Công tác khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN và PT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ (Trang 54 - 58)

4. Công tác mở rộng hoạt động tại Chi nhánh

4.1. Công tác khách hàng

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà n−ớc, nh−: Tổng công ty B−u chính viễn thông, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Điện lực, Công ty FPT... Hiện nay, có 18 doanh nghiệp nhà n−ớc đang có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Láng Hạ với số tiền còn d− nợ chiếm 95,48%. Trong khi đó, có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... có quan hệ tín dụng, chiếm 3,61% tổng d− nợ. Đến nay tất cả các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đều làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ, trả lãi đầy đủ và đúng hạn.

Ngoài ra, Chi nhánh còn cho vay tiêu dùng, cầm cố, cho vay đồng tài trợ. Việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay hộ gia đình chiếm tỷ lệ thấp do việc tiếp cận khách hàng của cán bộ tín dụng với các đơn vị và hộ gia đình còn nhiều hạn chế. Mặt khác, là chi nhánh mới thành lập nên việc tạo lập khách hàng quen và truyền thống có rất ít, không đáng kể.

Để mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh không chỉ quan tâm đến khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với chi nhánh mà còn tìm nhiều biện pháp tiếp cận với khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô. Tuy nhiên, thực trạng các doanh nghiệp hiện nay đã ảnh h−ởng phần nào đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu rất lớn về vốn nh−ng họ còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản cầm cố, thế chấp. Các công ty cổ phần hoá rất khó vay vốn của các tổ chức tín dụng vì không có tài sản đảm bảo tiền vaỵ Mặt dù đã hoàn thành xong thủ tục tr−ớc bạ chuyển quyền sở hữu đất tại Chi cục thuế địa ph−ơng, nh−ng khi các công ty cổ phần hoá làm hồ sơ đăng bộ tài sản cố định tại Sở địa chính thì không đ−ợc chấp nhận (vì họ ch−a triển khai làm thủ tục đăng bộ tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà n−ớc thực hiện cổ phần hoá).

- Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà n−ớc và công tác xử lý các doanh nghiệp nhà n−ớc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của thành phố và các Bộ còn chậm và ch−a mạnh dạn. Chậm xử lý các mô hình doanh nghiệp nhà n−ớc không còn phù hợp với thực tiễn.

- Nhiều nguyên nhân khó khăn, v−ớng mắc từ phía doanh nghiệp ảnh h−ởng đến việc hấp thụ vốn ngân hàng: Do thiếu thông tin hoặc thông tin dự báo ch−a sát... nên việc nghiên cứu dự báo thị tr−ờng, và lập dự án ban đầu còn hạn chế, việc gắn sản phẩm của dự án với thị tr−ờng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu sơ bộ và ch−a có tính thuyết phục caọ Do đó, doanh nghiệp ch−a có những hồ sơ dự án khả thi, đầy đủ theo yêu cầu của ngân

hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định và xét duyệt cho vaỵ

Công tác chăm sóc khách hàng tại chi nhánh rất đ−ợc coi trọng và luôn đ−ợc đặt lên hàng đầu: chi nhánh đã áp dụng một loạt các chính sách nhằm giữ vững và duy trì khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dàị Ngoài ra, chi nhánh còn thu hút thêm các khách hàng mới giúp tăng tr−ởng nguồn và d− nợ. Các chính sách chăm sóc khách hàng tại chi nhánh bao gồm:

- Những khách hàng truyền thống, có nguồn tiền gửi hoặc dự nợ lớn, an toàn luôn đ−ợc Chi nhánh đ−a ra một số chính sách −u đãị

- Chi nhánh thực hiện giao dịch tận nơi với những khách hàng ở xạ - Th−ờng xuyên có ch−ơng trình lấy ý kiến khách hàng nhằm cải tiến phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

- Các hoạt động giao l−u tìm hiểu các đơn vị bạn cũng đ−ợc Chi nhánh tổ chức th−ờng xuyên nhằm tăng c−ờng sự hiểu biết lẫn nhau và ngày càng gắn kết chặt chẽ mối quan hệ khăng khít giữa hai bên.

- Ngoài ra, Chi nhánh không ngừng đ−a ra các chính sách tiếp thị và marketing tới các khách hàng đặc biệt là các tầng lớp dân c− nh− tờ rơi, quảng cáo qua hệ thống loa đài, báo chí, truyền thanh nhằm thực hiện chiến l−ợc huy động vốn, giúp cho dân c− tại các địa bàn hoạt động của Chi nhánh hiểu rõ hơn về −u đãi và dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Cụ thể hoá các chính sách trên, Chi nhánh đã đ−a ra nhiều biện pháp để huy động vốn và mở rộng phạm vi cho vaỵ

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp:

- Hà Nội là thành phố trung tâm của cả n−ớc, nơi tập trung nhiều Tổng công ty lớn, nhiều cơ quan đầu não của các ngành nên có nguồn vốn tập trung lớn. Do đó, Chi nhánh đã tập trung khai thác những nguồn vốn lớn nàỵ

- Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn do đó phải làm tốt công tác thanh toán sao cho nhanh chóng và thuận lợi, chu đáo nhất, tạo mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng. Đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này và phát triển thanh toán trong hệ thống.

- Khuyến khích các đơn vị điện, n−ớc, điện thoại, điểm bán xăng dầu; mở tài khoản, chuyển tiền tại Chi nhánh; Ngân hàng thực hiện thu tiền mặt tại đơn vị. Đối với doanh nghiệp có số d−, doanh số tiền gửi lớn, có thu tiền mặt th−ờng xuyên, Chi nhánh thực hiện thu, chi tại chỗ, thực hiện dịch vụ kiểm ngân không thu phí, hoặc với mức thu thấp.

- Đẩy mạnh khâu kinh doanh quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng, với ph−ơng châm lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác để điểu chỉnh kịp thời các thủ tục r−ờm rà bất hợp lý, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt đối với từng đối t−ợng khách hàng nh−ng phải đảm bảo nguyên tắc phát triển ổn định và lâu dàị

- Phân công ng−ời theo dõi quản lý đơn vị nguồn để nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, xem tình hình hoạt động của doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để đ−a ra những giải pháp phục vụ một cách tốt nhất.

Đối với khách hàng là các tầng lớp dân c−

- Hà Nội cũng là thành phố có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao nên Chi nhánh đã tận dụng để khai thác lợi thế này bằng cách tiếp cận với các doanh nghiệp có l−ợng lao động lớn, mức thu nhập cao để mở tài khoản chi l−ơng. Nguồn vốn này tr−ớc mắt ch−a nhiều, song đây là nguồn vốn rẻ và ng−ời dân có điều kiện tiếp cận và làm quen với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

- Thực hiện trả l−ơng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thông quan tài khoản của doanh nghiệp và tài khoản cá nhân tại chi nhánh

bằng cách làm tốt dịch vụ thanh toán chi trả l−ơng cho cán bộ viên chức của các doanh nghiệp. Đồng thời Chi nhánh tìm các biện pháp thích hợp để khai thác khách hàng, nâng cao chất l−ợng phục vụ.

- Nguồn tiền gửi dân c− tuy tăng tr−ởng chậm nh−ng t−ơng đối ổn định để khai thác đ−ợc triệt để nguồn vốn này thái độ phục vụ của cán bộ, lòng tin của ng−ời gửi đối với Ngân hàng, lãi suất huy động vốn, thông tin quảng cáo đến khách hàng phải đ−ợc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng lĩnh, gửi tiền bằng cách: Tiếp tục mở thêm bàn giao dịch, duy trì phục vụ cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật, đa dạng hoá các ph−ơng thức lĩnh, gửi theo Văn bản 404 của Hội đồng quản trị, đối với khách hàng có l−ợng tiền lĩnh, gửi lớn có thể triển khai phục vụ tại nhà có thu phí.

- Mở thêm nhiều chi nhánh thành viên, các phòng giao dịch, nhiều bàn tiết kiệm để thu hút nguồn tiền gửi từ dân c−, quảng bá sâu rộng cho ng−ời dân trên địa bàn thành phố về Ngân hàng Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN và PT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)