MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ XDCB CỦA NGÀNH GIAO THÔNG
Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản
Khái niệm về đầu tư Đầu tư nói chung là sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự gia tăng thêm các tài sản chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, bệnh viện, trường học ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc có năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Khái niệm về đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng ), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên Như vậy khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.
Khái niệm về xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản
1 Giáo trình kinh tế đầu tư , Từ Quang Phương (2011), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân tr.98
Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế Do vậy, đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu đựơc lợi ích với nhiều hình thức khác nhau Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.
1.1.2 Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển do vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tư phát triển.
Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư Vì vậy trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chồng lãng phí nguồn lực.
Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình đầu tư có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư XDCB.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình Các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, kim tụ tháp cổ Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia,… Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội
Có tính chất cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau Vì vậy, khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư.
1.1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Nhìn một cách tổng quát: Đầu tư xây dựng cơ bản trước hết là hoạt động đầu tư nên cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như tác động đến tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
Ngoài ra với tính chất đặc thù của mình, đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất Đó là :
- Đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức sản xuất.
Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhân lực, vốn và điều kiện về địa điểm… lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc thiết bị; nhà xưởng Đầu tư xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này. Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng
Khi đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành Phát triển và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế Đây là điều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2
Vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường, việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của mọi chủ thể kinh tế, để thực hiện được điều này, các tác nhân trong nền kinh tế phải dự trữ tích luỹ các nguồn lực Khi các nguồn lực này được sử dụng vào quá trình sản xuất để tái sản xuất ra các tài sản cố định của nền kinh tế thì nó trở thành vốn đầu tư.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân.
1.2.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành các tiêu thức khác nhau Nhưng nhìn chung các cách phân loại này đều phục vụ cho công tác quản lý tốt hơn đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Ta có thể xem xét một số cách phân loại sau đây:
Gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; vốn vay nước ngoài, vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài, vốn của dân
Theo cách này, chúng ta thấy được mức độ đã huy động của từng nguồn vốn, vai trò của từng nguồn để từ đó đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả hơn.
Theo hình thức đầu tư
Gồm vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi phục, vốn đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị
2 Giáo trình kinh tế đầu tư , Từ Quang Phương (2011), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân tr.102.
Theo cách này cho ta thấy, cần phải có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào cho phù hợp với điền kiện thực tế và tương lai phát triển của các ngành, của các cơ sở.
Theo nội dung kinh tế
Vốn cho xây dựng lắp đặt
+ Vốn cho hoạt động chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị mặt bằng.
+ Những chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, nhà xưởng, văn phòng làm việc, nhà kho, bến bãi
+ Chi phí cho công tác lắp đặt máy móc, trang thiết bị vào công trình và hạng mục công trình.
+ Chi phí để hoàn thiện công trình.
Vốn cho mua sắm máy móc thiết bị Đó là toàn bộ các chi phí cho công tác mua sắm và vận chuyển bốc dỡ máy móc thiết bị vào công trình Vốn mua sắm máy móc thiết bị được tính bao gồm: giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản bốc dỡ, gia công, kiểm tra trước khi giao lắp các công cụ, dụng cụ.
Vốn kiến thiết cơ bản khác
+ Chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào công trình như: Chi phí tư vấn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm, dự phòng, thẩm định
+ Các chi phí kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi phí cho mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định hoặc chi phí đào tạo.
+ Những chi phí kiến thiết cơ bản khác được nhà nước cho phép không tính vào công trình (do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên nhân bất khả kháng). Theo cách này cho ta thấy việc phân bổ nguồn lực theo các hoạt động đầu tư cần có sự tiết kiệm, hiệu quả, điều chỉnh đúng mục đích
1.2.3 Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
Xem xét nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước có một tầm quan trong tương đối cao Đối với đặc trưng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào các công trình đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài… thì có thể thấy nguồn lực NSNN là một nguồn lực lớn đảm bảo khả năng thực hiện các dự án này
Dưới góc độ một nguồn lực tài chính quốc gia, ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của NSNN trong khoản chi đầu tư phát triển được bố trí cho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB mang tính định hướng, tạo nền cơ sở vật chất cho sự phát triển của đất nước.
Từ quan điểm ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể thấy nguồn vốn này có hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động đầu tư XDCB và gắn với NSNN
Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế Khác với các loại đầu tư như đầu tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công… Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào cơ ở vật chất kỹ thuật, kết cầu hạ tầng…
Gắn với hoạt động NSNN, vốn đầu tư với nguồn NSNN được quản lý và sử dụng theo quy định về ngân sách một cách chặt chẽ Khác với đầu tư trong kinh doanh, đầu tư từ NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trường hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp
Quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông .12 1 Nội dung quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1 Nội dung quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản
Nội dung quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trên cơ sở tiếp cận từ hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư chung (đặc biệt là đầu tư công) cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi và đánh giá thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách đầu tư. Quy trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN tổng quan khái quát trong quy trình quản lý đầu tư công Nghiên cứu quy trình quản lý đầu tư này, Ngân hàng thế giới đã đưa ra tám nội dung, bao gồm:
+ Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu o Định hướng chiến lược đầu tư: Đây là xuất phát điểm của quy trình quản lý đầu tư công, được thể hiện qua chiến lược hay kế hoạch tổng thể do cấp quyết định cao nhất đề ra Định hướng này giúp cho hoạt động đầu tư công của chính phủ phản ảnh được các ưu tiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chương trình và ra quyết định đầu tư của các bộ - ngành và của các cấp chính quyền địa phương o Xây dựng dự án đầu tư: Căn cứ vào định hướng chiến lược đầu tư, các bộ - ngành - địa phương xây dựng các hồ sơ dự án trong đó bao gồm các thông tin cơ bản như sự cần thiết, mục tiêu, các hoạt động chính, ngân sách dự toán, tiến độ thực hiện, kết quả kỳ vọng … của dự án o Sàng lọc dự án bước đầu: Mục đích của bước này là đảm bảo dự án do các bộ - ngành - địa phương đề xuất đảm bảo thỏa mãn các điều kiện tối thiểu để có thể được xem xét ở các bước kế tiếp Các điều kiện tối thiểu này bao gồm sự cần thiết, tính nhất quán đối với các ưu tiên của chính phủ, và sự phù hợp về tài khóa Sàng lọc tốt ở khâu này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực ở những bước sau
Thẩm định dự án chính thức o Đánh giá tiền khả thi: Mục đích của bước này là xác định nhanh tính khả thi của dự án (chẳng hạn như thông qua phân tích nhanh về chi phí và lợi ích cũng như khả năng thu xếp tài chính) và nhận diện một số lựa chọn thay thế cho dự án trước khi tiến hành đánh giá khả thi đầy đủ o Đánh giá khả thi: Dự án sẽ phải qua một quy trình và quy chuẩn thẩm định đầy đủ và nghiêm ngặt Cụ thể là dự án sẽ được phân tích chi phí và lợi ích một cách chi tiết, được thẩm định tính khả thi về tài chính, kinh tế, và xã hội Bên cạnh đó, dự án cũng phải được đánh giá cẩn thận về những rủi ro tiềm tàng, về tính bền vững, cũng như về tác động môi trường và xã hội Chất lượng của đánh giá khả thi phụ thuộc vào động cơ, tính khách quan, năng lực, và chất lượng dữ liệu của tổ chức đánh giá Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án
Sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư - do xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao - là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển Chính vì vậy, luôn có nhu cầu kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định Trong trường hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng thì thậm chí nên sử dụng tư vấn độc lập ngay từ khâu thẩm định dự án
Lựa chọn và lập ngân sách dự án
Bất kỳ dự án đầu tư ĐTXDCB nào đều là một bộ phận của kế hoạch đầu tư tổng thể, vì vậy việc lựa chọn và lập ngân sách dự án phải được cân nhắc phù hợp với chu kỳ ngân sách (hàng năm, trung hạn, và dài hạn) để đảm bảo dự án phù hợp với ưu tiên và khả thi về mặt tài khóa trong từng chu kỳ ngân sách Để đảm bảo tính công bằng và tăng cường hiệu lực giám sát sau này, các tiêu thức lựa chọn dự án phải được công khai Đầu tư hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn dự án tốt mà còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động quản lý và bảo trì tài sản Ngân sách chi thường xuyên vì vậy phải được điều chỉnh thích hợp để phản ánh những khoản chi mới phát sinh này
Sự thành công (hay thất bại) trong triển khai dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chắc chắn bao gồm (i) lựa chọn đúng dự án tốt; (ii) lập ngân sách chính xác; (iii) chuẩn bị các điều kiện cần về năng lực quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự, thu hồi đất; (iv) kế hoạch mua sắm máy móc, vật tư; (v) theo dõi và quản lý chi phí; (vi) quản lý các rủi ro phát sinh làm ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí của dự án Bản thân từng nhiệm vụ này đều rất phức tạp, vì vậy phải có những hướng dẫn cần thiết cho việc triển khai dự án Về các mặt tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, dự kiến tiến độ v.v tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế Quy trình đấu thầu công khai, công bằng, và hiệu quả cũng cần được xây dựng và công bố Cũng cần lường trước những cơ chế để ngăn chặn (hoặc ít nhất là giảm thiểu) nguy cơ tăng chi phí trong tương lai Điều chỉnh dự án
Trong quá trình triển khai dự án, có thể xuất hiện những tình huống mới ảnh hưởng đến thiết kế, tiến độ, hay chi phí của dự án Vì vậy, hoạt động quản lý dự án cần có một sự linh hoạt nhất định để có thể ứng phó với những tình huống này Tuy nhiên, để tránh khả năng những điều chỉnh này bị lợi dụng cũng như để giảm chi phí điều chỉnh, cần thực hiện thật tốt các khâu ở phía trước, đặc biệt là các khâu thẩm định, lựa chọn, ký kết hợp đồng mua sắm, lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai dự án Đồng thời, hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ cũng cần được thực hiện để có được bức tranh cập nhật về tình hình triển khai dự án, đặc biệt là về chi phí và lợi ích Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để đình chỉ thậm chí hủy bỏ các dự án được phát hiện là kém hiệu quả và lãng phí
Sau khi dự án hoàn tất, cần phải có một quá trình (i) bàn giao dự án cho tổ chức vận hành; (ii) vận hành dự án; (iii) bảo trì, bảo dưỡng tài sản hình thành từ dự án; (iv) hạch toán chính xác và kịp thời những thay đổi về giá trị tài sản; (v) và đánh giá mức độ hữu dụng của dự án căn cứ vào chất lượng và số lượng dịch vụ nó mang lại Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án Đây là một khâu rất quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua Mục đích chính của khâu này là đánh giá xem dự án có được triển khai theo đúng thiết kế, tiến độ và ngân sách dự toán, có chất lượng và kết quả đúng như kỳ vọng, và đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không
Tổng quan chung các bước quản lý trong quy trình quản lý đầu tư có thể áp dụng tùy theo đặc trưng của từng nước Tại Việt Nam, việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng tương đối phát triển theo quy trình dự án từ chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, lập dự toán, thực hiện công trình đến nghiệm thu, bàn giao và công trình vào sử dụng.
1.3.2 Quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản cho lĩnh vực giao thông tại địa phương ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định các thẩm quyền, quyền hạn trong quản lý đầu tư nói chung cũng như đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói riêng Thực hiện quy trình quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản tương đối cụ thể trong các nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và có sự liên kết trong quản lý đối với ngành và lĩnh vực cụ thể thông qua các văn bản của các bộ, ngành liên quan Các quy định về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương được quy định tương đối rõ ràng trong quy định của Luật NSNN 2002 và các văn bản có liên quan như Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015; Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách nhà nước Đối với quản lý dự án, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như Luật Đấu thầu, Luật xây dựng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản cơ bản; Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư… Đối với nguồn ngân sách đầu tư địa phương, quy định của Luật NSNN đã đưa ra tính chủ động tương đối cho địa phương trong quản lý tổng nguồn lực NSNN chứ không theo quản lý dự án, hiệu quả đánh giá quản lý thông qua quá trình lập dự toán, quyết toán, thanh toán vốn đầu tư từ NSNN Điều 33 Luật NSNN, cho việc phân bổ, quản lý nguồn lực NSNN của đia phương trong hoạt động đầu tư Theo quy định tại Điều 26, 34 của Luật NSNN năm 2002: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương Các địa phương từng bước thực hiện việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho cấp quận, huyện cũng như điều chỉnh thẩm quyền quản lý nguồn vốn các cấp ngân sách, tạo sự chủ động trong quản lý của địa phương theo từng tình hình khả năng quản lý của cơ quan địa phương các cấp
Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã ban hành 5 tiêu chí phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương là (1) dân số (dân số chung và số người dân tộc thiểu số);
(2) trình độ phát triển (bao gồm tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương); (3) diện tích tự nhiên; (4) số các đơn vị hành chính và (5) tiêu chí bổ sung (thành phố trực thuộc Trung ương, vùng trọng điểm,….) Nguồn vốn được phân bổ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như cả nước, đồng thời việc xác định tổng nguồn vốn chứ không xác định chi tiết đến từng dự án cụ thể giúp địa phương chủ động trong phân bổ ngân sách thực hiện các dự án đầu tư cũng như điều chuyển vốn giữa các chương trình, dự án
Các quy định về quản lý NSNN chỉ đưa ra một tổng quan chung về trách nhiệm, quyền hạn chung trong quản lý vốn đầu tư của địa phương Đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng NSNN đều quy định xen kẽ trong các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng Luật Xây dựng (2003, sửa đổi 2009) quản lý hoạt động xây dựng bao gồm cả hoạt động xây dựng có vốn NSNN, trong đó có các quy định mang tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình Quy định về quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam cũng tương đối sát với quy trình quản lý dự án từ xác định chủ trương đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi); thẩm định phê duyệt dự án đầu tư; dự toán dự án; thực hiện dự án; kiểm toán, đánh giá dự án Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở quy định cụ thể theo trình tự, thủ tục quản lý dự án xây dựng theo Luật xây dựng Trong đó, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng Đồng thời, ngoài các quy định tổng quát về quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan, đơn vị quản lý, thẩm quyền của HĐND, UBND các cấp,các cơ quan, ban, ngành đến chủ đầu tư trong thực hiện dự án quá trình đầu tư, xây dựng, hoàn thành, sử dụng dự án một số văn bản cụ thể quy định các hoạt động cụ thể trong quá trình đầu tư như Nghị định 113/2009/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách từ 30% trở lên…
Trên cơ sở quy định về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như quy định về quản lý dự án đầu tư nói chung thì Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn riêng trong việc quản lý, thanh toán vốn đối với các dự án đầu tư từ NSNN từ hoạt động lập kế hoạch, phân bổ, thẩm tra vốn đầu tư; giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư; danh mục dự án vốn đầu tư đến thanh toán vốn đầu tư cho dự án theo niên độ ngân sách và khối lượng hoàn thành như Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách nhà nước
Quy định quản lý dự án đầu tư ngoài quy định về thẩm quyền, quyền hạn chung trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thì cũng đề cấp đến vấn đề tăng cường hiệu quả đầu tư sát với thực tế khi nâng cao vai trò của quản lý ngành đối với các dự án đầu tư Đối với cụ thể ngành giao thông, các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định vai trò tham gia của các Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải trong xác định chủ trương đầu tư, xác định điều chỉnh các dự án trong và ngoài quy hoạch ngành tại địa phương; Thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện đầu tư từ thẩm định báo cáo kỹ thuật cơ sở, tham gia ý kiến thẩm định đánh giá đầu tư trong quá trình thực hiện và sử dụng dự án Ngoài ra, một số quy định cũng nêu bật lên vai trò, trách nhiệm quản lý của các đơn vị ban ngành, cơ quan địa phương đặc trưng riêng đối với ngành giao thông Cụ thể như Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2044, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định cụ thể trách nhiệm đối với quản lý công trình giao thông đối với Sở Giao thông vận tải, Sở xây dựng, cơ quan quản lý (HĐND, UBND tỉnh) cũng như quy định về quản lý ngay cả trong quá trình thực hiện dự án đầu tư từ quản lý thẩm định thiết kế dự án công trình đến quản lý chất lượng thi công công trình và vận hành, sử dụng khai thác công trình; Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định cụ thể thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh quản lý các hệ thống đường tỉnh, đường địa phương, trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị; UBND cấp huyện quản lý đối với đường trong phạm vi huyện; cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các đường huyện, đường đô thị được UBND cấp tỉnh, quản lý.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
Hiện trạng hệ thống giao thông tại tỉnh tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh ở trung tâm vùng Tây nguyên, nằm trong khoảng tọa độ từ
107 o 28’57”- 108 o 59’37” độ Kinh Đông và từ 12 o 9’45”- 13 o 25’06” độ Vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Gia lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài khoảng 80 km Diện tích tự nhiên: 13.125,400 km2, dân số 1,771.800 người từ 44 dân tộc anh em
Là tỉnh nằm trên Cao nguyên Trung bộ, thuộc miền khí hậu nhiệt đới, hàng năm chỉ có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng Tư đến tháng Mười và mùa mưa từ tháng Năm tới tháng Mười một Mùa mưa dài như vậy nên đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động giao thông vận tải, nhất là trong quản lý, bảo trì và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Tỉnh Đắk Lắk năm 2014 có 15 đơn vị hành chính: 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố cấp 1 trực thuộc tỉnh.
Giao thông vận tải của tỉnh chủ yếu là đường bộ, đường hàng không và đường thủy nội địa không đáng kể
Mạng lưới đường bộ tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2014: Tổng chiều dài là11162,8 km Trong đó: Quốc lộ có 6 tuyến dài 576,5 km; đường tỉnh có 13 tuyến dài 457,0 km; đường đô thị 751,1 km; đường huyện 1403,8 km; đường xã 3220,1 km; đường thôn buôn 4079,3 km và đường chuyên dùng cho lâm nghiệp 675,0 km.Mật độ đường bộ trên diện tích toàn tỉnh là 0,85 km/km 2
Mạng lưới đường thủy nội địa: Khoảng 544 km của các sông Sêrêpôk, Krông
Nô, Krông Ana…Do địa hình tự nhiên và thủy văn phức tạp nên những đoạn có thể khai thác vận tải được thường rất ngắn
Hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột quy mô cấp 4C, đường băng dài 3.000m, rộng 45m, nhà ga rộng 7.200m 2 công suất 1.000.000 hành khách/năm.
Tuy nhiên, trên cơ sở thẩm quyền quản lý cấp tỉnh thì đánh giá hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm các đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn buôn và các đường chuyên dùng khác
Tổng hợp hiện trạng đường bộ của tỉnh được trình bày trong bảng 2.1 Qua thống kê có thể nhận thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 11.168,53 km đường các loại Mật độ đường các loại trên diện tích toàn tỉnh là 0,85 km/km 2 Trong đó loại mặt đường bê tông nhựa là 494 km (chiếm 4,42%); loại mặt đường láng nhựa và BTXM là 3.077,0 km (chiếm 27,55%); còn lại là mặt đường cấp phối/ đất là 7.658,5 km (chiếm 68,03%) Trong toàn tỉnh có khoảng 402 cầu, ngầm, tràn các loại
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk
TT Danh mục Tổng số
Loại mặt đường (km) Cầu, ngầm (cái)
TT Danh mục Tổng số
Loại mặt đường (km) Cầu, ngầm (cái)
TT Danh mục Tổng số
Loại mặt đường (km) Cầu, ngầm (cái)
5 Thị xã Buôn Hồ 64,0 V-VI 64,0 0,0 5
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk
Theo quy hoạch phát triển GTVT 2006, dự kiến đến năm 2020 Đắk Lắk sẽ có
28 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 1.061 km, trong đó có 15 tuyến quy hoạch xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và kéo dài 13 tuyến hiện có năm 2006 và chia thành
3 nhóm: (1) nhóm đường tỉnh quy hoạch nâng cấp cải tạo; (2) nhóm đường tỉnh quy hoạch kéo dài; (3) nhóm đường tỉnh quy hoạch mới
Cho đến tháng 4/2014, mạng lưới đường tỉnh của Đắk Lắk gồm 11 tuyến. Tổng chiều dài của 11 tuyến trên là 351 km, trong đó mặt đường bê tông nhựa và BTXM là 157 km (chiếm tỷ lệ 44,73%), mặt đường láng nhựa là 184 km (chiếm tỷ lệ 52,42%), mặt đường cấp phối là 10 km (chiếm tỷ lệ 2,85%) Quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 2 làn xe; chiều rộng nền từ 7,5 m; chiều rộng mặt từ 3,5 - 5,5m Một số đoạn qua các thị xã, thị trấn đã được mở rộng và nâng cấp thành đường đô thị (mặt đường rộng từ 12 - 14m, vỉa hè rộng 2 x 8m). Tổng số cầu trên các đường tỉnh là 71 cầu với tổng chiều dài vào khoảng 1046 m, trong đó cầu vĩnh cửu và bán vĩnh cửu là 67 cầu với chiều dài là 1.003 m, còn lại là cầu tạm Ngoài ra còn 10 tràn và ngầm dài khoảng 418 m Đối với tuyến đường tỉnh quy hoạch xây dựng mới: Đến hiện nay mới chỉ tiến hành đầu tư xây dựng được 1 tuyến nhưng chưa hoàn chỉnh và chưa đưa vào khai thác sử dụng được, đó là TL 17B (ĐT 697B) từ Ea H’Leo đi Ea Rôk Trong các văn bản của Sở GTVT tuyến này được gọi là Dự án đường giao thông liên huyện Ea H’Leo - Ea Súp Tổng mức đầu tư của dự án là 245,343 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn
1 (các gói thầu số 1, 2, 3, 5, 6) là 45,2 tỷ đồng, đã thực hiện xong năm 2008; giai đoạn 2 (các gói thầu số 4, 5b, 6b, 7, 8) là 200,143 tỷ đồng Các gói của giai đoạn 2 đã khởi công từ 2011, riêng gói số 8 chưa được triển khai do thiếu vốn Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014-2015 Các tuyến còn lại chưa đều chưa được đầu tư xây dựng. Đường đô thị: Theo thống kê đến nay toàn tỉnh hiện có 751,07 km đường đô thị; trong đó có 495,58 km đã trải bê tông nhựa, láng nhựa hoặc BTXM chiếm 65,98%, còn lại là các loại đường khác chiếm tỷ lệ 34,02% Các đường đô thị tập trung trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, TX Buôn Hồ và các thị trấn của các huyện
Thành phố Buôn Ma Thuột : Mạng đường ở khu vực trung tâm thành phố có dạng ô cờ, với tổng chiều dài khoảng 247,7 km (tính cả đường phố chính tới các ngõ ngách), với tổng diện tích đường đô thị chiếm khoảng 627 ha, chất lượng mặt đường tương đối tốt, toàn bộ mặt đường láng nhựa hoặc BTXM. Đường chính đô thị và đường liên khu vực: Tổng chiều dài khoảng 15 km, chỉ giới đường đỏ từ 24 - 30 m, chiếm diện tích gần 43 ha, phân bổ chủ yếu theo dạng tia nan quạt kết hợp ô cờ Đường chính khu vực: Tổng chiều dài khoảng 31 km, chỉ giới đường đỏ từ 20 - 27m, chiếm diện tích 73 ha Các tuyến đường này hầu hết được hình thành từ quy hoạch cũ thời Pháp cũng như một số tuyến mới được xây dựng theo quy hoạch sau này Đường khu vực: Tổng chiều dài khoảng
68 km, chỉ giới đường đỏ từ 14 - 22 m, chiếm diện tích 127 ha Đường phân khu vực: Tổng chiều dài khoảng 9 km, chỉ giới đường đỏ từ 10 - 15 m, chiếm diện tích 13 ha Đường nhóm nhà ở: Tổng chiều dài khoảng 23 km, chỉ giới đường đỏ từ 10 - 12 m, chiếm diện tích hơn 25 ha Đường trong các dự án đã được duyệt: Tổng chiều dài 878km, chiếm diện tích 343ha.
Huyện Cư M’Gar : Tổng số có 56,12 km đường đô thị; trong đó có
24,97 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 44,49%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 55,51%.
Huyện Buôn Đôn : Tổng số có 10,0 km đường đô thị; trong đó có 6,0 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 60,00% còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 40,00%.
Huyện Ea Súp : Tổng số có 23,0 km đường đô thị; trong đó có 13,5 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 58,7%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 41,3%
Thị xã Buôn Hồ : Tổng số có 146,0 km đường đô thị; trong đó có
48,06 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 32,81%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 67,19%.
Huyện Krông Búk : Tổng số có 8,8 km đường đô thị; chưa được láng nhựa.
Huyện Krông Năng : Tổng số có 22,0 km đường đô thị; trong đó có
14,63 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 66,50%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 33,50%.
Huyện Krông Păc: Tổng số có 62,0 km đường đô thị; trong đó có
34,0 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 54,84% còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 45,16%.
Huyện Ea Kar : Tổng số có 45,4 km đường đô thị; trong đó có 21,8 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 48,02%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 51,98%.
Huyện Krông Bông : Tổng số có 25,0 km đường đô thị; trong đó có
9,16 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 36,64%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 63,36%.
Huyện M’Đrăk : Tổng số có 13,71 km đường đô thị; trong đó có 10,51 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 76,66%; còn lại là các loại mặt đường khác chiếm tỷ lệ 23,34%.
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông tại tỉnh Đăk Lắk
Thực hiện Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, ngành theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước, việc quản lý phát triển quy hoạch các ngành của tỉnh, cần phải tuân theo một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bằng Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 28/12/2006, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020” với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, cứng hóa tối thiểu 70% số km đường xã, tối thiếu 50% số km đường thôn, buôn Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Đắk Lắk, sự tham gia tích cực có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, Sở GTVT tỉnh đã thực hiện theo “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020” và đã thu được nhiều kết quả Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tiện lợi hơn, tình hình phát triển dịch vụ du lịch có nhiều khởi sắc, đã có sự gắn kết và sự phối hợp có hiệu quả với các tỉnh bạn trong việc hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã xác định chỉ tiêu chủ yếu phát triển giao thông tới năm 2010 là: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông xi măng hóa toàn bộ các tuyến đường tỉnh, đường đến trung tâm xã, 50% hệ thống đường huyện, 25% đường xã và liên xã Nhiệm vụ chủ yếu của ngành giao thông vận tải trong 5 năm này là: Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có và mở mới có trọng điểm những tuyến huyết mạch quan trọng Phấn đấu nhựa hoặc bê tông xi măng hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, đường đến trung tâm xã Ưu tiên làm trước các công trình tỉnh lộ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, tập trung nhiều dân cư, qua nhiều địa phương như Đắk Lắk – Phú Yên, tỉnh lộ 5, 8, 10, 15, Ea H’leo – Ea Suop…Xây dựng và thực hiện chương trình nhựa hóa đường trung tâm xã theo hướng tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí.
Giai đoạn 2011- 2015, tiếp tục kế thừa kết quả thực hiện giai đoạn 2006 –
2010 kết hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020,UBND tỉnh đã có Quyết định số 1349/2011/QĐ-UBND “Về việc ban hành chương trình hành động của tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2011 – 2020” với mục tiêu của giao thông là cải tạo nâng cấp nhựa và bê tông hóa 100% đường tỉnh lộ, 80% đường huyện; 50% đường xã, liên xã và 100% xã có đường nhựa đến trung tâm Nhiệm vụ của ngành giao thông trong giai đoạn này là: Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có và mở mới có trọng điểm những tuyến huyết mạch quan trọng; Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ 1,2, 3, 4, 5, 7, 8, 12, 14 và các tuyến đường liên huyện Ea H’leo – Ea Suop…; Đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống đường đô thị tại các đô thị trọng điểm của tỉnh; Tiếp tục nhựa hóa đường trung tâm xã, mở mới một số tuyến đường vào khu vực dự án, các xã mới thành lập
Tổng nhu cầu đầu tư vốn ngân sách cho xây dựng giao thông giai đoạn 2006 –
2010 là 6.128 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 1.803, 3 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 4.325,3 tỷ đồng Nhu cầu vốn và khối lượng vốn đầu tư cho công trình giao thông tỉnh giai đoạn 2011- 2015 là 3.788 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương đầu tư cho các Quốc lộ: 505 tỷ đồng; Ngân sách địa phương đầu tư cho đường tỉnh là 1.574 tỷ đồng, Ngân sách trung ương và địa phương cho giao thông nông thôn là 1.709 tỷ đồng
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, tỉnh đã xây dựng, quyết định nhiều dự án đầu tư phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông vận tải của tỉnh Kết quả đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ tính tới hết năm 2014: Toàn tỉnh có 11162,8 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ có 6 tuyến (đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 14C, 26, 27, 29 và đường Trường Sơn Đông) dài 576 km, có 337 km mặt đường bê tông nhựa, 21 km mặt láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại với 114 cầu, ngầm; Đường tỉnh có 13 tuyến dài 457 km, trong đó có 157 km mặt đường bê tông nhựa,
248 km mặt láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 88 cầu, ngầm; Đường đô thị có 751,1 km, trong đó có 495,6 km mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại với 15 cầu, ngầm; Đường huyện có 1.403,8 km, trong đó có 954,4 km mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 67 cầu, ngầm; Đường xã có 3.220,1 km, trong đó có 891,3 km mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 118 cầu, ngầm; Đường khác có 4.754,3 km, trong đó có 466,8 km mặt đường bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu đặt ra theo quy hoạch giao thông 2006 còn đạt thấp hoặc chưa đạt về chỉ tiêu, tiêu biểu như nhiều dự án đầu tư xây dựng cho QL14 giai đoạn 2 chưa bố trí nguồn vốn; dự án nâng cấp QL 29 bị kéo dài thời gian; các tuyến đường tỉnh được đề nghị kéo dài và xây dưng mới chưa được đầu tư Hệ thống đường đô thị, đường giao thông nông thôn tuy đã vượt chi tiêu đề ra nhưng trên thực tế phát triển chưa đảm bảo tiêu chí kỹ thuật
+ Mạng lưới đường tỉnh của Đắk Lắk hiện nay chỉ có 351 km, tỷ lệ đường QL trên đường tỉnh chỉ là 1:0,60 (1 km đường QL mới có 0,60 km đường tỉnh) Theo mô hình hợp lý tỷ lệ này thường là 1:1,45 (1 km đường QL có 1,45 km đường tỉnh), mạng lưới đường tỉnh còn cần phải được đầu tư mạnh mẽ trong các năm tới Các tuyến đường tỉnh đề nghị kéo dài và xây dựng mới theo quy hoạch giao thông 2006 chưa được đầu tư và việc xuống cấp của các đường tỉnh do không đủ kinh phí duy tu bảo dưỡng sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa trong địa bàn tỉnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới.
+ Mạng lưới đường giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh đã phát triển, vượt các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch giao thông 2006 Mật độ đường huyện bình quân toàn tỉnh đạt 0,11 km/km 2 và 0,55 km/1000 dân, mật độ đường xã bình quân toàn tỉnh đạt 0,25 km/km 2 và 1,84 km/1000 dân Các chỉ tiêu này là cao so với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên (theo Báo cáo chiến lược GTVT Việt Nam đến 2020, khu vựcTây Nguyên có mật độ đường huyện khoảng 0,06 km/km 2 và 0,66 km/1000 dân,mật độ đường xã khoảng 0,12 km/km 2 và 1,3 km/1000 dân) Tuy nhiên tỷ lệ các loại đường QL, đường tỉnh, đường huyện và đường xã hiện nay của Đắk Lắk là1:0,79:2,44:5,59 còn chưa tiệm cận với mô hình được coi là phát triển hợp lý hiện nay 1:1,45:2,84:8,86 Mặt khác, hiện trạng mạng lưới đường GTNT phát triển không đồng đều ở các huyện Các huyện có mạng lưới đường khá phát triển như:huyện Cư Kuin (mật độ đường huyện đạt 0,29 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,61 km/km 2 ); huyện Krông Năng (mật độ đường huyện đạt 0,25 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,77 km/km 2 ); huyện Ea Kar (mật độ đường huyện đạt 0,20 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,60 km/km 2 ) Nhưng có một số huyện mạng lưới đường còn rất thấp như: huyện Buôn Đôn (mật độ đường huyện đạt 0,02 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,06 km/km 2 ); huyện Krông Bông (mật độ đường huyện đạt 0,06 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,09 km/km 2 ); huyện Ea H’leo (mật độ đường huyện đạt 0,03 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,10 km/km 2 ); huyện Lắk (mật độ đường huyện đạt 0,04 km/km 2 , mật độ đường xã đạt 0,04 km/km 2 )… Đối với các tuyến đường cấp xã, đường thôn buôn, tuy có xây dựng mới nhiều nhưng đến nay vẫn còn 3 xã chưa có đường tới trung tâm xã, hoạt động tăng hơn quy hoạch 2006 một phần cho phát triển đường giao thong nông thôn theo các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình quốc gia nông thôn mới, hoạt động xây dựng đường trên cơ sở chủ yếu của người dân, nguồn vốn đối ứng không đủ, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn cũng như ngân sách cấp không đủ kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng
Bảng 2.2: Tình hình xây dựng giao thông đoạn 2006 – 2013 tại tỉnh Đắk Lắk
TT Danh mục Mục tiêu Quy hoạch 2006 Thực hiện đến năm Đánh giá Đơn vị Khối lượng 2010 2013
1 Các Tỉnh lộ Km 1.061 460 359 Đạt 33,84%
2 Các Huyện lộ Km 1.020 956 1.403,8 Vượt 137,62%
3 Đường đô thị Km 252 595 751,1 Vượt 300,44%
5 Đường thôn, buôn Km 2.765 2.765 4079,3 Vượt 147,53 %
6 Đường Nông, Lâm Km 685 515 675 Đạt 98,54%
Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk
Nguyên nhân của thực trạng này do nguồn lực đầu tư xây dựng chưa đủ Nguồn lực phân bổ ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 25% so với yêu cầu theo quy hoạch
2006 và nhu cầu thực tế đề ra nên một số dự án không được phân bổ vốn, hiệu quả thực hiện thấp Nguồn Ngân sách trung ương đầu tư cho các dự án Quốc lộ giai đoạn
2011 – 2014 chỉ là 28,4 tỷ/505 tỷ yêu cầu đề ra; Ngân sách địa phương đầu tư cho đường tỉnh trong giai đoạn này cũng chỉ là 318 tỷ đồng/1.574 tỷ đồng yêu cầu cho thấy nguồn lực ngân sách trên thực tế không đủ đảm bảo để thực hiện nhu cầu thực tế của tỉnh trên cơ sở quy hoạch Việc thực hiện quy hoạch các dự án trong nhu cầu chưa tính toán sát với thực tế khả năng nguồn lực có thể được huy động.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng giao thông giai đoạn 2006 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng
Vốn ngân sách Trung ương (tỷ đồng)
Vốn ngân sách địa phương (tỷ đồng)
Vốn đầu tư GĐ 2006-2010 652,451 983,905 1.636,356 Vốn yêu cầu GĐ 2006-2010 1.803,300 4.325,300 6.128,600 Đạt tỷ lệ (%) 36,18 22,75 26,70
Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk
Xem xét tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các dự án giao thông và kế hoạch vốn ngân sách các năm đến năm 2013 đều phân bổ vốn ngân sách để trả nợ các dự án hoàn thành, nguồn lực thực hiện cho các dự án mới tương đối nhỏ. Tính đến hết 31/12/2012, có 81 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, với số nợ đọng XDCB là 886 tỷ đồng đồng Số vốn trong kế hoạch năm 2013 đã bố trí để thanh toán số nợ này là 181,2 tỷ đồng, đạt 20,4%. Trong khí đó: Số vốn ngân sách kế hoạch 2013 bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án hoàn thành là 106,4 tỷ, chiếm 58,2% số vốn ngân sách trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013, còn các dự án thực hiện chỉ bố trí khoảng 74,788 tỷ đồng trong năm 2013
Ngoài ra, một số nguyên nhân trong quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư của ngành giao thông:
Sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực vào phân bổ và quản lý vốn đầu tư cho xây dựng GTVT: cùng lúc trên địa bàn tỉnh có nhiều chương trình phát triển, các chương trình phát triển này đều phải dựa vào nền tảng phát triển GTVT dẫn sự đầu tư không hợp lý, chồng chéo đồng thời gây sự khó khăn và lãng phí trong quản lý.Quy hoạch được xây dựng chưa hợp lý và kinh nghiệm quản lý, thực hiện quy hoạch còn nhiều yếu kém: Các chương trình kế hoạch KT-XH 5 năm thường được xây dựng để thực hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể đã được thể hiện trong quy hoạch được duyệt, tuy nhiên khi xây dựng quy hoạch, nhiều vấn đề không dự báo được chính xác hoặc do các yếu tố khác trở thành không chính xác dẫn tới các chương trình KT-XH khó thực hiện Mặt khác việc quản lý và thực hiện quy hoạch còn nhiều yếu kém do cơ chế, trình độ…
Thực trạng quản lý Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông tại tỉnh Đắk Lắk
2.3.1 Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông tại tỉnh Đăk Lăk
Trên cơ sở quy định về thẩm quyền, quyền hạn trách nhiệm của các Bộ, ban ngành trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước Tỉnh Đăk Lăk với đặc trưng tình hình địa lý, kinh tế - xã hội địa phương đã đưa ra những quy định nhằm phân cấp quản lý ngân sách đầu tư nói chung cũng như trong các công trình giao thông nói riêng như Nghị quyết 36/2010/NQ-HĐND về việc quy định các nguyên tắc, nguồn vốn, tiêu chí và định mức phân bổ ổn định vốn đầu tư phát triển bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn
2011 – 2015; Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 7/6/2011 về việc phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk… Đặc biệt, trên cơ sở nguồn lực thực hiện cũng như đặc thù riêng của của từng địa phương trong tỉnh, HĐND tỉnh Đăk Lăk đã ban hành Nghị quyết 35/2010/NQ-HĐND về quyết định cơ cấu nguồn vốn đầu tư đường giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015 dựa theo phân cấp hành chính về cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đồng thời, phân cấp dựa theo tình hình của từng địa phương theo từng nhóm huyện và quy hoạch đô thị.
Ngoài vai trò thẩm định, tham gia trong quá trình quản lý dự án đầu tư chung của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì đối với các công trình giao thông, vai trò của Sở Giao thông vận tải cũng dần được nâng cao và thể hiện cụ thể như tại Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010 về phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã tăng cường hoạt động thẩm định, giám sát các dự án đầu tư xây dựng giao thông khi liên kết Sở giao thông vận tải chịu trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính nội thành nội thị) Đối với quản lý chất lượng công trình xây dựng: Theo Quyết định số 23/2008/ QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2011 về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh: Sở quản lý chất lượng công trình đường tỉnh, đường liên tỉnh, cầu nằm trên đường tỉnh, liên tỉnh trừ các công trình đường bộ, cầu đường bộ trong đô thị, trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp Ngoài ra, quy định phân công thực hiện công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế, kiểm tra, nghiệm thu đối với các công trình đường bộ, cầu, hầm tiêu chuẩn cấp III đến cấp II (đối với nguồn ngân sách)
2.3.2 Xác định chủ trương đầu tư
Tại tỉnh, việc xác định chủ trương đầu tư của các dự án được thực hiện tương đối sát sao với xác định quy hoạch giao thông 2006 trên cơ sở đánh giá phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội và khả năng nguồn vốn theo quy hoạch phát triển giao thông Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh về chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, có sự liên kết với các cơ quan chuyên ngành trong xác định chủ trương đầu tư với nội dung về mục tiêu, quy mô, thời gian, nguồn vốn thực hiện Tại các dự án thuộc thẩm quyền cấp huyện, cấp xã, UBND tỉnh thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trên cơ sở tham vấn của các cơ quan chuyên môn như phòng kế hoạch – tài chính huyện, phòng tài nguyên và môi trường, đồng thời có tư vấn từ cơ quan ban ngành cấp trên (Sở Giao thông vận tải)
Tuy việc xác định chủ trương đầu tư có sự liên kết giữa các ban ngành cũng như đánh giá tình hình thực trạng khả năng thực hiện của các địa phương của UBND các cấp nhưng trên thực tế xác lập chủ trương đầu tư chưa thực sự hiệu quả, xác định tràn lan, mang tính chất cào bằng, xây dựng mục tiêu lớn trong khi chưa xác định được đúng mức nguồn lực thực hiện Nhiều dự án đầu tư đã có chủ trương của tỉnh nhưng việc triển khai xây dựng chậm, chất lượng không cao phải điều chỉnh nhiều lần Ví dụ, năm 2009, UBND tỉnh đã có chủ trương lập dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 3 từ huyện Krông Năng đi Ea Kar, tỉnh lộ 9 từ Krông Bông đi Krông Pak, Sở GTVT (đơn vị quản lý) đã lập xong dự án đầu tư trong năm đó, nhưng sau 4 năm, các dự án vẫn nằm trên giấy do không có nguồn vốn đầu tư Tuy nhiên, lại có sự đối lập với các dự án tuyến huyện, tuyến xã, một số dự án chưa có chủ trương đầu tư nhưng đã lập trình UBND các cấp thẩm định và phê duyệt và thực hiện tương đối hiệu quả, vượt mức mục tiêu xác định đến năm 2020 cho thấy việc xác định chủ trương đầu tư của cấp huyện, cấp xã chưa sát với thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần, đồng thời cũng có thấy việc xác định chủ trương đầu tư này chưa cập nhật các chính sách phát triển liên quan đến phát triển hệ thống giao thông như nguồn lực đầu tư của chương trình nông thôn mới vào tiêu chí đường giao thông nông thôn.
Do đầu tư dàn đều, thiếu trọng tâm nên hiệu quả thực hiện nguồn vốn giảm, nhiều dự án dở dang, dẫn tới nợ đọng xây dựng cơ bản lớn Hầu hết, các cấp quản lý đều triển khai chủ trương đầu tư quá rộng khiến nguồn vốn phân tán, không được sử dụng hiệu quả Điển hình như tại Krông Buk năm 2009, có 7 dự án đường giao thông trong huyện nhưng đến hết năm 2012, tất cả đều chưa hoàn thành, khối lượng giải ngân thấp Điều này cho thấy sự không hiệu quả trong chủ trương đầu tư vào các dự án sử dụng nguồn lực địa phương.
TT Danh mục dự án Địa điểm
Lũy kế vốn đã bố trí đến hết
Lũy kế khối lượng thực hiện từ KC đến 31/12/2012
Số nợ đọng xây dựng cơ bản đến 31/12/2012 Tổng mức đầu tư
Tổng số (tất cả nguồn vốn)
Trong đó Tổng số (tất cả nguồn vốn)
Trong đó Tổng số (tất cả nguồn vốn)
Trong đó Tổng số (tất cả nguồn vốn)
NSTW NSĐP các nguồn vốn khác NSTW NSĐP các nguồn vốn khác NSNN
W NSĐP các nguồn vốn khác
1 Đường GT vào buôn Ea Nho, xã Cư Kpô Kr Buk
2 Đường từ xã Ea Blang đi xã
Ea Đrông, huyện Krông Buk Kr Buk
Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 9, đoạn km30+500 - km 41+616 Kr Buk
4 Đường GT từ xã Cư Bao đi xã Bình Thuận, huyện Krông
Krông Pắc đi xã Bình Thuận, huyện Krông Buk Kr Buk
6 Đường GT vào buôn Ea Tut, xã Pong Drang, huyện Krông
7 Đường GT liên xã Ea Ngai, huyện Krông Buk đi xã Cư Đliê M' nông, huyện Cư
8 Đường từ xã Cư Né đi thôn
Ea Nguôi, H Krông Buk Kr Buk
Nguồn: Báo cáo nợ đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Đắk Lắk Sở kế hoạch và đầu tư
2.3.3 Lập, thẩm định, phê quyết quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN
Trên cơ sở giao kế hoạch vốn trong năm, tỉnh (HĐND cấp tỉnh) toàn quyền quyết định phân bổ vốn đầu tư cụ thể cho các cơ quan cấp dưới hoặc đến từng dự án cụ thể theo phân cấp Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015, định hướng đến 2020, UBND tỉnh đã quy định tương đối rõ ràng phân bổ vốn đối với hoạt động giao thông vận tải Đánh giá điều kiện tình hình kinh tế - xã hội cũng như khả năng huy động nguồn lực của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, UBND đã ban hành quyết định 35/2010/QĐ-UBND tỉnh ngày 10/12/2010 về cơ cấu nguồn vốn đối với các loại đường trong tỉnh Ngoài các tuyến đường tỉnh lộ thuộc ngân sách tỉnh đầu tư 100% thì đối với tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị đều có quy định cơ cấu nguồn vốn cụ thể cho từng cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã) Trên cơ sở đánh giá cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh đồng thời khả năng huy động nguồn lực trên địa bàn, tỉnh đã phân ra 4 nhóm huyện, thị xã để điều chỉnh cơ cấu ngân sách tỉnh hỗ trợ trong tổng mức vốn đầu tư của các tuyến đường Bốn nhóm huyện, thị bao gồm: Nhóm I: Thành phố Buôn Ma Thuột; Nhóm II: Thị xã Buôn Hồ, các huyện: Krông Păc, Cư M’gar, Ea H’leo; Nhóm III: Các huyện: Cư Kiun, Krông Năng; Nhóm IV: Các huyện Lăk, Krông Bông, M’Drăk, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Ana và Krông Buk Đối với nhóm I, thành phố Buôn Mê Thuột là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nơi tập trung đầu mối giao thông, hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cũng như các doanh nghiệp trong điểm trong tỉnh, khả năng thu hút vốn đầu tư tương đối lớn, với dự toán tổng thu NSNN 2011 trên địa bàn 1.106 tỷ đồng chiếm trên 50% tổng thu NSĐP cho thấy khả năng đảm bảo thực hiện giao thông của thành phố Đối với các huyện nhóm II như thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Păc, Cư M’gar, Ea H’leo là các huyện có khả năng huy động nguồn thu lớn, đã có cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, tập trung đông dân cư theo các tuyến đường, đã hình thành cơ bản các tuyến đường liên huyện, liên xã, đồng thời, các huyện có tập trung phát triển cây công nghiệp, cây chuyên canh, các chi nhánh doanh nghiệp sản xuất; đối với các huyện nhóm III, chủ yếu là các huyện có tổng thu NSNN trên địa bàn từ 80 đến 100 tỷ năm 2011, hệ thống đường huyện, đường xã trục chính đã dần được nhựa hóa, suất đầu tư tương đối thấp do địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện nhóm IV Các huyện nhóm IV là các huyện tương đối khó khăn trong huy động nguồn lực đầu tư xây dựng đường khi trong 7 huyện nhóm IV thì có 1 huyện mới chia tách (Krông Buk) chưa có sơ sở hạ tầng nhiều, nhiều xã còn khó khăn; các huyện còn lại đều là các huyện có địa hình núi cao, suất đầu tư lớn, tỷ lệ đường nhựa, bê tông hóa chưa cao (đặc biệt là đường xã, đường thôn chủ yếu là đường đất); hầu như các huyện này không có doanh nghiệp lớn trên địa bàn, hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện thu hút đầu tư, dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (trên 35%), nguồn lực huy động hạn chế
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn ngân sách hỗ trợ các tuyến đường trong tỉnh Đơn vị: %
Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện và nguồn khác
Phần xây lắp và chi phí khác 100%
Phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
III) Tuyến đường xã, đường đô thị
Phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí khác
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 29/3/2020, dựa trên Quyết định 35/2010/QĐ-UBND và Nghị định 12/2009/NĐ-CP Quyết định này phân cấp theo thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, hoặc vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ theo cơ cấu cho các dự án có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
+ Chủ tịch UBND cấp xã được phê duyệt quyết định đầu tư các dự án nhóm C thuộc nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (chi trực tiếp từ ngân sách cấp trên cho dự án) có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng trong danh mục dự án, được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
Ngoài ra, dựa trên thẩm quyền quyết định đầu tư, UBND tỉnh cũng quy định tương đối rõ ràng thẩm quyền, quyền hạn trách nhiệm của các cấp, ban, ngành trong thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, cụ thể là:
+ Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư Đồng thời đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan có liên quan khác Ngoài ra, người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần, hoặc thẩm tra toàn bộ dự án đầu tư công trình Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án
+ Giao sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình nhóm B, C và báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh (trừ các dự án đã được phân cấp cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã thực hiện quyết định đầu tư)
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
+ Chủ đầu tư tự tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình xây dựng hiện có, có giá trị dưới 1 tỷ đồng Đối với việc phê duyệt, thẩm định các dự án giao thông, tỉnh đã quy định sự tham gia của các ban ngành liên quan như Sở Giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính nội thành, nội thị) Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở Giai đoạn 2006 – 2013, sở đã tham gia ý kiến cho hàng trăm thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của các chủ đầu tư với các nội dung: sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết; phù hợp với kết nối hạ tầng kỹ thuật của khu vực; sự hợp lý của phương án công nghệ; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy; điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, thiết kế cơ sở
Có thể thấy, các cấp chính quyền hầu như được chủ động trong phê duyệt các dự án đầu tư trong khuôn khổ tuyến đường do cấp mình quản lý, hành lang quy định thẩm quyền quyết định dự án của các cấp chính quyền, trên cơ sở cơ cấu vốn thực hiện xây dựng, sửa chữa đường giao thông trong tỉnh Các cấp chính quyền được định hướng để chủ động lựa chọn các dự án được đầu tư
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ XDCB CỦA NGÀNH GIAO THÔNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
Phương hướng phát triển ngành giao thông của tỉnh trong giai đoạn tới
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 dựa trên cơ sở những định hướng chính trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 đã nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát như sau: “Phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, trước hết là về con người, về vốn, về tài nguyên đất, rừng, thủy năng và các khoáng sản để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho mọi người lao động, cải thiện cơ bản đời sống nhân dân; góp phần giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư, giữa các vùng và thực hiện công bằng xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên "một cực phát triển" trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Phát triển kinh tế - xã hội phải góp phần củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội”
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 1349/QĐ-UBND
“Về việc ban hành chương trình hành động của tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” với mục tiêu cụ thể đến năm
Từ 2011 đến năm 2020, tiếp tục củng cố khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, bảo đảm mật độ mạng lưới đường trên 0,6 km/km 2 ;
Cải tạo nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, gồm: QL14, QL14C, QL26, QL27 và triển khai đầu tư 02 tuyến đường quốc lộ Trường Sơn Đông và Quốc lộ 29 do Trung ương quản lý;
Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến Tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa;
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột: Năm 2020, xây dựng xong nhà ga thứ 2 nhóm B, phục vụ 800.000 hành khách/năm và 3.000 tấn hàng hóa/năm do trung ương quản lý. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông tính đến năm 2013 cho thấy, đến nay chỉ tiêu về đường xã, đường huyện đã cơ bản hoàn thành Tuy nhiên còn các tuyến đường mới của tỉnh chưa hoàn thiện, đến năm 2013 mới có 83,15% tuyến đường được nhựa hóa, chưa đạt chỉ tiêu đến 2013 là 89% và 100% năm 2015, đồng thời, 74 km đường kéo dài chưa được đầu tư Ngoài ra, còn 521 km đường mới chưa được thực hiện với nhu cầu vốn lên hơn 3.400 tỷ tổng mức vốn, cho thấy mức vốn tương đối lớn Ngân sách đầu tư của tỉnh không đảm bảo được khả năng thực hiện toán bộ Vì vậy, trên cơ sở đánh giá nhu cầu và khả năng thực hiện để điều chỉnh, xác định mục tiêu ngân sách đầu tư với những tuyến đường thực sự hiệu quả và cần thiết Đồng thời, ngân sách tỉnh trong đầu tư mang vai trò vốn mối, vốn đối ứng thu hút doanh nghiệp cũng như xã hội hóa các dự án đầu tư, thu hút vốn Ngoài ra, quan điểm mục tiêu khi sử dụng nguồn vốn này trên cơ sở hoàn thiện các dự án chưa hoàn thành, đánh giá lại các dự án, hoàn chỉnh để tránh thất thoát lãng phí nguồn vốn.
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của ngành giao thông tại tỉnh trong thời gian tới
3.2.1 Điều chỉnh quy hoạch giao thông, kế hoạch vốn cho giao thông, thay đổi phương pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch vốn ĐTXDCB cho ngành giao thông
Trước tình hình thực tế quy hoạch giao thông không sát với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch ngân sách; khả năng dự báo nguồn vốn đầu tư cho ngành chưa thực sự gắn với tình hình thực tế khả quan của địa phương; cơ chế phối hợp giữa các cấp, cơ quan ban ngành còn yếu, chủ yếu thực hiện bởi sở GTVT, chưa có sự liên kết với cơ quan kế hoạch và ngân sách Tuy đã giao lập quy hoạch và kế hoạch xuống đến cấp huyện, cấp xã nhưng vẫn phải có cơ chế thống nhất đánh giá nguồn lực trên toàn tỉnh Một quy trình quy hoạch cần liên kết tất cả các mục tiêu và ưu tiên phát triển rõ ràng, khuôn khổ ưu tiên dự án phù hợp
Trong dài hạn, quy trình thực hiện quy hoạch trong giao thông cần được điều chỉnh là kiểm soát chặt chẽ hơn, trên cơ sở một số yêu cầu sau:
Một là, phải có tiêu chí xác định với các loại quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với các cơ quan lập kế hoạch khác, đặc biệt là cơ quan về vốn và cơ quan về ngân sách
Hai là, Quy hoạch và căn cứ vào nguồn lực thực tế, nghĩa là những đề xuất đầu tư nhưng không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào trong quy hoạch
Ba là, phải có tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh các loại quy hoạch đường; quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong việc tổ chức thẩm định, phê quyệt, điều chỉnh quy hoạch.
Bốn là, Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp, các ngành Cụ thể là các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ đặc biệt, địa phương v.v phải có đầu mối tổng hợp và phối hợp để tránh sự chồng chéo, phân tán
Trên cơ sở định hướng quy hoạch của ngành cũng như định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, phát triển của tỉnh Việc thực hiện quy hoạch ngành giao thông là một quy hoạch trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Đưa ra những phương án quy hoạch cần dựa trên những cơ sở như: (i) Quan điểm chỉ đạo, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch tổng quát của ngành (ii) Tình hình thực hiện các dự án giao thông trong quy hoạch giai đoạn trước; (iii) Kết quả điều tra, thống kê cơ bản về hiện trạng về giao thông của tỉnh: điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, tổng quan hệ thống giao thông, hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông; (iv) tổng hợp nhu cầu cấp huyện, xã kèm theo đánh giá khả năng các phương án nguồn lực thực hiện cũng như ưu tiên trong quy hoạch, đánh giá các tác động tương quan giữa các huyện, thị trong tổng quan chung của vùng.
Với vai trò quan trọng của giao thông trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đặc trưng của ngành giao thông là cơ sở nền tảng cho lưu chuyển vận tải, hàng hóa, lưu thông sản xuất Quy hoạch giao thông cần có sự liên kết với quy hoạch đất, đánh giá tổng quan về không gian phát triển kinh tế - xã hội cũng như các quy hoạch
+ Quy hoạch giao thông cần có sự liên kết với quy hoạch đất, quy hoạch cụm dân cư cũng như quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch giao thông tại tỉnh đều quy định với quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, một đặc trưng tương đối của vùng Tây Nguyên và riêng tỉnh Đắk Lắk là hệ thống đường nối trong thôn, bản và xã tương đối dài,khó khăn trong ưu tiên Tại tỉnh, các hộ gia đình xây dựng nơi ở gần với nơi sản xuất không giống như miền Bắc, dân cư co thành cụm, đường xây dựng trong làng,thôn, xã ngắn, hệ thống đường giao thông nông thôn được phân chia dễ dàng hệ thống đường trong khu dân cư và hệ thống đường phục vụ dẫn ra khu sản xuất.Trong khi đó, tại tỉnh Đắk Lắk, do đặc trưng người dân xây nhà cạnh nơi sản xuất như nhà nằm gần với vườn trồng cà phê khó khăn cho việc phân định, xác định tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường trong khu dân cư cũng như đường khu sản xuất Vì vậy, việc quy hoạch các tuyến đường trong dân tại tỉnh cũng cần lưu ý đến gắn kết với quy hoạch khu dân cư, cụm dân cư, đồng thời với tuyến đường dài, việc các tuyến đường đến trung tâm thôn, bản nên được thực hiện trước
Việc phân cấp, trao quyền cho chính quyền địa phương trên thực tế đã nảy sinh một số thách thức mới, do quyết định của một huyện có thể ảnh hưởng đến huyện khác Đối với các dự án giao thông liên huyện, liên xã có “hiệu ứng lan tỏa” thì rất cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương với nhau
Hiện nay, việc lập kế hoạch trên cơ sở từng xã, từng huyện, phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện, cấp xã theo nhu cầu mong muốn làm loãng việc sử dụng nguồn vốn dự án Xây dựng quy định cơ chế hợp tác giữa các địa phương với nhau là tương đối cần thiết Vai trò của chính quyền cấp tỉnh lúc này tương đối quan trọng trong xác định các dự án mang lại hiệu quả liên vùng này Định hướng mục tiêu đối với các dự án liên vùng này, đồng thời, cơ cấu dự án thực hiện cho chính quyền cấp dưới nếu phù hợp với điều kiện địa giới cũng như nguồn lực của huyện, xã
Thay đổi việc quy hoạch ngành giao thông không chỉ là việc thực hiện của sở Giao thông vận tải chủ yếu mà cần có sự tham gia đồng thời của các cơ quan, ban ngành và cơ quan dân cử địa phương.
Quá trình quy hoạch phát triển giao thông được thực hiện đồng thời cả hai việc quy hoạch giao thông ở cấp huyện và quy hoạch giao thông cấp tỉnh Đối với quy hoạch cấp tỉnh, có sự liên kết ngay từ đầu giữa cơ quan lập kế hoạch (Sở Kế hoạch và Đầu tư), cơ quan Ngân sách (Sở Tài chính), cơ quan chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải) trong thẩm định, tham vấn Đối với quy hoạch giao thông cấp huyện được thực hiện từ dưới lên Quy hoạch giao thông được bắt đầu với các cuộc họp thôn với sự tham dự của đại diện cộng đồng (mặt trận tổ quốc…), cán bộ dân cử cấp xã (đại diện là HĐND cấp xã), UBND cấp xã, cán bộ chuyên trách cấp huyện Mục tiêu chính là đề xuất các tuyến đường cần được ưu tiên theo mong muốn của người dân.Các đề xuất tuyến đường quy hoạch sẽ được gửi lên cấp huyện Cấp huyện tiến hành tổng hợp tình hình thực hiện giao thông cấp xã, bao quát nhu cầu của xã trong địa bàn; đồng thời, tham khảo tham vấn của đề xuất của công ty tư vấn quy hoạch và định hướng quy hoạch của ngành cũng như tham vấn của cán bộ Sở GTVT để xem xét thêm đề xuất hoặc bớt đề xuất để trình chính quyền cấp tỉnh tổng hợp trong báo cáo quy hoạch cấp tỉnh (do sở GTVT chủ trì)
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của cấp huyện cũng như cấp tỉnh, Sở GTVT tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý (HĐND, UBND cấp tỉnh) Đối với quá trình trình tổng hợp báo cáo, có sự tham gia của cơ quan tư vấn, Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư trong việc đưa ra tổng quát khả năng huy động vốn và đánh giá nguồn lực ngân sách thực hiện ngân sách, tránh cho quy hoạch không sát với thực tế.
Hình 3.1: Mô hình thực hiện quy trình quy hoạch trong ngành giao thông
Tiêu chuẩn kỹ thuật kinh tế thông
Kế hoạch phân bổ vốn hàng năm (Sở KH ĐT)
Dự toán, kế hoạch ngân sách (Sở TC)
Quy hoạch giao thông tỉnh (Sở GTVT
Quy hoạch ngành giao thông giai đoạn mới
Tiêu chuẩn ưu tiên và tài liệu hướng dẫn Đề xuất của đơn vị tư vấn, sở GTVT và địa phương thực hiện công trình giao thông
Tình trạng các dự án được thực hiện trong quy hoạch giao đoạn trước
Hướng dẫn đánh giá, khảo sát, tổng hợp các đề xuất quy hoạch
Quy hoạch ngành giao thông
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Khả năng huy động vốn, liên kết nguồn lực đầu tư
Quy hoạch đất đai, dân cư
Các ưu tiên trong quy hoạch tại địa phương
Ngân sách , vốn đầu tư
3.2.2 Cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong thẩm định, phê duyệt, lập dự án đầu tư