1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths tăng cường kiểm soát doanh thu tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội mic

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Kiểm Soát Doanh Thu Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Quân Đội (MIC)
Tác giả Đỗ Thúy Lan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 445,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT DOANH THU (11)
    • 1.1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (11)
      • 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và các hoạt động của (11)
        • 1.1.1.1. Khái niệm (11)
        • 1.1.1.2. Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ (12)
      • 1.1.2. Các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (15)
        • 1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (15)
        • 1.1.2.2. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm (15)
        • 1.1.2.3. Hoạt động đầu tư (16)
      • 1.1.3. Khái niệm doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (17)
      • 1.1.4. Đặc điểm của doanh thu tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (19)
        • 1.1.4.1. Đặc điểm doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm (19)
        • 1.1.4.2. Đặc điểm doanh thu hoạt động tài chính (22)
        • 1.1.4.3. Đặc điểm doanh thu hoạt động khác (24)
    • 1.2. Công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (24)
      • 1.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (24)
      • 1.2.2. Yêu cầu đối với công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (26)
      • 1.2.3. Nội dung công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (26)
        • 1.2.3.1. Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác kiểm soát doanh thu (26)
        • 1.2.3.2. Tổ chức quy trình ghi nhận và thực hiện kiểm soát doanh thu (28)
        • 1.2.3.3. Công tác quản trị và đánh giá rủi ro trong kiểm soát doanh thu (30)
        • 1.2.3.4. Tổ chức bộ máy (32)
      • 1.2.4. Tính hiệu quả của công tác kiểm soát doanh thu (33)
        • 1.2.4.1. Định nghĩa hiệu quả (33)
        • 1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả (33)
      • 1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát doanh thu (34)
        • 1.2.5.1. Nhân tố thuộc về công ty (34)
        • 1.2.5.2. Nhân tố bên ngoài (37)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT DOANH THU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (39)
    • 2.1. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (39)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty CP Bảo hiểm quân đội (39)
      • 2.1.2. Mạng lưới hoạt động của Tổng công ty CP bảo hiểm quân đội (41)
      • 2.1.3. Hệ thống sản phẩm của Tổng công ty CP bảo hiểm quân đội (41)
    • 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát doanh thu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) (46)
      • 2.1.1. Cơ chế chính sách liên quan công tác kiểm soát doanh thu (46)
      • 2.2.2. Quy trình ghi nhận và thực hiện công tác kiểm soát (47)
      • 2.2.3. Hoạt động quản trị và đánh giá rủi ro (53)
      • 2.2.4. Tổ chức bộ máy (54)
    • 2.3. Đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát doanh thu (55)
    • 2.4. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát doanh thu tại Tổng công ty bảo hiểm quân đội (55)
      • 2.4.1 Những kết quả đạt được (55)
      • 2.4.2 Những hạn chế trong công tác kiểm soát doanh thu tại MIC (56)
      • 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát doanh thu tại (57)
    • 3.1 Quan điểm định hướng hoạt động và nhiệm vụ mục tiêu của giai đoạn đối với công tác kiểm soát doanh thu tại TCT (58)
      • 3.1.1 Quan điểm về định hướng hoạt động (58)
      • 3.1.2 Quan điểm về nhiệm vụ mục tiêu (58)
    • 3.2 Nhóm giải pháp về môi trường kiểm soát chung (59)
    • 3.3 Nhóm giải pháp về hệ thống quản trị rủi ro (60)
    • 3.4 Nhóm giải pháp về hệ thống kế toán (61)
    • 3.5 Nhóm giải pháp về các thủ tục kiểm soát (62)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................56 (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................57 (64)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT DOANH THU

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.1.Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Khái niệm bảo hiểm được hiểu là “một sự thỏa thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (Người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (Phí bảo hiểm) cho tổ chức khác (Người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra” Như vậy, về bản chất bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu, hay nói cách khác, bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông.

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của Pháp luật có liên quan, thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi Trong đó:

 Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

 Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

 Hoạt động đầu tư: Doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhàn rỗi tự dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật.

Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại bên cạnh Bảo hiểm nhận thọ Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết Nói cách khác đây là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến tính mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người Còn bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ Bản chất của loại hình bảo hiểm này là công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất, tai nạn con người và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.

1.1.1.2.Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ về bản chất là một dịch vụ, là cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng sau khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm Khách hàng đóng phí để có được cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai từ công ty bảo hiểm khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra Do đó, bảo hiểm phi nhân thọ được biết đến trước hết như một phương pháp chuyển giao rủi ro hữu hiệu, tức là chuyển giao các tổn thất tài chính có thể xảy ra và nhất là trong trường hợp được dự tính là vượt quá khả năng tự chống đỡ của bản thân người được bảo hiểm Khác với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ không phục vụ cho nhu cầu tiết kiệm hay sinh lợi từ nguồn tiền nhàn rỗi của dân chúng Mục đích cuối cùng của bảo hiểm phi nhân thọ là giúp bên được bảo hiểm khắc phục những hậu quả về mặt vật chất, tài chính của rủi ro hay sự kiện bảo hiểm.

 Có chu trình kinh doanh ngược Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình, họ phải bỏ vốn ra trước để mua máy móc, nguyên vật liêu, thuê nhân công, sau đó sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Khi sản phẩm đó bán được, doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này sẽ bao gồm cả vốn doanh nghiệp đã bỏ ra và lãi mà doanh nghiệp nhận được Như vậy, đối với sản xuất hàng hóa thông thường thì chi phí sản xuất phát sinh trước khi doanh thu được ghi nhận Khác với chu trình đó, các doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước của người tham gia bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ sau với người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Có thể xem phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm, và khi đó công ty bảo hiểm sẽ ghi nhận doanh thu ngay từ đầu năm Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết thúc vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của các công ty bảo hiểm trước các tổn thất theo như thỏa thuận trong hợp đồng sẽ chấm dứt Đến ngày cuối năm, công ty bảo hiểm mới có thể tính được chi phí của dịch vụ bảo hiểm này

 Áp dụng kĩ thuật phân chia

Các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn hợp đồng khác nhau rõ rệt giữa các nghiệp vụ bảo hiểm Đối với bảo hiểm xe cơ giới thời hạn hợp đồng bảo hiểm thông thường là 1 năm, trong khi đó, hợp đồng hàng hóa vận chuyển chỉ kéo dài một vài tháng Mặt khác, phí bảo hiểm có thể thu một lần toàn bộ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc vài kì trong thời hạn bảo hiểm Vì vậy, việc quản lí tài chính thu chi các nghiệp vụ này phải áp dụng kĩ thuật phân chia Tức là việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vào thời điểm khóa sổ niên độ kế toán phải tính đến các dự phòng nghiệp vụ Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết Các loại dự phòng nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường và dự phòng bồi thường cho các dao động lớn và tổn thất Trong đó:

- Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm còn là một loại nguồn vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.

Cơ cấu các khoản mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ khác doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vì tính nhàn rỗi của dự phòng kém ổn định hơn Tuy nhiên, các yêu cầu về tính thanh khoản của các tài sản đầu tư là vấn đề mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt lưu tâm An toàn và duy trì khả năng thanh toán được đặt lên hàng đầu trong hoạt động đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vì hiện nay lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chiếm chủ yếu trong kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

 Phí bảo hiểm phi nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảo hiểm thường là một năm hoặc ngắn hơn Do đó, phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho từng thời hạn bảo hiểm, thông thường là phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến Phí bảo hiểm cho những năm tiếp theo có thể có sự thay đổi và phụ thuộc vào mức độ rủi ro Ví dụ quy định về điều khoản bảo hiểm, nếu người tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm đối với một vài rủi ro không tham gia thì phí bảo hiểm sẽ được xem xét giảm đi, ngược lại nếu mở rộng thêm một số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên Hoặc cùng một thời gian đi du lịch là hai (02) ngày nhưng nếu tới khu du lịch có mức độ rủi ro lớn hơn như vùng núi, rừng nguy hiểm thì phí bảo hiểm sẽ được tính cao hơn.

1.1.2.Các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.2.1.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc

Công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.1.Sự cần thiết phải kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý Do đó, khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn tăng cường sự kiểm soát của mình thông qua việc ban hành quy trình, quy định nội bộ về các hoạt động.

Kiểm soát nói chung, mà kiểm soát doanh thu là một bộ phận, chính là việc tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm, được tổ chức nhằm bảo đảm phòng ngừa phát hiện xử lý rủi ro kịp thời để đạt được những yêu cầu hoạt động đề ra Mục tiêu của việc kiểm soát là :

 Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, góp phần cung cấp thông tin trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

 Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phải được tuân thủ đúng mức, ngăn chặn và phát hiện kịp thời những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để hoạch định và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa; đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao dịch phát sinh cũng như đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính trung thực và khách quan.

 Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Các quá trình kiểm soát trong doanh nghiệp được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc kiểm soát còn giúp các nhà quản lý nâng cao khả năng quản lý, khả năng điều hành bộ máy của doanh nghiệp.

Việc kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì những lý do sau :

 Trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu, khoản mục khác trên báo cáo tài chính Doanh thu cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh hay triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Do đó, việc kiểm soát doanh thu sẽ góp phần làm cho báo cáo tài chính trở nên trung thực, khách quan và đáng tin cậy, đảm bảo các khoản mục trên báo cáo tài chính đối với khoản mục doanh thu là phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm Từ đó, tạo điều kiện cho sự minh bạch tài chính, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

 Việc kiểm soát doanh thu sẽ đảm bảo sự hiệu quả và hữu hiệu trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Có nghĩa là hoạt động kiểm soát doanh thu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả Mặt khác hoạt động kiểm soát doanh thu cho phép quản lý được mối tương quan giữa doanh thu thu và chi phí bỏ ra, từ đó xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Việc kiểm soát doanh thu cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định ngành liên quan Theo đó, tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, không những phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nghiệp vụ ban hành bởi doanh nghiệp mà còn phải tuân theo các quy định ngành và đúng pháp luật cho phép.

1.2.2.Yêu cầu đối với công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Phải xây dựng được các quy trình kiểm tra, kiểm soát trên toàn hệ thống, vận hành một cách có hiệu quả các cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm soát và phải được thực hiện một cách thường xuyên.

Công tác kiểm soát phải độc lập với hoạt động điều hành và hoạt động kinh doanh.

Phân tích mục tiêu, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có những biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả, kịp thời.

Cơ chế phân cấp, ủy quyền rõ ràng, minh bạch; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị Đội ngũ thực hiện công tác kiểm soát phải hiểu rõ vai trò của việc kiểm soát, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong việc thực hiện công tác kiểm soát cũng như phải có năng lực kiểm soát đầy đủ theo quy định.

1.2.3.Nội dung công tác kiểm soát doanh thu trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.3.1.Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác kiểm soát doanh thu

Sau các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Điều 36 Thông tư số 124/2012/ TT-BTC ban hành hướng dẫn Điều 15 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP và Nghị định số 123/2011/NĐ- CP ngày 28/12/2011), nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã ý thức được việc thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ nói chung (trong đó có hoạt động kiểm soát doanh thu) cũng như việc xây dựng một bộ máy kiểm tra kiểm soát, cùng với cơ chế, chính sách, quy trình để điều hành công tác kiểm tra kiểm soát

Thứ nhất, việc kiểm soát doanh thu phải nằm ngay trong quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm Theo đó, cần thiết lập các chốt kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát doanh thu nói riêng ở mọi hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro Bộ phận tiến hành các hoạt động kinh doanh phải là đối tượng chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát, am hiểu rủi ro, thiết lập các chốt kiểm soát một cách đúng đắn để đảm bảo hoạt động hiệu quả Do đó, trong quy trình nghiệp vụ của từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ tại từng bộ phận và cơ chế phối hợp giữa các cán bộ, các bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ hai, công tác kiểm soát cần được xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát riêng Quy trình này phải được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động ban hành bằng văn bản và phải đáp ứng các yêu cầu sau (theo Thông tư số 124/2012/TT-BTC) :

- Cho phép kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ

- Thông báo quy trình kiểm tra, kiểm soát đến tất cả cán bộ nhân viên của doanh nghiệp để họ nhận thức được tầm quan trọng và tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động kiểm soát.

- Người điều hành các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ, các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp, những khiếm khuyết lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay Tổng Giám đốc (Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Ban Kiểm soát;

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT DOANH THU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI

Tổng quan về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội

2.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty CP Bảo hiểm quân đội

+ Tên giao dịch: Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội

+ Tên tiếng anh: Military Insurance Corporation

+ Lĩnh vực hoạt động: Tài chính – Bảo hiểm – Đầu tư

+ Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

+ Website: http://www.mic.vn

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (tên gọi tắt là MIC) được thành lập ngày 08/10/2007 theo Quyết định số 871/BQP ngày 22/02/2007 của Quân ủy Trung ương và Giấy phép thành lập và hoạt động số 43 GP/KDBH ngày 08/10/2007 của

Bộ Tài chính, là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thành lập theo Nghị định số 45/CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của MIC gồm 03 hoạt động chính:

 Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ;

 Kinh doanh Tái bảo hiểm;

Cơ cấu tổ chức của MIC: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Khối Quan hệ Khách hàng

1 Ban Khách hàng Doanh nghiệp

1.2 Phòng phát triển khách hàng Doanh nghiệp

2 Ban Khách hàng cá nhân

3 Ban Phát triển mạng lưới & Quản lý đại lý

4 Các Ban kinh doanh thuộc Hội sở

1 Ban BH Xe cơ giới

3 Ban BH Tài sản kỹ thuật

1 Ban Tài chính Kế toán 1.1 Phòng Tài chính 1.2 Phòng Kế toán

2 Ban Quản trị Rủi ro

4 Ban Công nghệ thông tin

5 Ban Tổ chức Nhân sự

Khối Dự án Đầu tư

2 Ban Quản lý Dự án

3 Công ty Cổ phần đầu tư MIC Invest

4 Công ty Cổ phần Tân Phú Long

1 Ban nhượng Tái bảo hiểm

2 Ban nhận Tái bảo hiểm

Cơ quan Kiểm toán nội bộ

CÁC CÔNG TY KINH DOANH BẢO HIỂM HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Ban Giám định Bồi thường

1 Trung tâm GĐBT khu vực Hà Nội

2 Trung tâm GĐBT khu vực Miền Trung và Tây Nguyên

3 Trung tâm GĐBT khu vực Hồ Chí Minh

4 Bộ phận GĐBT tại các đơn vị

Cơ cấu tổ chức của MIC gồm 02 nhóm: Nhóm điều hành - quản lý và nhóm tác nghiệp

Nhóm điều hành – quản lý bao gồm:

 Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất, có nhiệm vụ báo cáo trước đại hội cổ đông tình hình kinh doanh toàn Tổng Công ty, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, quyết toán tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của Tổng Công ty.

 Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh.

 Ban Điều hành: Do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, trong đó Tổng Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng Công ty.

Nhóm tác nghiệp bao gồm:

 Khối quan hệ khách hàng;

 Khối dự án đầu tư;

 37 Công ty trực thuộc hạch toán phụ thuộc.

2.1.2 Mạng lưới hoạt động của Tổng công ty CP bảo hiểm quân đội

Cho đến nay, trải qua gần 8 năm xây dựng và phát triển, MIC đã phát triển mạnh mẽ với số vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động rộng khắp với 37 công ty thành viên và gần 200 phòng kinh doanh tại 55/63 tỉnh, thành trên cả nước. MIC luôn nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 sẽ có mặt tại một số thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia… Đồng thời, để đa dạng hóa kênh phân phối, đồng thời tạo điều kiện phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, MIC đã ký hợp tác bán chéo sản phẩm với một số đối tác lớn như Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng Tiên Phong Bank, Ngân hàng Ocean Bank, Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel…

MIC cũng mở thêm nhiều trung tâm cứu hộ giao thông trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2014, MIC đã nâng cấp website “baohiem247.vn” và tổng đài chăm sóc khách hàng

“1900558891” nhằm mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm trực tuyến

Ngoài ra, MIC còn xây dựng được hệ thống đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp phủ kín 63/63 tỉnh, thành nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác khai thác, giám định và bồi thường nhanh chóng, kịp thời cho các khách hàng tham gia bảo hiểm tại Tổng Công ty.

2.1.3 Hệ thống sản phẩm của Tổng công ty CP bảo hiểm quân đội

Hiện nay, các mảng nghiệp vụ chính của MIC bao gồm:

 Bảo hiểm xe cơ giới;

 Bảo hiểm tài sản kĩ thuật.

Ngay từ khi thành lập, ý thức được sứ mệnh quan trọng của mình, MIC đã tập trung xây dựng những sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho các đơn vị trong quân đội như: Bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo hiểm học viên trong các nhà trường quân đội, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp y bác sỹ trong quân đội… Đến nay, MIC không chỉ khẳng định là đơn vị bảo hiểm tốt nhất cho các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng mà còn đẩy mạnh phục vụ ra bên ngoài với 130 sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của mọi khách hàng, trong đó có một số sản phẩm mới và mang tích chất đặc thù như sản phẩm bảo hiểm chiến tranh cho tàu cá, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thủy nội địa, bảo hiểm vườn cây cao su, bảo hiểm điện thoại di động… Để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình, MIC luôn chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm Ngoài các sản phẩm truyền thống, MIC đã và đang nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, đồng thời đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. MIC cũng đang nghiên cứu và phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội để triển khai mô hình cung cấp sản phẩm bảo hiểm kiên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) nhằm đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm.

 Tình hình hoạt động kinh doanh của MIC giai đoạn 20 12 – 201 4 Đối với MIC năm 2014 là năm đánh dấu những bước tiến quan trọng trong quá trình khẳng định vị trí của mình trên thị trường, có thể kể đến một số kết quả nổi bật như sau: Tổng doanh thu đạt 939 tỷ đồng tăng trưởng 51% so với năm 2013, trong đó doanh thu bảo hiểm đạt 1011 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư là 61 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh MIC (2012 – 2014) Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu bảo hiểm gốc 472.935 693.070 46% 1.011.821 46% Doanh thu nhận tái bảo hiểm 60.020 71.792 19% 92.690 29%

Thu từ hoạt động đầu tư 40.338 56.203 39% 61.352 9%

Năm 2014 và 2013 là năm ghi nhận sự tăng trưởng nhanh về doanh thu tại MIC, hoàn thành mục tiêu đạt doanh thu 1000 tỷ, đứng vào top 6 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trên thị trường Đây là kết quả của việc thay đổi rõ nét nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng tập trung mở rộng mạng lưới và các kênh phân phối hiệu quả như qua Ngân hàng, Viettel Post, qua Đăng kiểm…. Trong đó, năm 2014 doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1011 tỷ đồng tăng trưởng 51%, doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt 92 tỷ đồng tăng 29% so với 2013 Doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 61 tỷ đồng tăng trưởng 9%, lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng giảm 7%.

 Doanh thu theo nghiệp vụ

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ của MIC (2012 – 2014)

- Bảo hiểm Xe cơ giới

Xét theo cơ cấu nghiệp vụ, doanh thu về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu 456 tỷ đồng và tăng trưởng nhanh qua các năm Từ kết quả cho thấy cơ cấu nghiệp vụ tăng nhanh và đươc mở rộng thiên về nghiệp vụ tàu thuyền, tài sản là các nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường thấp, đạt hiệu quả cao.

Tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật mà chủ yếu là bảo hiểm xây dựng lắp đặt với doanh thu 145 tỷ dồng chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong các nghiệp vụ, đây là nghiệp vụ có hiệu quả tốt nên MIC đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh nghiệp vụ tập trung tăng trưởng nghiệp vụ có hiệu quả cao.

Về tỷ lệ bồi thường, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn là nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất cao 53,46% nên việc giảm tỷ trọng là chính sách hết sức hợp lý của MIC.

Tỷ lệ tổn thất các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 14,57%, hàng hóa 7,93%, kỹ thuật

7,46% và hỗn hợp 0,65% là rất tốt đóng góp phần lớn vào hiệu quả kinh doanh của MIC

Những thảm họa xảy ra trong năm 2013, 2014 như bạo động Bình Dương, máy bay rơi tại nhiều nước… gây thiệt hại rất nặng nề cho thị thường bảo hiểm và tái báo hiểm trên thế giới dẫn đến việc thu xếp chương trình tái bảo hiểm tái tục năm 2015rất khó khăn, tuy nhiên MIC vẫn thu xếp thành công chương trình tái bảo hiểm 2015 một cách an toàn cho các nhà tái bảo hiểm uy tín trên thị trường tái bảo hiểm quốc tế Các nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm của MIC là các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Novea Re, các nhà nhận tái bảo hiểm khác trong trương trình tái bảo hiểm của MIC đều được xếp hạng năng lực tài chính tốt Standard & Poor và AM Best như CCR, Hannover Re, ACR, Malysia Re, Labuan Re… Bên cạnh đó, MIC chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ với thị trường tái bảo hiểm trong nước và quốc tế để thu xếp các dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời nhanh chóng và hiệu quả.

Hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm cũng đạt được kết quả tốt, doanh thu nhận tái bảo hiểm năm 2014 đạt 92 tỷ đồng tăng trưởng 29% so với năm 2013, công tác nhận tái bảo hiểm đã đem lại lợi nhuận, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và đóng góp một phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh chung của MIC.

Thực trạng công tác kiểm soát doanh thu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)

2.1.1.Cơ chế chính sách liên quan công tác kiểm soát doanh thu

Thứ nhất, đối với một hoạt động đối với doanh nghiệp nói chung theo quan điểm hiện đại, việc tạo lập hệ thống kiểm soát hoàn thiện đồng thời với các chính sách tăng trưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh không còn là quan điểm mới mẻ. Đặc biệt với việc mở rộng mạng lưới nhanh chóng, phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung như MIC thì quan điểm này càng chứng minh cho sự phù hợp và đúng đắn của nó.

Tuy nhiên từ việc quan điểm xây dựng hệ thống kiểm soát đi liền với các hoạt động kinh doanh hiện tại chưa toàn diện Do thay đổi tái cơ cấu năm 2012, MIC trở thành công ty con của Ngân hàng TMCP Quân đội MB, MIC thay đổi việc xây dựng hệ thống kiểm soát theo định hướng ngân hàng từ việc đổi mới mô hình tổ chức, thay đổi nhân sự cũng như bổ sung các hệ thống quy trình, quy chế nội bộ, phân cấp, phân quyền Song đặc trưng hoạt động kinh doanh của hoạt động bảo hiểm có nhiều điểm không tương đồng với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các rủi ro có thể xảy ra về kiểm soát doanh thu bảo hiểm có nhiều nhân tố tác động, thêm nữa sự hỗ trợ của các cơ sở dữ liệu, nhân lực chưa bắt kịp thay đổi khiến cho quan điểm kiểm soát chưa toàn diện, mang tính hình thức.

Một yếu tố ảnh hưởng lớn nữa đó là mục tiêu chiến lược được xây dựng trong giai đoạn 2012-2015 tại MIC là tăng trưởng nóng doanh thu, trong khi thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân qua các năm tư7-15% thì tại MIC từ năm 2012 đến 2014 đều tăng trưởng 30-46%, tất yếu với chiến lược đề ra nêu trên là vấn đề chạy theo doanh thu ở từng đơn vị thành viên do chính sách giao kế hoạch doanh thu hàng năm, áp dụng mức thưởng phạt cao với việc hoàn thành kế hoạch dẫn đến rủi ro khống doanh thu, khai sai kỳ doanh thu,giảm phí sai quy định hoặc lựa chọn dịch vụ rủi ro cao để đạt mục tiêu có được doanh thu Với rủi ro cao song vấn đề kiểm soát doanh thu lại không được nhận định phù hợp với thực tế, thêm nữa là chính sách cắt giảm chi phí đảm bảo lợi nhuận cao nên quan điểm đầu tư cho xây dựng hệ thống kiểm soát chưa phù hợp

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát chưa hoàn chỉnh Bản thân cơ cấu tổ chức không phải là cái gì bất biến, ngược lại nó là một hiện tượng phức tạp.

Về mặt này vai trò của người quản lý rất quan trọng Khi nói đến cơ cấu cơ bản của một doanh nghiệp nói chung, người ta phải xem xét đến các vấn đề chủ yếu như sự phân công trong nội bộ tổ chức, việc sắp xếp công việc từng bộ phận, làm thế nào để thực hiện sự điều hòa phối hợp cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu tổng thế Từ nguyên lý cơ bản nêu trên, với việc quan điểm về mục tiêu kiểm soát chưa hoàn thiện, có phần chắp vá thì cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm soát về cơ bản chưa hoàn chỉnh Do quan điểm giảm chi phí, bộ phận trong hệ thống kiểm soát như kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro làm việc kiêm nhiệm, lãnh đạo chĩu trách nhiệm chung chưa đảm bảo bao quát cả hai nội dung nên lẫn lộn chức năng nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, đối với kiểm soát tại đơn vị, bộ phận kiểm soát là trưởng phòng kinh doanh và kế toán kiêm nhiệm chức năng kinh doanh, chạy theo mục đích doanh thu, giảm chi phí nên tính kiểm soát thấp Tầng kiểm soát thuộc ĐHĐCĐ và HĐQT đã được xây dựng nhưng mang tính hình thức, thiếu nhân sự, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng tạo nên khó thực hiện đúng chức năng theo yêu cầu.

2.2.2 Quy trình ghi nhận và thực hiện công tác kiểm soát

Thứ nhất về thực hiện công tác kiểm soát được đánh giá trước hết đi theo đặc điểm của từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm:

 Kiểm soát công tác khai thác bảo hiểm: Công tác kiểm soát doanh thu bảo hiểm đầu tiên là tránh thất thu, gian lận phí bảo hiểm Việc bảo đảm doanh thu phí bảo hiểm được xác định đúng tỷ lệ phí, phù hợp mức độ rủi ro của dịch vụ ghi nhận phải đảm bảo thực hiện kiểm soát được từ đơn vị khai thác gốc, đảm bảo đơn vị phải thực hiện đúng quy trình khai thác, đầy đủ giấy yêu cầu bảo hiểm, đơn bảo hiểm để đánh giá rủi ro chính xác, tính toán tỷ lệ phí trên hồ sơ đúng quy định và phù hợp phân cấp, hóa đơn ấn chỉ cấp phát trùng khớp các nội dung bảo hiểm theo hợp đồng Tuy nhiên với hệ thống trải dài nhiều tỉnh, bộ phận kiểm soát thuộc ban điều hành và HĐQT mỏng thì việc kiểm soát trực tiếp hồ sơ phụ thuộc vào bản thân kiểm soát tại đơn vị là chủ yếu và kiểm soát hiện tại đang thực hiện kiểm soát sau là chủ yếu, kiểm soát trước cấp đơn ngăn ngừa rủi ro doanh thu dịch vụ xấu hiện tại chỉ được thực hiện với các đơn trên phân cấp Tình hình hóa đơn ấn chỉ cấp phát sai nội dung, báo hủy báo mất nhưng vẫn phát sinh doanh thu, phát sinh bồi thường vẫn diễn ra đặc biệt tại các đơn vị mới thành lập, doanh thu nghiệp vụ Xe cơ giới chiếm tỷ lệ chủ yếu, áp lực tăng doanh thu trong giai đoạn đầu hiện là vấn đề mất kiểm soát tại MIC.

Một vấn đề nữa đối với kiểm soát doanh thu trong quá trình khai thác là việc kiểm soát công tác thu phí, do đặc trưng nghiệp vụ bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh trách nhiệm tức là đủ điều kiện ghi nhận doanh thu khi đồng thời hiệu lực bảo hiểm bắt đầu theo hợp đồng kí kết và phí nộp đúng thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng Do vậy việc quản lý công nợ phí quá hạn thanh toán là việc cần rà soát hàng ngày với các đơn vị Vấn đề này hiện tại kế toán chuyên quản tổng công ty chưa thực hiện đúng trách nhiệm do việc một kế toán quản lý đến 7-10 đơn vị, hoạt động rà soát công nợ chỉ thực hiện tập trung 1 năm 2 lần vào 6 tháng và cuối năm, do vậy với các công nợ phải thu phí ngay như TNDS bắt buộc hoặc nợ phí Xe cơ giới thời hạn bảo hiểm thường 1 năm thì không đảm bảo tính kiểm soát

 Kiểm soát công tác tái bảo hiểm: Đối với doanh thu nhượng tái bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh thu tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm tạm thời Đối với tái bảo hiểm cố định, hợp đồng và điều khoản được kí từ đầu năm với hợp đồng tái tỷ lệ và phi tỷ lệ, theo đó hợp đồng tái tỷ lệ thì doanh thu chưa xác định tại thời điểm đầu năm, phí bảo hiểm từ đó cũng xác định theo phát sinh, còn tái bảo hiểm phi tỷ lệ thì phí bảo hiểm tính theo doanh thu ước tính và tỷ lệ phí đã được thỏa thuận Hoạt động tái bảo hiểm là hoạt động tất yếu của doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo nguyên tắc san sẻ rủi ro, doanh thu nhượng tái sẽ ảnh hưởng đến khoản mục giảm trừ doanh thu theo báo cáo tài chính Việc thu xếp nhượng tái nhanh chóng cũng đảm bảo việc doanh thu được kiểm soát một lần nữa về vấn đề rủi ro trước cấp đơn Tuy nhiên hoạt động nhượng tái bảo hiểm tại MIC hoạt động chưa hiệu quả, mục đích từ việc thu xếp nhượng tái trên thị trường trước khi cấp đơn như một cách đo rủi ro theo đánh giá thị trường thường xuyên thực hiện không đúng quy định, ban nhượng tái bảo hiểm làm viêc không hiệu quả, tiến độ thu xếp tái quá chậm khiến việc đơn vị chưa thu xếp được tái đã tự ý cấp đơn vẫn diễn ra đặc biệt với đơn trong phân cấp Rủi ro đã xảy ra khi tổn thất xảy ra vẫn chưa thu xếp tái, đẩy tỷ lệ giữ lại phải chi trả của MIC quá cao, ảnh hưởng an toàn tài chính.

Một nội dung nữa đối với kiểm soát doanh thu tái bảo hiểm là hoạt động nhận tái bảo hiểm Doanh thu nhận tái bảo hiểm tại MIC năm 2014 đạt gần 100 tỷ nhưng chủ yếu là nhận từ PVI Re, do việc tập trung vào một nhà nhượng tái nên dịch vụ nhận về bao gồm cả dịch vụ nhiều rủi ro, chi phí bồi thường cao, hiệu quả thấp Hơn nữa do năng lực trên thj trường của MIC chưa cao nên việc nhận tái chưa thuận lợi, hoạt động nhận tái lại được xây dựng cơ chế như một đơn vị kinh doanh bởi vậy chạy theo doanh thu cũng khiến việc kiểm soát trước nhận về chưa tốt.

 Kiểm soát công tác giám định bồi thường : Công tác giám định bồi thường một mặt ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm (khi doanh nghiệp thực hiện bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm sẽ ghi nhận vào chi phí), mặt khác cũng là một hoạt động làm tăng doanh thu khi doanh nghiệp thực hiện làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác và thực hiện giám định bồi thường Việc kiểm soát giám định bồi thường cũng rất quan trọng trong hoạt động kiểm soát doanh thu khi mà vấn đề trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng tinh vi, có sự cấu kết giữa khách hàng, giám định viên thậm chí kể cả nhân viên khai thác bảo hiểm Việc kiểm soát công tác giám định trước cấp đơn tại MIC với nhiều đơn vị là hình thức mang tính chất đối phó, bởi vậy rủi ro không được đánh giá đúng, doanh thu số phí có thể thấp hơn mức phí phù hợp chi phí sẽ phải trả cho dịch vụ đó Nội dung của kiểm soát công tác giám định bồi thường là kiểm tra hồ sơ thu thập thông tin tổn thất, kiểm tra việc xem xét của hồ sơ giám định bồi thường, kiểm tra việc giám định tổn thất, công tác đòi người thứ ba, xử lý tài sản thu hồi, công tác đòi người tái bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, kiểm tra việc sử dụng giám định độc lập, kiểm tra việc sử dụng dịch vụ gara, cứu hộ Đối với hoạt động kinh doanh rủi ro như bảo hiểm thì nếu nội dung này kém kiểm soát, rủi ro có thể rất lớn.

 Kiểm tra công tác đại lý đảm bảo tính pháp lý đúng và đủ cho doanh thu khai thác, đối với hoạt động bảo hiểm nếu hồ sơ đại lý khống hoặc không hợp lệ, doanh thu khai thác khai báo từ đại lý nêu trên thể hiện trên ấn chỉ giao cho khách hàng là không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, sẽ bị xuất toán khi Hiệp hội bảo hiểm thực hiện kiểm tra Do vậy việc ban quản lý đại lý phải có hệ thống quản lý khắt khe với các đại lý bảo hiểm là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên việc quản lý đại lý tại MIC đang thực hiện tương đối lỏng lẻo, các báo cáo đại lý đơn vị gửi về mang tính hình thức, trên thực tế kiểm tra các hồ sơ đại lý không phù hợp hoặc chưa hoàn thiện là khá nhiều Việc kiểm tra đại lý trực tiếp tại các đơn vị cũng không đủ nhân sự để có thể thực hiện thường xuyên.

 Kiểm soát công tác đầu tư: Hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là hoạt động chính mang lại lợi nhuận chính, do đặc trưng hoạt động đầu tư không phải chi phí vốn, nguồn vốn đầu tư là nguồn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và doanh thu bảo hiểm về từng kỳ Tuy nhiên cũng do đặc điểm này việc đầu tư cho các dự án dài hạn, tính thanh khoản thấp là khó khăn của doanh nghiệp bảo hiểm Với tình hình thị trường hiện nay, lãi suát tiền gửi thấp chỉ từ 6-7% thì việc đầu tư chủ yếu vào tiền gửi là biện pháp an toàn nhưng không mang lại hiệu quả Tồn tại trong đầu tư MIC là tồn đọng các dự án bất động sản với số vốn lớn trên 500 tỷ đang chờ triển khai Đây là rủi ro trong việc không xác định mục đích đầu tư phù hợp với đặc trưng vốn, việc kiểm soát doanh thu hoạt động đầu tư tại MIC hiện tại thực hiện không đúng với ghi nhận doanh thu mua sàn bất động sản nhưng do chưa đủ thủ tục pháp lý về giấy chứng nhận, khó khăn trong hạch toán. Nguyên nhân là do quá trình lựa chọn hạng mục đầu tư không làm rõ điều khoản hợp đồng, vướng mắc pháp lý và lựa chọn rủi ro không tốt.

Thứ hai là công tác lập kế hoạch chưa có căn cứ khoa học, sự kết hợp thực hiện giữa các bộ phận chưa tốt Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thường xây dựng kế hoạch doanh thu phân giao về từng đơn vị đồng thời chế độ với thực hiện kế hoạch Do vậy việc định hướng kế hoạch phù hợp đối với từng đơn vị, từng địa bàn cũng là một mặt trong việc hạn chế tăng trưởng doanh thu quá cao so với nguồn lực có thể có tại địa phương, dẫn đến rủi ro chạy theo doanh thu, khai báo sai doanh thu nhằm đạt kết quả

Tuy nhiên công tác lập kế hoạch tại MIC hiện nay chỉ đánh giá và xây dựng chủ yếu theo mức cạnh tranh trên cùng thị trường với các bảo hiểm khác cùng khu vực, việc nghiên cứu tiềm lực theo địa bàn không thực hiện, đánh giá tổng cung thị trường chưa chính xác.

Đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát doanh thu

Theo đánh giá về số lỗi vi phạm với các đơn vị nhỏ thường đạt trên 20% vi phạm theo mẫu chọn doanh thu kiểm tra, đơn vị lớn trên 10% mẫu chọn Tần suát xảy ra là hàng năm Các lỗi không được khắc phục và cũng không tiến triển do đánh giá kiểm tra mang tính vụ việc đánh giá hiểu quả công tác kiểm soát doanh thu chưa hiệu quả ở MIC trong đánh giá tính tuân thủ.

Về mặt chức năng đóng góp xây dựng hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ mới được thực hiện tại MIC bởi bộ phận Kiểm toán nội bộ từ năm 2014, bước đầu đưa ra việc đánh giá kiểm tra theo định hướng rủi ro, đưa vào nội dung hoàn thiện quy trình quy chế nội bộ làm tiêu chí nâng cao hiệu quả kiểm soát trước tại doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát doanh thu tại Tổng công ty bảo hiểm quân đội

Qua quá trình nghiên cứu phân tích các nội dung trong hoạt động kiểm soát doanh thu của công ty, kết hợp thực tế hoạt động, tác giả tổng hợp và đưa ra đánh giá chung như sau:

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2012-2014, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội với lộ trình tái cơ cấu đã có nhưng thành tích nhất định đáng ghi nhận, đặc biệt với mức tăng trưởng cao gấp 3 thị trường chung, vươn lên là doanh nghiệp bảo hiểm thứ 6 thị trường Đó cũng là kết quả của việc ban lãnh đạo đưa ra chính sách tăng trưởng đồng thời kiểm soát phù hợp nhất định Đặc biệt đối với công tác kiểm soát doanh thu đã có những chuyển biến tích cực trong các khía cạnh sau:

 Trước tiên về mặt quan điểm đinh hướng chiến lược đã có định hướng nâng cao hiệu quả của kiểm soát đặc biệt kiểm soát doanh thu trong quá trình phát triển nhanh Sự nâng cao quan điểm của người lãnh đạo cũng là bước truyền thông toàn hệ thống, tuyên truyền các biện pháp kiểm soát bản thân từ đơn vị gốc hiệu quả hơn.

 Với việc xây dựng Cơ quan kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát năm

2013, MIC trở thành một trong các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đi tiên phong trong xây dựng ba tầng kiểm soát theo quan điểm hiện đại.

 Hệ thống kế toán với việc tách riêng phòng tài chính và kế toán, tách riêng hoạt động các kế toán chuyên quản quản lý đơn vị kinh doanh là bước đi đúng đảm bảo quản lý sâu sát hoạt động đơn vị gốc.

 Năm 2014 đánh dấu việc MIC có cố gắng trong xây dựng lại hệ thống công nghệ thống tin, tích cực tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại, sát sao trong chỉ đạo để có định hướng lớn về công nghệ thông tin vào cuối năm 2015 với nguồn đầu tư lớn, định hướng giải quyết triệt để vấn đề công nghệ thông tin tại MIC

2.4.2 Những hạn chế trong công tác kiểm soát doanh thu tại MIC

Ngoài những thành tựu được nói trên, công tác kiểm soát về doanh thu còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện như sau:

 Tuy đã có quan điểm thay đổi trong tập trung hoạt động kiểm soát nhưng do ảnh hưởng định hướng phát triển nóng doanh thu nên vẫn diễn ra tình trạng chưa kiểm soát chặt chẽ doanh thu tại đơn vị dẫn đến khai khống doanh thu, doanh thu chưa đủ điều kiện, công nợ chậm vẫn ghi nhận trách nhiệm bảo hiểm.

 Quan điểm kiểm soát ảnh hưởng nhiều bới ngân hàng mẹ nhưng chưa có thay đổi phù hợp với đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát.

 Hệ thống kiểm soát với cơ cấu tổ chức mang tính ưu việt nhưng do nhân sự và phân công công việc, tác nghiệp thực hiện chưa phù hợp nên dẫn tới chức năng nhiệm vụ chồng chéo, nhân sự tăng nhiều hơn hiệu quả đạt được.

 Hệ thống kế toán chuyên quản trực tiếp với nhân sự thay đổi nhiều nên chuyên môn chưa đáp ứng, việc quản lý trực tiếp đơn vị không sát sao dẫn đến chức năng kiểm soát trước gần như chưa thực hiện.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát doanh thu tại MIC

Trên đánh giá chung về cơ bản đối với mục tiêu doanh thu tăng trưởng thì những thành tích về kiểm soát của MIC tại giai đoạn 2012-2014 cũng được đánh giá nỗ lực của Ban lãnh đạo Tổng công ty Nguyên nhân chính của những hạn chế thực chất là việc chưa bắt kịp của xây dựng cơ cấu tổ chức so với quan điểm và mức phát triển hệ thống nhanh Thêm nữa đặc trưng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay tại Việt Nam cạnh tranh kém lành mạnh và cạnh tranh về giá quá nhiều khiến việc chạy theo doanh thu là tất yếu với bộ phận kinh doanh bất chấp hậu quả từ rủi ro xấu Đây cũng là điểm khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm với tiềm năng chưa đủ mạnh và hỗ trợ từ Ngân hàng mẹ và các dịch vụ nội bộ trong Bộ quốc phòng chưa cao.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT DOANH THU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO

Quan điểm định hướng hoạt động và nhiệm vụ mục tiêu của giai đoạn đối với công tác kiểm soát doanh thu tại TCT

3.1.1 Quan điểm về định hướng hoạt động

Quan điểm định hướng hoạt động kinh doanh MIC từ năm 2015-2020 là tăng trưởng bền vững, giảm tỷ lệ tăng trưởng về mức trung bình chung thị trường do đó cũng ảnh hưởng tới định hướng hoạt động của công tác kiểm soát doanh thu trong giai đoạn tới.

Công tác kiểm soát doanh thu định hướng tiếp tục hoàn thiện các tồn tại trong việc hoàn thiện tầng kiểm soát tại đơn vị gốc, đặc biệt đẩy mạnh chức năng kiểm tra kiểm soát của Ban điều hành với việc nâng cao hiệu quả báo cáo và hậu kiểm sát sao

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro là bước đi đòi hỏi nhiều thời gian và tiềm lực, doanh nghiệp định hướng hoàn thiện định hướng và khẩu vị rủi ro theo hoạt động bảo hiểm sơ bộ đưa vào hoạt động để có căn cứ hoàn thiện và đánh giá.

Doanh nghiệp định hướng nâng cao hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế toàn diện và phù hợp, có tính ứng dụng làm căn cứ cho hoạt động cũng như kiểm soát dễ dàng.

3.1.2 Quan điểm về nhiệm vụ mục tiêu

Hoàn thiện toàn bộ hệ thống kiểm soát đạt chuẩn quốc tế và chuyên gia tính phí và quản trị rủi ro hệ thống, đảm bảo hệ thống kiểm soát trước ưu việt, tiết kiệm nguồn nhân lực mà vẫn nâng cao hiệu quả kiểm soát.

Hoàn thiện tối ưu hệ thống công nghệ thông tin làm công cụ hữu ích cho kiểm soát hoạt động nói chung và kiểm soát doanh thu nói riêng Hệ thống công nghệ thông tin được đầu tư với kinh phí lớn sẽ hướng tới phát triển doanh thu tại thị trường nước ngoài và kiểm soát từ xa tốt nhất.

Hướng tới quan điểm định hướng chiến lược là phát triển bền vững với hệ thống kiểm soát với chức năng và vị thế phù hợp, đảm bảo ba tầng kiểm soát kết hợp nhuần nhuyễn và kiểm soát chéo hiệu quả theo mô hình đưa ra

Xây dựng nhân sự phù hợp với định hướng phát triển cả về chất lượng nhân sự cũng như sự tác nghiệp trong công việc, hệ thống nhân sự cốt lõi kết hợp với hỗ trợ từ hạ tầng tốt sẽ tạo nên một hệ thống kiểm soát trở thành ưu thế phát triển củaMIC.

Nhóm giải pháp về môi trường kiểm soát chung

 Nâng cao tuyên truyền về chức năng kiểm soát và tự kiểm soát, đảm bảo các đơn vị nhận định hiệu quả của kiểm soát với bản thân đơn vị kinh doanh mình, từ đó mới có thể xây dựng một môi trường kiểm soát hoàn hảo cũng như giảm các chi phí kiểm soát trong tương lai.

 Đối với công tác giao và đánh giá thực hiện kế hoạch các đơn vị

- Tiêu chí giao kế hoạch cần đảm bảo cả hai yêu cầu về hiệu quả kinh doanh và quản lý hệ thống.

- Ban KHĐT có trách nhiệm báo cáo cụ thể căn cứ giao kế hoạch, tài liệu chi tiết giao kế hoạch đơn vị và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch gửi CQKTNB định kì 1 Quý/ 1 lần đảm bảo việc xây dựng kế hoạch phù hợp thực tế hoạt động cũng như yêu cầu kiểm soát.

- Đánh giá và kết cấu lại chức năng nhiệm vụ cụ thể phù hợp đối với cơ quan chịu trách nhiệm giao kế hoạch và đánh giá kế hoạch, quy định hệ thống báo cáo, thông tin liên quan để việc đánh giá kế hoạch chi tiết và sát thực nhất.

 Về cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự:

- Yêu cầu chuẩn hóa mô hình phát triển theo chiến lược phát triển đã định hướng đến năm 2020, kiện toàn mô hình tổ chức theo hướng phân rõ chức năng kinh doanh và chức năng quản lý, đảm bảo hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối đa dạng cũng như đảm bảo phát triển bền vững.

- Đề xuất xem xét thay đổi mô hình tổ chức cụ thể:

 Chuyển Khối Tái bảo hiểm bào gồm Nhượng Tái và Nhận tái trở thành Ban nghiệp vụ

 Tách biệt bộ phận giám định bồi thường thành bộ phận riêng khỏi các ban nghiệp vụ như cơ cấu hiện nay.

 Đề xuất quy định, cơ cấu rõ ràng vấn đề nhân sự, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận Quản trị rủi ro để đạt mục tiêu xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của Tổng công ty trong năm 2015.

- Đề xuất ban TCNS và các bộ phận liên quan báo cáo đánh giá hiệu quả với việc áp dụng mô hình tổ chức mới đặc biệt với sự thành lập Khối QHKH trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đề xuất ban TCNS và các bộ phận quản lý trực tiếp có quy định cụ thể trong phân chia chức năng, nhiệm vụ đối với Ban KSNB và KHĐT, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới, đại lý và ấn chỉ.

- Về hệ thống đánh giá thành tích nhân viên:

 Đề xuất xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu KPI đảm bảo có khả năng định lượng tương đối rõ ràng làm cơ sở đánh giá đúng chất lượng nguồn nhân lực.

 Bổ sung tiêu chí đánh giá nội dung quản lý xây dựng hệ thống trong tiêu chí KPI đối với các chức danh lãnh đạo Ban điều hành.

 Đối với hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin cần có những báo cáo giải pháp tổng thể thông qua khảo sát toàn bộ tồn tại trên hệ thống, các hệ thống báo cáo chưa hoàn thiện và các nội dung chưa thực hiện để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Để giải quyết vấn đề này cần đến việc nhân sự ban công nghệ thông tin đảm bảo yêu cầu, giải pháp tích cực và có thời hạn hoàn thành cụ thể, báo cáo thường xuyên với cơ quan phê duyệt về tiến độ thực hiện.

Nhóm giải pháp về hệ thống quản trị rủi ro

 Đối với tồn tại hệ thống quy trình, quy chế nội bộ:

- Tập trung vào việc hoàn thiện quy trình quy chế thông qua việc tổng hợp các kết quả kiểm tra và báo cáo các bộ phận, bảo đảm tính chất phân tích hệ thống được thực hiện tốt trước khi trực tiếp kiểm tra vừa thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của đơn vị vừa tiết kiệm chi phí chung.

- Kiến nghị các đơn vị, ban tại hội sở rà soát toàn bộ hồ sơ đã thực hiện, đảm bảo tuân thủ quy trình đã quy định của Tổng công ty về khai thác, bồi thường, quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ.

- Yêu cầu xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thẩm quyền từ cấp HĐQT/TT HĐQT đến Ban điều hành, Giám đốc Khối/Ban và Giám đốc các đơn vị thành viên.

- Kiến nghị quy trách nhiệm cá nhân đối với đơn vị kiểm soát hồ sơ sai phạm phát hiện trong thực hiện kiểm tra hoạc quá trình hoạt động

- Yêu cầu sửa đổi quy chế đầu tư theo quy chế tài chính mới ban hành, xây dựng quy trình giao và đánh giá kế hoạch, sửa đổi quy định về trang bị TSCĐ, XDCB, xây dựng quy trình chống trục lợi, quy trình hỗ trợ pháp lý trên toàn hệ thống.

 Đối với hệ thống quản trị rủi ro:

- Hoàn thiện đinh hướng rủi ro và khẩu vị rủi ro hoạt động kinh doanh bảo hiểm với kế hoạch sử dụng tư vấn đảm bảo nội dung phù hợp và mang tính ứng dụng cao

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ban quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ trong việc hoạt động độc lập và đúng chức năng nhiệm vụ, tránh chồng chéo Nâng cao năng lực lãnh đạo ban Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đối với điều hành chung cả hai hoạt động nêu trên.

- Tăng cường chức năng kiểm soát trước đối với xây dựng hệ thống rủi ro có thể xảy ra thông qua báo cáo thực hiện những sai phạm đã phát hiện, đảm bảo mục tiêu kiểm soát trước được thực hiện hiệu quả vừa đảm bảo giảm kiểm soát sau, giảm chi phí kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Nhóm giải pháp về hệ thống kế toán

- Nâng cao chức năng của kế toán chuyên quản trong kiểm soát đơn vị từ việc nâng cao chuyên môn về mặt nhân sự, hỗ trợ về mặt công cụ báo cáo, hỗ trợ tác nghiệp từ tổng công ty và đơn vị đảm bảo đến năm 2015 các kế toán chuyên quản có thể rà soát trước rủi ro cấp đơn.

- Nâng cao hiệu quả của các báo cáo kế toán trong rà soát doanh thu công nợ hàng kỳ, thực hiện sát sao rà soát trực tiếp với đơn vị đặc biệt là đơn vị nhỏ mới thành lập, đơn vị có nhiều sai phạm.

- Hệ thống kế toán cần có sự liên kết dữ liệu hoàn toàn với cơ quan kiểm soát để sự hỗ trợ và thông tin là đồng thời trong kiểm soát hàng ngày.

Nhóm giải pháp về các thủ tục kiểm soát

- Đối với các thủ tục kiểm soát, cần đẩy mạnh kiểm tra với các đơn có khả năng doanh thu khống như nghiệp vụ Tài sản kĩ thuật đặc biệt tại các đơn vị lớn, thủ tục kiểm tra chọn mẫu theo định hướng đi liền với việc ra soát số liệu hàng ngày.

- Đối với tình hình ghi nhận doanh thu không đúng kì hoặc ghi nhận công nợ phải thu cần tăng cường biện pháp chế tài với việc công nợ ôm phí hoặc nộp chậm phí, quy trách nhiệm cá nhân với lãnh đạo đơn vị cho việc quản lý nhân viên.

Ngày đăng: 18/09/2023, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w