1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề môi trường trong kinh doanh quốc tế

32 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 617,5 KB

Nội dung

Bên cạnh sự thay đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm khí quyển thì một trong những báođộng cấp thiết của các tổ chức bảo vệ môi trường đối với các chính phủ là báo động về sự suy kiệt nguồn nư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

 TIỂU LUẬN MÔN:

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về môi trường

1.1.1 Khái niệm về các loại môi trường

Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không gian và thờigian Môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác động lênđời sống, tính chất, hành vi và sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của các cơ thểsống

Môi trường bao gồm 4 thành phần

Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm nitrogen, oxygen,

ngoài ra còn có argon, CO2, và một số loại khí khác

- Nó duy trì sự sống trên trái đất

- Nó bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian

- Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời

- Nó chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0.14 – 40 m (sóng radio)

đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300 nm)

Thủy quyển: thủy quyển bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương,

sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm

- 97% là nước ở các đại dương

- 2% là nguồn nước bị đóng băng ở các cực

- 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm phục vụ cho nhu cầu con người và cácnhu cầu khác

Trang 4

Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môi trường khí, nước

và đất

1.1.2 Tình trạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị,công nghiệp và các làng nghề Ô nhiễm môi trường có tác động xấu đối với sức khoẻcon người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái

và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Côngnghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môitrường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiềuhướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng

Sau hơn 30 năm kể từ hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới (Stockholm 1972)đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nổ lực để đưa vấn đề môi trường vào cácchương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia Tuy vậy hiện trạng môi trường toàncầu được cải thiện không đáng kể, môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội Dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác, tiêu thuquá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thải ra quá mức “khí nhà kính”…lànhững vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên toàn cầu trong tuyên bố Johanesburg vềphát triển bền vững 2002 của liên hiệp quốc đã khẳng định về những thách thức mànhân loại đang và sẽ phải đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: “môi trường toàn cầu tiếp tụctrở nên tồi tệ, suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, samạc hóa cướp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khíhậu đã hiển hiện rõ ràng Thiên tai ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt Các nướcđang phát triển trở nên dễ bị tổn hại hơn Ô nhiễm không khí, nước và biển tiếp tục lấy

đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu người”

Đối với vấn đề môi sinh toàn cầu, từ cuối thế kỷ XX đến nay khắp nơi trên thếgiới người ta luôn lo ngại về nguy cơ thay đổi khí hậu toàn cầu theo chiều hướng xấu

đi Nguyên nhân của của những hiện tượng đó là do khí điôxít cacbon thải vào khíquyển ngày càng tăng dẫn đến sự nóng lên của trái đất mà thủ phạm trực tiếp là do cácchất khí thải độc hại thải ra từ đời sống và từ sản xuất thông qua các thiết bị côngnghiệp Sự biến đổi của khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với loài

Trang 5

người, nó không chỉ đe dọa sự tồn vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai củatrái đất.

Có liên quan đến tình trạng ô nhiễm khí quyển mấy chục năm qua là sự suythoái rừng, nguyên nhân chính của tình trạng này là do quy mô chặt phá, sử dụng rừng,gỗ…vào những mục đích thực dụng hoặc không hợp lý Cùng với tình trạng đó thì việcsói mòn đất canh tác, sự tuyệt chủng của hàng ngàn loài sinh vật đang góp phần làmnhanh chóng thay đổi tình trạng sinh quyển nói chung

Bên cạnh sự thay đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm khí quyển thì một trong những báođộng cấp thiết của các tổ chức bảo vệ môi trường đối với các chính phủ là báo động về

sự suy kiệt nguồn nước Nạn khan hiếm nguồn nước sạch do ô nhiễm môi trường dẫnđến làm hỏng các nguồn nước đang đe dọa hoạt động sản xuất nông nghiệp và sứckhỏe của con người ở nhiều quốc gia trên thế giới Thiếu nước sạch cũng là nguyênnhân chính gây ra cái chết của 12 triệu người mỗi năm.Môi trường suy thoái, các dạngtài nguyên đang cạn kiệt đã làm giảm tính đa dạng sinh học của trái đất, trực tiếp viphạm quy luật phát triển của tự nhiên

Đối với Việt Nam, mặc dù nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa và công nghiệphóa chỉ mới thực sự bắt đầu, song môi trường sống của người dân trên khắp đất nước

đã phỉ gánh chịu không ít những tác động tiêu cực của sự phát triển Nhìn tổng thể,thực trạng môi trường tự nhiên ở nước ta đang đặt ra các vấn đề chủ yếu như: Cácnguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, nước ngọt, khoáng sản…đang suy giảmnhanh, khan hiếm dần hoặc cạn kiệt; Môi sinh bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng bởi cácchất thải sinh hoạt, các chất thải công nghiệp và các chất thải hóa học bị lạm dụngtrong sản xuất nông nghiệp…Các sự cố môi trường do thiên tai và do con người gây ra.Tác giả bài viết cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyênthiên nhiên ở nước ta không phải bây giờ mới xuất hiện mà nguyên nhân là do chínhsách khai thác tự nhiên từ trong quá khứ và đặc biệt là hậu quả của hàng chục nămchiến tranh Thêm nữa là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người khai thác

và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tàn phá môi trường

1.1.3 Các tác động của con người đến môi trường

Trang 6

Nhân loại sinh tồn và phát triển phải dựa vào môi trường địa lý, trong quá trìnhsinh sống và sản xuất của loài người, cũng thường xuyên ảnh hưởng đến môi trường tựnhiên Tùy theo sự phát triển của lịch sử và sức sản xuất xã hội nâng cao, loài ngườicàng ảnh hưởng sâu sắc đối với môi trường tự nhiên, và ảnh hưởng bất lợi cho conngười gây ra đối với môi trường tự nhiên cũng càng nhiều.

1.1.3.1 Những tác động tiêu cực của con người.

Bao nhiêu năm tháng rất dài sau khi loài người ra đời, trình độ sản xuất vẫn cònrất thấp, loài người để sinh tồn được chỉ biết thích nghi và lợi dụng môi trường, rất ít

có ý thức cải tạo môi trường

Nhân loại từ trong thực tiễn xã hội lâu dài đã học biết được cách thuần hoá độngvật và thực vật, xuất hiện nghề nông và nghề chăn nuôi, đây là cuộc đại cách mạng lầnthứ nhất trong lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại Theo sự nâng cao trình độ sứcsản xuất, xuất hiện chợ mua bán tập trung, thị trấn và thủ công nghiệp Thời gian này,chỉ xét về mặt ỷ lại, lợi dụng môi trường và tài nguyên, không xét đến mặt bảo vệ đốivới chúng, đã xuất hiện sự chặt rừng bừa bãi, đồng cỏ thoái hoá, độ phì nhiêu của đấtgiảm sút, dẫn đến sự trôi mất đất và nước rất nghiêm trọng

Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất nâng lên nhanhchóng, loài người lợi dụng và tiêu hao tài nguyên tự nhiên càng lúc càng tăng nhanh,việc nhân loại lợi dụng và cải tạo môi trường tăng lên, đồng thời cũng khiến số nhânkhẩu từ nông thôn tập trung ra thành thị, quy mô thành thị mở rộng, số lượng khôngngừng tăng lên, ở các thành phố công nghiệp, nhà máy mọc lên khắp nơi, trên không

mù mịt khói, mặt đất nước bẩn chảy tràn, rác và phế thải công nghiệp chất đóng nhưnúi, gây ô nhiễm môi trường một cách đáng sợ

1.3.1.1.1 Quá trình công ngiệp hóa và đô thị hóa.

Quá trình này mới xuất hiện cách đây chưa lâu, vào khoảng giữa thế kỉ XVIIIvới sự ra đời của đầu máy hơi nước Tiếp theo đó là việc chế tạo được hàng loạt cácloại máy móc khác sử dụng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp và giao thông vậntải Sự phối hợp các loại máy móc đó làm thành một hệ thống kĩ thuật mới, tạo điềukiện cho nền đại sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển Đây là cuộc cách mạng kĩ thuậtlần thứ hai Cuộc cách mạng này nổ ra đầu tiên ở nước Anh, sau đó lan rộng ra các

Trang 7

nước Châu Âu khác và Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ XIX Đến cuối thế kỉ XIX lại có thêmcác máy phát điện và động cơ điện ra đời, từ đấy máy móc đi vào nhiều ngành sảnxuất, tạo ra năng suất lao động và khối lượng hàng hóa lớn Sản xuất phát triển, nhucầu sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi việc khai tháccác nguồn tài nguyên ngày càng mở rộng, các nhà máy mọc lên ngày một nhiều, lượngkhí thải và các chất thải công nghiệp thải ra môi trường ngày càng lớn Đó là nguồngốc gây ra những tác động to lớn đối với môi trường.

Việc khai thác các mỏ quặng là tác nhân gây phá hủy các cảnh quan tự nhiên, đất đai,cây rừng và hệ động vật sống trong các khu vực đó Việc tăng cường sử dụng cácnguồn nhiên liệu mà chủ yếu là nguyên liệu truyền thống không những làm cho tàinguyên bị cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Hàng năm các ngànhsản xuất công nghiệp thải ra khí quyển một lượng lớn các chất gây hiệu ứng nhà kính,trong đó chủ yếu là hàm lượng CO¬2, ngoài ra sự phát thải các khí khác như metan,CFC (clorofluorocacbon), oxit nitơ…cũng góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính Trongcác hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm49%, công nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng là 14% Trong đó các nướccông nghiệp phát triển chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất thế giới

Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Kyôtô

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đặc biệt là một số nướccông nghiệp mới nên lượng phát thải khí thải và các chất thải gây hiệu ứng nhà kínhngày càng tăng cao, gây ra các biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường tựnhiên

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, thì đô thi hóa cũng phát triển nhanh chóng

Đô thị hóa là hiện tượng nổi bật của nền văn minh hiện đại do sự phát triển của côngnghiệp và sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới Tại các vùng đô thị, thiên nhien hầunhư bị biến đỏi hoàn toàn và thay thế vào đó là các công trình nhân tạo Các thành phốkhông những là nơi tập trung dân cư đông, mà cũng là nơi tập chung nhiều nhà máy, xínghiệp công nghiệp, vì thế một mặt đây là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm, vật liệuxây dựng, nguồn nước và năng lượng rất cao Mặt khác, đây là nơi tập chung các chấtthải công nghiệp, sinh hoạt và tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhễm mạnh cho môi trường

Trang 8

Một điểm đáng chú ý khác là, thời kì công nghiệp hoá cũng là thời kì chủ nghĩathực dân phát triển mạnh Các nước thuộc địa trở thành nơi bóc lột sức lao động và nơi

vơ vét các nguồn tài nguyên của bọn đế quốc Nguồn tài nguyên của nhiều nước thuộcđịa, đặc biệt là tài nguyên rừng và động vật hoang dã bị khai thác tàn bạo và suy giảmnhanh chóng, trong đó có một số loài quý hiếm bị tuyệt chủng Như vậy, trải qua cácquá trình phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp và hậu công nghiệp,những tác động tiêu cực của con người đến môi trường hết sức mạnh mẽ Con ngườilàm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo bị cạn kiệt dần, nguồn tài nguyên sinh học

và đát bị suy thoái, các hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi, môi trường bị ô nhiễm và từ

đó suy giảm cuộc sống của chính mình

1.3.1.1.2 Quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.

Song song với quá trình phát triển công nghiệp thì ngành nông nghiệp cũngngày càng phát triển nhờ việc ứng dụng những thành tựu của công nghiệp Nền sảnxuất nông nghiệp ngày càng được hiện đại hoá, các sản phẩm nông nghiệp ngày càngphong phú và đa dạng, năng suất chất lượng tăng cao Nhưng bên cạnh đó nó cũng gâynhững tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên Việc sử dụng phân bón không hợp

lí, dù là phân hữu cơ hay vô cơ đều gây hại tiềm tàng đến môi trường Một trong nhữngvấn đề nghiêm trọng nhất là việc sử dụng chất dinh dưỡng không cân đối làm cho đất

bị mất độ phì, giảm năng suất cây trồng và môi trường bị suy thoái, đặc biệt là làm ônhiễm nguồn nước Theo số liệu của Viện Tài nguyên thế giới, năm 2000, tính chungcho 100 nước sử dụng nhiều phân bón nhất thế giới thì bình quân 1ha sử dụng 110kgphân bón quy chuẩn, còn tính bình quân 10 nước đứng đầu thế giới là 357kg Việt Nam

đã thuộc nhóm 10 nước sử dụng phân bón nhiều nhất thế giới

Sự ra tăng sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt

cỏ, … thêm vào đó là chất thải không được xử lí, chính điều đó đã gây nên tình trạng ônhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn, một số loại thiên địch

bị suy giảm, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh tật gia tăng, cácchất này sử dụng lâu dài sẽ làm giảm chất lượng của đất, nước, năng suất, chất lượngcây trồng sẽ dần bị ảnh hưởng

Trang 9

Ngoài ra, việc áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhântiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất, lâu dài sẽ làm cho chất lượng đất bị suy giảm.

1.3.1.1.3 Ảnh hưởng của quá trình bùng nổ dân số.

Theo các công trình nghiên cứu, từ giữa thế kỉ thứ XX trở lại đây, dân số thế giới ngàycàng tăng nhanh Vào năm 1950 tổng dân số thế giới là 2508 triệu người, và từ đó trở

đi số dân tăng trung bình hàng năm qua các thập niên với thời gian sau cao hơn thờigian trước Cụ thể như sau:

Khi dân số tăng lên, các nhu cầu về ăn mặc, nơi ở, việc đi lại, học hành, vui chơigiải trí…đều tăng lên Để đáp ứng các nhu cầu đó, con người phải tăng cường khai tháctài nguyên thiên nhiên, cùng với nó là việc phát triển sản xuất và đô thị hoá cũng được

mở rộng, làm cho lượng chất thải đổ vào môi trường ngày càng tăng

1.3.1.1.4 Diện tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm.

Rừng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội

và việc bảo vệ môi trường sinh thái Nhưng trong những năm qua diện tích và chấtlượng rừng trên thế giới ngày càng bị suy giảm Nguyên nhân là do tình trạng khai thácquá mức của con người sự suy giảm đó được thể hiện qua một số bảng số liệu sau.Như vậy trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu ha rừng bị phá hủy.Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả là diện tích rừng tính bình quân theo đầu người bịgiảm mạnh

Trang 10

Độ che phủ rừng thấp nhất ở Châu Á và Châu Phi, còn tốc độ mất rừng nhanhnhất là ở Châu Phi (0,78%/ năm) Nguyên nhân chính là do quy mô dân số đông, giatăng dân số nhanh kết hợp với sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóacùng với nhu cấu ngày càng tăng về đất trồng và nguồn nguyên liệu gỗ Rừng ở cáckhu vực này đều là các cánh rừng nhiệt đới Việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc phá rừng

để phát triển nông nghiệp chỉ đêm lại chút lợi trước mắt chứ không phải là cách sửdụng tối ưu nhất Ngoài các nguyên nhân nói trên, việc phá rừng nhiệt đới còn do nhucầu của thị trường và cả việc chính quyền địa phương và người dân có xu hướng chỉđơn thuần chú ý đến mặt kinh tế, mà chưa quan tâm tới giá trị bảo vệ môi trường sinhthái của rừng

1.3.1.2 Những hành động mang tính tích cực của con người.

Con người đang ngày càng nhận ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng bấtlợi, và cũng nhận ra được nguyên nhân chủ yếu là do chính con người, vì vậy chúng ta

đã và đang có những hành động tích cực

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những nghiên cứu mới giúp chúng tatìm ra được các giải pháp nhằm hạn chế sự thay đổi của môi trường Chúng ta đã biếtcách tận dụng các dạng năng lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyềnthống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, điều này góp phần hạn chế việc khaithác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.Các nước ứng dụng các công nghệ này chủ yếu là các nước phương Tây có nền kinh tếphát triển, khoa học kĩ thuật tiên tiến

Một diện tích rừng bị mất trước kia nay đang được phục hồi dần dần,tuy các diệntích rừng trồng lại không có nhiều giá trị như rừng nguyên sinh, song nó cũng góp mộtphần vào việc phục hồi dần dần chất lượng của môi trường hiện nay Các nước trên thếgiới đã và đang tích cực trong việc phục hồi lại diện tích rừng đã mất ở mỗi nước.Tuy đã có những biểu hiện của sự cố gắng của con người cho việc bù đắp lạinhững gì mà mình gây ra, nhưng những cố gắng đó là vẫn chưa đủ

Cho nên, để loài người được sinh tồn tốn hơn, xã hội nhân loại phát triển mộtcách bình thường, cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ vững cân bằng sinh thái,

đó là nhiệm vụ chung của toàn thể loài người

1.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế tác động đến môi trường.

Trang 11

Toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế thế giới không còn là xu thế, mà đã trở thànhmột thực tế đối với tất cả các nước, từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ Hội nhập quốc

tế, mà biểu hiện quan trọng nhất là các hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ trực tiếp hoặcgián tiếp tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, cả kinh tế, chính trị, khoa học côngnghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh và quốc phòng , đặc biệt là vấn đề môi trườngcủa bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và về môi trườngđối với mọi quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam Song, quátrình hội nhập cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường(BVMT), đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để có những biện pháp chủ động đối phó

1.2.1 Tích cực

 Đem lại cơ hội cho các nước tham gia các nhóm chuyên đề về môi trường củacác tổ chức kinh tế quốc tế, từ đó có thể thu nhận thông tin, kiến thức vềBVMT, nhận thức được mối liên hệ và tác động qua lại giữa thương mại quốc tế

và môi trường, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý hài hòa giữa lợi íchkinh tế của thương mại quốc tế và BVMT với mục tiêu phát triển bền vững.Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước đã và đang phát triển phải trả giá đắtcho quá trình công nghiệp hóa trước đây, mà không chú trọng đúng mức đếnBVMT Điển hình là các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, không khí do các chấtthải không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách và vấn đề cạn kiệt tài nguyên

do khai thác quá mức cho phép

 Đem đến cơ hội cho các nước nghèo, đang phát triển tiếp thu công nghệ cao,công nghệ sạch hơn và công nghệ ít phát sinh chất thải Ví dụ, trong những nămqua, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đem theo những côngnghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn Các công ty đaquốc gia thường áp dụng chính sách môi trường chung cả đối với các công tycon của họ khi đầu tư vào Việt Nam Nhiều mô hình quản lý ô nhiễm côngnghiệp tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành những điểnhình tốt để các doanh nghiệp trong nước học hỏi

Trang 12

 Đem đến cho các nước đang phát triển cơ hội tiếp nhận các nguồn vốn ODA,trong đó có vốn dành cho các dự án môi trường Điều này một mặt góp phầnnâng cao năng lực của các nước trong công tác BVMT, mặt khác đã phần nào

hỗ trợ xử lý được những vấn đề môi trường hết sức cấp bách đang nổi lên gaygắt trong nước, trong khi khả năng về tài chính, về kỹ thuật của họ còn hạn chế(chẳng hạn các vấn đề bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải công nghiệp, nướcsinh hoạt, bảo vệ rừng và động vật quý hiếm )

 Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra sức ép để các nhà sản xuất ở cácnước đang phát triển như Việt Nam chú trọng hơn vào công tác BVMT, do cácnước phát triển rất coi trọng vấn đề vệ sinh môi trường và thường ban hành cácquy định khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh – môi trường gắn liền với hoạt độngthương mại và đầu tư (chẳng hạn, các yêu cầu khắt khe của Mỹ và Châu Âu về

vệ sinh thực phẩm đối với hải sản xuất khẩu, chè xuất khẩu - không được dùngthuốc trừ sâu, đạm vô cơ ) Chính vì vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩuhàng hóa sang các nước phát triển, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Namphải chú ý hơn về bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh – môi trường cho phù hợp với cácquy định khắt khe của các nước nhập khẩu

1.2.2 Tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực kể trên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng cóthể tạo ra những thách thức lớn về môi trường mà các nước, đặc biệt là các nước đangphát triển đang và có thể sẽ phải đối mặt như:

 Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo và việckhai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên tái tạo sẽ gây nguy cơ cạn kiệt nguồn tàinguyên và gây ô nhiễm môi trường ở nước ta

 Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế, nhưng cũng có thể giatăng các tác động bất lợi đến môi trường, chẳng hạn, sản xuất phát triển mạnh,trong khi máy móc thiết bị lạc hậu và doanh nghiệp chưa có ý thức xử lý chấtthải công nghiệp, thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm trọng (ônhiễm nước, không khí ; Công ty Vedan là một ví dụ điển hình) Mặt khác, các

Trang 13

ngành nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để sản xuấtthâm canh, gia tăng sản lượng nhưng cũng có thể dẫn đến nguy cơ phá huỷ tàinguyên thiên nhiên, thoái hoá môi trường đất do khai thác, trồng trọt và chănnuôi bất hợp lý, lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu

 Việc nhập khẩu của các nước nghèo như Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu vàcông nghệ mà trong nước không có, nhưng chưa phải là công nghệ hiện đại nhất

và chủ yếu từ thị trường các nước trong khu vực: nhập khẩu từ các nước Châu Áchiếm hơn 75% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, do công nghệ của cácnước phương Tây thường có giá thành cao Do trình độ quản lý và kỹ thuật củaViệt Nam còn hạn chế, nên đã có nhiều trường hợp nhập khẩu cả những côngnghệ lạc hậu (mà nước xuất khẩu không còn sử dụng nữa) hoặc nhập khẩunhững loại động vật, hàng hoá gây tác động tiêu cực cả về kinh tế và môitrường (như trường hợp nhập ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, lúa năng suất thấp, giốngcây không trái )

 Do trình độ công nghệ và kỹ thuật của doanh nghiệp còn thấp, cộng thêm trình

độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, nên các nước nghèo khó có thể đưa ra đượcnhững quy định có lợi để kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động nhậpkhẩu và đầu tư gây ra Điều này có thể dẫn đến những hậu quả môi trườngnghiêm trọng mà họ phải gánh chịu Mặt khác, việc thiếu hiểu biết về luật lệquốc tế và những quy định về môi trường trong các hiệp định thương mại quốc

tế cũng là một nguy cơ làm cho họ có thể bị thua thiệt trong các cuộc đàm phánsong phương hay đa phương

 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong khi khuôn khổ luật pháp chưa hoànthiện, thực hiện pháp luật chưa nghiêm đi kèm với năng lực quản lý và giám sátthực hiện luật hạn chế, đã và sẽ dẫn đến một số hoạt động ảnh hưởng tiêu cựcđến môi trường như: buôn lậu động vật và tài nguyên quý hiếm, chặt phá rừngbừa bãi Mặt khác, việc áp dụng các chính sách, công cụ kiểm soát ô nhiễm vàbảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế là không dễ, do có thể dẫn đến làmgiảm năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hoá các nước

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

2.1 Công ty trong nước tác động đến môi trường:

Tại Việt Nam các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các khu, cụm công nghiệp,khu kinh tế đang gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ, tác động xấu lênmôi trường, làm cho môi trường đất, nước, không khí nhiều nơi bị ô nhiễm, có nơi đãđến mức nghiêm trọng có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái, ảnhhưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế-xã hội, điều kiện sống và sức khỏe của nhândân Những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổchức, doanh nghiệp ngày càng tinh vi, gia tăng, diễn biến phức tạp, gây ra những tácđộng tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế - xã hội Thời gian 6 tháng đầu năm

2013, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 6.347 vụ

vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng 55,95% so với cùng kỳ năm 2012

Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ởViệt Nam

Về nước thải: Đa số các KCN, KCX đều phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên

phát thải nhiều loại nước thải khác nhau Việc gom và xử lý chung là khó khăn Mặc

dù số lượng các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo củacác ban quản lí các KCN, tại khu vực xung quanh KCN, KCX ở một số địa phương,một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép Nguyên nhân là do việc vậnhành và kiểm tra vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa có quy định pháp luật cụ thể,cũng như chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe cao cho nên một số KCN không vậnhành các trạm xử lý nước thải liên tục

Về khí thải: Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức thực hiện nhưng trang thiết bị phục

vụ công tác này chủ yếu còn sơ sài, đơn giản, chưa giảm thiểu triệt để ảnh hưởng củakhí thải gây ra đối với môi trường xung quanh Chất lượng môi trường không khí tạicác KCN, đặt biệt là các KCN được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp cũ có sẵnvới công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải đang bịsuy giảm Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trong các cơ sở sản xuấtcủa các KCN cũng là vấn đề cần được quan tâm Cụ thể như các đơn vị chế biến thủysản, sản xuất hóa chất đang gây ô nhiễm tại chính các cơ sở sản xuất đó và đã tác độngkhông nhỏ đến sức khỏe người lao động

Trang 15

Về chất thải nguy hại và chất thải rắn: Một số doanh nghiệp trong KCN, KCX khôngthực hiện đăng ký nguồn thải theo quy định, có doanh nghiệp tự lưu giữ chất thải, gây

ô nhiễm cục bộ Tại một số địa phương, còn chưa có doanh nghiệp thu gom, xử lý chấtthải nguy hại cho doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KCX, nên chất thải nguy hạikhông được quản lý, xử lý theo quy định, nảy sinh nguy cơ về ô nhiễm môi trường

Về chất thải rắn, tại một số KCN, KCX, chưa có nơi tập kết chất thải rắn để đưa đi xử

lý, vì vậy, khó khăn trong việc thu gom, xử lý Một số doanh nghiệp trong KCN, KCX

tự lưu giữ và xử lý không đảm bảo tiêu chuẩn.Ở một số địa phương, việc thực hiện ủyquyền cho BQL các KCN, KKT trong quản lý môi trường chưa triệt để Do vậy, nảysinh một số vấn đề như: cơ quan này cấp phép về môi trường trong khi cơ quan khác làđơn vị kiểm tra (ví dụ: UBND huyện cấp cam kết bảo vệ môi trường, BQL các KCN,KCX, KKT kiểm tra việc thực hiện cam kết); việc kiểm tra về môi trường chồng chéo

và không hiệu quả

Ý thức doanh nghiệp trong KCN, KCX, KKT về bảo vệ môi trường đã được cảithiện Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác môi trường làm tăng chi phí hoạt động củadoanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận đạt được Do vậy, tại một số nơi, việcbảo vệ môi trường chưa được doanh nghiệp tự giác thực hiện, vẫn cần được tuyêntruyền thường xuyên, đồng thời có cơ chế thanh, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ phápluật về môi trường

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phầnlớn hồ, ao, kênh, mương, các đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư, đã bị ô nhiễmnghiêm trọng, một số chỉ số như nồng độ oxy sinh học (BOD), chất rắn lơ lửng đã vượtquy chuẩn cho phép đến hàng chục lần Cụ thể hàm lượng BOD (mg/l) trên sông Cầu

là 5-10mg/l; sông Nhuệ-Đáy 5-10mg/l; sông Sài Gòn 7-15mg/l; sông Đồng Nai 4-6mg/

l Phần lớn các đô thị trên cả nước và hơn 35% khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có

hệ thống xử lý chất thải tập trung, hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến trên60% trong số 1 triệu m3 nước thải/ngày đêm từ các khu công nghiệp xả thẳng vào cácnguồn tiếp nhận, không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng ở nhiều nơi.Những khu vực chịu sự tác động lớn nhất của tình trạng này là lưu vực sông Cầu,Nhuệ-Đáy, lưu vực sông Đồng Nai và các ao, hồ tại các đô thị

Bên cạnh đó, ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp

Trang 16

tính bền vững và chưa được nhân rộng Chỉ tính đến tháng 7/2011, cả nước có 3.355làng nghề, trong đó có 1.318 làng nghề được công nhận Qua khảo sát 52 làng nghềđiển hình, có tới 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa vàmức độ ô nhiễm của các làng nghề đều có xu hướng gia tăng.

Qua biểu đồ bên dưới nói về sự tác động của phát triển đến môi trường lên các thànhphố châu Á, cho thấy trong đó TP.HCM thể hiện mức gây hại đến môi trường cao nhất,

và chúng ta cần những giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này

Nguồn: State of the world’s cities 2012/2013 - Properity of Cities - Đồ họa: Lê Thân

 Năm 2013, nhà máy sản xuất cồn công nghiệp thuộc Công ty TNHH Đại Việttỉnh Đắk Nông đã xả thải gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép; tự ý điều chỉnh thayđổi công trình xử lý môi trường so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đãđược duyệt

 Năm 2013, Nhà máy tái chế chất thải ngành luyện kim của Công ty TNHH Khaithác, Chế biến, Xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam chi nhánh Hải Dươngkhông tuân thủ đúng các quy định về môi trường do nhà nước ban hành, nhàmáy hoạt động sản xuất khi chưa có đủ giấy phép của các cơ quan quản lý nhànước về môi trường

 Thời gian gần đây, Công ty cổ phần Vinamit (ấp 1, xã Tân Định, huyện BếnCát, tỉnh Bình Dương) thường xuyên xả nước thải gây ô nhiễm môi trường Gặpkhi trời mưa lớn, các chất thải này tràn qua tường rào, chảy vào nhà dân làm

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w