Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau: Hệ thống hóa, phân tích, luận giải và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công tác quản lý dự án; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm; Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-Khóa: 2020-2022
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUẬN BẮC TỪ LIÊM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội – 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, KhoaSau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán
bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trongthời gian tác giả học tập và nghiên cứu
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Anh Dũng, người đãtận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tác giả trong quátrình thực hiện luận văn
Đồng thời, tác giả gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm và các cơ quan liên quan, đồngnghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trìnhtác giả nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu, tạo mọiđiệu kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn nên Luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót nên tác giả mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình củaHội đồng để bài Luận được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, tháng 3 năm2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiêncứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quảnghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 8
1.1 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.1.2 Nội dung và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.2 Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 14
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 14
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB 19
1.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 30
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB 40
1.3.1 Các nhân tố khách quan 40
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 42
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 44
2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Quận Bắc Từ Liêm 44
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 44
2.1.2 Cơ sở hạ tầng: 45
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế: 45
2.2 Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: .46
2.2.1 Quá trình hình thành Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: .46
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 46
2.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Ban quản lý dự án 49
2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 53
2.3.1 Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 53 2.3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban
Trang 52.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban
QLDA quận Bắc Từ Liêm 82
2.4.1 Những thành tựu đạt được 82
2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 82
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUẬN BẮC TỪ LIÊM 85
3.1 Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng: 85
3.1.1 Quan điểm: 85
3.1.2 Mục tiêu: 86
3.2 Giải pháp quản lý tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng: 87
3.2.1 Giải pháp quản lý tiến độ: 87
3.2.2 Giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng: 89
3.3 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 92
3.3.1 Nguyên tắc đổi mới cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 92
3.3.2 Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm: 92
3.4 Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực: 95
3.4.1 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng: 96
3.4.2 Nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng: 98
3.4.3 Đầu tư trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng: 99
3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, tăng cường công tác giám sát cộng đồng: 102
3.5.1 Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: 102
3.5.2 Tăng cường công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng: 106
3.6 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình: 107
KẾT LUẬN 110
KIẾN NGHỊ 111
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ
TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi côngTKBVTC - DT Thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán
TVQLDA Tư vấn quản lý dự án
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Hình 1.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình 10
Sơ đồ 1.1 Các chủ thể tham gia quản lý dự án 17
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến trong QLDA 19
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức kiểu chức năng 20
Sơ đồ 1.4 Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng 21
Sơ đồ 1.5 Hình thức chủ đầu tư tự QLDA 23
Sơ đồ 1.6 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA 24
Sơ đồ 1.7 Mối quan hệ giữa chủ đầu tư và các thành viên dự án 25Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm 45
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý quận Bắc Từ
Liêm
49
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án giai đoạn CBĐT 54
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án đầu tư giai đoạn
thực hiện đầu tư
57
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án giai đoạn kết
thúc đầu tư
58
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ công tác tổ chức đấu thầu 65
Sơ đồ 2.7 Mối quan hệ giữa các bên trong quá trình thực hiện
dự án
77
Sơ đồ 3.1 Đề xuất sơ đồ quản lý quá trình thực thi tiến độ
trong giai đoạn thực hiện
87
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quá trình quản lý chi phí xây dựng 89
Sơ đồ 3.3 Đề xuất cơ cấu tổ chức Ban QLDAĐTXD quận Bắc
Từ Liêm
93
Trang 9Trong những năm qua Quận ủy, HĐND, UBND quận Bắc TừLiêm đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xâydựng cơ bản nhằm nâng cao mức sống nhân dân trong quận,nhiều công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng được quận quan tâm vàxây dựng như: điện, đường, trường, trạm, các công trình vănhóa, trụ sở… tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, giaothương, mở rộng thị trường Từ năm 2014 đến nay kinh tế quậnluôn duy trì tăng trưởng, hàng năm đều hoàn thành và hoànthành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra.
Việc quản lý các dự án ĐTXD thuộc nguồn ngân sách Nhànước trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thời gian qua đã có tiến bộ,nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệuquả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bướcđời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Bên cạnh nhữngkết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong công tác quản lý
dự án ĐTXD trên địa bàn Quận: thời gian thực hiện còn bị kéodài, đầu tư xây dựng dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm, tìnhtrạng thất thoát lãng phí vốn còn xảy ra, quy hoạch xây dựngchưa đồng bộ và phù hợp, dẫn đến chất lượng công trình chưaphát huy hết công suất, hiệu quả Do đó việc hoàn thiện côngtác quản lý dự án ĐTXD trên địa bàn Quận là rất cần thiết
Trang 10Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân là một cán
bộ làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc TừLiêm, cùng với những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học
tập tại trường, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình để mong muốn đónggóp thiết thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý dự án tạiđơn vị mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hóa, phân tích, luận giải và làm rõ hơn nhữngvấn đề lý luận về công tác quản lý dự án;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quậnBắc Từ Liêm;
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng quận Bắc Từ Liêm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quậnBắc Từ Liêm từ năm 2019 đến năm 2021
Trang 11+ Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luậnchung về dự án đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng.
+ Về mặt thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc TừLiêm Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này tập trung nghiêncứu một số tồn tại và đưa ra phương hướng hoàn thiện công tácquản lý dự án trong một số công tác cơ bản như: công tác lập
dự án, công tác đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng, côngtác quản lý thi công, các công tác khác
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu đã có vềquản lý dự án ĐTXD công trình, các văn bản Luật, Nghị định,Thông tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình và các Văn bản pháp lý hiệnhành
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống
kê kết hợp với khảo sát thực tế, thu thập số liệu thông qua cácbáo cáo, hồ sơ dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc
Từ Liêm có liên quan đến công tác quản lý dự án ĐTXD
5 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án ĐTXD tại BanQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về quản lý
dự án ĐTXD
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm
6 Các khái niệm (thuật ngữ)
Một số thuật ngữ cơ bản về QLDA:
Trang 12STT Tên gọi Nội dung
1 Nhanh nhẹn Agile là một phương pháp làm
việc nhanh chóng được thiết kế
để thích ứng với những thay đổinhanh chóng Các đội thườngnhỏ và làm việc trong những phachạy nước rút ngắn mà không cócác quy trình dài dòng hoặc cácphương pháp chặn để làm họchậm lại
2 Công việc tồn đọng Backlog là một danh sách đầy đủ
các nhiệm vụ tạo nên toàn bộphạm vi dự án Công việc tồnđọng được sắp xếp và thực hiệntheo thứ tự ưu tiên
3 Đường cơ sở Đường cơ sở là một kế hoạch
hoặc ước tính ban đầu cho tiếntrình, ngân sách, phạm vi và mụctiêu của một dự án Nó là mộtcông cụ theo dõi quan trọng để
so sánh tiến độ và thực hiện cácđiều chỉnh
4 Chặn Các phần mềm chặn theo đúng
nghĩa đen là chặn hoặc làmchậm con đường tiến lên - vàphải được dự đoán và loại bỏtrước thời hạn Những trở ngạicủa dự án này bao gồm từ phứctạp công nghệ đến hạn chế ngânsách
5 Nút cổ chai Một nút thắt cổ chai thu hẹp và
Trang 13hạn chế dòng chảy, tốc độ vàcông suất của một dự án Điềunày có thể là các bên liên quan
có quá nhiều phân phối để phêduyệt hoặc các quy trình có thể
bị quá tải
6 Động não Động não là một công cụ cho
những ý tưởng và giải pháp sángtạo Các phiên động não tuântheo nhiều kỹ thuật khác nhaunhưng điều cốt yếu là thu thậpnhiều ý tưởng và tìm ra ý tưởngtốt nhất trong đó
7 Ngân sách Ngân sách là tổng chi phí ước
tính để hoàn thành một dự án.Chi phí dự án phải được tínhbằng tổng các phần và bao gồmcác giai đoạn, nhiệm vụ của dự
án, chi phí vận hành, lao động vàcác công cụ hoặc dịch vụ cầnthiết
8 Nghiên cứu điển
hình
Nghiên cứu điển hình là nguồntài liệu đi sâu vào các trường hợp
sử dụng và các cách tiếp cậnkhác nhau để quản lý dự án.Chúng thường là các nghiên cứudựa trên nghiên cứu giúp ích chomột khía cạnh của quá trình raquyết định
9 Quản lý Thay đổi Quản lý thay đổi, theo nghĩa đen,
là cách quản lý và kiểm soát cácthay đổi trong tổ chức, nhóm
Trang 14hoặc dự án Phương pháp nàynhằm mục đích duy trì sự kiểmsoát và hiệu quả khi các thay đổiđược thực hiện.
10 Kế hoạch dự phòng Kế hoạch dự phòng là một kế
hoạch dự phòng khẩn cấp chi tiết
để làm thế nào để quản lý hiệuquả bất kỳ sự gián đoạn hoặcthảm họa ngắn hạn và dài hạnnào có thể phát sinh trong suốt
12 Bảng điều khiển Trang tổng quan là công cụ kỹ
thuật số hỗ trợ quản lý dự án,nhóm và nhiệm vụ tốt hơn Họ làmột trung tâm tập trung củathông tin có tổ chức, các thànhviên trong nhóm và giao tiếp trựctuyến và thường có các công cụtrực quan như phân tích
13 Giao hàng Tất cả các dự án đều có một
hoặc nhiều kết quả phân phối, làkết quả được phân phối xuyênsuốt hoặc khi kết thúc một dự án.Những đầu ra này là sản phẩm
Trang 15và / hoặc dịch vụ, chẳng hạn nhưbáo cáo, cập nhật dịch vụ, tàiliệu tiếp thị hoặc hàng hóa.
14 Quản lý giá trị
kiếm được (EVM)
Quản lý giá trị kiếm được, hoặcEVM, là một cách quan trọng để
đo lường hiệu suất và tiến độ của
dự án Nó được tính toán dựatrên phạm vi, thời gian và chi phícủa dự án
15 Theo dõi nhanh Theo dõi nhanh là một cách để
đẩy nhanh tiến độ của một dự án
và rút ngắn thời hạn đến giaiđoạn giao hàng, điều này thườngđược thực hiện bằng cách thựchiện nhiều nhiệm vụ cùng mộtlúc hoặc loại bỏ các nhiệm vụkhông cần thiết
16 Biểu đồ Gantt Một Gantt Chart là một biểu đồ
hình cột cho lịch nhiệm vụ dự án
mà hoạt động này được đo (trêntrục Y) với thời gian (trên trục X).Đây là một cách tuyệt vời đểxem mỗi nhiệm vụ sẽ mất baolâu trong toàn bộ dự án và theodõi tiến độ
17 Quản lý vấn đề Quản lý vấn đề là một cách để
xem và giải quyết vấn đề Điềunày có thể được thực hiện theocác bước bao gồm: quét các vấn
đề, xác định, đánh giá và ưu tiên,lập chiến lược, phản hồi vấn đề
Trang 16và theo dõi kết quả.
18 Cuộc họp khởi
động
Cuộc họp khởi động là cuộc họpđầu tiên khi bắt đầu một dự ánvới các bên liên quan và cácthành viên trong nhóm
19 Biểu đồ PERT Biểu đồ PERT, viết tắt của Kỹ
thuật Đánh giá Chương trình, làmột công cụ quản lý dự án được
sử dụng để dễ dàng tổ chức cácnhiệm vụ và tiến trình thời gian
20 Vòng đời dự án Vòng đời dự án là các giai đoạn
mà một dự án trải qua từ khi bắtđầu đến khi lập kế hoạch, thựchiện và hoàn thành
7 Cấu trúc luận văn:
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kếtluận, trong đó phần nội dung chính được kết cấu thành 3chương, cụ thể là:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm
Trang 17CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng đầu tư (hoạt động
bỏ vốn) được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụthể, với các điều kiện ràng buộc để đạt được mục tiêu nhất định(các lợi ích) trong một khoảng thời gian xác định
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặccải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụtrong một thời hạn nhất định
Theo Luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạtđộng xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trìnhxây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng côngtrình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định
Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thểhiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyếtminh và phần thiết kế cơ sở
1.1.2 Nội dung và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.1 Đặc điểm của một dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Dự án đầu tư XDCT có tính đa mục tiêu:
Trang 18+ Mục tiêu về kỹ thuật - công nghệ: quy mô, cấp công trình,các yêu cầu về độ bền chắc, về công năng sử dụng, về côngnghệ sản xuất, về mỹ thuật, chất lượng
+ Mục tiêu về kinh tế tài chính: chi phí nguồn lực tối thiểu,thời gian xây dựng ngắn
+ Mục tiêu về kinh tế xã hội: cảnh quan, môi trường sinhthái, khả năng thu hút lao động, tạo việc làm, tiết kiệm đấtđai
+ Các mục tiêu khác: mục tiêu chính trị, an ninh, quốcphòng, trật tự, an toàn xã hội
- Dự án đầu tư XDCT có tính duy nhất và gắn liền với đất:
Mỗi công trình xây dựng đều có những đặc điểm kiến trúc,kết cấu, địa điểm xây dựng, không gian và thời gian xây dựngkhông giống nhau, đặc điểm này tạo ra tính duy nhất của DAĐTxây dựng Tính duy nhất của dự án đầu tư XDCT phản ánh tínhkhông lặp lại của dự án, gây khó khăn không ít cho việc tiênlượng chi phí và thời gian trong quá trình thực hiện dự án cũngnhư cho việc tiên liệu các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án Mỗicông trình xây dựng đều có địa điểm xây dựng riêng xác định vàgắn liền với đất Đặc điểm này đòi hỏi phải có mặt bằng thìmới có thể thực hiện được DAĐT xây dựng
- Dự án đầu tư XDCT có thời gian xây dựng dài, vốn đầu tưlớn:
Sản phẩm cuối cùng của dự án đầu tư XDCT là công trìnhđược xây dựng xong hoàn thành bàn giao cho khai thác, sửdụng Do khối lượng công việc rất lớn và phải trải qua nhiềucông đoạn khác nhau nên thời gian XDCT thường dài Vốn đầu
tư cho XDCT cũng thường rất lớn
Trang 19- Dự án đầu tư XDCT chịu sự ràng buộc về thời gian và chiphí nguồn lực:
Thời gian thực hiện dự án, thời điểm khởi công và kết thúc,tổng mức chi phí cho việc thực hiện dự án đã được xác định.Thường các yêu cầu về thời gian và chi phí thực hiện DAĐT xâydựng là hạn hẹp vì các CĐT dự án luôn muốn có những côngtrình chất lượng cao nhưng chi phí thấp và được thực hiện trongmột thời gian ngắn Những ràng buộc này thường gây sức épđối với các nhà thầu xây dựng trong quá trình thực hiện dự án,mặt khác nó thường mâu thuẫn với các mục tiêu của nhà thầuxây dựng, vì thế việc hoàn thành mục tiêu tổng thể (kết quả,thời gian, chi phí) của DAĐT xây dựng thường rất khó khăntrong thực tế
Dự án đầu tư XDCT luôn tồn tại trong một môi trường khôngchắc chắn (tiềm ẩn nhiều rủi ro):
Dự án đầu tư xây dựng thường phải thực hiện trong một thờigian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm và thực hiện trong điềukiện môi trường tự nhiên Vì thế, có rất nhiều yếu tố rủi ro ảnhhưởng đến DAĐT xây dựng Các yếu tố này có thể làm cho dự
án không thành công như dự kiến ban đầu Dự án có thể bị tăngchi phí, kéo dài thời gian thực hiện hoặc giảm sút hiệu quả đầutư
Trang 20XDCT có tính duy nhất và
gắn liền với đất
DAĐT XDCT
chịu sự ràng buộc về thời gian và chi phí và nguồn lực
DAĐT XDCT tiềm ẩn nhiều rủi ro DAĐT
XDCT có thời gian xây dựng dài, vốn đầu
tư lớn DAĐT
XDCT có tính
đa mục tiêu
Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
Hình 1.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
Các yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình
* Dự án đầu tư nói chung phải đáp ứng các yêu cầu cơ bảnsau:
- Tính khoa học: Người soạn thảo DAĐT phải có một quátrình nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ càng, tính toán thận trọng, chínhxác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tàichính, nội dung về công nghệ kỹ thuật Tính khoa học còn thểhiện trong quá trình soạn thảo DAĐT cần có sự tư vấn củacác cơ quan chuyên môn
- Tính thực tiễn: Các nội dung của DAĐT phải được nghiêncứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúngmức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp vàgián tiếp đến hoạt động đầu tư
Trang 21- Tính pháp lý: DAĐT cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức
là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước Muốnvậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước,các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư
- Tính đồng nhất: Các DAĐT phải tuân thủ các quy địnhchung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cảcác quy định về thủ tục đầu tư Với các DAĐT quốc tế cònphải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế mà ViệtNam tham gia hoặc ký kết các Hiệp ước quốc tế
* Đối với dự án đầu tư XDCT, ngoài việc phải đảm bảocác yêu cầu của DAĐT nói chung còn phải bảo đảm các yêucầu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạchphát triển ngành và quy hoạch xây dựng
- Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp
- An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụngcông trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môitrường
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
* Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn (quyđịnh hiện hành là các dự án, công trình quan trọng quốcgia), trước khi lập dự án đầu tư XDCT chủ đầu tư phải lậpbáo cáo đầu tư XDCT (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) đểtrình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư Nộidung chủ yếu của báo cáo đầu tư XDCT bao gồm: sự cầnthiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư;
Trang 22phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, xác định sơ bộ tổngmức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả nănghoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặtkinh tế xã hội của dự án.
1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Việc phân loại các DAĐT là để thuận tiện cho việc theo dõi,quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động đầu tư DAĐT được phân loại theo các tiêu thức khácnhau như:
- Cơ cấu tái sản xuất: DAĐT được phân thành DAĐT theochiều rộng và DAĐT theo chiều sâu;
- Lĩnh vực hoạt động trong xã hội: DAĐT có thể phân chiathành DAĐT phát triển sản xuất kinh doanh, DAĐT phát triểnkhoa học kĩ thuật, DAĐT phát triển cơ sở hạ tầng…;
- Thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủvốn đã bỏ ra: có thể phân chia các DAĐT thành DAĐT ngắn hạn
và DAĐT dài hạn;
- Sự phân cấp QLDA: tuỳ theo tầm quan trọng và quy môcủa dự án, DAĐT được chia làm 4 nhóm: dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C;
- Nguồn vốn thực hiện DAĐT: có thể phân chia thành DAĐTbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; DAĐT bằng nguồn vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nướcbảo lãnh; DAĐT bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp vàcác nguồn vốn khác; DAĐT bằng nguồn vốn hỗn hợp
Với DAĐTXD, được phân loại cụ thể theo Điều 5 Nghị định15/2021/NĐ-CP như sau:
- Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyênngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu
tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghịđịnh này
Trang 23- Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tưxây dựng được phân loại gồm:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiềunguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quyđịnh tại Nghị định này như sau:
+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tưcông được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tưcông; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theoquy định của pháp luật về PPP;
+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoàiđầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nướcngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trongtổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự
án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lạiđược quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác
Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báocáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựngcông trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tưxây dựng gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
- Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cótổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụngđất);
- Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắmhàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự
án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lựccông trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mứcđầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia,
dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư)
Trang 24Như vậy, DAĐTXD cũng được phân loại theo các tiêu thứccủa phân loại dự án nói trên, cụ thể là theo sự phân cấp QLDA
và nguồn vốn thực hiện dự án
Tại Việt Nam hiện nay, đối với các dự án do các doanhnghiệp ngoài nhà nước là chủ đầu tư thường áp dụng cơ cấuhỗn hợp nguồn vốn để thực hiện dự án là vốn tự có, vốn huyđộng từ khách hàng và vốn vay
1.1.2.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
Một dự án đầu tư (DAĐT) khi hình thành ý đồ về DAĐT đếnkhi công trình được nghiệm thu đưa vào hoạt động, đều phảitrải qua 3 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thựchiện đầu tư và giai đoạn vận hành, khai thác dự án Trong đó,giai đoạn chuẩn bị đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng là tạotiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạnsau
Thời gian tiến hành giai đoạn thực hiện đầu tư đóng vai tròquan trọng nhất vì đây là thời gian vốn không sinh lời và dự ánchịu nhiều rủi ro Làm tốt công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu
tư và thực hiện đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho giai đoạn vận hành,khai thác dự án
Trong mỗi giai đoạn của DAĐT, cần thực hiện những côngviệc cụ thể theo trình tự các bước nhất định Đối với DAĐTXD,các công việc của các giai đoạn được quy định theo Điều 4 Nghịđịnh 15/2021/NĐ-CP và được mô tả dưới đây:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
Trang 25Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
-Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
-Khảo sát xây dựng;
-Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
-Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy địnhphải có giấy phép xây dựng);
-Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
-Thi công xây dựng công trình;
-Giám sát thi công xây dựng;
-Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
-Vận hành, chạy thử;
-Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
-Bàn giao công trình đưa vào sử dụng
-Các công việc cần thiết khác
Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng
-Quyết toán hợp đồng xây dựng;
-Quyết toán dự án hoàn thành;
-Xác nhận hoàn thành công trình;
-Bảo hành công trình xây dựng;
-Bàn giao các hồ sơ liên quan;
-Các công việc cần thiết khác
1.2 Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý dự án (QLDA):
QLDA là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một
dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sựhoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêucầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chấtlượng thực hiện
QLDA là điều khiển một kế hoạch đã được hoạch định trước
và những phát sinh xảy ra, trong một hệ thống bị ràng buộc bởicác yêu cầu về pháp luật, về tổ chức, về con người, về tài
Trang 26nguyên nhằm đạt được các mục tiêu đã định ra về chất lượng,thời gian, giá thành, an toàn lao động và môi trường
QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồnlực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảocho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sáchđược duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chấtlượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiệntốt nhất cho phép
1.2.1.2 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sựtham gia của nhiều chủ thể khác nhau Các thành viên tham giaquản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, chủ quản
lý sử dụng, đại diện Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết
kế, quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát,nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị; Ngân hàng, kho bạc nhànước
Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Quản lý vĩ mô dự án
Quản lý vĩ mô đối với dự án là sự tác động của các cơ quanquản lý Nhà nước lên các hoạt động của dự án, nhằm đảm bảo
dự án thực hiện đúng định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Công cụ quản lý vĩ môcủa Nhà nước là các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sáchtiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, chính sách thuế,
hệ thống pháp luật, chế độ kế toán, bảo hiểm, chính sách thịtrường và các quy định pháp lý khác để thống nhất quản lý vàđiều phối các hoạt động kinh tế nói chung và các dự án nóiriêng
- Quản lý vi mô dự án
Trang 27Là quá trình tác động của Chủ đầu tư lên các hoạt động củaquá trình đầu tư nhằm đảm bảo quá trình đầu tư được thuận lợiđúng tiến độ, đạt mục tiêu đề ra, thông qua đó để kịp thời pháthiện những sai sót và có những điều chỉnh khi cần thiết.
Nội dung quản lý chủ yếu ở mức độ này là quản lý các lĩnhvực cụ thể của dự án bao gồm:
Quản lý tổng quan dự án: Đảm bảo rằng dự án được lập kếhoạch, thực hiện và quản lý một các chính xác, bao gồm cả việcquản lý và thay đổi của dự án Mọi hoạt động của dự án phảiđược phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đạt được kết quảmong muốn
Quản lý phạm vi dự án: Xác định phạm vi công việc của dự
án, phân chia công việc thành các thành phần có thể quản lýđược, xác định khối lượng công việc cần thực hiện theo kếhoạch và kiểm soát việc thay đổi phạm vi
Quản lý thời gian (quản lý tiến độ): Lập kế hoạch tiến độcủa dự án và kiểm soát các công việc của dự án được thực hiệntheo đúng tiến độ
Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí các nguồn lực, xác địnhgiới hạn ngân sách và kiểm soát đảm bảo dự án được thực hiệntrong giới hạn ngân sách
Kiểm soát các chi phí kéo dài qua các giai đoạn đến kếtthúc dự án, tổng kết và quyết toán chi phí Kiểm soát chi phíđảm bảo cho việc chi tiêu phù hợp với kế hoạch ngân sách cả
về tỷ lệ chi phí và tổng số tiền chi ra, nằm trong giới hạn ngânsách được duyệt
Quản lý thông tin: Bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện vàkiểm soát việc thu nhập và phổ biến những thông tin có liênquan;
Trang 28Quản lý chất lượng: Bao gồm đảm bảo chất lượng (các biệnpháp đáp ứng yêu cầu chất lượng) và kiểm soát chất lượng(thực hiện các bước quản lý, kiểm tra kết quả công việc có đápứng yêu cầu không);
Quản lý nhân lực: Bao gồm xác định nguồn nhân lực cầnthiết cho công việc, xác định vai trò, trách nhiệm của từngngười, từng bộ phận và các mối quan hệ, bố trí nhân lực vàquản lý họ trong quá trình thực hiện dự án;
Quản lý rủi ro: Là quá trình nhận diện rủi ro, đo lường vàphân tích rủi ro và đề ra các phương pháp làm cực đại các tácđộng tích cực, cực tiểu các tác động tiêu cực đối với dự án;
Quản lý mua sắm và hợp đồng: Xác định hàng hóa cần muasắm, phát hành yêu cầu mua sắm hoặc đấu thầu, lựa chọn nhàcung cấp, quản lý hợp đồng và kết thúc hợp đồng khi việc muasắm hoàn thành;
Quản lý các bên hữu quan dự án là các quá trình cần thiết
để nhận dạng các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức mà có thể
bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án, để phân tích các kỳvọng của các bên hữu quan và ảnh hưởng của họ đến dự án,cũng như để thiết lập các chiến lược quản lý phù hợp
Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựngnêu trên, mỗi cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm được quy định cụ thể trong Luật Xây dựng
CƠ QUẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẦU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Trang 29Sơ đồ 1.1 Các chủ thể tham gia quản lý dự án
a, Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diệnpháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanhnghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư Người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư ra quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự
án Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốnthẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấpthuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩmquyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tưthì CĐT là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
CHỦ ĐẦU TƯ
Nhà thầu tư vấn
Nhà thầu xây lắp
Trang 30(gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì CĐT làđơn vị quản lý, sử dụng công trình
- Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụngcông trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủđiều kiện làm CĐT thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị
có đủ điều kiện làm CĐT Trong trường hợp đơn vị quản lý, sửdụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT, người quyết địnhđầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình
có trách nhiệm cử người tham gia với CĐT để quản lý ĐTXDcông trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụng khi công trình hoànthành
- Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là CĐT
- Các dự án sử dụng vốn khác thì CĐT là chủ sở hữu vốnhoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật
- Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì CĐT do cácthành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ gópvốn cao nhất
c, Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng
Tổ chức tư vấn ĐTXD là tổ chức nghề nghiệp có tư cáchpháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xâydựng theo quy định của pháp luật Tổ chức tư vấn chịu sự kiểmtra thường xuyên của CĐT và cơ quan quản lý nhà nước
d Doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu xây dựng)
Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp được thành lậptheo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây
Trang 31dựng Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đốitác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là CĐT Doanh nghiệp chịu
sự kiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình xâydựng của CĐT, tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nướctheo phân cấp quản lý
e Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựngnhư: Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính; Ngânhàng Nhà nước Việt nam; các Bộ ngành khác có liên quan: các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; uỷ ban nhândân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); thì Bộquốc phòng cũng có những cơ quan chức năng quản lý quá trìnhđầu tư và xây dựng như: Cục Kế hoạch Đầu tư; Cục Doanh trại;Cục Tài chính; đại điện cơ quan quản lý nhà nước quản lý quátrình triển khai thực hiện dự án
f Mối quan hệ của Chủ đầu tư với các chủ thể liên quan
CĐT là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trìnhhình thành và quản lý dự án ĐTXD, có trách nhiệm phối hợp vớicác cơ quan tổ chức tham gia quản lý và chịu sự quản lý củanhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp là ngườiquyết định đầu tư
- Đối với các dự án ĐTXD thuộc Ban QLDA, có thể làm rõmột số mối quan hệ sau:
- Đối với UBND thành phố Hà Nội: UBND Thành phố quyếtđịnh CĐT và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo CĐTtrong quá trình quản lý CĐT có trách nhiệm báo cáo với UBNDThành phố về hoạt động của mình;
- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân
Trang 32Quản lý
dự án 4,5,6 Quản lý
dự án 1,2,3
Ban giám đốc Ban quản lý dự án
thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnhvực mà mình đang thực hiện, tư vấn còn có trách nhiệm thựchiện các nhiệm vụ mà CĐT giao, thông qua hợp đồng;
- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ CĐTđiều hành quản lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nộidung trong hợp đồng đã ký kết;
- Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: CĐT chịu sựquản lý giám sát về việc cấp phát theo kế hoạch
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB
1.2.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng:
a Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến:
- Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là một mô hình tổ chứcquản lý, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trựctiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận
sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trựctiếp cấp trên
- Cơ cấu trực tuyến trong QLDA được minh họa qua sơ đồ:
Quản lý dự án n-2, n-1,n
Trang 33Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến trong QLDA
Đặc điểm cơ bản của loại hình này là:
+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máyđược thực hiện theo trực tuyến
+ Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụtrách trực tiếp
+ Mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền raquyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ vàchịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên
- Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến có ưu điểm là:
+ Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tậptrung, thống nhất và có chi phí quản lý thấp
+ Những người chịu sự lãnh đạo rất dễ thực hiện mệnh lệnh
vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra
- Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến có nhược điểm:
+ Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp
vụ cao về từng mặt quản lý
+ Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉđạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn
+ Cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy
mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp
b Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu chức năng:
Trang 34Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu chức năng là mô hình tổ chứcquản lý trong đó những nhiệm vụ quản trị được phân chia chocác đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thànhnên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa chỉ đảm nhậnthực hiện một số chức năng nhất định.
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức kiểu chức năng
Mô hình quản lý kiểu chức năng có đặc điểm: Các dự ánchẳng những nhận mệnh lệnh từ ban giám đốc ban QLDA màcòn nhận từ những người lãnh đạo các chức năng khác nhau
- Mô hình quản lý kiểu chức năng có ưu điểm:
+ Thu hút được các nhà chuyên môn, chuyên gia vào côngtác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt hơn
+ Giảm bớt gánh nặng về chuyên môn đối với ban giám đốcban QLDA
- Mô hình kiểu chức năng có nhược điểm:
+ Vi phạm chế độ một thủ trưởng Người lãnh đạo chungphải phối hợp hoạt động của các lãnh đạo chuyên môn
+ Dễ phát sinh trách nhiệm không rõ ràng, thiếu tính kỷluật
Ban giám đốc Ban quản lý
dự án
Phòng
Kế Hoạch
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng Tài Chính
Các dự án
Trang 35c Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng:
Kiểu cơ cấu tổ chức này kết hợp hai loại cơ cấu trực tuyến
và chức năng, được áp dụng rộng rãi trong QLDA nói riêng vàquản trị doanh nghiệp nói chung
c Mô hình tổ chức kết hợp Trực tuyến - Chức năng
Sơ đồ 1.4 Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng
Với cơ cấu này Người lãnh đạo được sự giúp sức của các
Phòng
kế hoạch
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng Tài chính
Trang 36lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn vàkiểm tra việc thực hiện các quyết định Người lãnh đạo cao nhấtvẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyềnquyết định trong phạm vi dự án Các phòng chức năng chỉ thammưu mà không được quyền ra lệnh.
- Ưu điểm: vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng vừa pháthuy được năng lực chuyên môn của các phòng ban chức năng
Khắc phục nhược điểm này người lãnh đạo sử dụng bộphận tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ làmột cán bộ trợ lý nào đó giống như cơ cấu tham mưu trongquân đội Có thể sử dụng tài năng chuyên môn của một sốchuyên gia, tiếp xúc thường xuyên với họ mà không cần một cơcấu tổ chức phức tạp
1.2.2.2 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng:
* Quy định chung về các hình thức quản lý dự án đầu tưxây dựng
Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổchức QLDA theo quy định của Luật XD
Đối với DA sử dụng vốn NSNN, vốn nhà nước ngoài ngânsách, hình thức tổ chức QLDA được áp dụng là Ban QLDAchuyên ngành, Ban QLDA khu vực theo quy định của Luật XD vàNghị định về QLDA ĐTXD
Trang 37- Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổchức QL, sử dụng vốn để ĐTXD công trình là chủ đầu tư DA thìngười quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợpđồng thuê Ban QLDA chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực đểthực hiện QLDA theo quy định.
- Đối với DA sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tàitrợ nước ngoài, hình thức tổ chức QLDA được áp dụng theo quyđịnh của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tàitrợ Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận vớinhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức QLDAđược thực hiện theo quy định của Nghị định về QLDA ĐTXD
- Đối với DA sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tưquyết định hình thức QLDA phù hợp với yêu cầu QL và điều kiện
cụ thể của DA
- Đối với DA PPP (Public Private Partnerships), doanh nghiệplựa chọn hình thức QLDA quy định của Nghị định về QLDAĐTXD
* Mô hình QLDA ĐTXD:
- Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp QLDA
+ Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp QLDA thì chủ đầu tưthành lập ban QLDA để giúp chủ đầu tư làm đầu mối QLDA(theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong quyết địnhthành lập ban QLDA) Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho banQLDA phải được thể hiện trong quyết định thành lập ban QLDA
+ Ban QLDA phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụQLDA theo yêu cầu của chủ đầu tư Ban QLDA có thể thuê tưvấn QL, giảm sát một số phần việc mà ban QLDA không có đủđiều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý củachủ đầu tư Đối với DA có quy mô nhỏ, đơn giản thì chủ đầu tư
Trang 38có thể không lập ban QLDA mà sử dụng bộ máy chuyên môncủa mình để QL, điều hành DA hoặc thuê người có chuyên môn,kinh nghiệm để giúp QL thực hiện DA.
+ Ban QLDA có thể được giao QL nhiều DA nhưng phải đượcngười quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyêntắc: Từng DA không bị gián đoạn, được QL và quyết toán theođúng quy định
Tư vấn đấu thầu
Nhà thầu thi công xây dựng
Tự giám sát hoặc thuê tư vấn giám sát
Chuẩn bị hồ sơ thẩm
định phê duyệt dự
án
Chuẩn bị hồ sơ thẩm định phê duyệt đấu thầu
Trang 39Sơ đồ 1.5 Hình thức chủ đầu tư tự QLDA
- Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn QL điều hànhDA:
+ Thuê tư vấn QLDA là chủ đầu tư thuê các đơn vị tư vấnđộc lập thực hiện nhiệm vụ QLDA của mình Trường hợp chủđầu tư thuê tổ chức tư vấn QL điều hành DA thì tổ chức tư vấn
đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức QL phù hợp với quy
mô, tính chất của DA Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn QLDAđược thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên Trongtrường hợp tư vấn QLDA thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia
QL một phần việc phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợpvới hợp đồng đó ký với chủ đầu tư
+ Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn QLDA, chủ đầu tư vẫnphải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mìnhhoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợpđồng của tư vấn QL
Nhà thầu thi công xây dựng
Thuê tư vấn giám sát
Chuẩn bị hồ sơ thẩm
định phê duyệt dự án
Chuẩn bị hồ sơ thẩm định phê duyệt đấu thầu
Trang 40Sơ đồ 1.6 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA
1.2.2.3 Hệ thống quản lý điều hành dự án đầu tư xây dựng:
Hệ thống QL điều hành DAĐTXD bao gồm chủ đầu tư (hoặc nhàtài trợ) và ban QLDA (nhóm QLDA) Vai trò, trách nhiệm của cácthành viên này được quy định như sau:
Sơ đồ 1.7 Mối quan hệ giữa chủ đầu tư và các thành viên
dự án
* Thẩm quyền và vai trò chủ đầu tư (Chủ DA/Nhà tài trợ)
- Thẩm quyền của chủ đầu tư
+ Xác định phạm vi công việc;
+ Cung cấp các nguồn lực;
+ Chấp nhận hay từ chối kết quả;
+ Chịu trách nhiệm về hiệu quả của DA
Chủ đầu tư
Nhóm quản lý dự
án
Thành viênBan quản lý dự
án
Nhóm công tác Trưởng nhóm
Thành viên