép nội dung sinh hoạt đầy đủ đạt tỷ lệ thực hiện tốt là 58,33%
Trang 103.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ĐD, NHS
Đánh giá
Nội dung
Thực hiện tốt Thực hiện
chưa tốt
Kiểm tra phương tiện cấp cứu phục vụ NB, thực
hiện tốt việc nhân và bàn giao tua trực 87 94.56 5 5.44 Thực hiện y lệnh đầy đủ, ghi phiếu chăm sóc 82 89.13 10 10.87
Xử lý dụng cụ, khử tiệt khuẩn đúng quy trình 80 86.90 12 13.10 Chủ động báo cáo với BS, ĐD trưởng khoa về
những diễn biến của NB để có hướng can thiệp
kịp thời
77 83.70 15 16.30
Đề xuất những ý kiến và hành động CS tiếp theo
cần thiết cho NB của mình phụ trách
38 41.30 54 58.70
Hỗ trợ chăm sóc NB về chế độ ăn uống, vệ sinh 37 40.22 55 59.78 Phối hợp với các thành viên khác trong đội,
chăm sóc NB cả về thể chất lẫn tinh thần theo
phân cấp (I, II, III)
49 53.26 43 47.04
Đi buồng nắm các thông tin từ NB, điều dưỡng
trưởng đội để lên kế hoạch chăm sóc cho NB
32 34.78 60 65.22
Nhận xét:
- Nhìn chung, những công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình “truyền thống” như: Kiểm tra phương tiện cấp cứ phục vụ NB, thực hiện tốt việc nhân và bàn giao tua trực; Thực hiện y lệnh đầy đủ, ghi phiếu chăm sóc; Xử lý dụng cụ, gử tiệt khuẩn đúng quy trình ; đều đạt tỷ lệ thực hiện tốt cao từ 80% - 87%
- Các công tác trong nội dung chăm sóc toàn diện theo mô hình mới tỷ lệ thực hiện tốt còn khiêm tốn < 50%, tỷ lệ thực hiện tốt thấp nhất ở chỉ tiêu đi buồng nắm các thông tin từ NB, điều dưỡng trưởng đội để lên kế hoạch chăm sóc cho NB (32%)
3.3 Đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác CSTD
Đánh giá Hài lòng Chưa hài lòng
Trang 11Nội dung n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %
NB được tiếp đón hưỡng dẫn chu đáo khi
vào viện, thủ tục nhập viện nhanh chóng
198 96.58 7 3.42
Khi làm xét nghiệm, điện tim được hướng
dẫn cụ thể
195 95.12 10 4.88
Điều dưỡng có tinh thần thái độ niềm nở tận
tình, có hành động nhanh chóng khi yêu cầu
200 97.56 5 2.44
Trật tự vệ sinh khoa phòng, thái độ hộ lý 194 94.63 11 5.37 Biết được điều dưỡng phụ trách chăm sóc
chính
180 87.80 25 12.2
Được công khai thuốc và cách sử dụng
thuốc hàng ngày
140 68.29 65 31.71
NB được giúp đỡ chế độ ăn uống vệ sinh 85 41.46 120 58.54 Điều dưỡng trực tiếp cho bệnh nhân uống
thuốc
98 47.80 107 52.20
Tư vấn giáo dục sức khỏe 150 73.17 55 26.83
Có ý kiến trong cuộc họp hội đồng người
bệnh
80 39.02 125 68.98
Nhận xét chung về công tác chăm sóc 200 97.56 5 2.44
Nhận xét:
- Các chỉ tiêu đánh giá về thái độ phục vụ, y đức như hướng dẫn bệnh nhân làm các thủ tục, thái độ của nhân viên, và đánh giá chung về công tác chăm sóc được bệnh nhân hài lòng với tỷ lệ cao từ 94,63% - 97,56% Về mặt giúp đỡ bệnh nhân vệ sinh ăn uống chỉ đạt sự hai lòng từ 41,46% - 47,80%
- Có 87,80% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết được điều dưỡng phụ trách chăm sóc chính
- Mức hài lòng thấp nhất ở nội dung bệnh nhân có ý kiến trong cuộc họp hội đồng người bệnh (39,02%)