“Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”

19 1 0
“Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi  hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20” I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP: 1. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm. Môn toán tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập , phát triển khả năng suy luận và biết cách diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là “chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác. Để phát huy năng lực của học sinh trong việc học tập môn Toán thì giáo viên cần phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Một trong các phương pháp dạy học tích cực đó là Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thảo luận nhóm là trong quá trình dạy học giáo viên tổ chức cho học sinh thành những nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc trong nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau. Đây là một trong những phương pháp dạy học tối ưu phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh tự trải nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp này còn giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong trường Tiểu học. Trong chương trình Toán lớp 2, kiến thức về số học chiếm phần lớn nội dung chương trình môn Toán. Trong đó việc hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 là nền móng để học sinh học tiếp được các kiến thức phần trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 và vận dụng vào giải toán lớp 2 cũng như học Toán ở các lớp trên. 2. Thực trạng việc dạy và học hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20: Về giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn và còn lúng túng khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Ở phần hình thành kiến thức mới có khi giáo viên chỉ nêu các bài toán sau đó cho học sinh nêu phép tính và kết quả của phép tính (giáo viên không quan tâm đến việc để tìm được kết quả như vậy thì học sinh đã làm thế nào?) Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên lo học sinh còn nhỏ, không hiểu bài nên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải mà học sinh không được trải nghiệm, khám phá kiến thức, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu. Về học sinh: Năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C1, khi học sinh học về các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 tôi nhận thấy: Học sinh tính toán còn nhầm lẫn giữa các phép tính trong cùng một bảng trừ (có nhớ) ví dụ: 11 – 4 còn nhầm với 11 – 5. Nhầm lẫn giữa các phép tính của bảng trừ này với bảng trừ kia. Ví dụ: 11 – 5 còn nhầm với 12 – 5. Một số học sinh còn phải xòe ngón tay ra tính. Học sinh chỉ học vẹt thuộc bảng trừ xong lại quên ngay. Có những học sinh muốn tìm ra kết quả của phép tính thì phải đọc lại các phép tính từ đầu bảng trừ. Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nên sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế. Vậy làm thế nào giúp học sinh nắm vững bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20? Từ đó học sinh có thể vận dụng các phép trừ trong bảng một cách thành thạo, áp dụng vào việc giải các dạng toán có liên quan. Để khắc phục thực trạng trên tôi đã sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm vào hoạt động khám phá kiến thức của một số bài dạy dạng hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 để giúp học sinh được trải nghiệm, tự tìm tòi, khám phá kiến thức bằng chính năng lực của mình, đó chính là biện pháp mà tôi chọn và nghiên cứu: “ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”. II. MỤC ĐÍCH: Tạo cho tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, tìm kết quả các phép tính trừ bằng các cách khác nhau theo năng lực của mình. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiểu và nhớ lâu kiến thức. Giúp hình thành, phát triển năng lực tổ chức, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh. Giúp học sinh hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giúp giáo viên sử dụng linh hoạt, đạt hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 khi giáo viên đang tiếp cận với chương trình thay sách giáo khoa lớp 2 năm học 20212022.

PHẦN THỨ NHẤT LÝ LỊCH Họ tên tác giả : … Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học … Tên Biện pháp: “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20” PHẦN THỨ HAI I LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP: Vai trị phương pháp thảo luận nhóm Mơn tốn tiểu học bước đầu hình thành phát triển lực trừu tượng hóa, khái qt hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập , phát triển khả suy luận biết cách diễn đạt lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo Toán học với tư cách phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức nhận thức cần thiết đời sống sinh hoạt lao động người Mơn tốn “chìa khóa” mở cửa cho tất ngành khoa học khác Để phát huy lực học sinh việc học tập mơn Tốn giáo viên cần phải biết sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức Một phương pháp dạy học tích cực Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm q trình dạy học giáo viên tổ chức cho học sinh thành nhóm nhỏ để học sinh thực nhiệm vụ định Trong nhóm, đạo nhóm trưởng, học sinh kết hợp làm việc cá nhân, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác Đây phương pháp dạy học tối ưu phát triển lực học sinh, giúp học sinh tự trải nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao chất lượng dạy học Phương pháp cịn giúp hình thành phát triển lực, phẩm chất học sinh trường Tiểu học Trong chương trình Tốn lớp 2, kiến thức số học chiếm phần lớn nội dung chương trình mơn Tốn Trong việc hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20 móng để học sinh học tiếp kiến thức phần trừ (có nhớ) phạm vi 100 vận dụng vào giải toán lớp học Toán lớp Thực trạng việc dạy học hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20: * Về giáo viên: - Một số giáo viên chưa mạnh dạn lúng túng sử dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt phương pháp thảo luận nhóm Ở phần hình thành kiến thức có giáo viên nêu tốn sau cho học sinh nêu phép tính kết phép tính (giáo viên khơng quan tâm đến việc để tìm kết học sinh làm nào?) - Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để tìm phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh - Trong trình giảng dạy nhiều giáo viên lo học sinh cịn nhỏ, khơng hiểu nên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải mà học sinh khơng trải nghiệm, khám phá kiến thức, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu * Về học sinh: Năm học này, nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C1, học sinh học phép trừ (có nhớ) phạm vi 20 tơi nhận thấy: - Học sinh tính tốn cịn nhầm lẫn phép tính bảng trừ (có nhớ) ví dụ: 11 – cịn nhầm với 11 – - Nhầm lẫn phép tính bảng trừ với bảng trừ Ví dụ: 11 – nhầm với 12 – - Một số học sinh cịn phải xịe ngón tay tính - Học sinh học vẹt thuộc bảng trừ xong lại qn - Có học sinh muốn tìm kết phép tính phải đọc lại phép tính từ đầu bảng trừ - Học sinh cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn nên tương tác học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên hạn chế Vậy làm giúp học sinh nắm vững bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20? Từ học sinh vận dụng phép trừ bảng cách thành thạo, áp dụng vào việc giải dạng tốn có liên quan Để khắc phục thực trạng sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm vào hoạt động khám phá kiến thức số dạy dạng hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20 để giúp học sinh trải nghiệm, tự tìm tịi, khám phá kiến thức lực mình, biện pháp mà chọn nghiên cứu: “ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20” II MỤC ĐÍCH: - Tạo cho tất học sinh có hội tham gia vào trình học tập, tìm kết phép tính trừ cách khác theo lực - Giúp học sinh nắm kiến thức cách nhẹ nhàng, hiểu nhớ lâu kiến thức - Giúp hình thành, phát triển lực tổ chức, lực hợp tác, lực giao tiếp, lực tự giải vấn đề học sinh - Giúp học sinh hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương - Nâng cao chất lượng dạy học nhà trường - Góp phần đổi phương pháp dạy học theo định hướng phát triển lực học sinh, giúp giáo viên sử dụng linh hoạt, đạt hiệu phương pháp thảo luận nhóm để thực tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo viên tiếp cận với chương trình thay sách giáo khoa lớp năm học 2021-2022 III NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP: Để thực tốt Phương pháp thảo luận nhóm hoạt động hình thành kiến thức dạng hình thành bảng trừ có nhớ phạm vi 20 tiến hành sau: Chọn nội dung phù hợp để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: - Giáo viên cần phải biết lựa chọn nội dung phù hợp, nội dung cần phải huy động nhiều ý kiến để giải chọn dạy học theo nhóm cịn số nội dung đơn giản mà tổ chức học sinh học tập theo nhóm lãng phí thời gian đạt hiệu khơng cao Ví dụ: Trong bài: 12 trừ số: 12 – Giáo viên chọn nội dung 12 – = ? để học sinh thảo luận nhóm tìm kết cách khác Đến giáo viên cho học sinh hình thành bảng: 12 trừ số giáo viên sử dụng linh hoạt phương pháp khác (hỏi đáp, trị chơi…) mà khơng cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 2.Thực quy trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: 2.1 Chia nhóm Để tạo hứng thú tò mò cho học sinh từ đầu, tiết học sử dụng kĩ thuật chia nhóm để tạo cách chia nhóm khác Chẳng hạn như: + Nhóm gọi số: giáo viên muốn lớp tạo thành nhóm cho học sinh đếm từ số nhóm cần chia Những em có số giống xếp vào nhóm Ví dụ: Lớp tơi có 40 em, tơi muốn chia thành 10 nhóm, nhóm có em tơi u cầu học sinh đếm từ đến 10 hết lớp Những em số vào nhóm, em số vào nhóm,… Lớp học chia theo nhóm + Nhóm theo biểu tượng: Giáo viên chuẩn bị biểu tượng có số lượng phát ngẫu nhiên cho học sinh Những học sinh có biểu tượng xếp vào nhóm + Nhóm cố định: giáo viên chọn em ngồi gần để thành lập nhóm đơi Hoặc bàn ghép với bạn để nhóm Lớp học chia theo nhóm 2.2 Giao nhiệm vụ cho nhóm Giáo viên giao nhiệm vụ cần ngắn gọn, rõ ràng để học sinh nắm nhiệm vụ Ví dụ dạy Bài: 12 trừ số: 12 - ( SGK Toán - trang 52) + Giáo viên đưa tốn: Cơ có 12 que tính, bớt que tính Hỏi cịn lại que tính ? + Giáo viên hỏi: Để biết có cịn lại que tính, em làm ? ( Dự kiến: Em làm phép tính trừ: 12 - ) Để học sinh tìm kết phép tính 12 – 8, tơi giao nhiệm vụ cho nhóm: “Bằng cách mình, nhóm tìm kết phép tính 12 – 8” 2.3 Các nhóm thực nhiệm vụ + Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: (Các em làm nhóm trưởng ln phiên nhau, khơng cố định em nhóm để tạo hội cho tất em mạnh dạn, tự tin thể mình.) + Hoạt động cá nhân nhóm: Khuyến khích thành viên nhóm phải tích cực làm việc VD: Mỗi cá nhân nhóm tự tìm kết phép tính 12-8 cách Hoạt động cá nhân nhóm + Học sinh chia sẻ nhóm: Học sinh chia sẻ cách làm với bạn nhóm Học sinh chia sẻ cách làm với bạn nhóm Lưu ý: Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần quan sát bao quát, tới nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh cần Nếu nhóm học sinh thảo luận khơng vào trọng tâm tranh luận thiếu hợp tác giáo viên cần có mặt để định hướng, điều chỉnh hoạt động nhóm Giáo viên giúp đỡ học sinh học sinh cịn lúng túng Giáo viên cử thành viên nhóm hồn thành tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhóm khác cịn lúng túng Giúp đỡ nhóm bạn + Thống kết chung nhóm: Sau cá nhân nhóm chia sẻ ý kiến riêng mình, nhóm trưởng cho nhóm thống chung ý kiến làm ý kiến nhóm thư kí ghi kết vào phiếu học tập + Phân cơng bạn nhóm đại diện lên chia sẻ kết trước lớp 2.4 Đại diện nhóm chia sẻ kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá Các nhóm hồn thiện kết nhóm cử đại diện nhóm chia sẻ kết trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến Đại diện nhóm chia sẻ kết nhóm trước lớp Ví dụ: Để tìm kết phép tính 12- nhóm đưa nhiều ý kiến khác nhau: Trường hợp 1: Học sinh nêu tất cách làm để tìm kết phép tính 12 – + Có nhóm chia sẻ: 12 - = thao tác đếm que tính để tìm kết quả: + Có nhóm chia sẻ: Trước tiên em lấy chục que tính que tính rời 12 que tính sau em tháo bó chục que tính bớt que tính cịn lại que tính Vậy 12 – = + Có nhóm lại thực theo cách sau: Trước tiên em lấy chục que tính que tính rời 12 que tính Em bớt que tính trước em tháo bó chục que tính bớt tiếp que tính cịn lại que tính Vậy 12 – = + Có nhóm vận dụng kiến thức học: - Dựa vào phép cộng học: 12 – = HS giải thích cách làm: Em dựa vào phép cộng: + = 12 (hoặc dựa vào phép cộng + = 12), mà lấy tổng trừ số hạng số hạng Vậy 12 - = + Có nhóm làm theo cách sau: Tách số trừ: Học sinh tách số trừ gồm 6, em lấy 12 trừ 10 trừ tiếp Vậy 12 – = + Có nhóm làm theo cách sau: Tách số bị trừ: Học sinh tách 12 gồm 10 2, em lấy 10 trừ cộng với Vậy 12 – = Trường hợp 2: Học sinh nêu số cách làm để tìm kết phép tính 12 – * Ở bước nhóm học sinh chia sẻ nhiều cách làm khác nhau, nhóm khác nhận xét cách làm nhóm bạn Sau ý kiến nhóm học sinh tương tác nhóm bạn phải giải thích cách làm nhóm 2.5 Giáo viên nhận xét đánh giá chốt lại kiến thức cần lĩnh hội + Trường hợp 1: Nếu học sinh đưa tất cách làm để tìm kết phép trừ giáo viên cần chốt kiến thức định hướng cho học sinh lựa chọn cách làm thích hợp + Trường hợp 2: Học sinh nêu số cách làm để tìm kết phép tính 12 – Ví dụ: Nếu học sinh biết dùng que tính dựa vào phép cộng học giáo viên nên đưa câu hỏi gợi mở để học sinh phát cách làm khác Chẳng hạn: Giáo viên đưa câu hỏi: Để tìm kết phép tính 12 – 8, em cịn có cách tính khác ? - Nếu học sinh trả lời giáo viên chốt, động viên, khích lệ học sinh sau hướng dẫn lại cách tính cho học sinh lớp nắm cách làm - Nếu học sinh lớp mà khơng tìm cách tách số giáo viên gợi ý tiếp cho học sinh câu hỏi như: * Cách tách số trừ: + Số 12 cần bớt để số tròn chục ? ( bớt 2) + cộng với số ? ( = + 6) + Để tính 12 – , em lấy 12 trừ số trước ? ( trừ 2, 10 ) + Sau em lấy 10 trừ tiếp số ? ( 10 trừ ) + Vậy để tính 12 – 8, em làm ? ( 12 trừ 10, lấy 10 trừ tiếp 4.) * Cách tách số bị trừ: + 12 gồm chục đơn vị ? ( 12 gồm chục đơn vị, 12 = 10 + ) + Ta thấy 12 – = 10 + - Làm để tính kết 10 + – cách nhanh ? ( em lấy 10 trừ 2, cộng ) + Vậy để tính 12 – 8, em làm ? ( em lấy 10 trừ 2, cộng ) + Em có nhận xét cách tính ? ( HS trả lời ) *Giáo viên chốt lại kiến thức cần lĩnh hội: + Giáo viên hỏi: Có cách để tính kết phép tính 12 – ? Học sinh trả lời được: Cách thứ nhất: Sử dụng đồ dùng học tập Cách thứ hai: Vận dụng mối quan hệ phép cộng phép trừ Cách thứ ba: Dùng cách tách số + Giáo viên nói : Các em vừa tìm nhiều cách để tìm kết phép tính có dạng 12 trừ số, em chọn cách mà em thấy thuận tiện để tính + Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng tính nốt phép trừ cịn lại để hồn thiện bảng trừ: 12 trừ số 12 – = 12 – = 12 – = 12 – = 12 – = 12 – = 12 – = - Gọi học sinh nêu kết chia sẻ cách làm Ví dụ: Giáo viên hỏi: Em tìm kết phép tính 12 – cách ? ( HS nêu cách làm ) - Sau học sinh hoàn thành kết phép trừ trên, giáo viên giới thiệu: Đây bảng trừ: 12 trừ số * Qua việc sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm, học sinh phát huy vai trò thành viên nhóm tìm nhiều cách khác để tính kết phép trừ Như phát huy lực học sinh việc hình thành kiến thức Với cách sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm trên, tơi vận dụng vào dạng hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20 tốn có liên quan chương trình Tốn lớp Cụ thể: Bài: 11 trừ số: 11 – 5; Bài: 31 – 5; Bài: 51 – 15; Bài: 12 trừ số: 12 – 8; Bài: 32 – 8; Bài: 52 – 28; Bài: 13 trừ số: 13 – 5; Bài: 33 – 5; Bài: 53 – 15; Bài: 14 trừ số: 14 – 8; Bài: 34 – 8; Bài: 54 – 18; Bài: 15, 16, 17, 18 trừ số; Bài: 55 – 8; 56 – 7; 37 -8; 68 – 9; Bài: 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29; Bài: 100 trừ số IV KẾT QUẢ: Năm học 2020 – 2021, phân công chủ nhiệm lớp 2C1, trường tiểu học Như Quỳnh - Lớp có sĩ số 40 em, có 17 học sinh nữ - Hầu hết em ngoan, ý thức học tập tốt Tuy nhiên số em chưa có ý thức tự giác học tập, nhút nhát giao tiếp, khả tự học giải vấn đề hạn chế - Trình độ nhận thức em lớp chưa đồng * Khi chưa áp dụng biện pháp “ Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20” khảo sát chất lượng học sinh với đề sau: ĐỀ KHẢO SÁT Bài 1: Tính nhẩm: 11 – = 11 – = 11 – = 11 – = 11 – = 11 – = Bài 2: Đặt tính tính: a) 31 – b) 51 – c) 71 – 38 d) 81 - 24 Kết khảo sát sau: Hoàn thành tốt Số lượng Tỉ lệ % 14 35 Hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % 21 53 Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % 12 * Khi áp dụng biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20” với bảng trừ cịn lại, tơi khảo sát chất lượng học sinh với đề sau: ĐỀ KHẢO SÁT Bài 1: Tính nhẩm: 13 – = 15 – = 17 – = 11 – = 14 – = 12 – = Bài 2: Đặt tính tính: a) 45 – b) 64 – c) 96 – 28 d) 71 – 46 Kết khảo sát sau: Hoàn thành tốt Số lượng Tỉ lệ % 25 63 Hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % 15 37 Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % 0 Từ kết thấy đầu năm học học sinh tính tốn cịn nhầm lẫn, cịn chậm, số em chưa tích cực học tập, cịn nhút nhát giao tiếp, khả tự học giải vấn đề cịn hạn chế chưa nắm cách tính trừ, chưa tìm cách làm hiệu nên kết chưa cao Nhưng sử dụng biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20” học sinh có tiến rõ rệt Hầu hết em có kỹ lập bảng trừ cách nhanh chóng, xác, nắm vững cách tìm kết phép trừ mà không cần sử dụng đồ dùng Không tương tác học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên cải thiện đáng kể Cho đến hết học kì 1, học sinh lớp tơi tính nhẩm đúng, nhanh vận dụng vào việc giải toán liên quan Chỉ có vài em thực cịn nhầm dạng tốn liên quan em tiếp thu chậm nhanh quên Tôi tiếp tục theo dõi giúp đỡ em để em tiến kĩ tính tốn * Tính khả thi biện pháp: - Ngồi sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm để phát huy lực học sinh dạng hình thành bảng cộng, trừ (có nhớ) phạm vi 20, phép cộng, trừ (có nhớ) phạm vi 100 cịn sử dụng hình thành bảng nhân, bảng chia cho học sinh Phương pháp thảo luận nhóm áp dụng hoạt động khác tiết học - Với biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20”, tơi sử dụng vào dạy tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ban giám hiệu đồng nghiệp đánh giá cao, đồng thời tổ chức thành chuyên đề để áp dụng cho khối lớp khác V BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau thực biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20”, rút học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải nắm quy trình thảo luận nhóm - Giáo viên biết sử dụng cách tổ chức dạy học theo nhóm - Giáo viên cần chọn nội dung phù hợp để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm - Biết cách bao quát lớp, hỗ trợ học sinh kịp thời - Giáo viên cần khích lệ, động viên kịp thời, tạo khơng khí lớp học cởi mở, thân thiện VI KẾT LUẬN: Qua việc áp dụng biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20”, chất lượng học sinh lớp tơi nói riêng chất lượng học sinh khối toàn trường nâng lên rõ rệt Trong buổi sinh hoạt chuyên môn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp dạy học hay nhằm phát huy tính tích cực học sinh để chất lượng dạy học mơn Tốn ngày nâng cao đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trên biện pháp tơi vận dụng nội dung Hình thành bảng trừ (có nhớ) phạm vi 20 Phương pháp thảo luận nhóm Trong q trình giảng dạy thân tơi q trình nghiên cứu áp dụng biện pháp, chắn không tránh khỏi khiếm khuyết Tơi mong đóng góp ý kiến Hội thi bạn bè đồng nghiệp để giảng dạy tốt hơn, góp phần đưa nghiệp giáo dục lên Tôi xin chân thành cảm ơn Tôi xin cam đoan biện pháp tôi, không chép nội dung người khác Như Quỳnh, ngày 12 tháng năm 2021 Người viết Dương Thanh Xuân MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT ………………………………………………… PHẦN THỨ HAI…………………………………………………… I Lí chọn biện pháp……………………………………………… II Mục đích………………………………………………………… III Nội dung………………………………………………………… IV Kết quả…………………………………………………………… V Bài học kinh nghiệm……………………………………………… VI Kết luận…………………………………………………………

Ngày đăng: 19/09/2023, 21:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan