DANH MỤC TỪ NGỮ KỸ THUẬTButton nút bấm Cable dây kết nối Case thùng máy bộ xử lý CPU chip vi xử lý Desktop máy vi tính để bàn HDD đĩa cứng Keyboard bàn phím máy vi tính Monitor màn hình
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HọC SINH PHÁ HỎNG, LẤY CẮP THIẾT BỊ VI TÍNH TRONG CÁC PHÒNG HỌC TIN
Trang 2DANH MỤC TỪ NGỮ KỸ THUẬT
Button nút bấm
Cable dây kết nối
Case thùng máy bộ xử lý
CPU chip vi xử lý
Desktop máy vi tính để bàn
HDD đĩa cứng
Keyboard bàn phím máy vi tính
Monitor màn hình
Mouse con chuột
Power button nút bấm bật nguồn máy vi tính
Ram bộ nhớ trong của máy vi tính
USB connector ổ cắm thiết bị USB
Virus một loại chương trình vi tính với những đoạn mã độc hại làm hỏng các
chương trình khác
Trang 3MỤC LỤC
Phần I: Lý do chọn đề tài
Phần II: Nguyên nhân vấn đề - Cơ sở
lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài
Phần III: Triển khai thực hiện đề tài
Phần IV: Kết luận
Trang 4Phần I
Lý do chọn đề tài
Lâu nay việc sử dụng máy vi tính của học sinh trong giờ học tại các phòng máy tính thường gặp những sự cố sau:
1 Máy vi tính bị mất cắp thiết bị như: CPU, HDD, ram, mouse
2 Cable nối các thiết bị ngoại vi bị dứt ra khỏi case
3 Thiết bị từ máy này bị tùy tiện cắm sang máy khác
4 Virus lây truyền từ bên ngoài vào hệ thống
Các vấn đề này làm cho máy vi tính không hoạt động ổn định, gây trở ngại trong giờ học thực hành trên máy Có những máy, ca học trước còn dùng được, sang ca sau đã hỏng hóc không còn dùng được, do những
sự cố trên
Thông thường một phòng máy có từ 45-50 máy vi tính, dù được bảo hành bảo trì thường xuyên tốt, nhưng trong mỗi buổi học vẫn sẽ có từ 3 đến 5 máy hỏng hóc Nguyên nhân do đâu? Đa số trường hợp là do học sinh phá hỏng, cố ý lấy cắp Ram, CPU, HDD Có học sinh chỉ là nghịch phá, cũng có học sinh cố ý phá hoại Thậm chí cho dù không cố ý phá hỏng mà chỉ là thay đổi thiết bị monitor, keyboard, mouse để đáp ứng nhu cầu trong tiết học cũng gây nên hỏng hóc Mặt khác do học sinh
sử dụng USB tùy tiện gây lan truyền virus vào hệ thống, làm máy vi tính không sử dụng được
Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng học sinh phá hỏng hóc các máy vi tính trong các phòng học tin học, làm thế nào để hạn chế lây nhiễm virus
từ ngoài vào, để các máy trong một tiết học đều hoạt động ổn định? Đó
là một vấn đề nan giải, không dễ dàng giải quyết trọn vẹn
Trang 5Sau nhiều năm giảng dạy tin học, tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp sẽ nêu trong đề tài này Tuy nhiên biện pháp đưa ra cũng chỉ là nhằm hạn chế phần nào các mặt tiêu cực của vấn đề
Trang 6Phần II:
Nguyên nhân vấn đề - cơ sở lý luận và
cơ sở thực tế để giải quyết đề tài
1 – NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ:
Bản
ngoại vi
(keyborad, mouse, monitor…) được nối với case bằng các đầu nối thuận tiện cho việc tháo lắp nên học sinh rất dễ dàng thao tác tháo các thiết bị ra khỏi hệ thống máy vi tính Mặt khác, máy vi tính có đầu đọc đĩa, đầu đọc USB nằm ngay trên case nên học sinh dễ dàng đưa chương trình bên ngoài vào
2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trang 7- Làm thế nào để học sinh không thể thao tác tháo lắp các thiết bị, không thể tùy tiện sao chép chương trình từ bên ngoài vào?
- Câu trả lời là: Học sinh không được tùy tiện đụng tay vào case
3 – CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Hầu hết bàn máy vi tính thường đặt case ở ngoài để thuận tiện thao tác, do đó cũng thuận tiện cho học sinh nghịch phá
Trang 8- Hiện nay trên thị trường chưa có loại bàn vi tính có hộc để khóa case, do đó cần phải thiết kế và đặt thợ mộc làm riêng loại bàn kiểu như thế này
- Cần thiết kế bàn để máy, lắp đặt hệ thống bên trong, như
là một chiếc hộp đen Bàn để máy vi tính phải có hộc kín đựng case, có lắp đặt quạt giải nhiệt bên trong hộc, có khóa để người sử dụng không thể tự ý tháo lắp thiết bị trên case, chỉ khi cần sửa chữa mới mở
- Học sinh chỉ cần nhấn nút bấm bật nguồn máy tính (power button) là máy hoạt động
Trang 9Phần III:
Triển khai thực hiện đề tài
Giai đoạn 1: Thiết kế và đặt thợ mộc làm bàn vi tính
Hộc chứa
case
Power Button
Quạt giải nhiệt
cho hộc
Keyboard Mouse
Ổ khóa hộc
Trang 10Giai đoạn 2: Lắp đặt hệ thống máy vi tính vào bàn Đưa dây nối power
button và USB ra
Trang 11Giai đoạn 3: Sử dụng và sửa chữa bảo trì
- Khi sử dụng học sinh chỉ cần nhấn nút Power đã được nối ra bên ngoài hộc chứa case
Power Button
Trang 12- Khi phục vụ các kỳ kiểm tra, kỳ thi có sử dụng USB thì chỉ cần lấy dây nối đầu đọc USB ra
- Khi cần sửa chữa thì lấy chìa khóa của hộc tủ bàn đã được sắp xếp và đánh số thứ tự trong tủ đựng chìa khóa
Trang 13Một vài hình ảnh về phòng học có bàn thiết kế giấu kín
thiết bị:
Trang 14Phần IV: Kết luận
1 Kết quả đạt được:
Đề tài này được triển khai tại trường THPT Nguyễn Hữu Huân ngay
từ đầu năm 2012 Qua hơn một năm kiểm định, kết quả đạt được đã có tác động tích cực, hỗ trợ thiết thực cho việc giảng dạy của giáo viên tin học cũng như việc sửa chữa bảo trì; có làm hạn chế sự nghịch phá của học sinh, giảm thiểu những sự cố thay đổi các thiết bị kết nối cũng như giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus từ bên ngoài vào
2 Kiến nghị:
- Giáo dục ý thức cho học sinh phải biết giữ gìn tài sản chung là việc cốt lõi phải làm Tuy nhiên trong khi vẫn còn có không ít học sinh cá biệt chuyên nghịch phá, thậm chí phá hoại của công, thì vẫn cần những biện pháp hỗ trợ nhằm hạn chế những hỏng hóc máy vi tính trong phòng học tin học
- Ban giám hiệu cần xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài để
có thể triển khai trong các phòng máy vi tính dạy học Cần định hướng đầu tư mua sắm bàn ghế vi tính sao cho hiệu quả trong sử dụng, không nên sử dụng những bộ bàn ghế vi tính theo mẫu trên thị trường không phù hợp với môi trường dạy học
- Tôi hy vọng rằng việc triển khai đề tài sẽ được nhiều trường ủng
hộ, cùng áp dụng và góp ý cải tiến thêm cho đề tài này
Xin chân thành cám ơn
Tháng 10 năm 2013 Người viết đề tài: Vũ Anh Tuấn