Câu 1:Khái niệm :là quá trình lập kế hoạch ,tổ chức ,lãnh đạo và kiểm soát những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chứ
Trang 1Câu 1:
Khái niệm :là quá trình lập kế hoạch ,tổ chức ,lãnh đạo và kiểm soát những con người
làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
Ví dụ: tập đoàn viễn thông viettel(nguồn báo điện tử,cuộc phỏng vấn với pgs: nguyên
mạnh hung)
Có lẽ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là cái tên tiêu biểu nhất trong năm
2010 trong chuyện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, khi đổ tiền của đến nhiều nước trên thế giới để xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn thông.
Ra nước ngoài là đặt mình trong thách thức
Không chỉ bó mình ở sân chơi trong nước, Viettel đang từng bước mở rộng thị
trường ra nước ngoài.
Tháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ VoIP sau
đó là dịch vụ Internet Tiếp theo đó, Viettel xin được cấp phép triển khai mạng di động và đến đầu năm 2009, mạng di động tại Campuchia sẽ chính thức cung cấp dịch vụ Cho đến thời điểm này, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ VoIP và Internet lớn nhất tại thị trường này
Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, những thành công của Viettel về mô hình quân đội làm kinh tế đã ảnh hưởng không những đến Campuchia mà còn cả Lào Sau Campuchia, Viettel đã quyết định đầu tư sang Lào Để đầu tư vào thị trường Lào, Viettel cũng tìm đến một công ty viễn thông của Quân đội Lào để hợp tác Ngoài 2 thị trường Lào và Campuchia, Viettel cũng đang tiếp tục thăm dò một số thị trường nước ngoài khác
* Tự đặt mình vào thách thức
Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hóa nhanh Vì vậy, Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình và cũng là đặt mình trong thách thức Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành chiến lược của Viettel Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới , đây là một thách thức Thế nhưng, Viettel quyết tâm sẽ phải đứng vị trí số 1 hoặc số 2 ở những thị trường đã đầu tư
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay Viettel đang xếp thứ 40 trên thế giới về số thuê bao di động Nếu chỉ tính đơn thuần để lọt vào top 30 mạng di động lớn nhất thế giới, thì Viettel chỉ cần có 25-30 triệu thuê bao là đã lọt vào danh sách này Và chỉ trong một năm nữa, Viettel sẽ đạt được con số này Nhưng nếu muốn lọt vào top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, Viettel buộc phải phát triển không chỉ là dịch vụ thông tin di động mà còn nhiều dịch vụ khác nữa, không chỉ trong nước mà phải cả nước ngoài, nên mục tiêu
Trang 2này sẽ khó khăn hơn nhiều Vì vậy, để đạt được vị trí này, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
là lựa chọn tất yếu Khi nào mảng đầu tư ra nước ngoài tương đương và lớn hơn trong nước, lúc đó Viettel mới đạt được mục tiêu lọt vào danh sách 30 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới
* Vững tin khi ra nước ngoài
Khi sang thị trường nước ngoài, một trong những nhân tố làm Viettel tin tưởng hơn trước những thách thức, đó là tính kỷ luật Không một tổ chức nào không có kỷ luật lại thành công, trong khi đó Quân đội mạnh nhất là tính kỷ luật Vì vậy, khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết
Kinh nghiệm và tầm nhìn cũng là những tài sản quý báu mà Viettel mang theo khi xuất ngoại Đầu tiên là kinh nghiệm đàm phán để mua thiết bị với chi phí hợp lý nhằm hạ giá thành đầu tư Theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi thị trường mở rộng toàn cầu, ai có giá thành tốt, người đó sẽ thắng
Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giá thành Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san sẻ Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thị trường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt “Những kinh nghiệm mà Viettel có được ở Việt Nam mang sang các thị trường khác không nghiễm nhiên mang lại thành công Tuy nhiên chúng tôi tin rằng sẽ thành công vì có những lý do sau: hiện tại Việt Nam có mật
độ di động cao hơn Trung Quốc vì họ đang có chưa đầy 45% dân số sử dụng điện thoại di động, trong khi đó Việt Nam đang là 60% Trong khi Việt Nam nghèo nhưng đã đẩy được tốc độ phát triển di động nhanh hơn nhiều nước có GDP lớn hơn Việt Nam và Viettel có được kinh nghiệm này Comvik thành công tại Việt Nam khi doanh thu bình quân trên một thuê bao là 350.000 đồng/tháng, nhưng Viettel lại thành công khi doanh thu chỉ còn 80.000 đồng/tháng Như vậy, Viettel đã thành công ở thời điểm khó khăn hơn Milicom cũng đang thành công ở Campuchia khi mật độ điện thoại đang ở mức 10 – 15% và đang có doanh thu trên mỗi thuê bao cao Nhưng Viettel lại có kinh nghiệm thành công ở thị trường có doanh thu trên mỗi thuê bao thấp Việc cạnh tranh tại thị trường này dựa trên yếu tố ai có giá thành tốt hơn thì người đó thắng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói
Đến cuối năm 2010, mạng Viettel ở Campuchia và Lào đã cho thấy những kết quả khả quan sau một năm kể từ ngày chính thức khai trương Các dự án tại thị trường Haiti
và Mozambique cũng đang được khẩn trương chuẩn bị để có thể cung cấp dịch vụ trong năm 2011 Mới đây nhất, Viettel cũng đã thắng thầu giấy phép viễn thông ở Peru Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất Chỉ sau hơn một năm kể từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc Tốc
độ phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn hai năm triển khai kinh
Trang 3doanh Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh của Viettel với đối tác Lào cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai trương vào tháng 10/2009, và vươn lên
đứng thứ hai về thuê bao trong năm 2010
Thị trường Haiti cũng đã có những tín hiệu phản hồi tích cực sau khi Natcom, liên doanh của Viettel tại Haiti bắt đầu khôi phục lại việc cung cấp điện thoại cố định sau thảm hoạ động đất Theo đánh giá chung, người dân Haiti đang mong đợi sự chuyển biến lớn về chất lượng dịch vụ viễn thông tại đất nước này, với việc Natcom đầu tư xây dựng
hạ tầng cáp viễn thông, một điều mà chưa nhà cung cấp nào từng làm ở Haiti Do vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nạn dịch tả và hiện tại là tình hình bất ổn trong giai đoạn bầu cử nhưng Natcom vẫn bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trong tháng 12/2010 và kế hoạch xây dựng mạng lưới vẫn được đảm bảo để có thể khai
trương dịch vụ di động vào giữa năm 2011
Chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau” của Viettel được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng", ông Nguyễn Đức Quang, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, một trong những người trực tiếp đi đàm phán đầu tư ra nước ngoài của Viettel, trò chuyện với VnEconomy về những "bí quyết" khi doanh nghiệp này vác chuông đi đánh xứ người
Nhà đầu tư “nghèo” nhất
Một năm thực hiện những bước đi dồn dập trong việc đầu tư ra nước ngoài, có vẻ như Viettel không gặp nhiều khó khăn thì phải?
Có nhiều chứ Ngay khi bước chân ra nước ngoài, Viettel đã gặp nhiều khó khăn vì
hệ thống pháp luật, tài chính và quản lý của Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Khó khăn lớn hơn là so với các tập đoàn quốc tế khác thì Viettel đã muộn hơn họ từ 10- 20 năm, và còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm; khó khăn về rào cản về ngôn ngữ, văn hoá; khó khăn trong việc xin được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại thị trường đầu tư, xu hướng doanh thu đang giảm nhanh
Trang 4Nhiều khó khăn vậy, sao Viettel vẫn dồn lực mở rộng đầu tư ra ngoài lãnh thổ? Phải chăng tiềm năng lợi nhuận mà các ông nhìn thấy còn lớn hơn rất nhiều?
Chúng tôi xác định đầu tư ra nước ngoài là chiến lược mà Viettel cần phải làm
Vì, khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số Do vậy sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó
có thể tiếp tục thành công như ở Việt Nam Nếu Viettel không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó
Khi nhìn ra các nước xung quanh, có những nơi Viettel định đầu tư thì cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút Mà Viettel còn phải cạnh tranh với sáu nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2 cent/phút Trong khi hiện ở Việt Nam, Viettel đang bán trên thị trường với giá bình quân khoảng 8 cent/phút Do vậy, nếu không đạt được một lượng khách hàng đủ lớn thì chắc chắn đầu tư
sẽ bị lỗ Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở Việt Nam
Với chúng tôi, khó khăn chính là cơ hội để trưởng thành Chúng tôi xác định là phải chấp nhận, vì khó khăn thì mới đến lượt mình Tất nhiên, khi đưa ra quyết định đầu
tư tại một thị trường, Viettel đưa ra định hướng rõ ràng, tạo thành chiến lược đầu tư Việc lựa chọn thị trường để đầu tư được dựa trên việc nhìn vào mật độ điện thoại và tốc
độ tăng trưởng chung của thị trường đó
Các thị trường viễn thông trên thế giới được Viettel chia thành ba loại: Thị trường bão hoà, thị trường đang tăng trưởng và thị trường còn non trẻ Có thể thấy là thị trường non trẻ là nơi tiềm năng nhất, nhưng chỉ còn không nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Bắc Triều Tiên và Cuba Thị trường đang tăng trưởng thì có khoảng 60 nước với 2 tỷ dân Viettel hiện đang tập trung xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những quốc gia này, với việc tham gia đăng ký thầu giấy phép hoặc mua lại những công ty nhỏ đã có giấy phép Mozambique là một thương vụ gần đây, với việc Viettel thắng thầu trị giá 28,2 triệu USD, vượt qua các đối thủ còn lại nhờ công nghệ và cam kết đầu tư phát triển
xã hội dù giá bỏ thầu thấp hơn họ
Khó khăn khi đàm phán mở rộng đầu tư trong nước đã khó, khi đi ra nước ngoài thì
Trang 5khó khăn chắc chắn sẽ nhiều hơn, đặc biệt với một doanh nghiệp đến từ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam Vậy, đâu là lợi thế của các ông khi đàm phán đầu tư?
Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông Đây cũng chính là lợi thế của Viettel khi tiếp xúc với họ Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư viễn thông quốc tế, Viettel là nghèo nhất Chính vì nghèo, lại trưởng thành ở một thị trường cũng nghèo nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều
mà các quốc gia đang phát triển đang trăn trở
Chúng tôi coi viễn thông là hàng hoá thông thường chứ không phải là dịch vụ sang trọng Sự phát triển của một đất nước phần nào phụ thuộc vào viễn thông, chứ không phải viễn thông chỉ có thể bùng nổ khi GDP đạt một mức nhất định Điều này đã đúng ở thị trường Lào và Campuchia, dù GDP còn thấp, nhưng khi Viettel đầu tư, đưa giá cước thấp
và sản phẩm tới người dân thì viễn thông đã bùng nổ, kéo theo sự phát triển về kinh tế xã hội Đây cũng chính là cái mà chính phủ cũng như người dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và mong muốn có được từ nhà đầu tư nước ngoài Với sự đồng cảm như vậy, Viettel coi đàm phán đầu tư là sự chia sẻ kinh nghiệm để đem tới sự phát triển bền vững của một quốc gia thông qua đầu tư viễn thông
Vượt “rào” văn hóa
Sự khác biệt về văn hóa thường tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Các ông đã tìm cách vượt qua điều đó như thế nào?
Vấn đề khác biệt văn hoá và cách làm việc tại thị trường luôn là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư
và nhân sự địa phương, giữa công ty và khách hàng địa phương Ở Lào và Campuchia dù
có sự khác biệt về cách làm việc hay ngôn ngữ, nhưng bản chất vẫn là văn hoá châu Á Nhưng với thị trường châu Mỹ như Haiti, và châu Phi như Mozambique trong thời gian tới, sự khác biệt còn lớn hơn, rõ nét hơn rất nhiều
Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của
Trang 6nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục
vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ
Cũng giống như ở Việt Nam, Viettel ở nước ngoài đã và đang tạo ra một văn hoá doanh nghiệp riêng Chỉ có cách truyền cho nhân viên bản xứ sự nhiệt huyết, niềm tin vào công việc mình làm thì mới có thể có một tập thể cùng chung chí hướng, xoá bỏ các mâu thuẫn về văn hoá Gần đây, Viettel cũng đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Việt và nghiệp
vụ cho các nhân viên Lào, Campuchia Qua qúa trình học tập và cùng làm với các bạn Viettel ở Việt Nam, các bạn đã hiểu được cách làm của Viettel, hiểu tại sao có những người làm tới 8h tối, làm cả thứ 7 và Chủ nhật, tại sao lãnh đạo quát mắng gay gắt mà anh em vẫn vui vẻ, vẫn làm việc làm bình thường
Ngoài ra, với các chương trình xã hội như cung cấp Internet tới trường học, mổ tim miễn phí hay điện thoại nông thôn được Viettel triển khai tại Campuchia đã giúp Metfone thực sự trở thành mạng của người Campuchia, phục vụ cho người dân Campuchia
Điều này còn được thể hiện ngay trong thương hiệu công ty Dù là công ty 100% vốn nước ngoài, nhưng Viettel đã không dùng thương hiệu Viettel mà lại đầu tư hàng trăm ngàn USD để nghiên cứu và chọn lựa cái tên Metfone Trong đó Met có cách phát âm trùng với từ “bạn” trong tiếng Khmer Viettel đồng thời xác định việc sản xuất kinh doanh tại thị trường phải do người bản xứ đảm nhiệm, ưu tiên các đối tác cung cấp thiết
bị và dịch vụ là của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung Với triết
lý kinh doanh và cách làm “nhập gia tùy tục” như vậy, Viettel tin rằng khác biệt văn hoá
sẽ còn không phải là vấn đề lớn
Ở thị trường trong nước, Viettel gần như đang là số 1 Ở những quốc gia mà mình đặt chân đến, Viettel có đặt mục tiêu "mình cũng sẽ là số 1" không?
Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình và cũng là đặt mình trong thách
Trang 7thức Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành chiến lược của Viettel Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới , đây là một thách thức Thế nhưng, Viettel quyết tâm sẽ phải đứng vị trí số 1 hoặc số 2 ở những thị trường đã đầu tư Mục tiêu này bước đầu đã được khẳng định sau hơn một
năm triển khai kinh doanh ở thị trường Lào và Campuchia
Bài toán nhân lực có là thách thức lớn của Viettel trong chiến lược "đầu quân" ra nước ngoài không?
Chúng tôi xác định mục tiêu của mình tại các thị trường đang đầu tư là đem lại sự phát triển bền vững cho quốc gia đó Điều này được thể hiện ở các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân
Tương tự như vậy, với vấn đề nhân lực, Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó Cách làm này đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến cho đất nước
họ Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự
yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài
Ví dụ mới nhất đến từ đoàn công tác người Haiti sang thăm Viettel tại Việt Nam Khi được hỏi ông thấy ấn tượng nhất điều gì sau 6 tháng làm việc với đội ngũ người Viettel, cán bộ kỹ thuật giỏi nhất cuả phía Haiti đã trả lời rằng ông bị sốc văn hoá: “Người Viettel làm từ sáng đến đêm, họ có tính kỷ luật cao, đối xử với nhau như đồng đội ngoài chiến tuyến Ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng làm việc chi tiết như kỹ sư, không giống tôi, chỉ chỉ đạo trong phòng máy lạnh Nhưng bây giờ tôi đã thay đổi vì tôi đã là người Viettel rồi, các anh yên tâm, vì chúng tôi đang và sẽ làm như người Viettel”
Trang 8* Từ ví dụ trên ta rút ra sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế với kinh doanh trong nước là :
- Kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước ,còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó
- Kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh nội địa
- Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước
- Kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ ,do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả
* Kết luận :từ ví dụ và sự so sanh trên ta rut ra chân dung một nhà quản trị kinh doanh
quốc tế trong điều kiện hiện nay
là người dám giao việc để kích thích tiềm năng đang ngủ của mỗi con người : Mấu chốt của vấn đề ở đây là người lãnh đạo đã dám giao việc cho họ kèm với đó là sự khắt khe trong đánh giá chất lượng công việc Có thể hiểu nôm na như thế này, những người chỉ có một, mà chúng ta đặt ra đòi hỏi ở mức năm, sáu thì họ sẽ trưởng thành lên dù không được đến như chúng ta mong muốn nhưng cũng sẽ trưởng thành hơn chính bản thân họ, tức là được ở khoảng số ba hoặc bốn Còn những người bản thân có hai nhưng nếu mình đòi hỏi
ít thì có thể họ lại sẽ quay trở về chỉ còn có một Nên 2 – 3 năm sau gặp lại, thì trình độ của họ đã khác Khi đưa người ta lên thì con người có xu thế là phải tự cố gắng Con người đứng trước thách thức thì sẽ động não và ra được nhiều thứ Định hướng động cơ làm việc cho người khác như thế nào thì sẽ tạo ra con người thế ấy Nghề của người chỉ huy là biết tạo ra sức ép và thách thức mới
* Là người biết cách Chọn người yêu việc và phù hợp: Trong câu chuyện giữa giỏi
nghề và yêu nghề thì chúng ta chọn người yêu nghề hơn, yêu công việc hơn Đào tạo để cho người ta có tình yêu với mình thì khó hơn rất nhiều lần so với việc đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho họ Một người chưa thành thạo kỹ năng, làm nhiều sẽ quen và có thể trở thành người khá hơn, miễn là họ thực sự cầu tiến và yêu công việc của mình, muốn làm mới công việc của mình và mong chờ vào một kết quả tốt đẹp hơn từ sự nỗ lực cố gắng của bản thân Bên cạnh đó chọn xem họ có phù hợp với văn hóa của mình không, cách làm của mình không chứ không chú trọng quá nhiều đến vấn đề trình độ, bằng cấp
* Là người biết cách duy trì sự thay đổi trong chính sách nhân sự : Ở mỗi doanh
nghiệp, người lãnh đạo lên duy trì sự thay đổi trong chính sách nhân sự với khái niệm được gọi tên là “sự di chuyển” Sự di chuyển mang tính nội tại (tức là chính sách luân chuyển cán bộ đã và đang thực hiện thường xuyên) và sự di chuyển mang tính từ trong ra ngoài Hàng năm, công ty sẽ thải loại khoảng 5% những người không phù hợp ra khỏi tổ chức Con số 5% được chia làm đôi, 2,5% những người vi phạm về đạo đức, tư cách thì thải loại ngay, 2,5% còn lại nếu do vấn đề chuyên môn thì đào tạo lại Tức là cho họ thêm
cơ hội, nếu không đào tạo được nữa thì mới cho họ nghỉ Những người buộc phải rời khỏi VIETTEL là những người không phù hợp với văn hóa Viettel chứ không hẳn là họ yếu, kèm Vì họ không hợp với mình nên có thể họ không phát huy được Vậy thì việc họ sang đơn vị khác có thể là tạo cho họ một cơ hội khác phù hợp
Trang 9* Là người biết sử dụng phép biến hóa : Thực tế không có nhiều người tự nhiên giỏi,
trong 1.000 người thì may ra có 100 người có tư duy tốt, và có thể chỉ có 20 người hợp với công việc của mình Sau đó nếu đào tạo thì may ra còn lại được 1 người thực sự là giỏi Nếu doanh nghiệp muốn tìm ngay 300 người giỏi để làm lãnh đạo, quản lý ở thời điểm hiện tại thì sẽ phải đi tuyển 300.000 người – đó là con số không tưởng và không thể làm được Thứ hai, giữ người giỏi phải giữ bằng tình chứ không phải bằng tiền Muốn vậy thì người lãnh đạo phải hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của họ, phải ăn cơm với họ Một năm nếu chỉ để ăn cơm với từng người giỏi thì cũng mất 300 ngày, cộng thêm với việc muốn hiểu hết về họ thì phải biết gia đình, vợ con của họ - đó cũng là một điều không tưởng Thứ ba, người giỏi thường thích làm việc độc lập, không muốn làm việc theo quy trình, không ưa báo cáo – thì sẽ bị mất nguồn tri thức của chính người đó và khi người đó không làm nữa thì sẽ không ai có thể thay thế được Ví dụ doanh nghiệp hiện có 14.000 người, chỉ cần đào tạo bài bản cho 5% tức là 700 người – chính những người này sẽ tạo
ra quy trình cho 14.000 người kia làm – giống như nguyên tắc biến hóa của Tôn Ngộ Không Việc đó sẽ tạo cho bài toán về con người của doanh nghiệp trở
nên dễ dàng hơn và thuận lợi hơn rất nhiều
*Lãnh đạo 3 trong 1
Bất kỳ người cán bộ nào trong doanh nghiệp, kể cả từ cấp phòng trở lên cũng phải đảm bảo yếu tố 3 trong 1 Trước hết đó phải có tố chất lãnh đạo lãnh đạo: định hướng, biết huy động các nguồn lực, động viên, khuyến khích Thứ hai là tố chất nhà quản lý: tổ chức, sắp xếp thực hiện công việc Thứ ba: nhà chuyên môn – muốn lãnh đạo người khác trước hết phải giỏi về chuyên môn Bởi vì trong thực tế, người lãnh đạo thường xuyên phải ra các quyết định Nếu không có chuyên môn, chắc chắn sẽ không thể đưa ra được
sự lựa chọn khả thi nhất Nếu lãnh đạo có chuyên môn thì người đó sẽ nhận dạng ra vấn
đề được tốt hơn và sẽ chọn được
phương án tối ưu nhất
Câu 2: Ví dụ, đầu tư của Tập đoàn dầu khí VN vào hoạt động khai thác dầu mỏ tại
nhiều nước trên thế giới sẽ tạo nguồn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi mà khả năng khai thác dầu trong
nước có xu hướng giảm sút
Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới Giúp nền kinh tế VN thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở VN.Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của VN đa dạng và phong phú,hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu
Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về thuế, về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều hành vĩ mô
Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia
Trang 10- Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của VN theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và dịch vụ ở nước ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y khoa, chế biến thực phẩm…), nhân công của VN
Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu tư vào Nga, Ucraina… đã tạo ra các sản
phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị người châu Âu và sử dụng sản phẩm bột mì tại chỗ, nhờ
đó mà giảm giá
thành sản xuất
Giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích lũy kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ
và bí quyết công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ…và áp dụng những thành công ở nước
ngoài vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trong nước
VDU: Hiện nay nhiều công ty VN mở công ty con của mình tại Singapore để thực hiện
mục tiêu ”chuyển giá”, vì Singapore có môi trường kinh doanh tốt với hệ thống thuế thấp
tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển giá” để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng ở các nước khác nhau Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được
Ví dụ: Thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bệnh viện Châm cứu…
Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình: thương hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ
Kl: Xu hướng chủ động trong tự do hoá thương mại của khu vực và quốc tế sẽ mang đến
cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong hoạt động xuất khẩu Thêm vào đó, nằm trong một phần của tiến trình toàn cầu hoá, rất nhiều các DN nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho DN Việt Nam với các công ty này như các Công ty liên doanh, các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp
Kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu và lợi ích về trao đổi sản phẩm ,vốn đầu tư ,công nghệ tiên tiến tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế hội nhập vào thị trường toàn cầu Giups cho doanh gnghieepj khai thác triệt để đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất …
Chỉ có thông qua các lĩnh vực của kinh doanh quốc tế ,các doanh nghiệp việt nam có thể tiếp thu kiến thức marketing ,mở rộng thị trường kinh doanh ,tăng tính cạnh tranh sản phẩm